Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

KE HOACH NAM HOC 20182019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.92 KB, 22 trang )

UBND HUYỆN TÁNH LINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC LA NGÂU

Số: 30/KH-THLN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

La Ngâu, ngày 01 tháng 10 năm 2018
KẾ HOẠCH
NĂM HỌC 2018-2019

Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp; thực hiện Chỉ thị số
2919/CT-BGDĐT, ngày 10 tháng 08 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018-2019 của ngành Giáo
dục; Công văn số 3868/BGDĐT-GDTH ngày 22/08/2018 của Bộ GD&ĐT về
việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH năm học 2018-2019; Chỉ thị số
10/CT-UBND ngày 31/8/2018 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc triển khai
nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018-2019; công văn số 1827/SGD&ĐT-GDTH,
ngày 07/9/2018 của Sở GD&ĐT Bình Thuận về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
giáo dục tiểu học năm học 2018-2019; công văn số 227/PGD&ĐT-GDTH, ngày
18/9/2018 của Phòng GD&ĐT Tánh Linh về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
giáo dục tiểu học năm học 2018-2019;
Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường trong năm học 2018-2019,
Trường Tiểu học La Ngâu tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 20182019 với những nội dung sau:
A. Kết quả năm học 2017-2018.
Cuối năm học 2017-2018 nhà trường đã đạt được hầu hết các nội dung
dung của kế hoạch đề ra từ đầu năm học nhưng vẫn còn hạn chế một số mặt. Cụ
thể như sau:
+ Giảng dạy của Giáo viên:


- 02 giáo viên cấp huyện
- 6 giáo viên dạy giỏi cấp trường
- Xếp loại giảng dạy: 100% GV được xếp từ loại khá trở lên. Khơng có
giáo viên xếp loại yếu kém
+ Kết quả giáo dục Học sinh:
Học sinh hồn thành chương trình lớp học: 228/247; tỉ lệ: 92,7%
Học sinh chưa hồn thành mơn học: 18/247- Tỉ lệ: 7,3 %.
Trong đó:
Học sinh hồn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và rèn luyện: 35/240- Tỉ
lệ: 14.6 %;
Học sinh có thành tích vượt trội: 67/240; tỉ lệ: 27,9%
Giáo viên: - Lao động tiên tiến: 18 người, trong đó:
- Chiến sĩ thi đua cơ sở: 1 người


Danh hiệu tập thể:
- Trường: Khá
- Tổ: Tập thể lao động tiên tiến: 01 tổ (Tổ 4-5)
Hạn chế cơ bản của năm học 2017-2018: Công tác phụ đạo học sinh yếu
chưa hiệu quả, tỉ lệ học sinh lưu ban còn cao.
B. Phần thống kê số liệu cơ bản đầu năm học 2018-2019.
I. Cơ sở vật chất.
- Phòng học: 13 phòng
- Phòng thư viện: 01 phòng
- Phòng đồ dùng dạy học: 01 phòng
- Phòng hiệu trưởng: 01 phòng
- Phòng truyền thống Đội: 01 phịng
- Bàn ghế HS/GV: Đủ dùng cho cơng tác dạy và học
II. Đội ngũ.
- Tổng số CB-GV-CNV: 28 người

Trong đó:
+ Đảng viên: 10/6 nữ
+ Hiệu trưởng: 01
+ Phó hiệu trưởng: 01
+ Tổng phụ trách: 1/1 nữ
+ Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 21/14
+ Nhân viên:

4/2

+ Hợp đồng:

02

nữ

nữ

+ Số GV đạt chuẩn trở lên: 22/15 nữ (Trong đó vượt chuẩn: 21/15 nữ -Tỉ
lệ 95,5%)
III. Học sinh.
Nội dung

Tổng
số

Chia ra
Lớp 1

Lớp 2


Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

- Học sinh

242

56

51

42

51

42

- Nữ

125

31

26

18


24

26

- Dân tộc

220

53

44

39

46

38

- Nữ dân tộc

113

28

23

16

23


23

- HS hưởng CĐ 93

217

53

43

38

45

38

Ghi
chú


- Học sinh khuyết tật

14

1

2

5


6

- Mới tuyển

51

51

- Lưu ban

17

5

3

5

4

- Con TB-LS

0

- HS thuộc hộ nghèo

94

22


29

15

15

13

C. Đặc điểm tình hình, thuận lợi, khó khăn.
I. Đặc điểm tình hình.
Trường thuộc xã đặc biệt khó khăn của huyện Tánh Linh, cách trung tâm
huyện 20 km về phía Tây. Dân cư trong địa bàn hầu hết là đồng bào dân tộc
thiểu số có đời sống kinh tế vơ cùng khó khăn (hộ nghèo chiếm trên 50% tổng số
hộ tồn xã). Trình độ dân trí khá thấp so với mặt bằng chung tồn huyện. Cơng
tác nâng cao chất lượng PCGDTH và XMC gặp nhiều khó khăn do bà con trong
vùng thiếu ý thức tự giác tham gia học tập để nâng cao trình độ cho bản thân và
cho con em của mình.
II. Thuận lợi.
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của lãnh đạo Phòng
Giáo dục và Đào tạo, của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương cùng sự kết
hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể trong nhà trường.
- Lực lượng giáo viên đa số đều trẻ, khoẻ, nhiệt tình, tự giác trong khi
tham gia các hoạt động giáo dục.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị tạm đủ phục vụ cho việc tổ chức các hoạt
động giáo dục.
III. Khó khăn.
- Cơ sở vật chất của nhà trường cịn thiếu thốn rất nhiều. Cụ thể là phòng
học, phòng chức năng, phòng làm việc thiếu quá nhiều chưa đáp ứng tốt cho yêu
cầu đổi mới hình thức dạy học, phương pháp dạy học; tường rào, cổng trường,

sân trường, nhà vệ sinh chưa đáp ứng tốt cho việc tổ chức hiệu quả phong trào
trường học thân thiện, học sinh tích cực.
- Học sinh hầu hết là người dân tộc Cờ Ho nên việc tổ chức giáo dục, dạy
học gặp nhiều khó khăn hơn các trường khác trong huyện. Các em tiếp thu kiến
thức các môn học theo cách "chậm nhớ, mau quên". Mặt khác, do thói quen của
cư dân bản địa nên kĩ năng sống không phát triển bằng học sinh các vùng miền
khác. Các kĩ năng giao tiếp, chia sẻ, thói quen giữ vệ sinh cá nhân… cịn nhiều
hạn chế.
- Số học sinh "ngồi sai lớp" rải rác ở các lớp khá cao đã gây rất nhiều khó
khăn cho giáo viên khi tổ chức các hoạt động giáo dục, học tập cho học sinh và
đã tác động rất lớn đến cơng tác nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện trong
nhà trường.


