Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Chiến tranh thương mại mỹ trung và ảnh hưởng tới việt nam 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.75 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

~~~~~~*~~~~~~

BÀI BÁO CÁO
ĐỀ TÀI: Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và ảnh hưởng tới
Việt Nam
Sinh viên thực hiện:

:

Lớp:
Giáo viên hướng dẫn:

:
:

1.Nguyễn Đạt Thành – – Leader
2. Quách Phú Thành –
3. Vũ Thế Vương –
4. Phan Anh Quân –
5. Nguyễn Trần Mai Phương –
6. Ngô Bảo Trung –
7. Mai Hồng Tín K57F
Ths. Phạm Văn Quỳnh

1



Danh mục bảng biểu, đồ thị
Biểu đồ 1. Biến động của chỉ số đồng USD (DXY) và một số đồng tiền khác (1/124/5/2019)
Biểu đồ 2. Biến động tỷ giá USD/VND (từ 2/5 đến hết ngày 23/5/2019)
Biểu đồ 3. XK dệt may của Việt Nam giành thị phần từ Trung Quốc tại Mỹ
Biểu đồ 4. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ Trung Quốc so với bình quân cả nước và
các thị trường chính hết tháng 7/2019. 
Đồ thị 1. Đề xuất chính sách tiền tệ mở rộng đối với ngoại tệ của Việt Nam
Bảng 1. Tổng quan diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

2


MỤC LỤC

Phần 1: Mở đầu
I.
II.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
III.

Tổng quan đề tài
Cơ sở lý luận
Chiến tranh thương mại là gì?
Thuế nhập khẩu là gì?

Thâm hụt thương mại là gì?
Tỷ giá hối đối là gì?
Chiến tranh tiền tệ là gì?
Kim ngạch là gì?
Xuất siêu, nhập siêu là gì?
Tổng quan diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ và Trung Quốc

Phần 2 : Tác động chiến tranh thương mại
I.

II.
III.

Tác động lên Mỹ và Trung Quốc
1. Mỹ
2. Trung Quốc
Tác động lên thế giới
Tác động tới Việt Nam
1. Tài chính
2. Tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam

PHẦN 3: Kết luận, đề xuất cách thức phục hồi nền kinh tế
I.
II.
III.

Kết luận
Thị trường tiền tệ - tiền tệ
Thị trường xuất nhập khẩu


Tài liệu tham khảo


4
5
 5
5
5
6
6
6
6
7
14
14
14
15
16
18
18
21
24
24
25
25
28

3



Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và ảnh hưởng tới Việt Nam
Phần 1: Mở đầu

I.

Tổng quan đề tài:
Kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2001, Trung Quốc đã có những bước phát triển
nhanh chóng và vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, sau Hoa Kỳ. Trong
những năm gần đây, trong bối cảnh mà Trung Quốc đang ngày càng tiến xa hơn và có
nhiều tham vọng trong cuộc đua về mọi mặt, Mỹ đang có những dấu hiệu chập chững, đặc
biệt là việc sức mạnh của đồng USD đang ngày một lung lay, thì sự cạnh tranh của 2
cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới này ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. 
Nếu như Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu hàng đầu và nhập khẩu thứ nhì, thì Mỹ
cũng là quốc gia nhập khẩu hàng đầu và xuất khẩu thứ nhì thế giới. Với những sự chuyển
mình của Trung Quốc, được xem như là “công xưởng của thế giới” ở thời điểm hiện tại,
Mỹ nói riêng và các cường quốc nói chung phải e dè.  Dự báo đến năm 2030, GDP danh
nghĩa của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. 
Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump được bổ nhiệm vào 01/2017, cuộc chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung mới trở nên thực sự bùng nổ và gay gắt, với hàng loạt những
hành động đe dọa, trừng phạt, trả đũa qua lại lẫn nhau sau khi không thể đàm phán thỏa
thuận và nhượng bộ trong thời gian trước đó. Bởi vì là 2 siêu cường quốc kinh tế đứng
đầu thế giới, đặc biệt là trong thương mại, vậy nên, ảnh hưởng của cuộc chiến này không
chỉ tác động qua lại với nhau mà còn làm ảnh hưởng tới nền kinh tế tồn cầu, trong đó có
Việt Nam. 
Với đề tài “Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và ảnh hưởng đến Việt Nam”, nhóm
chúng em sẽ trình bày những cái nhìn tổng quan về diễn biến của cuộc chiến thương mại
này, ảnh hưởng, tác động trực tiếp qua lại lẫn nhau của 2 cường quốc và gián tiếp tới thế
giới, kể cả Việt Nam, đề xuất cách thức để phục hồi nền kinh tế Việt Nam dựa trên các
chính sách đã học và bài học rút ra được từ vấn đề này. 
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, trong đó có thể

bao gồm nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân cụ thể. Nguyên nhân sâu xa như đã nói ở
trên, các chuyên gia cho rằng, với sự tăng trưởng cực kì mạnh mẽ của Trung Quốc, những
toan tính của Trung Quốc khi muốn thay thế Mỹ trên các phương diện kinh tế - chính trị
thì hành động của Mỹ để kìm hãm việc này là tất yếu xảy ra. Kế hoạch chiến lược “made
in China 2025” của Thủ tướng Lý Khắc Cường nhằm nâng cấp tồn diện ngành cơng
nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là tập trung vào các lĩnh vực công nghệ, hội đồng quan hệ
đối ngoại (CFR) cho rằng “đây là một mối đe dọa thực sự đến vị thế dẫn đầu nền cơng
nghệ của Mỹ”.  Và các ngun nhân cụ thể có thể kể đến bao gồm: chính sách bảo hộ của
chính quyền Tổng thống Trump, thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ với Trung Quốc,
tham vọng của Trung Quốc trở thành quốc gia cơng nghệ hàng đầu thế giới, tình trạng vi
phạm bản quyền nghiêm trọng của Trung Quốc và các biện pháp hạn chế đầu tư của
Trung Quốc, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về các nguyên nhân trong phần tiếp theo.  Khai
mào cho cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có lẽ chính là sự kiện vào ngày 23/03/2018
4


khi mà Mỹ tuyên bố sẽ áp thuế 25% đối với thép, 10% đối với nhôm nhập khẩu từ Trung
Quốc, giá trị lên tới 50 tỷ USD. 
Với tình hình leo thang của cuộc chiến này, thâm hụt thương mại đối với 2 nước là hệ
quả tất yếu, từ đó, cơ hội và thách thức sẽ được mở ra đối với các nước lân cận với vai trò
là quốc gia thay thế các mặt hàng xuất nhập khẩu cho Mỹ và Trung Quốc, trong đó khơng
thể khơng kể đến Việt Nam chúng ta. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của
Việt Nam,  Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, vậy nên cơ hội và thách
thức là không hề nhỏ. Cơ hội trước mắt mà chúng ta có thể nhìn thấy rõ là có thể giành
thêm thị phần của Trung Quốc xuất khẩu tới thị trường Mỹ từ đó thu hút thêm nhiều dịng
vốn FDI từ Mỹ chuyển qua, và gần đây, không chỉ riêng Mỹ, nhiều quốc gia khác đã dời
cơ sở sản xuất của mình từ Trung Quốc sang Việt Nam, trong số 58 cơng ty di chuyển cơ
sở sản xuất của mình rời khỏi Trung Quốc trong thời gian gần đây, có đến 26 cơng ty đến
với Việt Nam, đó là một dấu hiệu tích cực về sự tin tưởng, tham vọng về thị trường Việt
Nam của thế giới.  Thách thức đặt ra khơng phải là ít, có thể nhận thấy khơng chỉ trong

tương lai mà nó đã xảy ra, là việc Trung Quốc mượn Việt Nam như một nơi trung chuyển
hàng hóa của mình, dán mác Việt Nam nhưng lại là nguyên vật liệu Trung Quốc để vận
chuyển tới Mỹ.
II. Cơ sở lý thuyết: 
1.  Chiến tranh thương mại là gì ?
Chiến tranh thương mại (trade war) hay còn gọi là chiến tranh mậu dịch là hiện tượng
trong đó hai hay nhiều nước tăng hoặc tạo ra thuế hoặc các loại rào cản thương mại (gồm:
giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, viện trợ đối với các ngành sản xuất trong
nước/nội địa, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa nhập vào
nội địa, lệnh cấm vận, hạn chế thương mại, và sự làm mất giá tiền tệ) với nhau nhằm đáp
trả những rào cản thương mại của nước đối lập. Chế độ bảo hộ tăng cường làm cho sự sản
xuất hàng hóa của cả hai nước tiến dần đến mức tự cung tự cấp (để đáp ứng những nhu
cầu tiêu dùng không được thỏa mãn bởi nhập khẩu hạn chế) hoặc sẽ tăng cường thương
mại với các quốc gia khác về loại hàng hóa đó.
