Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Phân tích ưu điểm, hạn chế của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc tế so với các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế khác. Đánh giá khả năng áp dụng biện pháp này để giải quyết tranh chấp quốc tế mà Việt Nam là một bên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.69 KB, 13 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN HẾT HỌC PHẦN
MƠN:
CƠNG PHÁP QUỐC TẾ
ĐỀ 6:
“ Phân tích ưu điểm, hạn chế của biện pháp giải quyết tranh chấp
quốc tế thông qua trọng tài quốc tế so với các biện pháp giải quyết
tranh chấp quốc tế khác. Đánh giá khả năng áp dụng biện pháp
này để giải quyết tranh chấp quốc tế mà Việt Nam là một bên”
HỌ VÀ TÊN

: NGƠ THÙY LINH

MSSV

: 432254

LỚP

: N06 – TL4

NHĨM

:3

Hà Nội, 2021

1



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
NỘI DUNG ................................................................................................................1
I. Một số lý luận về biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài
quốc tế .........................................................................................................................1
1. Tranh chấp quốc tế ..................................................................................................1
1.1. Khái niệm tranh chấp quốc tế...............................................................................1
1.2. Các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế bằng hịa bình ................................1
2. Trọng tài quốc tế .....................................................................................................2
2.1. Khái niệm Trọng tài quốc tế.................................................................................2
2.2. Phân loại ...............................................................................................................2
II. Ưu điểm, hạn chế của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài
quốc tế .........................................................................................................................2
1. Ưu điểm của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua Trọng tài quốc tế ...2
2. Hạn chế của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc tế ......5
III. Đánh giá khả năng áp dụng biện pháp Trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp
quốc tế mà Việt Nam là một bên .................................................................................7
1. Chủ trương giải quyết tranh chấp quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay .......7
2. Khả năng áp dụng biện pháp Trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp quốc tế
mà Việt Nam là một bên .............................................................................................8
KẾT LUẬN ..............................................................................................................10
DANH LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

0


MỞ ĐẦU
Trong thực tiễn, quan hệ quốc tế giữa các quốc gia và chủ thể khác của Luật
quốc tế luôn có sự đan xen lẫn nhau về quyền và lợi ích. Chính vì vậy, khơng tránh

khỏi những tranh chấp, bất đồng quan điểm phát sinh. Những tranh chấp quốc tế này
cần phải được ngăn chặn kịp thời để duy trì sự ổn định của thế thới. Chính vì vậy mà
các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế cũng ra đời. Mong muốn tìm hiểu sâu
hơn về vấn đề này, em xin lựa chọn Đề 6: “Phân tích ưu điểm, hạn chế của biện pháp
giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc tế so với các biện pháp giải
quyết tranh chấp quốc tế khác. Đánh giá khả năng áp dụng biện pháp này để giải
quyết tranh chấp quốc tế mà Việt Nam là một bên.” để tiến hành nghiên cứu.
Trong quá trình làm bài, do giới hạn về dung lượng bài viết, thời gian nghiên
cứu hạn hẹp cũng như hạn chế về kiến thức nên bài viết khơng tránh khỏi những sai
sót. Kính mong q thầy/cơ góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn.
NỘI DUNG
I. Một số lý luận về biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài
quốc tế
1. Tranh chấp quốc tế

1.1. Khái niệm tranh chấp quốc tế
Tranh chấp quốc tế là hồn cảnh thực tế trong đó các chủ thể tham gia có quan
điểm trái ngược nhau hoặc mâu thuẫn với nhau và yêu cầu, đòi hỏi cụ thể trái ngược
nhau về quyền hoặc sự kiện, đưa đến sự mâu thuẫn, đối lập nhau về quan điểm pháp
lý hoặc quyền giữa các bên chủ thể luật quốc tế với nhau.1

1.2. Các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế bằng hịa bình
Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc quy định các quốc gia có nghĩa vụ giải
quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hịa bình bao gồm: đàm phán, điều tra, trung
gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước khu vực,
hoặc bằng các biện pháp hịa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình. 2
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, NXB. Cơng an nhân dân, 2018, tr.394.
“Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc;
1. Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hồ
bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán,

điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước khu vực, hoặc
bằng các biện pháp hồ bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình;
1
2

