Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Nấm và phòng trừ sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.48 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP

CHUYÊN ĐỀ
MÔN HỌC: BẢO VỆ THỰC VẬT NÂNG CAO

Nội dung thực hiện:
NẤM VÀ PHỊNG TRỪ SINH HỌC

Học viên
Chun ngành
Khố học:

Đắk Lắk 5/2018

: Nguyễn Tấn Lực
: Khoa học cây trồng
: 2017 - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP

CHUYÊN ĐỀ
MÔN HỌC: BẢO VỆ THỰC VẬT NÂNG CAO

Nội dung thực hiện:
NẤM VÀ PHÒNGTRỪ SINH HỌC


Giáo viên hướng dẫn:PGS.TS. Nguyễn Văn Nam
Học viên
: Nguyễn Tấn Lực
Chuyên ngành
: Khoa học cây trồng
Khoá học
: 2017 - 2019
Đắk Lắk 5/2018


Mục lục
I. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................3
II. Nội dung chuyên đề.............................................................................................4
2. NẤM GÂY BỆNH CHO CÔN TRÙNG............................................................4
2.1. Khái quát chung về nấm gây bệnh cho côn trùng.........................................4
2.1.1. Lớp nấm bậc thấp Phycomycetes:...........................................................5
2.1.2. Lớp nấm túi Ascomycetes:..............................................................5
2.1.3. Lớp nấm đảm Basidiomycetes:.........................................................5
2.1.4. Lớp nấm bất tồn Deuteromycetes:.................................................5
2.2. Một số loại nấm chính gây bệnh côn trùng................................................6
2.2.1. Nấm xanh Metarhizium anisopliae.................................................6
2.2.2. Nấm bạch cương Beauveria bassiana.............................................7
2.2.3. Nấm châu chấu Entomophaga grylli..............................................8
2.2.4. Nấm Nomuri (Nomuraea rileyi) ......................................................8
3. Quy trình sản xuất chế phẩm diệt sâu hại từ nấm...........................................9
3.1. Phân lập tuyển chọn chủng giống nấm.......................................................9
3.2. Các phương pháp lên men..................................................................9
4. Hiệu quả phòng trừ sâu hại bằng chế phẩm nấm..........................................10
4.1. Một số nghiên cứu và ứng dựng trên thế giới........................................10
4.2. Ngiêm cứu và ứng dụng trong nước.................................................10

III. Một số nấm đối kháng và nấm rễ...................................................................13
1. Sơ lược về nấm đối kháng và nấm rễ...............................................................13
1.1. Nấm đối kháng (Trichoderma)..........................................................13
1.2. Nấm rễ (Mycorrhiza).........................................................................14
2. Các tiềm năng, thuận lợi trong việc ứng dụng nấm rễ và nấm đối kháng
trong sản xuất nông nghiệp...................................................................................16
2.1. Nấm đối kháng...................................................................................16
2.2. Nấm rễ................................................................................................20
- Cải thiện năng suất và chất lượng nơng sản.......................................22
2.3 Khó khăn trong việc ứng dụng nấm rễ và nấm đối kháng trong
sản xuất nông nghiệp................................................................................23
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.............................................................................23
1. Kết luận...............................................................................................................23
2. Đề xuất........................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................24

1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, với trình độ thâm canh cao của nền nông nghiệp nước ta và
hàng loạt các biện pháp như: trồng lúa 3 vụ, phá rừng canh tác cà phê, hồ tiêu,
điều, bón quá nhiều phân hóa học …với mục đích chạy theo năng suất và sản
lượng. Đây cũng một trong những nguyên nhân làm cho đất đai ngày càng thối
hóa, mất cân đối về dinh dưỡng, thay đổi cân bằng hệ sinh thái trong đất, sự
xuất hiện của các loại dịch hại mới đối với cây trồng. Nhiều biện pháp phòng
trừ dịch hại bảo vệ cho cây trồng đã được con người sử dụng như: biện pháp
thủ công, biện pháp vật lý, biện pháp sinh học, biện pháp hóa học… Nhằm
khống chế nhanh dịch hại con người đã lạm dụng quá mức biện pháp hóa học,
tuy nó mang lại hiệu quả cao, nhanh, đơn giản, dễ sử dụng và tiện dụng…

Nhưng mặt trái của biện pháp hố học thể hiện ở chỗ nếu sử dụng khơng hợp lý,
không đúng, sử dụng lâu dài sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề như: ảnh hưởng
tới sức khoẻ người và động vật, tăng khả năng hình thành tính kháng thuốc của
sâu bệnh, tiêu diệt hệ thiên địch, phá vỡ cân bằng sinh học, gây ra nhiều dịch hại
mới, ảnh hưởng tới môi trường...
Việc giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV, phân bón có nguồn gốc hố học,
hiện nay là hướng nghiên cứu chính trong canh tác và kiểm sốt dịch hại, trong
đó biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), Quản lý tổng hợp cây trồng
(ICM) ngày càng được quan tâm áp dụng. Ưu tiên phòng trừ dịch hại bằng các
loại vi sinh vật đối kháng hay sinh vật có ích như: virus, vi khuẩn, xạ khuẩn,
nấm, tuyến trùng, ong, nhện, để phòng trừ các đối tượng gây hại cây trồng, nó
an tồn với mơi trường sống, con người, bảo tồn thiên địch, đặc biệt là chất
lượng nông sản,....Vấn đề “Nấm và phòng trừ sinh học” là nội dung chuyên đề
được chọn để tìm hiểu.

2


II. Nội dung chuyên đề
2. NẤM GÂY BỆNH CHO CÔN TRÙNG
Nấm ký sinh côn trùng được phát hiện cách đây hơn 150 năm và hiện nay
có khoảng hơn 700 lồi đã được xác định và mô tả (Kunimi, 2004). Tiềm năng
của các loại nấm ký sinh côn trùng là rất lớn, người ta đã dùng để phòng trừ dịch
hại do cơn trùng gây ra đặc biệt là nhóm cơn trùng thuộc bộ Cánh vãy
(Lepidoptera) và Bộ Cánh cứng (Coleoptera).
2.1. Khái quát chung về nấm gây bệnh cho côn trùng
Cũng như vi khuẩn, nhiều loại nấm có quan hệ cộng sinh hoặc hoại sinh
với cơn trùng, trong đó có nhiều lồi nấm thực sự là ký sinh, gây hiện tượng
bệnh lý và dẫn đến huỷ diệt côn trùng. Nấm gây bệnh cho cơn trùng có ý
nghĩa rất lớn vì có thể gây chết thường xuyên với tỷ lệ chết cao cho nhiều lồi

cơn trùng hại và là những tác nhân điều hồ tự nhiên rất hiệu quả. Cơn trùng
chết do nấm rất dễ nhận biết bằng mắt thường, vì các sợi nấm mọc qua vỏ cơ
thể và bao phủ toàn bộ bề mặt ngồi của cơ thể cơn trùng. Cơ thể côn trùng bị
chết do nấm không bị tan rã, mà thường giữ ngun hình dạng ban đầu, tồn
bộ bên trong cơ thể chứa đầy sợi nấm.
Hầu hết các các loại nấm gây bệnh cho côn trùng đều xâm nhập vào
cơ thể vật chủ không qua đường miệng, mà qua lớp vỏ cơ thể, nghĩa là phải có
sự tiếp xúc của nguồn nấm với bề mặt cơ thể vật chủ. Bào tử nấm bám vào bề
mặt cơ thể vật chủ, trong điều kiện đủ độ ẩm bào tử mọc mầm và xâm nhiễm
vào bên trong cơ thể côn trùng qua lớp chitin nhờ áp lực cơ giới hoặc hoạt
động men của nấm. Nấm tiết ra loại men làm mềm lớp vỏ chitin và tạo thành
một lỗ thủng tại nơi bào tử mọc mầm, qua lỗ thủng đó mầm bào tử xâm nhập
vào bên trong cơ thể côn trùng. Do khả năng xâm nhập vào bên trong cơ thể côn
trùng qua lớp vỏ cơ thể nên nấm có thể ký sinh được cơn trùng chích hút và
cả những pha phát triển của côn trùng như trứng, nhộng mà các vi sinh vật
khác khơng ký sinh được.
Nấm cũng có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể côn trùng qua đường
miệng. Từ miệng, bào tử đi tới ruột và qua thành ruột xâm nhiễm vào các tế bào
nội quan để gây bệnh. Xâm nhập kiểu này chủ yếu là bào tử của các loài nấm ở
nước. Dưới tác động của độc tố do bào tử nấm tiết ra có thể dẫn tới hiện
tượng ngừng nhu động ruột của vật chủ. Thí dụ, trường hợp bào tử nấm
Aspergillus trong ruột ong mật. Bào tử nấm cịn có thể xâm nhập qua lỗ thở
hoặc cơ quan sinh dục để vào bên trong cơ thể côn trùng, nhưng rất ít.
Nấm gây bệnh cho cơn trùng thuộc nhiêu nhóm nấm khác nhau: từ
nhóm nấm nguyên thủy sống dưới nước đến nhóm nấm bậc cao sống trên cạn.
3


