Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Nghiên cứu các phương pháp giác sơ đồ, các phần mềm giác sơ đồ trong sản xuất may công nghiệp hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.43 KB, 21 trang )

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
....................................................................
.....................................................................
..................................................................
1



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
MỤC LỤC. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
LỜI MỞ ĐẦU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
PHẦN I: NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁC SƠ ĐỒ. . . . . . . . . . . . . . . . 8
I: KHÁI NIỆM GIÁC SƠ ĐỒ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
II: ĐIỀU KIỆN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
III: YÊU CẦU, NGUYÊN TẮC KHI GIÁC SƠ ĐỒ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1. YÊU CẦU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
2. NGUYÊN TẮC. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
IV: PHÂN LOẠI MẪU GIÁC. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1. PHÂN LOẠI THEO CHIỀU GIÁC. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .10
1.1.

GIÁC MỘT CHIỀU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10

1.2.

GIÁC ĐỐI XỨNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10

1.3.

GIÁC HAI CHIỀU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10

2. PHÂN LOẠI THEO NHÓM. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .10
3. PHÂN LOẠI THEO SỐ LƯỢNG CỠ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .10
V: CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁC SƠ ĐỒ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .11

1. GIÁC SƠ ĐỒ THỦ CÔNG (BẰNG TAY) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
2. GÁC SƠ ĐỒ BẰNG PHÂN MỀM. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
VI: SO SÁNH CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁC SƠ ĐỒ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1. GIÁC SƠ ĐỒ THỦ CÔNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
2. GIÁC SƠ ĐỒ BẰNG PHẦN MỀM. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
PHẦN II: NGHIÊN CỨU CÁC PHẦN MỀM GIÁC SƠ ĐỒ HIỆN NAY TRONG
SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
2


I: PHẦN MỀM GIÁC SƠ ĐỒ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
1. PHẦN MỀM GERBER ACCUNEST. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .14
1.1.

LỊCH SỬ RA ĐỜI. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14

1.2.

PHẠM VI SỬ DỤNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .14

1.3.

HÌNH ẢNH SƠ ĐỒ VÀ LOGO THƯƠNG HIỆU. . . . . . . . . . . . . . . .15

2. PHẦN MỀM LECTRA. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
2.1.

LỊCH SỬ RA ĐỜI. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16

2.2.


PHẠM VI SỬ DỤNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .16

2.3.

HÌNH ẢNH VÀ LOGO THƯƠNG HIỆU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17

3. PHẦN MỀM OPTITEX. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .17
3.1.

LỊCH SỬ RA ĐỜI. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17

3.2.

PHẠM VI SỬ DỤNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .18

3.3.

HÌNH ẢNH SƠ ĐỒ VÀ LOGO THƯƠNG HIỆU. . . . . . . . . . . . . . . 19

4. MỘT SỐ PHẦN MỀM KHÁC. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
4.1.

PHẦN MỀM GEMINI. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .19

4.2.

PHẦN MỀM TUKATECH. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20

4.3.


PHẦN MỀM STYLECAD. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20

4.4.

PHẦN MỀM INVENTEX. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .21

V: NHẬN XÉT. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. CAD (Computer-aided Design): thiết kế (vẽ) chi tiết hoặc sản phẩm bằng
máy vi tính dưới dạng 2D hoặc mơ hình hóa ở dạng 3D.
2. CAM (Computer-aided Manufacturing): Cơng nghệ gia cơng, chế tạo sản
xuất có sự trợ giúp của máy vi tính.
3. KCN: Khu cơng nghiệp.