1


2. Trọng tài quốc tế
2.1. Khái niệm Trọng tài quốc tế
Tòa trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp mà theo đó, các bên
tranh chấp thỏa thuận trao cho một hoặc một số cá nhân (trọng tài viên) thẩm quyền
giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ với nhau. Trong quan hệ quốc tế, tòa trọng tài
giải quyết tranh chấp phát sinh từ quan hệ mang tính liên quốc gia là một trong số
thiết chế tài phán, thuộc sự lựa chọn của các quốc gia.
Tòa trọng tài là cơ quan tài phán quốc tế được các quốc gia và các chủ thể khác
của luật quốc tế thỏa thuận thành lập, trên cơ sở điều ước quốc tế (hoặc điều khoản)
về trọng tài nhằm giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên.3
2.2. Phân loại
Căn cứ vào tính chất hoạt động, toà trọng tài được chia thành hai loại: Toà
trọng tài thường trực và Toà trọng tài vụ việc (Đây là căn cứ phân loại thường được
sử dụng hiện nay).
Tồ trọng tài thường trực (hay cịn gọi là Tồ trọng tài quy chế) là những toà
được thành lập để giải quyết các tranh chấp một cách thường xuyên. Các Tồ này có
quy chế hoạt động, thủ tục rõ ràng và có trụ sở. Ví dụ: Tồ trọng tài thường trực Lahaye.
Tồ trọng tài vụ việc (hay cịn gọi là Toà trọng tài Ad hoc) là những toà được
thành lập để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể và sau khi vụ việc được giải quyết
xong toà sẽ chấm dứt hoạt động. Ví dụ: Tồ trọng tài đưoc thành lập năm 1988 để
giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa Ai Cập và Ixaren.
II. Ưu điểm, hạn chế của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua

trọng tài quốc tế
1. Ưu điểm của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua Trọng tài
quốc tế
So với những biện pháp hịa bình giải quyết tranh chấp quốc tế khác biện pháp
Trọng tài quốc tế bộc lộ những ưu điểm nổi bật, đáng kể đến là:
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng Trọng tài quốc tế là biện pháp
giải quyết tranh chấp linh hoạt và mềm dẻo.
2. Hội đồng bảo an, nếu thấy cần thiết, sẽ yêu cầu các đương sự giải quyết tranh chấp của họ bằng các biện
pháp nói trên.”
3
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, NXB. Cơng an nhân dân, 2019, tr.424.

2


Bởi lẽ, biện pháp này cho phép các bên tranh chấp có quyền lựa chọn trọng tài
viên, thỏa thuận xây dựng quy chế trọng tài và các vấn đề liên quan khác trong quá
trình chấp nhận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quốc tế (đặc biệt là Trọng tài Ad
Hoc). Có thể nói tính linh hoạt ở đây được thể hiện qua việc các bên có thể chủ động
về cả thời gian lẫn không gian tiến hành giải quyết tranh chấp. Nếu như Tòa án quốc
tế, thủ tục tố tụng đã quy định cụ thể trong quy chế hoặc điều lệ thì tại Tịa trọng tài,
thủ tục tố tụng lại do các bên tranh chấp tự thỏa thuận quy định. Việc chọn lựa luật áp
dụng cho cũng do các bên tự thỏa thuận chứ không cứng nhắc phụ thuộc vào luật quốc
tế để giải quyết. Trong một số trường hợp, các bên lựa chọn pháp luật quốc gia để áp dụng.
Ví dụ: Trong vụ Trail Smelter giữa Canada và Mỹ năm 1939 – 1941 về việc xác
định khói thải từ lò luyện kim Trail ở Canada nằm cách biên giới Mỹ 7 dặm, có gây thiệt
hại cho tiểu bang Washington hay khơng và nếu có, quốc gia phải bồi thừơng bằng những
hình thức nào và phải có những biện pháp nào nhằm ngăn ngừa những tác hại trong
tương lai, Trọng tài đã cho rằng, trong trường hợp này, luật Mỹ áp dụng phù hợp hơn
luật quốc tế nên đã áp dụng các quy định của luật Mỹ để giải quyết vụ việc này.4