- Hầu hết phụ huynh học sinh thiếu quan tâm đến việc học hành của con
em mình nên đã giao phó việc dạy dỗ cho giáo viên; chưa chủ động phối hợp với
giáo viên trong công tác giáo dục. Cá biệt có một số phụ huynh phản ứng gay gắt
khi giáo viên có yêu cầu phối hợp giáo dục.
- Đời sống kinh tế của đa số phụ huynh trong vùng cịn khó khăn nên sự
đóng góp, hỗ trợ của phụ huynh dành cho nhà trường theo yêu cầu xã hội hóa
giáo dục hiện hành hầu như khơng có.
D. Nhiệm vụ năm học 2018-2019.
I. Nhiệm vụ chung.
Năm học 2018-2019 là năm học thứ năm triển khai Chương trình hành
động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi
mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, toàn trường tập trung thực hiện những nhiệm
vụ trọng tâm sau đây:
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh; củng cố kết quả cuộc vận động chống tiêu cực và khắc
phục bệnh thành tích trong giáo dục; thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô

giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", “Mỗi nhà giáo, cán bộ giáo
dục giúp đỡ một học sinh có hồn cảnh khó khăn”.
Tiếp tục chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng và định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; điều chỉnh nội dung
dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học và học sinh vùng đồng
bào dân tộc thiểu số; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; chỉ
đạo triển khai hiệu quả hình thức dạy học theo nhóm phù hợp với đặc điểm từng
lớp học; đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học, phương pháp đánh giá học
sinh. Thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày
22/9/2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học
ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28/8/2014 của Bộ
trưởng BGD&ĐT (Thông tư 22/2016/TT-BGD&ĐT); tăng cường cơ hội tiếp cận
giáo dục cho trẻ em có hồn cảnh khó khăn; duy trì, củng cố và nâng cao chất
lượng phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ.
Đổi mới mạnh mẽ cơng tác quản lí, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lí giáo dục; đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và
cán bộ quản lí giáo dục. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học và quản lí.
II. Nhiệm vụ cụ thể.
1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
- Nghiêm túc chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước.
- Thực hiện nghiêm túc việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh” lồng ghép với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo
là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.


- Luôn nâng cao ý thức trách nhiệm của một nhà giáo, một công dân đối
với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế, quy định của ngành, nội quy, nề nếp, kỉ

cương, kỉ luật lao động.
- Tiếp tục thực hiện Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 07/06/2012 của Ban
Bí thư Trung ương Đảng "về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất
là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp", Chỉ thị số 26/CT-TTg, ngày 05 tháng 09
năm 2016 của Chính phủ về về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan
hành chính Nhà nước các cấp, Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19 tháng 12 năm
2016 của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu
gương của cán bộ, đảng viên, Chỉ thị 22-CT/HU của Huyện uỷ Tánh Linh về
nâng cao ý thức trách nhiệm, chấn chỉnh tác phong, giờ giấc làm việc của cán bộ,
công chức, viên chức, Công văn số 1600 /UBND-NC Tánh Linh, ngày 12 tháng
9 năm 2017 của UBND huyện Tánh Linh về việc chấn chỉnh đạo đức, tác phong,
ý thức tổ chức kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức.
- Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện
phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích
giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh
kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.
- Nâng cao việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp cho
đội ngũ nhà giáo; kiên quyết đấu tranh và xử lí nghiêm khắc với các biểu hiện,
hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.
- Có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, chống các biểu hiện tiêu
cực; có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; tham gia tốt trong việc xây
dựng khối đoàn kết nội bộ.
- Trung thực trong cơng tác; đồn kết với đồng nghiệp; hết lòng phục vụ
nhân dân và học sinh.
Chỉ tiêu: 100% cán bộ công chức thực hiện các nội dung đã đề ra, khơng
có cá nhân nào bị kỉ luật về mặt tư tưởng chính trị, đạo đức nhà giáo.
Biện pháp :
- Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
100% cán bộ, giáo viên, cơng nhân viên tham gia các lớp học chính trị, nghiên
cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,

của ngành; học tập Luật Giáo dục (sửa đổi), Luật Thực hành Tiết kiệm, chống
lãng phí, Luật Phòng chống tham nhũng do xã, huyện, trường tổ chức.
- Soạn thảo các chương trình hành động về các nội dung: “Học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” lồng ghép với cuộc vận động
“Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
- Động viên, khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên học sinh thể hiện
tối đa tinh thần tự giác trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống.
- Phối hợp cơng đồn trong việc xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết.


- Cán bộ, giáo viên, công nhân viên tham gia đầy đủ các cuộc vận động,
các phong trào của ngành, của địa phương. Có thái độ lao động đúng mực và
phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Thực hiện kế hoạch giáo dục, chương trình giáo dục, và kế hoạch
thời gian năm học.
2.1. Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục.
- Tồn trường thực hiện chương trình giáo dục phổ thông đối với cấp tiểu
học ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, dạy đầy đủ và có chất lượng các môn học do
Bộ quy định đối với cấp tiểu học. Thực hiện điều chỉnh nội dung và yêu cầu các
môn học và các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức,
phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạy học của nhà trường trên cơ sở
chuẩn kiến thức, kỹ năng.
- Thực hiện đầy đủ kế hoạch giáo dục đã qui định, tổ chức thực hành kiến
thức đã học; tăng cường phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên hoàn thành
yêu cầu học tập; tạo mọi điều kiện để học sinh hồn thành bài tập ngay tại lớp.
Khơng giao bài tập về nhà cho học sinh. Tăng cường tổ chức các hoạt động
ngoài giờ lên lớp.
- Tiếp tục rút kinh nghiệm và chỉ đạo triển khai có hiệu quả Thơng tư
22/2016/TT-BGDĐT.