2.  Thuế nhập khẩu là gì ?
Thuế nhập khẩu (import tax)  là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh
vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngồi trong q trình nhập khẩu. Về mặt ngun tắc,
thuế nhập khẩu phải được nộp trước khi thông quan để nhà nhập khẩu có thể đưa mặt
hàng nhập khẩu vào lưu thơng trong nội địa, trừ khi có các chính sách ân hạn thuế hay có
bảo lãnh nộp thuế, nên đây có thể coi là một trong những loại thuế dễ thu nhất, và chi phí
để thu thuế nhập khẩu là khá nhỏ.
3. Cán cân thương mại là gì?
Cán cân thương mại (balance of trade) là mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu
hàng hóa (X-M), cịn gọi là xuất khẩu ròng (NX). Các nước quan tâm đến các cân thương
mại (có thể bao gồm cả dịch vụ phi nhân tố) vì cán cân thương mại ảnh hưởng tới sản
lượng trong nước (NX là thành tố của GDP), việc làm và cán cân đối ngoại. 
4. Thâm hụt thương mại là gì ?
Thâm hụt thương mại (trade deficit) là cán cân buôn bán bất lợi, nghĩa là sự thâm hụt
trong cán cân thương mại xuất hiện khi giá trị xuất khẩu hữu hình (tức xuất khẩu hàng
hóa) của một nước thấp hơn giá trị nhập khẩu hữu hình của nó. Thâm hụt thương mại như

5


vậy có thể khơng phải là mối lo trực tiếp, nếu nó được bù lại bằng phần thặng dư được tạo
ra ở phần nào đó trong cán cân thanh tốn.
5. Tỷ giá hối đối là gì ?
Tỷ giá hối đối (exchange rate) (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex,
tỷ giá FX hoặc Agio) giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao
đổi cho một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia được
biểu hiện bởi một tiền tệ khác.
Tỷ giá hối đoái thực (real exchange rate) là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi
tương quan giá cả trong nước và ngoài nước. Một trong những nhân tố quan trọng nhất
của tỷ giá hối đoái thực (RER) là vị trí cạnh tranh quốc tế của quốc gia có đồng tiền tương
ứng.
6. Chính sách tiền tệ là gì ?
Chính sách tiền tệ (monetary policy) là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý
tiền tệ (thường là ngân hàng TW), thường là hướng tới một lãi suất mong muốn dể đạt
được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế - như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn
định tỷ giá hối đối, đạt được tồn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. 
Chính sách tiền tệ có thể chia làm: chính sách mở rộng và chính sách thu hẹp. Chính
sách mở rộng là tăng cung tiền lên hơn mức bình thường. 
Các cơng cụ của chính sách tiền tệ bao gồm:
 Công cụ tái cấp vốn
 Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc
 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
 Cơng cụ lãi suất tín dụng
 Cơng cụ hạn mức tín dụng
 Tỷ giá hối đối
Cơ quan hữu trách về tiền tệ sử dụng chính sách tiền tệ nhằm hai mục đích: ổn định
kinh tế và can thiệp tỷ giá hối đoái. 

7. Kim ngạch xuất nhập khẩu là gì ?
Kim ngạch xuất khẩu (export turnover) là tổng giá trị xuất khẩu của các (hoặc một)
hàng hóa xuất khẩu của quốc gia (hoặc một doanh nghiệp) trong một kì nhất định thường
là quý hoặc năm, sau đó quy đổi đồng nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định. 
Kim ngạch nhập khẩu (import turnover) là tổng giá trị nhập khẩu của các (hoặc một)
hàng hóa nhập khẩu vào quốc gia (hoặc một doanh nghiệp) trong một kì nhất định quy đổi
đồng nhất ra một loại tiền tệ nhất định.
Kim ngạch xuất nhập khẩu (export-import turnover) là tổng kim ngạch nhập khẩu cộng
tổng kim ngạch xuất khẩu. 
8. Xuất siêu, nhập siêu là gì ?
Nhập siêu (trade deficit) là khái niệm dùng mơ tả tình trạng Cán cân thương mại có giá
trị nhỏ hơn 0. Nói cách khác, kim ngạch nhập khẩu cao hơn xuất khẩu trong một thời gian
nhất định. Nhập siêu là hiện tượng phổ biến ở những nước có nền kinh tế thị trường phát
triển theo hướng mở. 

6


Xuất siêu (trade surplus) là khái niệm dùng mô tả tình trạng Cán cân thương mại có
giá trị lớn hơn 0. Nói cách khác, khi kim ngạch xuất khẩu cao hơn nhập khẩu trong một
thời gian nhất định. 
III. Tổng quan diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ và Trung Quốc

Thời gian

28/4/2017

Động thái của các bên
Mỹ


Trung Quốc

Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
(USTR) được ủy quyền điều tra việc áp
thuế nhập khẩu nhôm/thép từ các nước trên
thế giới, họ coi đây là mối nguy hại cho an
ninh quốc gia

22/5/2017

Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận thương mại; theo đó, Trung
Quốc mở rộng tiếp cận thị trường nơng nghiệp, năng lượng và tài chính
cho doanh nghiệp Mỹ; đổi lại, Trung Quốc được phép xuất khẩu gia cầm
nấu chín tới Mỹ. 

18/8/2017

USTR khởi xướng điều tra các chính
sách, điều luật và biện pháp của chính phủ
Trung Quốc liên quan tới chuyển đổi cơng
nghệ, sở hữu trí tuệ và sáng chế

01/3/2018

Mỹ thơng báo sẽ đánh thuế tất cả các
mặt hàng nhập khẩu từ thép và nhơm, bao
gồm cả hàng hóa Trung Quốc.

22/3/2018


Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Quốc chính thức nổ ra khi Tổng thống Mỹ
Donald Trump tuyên bố đánh thuế 50 tỷ
USD đối với hàng hóa Trung Quốc xuất
khẩu vào Mỹ (để ngăn chặn hành vi
thương mại không công bằng và hành vi
trộm cắp tài sản trí tuệ từ Trung Quốc)

2/4/2018

Bộ Thương mại Trung
Quốc đã áp đặt thuế đối với
128 sản phẩm của Mỹ, bao
gồm: phế liệu nhôm, máy
bay, ô tô, sản phẩm thịt lợn
và đậu nành (có thuế suất
7


25%), cũng như trái cây, hạt
và ống thép (15%).

3/4/2018

29/5/2018

USTR công bố danh sách ban đầu gồm
1,334 mặt hàng từ Trung Quốc (trị giá 50
tỷ USD) sẽ bị áp thuế nhập khẩu 25%
(danh sách có sửa đổi vào ngày

15/6/2018), chủ yếu là các mặt hàng công
nghệ cao, để bù đắp lại những thiệt hại mà
Mỹ cáo buộc là do Trung Quốc vi phạm
bản quyền sở hữu trí tuệ gây ra
Nhà Trắng đã công bố sẽ áp đặt mức
thuế 25% đối với trên 50 tỷ USD hàng hóa
của Trung Quốc, với cơng nghệ quan trọng
trong công nghiệp, danh sách đầy đủ các
sản phẩm bị ảnh hưởng sẽ được công bố
trước ngày 15/6/2018 và mức thuế sẽ được
thực hiện ngay sau đó
Trung Quốc đã cảnh báo
rằng, tất cả các cuộc đàm
phán thương mại giữa Bắc
Kinh và Washington sẽ bị vô
hiệu, nếu Mỹ thiết lập các
biện pháp trừng phạt thương
mại

3/6/2018

15/6/2018

Tổng thống Donald Trump tuyên bố:
Mỹ sẽ áp đặt mức thuế 25% trên 50 tỷ
USD xuất khẩu của Trung Quốc. Trong đó,
34 tỷ USD sẽ bắt đầu vào ngày 6/7/2018,
16 tỷ USD còn lại sẽ tính từ ngày sau đó

6/7/2018


Trung Quốc đáp trả bằng
Mỹ chính thức áp dụng gói thuế nhập
gói thuế quan nhập khẩu 25%
khẩu 25% lên 34 tỷ USD hàng từ Trung
tương tự lên 34 tỷ USD hàng
Quốc.
nhập khẩu từ Mỹ

9/7/2018

Nhà Trắng tuyên bố, Mỹ sẽ áp đặt thêm
10% thuế quan đối với hàng nhập khẩu trị
giá 200 tỷ USD nếu Trung Quốc trả đũa
các mức thuế của Mỹ.