Thứ hai, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quốc tế sẽ tiết kiệm thời gian
cho các bên tranh chấp.
Các bên tranh chấp sẽ thỏa thuận đưa ra các quy định tố tụng đơn giản, linh
hoạt và dàn xếp lịch trình diễn ra các hoạt động tố tụng cho phép rút ngắn quá trình
đưa ra phán quyết, từ đó tiết kiệm được thời gian và chi phí. Thời gian giải quyết
tranh chấp bằng Trọng tài nhanh hơn so với Tịa án quốc tế sẽ khơng để vấn đề trở
nên quá phức tạp, tránh được những tác động chủ quan và khách quan từ bên ngồi.
Bên cạnh đó, trọng tài viên thường không phải xử lý số lượng lớn vụ việc như
thẩm phán nên tốc độ đưa ra phán quyết cũng có thể nhanh hơn, thời gian giải quyết
tranh chấp không bị kéo dài.
Thứ ba, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quốc tế có tính bình đẳng cao.
Nếu như giải quyết tranh chấp bằng biện pháp đàm phán hay trung gian thì vị
thế của quốc gia cũng ảnh hưởng phần nào đến kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, đối với
biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài quốc tế thì việc các bên có vị thế
không tương xứng cũng không ảnh hưởng đến phán quyết chung thẩm. Ngay cả khi
một quốc gia đang phát triển kiện một cường quốc thế giới ra Tòa Trọng tài quốc tế
Nguyễn Thị Hồng Yến, Lê Thị Anh Đào (2020), Hướng dẫn môn học công pháp quốc tế, Nxb. Lao đông,
tr. 300-301
4

3


thì cơ hội thắng kiện vẫn sẽ được trao đều cho cả hai bên (không phụ thuộc vào thế
mạnh kinh tế, chính trị,...)
Mặt khác. trọng tài hoặc Hội đồng Trọng tài được các bên tranh chấp cùng
thỏa thuận và lựa chọn. Trong trường hợp thành lập một hội đồng trọng tài thì mỗi
bên có quyền chỉ định một số lượng bằng nhau. Sau đó, các Trọng tài viên này sẽ
thỏa thuận để chỉ định một trọng tài viên khác để làm chủ tịch hội đồng trọng tài. Nếu
các bên chỉ lựa chọn một Trọng tài viên thì đây là cơng dân có uy tín của nước thứ

ba. Như vậy, khơng bên nào có tồn quyền quyết định người phân xử (giảm bớt khả
năng Trọng tài bị mua chuộc).
Thứ tư, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quốc tế đảm bảo bí mật quốc gia.
Với cơ chế “giải quyết bí mật”, Trọng tài quốc tế sẽ giữ được bí mật cho các
bên tranh chấp (không như nguyên tắc xét xử công khai của Tịa án quốc tế). Việc
giải quyết kín có ý nghĩa quan trọng đối với những vụ tranh chấp liên quan đến bí
mật quốc gia. Ngồi ra, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tải quốc tế sẽ bảo đảm được
danh dự và uy tín của các bên tranh chấp (đặc biệt là các bên thua kiện), không làm
ảnh hưởng những mối quan hệ quốc tế trong tương lai, nhất là khi quốc gia có hành
vi chưa phù hợp với pháp luật quốc tế.
Thứ năm, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quốc tế không bị bên thứ ba
liên quan can thiệp.
So với Tòa án quốc tế, khi sử dụng biện pháp Trọng tài, nhờ nguyên tắc không
công khai các bên tham gia tranh chấp có thể an tâm về khả năng không bị bên thứ
ba liên quan can thiệp vào q trình tố tụng ngồi mong muốn của mình. Từ đó giảm
bớt được một số yếu tố tác động khơng đáng có từ bên ngồi đến phán quyết cũng
như thời gian xét xử kéo dài.
Thứ sáu, phán quyết của Trọng tài quốc tế có giá trị chung thẩm.
Các biện pháp giải quyết tranh chấp khác như đàm phán, trung gian, hịa giải đều
khơng có hiệu lực bắt buộc đối với các bên tranh chấp. Việc đàm phán không thành hay
hịa giải khơng thành hay thậm chí là đàm phán, hịa giải thành nhưng các bên khơng
thực hiện là hồn tồn có thể xảy ra. Khác với biện pháp đàm phán, trung gian hay hòa
giải, phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế là chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc đối với
các bên tranh chấp. Các bên có nghĩa vụ thi hành và khơng có quyền khiếu nại. Phán
quyết của Trọng tài chỉ được xem xét lại trong trường hợp có những điều kiện mới có
ảnh hưởng cơ bản đến nội dung phán quyết mà trước đó chưa được biết đến.
4