Nấm gây bệnh cho cơn trùng có mặt trong cả 4 lớp nấm: Nấm bậc thấp
Phycomycetes, nấm túi Ascomycetes, nấm đảm Basidiomycetes và nấm bất toàn

Deuteromycetes.
2.1.1. Lớp nấm bậc thấp Phycomycetes:
Trong lớp nấm này, các lồi ký sinh
trên cơn trùng tập trung ở ba bộ:
Chytridiales,
Blastocladiales
vỡ
Entomophthorales. Đặc biệt có những họ
nấm gồm tất cả các lồi đều là ký sinh trên
cơn trùng như Entomophthoraceae và
Coelomomycetaceae. Những giống nấm ký
sinh côn trùng quan trọng của lớp nấm bậc
thấp là: Coelosporidum, Chytridiopsis. (bộ
Chytridiales), Coelomonyces (bộ Blastocladiales) và Entomophthora (bộ
Entomoph thorales).
2.1.2. Lớp nấm túi Ascomycetes:
Trong lớp nấm túi có bộ
Laboulbiniales là những nấm
ngoại ký sinh cơn trùng có chun
tính cao, cịn các lồi nấm túi khác
đều là nội ký sinh của côn trùng.
Những giống nấm quan trọng gây
bệnh cho côn trùng là: Cordyceps,
Aschersonia (bộ Hypocreales).
2.1.3. Lớp nấm đảm Basidiomycetes:
Trong lớp nấm đảm chỉ ở 2
giống có các lồi gây bệnh trên cơn
trùng. Đó là giống Septobasidium và
Uredinella
2.1.4. Lớp nấm bất toàn

Deuteromycetes:
Phần lớn các loài nấm bất tồn
ký sinh cơn trùng đều thuộc bộ
Moniliales. Những giống Beauveria,
Paecilomyces, Spicaria, Metarhizium,
Cephalosporium và Sorosporella chứa
4


các lồi khi xâm nhiễm vào cơn trùng đã tạo thành độc tố và gây chết vật chủ
trong khoảng thời gian nhất định.
2.2. Một số loại nấm chính gây bệnh côn trùng
2.2.1. Nấm xanh Metarhizium anisopliae
Nấm này được Metschinikov phát
hiện đầu tiên vào năm 1878 trên bọ
hung hại lúa mì bị bệnh. Nấm xanh
thường gây bệnh cho côn trùng sống
trong đất, thuộc hệ vi sinh vật đất trong
tự nhiên. Conidi của nấm xanh sau 24
giờ tiếp xúc với bề mặt cơ thể cơn trùng
thì bắt đầu mọc mầm và xâm nhập vào
bên trong. Trong cơ thể côn trùng sợi
nấm phát triển xâm nhập vào các bộ phận
nội quan. Sau khi vật chủ chết, sợi nấm mọc ra ngoài cơ thể côn trùng tạo
thành lớp nấm màu trắng hơi hồng nhạt. Trên đó tạo thành các conidi màu
xanh xám. Q trình phát triển của bệnh trong cơ thể côn trùng là 4 - 6 ngày
tuỳ thuộc loài và tuổi vật chủ cũng như nguồn bệnh ban đầu. Vào giai đoạn cuối
cùng của q trình phát triển bệnh lý thì cơn trùng chết.
Nấm M. anisopliae có 2 dạng: M. anisopliae var. major có bào tử dài và
M. anisopliae var. anisopliae có bào tử ngắn. Nấm xanh sinh ra các độc tố

destruxin A và B.
Nấm xanh ký sinh trên 200 lồi cơn trùng, thuộc các bộ: Orthoptera (11
loài), Dermaptera (1 loài), Hemiptera (21 loài), Lepidoptera (27 loài), Diptera
(4 loài), Hymenoptera (6 loài) và Coloptera (134 lồi). Nấm xanh có thể ni
cấy trên mơi trường thức ăn nhân tạo.
Nhiều lồi trong chi Metarhizium có khả năng diệt côn trùng thuộc
Elaleridae và Curculionidae (Coleoptera), ấu trùng muỗi Aedes aegypti.
Anopheles stephensi và Clex pipiens thuộc Diptera, côn trùng hại lúa
Scotinophara coarctata thuộc họ Heminoptera, châu chấu Schistocera
gragaria thuộc họ Testigolidae, loài mối Nasutitermes exitiosus (Hill) thuộc họ
Termitidae.
M. anisopliae với bào tử dạng trụ và khuẩn lạc xanh đen hoặc đôi khi
màu tối hoặc hồng vỏ quế. Khuẩn lạc mọc chậm, trên môi trường OA sau 10
ngày ni cấy ở 20 C có đường kính 2cm. M. anisopliae có hai thứ (varieties)
với các đặc điểm: Bào tử túi nhỏ là M. anisopliae var. anisopliae với kích
thước bào tử túi 3,5-(5,0) - 8,0(-9,0) × 2,5 - 3,5 (- 4,5)μm. Bào tử túi lớn là
5


M. anisopliae var. major với bào tử túi dài là 10,0 - 14,0 (-180)m. Để phân
biệt hai thứ này, đã có những nghiên cứu về huyết thanh học khác nhau của
M. anisopliae var. anisopliae và M. anisopliae var. major, M. anisopliae.
M. anisopliae là chủng gây bệnh mạnh nhất cho côn trùng thuộc bộ
Coleoptera. Hơn 204 lồi cơn trùng thuộc họ Elaridae và Curculionidae bị
nhiễm bệnh bởi M. anisopliae. Nấm này phân bố rộng trong tự nhiên.
Đặc điểm sinh lý, sinh hố của M. anisopliae:
- Khơng thể sinh trưởng tốt trên nền cơ chất khơng có kitin.
- Sống được ở nhiệt độ thấp (8 C), biên độ của độ ẩm rộng, ở nơi tích
luỹ nhiều CO2 và thiếu O2 chúng có thể sống sót tới 445 ngày.
- Ở dưới 10 C và trên 35 C thì sự hình thành bào tử không thể xảy ra.

- Nhiệt độ tốt nhất cho sự nảy mầm bào tử là 25 - 30 C và chết ở 49 C
trong 10 phút.
- Nhiệt độ tốt nhất cho sự sinh trưởng là 25 C và pH 3,3 - 8,5.
- M. anisopliae có khả năng phân giải tinh bột, celluloza và kitin (lông và
da côn trùng).
2.2.2. Nấm bạch cương Beauveria bassiana
Bệnh do nấm này được nghiên cứu tương đối sớm. Cuối thế kỷ XIX ở
Hoa Kỳ đã dùng nấm B. bassiana để trừ
một loại bọ xít cánh trắng. Nấm B.
bassiana có trong đất ít hơn nấm M.
anisopliae. Sau khi tiếp xúc với bề mặt cơ
thể vật chủ, conidi của nấm B. bassiana bắt
đầu mọc mầm và xâm nhập vào
bên trong cơ thể vật chủ. Quá trình này
bắt đầu từ sau khi vật chủ bị nhiễm conidi
khoảng 10 giờ và có thể kéo dài vài ngày.
Sau khi xâm nhập vào trong cơ thể vật chủ, nấm bắt đầu sinh trưởng và phát
triển. Nấm tiêu diệt dần các tế bào bạch huyết khi bị tấn công trong giai đoạn
đầu xâm nhiễm cơ thể ký chủ. Khi nấm tiêu diệt hết tế bào bạch huyết thì cơn
trùng vật chủ chết. Nấm tiếp tục sinh trưởng phát triển. Lượng sợi nấm bên
trong cơ thể vật chủ ngày càng tăng và xác côn trùng càng trở nên rắn lại. Khi
gặp độ ẩm thuận lợi, các sợi nấm mọc ra ngoài bề mặt cơ thể vật chủ và tạo
thành conidi mới.
Côn trùng bị nhiễm B. bassiana ở điều kiện 25 C sẽ chết sau 6 - 7 ngà
Nấm B. bassiana tiết ra độc tố Beauvericin. Nấm B. bassiana có phổ ký chủ
6


khá rộng. Chỉ riêng vùng Bắc châu Mỹ đã ghi nhận được 175 lồi cơn trùng
là ký chủ của nấm này. Nấm B. bassiana có thể ni cấy trên mơi trường nhân

