THAM LUẬN KHỐI 4 : NH 2018-2019
Kính thưa quý vị đại biểu!
Kính thưa đồn chủ tịch!
Thưa các đồng chí!
Sau khi nghe bản kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019, chúng tơi hồn tồn nhất trí với bản
kế hoạch đó. Thay mặt cho tổ 4, tơi xin trình bày bản tham luận “Một số giải pháp bồi dưỡng và phát triển
học sinh có năng khiếu trong tất cả các mơn học, hoạt động”.
Kính thưa hội nghị!
Nâng cao chất lượng đại trà, phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của ngành giáo dục nói chung, mỗi nhà trường nói riêng trong đó có trường chúng ta, nhất là
trong giai đoạn hiện nay khi mà chúng ta đang thực hiện dạy học theo hướng phát triển năng lực người
học. Trong những năm học qua, trường tiểu học Lộc Châu 2 đã chú trọng đến nhiệm vụ này. Kết quả các kì
Giao lưu HSTH cấp thành phố, thi giải Toán, tiếng Anh qua mạng, viết chữ đẹp, các hội thi của trường
chúng ta đạt kết quả chưa cao.Vì vậy, trong hội nghị cơng chức, viên chức hôm nay, chúng tôi mạnh dạn
đưa ra những giải pháp để nâng cao hơn chất lượng mũi nhọn của nhà trường.
1. Về phía giáo viên:
Vai trị của người thầy đặc biệt quan trọng trong việc phát hiện và BDHSNK. Nếu học sinh có kiến thức
cơ bản tốt, có tư chất thơng minh mà khơng được bồi dưỡng nâng cao thì khơng thể khơi gợi, phát triển
những tố chất sẵn có của các em, như vậy người thầy cũng chưa làm trịn nhiệm vụ của mình. Vì vậy, trong
quá trình dạy học, giáo viên cần chú ý để phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu.
Để phát hiện ra những học sinh năng khiếu, trong quá trình dạy học giáo viên cần:
- Đưa ra những câu hỏi gợi mở nâng cao nhưng không đánh đố, qua cách trả lời, cách giải quyết vấn đề của
học sinh, giáo viên sẽ phát hiện được những học sinh có tố chất.
- GVCN cần quan tâm, gần gũi với học sinh để phát hiện được những năng khiếu khác củả học sinh như vẽ,
múa, nhảy...
Sau khi phát hiện ra những học sinh có tố chất, giáo viên cần bồi dưỡng để các em phát huy được năng
khiếu của mình. Vậy bồi dưỡng như thế nào để có hiệu quả?
Chúng tôi mạnh dạn đưa ra những giải pháp sau:
Giải pháp 1: Người giáo viên cần tạo hứng thú và sự yêu thích học tập cho HS.
Như chúng ta đã biết, làm việc gì muốn có hiệu quả thì phải có sự đam mê. Học tập cũng vậy, học sinh chỉ
thực sự học tập tốt nếu yêu thich việc học, nếu u thích các em sẽ chú ý, chịu khó tìm hiểu để hiểu bản chất
vấn đè, các em sẽ thấy được sự thú vị của mỗi bài học. Vậy làm thế nào để học sinh có sự u thich mơn
học, theo tơi là:
- Người giáo viên cần chịu khó tìm hiểu, đầu tư vào bài dạy, không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức của
mình, mở rộng kiến thức trong mỗi bài dạy, tìm phương pháp phù hợp để dẫn dắt học sinh hiểu bài một cách
kĩ càng nhất, giúp các em cảm nhận được cái hay cái đẹp trong mỗi câu văn , câu thơ, những câu thành ngữ
tục ngữ hay sự thú vị của mõi bài toán với những cách giải khác nhau... Khi các em cảm thấy sự hấp dẫn
trong mỗi bài học, các em sẽ tự giác tìm hiểu nhiều hơn và u thich mơn học nhất là những học sinh có tố
chất.
- Để tạo hứng thú trong học tập cho học sinh, giáo viên cần khen ngợi, khuyến khích kịp thời những phát
hiện tốt, những cách giải quyết vấn đề hay, những câu văn có hình ảnh... Những lời khen đúng lúc của cơ
giúp các em tự tin hơn nữa vào khả năng của bản thân, từ đó các em sẽ cố gắng để học tập tốt hơn nữa.