2. Hạn chế của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc tế

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật nói trên, biện pháp giải quyết tranh chấp quốc
tế bằng Trọng tải cũng có điểm hạn chế, cụ thể:
Thứ nhất, vấn đề thực thi phán quyết trọng tài có rủi ro cao
Phán quyết của Tịa án quốc tế (ICJ hoặc ITLOS) có thể nhờ Hội đồng bảo an
Liên hợp quốc can thiệp trong trường hợp một bên tranh chấp không tuân thủ phán
quyết. Thực tế cho thấy, việc thực thi, tuân thủ phán quyết của trọng tải quốc tế hoàn
toàn tùy thuộc vào nguyên tắc “pacta sunt servanda” - nguyên tắc tận tâm, thiện chí
thực hiên cam kết quốc tế của các bên tranh chấp. Tính hiêu quả của phán quyết Trọng
tài sẽ là vấn đề đặc biệt được quan tâm khi bên bị kiện tỏ thái độ bất hợp tác như có
thể thấy trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc trước Tòa Trọng tài thành lập
theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982.
Thứ hai, phát sinh chi phí đáng kể
So với các biện pháp đàm phán, trung gian, hịa giải vừa chủ động lại nhanh
gọn, thì biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc tế lại phát
sinh một số chi phí đáng kể như thanh toán thù lao cho Trọng tài viên cũng như việc
chi trả các phí dịch vụ cho Ban thư ký. Chi phí này sẽ được chia đều cho các bên
tham gia tranh chấp. 5
Thứ ba, rất khó để vô hiệu phán quyết của Trọng tài quốc tế
Mặc dù phán quyết của Tòa trọng tài là chung thẩm nhưng cũng có thể bị vơ
hiêu trong các trường hợp sau:
Một là, Điều ước quốc tế (hoặc điều khoản) về trọng tài mà các bên ký kết bị
vô hiệu;
Hai là, Trọng tài vượt quá thẩm quyền được các bên thỏa thuận trao cho;
Ba là, có dấu hiệu mua chuộc thành viên của hội đồng trọng tài;
Bốn là, trong quá trình giải quyết tranh chấp, Tòa trọng tài đã vi phạm nghiêm
trọng các quy định về thủ tục tố tụng.
Tuy nhiên, trên thực tế rất ít phán quyết của Tịa trọng tài quốc tế bị vơ hiệu.
Dù có những vi phạm kể trên nhưng nếu như không được xác định là “vi phạm nghiêm
trọng” thì thỏa thuận trọng tài khơng thể bị hủy và tiếp tục có hiệu lực. Do phán quyết
ĐIỀU 7. Phụ lục VII UNCLOS 1982

“Trừ khi Toà trọng tài có quyết định khác vì có những hồn cảnh đặc biệt của vụ việc, lệ phí của Tồ, kể ca
thù lao cho các thành viên của Toà, phải do các bên trong vụ tranh chấp chịu ngang nhau.”
5

5


của Tòa trọng tài là chung thẩm nên ngay cả khi trường hợp này xảy ra thì bên tranh
chấp dù khơng hài lịng với phán quyết này cũng có cách nào thay đổi.
Ví dụ: Trong vụ xác định đường biên giới trên đất liền và trên biển, quyền tiếp
cận biển cả và quy chế sử dụng hai vùng biển giữa Slovenia và Croatia. Croatia đã
đưa ra bằng chứng cho thấy liên lạc riêng giữa trọng tài viên (do Slovenia chọn) với
đại diện của Slovenia về các thảo luận, kết luận tạm thời của Tòa trọng tài và cơ hội
tác động vào các Trọng tài viên. Tuy nhiên, mặc dù Tòa kết luận rằng hành vi trên là
vi phạm trăng trợn (blatant violation) nhiều quy định, nhưng không phải là một vi
phạm nghiêm trọng “material breach). Do đó, thỏa thuận trọng tài khơng thể hủy bỏ
và tiếp tục có hiệu lực là cơ sở pháp lý cho thẩm quyền của Tòa trọng tài.6
Thứ tư, biện pháp Trọng tài quốc tế có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến mối
quan hệ tương lai giữa các bên tham gia.
Khác với đàm phán, trung gian hay hịa giải mang tính chất mềm mỏng, thiện
chí, thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các bên thì bên pháp Trọng tài quốc tế
thường chỉ được sử dụng khi các bên đàm phán, hịa giải khơng thành. Đó là khi các
quốc gia khơng thể tự mình đi đến một tiếng nói chung nên phải nhờ đến sự phân
định bằng phán quyết của bên thứ ba là trọng tài. Chính vì vậy, khi phán quyết được
đưa ra chắc chắn sẽ có bên hài lịng và bên khơng hài lịng. Điều này có thể gây nên
tình hình căng thẳng giữa các quốc gia ngay cả khi vụ kiện đã kết thúc.
Thứ năm, Tịa trọng tài khơng có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp
Tòa án quốc tế (ICJ) có quyền áp dụng bất kỳ biện pháp khẩn cấp tạm thời nào
nếu hoàn cảnh yêu cầu và các bên tranh chấp cũng đều có quyền u cầu Tịa án áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nhưng Tòa trọng tài lại khơng có quyền đó chính vì vậy