4


LỜI MỞ ĐẦU
Trước xu thế phát triển và hội nhập, để cạnh tranh được với các doanh nghiệp
khác, bản thân mỗi doanh nghiệp cần phải nâng cao năng suất lao động, chất lượng
sản phẩm, hạ giá thành. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật, từ đầu tư chiều sâu gắn với
đổi mới công nghệ, ngày càng nhiều doanh nghiệp đã nhận ra được tầm quan trọng
của các phần mềm thiết kế sản phẩm trong việc tăng năng suất chất lượng sản phẩm.
Với sự hỗ trợ của các phần mềm thiết kế hiện đại, các sản phẩm dệt may sẽ rút ngắn
được quy trình từ thiết kế đến sản xuất, sản phẩm sẽ nhanh chóng được đưa ra thị

trường.
Nhận thấy tầm quan trọng của các phần mềm trong sản xuất, nhóm em đã lựa
chọn đề tài “Nghiên cứu các phương pháp giác sơ đồ, các phần mềm giác sơ đồ
hiện nay trong sản xuất may công nghiệp” để thực hiện bài tiểu luận nhằm đưa đến
cái nhìn tổng quan về quy trình giác sơ đồ và một số phần mềm giác sơ đồ thông
dụng trong sản xuất hiện nay. Tuy nhiên do kiến thức và nguồn tài liệu còn hạn hẹp,
nên nhóm khó tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự nhận xét và góp ý
của thầy.

5


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài 04: Nghiên cứu các phương pháp giác sơ đồ, các phần mềm giác sơ đồ hiện
nay trong sản xuất may công nghiệp.

6


PHẦN I: NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁC SƠ ĐỒ
I. KHÁI NIỆM
-

Giác sơ đồ (giác mẫu) là một quá trình sắp xếp các chi tiết của một hay nhiều

sản phẩm trong cùng một cỡ hay nhiều cỡ số lên trên bề mặt vải (giấy), sao cho diện
tích sử dụng là ít nhất và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, sau đó dùng bút
chì vẽ các đường xung quanh mẫu.
II. ĐIỀU KIỆN
-


Có lệnh sản xuất phải kiểm tra đầy đủ cá thông tin:
+ Ngày cắt
+ Ngày may
+ Đơn vị sản xuất
+ Tỷ lệ cỡ vóc
+ Số lượng
+ Mẫu vải
+ Các thơng tin đặc biệt nếu có.

-

Nhận bảng mẫu và yêu cầu kỹ thuật:
+ Kiểm tra đối chiếu với lệnh sản xuất về mẫu vải, dựng, chu kỳ kẻ,…
+ Kiểm tra đối chiếu ghi trong lệnh sản xuất.
+ Kiểm tra các quy định về yêu cầu khi giác.

-

Có bảng thống kê chi tiết: các thông tin ghi trên bảng thống kê chi tiết đúng
với các thông tin trên mẫu về.
+ Ký hiệu các chi tiết của mọt mã hàng để dễ lưu, dễ đọc, dễ tìm, dễ đối chiếu.
+ Cỡ số của sản phẩm cần giác.
+ Số lượng từng chi tiết trên sản phẩm.
+ Chiều canh sợi các chi tiết.

III. YÊU CẦU, NGUYÊN TẮC KHI GIÁC SƠ ĐỒ MẪU.
1. Yêu cầu.
a. Yêu cầu về canh sợi.
7



-

Giác mẫu đúng quy định về chiều canh sợi của cá chi tiết trong sản phẩm
( canh sợi các chi tiết phụ thuộc vào kiểu dáng sản phẩm và yêu cầu của khách
hàng).

b. Yêu cầu về định mức.
-

Định mức phải nhỏ hơn hoặc bằng định mức của khách hàng nhưng phải đảm
bảo đủ chi tiết và đúng yêu cầu kỹ thuật.

-

Trong trường hợp khơng có định mức của khách hàng, sơ đồ giác phải đảm
bảo hiệu xuất sửa dụng của nguyên liệu, đạt hiệu quả kinh tế cáo nhất.

c. Yêu cầu về khoảng cách đặt các chi tiết
-

Đối với vải uni 0.1 cm.

-

Đối với vải kẻ dọc 0.1 cm.

-


Đối với vải kẻ caro 0.1 cm.

-

Giác 1 chiều, giác đối xứng.