8


10/07/2018

Mỹ công bố Danh sách 3 dự kiến sẽ áp
thuế 10% lên 6.000 sản phẩm có xuất xứ từ  
Trung Quốc, trị giá 200 tỷ USD
Mỹ cân nhắc áp thuế 25% thay vì mức
10% dự kiến lên 200 tỷ USD hàng từ
Trung Quốc trong Danh sách 3.

02/08/2018

Bộ Thương mại Mỹ cũng thêm 44 mặt  

hàng Trung Quốc vào danh sách kiểm soát
nhập khẩu, coi chúng là "nguy cơ nghiêm
trọng" đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.

03/08/2018

 

Đáp trả lại Danh sách 3 của
Mỹ, Trung Quốc cũng công bố
Danh sách 3 của mình, dự kiến
áp thuế bổ sung lên 5,207 mặt
hàng từ Mỹ, trị giá 60 tỷ USD.

07/08/2018

Mỹ công bố bản Danh sách 2 cuối cùng, áp
thuế 25% (thay vì 10% như dự tính) lên
279 mặt hàng từ Trung Quốc, trị giá
khoảng 16 tỷ USD (bỏ bớt 5 mặt hàng so
với ban đầu), chính thức có hiệu lực vào
ngày 23/8/2018

Đáp lại, Trung Quốc cũng
công bố Danh sách 2 cuối
cùng áp thuế 25% lên 16 tỷ
USD hàng từ Mỹ, chính thức
có hiệu lực vào 23/08/2018.

Đại diện phía Mỹ và Trung Quốc gặp gỡ và thảo luận lần đầu tiên kể từ khi

22-23/08/ 2018 chiến tranh thương mại bắt đầu, tuy nhiên không đạt được tiến triển gì
đáng kể.

23/08/2018

Danh sách 2 áp thuế trả đũa trị
giá 16 tỷ USD của Trung
Quốc nhằm vào 333 mặt hàng
từ Mỹ có hiệu lực đồng thời
Mỹ chính thức áp thuế nhập khẩu 25% lên với lệnh áp thuế của Mỹ
279 mặt hàng – Danh sách 2 từ Trung Cùng ngày, Trung Quốc cũng
Quốc (trị giá 16 tỷ USD)
khiếu nại Mỹ lên WTO về
việc áp thuế nhập khẩu theo
Điều 301 lên 16 tỷ USD hàng
từ Trung Quốc (theo Danh
sách 2 của Mỹ)

06/09/2018

Kết thúc thời hạn lấy ý kiến dư luận cho đề Trung Quốc tuyên bố sẽ trả
9


xuất đánh thuế đối với gói hàng hóa trị giá đũa bằng cách áp thuế lên 60
200 tỷ USD lên các sản phẩm từ Trung tỷ đơ hàng hóa nhập khẩu từ
Quốc của chính quyền Trump
Mỹ

07/09/2018


Tổng thống Trump đe dọa sẽ đánh thuế
thêm 267 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung
 
Quốc sau gói 200 tỷ USD nếu thấy cần
thiết
Trung Quốc chính thức áp
thuế 5-10% lên 60 tỷ USD
hàng từ Mỹ.

24/09/2018

25/10/2018

Mỹ chính thức áp thuế 10% lên 200 tỷ
USD hàng từ Trung Quốc, đưa tổng trị giá
hàng Trung Quốc bị áp thuế lên tới 250 tỷ
Trung Quốc phát hành "Sách
USD. Mức thuế này sẽ tăng lên 25% kể từ Trắng", đề cập tới vị thế chính
1/1/2019
phủ trong quan hệ thương mại
Mỹ - Trung.
Mỹ và Trung Quốc chính thức nối lại liên hệ, chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ
bên lề Hội nghị G20
Mỹ và Trung Quốc đạt được "thỏa thuận đình chiến thương mại",  nhất
trí khơng áp đặt các biện pháp thuế quan mới trong vòng 90 ngày, cho tới
ngày 1/3/2019; và hai bên sẽ đàm phán để đạt được thỏa thuận thương mại
chung.

02/12/2018


Mỹ sẽ hoãn lại kế hoạch tăng thuế trong Danh sách 3 từ 10% lên 25%
dự kiến áp dụng vào 1/1/2019, và không áp thuế mới lên 267 tỷ USD hàng
hóa nhập khẩu cịn lại từ Trung Quốc. Đổi lại, Trung Quốc cam kết sẽ mua
nhiều hàng hóa từ Mỹ hơn, đặc biệt là các mặt hàng nông nghiệp và năng
lượng.

Mỹ và Trung Quốc bắt đầu cuộc hội đàm lần đầu tiên tại Bắc Kinh sau
khi đạt được "thỏa thuận đình chiến thương mại". Cuộc thảo luận bao gồm:
(i) vấn đề về thương mại như mất cân bằng thương mại trong những lĩnh
07-09/01/2019 vực nhất định; (ii) những vấn đề về thể chế như chuyển giao công nghệ bắt
buộc, bảo vệ tài sản trí tuệ và hàng rào phi thuế quan. Cuộc gặp được cho
là đã đặt nền tảng hướng tới giải quyết vấn đề các bên quan tâm nhưng
những vấn đề quan trọng vẫn còn.
Mỹ và Trung Quốc tiến hành cuộc hội đàm lần hai tại Washington. Trung
Quốc
đã đề nghị mua 5 triệu tấn dầu đậu tương từ Mỹ. Tổng thống Mỹ
30-31/01/2019
Donald Trump thông báo rằng ông và Chủ tịch nước Tập Cận Bình sẽ có
cuộc gặp trực tiếp vào tháng Hai. 
10


Mỹ và Trung Quốc tiến hành hội đàm tại Bắc Kinh. Hai bên vẫn chưa
11-15/02/2019 giải quyết được bất đồng nhưng đồng ý tiếp tục các cuộc thảo luận tại
Washington tuần tới.
Mỹ và Trung Quốc tiến hành hội đàm tại Washington. Tổng thống Trump
21-24/02/2019 thơng báo gia hạn đình chiến thương mại Mỹ- Trung vì những nỗ lực đã
đạt được trong các cuộc đàm phán.


31/3/2019

1/4/2019

3-5/4/2019
10/4/2019

Trung Quốc gia hạn trì hỗn
áp thuế bổ sung lên mặt hàng
 
thiết bị ô tô và xe ơ tơ của
Mỹ, theo dự kiến ban đầu có
hiệu lực vào 1/4/2019
Trung Quốc thông báo cấm
tất cả các loại hóa chất
fentanyl, sẽ có hiệu lực từ
 
1/5/2019, được coi như một
nhượng bộ lớn trong đàm
phán thương mại với Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc tiến hành hội đàm tại Washington
Mỹ và Trung Quốc đồng ý thành lập một “văn phòng thực thi” để quản lý
việc tuân thủ thỏa thuận thương mại giữa hai nước, dự kiến sẽ sớm hoàn
tất trong năm 2019.

30/4 – 1/5/2019 Mỹ và Trung Quốc tiến hành hội đàm ở Bắc Kinh
9-10/5/2019

Mỹ và Trung Quốc tiến hành đàm phán thương mại, nhưng khơng đạt
được thỏa thuận cuối cùng.


10/5/2019

Mỹ chính thức áp thuế 25% lên hàng hóa từ
Để đáp trả, Trung Quốc
Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD theo Danh tuyên bố sẽ sớm tiến hành các
sách 3 từng công bố. 
biện pháp trả đũa.

16/5/2019

1/6/2019

Mỹ đưa tập đồn viễn thơng Huawei và
70 chi nhánh vào "Danh sách thực thể",
cấm các công ty Mỹ bán các sản phẩm
công nghệ cho các công ty viễn thơng
Trung Quốc mà khơng có sự đồng ý của
chính phủ Mỹ.
 
Trung Quốc áp thuế quan bổ
sung lên 60 tỷ hàng hóa của
Mỹ, với các mức 25%, 20%
11


và 10%.
Trong một động thái khác,
Trung Quốc tuyên bố mở
cuộc điều tra vào cơng ty

chuyển phát FedEx của Mỹ vì
chuyển hướng một gói hàng
từ Nhật Bản, dự định tới
Trung Quốc, sang Mỹ.