- Tăng cường đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục
theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh.
Tăng cường các hoạt động thực hành vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, chú
trọng giáo dục đạo đức giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội cho
học sinh. Tiếp tục thực hiện tích hợp dạy học tiếng Việt và các nội dung giáo dục
(bảo vệ môi trường; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; an tồn
giao thơng; phịng chống tai nạn thương tích; phịng chống ma tuý, phòng chống
HIV/AIDS; quốc phòng, an ninh...) vào các mơn học và hoạt động giáo dục.
Việc tích hợp cần đảm bảo tính hợp lí, hiệu quả, khơng gây áp lực đối với học
sinh và giáo viên.
Tiếp tục triển khai phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Khuyến khích giáo
viên tổ chức các giờ học cho học sinh thiết kế, thực hành các thí nghiệm với các
vật liệu đơn giản, dễ thực hiện.
Tiếp tục triển khai dạy học môn Mĩ thuật theo phương pháp mới, sử dụng
các quy trình của phương pháp mới để thực hiện các bài dạy. Nội dung hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết/ tháng) thực hiện tích hợp các nội dung
giáo dục Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công/Kĩ thuật, phù hợp điều kiện thực tế địa
phương và nhà trường.
- Thực hiện dạy bơi cứu đuối: Chọn đủ 12 tiết của môn thể thao tự chọn và
Đá cầu, … để thay thế bằng môn bơi, cứu đuối và đưa vào nội dung chương trình
chính thức để giảng dạy từ năm học 2018 - 2019 trở về sau.


Thực hiện tổ chức dạy học môn Tin học theo Chương trình giáo dục phổ
thơng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006
của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục có nội dung Tin
học – Cơng nghệ thơng tin dưới hình thức các câu lạc bộ để học sinh được tiếp
cận, hình thành các kĩ năng học tập, sử dụng sáng tạo.
Thực hiện tổ chức dạy học môn tiếng Anh: Thực hiện dạy tiếng Anh cho

học sinh lớp 3, 4, 5 2 tiết/tuần theo sách giáo khoa Tiếng Anh do Nhà xuất bản
Giáo Dục phát hành.
2.2. Kế hoạch thời gian năm học.
- Ngày tựu trường: 20/08/2018.
- Ngày khai giảng: 05/9/2018
- Học kỳ 1: Từ ngày 27/8/2018 đến ngày 05/01/2019 (Trong đó, 18 tuần
thực học, các ngày còn lại được sử dụng như sau: lễ khai giảng 5/9: 01 ngày;
nghỉ giữa học kỳ I: 1 ngày; nghỉ tết dương lịch: 1 ngày; các ngày còn lại dành
cho nghỉ cuối học kỳ I).
- Học kỳ 2: Từ ngày Từ ngày 07/01/2019 đến ngày 25/5/2019 (17 tuần
thực học, các ngày còn lại được sử dụng như sau: nghỉ giữa học kỳ II: 1 ngày;
các ngày còn lại dành cho nghỉ Tết Nguyên đán, nghỉ lễ theo quy định và nghỉ
cuối học kỳ II).
- Hoàn thành chương trình giảng dạy và học tập vào ngày 25/5/2019 và kết
thúc năm học vào ngày ngày 31/5/2019.
3. Nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục.
3.1. Thực hiện kế hoạch giáo dục các nội dung lồng ghép, tích hợp.
- Dạy đầy đủ và có chất lượng các nội dung giáo dục lồng ghép như: An
tồn giao thơng, Giáo dục Sức khoẻ & Nha khoa, kĩ năng sống, Văn hóa địa
phương, Đạo đức Hồ Chí Minh, bảo vệ mơi trường, bảo vệ tài nguyên, môi
trường biển, hải đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận
của trẻ em; bình đẳng giới; phịng chống tai nạn thương tích; phịng chống ma
t, phịng chống HIV/AIDS, quốc phịng, an ninh…
- Tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, truyền thống cho học sinh. Giáo
dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo
dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Nhà trường chủ động phối hợp với gia
đình và cộng đồng cùng tham gia chăm sóc giáo dục đạo đức và kĩ năng sống
cho học sinh.
- Giáo dục cho học sinh biết phòng chống các tệ nạn xã hội như ma tuý,
mại dâm, đánh bạc ăn tiền; phòng chống bạo lực học đường; khơng chơi các

game mang tính bạo lực; biết phòng tránh các nguy cơ điện giật, đuối nước; các
bệnh dễ lây lan như bệnh “chân, tay, miệng”, sốt xuất huyết, sởi-rubella, ebola…
Biện pháp:
- Thực hiện dạy lồng ghép theo các văn bản hướng dẫn của cấp trên.


- Giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh thơng qua các tiết đạo đức
dạy chính khố, qua các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt Đội
và các ngày chủ điểm.
- Thông qua các tiết hoạt động ngồi giờ, các buổi hoạt động ngoại khố,
các hội thi, các buổi sinh hoạt chuyên đề cung cấp cho học sinh các kiến thức
bệnh dịch, các nguy hiểm có thể chết người, các tác hại do các tệ nạn gây ra từ
đó giáo dục cho các em biết cách phòng tránh tệ nạn, bệnh dịch dễ xảy ra trong
trường học.
3.2. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, và đánh giá xếp loại học
sinh.
3.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học.
Tập trung chỉ đạo thực hiện việc điều chỉnh nội dung dạy học cho phù hợp
với đối tượng học sinh trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương
trình; đẩy mạnh việc thực hiện chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, không đọc
chép, không lệ thuộc sách giáo khoa, sách giáo viên. Thực hiện dạy tích hợp các
mơn học trong q trình dạy học nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực, rõ nét về
chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục.
* Biện pháp.
- Đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng của chương trình, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học
sinh, điều kiện của từng lớp học. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng
tạo của học sinh; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, biết vận dụng vào
thực tiễn, chú trọng thực hành; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú và trách nhiệm học tập cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn

diện cho học sinh.
- Thực hiện linh hoạt tinh thần công văn số 896/BGD&ĐT-GDTH,
9890/BGD&ĐT-GDTH của Bộ GD&ĐT; chỉ đạo thực hiện việc điều chỉnh nội
dung dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến
thức, kỹ năng theo quy định.
- Thường xuyên tổ chức thao giảng, dự giờ với nhiều hình thức như
trường, tổ, liên tổ rút kinh nghiệm cho việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Thực hiện tốt việc dạy học tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục.
- Đổi mới cách soạn giáo án để mỗi giáo viên có thể dạy theo từng nhóm
đối tượng học sinh trong lớp mình phụ trách, đảm bảo cho học sinh học tập tiến
bộ thật sự, khơng máy móc, rập khn, hình thức.
- Thực hiện thường xun cơng tác kiểm tra nội bộ để chấn chỉnh sửa sai
kịp thời những sai sót trong cơng tác dạy và học.
- Tổ chức hội thi làm đồ dùng dạy học có chất lượng; viết sáng kiến kinh
nghiệm… khuyến khích, giáo viên khơng ngừng trau dồi chuyên môn - nghiệp
vụ, không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy.


Thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học theo các chuyên đề của
Chương trình SEQAP đã triển khai.
3.2.2. Đánh giá, xếp loại học sinh
Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016/TTBGDĐT. Thực hiện đánh giá học sinh theo hướng động viên, khuyến khích, ghi
nhận sự tiến bộ hằng ngày của từng học sinh, giúp học sinh cảm thấy tự tin và
vui thích với các hoạt động học tập. Tăng cường đánh giá thường xuyên bằng
nhận xét, hướng dẫn bằng lời nói trực tiếp để hỗ trợ học sinh vượt qua khó khăn
trong các giờ học và hoạt động giáo dục, tránh thực hiện máy móc việc ghi chép
nhận xét. Giáo viên cần ghi chép về sự tiến bộ của học sinh hoặc những điểm
học sinh cần cố gắng để có kế hoạch động viên, giúp đỡ học sinh kịp thời.
Chỉ đạo đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Thực hiện đổi mới kiểm
tra, đánh giá theo hướng khuyến khích tinh thần tự học và sáng tạo của học sinh:

giảm yêu cầu học sinh phải học thuộc lịng, nhớ máy móc nhiều sự kiện, số liệu,
câu văn, bài văn mẫu. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá theo
chuẩn kiến thức, kĩ năng để giáo viên tham khảo, học sinh thực hành và vận
dụng sáng tạo các nội dung đã học.
Coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện. Động viên,
khuyến khích, nhẹ nhàng, khơng gây áp lực trong đánh giá.
Học sinh có hồn cảnh khó khăn, đánh giá theo hướng dẫn tại cơng văn số
9890/BGDĐT-GDTH ngày 17/09/2007 của Bộ.
Việc xét cơng nhận hồn thành chương trình tiểu học cho học sinh lớp 5
thực hiện theo công văn số 5276/BGDĐT-GDTH ngày 25/05/2007 của Bộ
GD&ĐT.
Biện pháp:
- Thực hiện nghiêm túc, chính xác theo Thơng tư 22/2016/TT-BGDĐT
ngày 22/9/2016 của BGD&ĐT.
- Tổ chức kiểm tra định kỳ phải phản ánh thực tế chất lượng học tập và rèn
luyện của học sinh. Kiên quyết chống các hiện tượng tiêu cực trong thi cử.
- Tổ chức tốt việc kiểm tra mơn tốn & tiếng Việt cuối năm học theo
ngun tắc: giáo viên chủ nhiệm lớp của năm học 2019-2020 sẽ tham gia kiểm
tra, chấm bài cùng giáo viên chủ nhiệm năm học 2018-2019 để cùng thống nhất
chất lượng học tập của học sinh.
3.2.3. Giáo dục học sinh khuyết tật.
- Tăng cường cơng tác giáo dục hồ nhập trẻ khuyết tật; đảm bảo chế độ
chính sách cho học sinh khuyết tật; đảm bảo quyền được chăm sóc và giáo dục
của tất cả học sinh. Đánh giá học sinh khuyết tật theo nội dung đã được Phòng
GD&ĐT tập huấn.
Biện pháp:
Thực hiện giảng dạy cho học sinh khuyết tật theo các nội dung đã tập huấn


của dự án PEDC và của trung tâm Thiện Chí đã triển khai trong những năm qua.

Đánh giá học sinh khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực
và sự tiến bộ của học sinh là chính; Thực hiện tốt chế độ chính sách cho học sinh
khuyết tật theo công văn số 2308/UBND-VXDL ngày 01/7/2014 của UBND
tỉnh.
3.2.3. Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số:
Tập trung nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc
thiểu số đảm bảo cho học sinh đạt chuẩn năng lực tiếng Việt của mỗi lớp.
Thực hiện tốt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học
sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm
2025”
Biện pháp:
- Điều chỉnh giảm nội dung, thời lượng dạy học các môn học khác để tập
trung dạy học tiếng Việt cho học sinh.
- Thực hiện kế hoạch dạy dãn tiết ở môn tiếng Việt lớp 1 từ 350 tiết thành
500 tiết theo chương trình mà Sở GD&ĐT đã tập huấn triển khai; dạy tăng
cường tiếng Việt ở các môn học, ở các khối lớp.
- Xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh qua các hoạt động
dạy học tiếng Việt trong các môn học và hoạt động giáo dục; tổ chức các trò chơi
học tập, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, làm truyện tranh, cây từ
vựng; sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết;
sử dụng hiệu quả thư viện thân thiện, thư viện lưu động; tổ chức ngày hội đọc,
thi kể chuyện...
Tổ chức hội thảo chuyên đề trong quá trình triển khai các phương án dạy
học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
3.3. Nâng cao chất lượng dạy và học nhằm giảm thiểu số học sinh có
nguy cơ lưu ban, bỏ học:
- Tiếp tục triển khai các biện pháp giảm tỉ lệ học sinh có nguy cơ lưu ban,
học sinh bỏ học, bàn giao chất lượng giáo dục, không để học sinh ngồi sai lớp.
Biện pháp:
- Tập trung nâng cao chất lượng học tập cho học sinh chưa hồn thành

mơn học. Đảm bảo cho mỗi học sinh có kiến thức thật vững chắc để học ở các
lớp trên.
- Triển khai các biện pháp giảm tỉ lệ học sinh có nguy cơ lưu ban.
- Vận dụng linh hoạt công văn 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/2/2006 của
Bộ GD&ĐT, công văn 9890/BGD&ĐT-GDTH, tài liệu dạy học dùng cho các
vùng miền để giảng dạy cho phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh chưa hoàn
thành môn học. Chú trọng sử dụng đồ dùng dạy học và các hình thức trị chơi
học tập để tạo sự hứng thú học tập cho học sinh.
- Lập hồ sơ, sổ sách theo dõi và kế hoạch cụ thể hàng tháng để nâng cao