2. Nguyên tắc giác
- Kiểm tra đối chiếu các thông tin trên phiếu, tài kiệu kỹ thuật, trên mẫu phải
đồng bộ.
- Kiểm tra số lượng các chi tiết trên mẫu catton theo bảng thống kê.
- Chuẩn bị giấy giác theo khổ vải.
- Nguyên tắc khi giác sơ đồ:
+ Giác từ trái qua phải hoặc ngược lại.
+ Giác từ hai bên vào giữa.
-

các chi tiết trong sản phẩm giác xuôi theo 1 chiều, chi tiết to đặt trước, chi tiết
nhỏ đặt sau, trong đó chi tiết chính đặt trước, chi tiết phụ đặt sau.

-

Sắp xếp các chi tiết hợp lý, khoa học dễ nhìn dễ cắt dễ kiểm tra đảm bảo hiệu
suất sử dụng được cao nhất.

-

Khi giác chú ý không để các chi tiết đuổi chiều nhau, lệch canh sợi, chồng lên
nhau. Đảm bảo các chi tiết không thừa không thiếu , đúng cỡ. Đúng ký hiệu,
bố trí các đường cong kết hợp với các đường cong (đường cong lồi kết hợp


8


với đường cong lõm), các đường chéo kết hợp với các đường chéo (đường
chéo đối xứng), các điểm bấm đánh dấu được sao đầy đủ vào mẫu giác.
IV.

PHÂN LOẠI MẪU GIÁC.
1. Phân loại theo chiều giác.
1.1. Giác một chiều.
-

Các chi tiết được giác xuôi theo một chiều. Với phương pháp này dùng các
loại vải nhung, tuyết hoa, hình cây, có chiều để đảm bảo các chi tiết không bị
khác màu, khác chiều, ngược tuyết.

-

Nhược điểm: tiêu hao vật liệu nhiều hơn do các chi tiết không đảo chiều, tận
dụng được các đường cong và đường chéo không ngược chiều.
1.2. Giác đối xứng.

-

Các chi tiết được giác đối xứng với nhau đảm bảo độ cân đối hai bên. Phương
pháp này dùng cho các loại vải kẻ, các hình có đối xứng.
1.3. Giác hai chiều.

-


Các chi tiết trong sản phẩm được giác theo cả hai chiều khi giác chỉ phải đặt
theo chiều canh sợi của vải và mẫu trùng với nhau. Với phương pháp này khi
giác dễ sắp đặt, lồng ghép các chi tiết với nhau, tiết kiệm được nguyên liệu
nhưng chỉ áp dụng được cho loại vải uni, vải kẻ dọc, vải hoa rối.

2.

Phân loại theo nhóm.
-

Trong cùng một mã hàng có sự khác nhau về màu sắc, độ co, yêu cầu giác,...
thì phải nhóm màu vải để giác và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chung, có thể
nhóm theo ba dạng:
+ Nhóm theo thống kê.
+ Nhóm theo yêu cầu từng cách giác.
+ Nhóm theo u cầu từng chu kỳ ơ kẻ.
+ Ví dụ: Mã hàng A có 6 màu vài trong đó có 2 màu vải kẻ caro có chu kỳ kẻ
2.5cm và có 4 màu vải uni có cùng 1 độ co thì nhóm 2 màu vải kẻ caro có
cùng chu kì kẻ với nhau và 4 màu vải uni có cùng độ co với nhau.

3.

Phân loại theo số lượng cỡ.
9


-

Giác đơn: Chỉ giác ra 1 sản phẩm 1 cỡ trên mặt vải.
Phương pháp này chỉ dùng để khảo sát định mức tương đối của 1 sản phẩm,

hay dùng để giác những đơn hàng lẻ, bổ sung trong quá trình sản xuất.

-

Giác ghép: là giác nhiều sản phẩm, nhiều cỡ số trên bề mặt vải.

-

Giác ghép đóng: là giác lần lượt từng sản phẩm hay từng cỡ số trên bề mặt vải.

-

Giác ghép mở: có thể giác phối hợp các chi tiết của các sản phẩm khác nhau
trên bề mặt vải.

-

Giác ghép phối hợp: Kết hợp giác các chi tiết lớn với các chi tiết nhỏ để tiết
kiệm nguyên liệu.

V. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁC SƠ ĐỒ.
1.
-

Giác sơ đồ thủ công (bằng tay).
Dùng các chi tiết mẫu cứng tượng trưng cho các chi tiết sản phẩm, sắp xếp lên
một tờ giấy có khổ giấy tượng trưng cho khổ cải và chiều dài xác định trước
nhằm đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và tiết kiệm được nguyên phụ liệu nhất.

2.

-

Giác sơ đồ trên phần mềm.
Là quá trình sắp xếp các chi tiết mẫu trên máy tính vào một diện tích nhất định
sao cho hiệu quả sử dụng là cao nhất, tiết kiệm nhất hưng vẫn đúng yêu cầu
của sản phẩm, đúng canh sợi, đầy đủ thông số, sau khi được sự thống nhất của
10


các cán bộ kỹ thuật sơ đồ sẽ được in ra trên mẫu giấy mỏng, đưa về phòng cắt
để thực hiện cơng việc tiếp theo.
-

Mục đích: cung cấp sơ đồ cắt cho phòng cắt đồng thời xác định mức tiêu hao
cho 1 sản phẩm hoặc là cả lô hàng, thuận tiện sang dấu, đúng kẻ đối xứng kẻ
cho các chi tiết, độ chính xác cao với thơng số, dáng chi tiết.

-

Giác sơ đồ trên trên phần mềm có 2 cách giác:
+ Giác bằng tay (con người tự giác).
+ Giác tự động bằng máy (dùng phần mềm giác tự động).

VI. SO SÁNH CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁC SƠ ĐỒ.
1. Giác sơ đồ thủ công:
a. Ưu điểm
-

Nhanh nhạy trong trường hợp xử lý vải lỗi.


-

Tiết kiệm thời gian với trường hợp giác ít chit tiết hoặc ít sản phẩm.

-

Linh hoạt với vải kẻ, vải loang màu.

-

Xác định và giác một số chi tiết có thể sai lệch để tiết kiệm được nguyên phụ
liệu.

b. Nhược điểm
- Mất nhiều thời gian, công sức, nhân lực.
- Khơng hồn tồn đảm bảo chính xác tuyệt đối về các yêu cầu kỹ thuật như
chiều canh sợi, số lượng cỡ, số lượng chi tiết.
2. Giác sơ đồ bằng phần mềm:
a. Ưu điểm:
-

Nhanh hơn giác thủ công.

-

Nhanh, hiệu suất cao. Dùng hầu hết cho vải sơn.

-

Đảm bảo độ chính xác về canh sợi, số lượng cho tiết, số lượng cỡ.


-

Kiểm sốt, gom nhóm các chi tiết giác trên sơ đồ.

-

Cần ít nhân lực.

-

Tiết kiệm vải

-

Tiết kiệm thời gian.

-

Người giác dễ dàng quan sát được các chi tiết sản phẩm.
11


-

Có thể tính tốn chính xác chi phí để thực hiện bất kì đơn hàng nào cảu khách
hàng và giảm chi phí vật liệu, đạt định mức tối ưu.

-


Các dữ liệu có thể dễ dàng lưu trữ, gửi đi, và di chuyển thơng qua máy tính.
b. Nhược điểm:

-

Khơng linh hoạt khi giác vải kẻ, vải loang màu, xử lý vải lỗi.

-

Phải biết sử dụng thông thạo phần mềm giác sơ đồ.

12


PHẦN II: NGHIÊN CỨU CÁC PHẦN MỀM GIÁC SƠ ĐỒ HIỆN NAY
TRONG SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP
I.

PHẦN MỀM GIÁC SƠ ĐỒ
- Hiện nay có rất nhiều phần mềm giác sơ đồ đang được sử dụng trong sản xuất

may công nghiệp.
1. Phần mềm Gerber Accunest.
1.1.

Lịch sử ra đời.

- Gerber Scientific International- nhà cung cấp các hệ thống phần cứng và phần
mềm máy tính tích hợp hàng đầu thế giới cho các ngành công nghiệp may mặt và vật
liệu mềm.