tạo.
2.2.3. Nấm châu chấu Entomophaga grylli
Nấm E. grylli chuyên tính trên các lồi châu chấu, có ý nghĩa thực tiễn rất
lớn. Sau dịch do nấm này gây ra, quần thể châu chấu giảm đi 80 - 90%. Nó
cũng có thể gây thành dịch lớn cho nhiều lồi cơn trùng cánh thẳng.
Trong quá trình phát triển của bệnh, nấm E. grylli phân huỷ tồn bộ các
mơ của cơ thể vật chủ. Sợi nấm xâm nhập vào tất cả các bộ phận, kể cả chân
côn trùng, chỉ trừ trứng và buồng trứng là không bị nấm xâm nhập. Châu chấu
bị bệnh thường bị lên phía ngọn cây cỏ bám chắc và chết ở đó với tư thế đầu
hướng lên phía trên. Xác chết này tồn tại trên ngọn cỏ khá lâu. Sau khi côn
trùng chết, trên bề mặt xác chết tạo thành conidi. Châu chấu khoẻ tụ tập quanh
xác chết sau một đêm là bị nhiễm conidi của nấm này. Nấm E. grylli khó
ni cấy trên quy mơ lớn, vì các lồi nấm Entomophaga nói chung khơng ni
cấy trên mơi trường thức ăn nhân tạo, mà chỉ nuôi cấy qua vật chủ sống. Các
conidi của nấm này tồn tại lâu trong điều kiện tự nhiên.
2.2.4. Nấm Nomuri (Nomuraea rileyi) để phòng trừ sâu hại rau
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta vẫn là mối quan tâm chung
của nhiều người tiêu dung và của toàn xã hội, bởi dư lượng hóa chất trên rau
xanh cịn tồn dư rất nhiều. Ngồi mục đích trừ sâu, bệnh hại ra, nơng dân cịn sử
dụng hóa chất liều lượng thấp mục đích là kích thích sinh trưởng và để mẫu mã
rau, quả đẹp… Trước thực trạng này đòi hỏi các nhà khoa học cần thiết phải
nghiên cứu tìm ra các chế phẩm sinh học thay thế nhằm khắc phục những tác hại
do hóa chất gây ra. Vì vậy, GS.TS Phạm Thị Thùy làm đề tài “Nghiên cứu công
nghệ sản xuất chế phẩm nấm Nomuraea rileyi trong phòng trừ sâu hại rau, đậu
vùng Hà Nội”, bằng công nghệ vi sinh, phương pháp lên men bề mặt từ nguồn
giống nấm Nr. (Nomuraea rileyi), với các nguyên liệu rẻ tiền dễ kiếm như cám
gạo, bột ngơ, bột đậu tương và trấu, nhóm nghiên cứu đã sản xuất ra chế phẩm
sinh học NOMURI (viết tắt của Nomuraea rileyi).
Chế phẩm sinh học Nomuri được sử dụng để phòng trừ các loại sâu
khoang, sâu xanh bướm trắng, sâu tơ hại rau và sâu cuốn lá, sâu đục quả đậu đỗ

đạt kết quả cao, chế phẩm nấm Nomuri có thể thay thế được 1 phần thuốc trừ
sâu hóa học, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, không độc hại cho người sản
xuất, cây trồng và vật nuôi, không ảnh hưởng đến các sinh vật có ích ngồi tự
nhiên, đặc biệt là khơng ảnh hưởng đến chất lượng vì khơng hề có dư lượng hóa
chất trong rau xanh.
7


Bào tử nấm Nomuraea rileyi tiết ra độc tố Ergosterol peroxide và các
enzyme để diệt sâu hại rau đạt hiệu quả trên 70 % sau 10 - 15 ngày phun.
Bào tử nấm có tác dụng lan truyền rộng rãi trên đồng ruộng khi mật độ
sâu cao, khả năng kí sinh càng lớn.
Chế phẩm sinh học Nomuri đã được thử nghiệm trong phịng thí nghiệm
đạt hiệu quả cao từ 65 - 75,5 % sau 10 - 14 ngày thử nghiệm và triển khai ứng
dụng phòng trừ các loại sâu khoang, sâu xanh bướm trắng và sâu tơ hại bắp cải,
suplơ, đậu xanh, đậu tương ngoài đồng ruộng trong các vụ rau năm 2013 và vụ
rau Xuân 2014 ở 3 huyện Hoài Đức, Đơng Anh và Sóc Sơn, TP Hà Nội, hiệu
quả phòng trừ sâu hại rau, đậu đạt 58,6 - 72,5% sau 10-15 ngày phun trên mơ
hình 0,5 ha bắp cải, 0,3 ha rau cải, 0,2 ha cà chua, 0,5 ha đậu tương và 0,5 ha
đậu đũa đạt kết quả cao.
3. Quy trình sản xuất chế phẩm diệt sâu hại từ nấm
3.1. Phân lập tuyển chọn chủng giống nấm
Môi trường phân lập tuyển chọn nấm thường chứa: glucoza, pepton,
oxagall, chloramphenicol và actidione. Các chất kháng sinh được bổ sung vào
môi trường nhằm ức chế vi khuẩn. Để bào tử được hình thành tốt nhất, nguồn
cacbon phù hợp nhất là saccaro asparagin hoặc glyxin. Trong sản xuất công
nghiệp người ta chọn môi trường chứa glucoza hoặc saccaroza có bổ sung cao
ngơ, cao men hay cao đậu tương. Tỷ lệ C/N được coi là tối ưu khi đạt 10/1.
3.2. Các phương pháp lên men
a) Lên men chìm: Bằng phương pháp lên men chìm chúng ta có thể dễ

dàng thu được sinh khối, bào tử, tinh thể độc và các sản phẩm khác như chất
kháng sinh, các độc tố ở dạng hòa tan trong môi trường dinh dưỡng của vi sinh
vật diệt sâu hại và cơn trùng gây hại. Lên men chìm thu được nhiều sản phẩm.
Đồng thời việc sản xuất bằng phương pháp lên men chìm dễ áp dụng cơ khí
hố, tự động hóa, diện tích mặt bằng khơng lớn.
b) Lên men bề mặt không vô trùng: Trong điều kiện thiếu trang thiết bị
người ta có thể lên men bề mặt khơng vơ trùng để thu được chế phẩm diệt sâu
và côn trùng có hại từ một số chủng nấm. Nhằm hạn chế sự nhiễm tạp của vi
sinh vật lạ trong quá trình nuôi cấy, môit rường nuôi cấy được đun sôi ở 100 C
trong 30 phút, sau khi môi trường nguội, người ta bổ sung kháng sinh
(Streptomycin) với nồng độ 0,01%.
c) Lên men xốp: Có thể dụng phương pháp lên men xốp tạo chế phẩm
vi sinh vật diệt sâu, cơn trùng có hại từ vi nấm, trong đó sau khi bổ sung dịch
dinh dưỡng vào các cơ chất lựa chọn khác nhau như bột đậu nành, bã đậu phụ,
cám, gạo, lúa, mày ngô,... người ta tiến hành nhiễm giống nấm và cho lên men.
8


Khi sinh khối nấm đạt cực đại tiến hành thu hồi sinh khối, xử lý và tạo sản
phẩm chứa cả bào tử và hệ sợi nấm. Các chủng nấm có khả năng diệt côn trùng,
sâu hại thường được nhân sinh khối bằng phương pháp lên men xốp là: B.
bassiana; M. anisopplie.
4. Hiệu quả phòng trừ sâu hại bằng chế phẩm nấm
4.1. Một số nghiên cứu và ứng dựng trên thế giới
Tại Malaysia, nấm xanh Metarhizium anisopliae đã được nghiên cứu để
phòng trừ mối đất đạt hiệu quả 64,75% sau 14 ngày.
Tại Philippines, đã nghiên cứu sử dụng nấm xanh để diệt rầy nâu hại lúa
đạt hiệu lực 60% sau 10 ngày.
Tại Úc, năm 1991 Milner đã nghiên cứu nấm Metarhizium anisopliae để
phịng trừ bọ hung hại mía đạt hiệu quả 68%.

Tại Nhật Bản, năm 1988 một số nhà khoa học đã sử dụng nấm xanh để
phòng trừ dòi hại rễ củ cải đạt hiệu quả trên 70%, sau 10 ngày (Phạm Thị Thùy,
2004).
Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới cho biết nấm xanh M. anisopliae
không lây nhiễm sang người hoặc các động vật khác và được coi là thuốc diệt
cơn trùng rất an tồn.Các vi bào tử thường được phun trên các khu vực bị ảnh
hưởng. Một kỹ thuật có thể cho kiểm sốt bệnh sốt rét là tẩm vào màn chống
muỗi hoặc lớp áo bông gắn liền với các bức tường tẩm nấm xanh.
Trong tháng 8 năm 2007, một nhóm các nhà khoa học tại Viện Cơng nghệ
hóa học Ấn Độ đã phát hiện ra một cách hiệu quả hơn để sản xuất dầu diesel
sinh học bằng cách sử dụng men lipase, một loại enzyme được sản xuất với số
lượng lớn bằng Nấm xanh M.anisopliae, thay thế cho các enzyme lipase khác
cần nhiệt.
4.2. Ngiêm cứu và ứng dụng trong nước
Vấn đề nghiên cứu các chủng vi nấm gây bệnh cho côn trùng đã được các
nhà khoa học ở một số trường Đại học và Viện nghiên cứu bắt đầu thực hiện từ
những năm 70 của thế kỷ 20. Nấm lục cương (Metarhizium) diệt sâu bọ đã được
Nguyễn Lân Dũng (1998) mơ tả hình thái, phân tích cơ chế tác dụng, hướng dẫn
nguyên tắc cách phân lập, nuôi cấy, phương pháp sản xuất sinh khối từ những
năm 70 của thế kỷ 20.
Năm 1975, Tạ Kim Chỉnh và cộng sự đã thu thập mẫu bệnh sâu róm
thơng Dendrolimus ponctatus chết do nấm và xác định là do loài nấm trắng
Beauveria gây ra. Từ các mẫu bệnh này tác giả đã phân lập, thuần khiết và đã
định loại được các chủng B. bassiana (Bb1, Bb2, Bb4, Bb5, BbKC và BbYD) và
9