chất lượng cho các đối tượng học sinh có nguy cơ lưu ban ngay từ đầu năm học.
- Tổ chức bàn giao chất lượng học sinh giữa hai lớp ngay từ đầu năm học
để thực hiện tốt hơn việc nâng cao chất lượng dạy học.
- Kiểm tra, khảo sát số học sinh yếu để lên kế hoạch tổ chức dạy phụ đạo
cho học sinh chưa hồn thành mơn học nhằm nâng cao chất lượng học tập cho
học sinh.
- Thường xuyên tiến hành dạy phụ đạo cho học sinh chưa hoàn thành mơn
học bằng nhiều hình thức nhằm giảm thiểu tỉ lệ học sinh lưu ban.
- Vận dụng các phương pháp dạy học dành cho trẻ em khó khăn trong học
tập từ các chương trình Dự án PEDC, xây dựng góc ngơn ngữ nhằm giúp học
sinh khó khăn trong học tập được tiếp thu các nội dung học tập có hiệu quả hơn.
3.4. Giáo dục Lao động - Vệ sinh – Môi trường.
- Thường xuyên tổ chức lao động vệ sinh sân trường, lớp học; trồng cây
xanh bóng mát, bồn hoa, cây kiểng tạo cảnh quan nhà trường theo hướng “Xanh
- sạch – đẹp”.
- Giáo dục học sinh rửa tay theo quy trình năm bước.
- Tổ chức trang trí lớp học, thực hiện “Xanh hố phịng học”.
- Tăng cường các nội dung giáo dục môi trường cho học sinh.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác, tích cực tham gia lao động và yêu quý

thành quả lao động.
Biện pháp:
- Tổ chức các buổi mít tinh, cổ động về vệ sinh môi trường.
- Ban Y tế - Vệ sinh trường học lên kế hoạch lao động hàng tuần và giao
trách nhiệm nội dung công việc cụ thể cho từng lớp. Các lớp thực hiện theo đúng
lịch đã phân công của Ban Y tế - Vệ sinh trường học.
- Đẩy mạnh phong trào xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp; nhà vệ sinh
sạch sẽ cho học sinh và giáo viên.
- Giáo viên chủ nhiệm các lớp tổ chức trang trí lớp học ngay từ đầu năm
học theo tiêu chí, quy định của nhà trường.
- Mỗi tháng tổ chức cho toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học
sinh tham gia lao động tổng vệ sinh toàn trường.
3.5. Giáo dục thể chất - thẩm mỹ.
- Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, tăng cường hoạt động ngoài giờ,
tạo điều kiện cho mỗi học sinh được tập luyện một môn thể thao mà các em u
thích để qua đó học sinh được rèn luyện tính nhanh nhẹn và phát triển thể chất.
- Tạo khơng khí văn hố, văn nghệ trong trường học, giáo dục học sinh
biết yêu quí, trân trọng cái đẹp và tiếp cận với môi trường nghệ thuật.
- Thành lập đội văn nghệ, câu lạc bộ năng khiếu thể dục, thể thao để tham


gia các hội thi.
- Tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng cấp trường.
Biện pháp:
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, cơng chức, phụ huynh và tồn xã hội về
tầm quan trọng của công tác giáo thể chất, thẩm mỹ.
- Giáo dục cho học sinh ý thức tự rèn luyện thân thể.
- Dạy có chất lượng các mơn học chính khố, chú ý tích hợp các nội dung
về mỹ thuật, âm nhạc. Tăng cường dự giờ thăm lớp, thao giảng các môn học
năng khiếu: Hát nhạc - Mĩ thuật - Kỹ thuật - Thể dục

- Nâng cao chất lượng hoạt động các câu lạc bộ Thể dục - thể thao, câu lạc
bộ năng khiếu trong nhà trường.
- Thành lập đội văn nghệ và đội thể dục-thể thao trong học sinh và có kế
hoạch tập luyện thường xuyên để sẵn sàng tham gia các hội thi.
- Tranh thủ các nguồn lực cho hoạt động thể dục, thể thao.
- Đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động văn thể.
- Tập trung đầu tư những mơn thể thao có thế mạnh như bơi lội, điền
kinh...
3.6. Giáo dục hoạt động ngoại khoá.
- Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá nhằm giáo dục đạo đức, kĩ năng
sống cho học sinh. Đặc biệt chú ý đến việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên
lớp (4 tiết/tháng) theo hướng thực hiện tích hợp vào các môn Âm nhạc, Mĩ thuật,
Thủ công/Kĩ thuật, các tiết giáo dục tập thể phù hợp với điều kiện thực tế địa
phương và nhà trường.
Triển khai thực hiện các hoạt động ngoại khóa theo các chuyên đề do Sở
GD&ĐT quy định công văn số 66/SGDĐT-GDTrH ngày 10/01/2018.
3.7. Tham gia các câu lạc bộ, các hội thi do nhà trường, ngành tổ
chức.
- Khuyến khích học sinh tham gia các câu lạc bộ và các hội thi.
- Trong năm học sẽ tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường, hội thi giáo
viên chủ nhiệm giỏi, hội thi tự làm đồ dùng dạy học, hội thi tìm hiểu Luật
ATGT, giao lưu viết chữ đẹp, hội thi kể chuyện theo sách, đồng thời tham gia
các hội thi do ngành tổ chức như: giáo viên chủ nhiệm giỏi, Ý tưởng trẻ thơ, sáng
tạo khoa học kĩ thuật.
Biện pháp:
- Phát hiện ngay từ đầu năm học những học sinh có năng khiếu, viết chữ
đẹp… để kịp thời bồi dưỡng.
- Kiểm tra việc “Giữ vở sạch-viết chữ đẹp” của học sinh định kỳ hàng
tháng để phát hiện những thiếu sót trong phong trào “Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp”



để điều chỉnh.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng câu lạc bộ, từng hội thi và phổ biến
đến từng giáo viên chủ nhiệm.
- Thành lập ban tổ chức các câu lạc bộ, các hội thi và giao nhiệm vụ cụ thể
cho từng thành viên trong việc tổ chức, kiểm tra, đôn đốc học sinh tham gia dự
thi.
- Các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giúp đỡ các giáo viên tham gia
hội thi do ngành tổ chức.
4. Công tác PCGDTH-CMC.
- Phát huy những thành quả đã đạt được trong cơng tác PCGDTH-CMC;
tiếp tục duy trì, củng cố kết quả PCGDTH đã đạt được hướng đến nâng cao chất
lượng phổ cập giáo dục tiểu học.
- Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường”.
- Huy động tối đa trẻ trong độ tuổi ra học các lớp ở tiểu học, phấn đấu
khơng có trẻ bỏ học.
- Điều tra và cập nhật dữ liệu vào phần mềm phổ cập online một cách
chính xác; cập nhật thường xuyên hồ sơ sổ sách với số liệu chính xác.
Biện pháp:
- Thiết lập và thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ theo qui định của ngành.
Điều tra bổ sung chính xác các độ tuổi từ 0 đến 60 tuổi.
- Lập danh sách trẻ 7-14 tuổi thất học và các đối tượng mù chữ trong độ
tuổi 15-25 tuổi trong địa bàn và có kế hoạch tham mưu Cấp uỷ, UBND xã, Ban
chỉ đạo PCGD của xã tổ chức, vận động trẻ thất học ra học các chương trình tiểu
học.
- Hạn chế tối đa số học sinh lưu ban ở các lớp tiểu học.
5. Công tác phối hợp với các ban ngành đồn thể.
5.1. Phối hợp với cơng đồn.
Phối hợp tốt với cơng đồn các nội dung sau:
+ Tổ chức phong trào thi đua “Hai tốt” nhằm nâng cao chất lượng các mặt

hoạt động trong nhà trường.
+ Tổ chức việc triển khai Quy chế dân chủ trong nhà trường.
+ Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết.
+ Kiểm tra nội bộ trường học.
+ Thực hiện đầy đủ chế độ cho CB - GV-CNV.
Biện pháp:
- Thường xuyên họp giao ban cùng Ban Chấp hành Cơng đồn để bàn biện
pháp phối hợp, nắm bắt kịp thời tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của CB-GV-