21/6/2019

Mỹ bổ sung thêm 5 công ty công nghệ
Trung Quốc vào "Danh sách thực thể",
cấm các doanh nghiệp này mua linh kiện
và phụ tùng của Mỹ nếu chưa được sự
chấp thuận của chính phủ Mỹ. 5 cơng ty
bao gồm: Higon, Sugon, Chengdu
Haiguang Integrated Circuit, Chengdu
Haiguang Microelectronics Technology và
Viện Nghiên cứu cơng nghệ máy tính
Wuxi Jiangnan.
Mỹ và Trung Quốc tái khởi động đàm phán thương mại.

29/6/2019

30-31/07/2019

Tổng thống Trump thông báo nới lỏng lệnh cấm nhập khẩu linh kiện công
nghệ cho Huawei.
Mỹ và Trung Quốc hồn tất vịng đàm phán tại Thượng Hải với rất ít tiến
triển.
Trung Quốc cam kết sẽ mua nhiều nông sản từ Mỹ hơn.

06/08/2019


13/08/2019

23/08/2019

Mỹ tuyên bố coi Trung Quốc là quốc gia Các công ty Trung Quốc
thao túng tiền tệ
ngừng mua nông sản từ Mỹ
Mỹ và Trung Quốc đồng thuận sẽ tái khởi động lại đàm phán qua điện
thoại trong vịng 2 tuần tới
Mỹ thơng báo tạm ngừng đánh mức thuế bổ sung 25% lên hàng hóa nhập
khẩu từ Trung Quốc dự kiến vào ngày 15/12. Mức thuế bổ sung 10% Mỹ
áp dụng lên hàng nhập khẩu Trung vẫn sẽ có hiệu lực từ 1/9 theo đúng kế
hoạch
Mỹ tuyên bố tiếp tục tiến hành Danh
Trung Quốc công bố danh
sách đánh thuế bổ sung 2 giai đoạn, Danh sách đánh thuế bổ sung 10%
sách 4A (có hiệu lực từ 1/9), và Danh sách lên 75 tỷ USD hàng nhập
4B (có hiệu lực từ 15/12)
khẩu từ Mỹ, chia làm 2 giai
12


01/09/2019

02/09/2019

5/9/2019

đoạn, có hiệu lực từ 1/9 (Danh

sách 1) và có hiệu lực từ
15/12 (Danh sách 2)
Mỹ chính thức áp thuế bổ sung lên 125 tỷ Trung Quốc trả đũa bằng
USD hàng nhập khẩu Trung Quốc (Danh việc chính thức áp thuế bổ
sách 4A), với phạm vi hàng hóa bị áp thuế sung lên hàng hóa Mỹ theo
trải rộng từ giày dép, thực phẩm, đồng hồ Danh sách 1 đã công bố trước
đến TV màn hình phẳng...
đó
Trung Quốc kiện Mỹ lên
WTO phản đối mức thuế nhập
 
khẩu bổ sung đánh lên 300 tỷ
USD hàng hóa nhập khẩu từ
Trung Quốc vào Mỹ
Mỹ và Trung Quốc đồng thuận tiến hành vòng đàm phán thương mại
thứ 13 vào đầu tháng 10/2019 tại Washington

Bảng. Tổng quan diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
Tóm tắt cuộc chiến tranh thương mại: 
 Ngày 22/3/2018 Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung nổ ra do Tổng thống Mỹ Donald
Trump tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ
(để ngăn chặn hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ từ
Trung Quốc)
*Các động thái từ Mỹ
 Khởi xướng điều tra các chính sách, điều luật và biện pháp của chính phủ Trung
Quốc liên quan tới chuyển đổi cơng nghệ, sở hữu trí tuệ và sáng chế
 Sử dụng các chính sách áp thuế lên mọi mặt hàng xuất xứ từ Trung Quốc
 Cấm các công ty của Mỹ bán các sản phẩm công nghệ cho các công ty của Trung
quốc
 Mỹ tuyên bố coi Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ

*Các động thái từ Trung Quốc
 Áp đặt thuế lên các mặt hàng của Mỹ
 Phát hành "Sách Trắng", đề cập tới vị thế chính phủ trong quan hệ thương mại của
2 bên Mỹ và Trung Quốc
 Thơng báo cấm tất cả các loại hóa chất fentanyl, sẽ có hiệu lực từ 1/5/2019, được
coi như một nhượng bộ lớn trong đàm phán thương mại với Mỹ.
 Tuyên bố mở cuộc điều tra vào công ty chuyển phát FedEx của Mỹ vì chuyển
hướng một gói hàng từ Nhật Bản, dự định tới Trung Quốc, sang Mỹ
 Các công ty Trung Quốc ngừng mua nông sản từ Mỹ
 Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO phản đối mức thuế nhập khẩu bổ sung đánh lên
300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ

13


Phần 2: Tác động của chiến tranh thương mại.
I. Tác động lên Mỹ và Trung Quốc
1. Mỹ
 Nông nghiệp: Xuất khẩu nông sản hàng năm của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm từ
gần 25 tỷ đô la xuống mức thấp nhất là dưới 7 tỷ đơ la trong vịng 12 tháng tính tới
tháng 04/2019.
 Tỷ lệ lạm phát: nói chung được duy trì ở mức ổn định trong khi chỉ số giá tiêu
dùng tăng 2% trong năm 2019. Mặc dù Tổng thống Trump từng tuyên bố Trung
Quốc sẽ phải chi trả cho mức thuế của Mỹ nhưng trên thực tế các nhà nhập khẩu
Mỹ mới là những người bị thiệt hại.
 Đầu tư: Đầu tư trong nền kinh tế Mỹ đã giảm mạnh. các công ty đầu tư xuyên quốc
gia cho biết các cơng ty quốc tế nói chung đã trở nên lưỡng lự khi đầu tư vào Mỹ do
lo ngại về căng thẳng thương mại.
 Thương mại song phương: Trong 12 tháng tới tháng 11/2019, thâm hụt thương mại
giữa hai nước duy trì ở mức 360 tỷ đơ la. Các chuyên gia kinh tế cho biết chiến

tranh thương mại ảnh hưởng lớn tới dịng chảy thương mại nhưng ít có ảnh hưởng
tới thâm hụt thương mại.
 Việc làm: Trong báo cáo việc làm công bố tuần trước, Bộ Lao động Mỹ cho biết
các nhà sản xuất Mỹ đã cắt giảm 12,000 việc làm trong tháng 12/2019. Tuy nhiên,
hầu hết người dân Mỹ làm việc trong những lĩnh vực không liên quan tới cuộc
chiến thương mại và tỷ lệ việc làm gia tăng chủ yếu ở các ngành công nghiệp như
dịch vụ chuyên nghiệp, giải trí và khách sạn và chăm sóc sức khỏe.
 Tăng trưởng kinh tế: tăng trưởng của kinh tế Mỹ đã giảm xuống mức 2% năm
2018.
2.
Trung Quốc
Cũng như ở Hoa Kỳ, sự bất ổn gây ra bởi chiến tranh thương mại đã làm cho những
nhà đầu tư ở Trung Quốc mất đi một phần tín cậy. Khoảng 44% công ty ngoại quốc và
30% công ty Trung Quốc nói rằng họ sẽ chuyển một phần đầu tư từ Trung Quốc qua các
nước khác, đặc biệt là Việt Nam và Thái Lan. Tuy nhiên khuynh hướng này đã xuất hiện
nhiều năm nay vì nhân cơng Trung Quốc và đất đai trở nên đắt đỏ. Chiến tranh thương
mại chỉ đẩy mạnh thêm khuynh hướng này. Sớm muộn Trung Quốc sẽ khơng cịn là
xưởng sản xuất hàng cơng nghệ thấp của thế giới. Trung Quốc đang chuyển qua cơng
nghệ cao.
Ngồi ra, cũng vì chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ, số hàng xuất khẩu của Trung
Quốc giảm, Trung Quốc phải dựa vào thị trường tiêu thụ quốc nội. 73% thành viên của
Phòng Thương Mại Hoa Kỳ miền Nam Trung Quốc cho biết hàng sản xuất chủ yếu bán
tại những thị trường địa phương so với con số 23% vào năm 2003.
Lợi nhuận đồng loạt sụt giảm: theo hãng nghiên cứu Shanghai DZH cho biết, tổng lợi
nhuận ròng của hơn 3.600 doanh nghiệp phi tài chính giảm 2,2% trong quãng thời gian
này.  Trong những tháng gần đây, PBOC khơng có bước đi cụ thể nào dù tăng trưởng
GDP Trung Quốc giảm về gần mức dưới 6%. 2019 Gần đây nhất, vào hôm 6/9, Ngân
hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần thứ ba kể từ đầu năm,
theo đó giải phóng lượng vốn 900 tỷ Nhân dân tệ, tương đương hơn 126 tỷ USD, trong hệ
14



thống ngân hàng. Mức dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng thương mại Trung Quốc hiện
đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2007, hãng tin Bloomberg cho hay.