điều chế chế phẩm dạng bột để thử nghiệm phòng trừ sâu róm thơng ở lâm
trường n Dũng - Bắc Giang.
Các nghiên cứu về vi nấm diệt côn trùng ở trong nước như Nguyễn Thị

Lộc (2007) ở Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, đã sử dụng chế phẩm nấm
xanh Metarhizium anisopliae để phòng trừ bọ cánh cứng Brontispa
longissima hại dừa.
Trịnh Văn Hạnh (2007) viện Khoa học Thủy lợi đã hoàn thành một dự án
sản xuất thử nghiệm nấm Metarhizium để phịng trừ mối hại đê đập (20032005)…
Các cơng trình nghiên cứu cơ bản về các chủng vi nấm M. anisopliae và B.
bassiana bao gồm những nghiên cứu về điều tra, phân lập và tuyển chọn các
chủng vi nấm có khả năng diệt côn trùng, nghiên cứu các đặc điểm sinh học của
các chủng Metarhizium và Beauveria (Tạ Kim Chỉnh và cs, 2003), nghiên cứu
về lựa chọn các thành phần cơ chất trong môi trường nuôi cấy giống, lựa chọn
các phương pháp bảo quản giống và phương pháp thu hồi sản phẩm trong quy
trình sản xuất chế phẩm (Tạ Kim Chỉnh và cs, 2009).
Nghiên cứu áp dụng phương pháp sinh học phân tử để tuyển chọn chủng
vi nấm M. anisopliae (Phạm Văn Nhạ, 2012). Phạm Văn Nhạ (2004) đã nghiên
cứu ứng dụng chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae để phòng trừ châu chấu tại
Nam Đàn - Nghệ An và Phủ Cừ - Hưng n, kết quả thử nghiệm trong phịng thí
nghiệm đạt tỷ lệ châu chấu trưởng thành chết 100% sau 7 ngày và trên đồng
ruộng tỷ lệ này đạt trên 70%.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lộc, Trưởng Bộ mơn Phịng trừ sinh học, Viện
Lúa đồng bằng sông Cửu Long cho biết: Sau gần 8 năm nghiên cứu, Viện Lúa
đồng bằng sông Cửu Long đã cho ra đời chế phẩm sinh học nấm xanh, với tên
thương mại là Metarhizium anisopliae (sản xuất từ chủng nấm xanh M.a (OM2 B) để quản lý các lồi cơn trùng hại lúa. Đây được xem là tiến bộ kỹ thuật và
ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp những năm gần đây. Các kết quả
thí nghiệm trong nhiều vụ ở nhà lưới, ngồi đồng và thực nghiệm trên diện rộng
cho thấy, chủng nấm xanh, M.a (OM2 -B) có hiệu lực rất cao đối với các lồi
rầy, bọ xít hại lúa và có hiệu lực tương đối khá đối với sâu cuốn lá nhỏ hại lúa.
Sau khi phun bảy ngày, hiệu lực diệt trừ các loài rầy hại lúa đạt từ 73,5 tới
91,5% và hiệu lực trừ bọ xít hại lúa là 73-88% (tùy theo điều kiện nhiệt, ẩm độ
của từng vụ, từng vùng và trên từng cây trồng khác nhau).
Đại học Quốc Gia Hà Nội nghiệm thu đề tài: “Nghiên ứu vi nấm

Metarhizium anisopliae chống mối hại cây trồng”. Kết quả đáng chú ý là đã
10


phân lập được nhiều chủng nấm có khả năng chống loài mối Coptotermes
hainanensis quan trọng và được bảo quản tại bảo tàng vi sinh vật của trường.
Nguyễn Thị Lộc và cs ở Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã thực
hiện dự án SXTN cấp Nhà nước “Hoàn thiện quy trình cơng nghệ sản xuất hai
chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar và Biovip”.
Từ 1998 đến 2002, Trịnh Văn Hạnh và cs ở Trung tâm nghiên cứu mối Viện KH Thủy Lợi, đã nghiên cứu tuyển chọn các chủng M. anisopliae có hiệu
lực cao để phịng trừ lồi mối nguy hiểm nhất (Coptotermes formosanus Shiraki)
phá hại các cơng trình kiến trúc, loài mối hại đê Odontotermes hainanensis và
loài mối hại đập Macrotermes annandelei. Các cơng trình nghiên cứu ứng dụng
sản phẩm nấm M. anisopliae và B. bassiana chủ yếu thực hiện trên các côn
trùng ăn lá (Viện Bảo vệ thực vật, 1997).
Các nghiên cứu ứng dụng chế phẩm nấm để phòng trừ sâu trong đất hại
cây trồng cạn và cây công nghiệp được thực hiện nhiều nhất tại Trung tâm
nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học (Tạ Kim Chỉnh và cs., 2003 - 2006 và từ
2007 đến nay).
Từ năm 1992, Phạm Thị Thùy và cs (1994) đã phân lập, nuôi cấy và thử
nghiệm các chủng nấm bệnh thuộc 3 lồi B. bassiana, M. anisopliae và M.
flavoride để phịng trừ cho một số lồi sâu hại cây nơng, lâm nghiệp như châu
chấu, rầy nâu, sâu đo xanh, sâu khoang bằng phương pháp phun trực tiếp bào tử
Metarhizium trên đồng ruộng.
Nguyễn Dương Khuê và cs (2001) đã nghiên cứu tuyển chọn một số
chủng Metarhzium để thử nghiệm diệt mối C.formosanus trong phịng thí
nghiệm. Các tác giả đã xác định được LT50, LT100, LD50, LD100, của các
chủng M. anisopliae đã tuyển chọn đối với C. formosanus và cho biết có 3
chủng có hiệu lực diệt mối khá cao trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Viện Bảo vệ thực vật đã thu thập, phân lập và tuyển chọn được 28 chủng

(10 chủng Beauveria và 18 chủng Metarhizium) trên các loại sâu hại khác nhau
tại các tỉnh phía Bắc và phía Nam đã chọn được 4 chủng có hoạt lực diệt cơn
trùng rất cao và hiện đang sử dụng để sản xuất chế phẩm là 2 chủng Beauveria
bassiana và Metarhizium anisopliae. Đã sản xuất được 2.355 kg Beauveria và
3.275 kg Metarhizium sử dụng trừ sâu keo da láng, sâu khoang ăn lá đậu tương
và sâu xanh đục quả đậu xanh. Hiệu quả của Beauveria đối với sâu xanh là 68,2
- 72,3%, còn Metarhizium đạt 69,2 - 75,1% , hiệu quả của nấm Metarhizium trừ
bọ hại dừa đạt 63,63-81,42%. Đặc biệt trong năm 2012 Viện đã sản xuất được
6.500 kg chế phẩm nấm để phòng trừ các lồi sâu hại sống trong đất hại mía
đường. Viện Bảo vệ thực vật đã thử nghiệm chế phẩm nấm Metarhizium
11


anisoplie để phòng trừ ve sầu hại cà phê ở các tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng với
lượng 500 g/gốc sau 45 ngày kết quả đạt 33,33%.
Võ Thị Thu Oanh và cs (2008) đã nghiên cứu khả năng gây bệnh của nấm
Metarhizium anisoplie đối với rệp sáp giả (Dysmicoccus sp) trên cây na cho biết
trong điều kiện phịng thí nghiệm nấm Metarhizium anisoplie có hiệu lực cao ở
nồng độ 9 x 108 bt/ ml sau 5 ngày xử lý. Bộ mơn phịng trừ sinh học Viện lúa
đồng bằng sơng Cửu long đã sản xuất được 3.440 kg chế phẩm (2.175 kg chế
phẩm M.a và 1265kg chế phẩm B.b) phục vụ cho các thí nghiệm diện rộng và
ứng dụng phịng trừ sâu hại lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp... tại các tỉnh Cần
Thơ, An Giang, Trà Vinh và Tiền Giang... Hiệu quả phòng trừ đạt 70 - 80%.
Trường đại học Nơng lâm thành phố Hồ Chí Minh đã xác định 16 mẫu
nấm Metarhizium anisopliae và chia làm 2 nhóm Ma-VN1, Ma-VN2 đã được
đăng ký trên ngân hàng dữ liệu GenBank (Võ Thị Thu Oanh và cs, 2009).
Để thực hiện nền nông nghiệp hiện đại và bền vững, các loại nấm ký sinh
côn trùng là đối tượng được khuyến cáo để sản xuất thuốc vi sinh trừ côn trùng
bằng con đường sinh học công nghiệp và con đường thủ công áp dụng cho cho
phạm vi hộ nông dân.

* Một số lưu ý khi sử dụng nấm
- Phun thật kỹ vào nơi côn trùng hay gây hại, phun vào buổi chiều mát.
- Khơng phun thuốc khi trời chuyển mưa.
- Bình xịt phải rửa sạch phân bón, hóa chất.
- Khơng nên hịa chế phẩm với các loại thuốc trừ bệnh có hoạt chất
Carbenzim
III. Một số nấm đối kháng và nấm rễ
1. Sơ lược về nấm đối kháng và nấm rễ
1.1. Nấm đối kháng (Trichoderma)
Trong tự nhiên, đất chứa nhiều vi sinh vật sống chung với nhau. Chúng
cạnh tranh nhau về không gian sinh sống và chất dinh dưỡng. Một số vi sinh vật
gây bệnh cho cây trồng, số khác là những sinh vật phân hủy các chất hữu cơ
nhưng không gây hại cho cây trồng, số cịn lại giúp ích cho cây trồng bằng cách
đối kháng với vi sinh vật gây bệnh hoặc tăng cường khả năng kháng bệnh của
cây, Trichoderma thuộc vào nhóm này, chúng sống trên các xác bã thực vật và
các chất hữu cơ trong đất nhưng không gây hại cho thực vật, một số lồi
Trichoderma có khả năng ký sinh trên các loài nấm gây bệnh cho cây trồng một
số lồi Trichoderma có khả năng ký sinh trên các lồi nấm gây bệnh cho cây
trồng. Các nấm bệnh có thể bị Trichoderma ức chế: Pythium, Phytophthora,
12


Fusarium, Rhizoctonia, Sclerotinia và Verticillium. Được sếp vào loại nhóm nấm
nhỏ phân bố ở hầu hết các loại đất trên thế giới.
Trichoderma vừa có khả năng phân hủy cellulose vừa có khả năng đối
kháng lại các lồi nấm gây bệnh ở thực vật nên việc dùng Trichoderma trong
phân bón là lựa chọn tốt vừa bảo vệ được cây trồng, tăng thêm thu nhập, giảm
chi phí đầu tư và bảo vệ mơi trường. Ngồi tính chất phân hủy trên, tính đối
kháng của Trichoderma cũng được biết đến từ rất lâu, ấn phẩm đầu tiên được
xuất bản vào năm 1887. Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên sâu về tính đối

kháng và khả năng ứng dụng như là phương thức chống lại các tác nhân gây
bệnh trên cây trồng chỉ được bắt đầu vào khoảng giữa 2 cuộc thế chiến. Năm
1952, Wood thông báo về tính đối kháng của Trichoderma viride đối với nấm
bệnh trên rau diếp là Botrytis cinerea. Ngày nay, người ta còn biết sử
dụngTrichoderma để bảo vệ cây trồng khỏi các bệnh nấm ở rễ (như Pythium,
Fusarium, Rhizoctonia; Phytophthora,...) và cả các bệnh ở các phần trên mặt đất
(như Botrytis cinerea).
Nấm Trichoderma được ứng dụng để bảo vệ cây trồng chống các nấm và
vi khuẩn gây bệnh. Nấm Trichoderma đối kháng với nấm gây bệnh cây trồng
thông qua nhiều cơ chế bao gồm ký sinh, chất kháng sinh và enzyme phân
hủy vách tế bào của nấm bệnh (Nguyễn Văn Đĩnh et al., 2007).
Ở Việt Nam trong những năm gần đây các cây họ đậu, cây họ
cà, rau họ hoa thập tự vv… đã và đang được chú ý phát triển.Trong
quá trình sinh trưởng phát triển của cây, một số bệnh có nguồn gốc
trong đất như bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani) gây hại hầu hết cây
trồng của các họ nêu trên, bệnh héo gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii)
hại nhiều loài cây họ đậu, họ cà, bệnh héo gốc mốc đen (Asperrgillus
niger) hại lạc,. Việc dùng thuốc hố học để phịng trừ các bệnh trên
khơng cho hiệu quả cao mà cịn có thể gây ơ nhiễm mơi trường, hại
các vi sinh vật sống trong đất, gây mất cân bằng sinh học. Do vậy
nghiên cứu và áp dụng chế phẩm nấm đối kháng Tricoderma viride để
phòng trừ các bệnh nêu trên là cần thiết. Thử nghiệm Trichodema làm
ức chế đến tản nấm và sự hình thành hạch nấm của S.rolfsii trong điều
kiện in vitro để chọn chủng Trichodema có tiềm năng phịng trừ nấm
S.rolfsii (Trần Thị Thu Hà, Phạm Thanh Hòa, 2012).
1.2. Nấm rễ (Mycorrhiza)
Nấm rễ hình thành một mối quan hệ cộng sinh, do sự thay đổi môi trường
sống thực vật nó sẽ tạo ra màu đỏ, thảm thực vật giảm tương đối về số lượng các
cây nấm rễ cũng giảm, rất nhiều loại nấm rễ, đặc biệt arbuscular mycorrhizae
13



trong mơi trường sống bị xáo trộn nghiêm trọng có thể khơng được nhanh chóng
xâm chiếm thuộc địa, vì bào tử của chúng là tương đối lớn, khó có thể lây lan
qua gió, nhưng do mơi trường sống bị xáo trộn rễ của cây xuống đất. Vì vậy, các
loại đa dạng rễ của thảm thực vật sẽ có giảm nhỏ hơn. Sợi nấm rễ trong cấu trúc
đất cũng đóng một vai trị quan trọng trong cấu trúc đất có liên quan đến việc
phục hồi thành công cắt giảm, lý do tại sao một số đất rừng bị suy thoái được coi
là khơng thích hợp để trồng rừng, chủ yếu là do những thay đổi cấu trúc đất của
nó trong bộ nấm.
Nấm rễ tìm thấy Năm 1885, nhà khoa học Đức Frank trong nghiên cứu
này lần đầu tiên phát hiện ra rằng một số sợi nấm với rễ cây cộng sinh bình
thường, và quan sát của ơng về nấm và rễ cây cộng sinh có tên là "nấm rễ."
"Mycorrhiza" khái niệm đưa ra là mọi người bắt đầu nghiên cứu dấu hiệu rễ,
Frank đã trở thành người sáng lập của mycorrhizae. Sau đó, với nghiên cứu sâu
hơn, nó đã được quan sát thấy rằng nhiều loài thực vật như hoa lan, cây đỗ
qun, sung, cây thơng, vv… sẽ được hình thành theo những cách khác nhau
nhiễm trùng rễ. Nhưng phải đến năm 80 của thế kỷ 20 mới được tập trung
nghiên cứu và ứng dụng sản xuất.
Nấm rễ cộng sinh là hiện tượng rất phổ biến trong tự nhiên, có khoảng 60
- 80% các lồi thực vật trên thế giới có mối quan hệ cộng sinh với nấm nội cộng
sinh. Đây là mối quan hệ cộng sinh không thể tách rời. Nấm khơng có rễ thì
khơng thể tồn tại, cây khơng có nấm cây sinh trưởng yếu vàng và chết. Đã có
nhiều cơng trình khoa học chứng minh vai trị của nấm cộng sinh mang lại
những lợi ích to lớn, thiết thực đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của
cây trong điều kiện bất lợi của môi trường, bởi vậy chỉ trong điều kiện đất đai
khô hạn, nghèo dinh dưỡng thì nấm rễ mới phát huy tốt vai trị cộng sinh của
mình. Chính vì vậy, hình thức cộng sinh này đã và đang được nghiên cứu (về
phân loại, sinh học phân tử, ảnh hưởng của chúng đối với thực vật...) và ứng
dụng vào thực tiển sản xuất nông – lâm nghiệp ở nhiều nước trên thế giới.

Căn cứ về mặt hình thái có thể chia nấm rễ thành 3 loại chủ yếu: Nấm rễ
ngoại cộng sinh, nấm rễ nội cộng sinh và nấm rễ nội ngoại cộng sinh.
* Nấm rễ ngoại cộng sinh (Ectomycorrhiza): Đây là một loại nấm hình
thành mạng lưới Hartig trong gian bào tầng vỏ rễ và mô sợi nấm dày đặc trên bề
mặt rễ của cây, khơng có mũ rễ, khơng có lơng hút. Nâm rễ ngoại cộng sinh
thường có màu sắc và hình dạng nhất định (có thể nhận thấy bằng mắt thường).
* Nấm rễ nội cộng sinh (Endomycorrhiza): Đặc trưng là khơng có sự biến
đổi màu sắc và hình thái của rễ, có lơng hút, khơng có thể sợi nấm và khơng có
mạng lưới Hartig. Nấm rê nội cộng sinh gồm 2 loại là: nấm rê nội cộng sinh
14


khơng có màng ngăn (AEM) và sợi nấm nội cộng sinh có màng ngăn (SEM).
Với loại SEM, khi giải phẫu sẽ thấy bên trong tế bào biểu bì rễ có các túi bọt
(Vesicular) và chùm (Arbuscular).
* Nấm rễ nội – ngoại cộng sinh (Ectendomycorrhiza): Mang đặc trưng
của 2 loại nội cộng sinh và ngoại cộng sinh về hình thái cũng như sinh lý.
Hiện nay, người ta nhận thấy có 7 hình thức cộng sinh:
* Arbuscular Mycorrhiza Fungi (AMF): Cộng sinh kiểu tạo bụi (chùm).
* Ectomycorrhizas (ECM): Nấm rễ ngoại cộng sinh.
* Orchid Mycorrhizas: Nấm rễ cộng sinh với các cây họ Lan
(Orchidaceae).
* Ericoid Mycorrhizas: Nấm rễ cộng sinh với các cây thuộc bộ Đỗ Quyên
(Ericales).
* Ectendo Mycorrhizas: Nấm rễ nội – ngoại cộng sinh.
* Arbutoid Mycorrhizas: Nấm rễ có cả nội cộng sinh và ngoại cộng sinh
nhưng chỉ xuất hiện giới hạn trong các chi Arbutus, Arctostaphylos và Arctous
của họ Đỗ Quyên (Ericaceae).
* Monotropoid Mycorrhizas: Nấm rễ cộng sinh xuất hiện trong họ
Monotropaceae của bộ Đỗ Quyên (Ericales).