- Năm 1988: Accumark, hệ thống tạo mẫu, nhảy cỡ và giác sơ đồ trên máy vi tính
đầu tiên được tung ra thi trường may mặc.
- Năm 2006: Phát hành phần mềm Accunest để tạo ra các sơ đồ tự động.
Accunest tự động tạo ra các sơ đồ hiệu suất cao với ít hoặc không cần đào tạo, cho
phép người dùng mới tăng tốc nhanh chóng và hiệu quả.
1.2. Phạm vi ứng dụng.
- Gerber acumark là một trong những phần mềm thiết kế rập, giác sơ đồ có mặt
đầu tiên trên thế giới cùng với Lectra, xuất phát từ nước Mỹ một trong những nước
tiêu dùng về thời trang số 1 của thế giới và là một trong những phần mềm được các
doanh nghiệp dệt may và nhà thiết kế thời trang trong nước và trên thế giới sử dụng
nhiều nhất đặc biệt là khu vực miền Nam, đặc điểm nổi bật của phần mềm này là hỗ
trợ thiết kế nhanh và hiệu xuất giác sơ đồ của phần mềm Gerber thì được cải thiện rất
lớn từ version 8.2.
- Ở Việt Nam hiện nay, khoảng 25% công ty doanh nghiệp sử dụng phần mềm
Gerber Accumark trong thiết kế và Gerber Accunest để giác sơ đồ.
- Trong khu vực có một số cơng ty, doanh nghiệp sử dụng phần mềm này:
+ Công ty cổ phần May và Dịch vụ Hưng Long (Tx Mỹ Hào, Hưng yên);
+ Công ty cổ phần May Hưng Việt (Mỹ Hào, Hưng Yên);
13


+ Công ty TNHH May Đại Hướng (Mỹ Hào-Hưng Yên);
+ Công ty TNHH Trường Phúc (Ân Thi-Hưng Yên);
+ Công ty cổ phần May Hưng Vũ (Ân Thi-Hưng Yên);
+ Tổng công ty may Hưng Yên (TP Hưng Yên);
+ Công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam (HbI)(Khối Châu,im Động-Hưng
n);
+ Cơng ty TNHH Mascot Việt Nam (KCN Đại An- Cẩm Giàng, hải Dương);
+Công ty TNHH xuất nhập khẩu may Anh Vũ (Mỹ Hào-Hưng Yên).
1.3. Hình ảnh và logo.


14


Hình sảnh sơ đồ giác trên phần mềm Gerber.
2. Phần mềm Lectra.
2.1. Lịch sử hình thành.
- Lectra (EPA: LSS Euronext Paris) là một cơng ty cơng nghệ hàng đầu có trụ
sở tại Paris. Lectra chuyên về các hệ thống CAD/ CAM cho các ngành công nghiệp
vật liệu và vân hành 32 cơng ty con trên tồn thế giưới. Cơng ty phát triển phần
mầm, phần cứng, tư vấn và các dịch vụ liên quan cho các tổ chứ trong ngành công
nghieeph bao gồm thời trang và may mặc, ô tô, nội thất và các dịch vụ khác.
- Lectra phát triển phần mềm, phần cứng, tư vấn các dịch vụ liên quan đến một
loạt các thị trường lớn. Lectra là một công ty hàng đầu trong ngành cơng nghệ tích
hợp cho các ngành công nghiệp sử dụng vật liệu mềm, bao gồm thời trang( may
mặc, phụ kiện, giày dép), ô tô( ghế và nội thất ơ tơ, túi khí, nội thất), cũng như một
loại các ngành công nghiệp khác như ngành hàng khơng và hàng hải. Lectra có hơn
23.000 khách hàng tại hơn 100 quốc gia bao gồm các công ty Louis Vuitton,
Hermès và H&M.
- Lectra lần đầu ra mắt phần mềm Modaris vào năm 1984. Hệ thống thiết kế và
sửa đối rập mẫu trên màn hình của nó được sử dụng rộng rãi trong ngành dệt may,
bào gồm các trường thời trang và cao đẳng.Vector, công nghệ cắt vải của Lectra,
được giới thiệu vào năm 1993. Công ty lần đầu tiên tung ra phần mềm quản lý vòng
đời sản phẩm (PLM) vào năm 2006. Nó quản lý vịng đời của sản phẩm và bộ sưu
tập thông qua phần mềm từ phát triển đến sản xuất. Năm 2011, Lectra ra mắt công
nghệ cắt da Versalis cho ngành công nghiệp ô tô, nội thất và thời trang. Versalis, giải
pháp cắt da nhanh nhất trong ngành, thay thế việc cắt da thường được thực hiện
bằng tay với phần mềm và máy móc tự động hóa quy trình.
2.2. Phạm vi ứng dụng.
- Phần mềm giác sơ đồ của Lectra là Lectra Diamino.