Ngoài ra, Trung Quốc đã "thả" cho tỷ giá Nhân dân tệ trượt về mức thấp nhất trong
hơn một thập kỷ trong những tuần gần đây.
Kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại trước khi có chiến tranh thương mại. Mức phát
triển kinh tế của Trung Quốc là 7.3% vào 2014, giảm dần xuống còn 6.6% vào 2018. Quỹ
Tiền Tệ Quốc Tế dự đoán 6.2% và 6.0% cho 2019 và 2020. Con số về cán cân thương
mại (trade balance) cho thấy ảnh hưởng của chiến tranh thương mại rõ hơn xuất siêu của
Trung Quốc đối với Hoa Kỳ giảm từ 4.4% vào năm 2016 xuống còn 2.9% vào 2018 và
3.1% vào 2019.
Phân tích mức đầu tư, tiêu thụ tư nhân và hoạt động của các cơ xưởng cho thấy kinh tế
của Trung Quốc giảm đáng kể trong năm vừa qua. Hoạt động xây cất nhà giảm vì giá vật
liệu tăng bao gồm thép, nhôm, gạch, xi măng.
II. Tác động lên thế giới
 Cuộc chiến thương mại leo thang Mỹ-Trung đang đe dọa đảo ngược sự hồi phục
được kỳ vọng của nền kinh tế tồn cầu, thậm chí có thể chấm dứt chuỗi thời gian
tăng trưởng đã kéo dài 1 thập kỷ qua nếu xung đột vượt khỏi tầm kiểm soát.
 Theo hãng tin Bloomberg, nỗi lo doanh nghiệp dừng kế hoạch đầu tư, người tiêu
dùng cắt giảm chi tiêu và giá cổ phiếu trượt dài đã trỗi dậy trong tháng 5/2019 trên
phạm vi tồn cầu, sau khi thỏa thuận “đình chiến” thương mại kéo dài mấy tháng
giữa Mỹ và Trung Quốc bất ngờ sụp đổ với việc hai nước lại áp thuế lên hàng hóa
của nhau.
 Tăng trưởng kinh tế thế giới vốn đã giảm tốc và bất kỳ sự yếu đi thêm nào cũng có
thể củng cố lập trường chính sách mềm mỏng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
(FED) và các ngân hàng trung ương lớn khác, thậm chí là khiến họ phải đưa ra các
biện pháp kích tăng trưởng. 
 Tiến sĩ MacDonald, chuyên gia kinh tế trưởng của tổ chức tư vấn Smith’s Research
and Gradings, Mỹ, một trong những nhà phân tích hàng đầu ở Phố Wall, cũng

khẳng định chiến tranh thương mại tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế toàn
cầu. Các tổ chức như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ
chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đều hạ dự báo tăng trưởng của năm
2019. Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu đều có nguy cơ suy giảm tăng trưởng. 
 "Chiến tranh thương mại sẽ đẩy Mỹ - Trung vào cuộc Chiến tranh Lạnh mới, tiềm
ẩn nguy cơ tạo nên xung đột ở một số nơi như Biển Đông, Đài Loan, Iran và vịnh
Ba Tư", MacDonald nói. 
 Chuyên gia này cho rằng tác động mới nhất đến các nước đang phát triển, trong đó
có Việt Nam, là cuộc chạy đua của các ngân hàng trung ương trong việc giảm lãi
suất nhằm giảm giá trị đồng tiền, để giúp củng cố vị thế thương mại của mình. 
 "Cuộc chạy đua giảm lãi suất cho thấy hầu hết các nước đang phát triển và cả các
nước phát triển đều đang bị mắc kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc", MacDonald nói.
 Nguy cơ suy thối tồn cầu
 Dù kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc vẫn có thể đạt một thỏa thuận thương mại, ngân
hàng Morgan Stanley đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ suy thối kinh tế tồn cầu 15


















với mức tăng trưởng kinh tế thế giới giảm dưới 2,5% trong thời gian đến hết năm
2020, nếu hai bên tiếp tục mâu thuẫn.
“Ngay vào lúc có những dấu hiệu cho thấy kinh tế tồn cầu hồi phục, thì căng
thẳng thương mại lại nổi lên thành một mối nguy rất thực và to lớn đối với chu kỳ
kinh doanh”, chuyên gia kinh tế trưởng của Morgan Stanley, ông Chetan Ahya,
nhận xét trong một báo cáo. Ông Ahya nhấn mạnh “ảnh hưởng nghiêm trọng đối
với niềm tin của doanh nghiệp” từ cuộc chiến thuế quan không khoan nhượng giữa
hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Lý do để lo ngại là rất rõ ràng khi Trung Quốc và Mỹ cùng công bố loạt số liệu
kinh tế kém khả quan hôm 15/5/2019. Trong đó, sản lượng cơng nghiệp, doanh thu
bán lẻ và đầu tư ở Trung Quốc trong tháng 4/2019 đều giảm tốc mạnh hơn dự báo.
Tại Mỹ, doanh thu bán lẻ bất ngờ giảm trong tháng 4, sản lượng của các nhà máy
cũng giảm lần thứ 3 trong vòng 4 tháng.
Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đã thoát khỏi tình trạng trì trệ bằng mức tăng
trưởng 0,4% đạt được trong quý 1/2019. Tuy nhiên, triển vọng của kinh tế Đức vẫn
còn rất mong manh, bởi ngành sản xuất nước này được cho là sẽ quay trở lại với sự
sụt giảm do tác động của chiến tranh thương mại. Niềm tin của giới đầu tư vào nền
kinh tế Đức trong tháng 5/2019 bất ngờ suy giảm lần đầu tiên kể từ tháng 10 năm
2018.
Dấu hiệu suy yếu của những nền kinh tế hàng đầu xuất hiện thậm chí trước đợt leo
thang mới nhất của chiến tranh thương mại càng khiến các chuyên gia lo ngại.
Những cảnh báo về tác động tiêu cực của chủ nghĩa bảo hộ là nguyên nhân khiến
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tháng 4/2019 dự báo rằng tăng trưởng kinh tế toàn
cầu năm nay sẽ yếu nhất từ khủng hoảng tài chính.
Một chỉ số dự báo tăng trưởng kinh tế của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(OECD) đã giảm tháng thứ 12 liên tiếp trong tháng 3/2019, xuống mức thấp nhất
kể từ 2009.
Trong một nghiên cứu mới đây, Bloomberg Economic ước tính rằng 1% trong hoạt

động kinh tế toàn cầu được quyết định bởi thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa
Mỹ và Trung Quốc. Khoảng 4% sản lượng hàng hóa của Trung Quốc được xuất
khẩu sang Mỹ, và bất kỳ tác động tiêu cực nào đối với các nhà sản xuất Trung
Quốc cũng sẽ gây ảnh hưởng lan rộng khắp các chuỗi cung ứng trong khu vực, đe
dọa đến những nền kinh tế như Đài Loan và Hàn Quốc.
Doanh nghiệp loay hoay
Mỹ xuất khẩu được ít hàng hóa sang Trung Quốc hơn, nhưng cũng có tới 5,1% sản
lượng hàng nơng sản và 3,3% sản lượng hàng chế biến-chế tạo của nước này có
đích đến là nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Nhiều chuyên gia kinh tế vẫn tin Mỹ-Trung cuối cùng sẽ ký thỏa thuận, có lẽ là tại
thượng đỉnh khối G20 ở Nhật Bản ở cuối tháng 6/2019, khi Tổng thống Donald
Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến có một cuộc gặp bên lề. Tuy nhiên, các
chuyên gia cũng nói họ hồn tồn bất ngờ bởi đợt leo thang xung đột mới nhất giữa
hai nước và bởi thế cho rằng khả năng đổ vỡ đàm phán đã tăng lên nhiều.
16


 Chiến tranh thương mại căng thẳng giữa lúc kinh tế toàn cầu đang yếu, cộng thêm
hàng loạt vấn đề khác như cơn sốt cộng nghệ lắng xuống, nhu cầu ô tô, nhất là ở
Trung Quốc, chững lại… đồng nghĩa với việc các cơng ty rất khó đốn biết về triển
vọng kinh doanh.
 Tập đoàn sản xuất con chip Mỹ Intel mới đây tuyên bố “giữ quan điểm thận trọng
hơn về năm 2019”, trong khi hãng đồ uống Davide Campari-Milano của Italy nhấn
mạnh “mơi trường địa chính trị và kinh tế vĩ mô nhiều bấp bênh”.