Theo thống kê của Harley (1959), khoảng 3% số cây có hoa ở các lồi cây gỗ
và cây bụi có ECM, 90% các lồi cây thân cỏ có AMF, ngồi ra một số lồi cây
gỗ có cả ECM và AMF.
2. Các tiềm năng, thuận lợi trong việc ứng dụng nấm rễ và nấm đối kháng
trong sản xuất nông nghiệp.
2.1. Nấm đối kháng
Trichodema là một loại nấm đối kháng có khả năng kiểm sốt tất cả các
loại nấm gây bệnh khác, giết được nhiều loại nấm gây thối rễ chủ yếu như:
Pythium, Rhizoctonia và Fusarium. Qúa trình đó được gọi là ký sinh nấm
(mycoparasitism). Đã có các nghiên cứu đươc thực hiện điển hình là nghiên cứu
và áp dụng các chế phẩm CP2, CP3, CP4 sản xuất nấm đối kháng Tricoderma
viride để phòng trừ các bệnh nấm Rhizoctonia solani gây bệnh lở cổ rễ, nấm,
Sclerotium rolfsii gây bệnh héo gốc mốc trắng cây khoai tây, lạc, đậu tương làm
tăng năng suất), năng suất khoai tây tăng 9,7%. Năng suất đậu tương tăng
12,2%. Năng suất lạc tăng 15,6% so với ruộng không xử lý chế phẩm (Nguyễn
Văn Viên et al., 2012).
Trichoderma tiết ra một loại emzyme làm tan vách tế bào của các loại
nấm khác. Sau đó nó có thể tấn cơng vào bên trong loài nấm gây hại biến chúng
thành thức ăn và tạo nên những hữu cơ có lợi. Sự kết hợp này cho phép nó bảo
15


vệ vùng rễ của cây trồng chống lại các loài nấm gây thối rễ. Nó cịn giúp tái tạo,
phục hồi lại các rễ bị tổn thương do tuyến trùng hoặc rệp sáp gây ra.
Trichoderma cịn tạo ra chất có hoạt tính tương tự như “thuốc kháng sinh”, có
tác dụng kìm hãm sự tăng trưởng của các tác nhân gây bệnh đồng thời nó là một
“ký sinh” giết chết các lồi gây bệnh, tiết ra các enzyme phân hủy chúng.
Trichoderma sinh sản vơ tính theo cấp số nhân, sinh trưởng mạnh mẽ với nhiệt
độ từ 25-30ºC, tồn tại trên môi trường thuận lợi khoảng 18 tháng. Có thể bị hủy
diệt dưới ánh nắng kéo dài trong 2 giờ với nhiệt độ cao và trời mưa nhiều ngày.

Nấm Trichoderma có khả năng kích thích sự sinh trưởng của cây trồng.
Trichoderma bám vào những vùng rễ cây như những sinh vật cộng sinh khác, sự
đeo bám này mang lại lợi ích cho cả cây trồng lẫn Trichoderma. Nó tiết ra đất
những chất kích thích để rễ cây ăn sâu xuống lịng đất, làm cho rễ cây khỏe hơn
và tăng khả năng hút dinh dưỡng, tăng khả năng phòng vệ, tạo thành một lớp
măng xông bảo vệ vùng rễ cây tránh sự xâm nhập của mầm bệnh của các loại
nấm bệnh, làm giảm khả năng nhiễm bệnh nhờ Trichoderma bám vào các đầu rễ
cây, tăng khả năng ra hoa, thụ phấn, tăng trọng lượng quả và chiều cao của cây,
làm tăng năng suất cây trồng... Các chế phẩm nấm Trichoderma được sản xuất
và sử dụng như là chất kiểm soát sinh học một cách có hiệu quả. Hình thức sử
dụng dưới dạng chế phẩm riêng biệt hoặc phối trộn vào phân hữu cơ để bón cho
cây trồng vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây vừa tăng khả năng kháng bệnh của
cây. Lợi dụng khả năng phân hủy cellulose, phân giải lân chậm tan của
Trichoderma mà người ta đã trộn Trichoderma vào quá trình sản xuất phân hữu
cơ vi sinh để thúc đẩy quá trình phân hủy hữu cơ được nhanh chóng. Sử dụng
chế phẩm Trichoderma ủ phân hữu cơ để bón cho cây trồng sẽ giúp tăng cường
hệ vi sinh vật có ích trong đất; phân giải nhanh các chất hữu cơ thành dạng dễ
tiêu, cung cấp dinh dưỡng cho cây; phòng một số nấm bệnh gây hại cho cây
trồng, chất lượng phân cao hơn. Lúa được bón phân hữu cơ có trộn chế phẩm
sinh học Trichoderma sẽ giúp giảm được 60% NPK phân hóa học, tăng hàm
lượng Silic trong thân và hạt giúp cây lúa chống chịu sâu bệnh tốt hơn, làm tăng
năng suất lúa cũng như tăng hiệu quả kinh tế trồng lúa. Nấm Trichoderma spp.
hiện diện gần như trong tất cả các loại đất và trong một số môi trường sống
khác. Chúng là loại nấm được nuôi cấy thông dụng nhất. Chúng hiện diện với
mật độ cao và phát triển mạnh ở vùng rễ của cây, một số giống có khả năng phát
triển ngay trên rễ. Những giống này có thể được bổ sung vào trong đất hay hạt
giống bằng nhiều phương pháp. Ngay khi chúng tiếp xúc với rễ, chúng phát triển
trên bề mặt rễ hay vỏ rễ phụ thuộc vào từng giống. Vì vậy, khi được dùng trong
xử lý hạt giống, những giống thích hợp nhất sẽ phát triển trên bề mặt rễ ngay cả
16



khi rễ phát triển dài hơn 1m phía dưới mặt đất và chúng có thể tồn tạo, cịn hiệu
lực cho đến 18 tháng sau khi sử dụng. Tuy nhiên, không có nhiều giống có khả
năng này.
Ngồi sự hình thành khuẩn lạc trên rễ, nấm Trichoderma cịn tấn cơng, ký
sinh và lấy chất dinh dưỡng từ các loài nấm khác. Bởi vì nơi Trichoderma phát
triển tốt nhất là nơi có nhiều rễ khỏe mạnh, vì Trichoderma sở hữu nhiều cơ chế
cho việc tấn cơng các lồi nấm gây bệnh cũng như cơ chế cho việc nâng cao sự
sinh trưởng và phát triển của cây. Nhiều phương pháp mới trong kiểm soát sinh
học và nâng cao sự sinh trưởng của cây hiện nay đã được chứng minh rõ ràng.
Quá trình này được điều khiển bởi nhiều gen và sản phẩm từ gen khác nhau. Sau
đây là một số cơ chế chủ yếu: Ký sinh nấm, kháng sinh, cạnh tranh chất dinh
dưỡng và không gian; sự chịu đựng các điều kiện bất lợi bằng việc gia tăng sự
phát triển của cây và rễ; làm hịa tan và cơ lập chất dinh dưỡng vơ cơ, cảm ứng
sự kháng bệnh, bất hoạt enzyme gây bệnh.
Hầu hết các giống Trichoderma khơng sinh sản hữu tính mà thay vào đó
là cơ chế sinh sản vơ tính. Tuy nhiên, có một số giống sinh sản hữu tính đã được
ghi nhận nhưng những giống này khơng thích hợp để sử dụng trong các phương
pháp kiểm soát sinh học. Phương pháp phân loại truyền thống dựa trên sự khác
nhau về hình thái, chủ yếu là ở bộ phận hình thành bào tử vơ tính. Gần đây,
nhiều phương pháp phân loại dựa trên cấu trúc phân tử đã được sử dụng. Hiện
nay, nấm Trichoderma ít nhất 33 lồi.
* Khả năng kiểm sốt bệnh
Rất nhiều giống Trichoderma có khả năng kiểm sốt tất cả các loài nấm
gây bệnh khác. Tuy nhiên một số giống thường có hiệu quả hơn những giống
khác trên một số bệnh nhất định. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy,
nấm Trichoderma giết nhiều loại nấm gây thối rễ chủ yếu như: Pythium,
Rhizoctonia và Fusarium. Q trình đó được gọi là: ký sinh nấm
(mycoparasitism). Tricoderma tiết ra một enzym làm tan vách tế bào của các loài

nấm khác. Sau đó nó có thể tấn cơng vào bên trong lồi nấm gây hại đó và tiêu
thụ chúng. Chủng sử dụng trong T-22 tiết ra nhiều enzym chính yếu,
endochitinase, hơn các chủng hoang dại, do đó, T-22 sinh trưởng tốt hơn và tiết
ra nhiều enzym hơn các chủng hoang dại. Sự kết hợp này cho phép nó bảo vệ
vùng rễ của cây trồng chống lại các loại nấm gây thối rễ trên đồng ruộng.
Những phát hiện mới hiện nay cho thấy rằng một số giống có khả năng
hoạt hóa cơ chế tự bảo vệ của thực vật, từ đó những giống này cũng có khả năng
kiểm sốt những bệnh do các tác nhân khác ngoài nấm.
* Ứng dụng của nấm đối kháng Trichoderma
17