- Lectra là một phần mềm tiêu biểu đại diện cho ngành may mặc tồn thế giới.
Đó cũng là phần mềm thơng dụng ở nước ta. Hiện nay có khoảng 25% các cơng ty
doanh nghiệp ngành may đang sử dụng phần mềm này trong quá trình sản xuất.

15


- Trong khu vực, có một số cơng ty, doanh nghiệp lớn đang sử dụng phần mềm
như:
+ Tổng công ty May 10 (Long Biên- Hà Nội);
+ Công ty TNHH May KIDO(KCN Phố Nối A- Hưng Yên);
+ Công ty TNHH May Minh Anh (Phố Nối B);
+ Công ty TNHH Linea Aqua- Việt Nam (KCN dệt may Phố Nối B);
+ Công ty TNHH Youngone Hưng Yên (huyện Kim Động- Hưng Yên);
+ Công ty cổ phần May SUN TEKKO (TP Hải Dương);
+ Công ty MXP (Thái Bình).
2.3. Hình ảnh sơ đồ và logo thương hiệu.

Hình ảnh sơ đị giác trên phần mềm giác Diamino của Lectra
3. Phần mềm Optitex.
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển.

16


- Được hành lập vào năm 1988, Optitex là nhà cung cấp các giải pháp phần
mềm 3D 3D Prototyping &2D CAD/CAM cho ngành may mặc, ô tô, hàng không,
vải công nghiệp và công nghiệp học. Optitex giới thiệu các ngành này các sản phẩm
sáng tạo, mở và dễ sử dụng.
- Kể từ khi thành lập đến nay, các giải pháp của Optitex được bán và hỗ trợ trên

toàn thế giới thông qua các nhà phân phối và OEM được chứng nhận.
3.2. Phạm vi sử dụng.
- Ứng dụng Marker (tối ưu hóa giác sơ đồ).
- Marker giúp tối ưu hóa bố cục giác sơ đồ, từ đó sẽ tiết kiệm được thời gian và
nguyên liệu quý giá bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng vải của bạn thơng qua việc
lồng tự động hoặc đặt các bán thành phẩm trên bảng giác sơ đồ. Cơng cụ giác sơ
đồ có thể xác định đơn đặt hàng bằng cách chọn kiểu dáng và chất liệu để cắt và
chỉ định số lượng bó cho mỗi kích cỡ may cụ thể trong khi hỗ trợ phân loại biến
thể phức tạp. Bạn cũng có thể đặt, chọn, xoay và lật các mảnh tùy ý, thậm chí dọc
theo nếp gấp.
- Với cách làm việc xung quanh các phần bị hư hỏng hoặc không thể sử dụng
trong khi cho phép sản lượng lớn nhất có thể từ các vật liệu còn lại, việc sử dụng
vải của bạn sẽ được tối ưu hóa. Marker cịn có tính năng tự động lồng, nó đặt các
mảnh một cách thơng minh và hiệu quả với thuật toán lồng tự động sáng tạo, đem
lại hiệu năng tốt hơn với việc sử dụng tối ưu nhiều lõi xử lý. Chức năng quản lý bố
cục đánh dấu để tuân thủ nhu cầu sản xuất của bạn bằng cách áp dụng các ràng
buộc trên mặt phẳng giác, chẳng hạn như thứ tự và hướng mảnh. Với tính năng
cho phép người dùng tùy chỉnh báo cáo dữ liệu, bạn có thể tạo một báo cáo với
thiết kế nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau như tiêu thụ nguyên liệu và
phân tích chi phí.
- Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 20% cơng ty, doanh nghiệp đang sử dụng
phần mềm Optitex trong quá trình sản xuất.
- Trong khu vực có một số cơng ty, doanh nghiệp sử dụng phần mềm trong q
trình sản xuất như:
+ Cơng ty cổ phần sản xuất thời trang Dự Phát( thương hiệu IVY MODAKCN Phố Nối B- Hưng Yên);
+ Công ty TNHH FOREMAT (Ân Thi- Hưng Yên);
+ Công ty TNHH Very Vina (Tứ Kỳ- Hải Dương);
+ Công ty TNHH May Tường Vượng (Yên Mỹ- Hưng Yên);
17