CNV.
- Nhà trường kí kết giao ước thi đua cùng cơng đồn để cùng thực hiện
nhiệm vụ năm học.
5.2. Phối hợp Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Phối hợp tốt các hoạt động thi đua, các hoạt động ngoại khố và giáo dục
đạo đức, truyền thống cho đồn viên thanh niên và học sinh.
Biện pháp:
- Thường xuyên họp giao ban cùng Ban chấp hành chi đoàn xây dựng kế
hoạch hoạt động ngoại khoá cho học sinh; tham mưu Ban chấp hành xã đoàn để
bàn biện pháp tổ chức phối hợp giáo dục.
5.3. Chỉ đạo Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Tổ chức giáo dục truyền thống, đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh.
- Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất
cho học sinh (Cùng với giáo viên chủ nhiệm).
- Tổ chức hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm sáng tạo nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Thực hiện các nội dung chỉ đạo, kế hoạch của Hội đồng đội huyện Tánh
Linh trong năm học 2018-2019.
- Xây dựng cho học sinh nề nếp thói quen, các kỹ năng trong sinh hoạt đội
qua đó giáo dục cho các em ln có ý thức trau dồi năng lực, phẩm chất .

- Tham gia đầy đủ 5 chương trình lớn và 4 chuyên hiệu cơ bản do Hội
đồng Đội Trung ương quy định.
- Tổ chức các hoạt động sao nhi đồng với nội dung phong phú và có hiệu
quả giáo dục cao.
- Tham gia đầy đủ các hội thi do Hội đồng đội huyện và các cấp tổ chức.
- Tổ chức tốt hoạt động thi đua giữa các chi đội.
Biện pháp:
- Giáo viên tổng phụ trách thường xuyên tham gia họp giao ban đầu tuần
để nắm bắt kịp thời ý kiến chỉ đạo các hoạt động Đội.
- Tham mưu thường xuyên với Hội đồng đội xã, Hội đồng Đội huyện để tổ
chức các hoạt động Đội trong nhà trường.
- Triển khai kịp thời, chính xác các nội dung chỉ đạo của cấp trên.
- Kết nghĩa với 1 chi đội trường Trung học cơ sở để phối hợp tổ chức các
hoạt động Đội, Sao có chất lượng hơn.
- Phối hợp chi đoàn trường để tổ chức các hoạt động giáo dục cho học
sinh.
- Tổ chức sinh hoạt đội 2 lần/ tháng; Sao: 1 lần/tháng


- Tổ chức kiểm tra công nhận các chuyên hiệu nhằm thúc đẩy HS rèn
luyện thường xuyên các kĩ năng trong hoạt động Đội.
- Tổ chức tốt hoạt động theo dõi thi đua giữa các chi đội.
6. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý.
6.1. Công tác tổ chức
- Nghiêm túc thực hiện những quy định về quản lý. Lập đủ các loại hồ sơ
sổ sách hành chính và chuyên môn.
- Thành lập các tổ chuyên môn, các ban ngành, đoàn thể và các Hội đồng
trường, Hội đồng thi đua khen thưởng - kỷ luật…
- Xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch dạy học, giáo
dục…

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời, chính xác lên cấp trên.
- Tiếp tục đổi mới cơng tác quản lí, phân quyền về cho các tổ chuyên môn
trong việc chỉ đạo công việc của tổ.
6.2. Xây dựng đội ngũ.
- Chú trọng bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí về nội dung,
quan điểm đổi mới cơng tác quản lí, chỉ đạo cấp học; về quản lý việc dạy học
theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; về năng lực đánh giá giáo viên theo quy định về
chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; về quản lí chỉ đạo cơng tác giáo dục hồ
nhập trẻ khuyết tật; về tăng cường vai trò của hiệu trưởng trong tổ chức dạy học
và quản lí trường; tự bồi dưỡng nâng cao năng lực theo chuẩn hiệu trưởng.
- Nâng cao hiệu quả cơng tác bồi dưỡng trình độ chun mơn, nghiệp vụ
cho đội ngũ giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn hiện
nay và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
- Thực hiện nghiêm túc kế hoạch bồi dưỡng thường xuyê cho cán bộ quản
lí, giáo viên theo Thơng tư 26/2012/TT- BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên và Thông tư số
26/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý
trường tiểu học.
- Tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên môn tại các tổ, khối chuyên môn
trong trường; đưa sinh hoạt chuyên môn trở thành hoạt động thường xuyên, có
chất lượng nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí trong chỉ đạo chun
mơn, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho giáo viên trong hoạt
động dạy học, kịp thời tháo gỡ những khó khăn về đổi mới phương pháp dạy
học, đổi mới các hoạt động đánh giá học sinh,... cho giáo viên, tạo cơ hội để mỗi
cán bộ, giáo viên được phát huy khả năng sáng tạo, đóng góp sáng kiến kinh
nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục; chú trọng đổi mới nội dung và hình thức
sinh hoạt chun mơn thơng qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học.