- Trong quá trình dạy học, GV cũng khơi gợi sự yêu thích học tập của học sinh, hiểu được ý nghĩa lớn lao
của việc học bằng cách kể cho các em nghe những câu chuyện, những tấm gương của những nhà khoa học,
những người đạt thành tích cao trong học tập để các em có động lực phấn đấu, mong muốn mình cũng được
như vậy.
Giải pháp 2: Cần hướng dẫn học sinh cách tự học
Học sinh sẽ nắm vững bài học, hiểu sâu sắc bài học hơn khi các em tự tìm hiểu. Tuy nhiên nhiều học sinh
lúng túng không biết tự học như thế nào nên GV sẽ là người hướng dẫn cho các em để các em biết cách tự
học. Cụ thể như sau:
- Trước mỗi nội dung, cần yêu cầu các em đọc kĩ, tìm hiểu trước, hãy tập trung suy nghĩ hết sức để giải đáp
thắc mắc của mình. Chỉ khi nào đã suy nghĩ hết sức mà vẫn khơng giải quyết được thì mới cần đến sự trợ
giúp của bạn bè, thầy cô, tài tiệu tham khảo... và khi các em đã được giải đáp những thắc mắc, các em sẽ
nhớ rất lâu những kiến thức mà mình vừa được tháo gỡ.
- Khuyến khích những học sinh năng khiếu tìm hiểu thêm kiến thức qua mạng, qua những chương trình học
trực tuyến, qua thực tế cuộc sống, đọc thêm các tài liệu tham khảo để nâng cao hơn sự hiểu biết của mình
chứ khơng chỉ gói gọn nội dung trong SGK.
- GV có thể hướng dẫn học sinh tự hệ thống kiến thức bằng bản đồ tư duy, bằng kí hiệu của riêng mình để
tự ghi nhớ kiến thức một cách dễ dàng nhât.
- Trong mỗi tiết học, đặc biệt trong tiết ôn luyện giáo viên cần có hệ thống bài tập phù hợp đối tượng, cần có
những bài tập nâng cao dành cho học sinh năng khiếu.
Như vậy, rèn cho HS cách tự học là rèn cho các em phương pháp tư duy, nó sẽ thực sự hữu ích trong q
trình học tập của các em sau này nữa.
Giải pháp 3: Phối hợp tốt với PHHS
Đối với những học sinh có tố chất, giáo viên cần liên hệ với PHHS để gia đình có sự hỗ trợ giúp các em
phát triển tốt hơn khả năng của mình.
2. Đề xuất về phía nhà trường
- Nhà trường tham mưu với cấp trên để xây dựng CSVC như nhà đa chức năng, sân chơi, bãi tập để học sinh
có điều kiện thuân lợi phát huy năng khiếu của mình.
- Tổ chức tốt những câu lạc bộ, những sân chơi trí tuệ để học sinh được học hỏi, nâng cao KT, rèn luyện kĩ
năng. Những sân chơi theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học” như vậy sẽ tạo sự thi đua, sự hứng
thú học tập rất lớn cho học sinh.
- Như chúng ta đã biết, mặc dù trong mỗi giờ dạy, trong những tiết ôn luyện, chúng tơi ln ln có ý thức
mở rộng, nâng cao KT, KN cho học sinh nhưng với thời lượng 40 phút cho mỗi tiết dạy, giáo viên chúng tôi
cũng cần phải đảm bảo chất lượng đại trà nên thời gian để BDHS năng khiếu thực sự khơng nhiều. Vì vậy,
để đạt kết quả tốt trong công tác nâng cao chất lượng mũi nhọn thì nhà trường cần sớm hình thành đội tuyển
tham dự các CLB; đưa các câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả để chuẩn bị tốt cho các cuộc giao lưu mà phòng
giáo dục tổ chức.
- Nhà trường cũng cần có sự động viên xứng đáng với học sinh và giáo viên tham gia công tác BDHSNK.
Như vậy, cơng tác BDHSNK là nhiệm vụ khó khăn và lâu dài, đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của thầy, của trò
và sự hỗ trợ, động viên của nhà trường. Chúng tôi hi vọng rằng trong năm học này, với sự cố gắng của tập
thể nhà trường, trường chúng ta sẽ đạt kết quả tốt trong công tác BDHSNK.
Bản tham luận của chúng tôi đến đây là hết. Kính chúc các đồng chí mạnh khỏe, thực hiện tốt nhiệm vụ
năm học. Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp!