Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bai 2 Hang hoa tien te thi truong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.58 KB, 6 trang )

TIẾT PPCT: Tiết 4

Ngày soạn: 25/9/2018
Ngày dạy: 02/10/2018
Lớp: 11/
Bài 2
HÀNG HÓA – TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG
( tiết 2)

A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Hiểu và trình bày được các bản chất, chức năng của tiền tệ
2. Về kỹ năng
- Phân biệt được các chức năng của tiền tệ
3. Về thái độ
- Coi trọng đúng mức vai trò của tiền tệ và các chức năng của tiền tệ
B. NHỮNG KỸ NĂNG CÓ THỂ PHÁT HUY Ở HỌC SINH
- Kỹ năng nhận thức
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng tư duy, phản biện
- Kỹ năng xác định giá trị
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Thuyết trình, đàm thoại,động não, thảo luận nhóm.
D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 11, chuẩn KT-KN, phân phối chương
trình Giáo dục cơng dân 11.
E. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
I.
Hoạt động khởi động



Mục tiêu: giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để giải quyết
vấn đề giáo viên (GV) đưa ra. Kích thích sự tị mị, mong muốn tìm hiểu bài học mới.
Cách tiến hành: GV cho học sinh xem hình ảnh của hai mệnh giá tiền Việt Nam đồng
(năm trăm ngàn đồng và một ngàn đồng) đồng thời kể mẫu chuyện “giá trị đồng tiền” và nêu
các câu hỏi.
Gv: Em hãy trình bày những nội dung chính trong mẫu chuyện vừa được nghe?
Hs: câu chuyện vừa được nghe nói về số phận của đồng tiền mệnh giá một nghìn đồng.
Gv: Vậy khi được nghe câu chuyện vừa rồi em có thể trình bày ý nghĩa của câu chuyện .
Hs: Hãy trân trọng những đồng tiền cho dù là nhỏ nhất
Gv: Như vậy tiền tệ có bản chất như thế nào, nó thực hiện những chức năng cơ bản
nào? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu vào nội dung của bài học hơm nay.
II.

Hoạt động hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 1: tìm hiểu khái quát nguồn gốc
của tiền tệ
Mục tiêu: giúp học sinh hiểu được nguồn gốc của
tiền tệ.
Phương pháp: GV sử dụng phương pháp thuyết
trình.
- Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên;
- Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng;
- Hình thái giá trị chung;
- Hình thái tiền tệ.
Hoạt động 2: tìm hiểu bản chất của tiền tệ
Mục tiêu: giúp HS và trình bày bản chất của tiền
tệ.

Phương pháp: GV sử dụng phương pháp thuyết
trình, nêu và đặt vấn đề.
- Là loại hàng hóa đặc biệt, được tách ra để làm
vật ngang giá chung cho các loại hàng hóa.
Hoạt động 3: tìm hiểu chức năng của tiền tệ.
Mục tiêu: giúp học sinh tìm hiểu chức năng của
tiền tệ
Phương pháp: GV sử dụng phương pháp nêu vấn
đề, thảo luận nhóm, đàm thoại, thuyết trình
Gv: Em hãy chỉ ra vai trị và chức năng của tiền

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
2.Tiền tệ
a. Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ
Nguồn gốc của tiền tệ ( đọc thêm)

Bản chất của tiền tệ
- Tiền tệ là loại hàng hóa đặc biệt được
tách ra làm vật ngang giá chung cho tất
cả các hàng hóa, là sự thể hiện chung
của giá trị; đồng thời, tiền tệ biểu hiện
mối quan hệ sản xuất giữa những người
sản xuất hàng hóa.
b. Chức năng của tiền tệ


tệ mà em thấy trong cuộc sống hàng ngày
Hs: nêu ra 5 chức năng của tiền tệ
Gv chốt ý: Tiền tệ có 5 chức năng cơ bản, thước
đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất

trữ, phương tiện thanh toán, tiền tệ thế giới.
Gv: tổ chức cho lớp thảo luận: chia lớp thành 4
nhóm, cử nhóm trưởng thư kí. Giao câu hỏi, yêu
cầu cho các nhóm( phụ lục)
Hết giờ thảo luận ( 5 phút). Gv tổ chức cho các
nhóm trả lời kết quả thảo luận.
Gv: nhận xét, bổ sung, giảng giải.
Nhóm 1: chức năng thước đo giá trị
Gv: tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị
khi tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá
trị của hàng hóa. Giá trị của hàng hóa được biểu
hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá cả
hàng hóa.
Ví dụ:
- Sản xuất 1m vải hao phí lao động là 10 giờ ( giá
trị của nó 10 giờ)
- Giá cả mỗi giờ lao động là 5 nghìn đồng
- Vậy giá cả 1m vải là 50 nghìn đồng
Gv: theo em, giá cả hàng hóa được quyết định
bởi các yếu tố nào?
Hs trả lời.
Gv chốt ý: giá cả hàng hóa được quyết định bởi
các yếu tố: giá trị hàng hóa, giá trị của tiền tế,
quan hệ cung – cầu hàng hóa.
Nhóm 2: chức năng phương tiện lưu thông
Gv: với chức năng làm phương tiện lưu thơng,
tiền làm mơi giới trong q trình trao đổi hàng
hóa theo cơng thức H-T-H. Trong đó đó H-T là
quá trình bán, T-H là quá trình mua.
Gv nêu ví dụ: ơng A bán lợn lấy tiền ( H-T) rồi