- Tăng cường công tác đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý theo chuẩn cán
bộ quản lý, giáo viên do Bộ GD&ĐT đã ban hành.
- Thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục.
- Tăng cường hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên bằng các hoạt động
chuyên môn đa dạng nhằm đảm bảo cho giáo viên có đủ năng lực chủ động lựa
chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp đối tượng học
sinh trên cơ sở thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình. Chú trọng
bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp.
- Lập dự án quy hoạch cán bộ gửi lên cấp trên nhằm đào tạo cán bộ kế cận.
- Tham mưu Cấp uỷ Đảng phát triển đảng viên trong trường học.
- Tiếp tục tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học vượt chuẩn.
6.3. Thực hiện quy chế dân chủ.
- Thực hiện quy chế dân chủ theo Chỉ thị 30/CT/TW của Bộ Chính trị
(Khố VIII), Nghị định số 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ; phát huy quyền làm
chủ của mọi cá nhân trong đơn vị và thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tạo điều kiện cho CB-GV-CNV, các ban ngành,
đoàn thể tham gia xây kế hoạch, chỉ tiêu, giải pháp, tư vấn cho nhà trường trong
mọi hoạt động giáo dục.
- Thường xuyên quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng,
pháp luật của Nhà nước về thực hiện quy chế dân chủ; phát huy tốt việc giám sát,
phản biện, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
- Tạo điều kiện cho Ban chấp hành cơng đồn, Ban Thanh tra nhân dân
trong việc thực hiện tốt chức năng giám sát; thực hiện công khai, minh bạch việc
đánh giá xếp loại thi đua, thu-chi tài chính, quản lý tài sản…Thực hiện đầy đủ và
kịp thời các chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học
sinh…
- Luôn luôn biết lắng nghe ý kiến của tập thể; chăm lo, giải quyết kịp thời
những vướng mắc, bức xúc của tập; bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của

mọi người. Phát huy tốt vai trò của các đoàn thể trong việc thực hiện dân chủ cơ
sở.
- Thực hiện nghiêm túc công tác tiếp công dân. Kịp thời giải quyết khiếu
nại, tố cáo, trong đơn vị.
- Chủ động thực hiện cơng tác phịng chống tham nhũng, lãng phí. Không
để xảy ra các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong đơn vị.
6.4. Kiểm tra nội bộ trường học:
- Thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra nội bộ, kiểm tra các chuyên
đề với nhiều nội dung phong phú. Trong đó đặc biệt quan tâm kiểm tra việc tham
gia các cuộc vận động, đổi mới phương pháp dạy học; dạy học theo chuẩn kiến
thức, kĩ năng và kiểm tra việc đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư


22/201/TT-BGD&ĐT, cơng tác phịng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí, cơng tác quản lí tài chính – tài sản…
- Lên kế hoạch kiểm tra chi tiết, đầy đủ, khoa học và công khai cho tất cả
CB-GV-CNV nắm bắt được lịch kiểm tra.
6.5. Công tác xây dựng – bảo quản cơ sở vật chất.
- Tích cực tham mưu Lãnh đạo phòng GD&ĐT, Lãnh đạo địa phương các
cấp sớm xây dựng mới các phòng học, phòng chức năng, tường rào, nhà để xe,
bồn hoa, cây kiểng, thư viện xanh.
- Hoàn thiện quy chế bảo quản cơ sở vật chất, sử dụng tài sản...
- Quán triệt trong cán bộ, công chức, học sinh ý thức bảo vệ tài sản, cơ sở
vật chất như: thiết bị dạy học, phòng học, bàn ghế… tuyệt đối không để xảy ra
mất mát và hạn chế hư hao tài sản.
- Kiểm kê tài sản định kỳ 2 lần/ năm.
6.6. Cơng tác quản lý tài chính.
- Lập các loại hồ sơ sổ sách tài chính theo quy định.
- Lập dự trù kinh phí đầu năm, đầu q kịp thời chính xác.
- Tiếp tục tăng cường cơng tác quản lý thu chi trong các trường tiểu học,

thực hiện nghiêm túc theo Công văn số 5584/BGDĐT ngày 23/8/2011 về việc
tiếp tục chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục.
- Cơng khai dự tốn, quyết toán các khoản thu – chi theo định kỳ theo quy
định tại Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT.
- Thu chi đúng mục đích, đúng quy định. Đảm bảo việc cấp phát chế độ
cho cán bộ, công chức và học sinh. Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế tài chính
giáo dục, sử dụng và quản lý có hiệu quả các nguồn đầu tư cho giáo dục kết hợp
với đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục.
- Có ý thức tiết kiệm trong chi tiêu. Ưu tiên chi cho hoạt động chuyên môn
và mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho thư viện và tài liệu cho thư viện.
6.7. Cơng tác phối hợp chính quyền, đồn thể tại địa phương và với
phụ huynh học sinh.
- Phối hợp thật tốt với cha mẹ học sinh, cấp uỷ, chính quyền địa phương,
các ban ngành đoàn thể ngoài nhà trường để giáo dục học sinh theo phương
châm: “Nhà trường - Gia đình - Xã hội”.
Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng trong giáo dục
đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh.
Chú trọng xây dựng cơ sở vật chất thơng qua sự vận động đóng góp của
nhân dân và chính quyền địa phương.
6.8. Cơng tác tổ chức phong trào thi đua “Hai tốt”.
- Triển khai đổi mới công tác thi đua khen thưởng theo hướng thiết thực,


hiệu quả, tránh hình thức.
- Phối hợp cùng Ban chấp hành cơng đồn tổ chức phong trào thi đua “Hai
tốt” trong nhà trường.
- Hỗ trợ cho giáo viên tham gia giáo viên tổng phụ trách giỏi, giáo viên
chủ nhiệm giỏi… do cấp trên tổ chức. Động viên toàn trường tham gia viết sáng
kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác quản
lí và đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường.

- Trong năm học chia thành 2 đợt thi đua. Học kỳ I: 2 đợt, Học kỳ II: 2
đợt. Cuối mỗi đợt có tổng kết rút kinh nghiệm (xếp loại thi đua trong học sinh: 4
lần/năm học; xếp loại thi đua trong giáo viên: 2 lần/năm học).
6.9. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn
quốc gia.
- Tập trung chuẩn bị các điều kiện phục vụ công tác kiểm định chất lượng
giáo dục và công nhân đạt chuẩn quốc gia theo quy định tại Thông tư số
17/2018/TT-BGD&ĐT.
- Tham mưu các ngành, các cấp, các đoàn thể trong xã hội để đầu tư trang
bị thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho nhà trường.
- Nâng cao chất lượng dạy và học (học sinh đạt chuẩn mới cho lên lớp).
- Phấn đấu đạt mức chất lượng tối thiểu cấp độ 1 vào tháng 5/ 2020.
6.10. Ứng dụng công nghệ thơng tin trong cơng tác quản lí và giảng
dạy.
Tăng cường cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho cán
bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường.
Sử dụng các phầm mềm quản lí học sinh, quản lý cán bộ công chức, quản
lý thư viện, quản lý tài chính đáp ứng yêu cầu quản lí chung của ngành
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Khuyến khích
giáo viên soạn giáo án trên máy tính. Các bài giảng có sử dụng trình chiếu cần
được xây dựng theo hướng có sự tham gia của tổ chuyên môn, của nhà trường và
được sử dụng chung cho nhiều lớp. Tiếp tục thực hiện phong trào sưu tầm, tuyển
chọn tư liệu dạy học điện tử. Thành lập tổ cốt cán về tin học để phổ cập tin học
trong nhà trường.
- Thực hiện quy định về giao dịch văn bản điện tử theo hòm thư
mail.moet.edu.vn.
- Nâng cao hiệu suất sử dụng phịng máy tính nhằm đáp ứng tốt hơn cho
cơng tác dạy và học.
- Tiếp tục duy trì hoạt động website của nhà trường.
- Tiếp tục bồi dưỡng cho cán bộ, công chức các kĩ năng sử dụng máy vi