khơng thể bảo đảm quyền của bất kỳ bên nào trong tranh chấp trong hồn cảnh bức thiết.
Ví dụ: Ngày 23.01.2020, Tịa án Công lý Quốc tế (ICJ) đã ra Quyết định áp
dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với Myanmar. Quyết định được đưa ra
sau khi xem xét yêu cầu của Gambia đệ trình kèm với đơn kiện Myanmar vào ngày
11.11.2019 với cáo buộc Myanmar đã vi phạm nghĩa vụ theo Công ước chống diệt
chủng năm 1948, cụ thể: Myanmar phải thực thi tất cả mọi biện pháp trong quyền lực
của mình để ngăn chặn các hành vi diệt chủng bị Công ước cấm đối với người
Trần H. D. Minh (2017), Tính trung lập và độc lập của trọng tài viên: Vụ Croatia và Slovenia
truy cập ngày 07/7/2021.
6

6


Rohingya. Myanmar có nghĩa vụ bảo đảm rằng lực lượng qn sự, các nhóm vũ trang
khơng chính quy khơng có hành vi bị cấm theo Công ước đối với người Rohingya.
Myanmar phải có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn việc phá hủy và bảo đảm bảo vệ
các bằng chứng liên quan đến các hành vi bị Gambia cáo buộc. Myanmar phải nộp
báo cáo cho Tòa về các biện pháp mà nước này đã thực hiện theo yêu cầu của Tòa
trong Quyết định này trong vòng 04 tháng, và sau đó là mỗi 06 tháng cho đến khi Tịa
ra phán quyết cuối cùng.7
III. Đánh giá khả năng áp dụng biện pháp Trọng tài quốc tế để giải quyết
tranh chấp quốc tế mà Việt Nam là một bên
1. Chủ trương giải quyết tranh chấp quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Trong suốt những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã luôn quán triệt và thực
hiện tốt phương châm: “Giữ vững nguyên tắc chiến lược; linh hoạt, mềm dẻo về sách
lược”. Đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng được hoạch định trên cơ sở kế thừa
truyền thống ngoại giao hòa hiếu, thân thiện của dân tộc, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí
Minh và từ thực tiễn tình hình trong nước, quốc tế. Qua từng thời kỳ, đường lối đó có
sự bổ sung phù hợp, ngày càng hồn thiện và là nhân tố quyết định thắng lợi trên

“mặt trận ngoại giao” ở mọi bình diện, cấp độ, cả đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà
nước và đối ngoại nhân dân.
Trên thực tế, khi phát sinh tranh chấp quốc tế để phù hợp với chủ trương linh
hoạt, mềm dẻo, hòa hiếu Việt Nam luôn luôn ưu tiên lựa chọn biện pháp hịa bình
giải quyết tranh chấp nói chung và biện pháp đàm phán nói riêng.
Đàm phán là biện pháp cơ bản, hữu hiệu, nhanh chóng loại bỏ được sự nghi ngờ,
bất đồng quan điểm và thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các bên. Chính vì vậy
Việt Nam hầu hết đều lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua con đường đàm phán.
Ví dụ: Việt Nam và Thái Lan khi thực hiên quyền mở rộng vùng biển theo
UNCLOS 19828 đã tạo ra một vùng chồng lấn rộng khoảng 6.074 km2. Việt Nam lựa
chọn biện pháp đàm phán để giải quyết tranh chấp trên. Ngày 09/8/2021, hai bên đã
Trần H. D. Minh (2020), Quyết định ngày 23.01.2020. của Tòa ICJ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
trọng Vụ kiện diệt chủng giữa Gambia và Myanmar
truy cập ngày 07/7/2021.
8
ĐIỀU 57. UNCLOS 1982
“Vùng đặc quyền về kinh tế không được mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng
lãnh hải.”
7