 "Nền kinh tế thế giới đã giảm tốc trong một khoảng thời gian, và giờ chiến tranh
thương mại lại trỗi dậy", Giám đốc đầu tư James Bevan thuộc CCLA Investment
Management nhận xét.
 Đối với các ngân hàng trung ương, triển vọng kinh tế toàn cầu yếu đi có thể sẽ
khiến họ giữ quan điểm mềm mỏng hơn. Sau 4 đợt nâng lãi suất trong năm ngoái,
FED đã dừng nâng lãi suất trong năm nay. Giới đầu tư gần đây thậm chí nâng đặt

cược vào khả năng FED có một đợt hạ lãi suất vào tháng 10/2019.
 "Nếu cuộc chiến thuế quan leo thang, đó sẽ là một trở ngại khá lớn đối với nền
kinh tế toàn cầu và đe dọa sự tăng trưởng", chuyên gia kinh tế Joseph Lupton của
JPMorgan Chase nhận xét.
 Ngoài ra, chuỗi cung ứng toàn cầu, mà Trung Quốc ở trung tâm, bị đổ vỡ. Chuỗi
cung ứng tồn cầu có thể bị chia thành hai chuỗi cung ứng tách biệt, hoặc ủng hộ
Mỹ hoặc ủng hộ Trung Quốc. 
 Theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thương mại hàng hóa
(trung bình xuất khẩu và nhập khẩu) của Trung Quốc trong 2017 chiếm tỷ lệ lớn
nhất trong số các nước thành viên của WTO, 11,5%. Trong khi đó, các nước thành
viên của WTO chiếm đến 98% thương mại hàng hóa tồn cầu. Hồi đầu năm 2018,
Phó giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khẳng định Trung Quốc là trung tâm của
chuỗi cung ứng toàn cầu, là thỏi nam châm hút hàng xuất khẩu của nước khác và là
nguồn cung quan trọng cho nhu cầu của các đối tác.
III. Tác động tới Việt Nam

1. Tài chính
    1.1. Tác động của việc USD tăng giá
Đối với thị trường tiền tệ, VND liên tục tăng giá so với NDT và mất giá so với đồng
USD kể từ tháng 4/2018, đặc biệt sau Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, mức độ biến
động giá lớn hơn so với các tháng trước đó. Tỷ giá VND/USD liên tục tăng, đặc biệt là
trong tháng 7 và đầu tháng 8/2018, khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung lên cao.
Theo Bloomberg ngày 20-8, nỗi sợ của giới đầu tư đối với chiến tranh thương mại Mỹ Trung mới là nguyên nhân USD không thể xuống giá. Đồng đơla Mỹ đã duy trì mức giá
của mình vì giới đầu tư xem đó như khoản dự trữ an tồn, phịng hờ căng thẳng thương
mại đẩy kinh tế tồn cầu vào tình trạng suy thối.
Theo cơng thức tỷ giá hối thực :  e= E x P*P
17


Trong trường hợp đồng USD tăng giá nghĩa là tỷ giá hối đoái thực tăng (E tăng)  tỷ giá

hối đoái thực cũng tăng theo  điều này phản ánh hàng Việt Nam rẻ hơn tương đối so với
hàng Mỹ và theo một góc nhìn khác thì đồng Việt Nam bị mất giá trong mắt các nhà đầu
tư ở Mỹ.

Biểu đồ 1. Biến động của chỉ số đồng USD (DXY) và một số đồng tiền khác (1/124/5/2019)
Nguồn: Bloomberg, Viện Đào tạo và Nghiên cứu tổng hợp.
Từ điều kiện ngang bằng lãi suất,  i ≈ i*+ Et-1e- EtEt , các nhà đầu tư kỳ vọng đồng tiền
trong nước giảm giá (Et-1e> Et) trái phiếu Việt Nam giảm tính hấp hơn so với trái phiếu
US i tăng

Biểu đồ 2. Biến động tỷ giá USD/VND (từ 2/5 đến hết ngày 23/5/2019)
Nguồn: Bloomberg, Viện Đào tạo và Nghiên cứu tổng hợp.

18


Đối với Viê ̣t Nam, việc tiền đồng mất giá sẽ khơng có lợi cho thị trường chứng khốn
khi các nhà đầu tư ngoại sẽ quan ngại đầu tư vào Việt Nam. Từ đầu năm tới nay, thị
trường tài chính hấp thu rất nhiều dòng vốn ngoại khi tiền đồng mất giá sâu sẽ ảnh hưởng
tới hoạt động đầu tư.   điều này có nghĩa là Đường cung ngoại tệ sẽ giảm và nhu cầu ngoại
tệ sẽ tăng ( nhà nước có thể thực hiện các chính sách để duy trì tỷ giá trong tầm kiểm soát
như bán ra ngoại tệ) ( Theo các chuyên gia của BIDV, tỷ giá USD/VND trong tầm kiểm
soát và tăng 2-3% trong năm 2019 là mức chấp nhận được.)
Đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, TTCK Việt Nam sau khi đạt kỷ lục
vào tháng 4/2018, đã xuất hiện xu hướng giảm điểm mạnh với việc nhà đầu tư (NĐT)
ngoại liên tục rút vốn ròng, bất chấp nền kinh tế đang có những chuyển biến tích cực như:
Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp, dự trữ ngoại hối cao và dòng vốn FDI vào tiếp tục
tăng. Chỉ trong vòng chưa đầy 01 tháng (từ 6/7 – 27/7/2018), các NĐT nước ngồi đã liên
tục bán rịng trên cả 2 sở giao dịch chứng khoán với tổng giá trị gần 1.669 tỷ đồng. Dự
báo tình trạng này cịn tiếp diễn, các NĐT có xu hướng hỗn lại các các dự án đầu tư bởi

do chiến tranh thương mại được dự báo sẽ cịn tiếp diễn.
Bên cạnh đó việc e→X,M→NX=(X-M)  , cán cân thương mại thặng dư và việc này thì
khơng tốt cho Việt Nam.Theo báo cáo do TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả (Viện Nghiên
cứu Đào tạo Ngân hàng BIDV) công bố ngày 6/8/2019, dù Việt Nam hiện không bị Mỹ
"gắn mác" là nước thao túng tiền tệ song đã bị đưa vào danh sách 21 nước thuộc diện theo
dõi. Việt Nam cũng là quốc gia có khả năng khá cao bị chuyển sang nhóm các nước thao
túng tiền tệ, nếu khơng có biện pháp phù hợp, quyết liệt do đã chạm ngưỡng cán cân
thương mại với Mỹ thặng dư trên 20 tỷ USD và thặng dư cán cân vãng lai trên 2% GDP.
Trong khi đó, điều kiện thứ ba mà phía Mỹ quan tâm là việc can thiệp một chiều vào
thị trường ngoại hối thông qua việc mua ròng ngoại tệ liên tục của Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) cũng đã gần chạm ngưỡng (1,7% GDP so với ngưỡng 2% GDP). Đây là rủi ro
đối với Việt Nam trong những lần rà soát tiếp theo của Bộ Tài chính Mỹ.
Theo đó, Việt Nam cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm sốt lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý; cần thực hiện linh hoạt
(có mua, có bán) và cần giải trình với Mỹ việc điều hành tỉ giá trong thời gian qua là phù
hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế cũng như đặc thù của nền kinh tế Việt
Nam, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không lành mạnh.
1.2. Tác động của việc Nhân dân tệ giảm giá
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gia tăng các mức thuế quan áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc kể
từ đầu năm ngối.Mục đích của ơng là gây áp lực buộc Bắc Kinh thay đổi những gì mà
Washington coi là hành vi thương mại không công bằng.
Việc Mỹ áp thuế quan đối với một lượng lớn hàng hóa Trung Quốc khiến chúng đắt hơn và do đó
ít hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng ở Mỹ. Lúc này Trung Quốc đã thực hiện giảm giá đồng
nhân dân tệ, một đồng NDT yếu đồng nghĩa với việc những hàng hóa đó có thể được bán với giá
thấp hơn, giúp hạn chế phần nào các tác động từ thuế quan. 
19


Ngày 1-6 phải dùng 3.624 VND để đổi một đồng nhân dân tệ. Đến ngày 11-7, chỉ mất
3.520 VND để đổi một đồng nhân dân tệ. 

Việc Nhân dân tệ giảm giá đồng nghĩa với tỷ giá hối đoái thực giảm (E giảm)   tỷ giá
hối đoái thực cũng giảm theo  khi này hàng Trung Quốc sẽ rẻ hơn tương đối so với hàng
Việt Nam
e↓→X↓,M↑→NX=(X-M)

Theo một cách diễn giải khác thì: nếu đồng NDT tiếp tục bị phá giá sẽ tạo áp lực cho
tiền đồng, khi đó hàng xuất khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam sẽ rẻ hơn, làm phình ra
nhập siêu từ Trung Quốc đồng thời hàng xuất khẩu Việt Nam vào Trung Quốc đắt đỏ hơn.