tính để soạn giảng và thiết kế bài giảng có ứng dụng cơng nghệ thơng tin, kĩ năng
truy cập internet. Phấn đấu 100% cán bộ, công chức đều sử dụng thành thạo máy


vi tính, biết truy cập internet, biết sử dụng email trong cơng tác và trong giảng
dạy. Trong đó có 100% giáo viên biết thiết kế và trình chiếu bài giảng (hoặc báo
cáo) có ứng dụng máy chiếu; nhân viên kế toán, nhân viên thư viện biết sử dụng
thành thạo các phần mềm quản lí tài chính, quản lí thư viện, EMIS online, PMIS,
SEQAP online, EQMS (Chuyên môn online), phổ cập online, vnEdu (Mạng giáo
dục Việt Nam) …
6.11. Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy
mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các
cuộc vận động do ngành giáo dục tổ chức và phong trào thi đua "Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực".
1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa
XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh”. Trong học kì I tập trung thực hiện chuyên đề năm 2018 về “Xây dựng
phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Thực hiện tích hợp nội dung giáo dục "Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh" trong các môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học.
2. Củng cố và nâng cao kết quả cuộc vận động chống tiêu cực và khắc
phục bệnh thành tích trong giáo dục. Đảm bảo đánh giá học sinh đúng thực chất,
kiên quyết không để học sinh không biết chữ được lên lớp, phấn đấu giảm dần số
học sinh ngồi nhầm lớp qua từng năm tiến tới khơng cịn học sinh ngồi nhầm lớp
vào năm 2020.
3. Thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo
đức, tự học và sáng tạo". Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi
trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội,
động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục học tập và sáng tạo;

ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo
đức nhà giáo.
4. Tiếp tục thực hiện Phong trào thi đua “Mỗi nhà giáo, cán bộ giáo dục
giúp đỡ một học sinh chưa ngoan” thiết thực và có hiệu quả. Phấn đấu mỗi nhà
giáo, cán bộ giáo dục phải giúp ít nhất 1 học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó
khăn.
5. Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”, chú trọng các hoạt động:
- Giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học,
hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hố. Chủ động phối hợp với
gia đình và cộng đồng cùng tham gia chăm sóc, giáo dục đạo đức và kĩ năng
sống cho học sinh; quan tâm đúng mức giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa,
nhân cách, đạo đức lối sống, ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm công dân
cho học sinh. Tăng cường các hoạt động ngồi giờ lên lớp, hoạt động ngoại khố
phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.
- Đẩy mạnh các giải pháp xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp; có đầy đủ


nhà vệ sinh, chỗ rửa tay sạch sẽ cho học sinh và giáo viên; có đầy đủ nước uống
hợp vệ sinh; có biện pháp xử lý rác thải, làm cho môi trường sạch đẹp từ trong
trường cũng như khu vực trước cổng trường.
- Tổ chức cho học sinh hát Quốc ca tại Lễ chào cờ đầu tuần; tăng cường
giáo dục thể chất, rèn luyện sức khỏe cho học sinh thông qua tập thể dục buổi
sáng, tập thể dục giữa giờ.
- Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống, giáo dục thông qua di
sản vào nhà trường. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, vui chơi, giải trí
tích cực, các hoạt động văn nghệ, thể thao, trị chơi dân gian, dân ca, ngoại khoá
phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương. Hướng dẫn học sinh
tự quản, chủ động tự tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể và hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp.

- Tổ chức 1 - 2 "Tuần làm quen" đầu năm học mới đối với lớp 1 nhằm giúp
học sinh thích nghi với mơi trường học tập mới ở tiểu học và vui thích khi được đi
học.
- Tổ chức lễ ra trường trang trọng trao giấy chứng nhận của Hiệu trưởng
cho học sinh hồn thành chương trình tiểu học, tạo dấu ấn sâu sắc cho học sinh
hoàn thành chương trình tiểu học (tuỳ điều kiện cụ thể, có thể tổ chức và các sinh
hoạt tập thể, giao lưu, văn nghệ,…).
- Phấn đấu giáo viên và học sinh biết hát ít nhất 5 bài dân ca và trường có
phong trào múa tập thể sân trường; Giáo viên và học sinh các lớp 3,4,5 biết chơi
ít nhất 3 trị chơi dân gian.
6.12. Chấp hành pháp luật giao thông.
Tuyên truyền giáo dục cho đội ngũ cán bộ, công chức, học sinh chấp hành
các quy định về luật giao thông; thực hiện tốt các quy tắc ứng xử và văn hoá giao
thông và đội mũ bảo hiểm chất lượng khi tham gia giao thơng bằng xe gắn máy.
Phấn đấu tồn trường khơng có cá nhân nào vi phạm các quy định về an tồn
giao thơng.
Tiếp tục giảng dạy an tồn giao thông theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT,
trong tháng 9/2018 (tháng An tồn giao thơng), tổ chức các hoạt động ngồi giờ
lên lớp theo chủ đề An tồn giao thơng, vẽ tranh, tiểu phẩm, hội thi tìm hiểu an
tàn giao thơng. Thực hiện tốt các nội dung của tháng An toàn giao thơng theo kế
hoạch của Sở GD&ĐT, phịng GD&ĐT.
6.13. Thực hiện phong trào thi đua “Chung sức, chung lòng xây dựng
nơng thơn mới”
- Tun truyền bằng nhiều hình thức nội dung của phong trào thi đua
“Chung sức, chung lòng xây dựng nơng thơn mới” đến với tồn thể cán bộ, giáo
viên, nhân viên, học sinh.
- Thường xuyên tham mưu lãnh đạo các cấp đầu tư thêm cơ sở vật chất,
phòng học, phịng chức năng từ đó phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia mức độ I sau
năm 2020.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×