dùng tiền mua tivi ( T-H)
Nhóm 3: chức năng phương tiện cất trữ
Gv: sở dĩ tiền tệ làm được chức năng này là vì
tiền là đại biểu cho của cải của xã hội dưới hình
thái giá trị, nên việc cất trữ tiền là hình thức cất
trữ của cải.
Nhóm 4: chức năng phương tiện thanh tốn
GV nêu ví dụ:

- Thước đo giá trị.

+ Tiền được dùng để đo lường, và biểu
hiện giá trị của hàng hóa( giá cả)
+ Giá cả hàng hóa được quyết định bởi
các yếu tố: giá trị hàng hóa, giá trị tiền
tệ, quan hệ cung – cầu hàng hóa.
- Phương tiện lưu thơng.
Theo cơng thức H-T-H ( tiền đóng vai
trị trung gian, mơi giới mua bán)

- Phương tiện cất trữ:
Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ,
khi cần đem ra mua hàng; vì tiền là đại
biểu cho của cải xã hội dưới hình thái
giá trị.
-phương tiện thanh toán:
Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch,


- Người mua hàng trả tiền cho người bán

- Nộp thuế, các chi phí sinh hoạt…
Thực hiện chức năng này làm cho quá trình mua,
bán diễn ra nhanh hơn. Nhưng cũng làm cho
người sản xuất và trao đổi hàng hóa phụ thuộc
vào nhau nhiều hơn.
Cách thanh toán thường là bằng tiền mặt, séc,
chuyển khooản…
Gv: ngoài 4 chức năng trên của tiền tệ thì em nào
có thể trình bày nội dung chính của chức năng
thứ 5 của tiền tệ.
Hs: trả lời
Gv: tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ nước
này sang nước khác, việc trao đổi tiền từ nước
này sang nước khác theo tỉ giá hối đoái.
Gv: em hiểu thế nào là tỉ giá hối đoái?
Hs: trả lời
Gv: chốt ý
Vd: 1USD= 23.200VNĐ (9/2018)
1 EURO=26.772VNĐ (9/2018)
Gv: theo em 5 chức năng của tiền tệ có quan hệ
với nhau khơng? Vì sao?
Hs: trả lời
Gv kết luận: năm chức năng của tiền tệ có quan
hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển của các chức
năng tiền tệ phản ánh sự phát triển của sản xuất
và lưu thơng hàng hóa.
III.

mùa bán( trả tiền mua chịu hàng hóa, trả
nợ, nộp thuế…)


- Tiền tệ thế giới:
Tiền tệ làm từ nhiệm vụ đi chuyển của
cải tư nước này sang nước khác, việc
trao đổi tiền nước này với nước khác
được tiến hành theo tỉ giá hối đoái.

Hoạt động củng cố

Mục tiêu: học sinh luyện tập củng cố lại kiến thức đã học,
Phương pháp: sử dụng câu hỏi trắc nghiệm để củng cố bài học.
Tiến hành:
Gv nêu ra câu hỏi học sinh phát biểu trả lời
Câu 1: tiền tệ có mấy chức năng
A1
B3


C4
D5
Câu 2: chức năng nào đưới đây đòi hỏi tiền là phải tiền bằng vàng?
A thước đo giá trị
B phương tiện lưu thông
C phương tiện cất trữ
D phương tiện thanh toán
Câu 3: tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán thì tiền đó thực hiện chức
năng gì?
A cất trữ
B lưu thơng
C phương tiện thanh tốn

D thước đo giá trị
IV.

Hoạt động vận dụng

Phương pháp: sử dụng phương pháp thảo luận cặp đơi để giải quyết tìnhhuống.
Tiến hành:
Gv nêu ra tình huống
Vợ chồng anh D đã chi trả cho công ty M một tỷ đồng để mua một căn hộ ở chung cư
nọ. Trong trường hợp này, chức năng nào của tiền tệ được thực hiện, giải thích?
V.

Hoạt động mở rộng

Mục tiêu: tìm thêm về tiền tệ trên thế giới
Phương pháp: Hs hoạt động cá nhân
a. PHỤ LỤC
Nhóm 1: chức năng thước đo giá trị của tiền tệ được biểu hiện như thế nào? Vì sao tiền
tệ lại có chức năng này


Nhóm 2: chức năng lưu thơng hàng hố của tiền tệ được biểu hiện như thế nào? Khi
thực hiện chức năng này có nhất thiết phải là tiền vàng khơng?
Nhóm 3: tại sao lại dùng tiền làm phương tiện cất trữ của cải? Khi tiền thực hiện chức
năng này thường là loại nào?
Nhóm 4: cho các ví dụ để chứng minh tiền làm chức năng phương tiện thanh toán?
Link video tham khảo mẫu chuyện: />



×