+ Công ty TNHH thể thao DONEX (Kim Động- Hưng n);
+ Cơng ty TNHH Young Hyun International Corporation (Bình Giang- Hải
Dương);
+ Công ty TNHH sản xuất đầu tư và thương mại TAAD Việt Nam (Phù CừHưng Yên).
3.3. Hình ảnh sơ đồ và logo.

H
ình ảnh sơ đồ giác trên Marker của Optitex
4. Một số phần mềm khác.
-

Ngoài 3 phần mềm giác sơ đồ thông dụng phổ biến hiện nay Gerber Accunest

của hãng Gerber, Diamino của Lectra, hay Marker của Optitex, ngoài thị trường và
1 số doang nghiệp công ty may cũng sử dụng một số phần mềm khác. Nhóm phần
mềm này chiếm khoảng 30% .
18


4.1. Phần mềm Gemini.

Hình ảnh sơ đồ giác bằng phần mềm giác của Gemini.
4.2.

Phần mềm Tukatech.

Hình ảnh sơ đồ giác bằng phần mềm Tukamark của Tukatech.
4.3. Phần mềm StyleCAD.


19


Hình ảnh sơ đồ giác của phần mềm StyleCAD.
4.4. Phần mềm Inventex.

Hình ảnh sơ đồ giác trên phần mềm giác tự động Inventex.

V.
-

Nhận xét.
Xu hướng 4.0, mọi thứ đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nhờ những công

cụ, phần mềm hỗ trợ thiết kế. Một nhân viên có thể hồn thành tốt cơng việc nhờ
vào những cơng cụ đắc lực, gần như 99% các công ty may hiện giờ cũng đều sử
dụng phần mềm để ra rập và giác sơ đồ, thay thế gần như hoàn toàn các phương
pháp thủ công.
20


-

Nguyên nhân:
+ Việc sử dụng phần mềm thiết kế, giác sơ đồ trong q trình sản xuất may

cơng nghiệp mang lại rất nhiều lợi ích, chất lượng sản phẩm cao, năng suất tốt
hơn.
+ Số lượng máy in sơ đồ ngày được sản xuất nhiều, giá thành rẻ, phù hợp với
khả năng của nhiều công ty doanh nghiệp hơn.

+ Nhiều trung tâm dịch vụ in sơ đồ.
+ Số người biết sử dụng phần mềm ngày càng nhiều, do các trường đào tạo có
bộ mơn này, nhiều trung tâm đào tạo dạy phần mềm.
+ Phần mềm giác tự động ngày một tối ưu, nhân lực vị trí giác sơ đồ giảm.
- Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các phương pháp
giác sơ đồ, các phần mềm giác sơ đồ hiện nay trong sản xuất may công nghiệp”, nhận
biết được những ưu nhược điểm của từng phương pháp giác sơ đồ, em đã nhận thấy
được tầm quan trọng của việc sử dụng phần mềm giác sơ đồ trong sản xuất hiện nay.
Chính vì vậy, theo em, mỗi sinh viên ngành công nghệ may và thời trang trường ĐH
SPKT Hưng Yên sau khi tốt nghiệp cần biết và sử dụng được phần mềm thiết kế và
giác sơ đồ, để dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm cơng việc, để theo kịp được sự phát
triển không ngừng của ngành may trong thời kì 4.0 hiện nay.

21



×