 Lương thực và ngành dệt
Trichoderma là những nhà máy sản xuất nhiều enzyme ngoại bào rất có
hiệu quả. Chúng được thương mại hóa trong việc sản xuất các cellulase và các
enzyme khác phân hủy các polysaccharide phức tạp. Nhờ vậy chúng thường
được sử dụng trong thực phẩm và ngành dệt cho các mục đích tương tự.
 Chất kiểm sốt sinh học
Hiện nay loài nấm này đã được sử dụng một cách hợp pháp cũng như
không được đăng ký trong việc kiểm soát việc bệnh trên thực vật. Các chế phẩm
nấm Trichodema được sản xuất và sử dụng như chất kiểm sốt sinh học một
cách có hiệu quả hình thức sử dụng dưới dạng riêng biệt hoặc được phối trộn
vào phân hữu cơ để bón cho cây trồng vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây vừa
tăng khả năng kháng bệnh của cây.
 Kích thích sự tăng trưởng của cây trơng
Những lợi ích mà những loại nấm này mang lại đã được biết đến từ nhiều
năm qua bao gồm việc kích thích sự tăng trưởng và phát triển của thực vật do
việc kích thích sự hình thành nhiều hơn và phát triển mạnh hơn của bộ rễ so với
thông thường. Những cơ chế giải thích cho các hiện tượng này chỉ mới được
hiểu rõ ràng hơn trong thời gian gần đây. Hiện nay, một giống

nấm Trichoderma đã được phát hiện là chúng có khả năng gia tăng số lượng rễ
mọc sâu (sâu hơn 1 m dưới mặt đất). Những rễ sâu này giúp các lồi cây như
bắp hay cây cảnh có khả năng chịu được hạn hán.
Một khả năng có lẽ đáng chú ý nhất là những cây bắp có sự hiện diện của
nấm trichodema dịng T22 ở rễ có nhu cầu về đạm thấp hơn đến 40% so với
những cây khơng có sự hiện diện của nấm này ở rễ.
 Nguồn gen để sử dụng trong chuyển gen
Nhiều vi sinh vật kiểm sốt sinh học đều có chứa một số lượng lớn gen
mã hóa các sản phẩm có hoạt tính cần thiết để sử dụng trong kiểm soát sinh học.
Nhiều gen có nguồn gốc từ Trichodema đã được tạo dịng và có tiềm năng ứng
dụng rất lớn trong chuyển gen để tạo ra cây có khả năng kháng được nhiều bệnh.
Chưa có gen nào được thương mại hóa tuy nhiên có một số gen hiện đang được
nghiên cứu và phát triển.
 Khả năng ứng dụng ở Việt Nam
Các kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Cần thơ, Viện Lúa Đồng
Bằng Sông Cửu Long, Công ty thuốc sát trùng Việt Nam, Viện Sinh học Nhiệt
đới đã cho thấy hiệu quả rất rõ ràng của nấm Trichoderma trên một số cây trồng
ở Đồng bằng Sông Cửu long và Đông Nam Bộ. Các nghiên cứu cho thấy nấm
Trichoderma có khả năng tiêu diệt nấm Furasium solani ( gây bệnh thối rễ trên
18


cam quýt, bệnh vàng lá chết chậm trên tiêu ) hay một số loại nấm gây bệnh khác
như Sclerotium rolfsii, Fusarium oxysporum, Rhizoctonia solani. Công dụng thứ
hai của nấm Trichoderma là khả năng phân huỷ cellulose, phân giải lân chậm
tan. Lợi dụng đặc tính này người ta đã trộn Trichoderma vào quá trình sản xuất
phân hữu cơ vi sinh để thúc đẩy quá trình phân huỷ hữu cơ được nhanh chóng.
Như vậy sử dụng Trichodema có những lợi ích sau:
- Tận dụng được phế liệu thực vật làm nguyên liệu sản xuất (phân bón).
- Bảo vệ rễ cây khỏi các tác nhân gây bệnh.

- Giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt các mầm gây
bệnh.
- Giảm thiểu dùng phân bón hóa học.
- Giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường.
- Nhiều thương phẩm về kiểm sốt sinh học đã được phép lưu hành,
trong đó các chế phẩm có sử dụng Trichodema được sử dụng ở nhiều quốc gia
(New Zealand, Mỹ, Pháp, Đức, Israel, Thái Lan, Ấn độ, Việt Nam…).
Trichodema được dùng rộng rãi trong các loại rau, cây ăn quả, trồng hoa, nho
và các cây trồng làm cảnh quan.
- Ngoài các ưu điểm như trên, khi dung Trichoderma spp. cịn có những
ưu điểm khác như: Khơng gây hại cho người và vật ni, có phổ đối kháng
rộng trên các loài nấm gây bệnh trên cây trồng, sử dụng nhiều cơ chế để kháng
lại các vi sinh vật gây bệnh, tồn tại lâu dài trong đất nhờ khả năng tự sản sinh ra
bào tử, phát triển nhanh trong đất, đẩy nhanh quá trình hấp thu các chất dinh
dưỡng và kích thích tăng trưởng cây trồng.
2.2. Nấm rễ
Một số loại nấm và vi khuẩn phát triển trên đất có thể hình thành quá trình
cộng sinh với thực vật. Sự kết hợp đó mang lại lợi ích cho cả thực vật và vi sinh
vật. Các nhà khoa học đã xác định được một số hình thức cộng sinh. Trong đó,
q trình cộng sinh chủ yếu là giữa nấm Glomeromycete và rễ cây, được gọi là
"arbuscular mycorrhiza" – nấm rễ cộng sinh. Có đến 70 - 90% trong số các lồi
thực vật sống trên đất tham gia vào việc hình thành cộng sinh nấm rễ (arbuscular
mycorrhizae). Các nghiên cứu gần đây cho thấy nấm có khả năng kích thích sự
sinh trưởng của cây, giúp cho thực vật có thể hấp thụ hiệu quả nước và các chất
dinh dưỡng vi lượng từ đất. Đặc tính này của nấm có thể được dùng nhằm hạn
chế sử dụng phân bón hóa học đối với cây trồng.
Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, nấm Glomeromycete có thế phát
ra các tín hiệu phân tử cộng sinh khuếch tán. Nhà nghiên cứu Jean Dénarié
thuộc Phòng thí nghiệm tương tác giữa vi sinh vật và thực vật (Laboratoire des
interactions plantes micro-organismes - viết tắt là LIPM), ở Toulouse cho rằng:

19


“Thách thức là làm sao lọc được những phân tử này và phân loại chúng theo
hoạt động sinh học”. Thực tế, bằng phương pháp hóa học phân tích, nhóm
nghiên cứu của ông đã lọc và xác định được cấu trúc của các tín hiệu phân tử
này đối với nấm rễ, những tín hiệu phân tử đó được gọi là các nhân tố Myc. Các
thí nghiệm cho thấy rằng các nhân tố Myc kích thích q trình hình thành nấm
rễ và phát triển hệ thống rễ trong những mẫu cây họ đậu (Medicago truncatula),
ngồi ra, cịn trong các lồi thuộc các họ thực vật khác như cúc vạn thọ
(Asteraceae) và cà rốt (Apiaceae).
Hiện nay, nhóm nghiên cứu này đang dự định tiến hành những cuộc thử
nghiệm nhân tố Myc trên phạm vị rộng trong các điều kiện nông học. Họ hy
vọng rằng những nhân tố này có thể cải thiện sản lượng mùa màng trong việc
sản xuất lúa, ngơ, lúa mì, lúa mạch và những loại ngũ cốc khác, từ đó giảm thiểu
nhu cầu sử dụng phân bón hóa học. Ngồi ra, cũng cịn có các phương pháp hóa
học tương tự trên hạt giống thơng qua các nhân tố tín hiệu khác. Ví dụ, cấy mầm
với các nhân tố Nod (những tín hiệu thúc đẩy q trình cộng sinh giữa vi khuẩn
cố định nitơ và các cây họ đậu) giúp giảm thiểu khối lượng phân bón ni-tơ. Hiện
nay, liệu pháp nhân tố Nod đã được áp dụng trên hơn 3 triệu ha đất khắp nước
Mỹ, Nam Mỹ và Châu Âu.
Thực tế cho thấy, so với nhân tố Nod, nhân tố Myc lại có lợi đối với nhiều
lồi cây trồng trong nơng nghiệp hơn. Về điều này, ông Jean Dénarié kết luận:
“Từ khi quá trình cộng sinh nấm rễ lan rộng, các nhân tố Myc có phạm vi tác
động đến cây trồng lớn hơn hẳn các nhân tố Nod, chủ yếu là ở các cây nơng
nghiệp”. Nhân tố Myc đóng vai trị quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát
triển của cây, và góp phần khơng nhỏ vào việc thúc đẩy làm tăng năng suất,
giảm chi phí cho các hoạt động sản xuất, gieo trồng cây nơng nghiệp.
Nói về tầm quan trọng của sự cộng sinh nấm rễ, ông Jean Dénarié cũng
cho rằng: “Hình thức cộng sinh này đã có từ 400 triệu năm về trước và đóng vai