Điều này sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam.(do hàng VN sẽ kém cạnh
tranh hơn hàng TQ về giá)
Mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng đứng trước
thách thức khi Trung Quốc và các nước trong khu vực, trên thế giới phá giá đồng nội tệ để
bảo vệ xuất khẩu hàng hóa. Điều này sẽ gây áp lực lên tỷ giá của đồng Việt Nam với các
ngoại tệ, từ đó gây áp lực khơng nhỏ đến kiểm sốt lạm phát, thị trường chứng khoán, dự
trữ ngoại hối và giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam.  

2. Tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam


Tích cực: Xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ có thể tăng lên do các doanh nghiệp
Mỹ ln áp dụng chính sách nhập khẩu Trung Quốc, và khi Trung Quốc gặp khó
khăn, Việt Nam có thể thay thế vị trí. Tuy nhiên trong đợt áp thuế đầu tiên (6/7),
các mặt hàng máy bay, pin, TV màn hình phẳng, thiết bị y tế, vệ tinh và vũ khí,...
khơng phải là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Còn đợt áp thuế thứ 2 (17/9) thì
các mặt hàng áp thuế bao gồm sản phẩm công nghệ Internet, thiết bị điện tử khác,
bảng mạch in và hàng tiêu dùng bao gồm hải sản Trung Quốc, đồ nội thất, các sản
phẩm chiếu sáng, lốp xe, nhựa, hóa chất, xe đạp, xe hơi,.. đây lại là những sản phẩm
mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu. Việt Nam sẽ được hưởng lợi do hàng hóa có
sức cạnh tranh hơn so với hàng Trung Quốc. Do vậy sẽ có thêm nhiều cơ hội bán
hàng sang thị trường Mỹ. 

 Tiêu cực: Khi có chiến tranh thương mại, Trung Quốc sẽ hướng xuất khẩu mạnh
mẽ hơn vào các thị trường khác, trong đó có Việt Nam. Điều đó sẽ tạo ra khó khăn
rất lớn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước vì hàng hóa
Trung Quốc ln có tính cạnh tranh cao bởi giá cả và sự đa dạng của sản phẩm.
Hơn nữa, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói riêng và các nước có chung biên
giới Trung Quốc nói chung cũng có thể bị ảnh hưởng trên góc độ các khu thương
mại xuyên biên giới sẽ gắn mác xuất xứ của các nước, trong khi đó Mỹ vẫn sẽ coi
đó là hàng hóa xuất xứ Trung Quốc và đánh thuế cao. Hơn nữa, một số liên doanh
sản xuất với Trung Quốc cũng có thể là đối tượng chịu thuế từ cuộc chiến này. Bên
cạnh đó, kinh tế toàn cầu đi xuống cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động xuất
khẩu của Việt Nam.
20


Theo danh sách do cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) công bố, 200 tỉ đô
la Mỹ hàng Trung Quốc bị tăng thuế từ 10% lên 25% bao gồm khoảng 5.800 dòng sản
phẩm. Chiếm tỉ trọng lớn nhất là máy móc thiết bị điện, điện tử (24,6%), máy móc thiết bị
cơ khí (19,7%). Nhiều sản phẩm tiêu dùng cũng có trong danh sách như nội thất (16,7%),
hóa chất (5,1%), nhựa, cao su (5%) và nông sản, thủy sản (2,7%).
Danh mục tương tự như vậy với các sản phẩm Việt Nam xuất sang Mỹ có giá trị
khoảng 13 tỉ đơ la Mỹ, trong đó đồ gỗ nội thất chiếm 36,7%, vali – túi xách chiếm 8,8%
và nông thủy sản là 22,1%.
Số liệu nhập khẩu hàng điện tử và thiết bị tin học từ Trung Quốc vào Việt Nam trong
năm tháng đầu năm nay tăng  gần 81%, với kim ngạch 5,05 tỉ đơ la Mỹ. Đồ nội thất có
kim ngạch nhập khẩu tăng tới 35,1% trong cùng kỳ.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm tháng đầu năm đạt 22,7 tỉ
đô la Mỹ, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngối, trong đó sản phẩm điện tử tăng 72%, đồ
nội thất tăng 35% và vali – túi xách tăng 30%.
Những số liệu mới nhất ở trên là bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam xuất
khẩu các mặt hàng thay thế cho hàng Trung Quốc sang Hoa Kỳ được hưởng lợi; trong khi

các doanh nghiệp sản xuất hàng cho thị trường nội địa sẽ chịu cạnh tranh mạnh hơn từ
hàng Trung Quốc nhập vào. 
2.1. Xuất khẩu sang thị trường Mỹ
Một số hàng hóa Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội thị trường bị bỏ ngỏ từ các
lệnh áp thuế để tăng XK vào cả 2 nước, đặc biệt Mỹ vốn là thị trường XK lớn nhất của
Việt Nam. Hiện tại, XK dệt may của Việt Nam vào Mỹ đang xếp thứ hai sau Trung Quốc
với khoảng 11.5% thị phần. Tuy nhiên, trong bối cảnh hàng dệt may Trung Quốc bị áp
thuế suất cao, các DN dệt may có thể tận dụng cơ hội để gia tăng XK. Bên cạnh ngành
Dệt may, các DN thủy sản cũng được hưởng lợi trực tiếp từ cuộc CTTM này.
Đối với cá tra Việt Nam, các DN hy vọng có thể giành thêm thị phần cá thịt trắng,
trong đó có sản phẩm cạnh tranh mạnh nhất là cá rô phi Trung Quốc trên thị trường Mỹ.
Công ty Cổ phần Vĩnh Hồn (VHC) và Cơng ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú
(MPC) là những DN thủy sản XK cá tra và tôm lớn nhất Việt Nam sẽ có cơ hội để gia
tăng thị phần tại Mỹ. Ngồi ra, ngành gia cơng và vận tải cũng có thể được hưởng lợi
trong cuộc chiến này. Điển hình là Cơng ty cổ phần Phú Tài (PTB), Nhà sản xuất đồ nội
thất cho WalMart Stores tại Mỹ, đã lên kế hoạch tăng 30% XK năm 2019. Ngoài ra, trong
một số ngành hàng, như: các loại chip, lắp ráp đồ điện tử, chất bán dẫn, hàng may mặc, da
giày, sản xuất đồ chơi trẻ em, đồ nội thất, đồ dùng thể thao,... Việt Nam có cơ hội rất lớn
trong việc giành thêm thị phần từ Trung Quốc tại thị trường Mỹ.

21


Biểu đồ 3. XK dệt may của Việt Nam giành thị phần từ Trung Quốc tại Mỹ
2.2 XK sang thị trường Trung Quốc.
Việc Trung Quốc liên tục hạ giá đồng Nhân dân tệ nhằm đối phó với Mỹ trong cuộc
chiến thương mại đã ảnh hưởng khá nhiều đến XK của Việt Nam, nhất là nông sản. Khi
Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ tạo nên áp lực cạnh tranh hàng hóa XK giữa Trung
Quốc và Việt Nam vào các thị trường ngoài Mỹ ngày càng gay gắt; mặt khác, XK hàng
hóa của Việt Nam vào Trung Quốc sẽ khó khăn hơn vì giá hàng ở thị trường Trung Quốc

rẻ hơn so với hàng XK từ Việt Nam. Theo Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam
(VASEP), đồng CNY liên tục bị phá giá và mất giá nhiều hơn so với mức mất giá của
đồng VND trước đồng USD, sẽ tạo ra chênh lệch mất giá giữa đồng CNY so với VND là
rất lớn.
e↓→X↓,M↑→NX=(X-M)

 Dẫn đến giá hàng hóa XK từ Việt Nam nói chung, các mặt hàng thủy sản XK nói riêng
sang Trung Quốc sẽ cao hơn, gây khó khăn cho việc XK của Việt Nam. Theo số liệu từ
Tổng cục Hải quan, tăng trưởng XK tính đến giữa tháng 6/2019 của Việt Nam đạt 7,1% mức khá thấp trong các năm trở lại đây. Trong năm 2019, tăng trưởng XK có thể chỉ đạt
8% và cũng là “lần đầu tiên trong thập kỷ qua”, tỷ lệ này thấp hơn mức tăng trưởng GDP
danh nghĩa. Theo Bộ Công Thương, hai mặt hàng XK chủ lực sang Trung Quốc giảm
mạnh là gạo - giảm gần 330 triệu USD; điện thoại - giảm gần 550 triệu USD, khiến cho
XK Việt Nam giảm gần 1 tỷ USD. Khi mặt hàng điện thoại giảm XK, đã kéo tốc độ tăng
trưởng chung của XK chậm lại. 