trị quan trọng trong q trình xâm nhập đất đai của các lồi thực vật”. Mặc dù
xác định được tầm quan trọng to lớn của cộng sinh nấm rễ như vậy nhưng những
cơ chế bên trong quá trình hình thành cộng sinh nấm rễ chỉ mới đang bắt đầu hé
mở cho các nhà nghiên cứu những điều bí mật về chúng.
Rễ hình thành, có thể làm tăng đáng kể sự hấp thu các chất dinh dưỡng
thực vật khác nhau, chẳng hạn như phốt pho, kẽm, đồng, nitơ, kali, mangan, lưu
huỳnh và các yếu tố hấp thụ, đặc biệt là khi được lưu trữ trong các chất dinh
dưỡng chất hữu cơ phức tạp, cây rễ hấp thu dinh dưỡng chủ yếu phụ thuộc.
Ngoài ra nấm rễ có thể điều chỉnh hoạt động của enzyme trong thực vật, thay
đổi sự cân bằng của các hormone nội sinh trong cây trồng tiết phytoalexin, để
20


cải thiện dinh dưỡng cây trồng và điều kiện độ ẩm, cải thiện tính kháng hạn,
kháng bệnh, thúc đẩy tăng trưởng, tăng sản lượng và nâng cao chất lượng. các
cây trồng ở các giai đoạn phát triển khác nhau phụ thuộc vào rễ khác nhau. Một
số cây phải cộng sinh với Mycorrhizae để tồn tại. Nhiều loài bắt buộc cộng sinh
với rễ để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, mycorrhizae là một điều kiện cần
thiết để giới thiệu thành cơng và trồng trọt.. PM nấm có thể làm tăng hoa hồng,
hoa anh đào, hoa dâm bụt như tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ ra hoa.Tại Hoa Kỳ,
Đức, Nhật Bản và các nước khác đã bón phân bón sinh học cho cây có thể cải
thiện tỷ lệ sống của cây giống và tiềm năng tăng trưởng của chúng. Nấm rễ được
sử dụng trong cây con rễ là rất hiệu quả. Đặc biệt là cây con tiêm mycorrhizae
có thể khắc phục những điểm yếu của sự tăng trưởng chậm của nó, tăng khả
năng thích ứng với mơi trường, làm giảm thời gian trẻ hóa, trong khi giảm ni
cấy mơ trong cơ hội đất không tiệt trùng mắc bệnh. Cây phát triển rễ và phát
triển trong việc thúc đẩy vai trò quan trọng hơm nay đã được hồn tồn khẳng
định. Do đó nghiên cứu rễ hiện đang là mối quan tâm trên thế giới. Các nền kinh
tế phát triển như Mỹ, Anh, Canada, Úc, Đức, Pháp và do đó sự quan tâm nghiên
cứu nấm rễ, các nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc và Malaysia cũng

đang đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển của mycorrhizae.
Thạc sỹ Trần Thị Dạ Thảo là chuyên gia nghiên cứu về nấm rễ trên cây
ngô. Bà đã nghiên cứu về sự cộng sinh của nấm Mycorrhiza trên cây ngô. Qua
nghiên cứu cho thấy rằng nấm rễ có khả năng rất lớn trong việc tiết kiệm nước,
tăng hấp thu dịnh dưỡng và tăng năng suất cây trồng.
* Ứng dụng của nấm rễ mang lại những ích lợi cho cây trồng
- Phát triển bộ rễ đồng đều tăng kích thước và trọng lượng từ 30% - 50%,
số lượng lông hút của bộ rễ nhiều hơn và bộ rễ khỏe mạnh hơn.
- Tăng cường khả năng hấp thụ của rễ do sự thay đổi và sinh lý của bộ rễ
dẫn đến việc hấp thu khoáng chất (Zn, Magan, Cu…) và nước tốt hơn.
- Tăng cường tổng hợp và chuyển hóa các chất dinh dưỡng tốt hơn (P, N,
đặc biệt là lân dễ tiêu thụ).
- Tăng khả năng chống chịu và điều kiện bất lợi từ đất và môi trường.
- Tăng khả năng chống chịu bệnh của cây trông.
- Giảm chết cây con vườn ươm khi xuất vườn.
- Duy trì độ phì của đất.
- Giảm lượng sử dụng phân bón hóa học.
- Cải thiện năng suất và chất lượng nơng sản.
2.3 Khó khăn trong việc ứng dụng nấm rễ và nấm đối kháng trong sản
xuất nông nghiệp.
21


- Để sử dụng được các chế phẩm đạt hiệu quả cao cần các điều kiện về
thời tiết và ẩm độ cao hơn các thuốc hóa học nên khơng được người dân dùng
nhiều.
- Hiệu quả phòng trừ chậm, ko mang tính dập dịch, chỉ ảnh hưởng đến
một số lồi vi sinh vật nhất định và mang tính thụ động nhiều hơn.
- Hạn sử dụng khơng cao bằng các thuốc hóa học và chế phẩm khác nên
công tác bao quản không được thuận lợi.

- Các nghiên cứu để ứng dụng chế phẩm sinh học của nấm còn hạn chế
chưa được đa chủng loại như các loại khác.
- Đa số gười nông dân dùng phân bón và thuốc hóa học từ lâu nên quen,
chưa nắm bắt về ích lợi của việc sử dụng chế phẩm nấm vào canh tác.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Tiềm năng sử dụng các chế phẩm sinh học của nấm trong canh tác cây
trồng rất lớn, là một hướng đi đúng đắn, hướng tới một nên nông nghiệp hữu
cơ, sinh thái bền vững và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế,
việc sử dụng chế phẩm sinh học của nấm ở Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt
là nhóm chế phẩm sinh học phịng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
Vì vậy, Nhà nước và ngành nơng nghiệp phải có chính sách khuyến khích
hộ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này.
Ngồi ra cần có sự đầu tư chuyển giao kỹ thuật, tuyên truyền, hướng dẫn người
nông dân ủng hộ và ứng dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học của nấm trong sản
xuất nông nghiệp. Như vậy mới giúp cho nơng dân có thể nâng cao chất lượng,
giảm giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho nông dân trong nền kinh tế hội nhập
và cải thiện môi trường.
2. Đề xuất
Cần tiếp tục nghiên cứu ứng dụng các chủng nấm Metarhizium,
Beauveria bassiana, Entomophaga grylli, Nomuraea rileyi, Trichoderma,.. để
phòng trừ nhiều đối tượng sâu, bệnh hại nhằm tạo ra các sản phẩm nơng nghiệp
an tồn và bền vững./.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Nam – Giáo trình “Bảo vệ thực vật nâng cao” Trường Đại
học Tây Nguyên, 2012.

2. Nguyễn Xuân Thành – Lê Văn Hưng – Phạm Văn Toản, Giáo trình cơng
nghệ vi sinh vật trong sản xuất nơng nghiệp và xử lí ơ nhiễm mơi trường,
NXB Nông nghiệp HN, 2003.
3. Nguyễn Văn Thuận, Bài giảng đấu tranh sinh học ứng dụng, Đại học sư
phạm Huế, 2003.
4. Phạm Thị Thùy, Công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật, NXB ĐHQG
HN, 2004.
5. Trần Thị Thu Hà, Phạm Thanh Hòa, 2012. Khả năng đối kháng của nấm
trichodema với nấm bệnh hại cây trồng sclerotium rolfsii sacc trong điều
kiện in vitro. Tạp chí khoa học, Đại học Huế, Tập 75A, số 6, (2012), 4955.
6. Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Thị Tú, Bùi Văn Công, 2012. Nghiên cứu sản
xuất và sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma viride phòng trừ
một số bệnh nấm hại vùng rễ cây khoai tây, lạc, đậu tương. Tạp chí Khoa
học và Phát triển 2012: Tập 10, số 1: 95 – 102.

23


×