Bên cạnh những khó khăn về tỷ giá, việc Mỹ áp thuế cao đối với hàng hóa Trung Quốc
xuất sang Mỹ, Trung Quốc sẽ chuyển hướng một phần chiến lược XK vào phục vụ thị
trường nội địa, tạo áp lực cạnh tranh đối với hàng XK của Việt Nam sang Trung Quốc;
22


đồng thời Trung Quốc có thể chuyển hướng XK sang các nước khác, trong đó có Việt
Nam.
2.3 Nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc.
Trong khi nước ta có điều kiện tự nhiên giáp Trung Quốc với nhiều thuận lợi về giao
thông đường bộ, đường biển, đường sắt, hàng không sẽ khó tránh được sự “đổ bộ” của
hàng hóa Trung Quốc.
Thực tế, dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan những tháng đầu năm thể hiện khá rõ
điều đó. Bởi, dù tốc độ tăng trưởng nhập khẩu chung của cả nước và từ nhiều thị trường
quan trọng đạt thấp, nhưng riêng thị trường Trung Quốc đang ở mức cao 2 con số. Cụ thể,
hết tháng 7, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đạt tới 42,5 tỷ USD, tăng

tới 6,6 tỷ USD (tương đương 18,4%) so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng thị trường Trung
Quốc chiếm đến 29,5% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước trong cùng thời điểm.
Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ Trung Quốc gấp hơn 2 lần tăng trưởng
nhập khẩu chung của cả nước (cả nước tăng 8,6%).

Biểu đồ 4. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ Trung Quốc so với bình qn cả nước
và các thị trường chính hết tháng 7/2019. Biểu đồ: T.Bình
Nhiều nhóm hàng lớn nhập khẩu từ Trung Quốc có sự tăng trưởng “chóng mặt”. Đơn
cử như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch 6,91 tỷ USD, tăng
mạnh tới 65,9%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 8,04 tỷ USD, tăng 26,7%;
nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày đạt 6,66 tỷ USD, tăng 10,8%; chất dẻo
nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo đạt 2,12 tỷ USD tăng 18,4%...
23


Phần 3: Đề xuất cách thức để phục hồi nền kinh tế Việt Nam
I. Kết luận
Cuộc chiến tranh thương Mỹ - Trung do đó sẽ tạo cho Việt Nam cơ hội độc nhất vơ
nhị, mà nếu nắm bắt được thì nó sẽ giúp Việt Nam tiến lên rất mạnh và rất xa trong kỹ
nghệ hóa, trở thành một nước tân tiến trong 20-30 năm
Mặt khác, nếu không biết nắm lấy cơ hội này và không giải quyết được những thách
thức mới thì Việt Nam sẽ suy sụp va khó để vươn lên trong một thế giới cạnh tranh mãnh
liệt này.
Do đó, kết quả tốt hay xấu đều phụ thuộc vào các chính sách kinh tế mà Việt Nam cần
phải xác định rõ ràng.
Việt Nam cần duyệt xét lại luật đầu tư để có thể kiểm sốt chặt chẽ các đầu tư từ nước
ngồi, nhằm tránh tình trạng bị các nước lạ lợi dụng để bán sang Mỹ.
Chỉnh phủ phải giới hạn các khuyến khích vê đầu tư trong những lãnh vực có thể làm
hồn thiện chuỗi sản xuất hiện nay, ưu tiên cho các nhà máy dùng những máy móc tối
tân( như máy sợi cho ngành dệt), đầu tư vào các ngành cơng nghệ và trí tuệ cao, và nhất là

phải tạo cơ hội để huấn luyện công nhân Việt Nam có thể hấp thụ cơng nghiệp mới
Chính phủ cần phải nhận dạng các ngành công nghiệp phụ trội quan trọng có nhiều liên
kết ngược(Backward Linkages) với các cơng kỹ nhệ trong nước cũng như có lợi thế so
sánh xuất cảnh
Chính phủ cần phải cấp tốc cải tổ và hồn chuẩn nền giáo dục đại học và các chương
trình dạy nghề.
Việt Nam cần phải có cơ cấu về nghiên cứu (R&D), trong đó ba cơ quan nghiên cứu
nằm trong khu vực công, khu vực hãng xưởng tư nhân, khu vực đại học.
Chính phủ phải giúp tạo ra cơ cấu này và thắt chặt mối liên hệ giữa ba lãnh vực này,
nhằm nâng cao khả năng sáng tạo một cách hữu hiệu.
Để thu hút nhân tài, chính phủ cần đi mọi nơi thuyết phục các sinh viên Việt Nam tốt
nghiệp ở nước ngoài về cũng như tạo điều kiện cho họ để làm việc trong nước.
Cần phải xem xét lại vai trị của nhà nước: Có những lãnh vực nhà nước cần phải giữ một
vai trò quan trọng, chẳng hạn như bảo vệ môi trường, an ninh thực phẩm, bảo vệ quyền
công nhân, lập một hệ thống phân xử minh bạch giữa chủ và thợ khi có các tranh chấp,
bảo vệ quyền công nhân, lập một hệ thống phân xử minh bạch giữa chủ và thợ khi có các
tranh chấp, đàu tư vào hạ tầng cơ sở đề giúp đỡ các xí nghiệp tư,… Ngược lại, có những
lãnh vực về sản xuất, nhất là cơng nghiệp, chính phủ nên để quyền kiểm sốt chính cho tư
nhân để có thể hồn tồn vượt lên
Quan trọng hơn hết là phải biết nếu Việt Nam muốn tiến lên thì phải tạo điều kiện cho
“Made by Vietnam” chứ không phải “Made in Vietnam”, tức là phải tạo cơ hội cho các
công ty Việt Nam sản xuất từ giai đoạn lắp ráp đến giai đoạn kỹ thuật riêng (OEM – Own
Engineering Manufacturing), đến giai đoạn sản xuất thiết kế riêng (ODM – Own Design
Manufacturing), đến sản xuất thương hiệu riêng (OBM Own Brand Manufacturing)
   II.  Thị trường tài chính – tiền tệ
 Qua việc phân tích tác động của cuộc thương chiến tới thị trường tài chính - tiền tệ
Việt Nam, ta có thể thấy rõ: trong thời gian tới đường cung ngoại tệ sẽ giảm và nhu cầu
24



ngoại tệ sẽ tăng, trong thị trường chứng khoán, sau khi đạt kỷ lục vào tháng 4/2018, đã
xuất hiện xu hướng giảm điểm mạnh với việc nhà đầu tư ngoại liên tục rút vốn ròng, bất
chấp nền kinh tế đang có những chuyển biến tích cực. Sức ép biến động tỷ giá từ các sự
kiện biến động địa chính trị sẽ tăng lên nhanh trong thời gian tới, đặc biệt trong điều kiện
NDT có thể tiếp tục mất giá sâu.
Nhà nước có thể sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng đối với ngoại tệ: ngân hàng Trung
ương có thể thực hiện một trong ba cách để tăng cung tiền danh nghĩa: Mua vào trái phiếu
bằng ngoại tệ trên thị trường chứng khoán, hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạ thấp mức lãi
suất chiết khấu hay thực hiện đồng thời cả 2 hoặc 3 cách cùng lúc. Qua đó tăng tổng cầu,
giảm lãi suất, Chính sách được minh họa như hình dưới:
M ↑→M /P↑ → i↓→ I↑→ AE↑→ Y↑→L↑ (∀i) 
S

S

 Vì thị trường tiền tệ và thị trường trái phiếu có quan hệ với nhau:
           
Wn : tài sản danh nghĩa, P: mức giá, L: Cầu tiền thực, B : cầu trái phiếu thực.
Vậy nên khi chính sách tiền tệ mở rộng có hiệu quả, thị trường tiền tệ đạt tới cân bằng
bằng thì thị trường trái phiếu cũng cân bằng.
d

III.  Thị trường xuất nhập khẩu
Thứ nhất, để giảm thiểu rủi ro phát sinh từ tranh chấp thương mại, Việt Nam phải tập
trung mở rộng tiếp cận thị trường. Việt Nam đã tham gia vào nhiều hiệp định thương mại
tự do (FTA), hai trong số đó sẽ có hiệu lực trong tương lai gần, đó là: Hiệp định Đối tác
25



×