7


ký với nhau Hiệp định về phân định ranh giới trên biển trong vịnh Thái Lan. Đây là
Hiệp định phân định biển đầu tiên trong vịnh Thái Lan được ký kết tại Đơng Nam Á
sau khi UNCLOS 1982 có hiệu lực.
Như vậy, có thể thấy biện pháp đàm phán vẫn đang là lựa chọn tối ưu của Việt
Nam vì những ưu điểm và hiệu quả mà nó mang lại khó có biện pháp nào thay thế được.
2. Khả năng áp dụng biện pháp Trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp
quốc tế mà Việt Nam là một bên

Tranh chấp quốc tế mà Việt Nam là một bên hiện nay, nổi cộm nhất là vấn đề
tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc. Nhìn vào tính chất của tranh chấp Việt Nam
hồn tồn có thể kiện Trung quốc ra Tịa trọng tài quốc tế ra Tòa Trọng tài Thường
trực (PCA) hoặc Tòa Trọng tài theo Phụ luc VII, UNCLOS 1982. Bởi lẽ, Tịa Trọng
tài theo Phụ lục VII có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp giữa các thành
viên của UNCLOS 1982 liên quan đến việc áp dụng và giải thích Cơng ước. Theo đó,
căn cứ vào Điều 9 Phụ lục VII UNCLOS, Tòa trọng tài quốc tế hoàn toàn đủ thẩm
quyền ngay cả khi một bên từ chối tham gia xét xử.9
Tuy nhiên, Việt Nam đã lựa chọn biện pháp đàm phán với Trung Quốc bởi lẽ
Nhà nước ta đã lường trước được khả năng áp dụng biện pháp Trọng tài quốc tế là có
nhưng khơng đạt được mục tiêu mong muốn. Tham khảo vụ kiện giữa Philipines và
Trung Quốc ta có thể thấy rất rõ điều này.
Ngày 22/01/2013, Philippines đã gửi đơn khởi kiện về đường 9 đoạn phi lý của
Trung Quốc trên Biển Đông ra trọng tài thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS 1982.
Ngày 19/02/2013, Trung Quốc đã trả lại công hàm của Philippines. Trung
Quốc kiên quyết thực hiện lập trường giải quyết tranh chấp với bên liên quan bằng
đàm phán song phương, không chấp nhận can thiệp của bất kỳ cơ quan tài phán quốc
tế nào. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 và 5 Điều 287 của Công ước luật biển,
nếu Philippines duy trì yêu cầu khởi kiện thì Trọng tài sẽ có thẩm quyền ngay cả khi
Trung Quốc khơng đồng ý và quá trình tố tụng vẫn được tiếp tục.

ĐIỀU 9. UNCLOS 1982
“Khi một trong số các bên trong vụ tranh chấp khơng ra Tồ hoặc khơng trình bày các lý lẽ của mình, thì bên
kia có thể u cầu Tồ tiếp tục trình tự tố tụng và phán quyết. Việc một bên vắng mặt hay việc một bên khơng
trình bày các lý lẽ của mình khơng cản trở cho trình tự tố tụng. Trước khi ra phán quyết, Tồ trọng tài cần
phải biết chắc chắn rằng khơng những Tồ có thẩm quyền xét xử vụ tranh chấp mà cịn chắc chắn rằng đơn
kiện có cơ sở về mặt thực tế pháp lý.”
9

8



Trung Quốc không tham gia vào bất kỳ giai đoạn nào trong q trình Tồ trọng tài
xem xét vụ việc. Năm 2015, Toà trọng tài ra Phán quyết về Thẩm quyền và Điều kiện
thụ lý, xác định mình có thẩm quyền với hàng loạt các đệ trình của Philippines.
Năm 2016, Toà trọng tài ra Phán quyết về nội dung, vừa xác nhận thẩm quyền
đối với các đệ trình cịn lại vừa kết luận nội dung thực chất của các đệ trình mà Tồ
có thẩm quyền xem xét.
Nội dung Phán quyết của Tòa chỉ tập trung phán xét về việc giải thích và áp
dụng sai các quy định của Cơng ước LHQ về Luật Biển, khơng liên quan gì đến tranh
chấp chủ quyền lãnh thổ và tranh chấp về việc phân định các vùng chồng lấn; cụ thể:
Một là, bác bỏ “quyền lịch sử đối với tài nguyên trong đường 9 đoạn;
Hai là, khẳng định các cấu trúc (thực thể địa lý) thuộc Trường Sa khơng có
hiệu lực để có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý;
Ba là, các hoạt động của Trung Quốc ngăn cản Philippines thực hiện các
quyền của mình trong vùng đặc quyền kinh tế, kể cả vùng biên xung quanh bãi cạn
Scaborough là vi phạm UNCLOS 1982;
Bốn là, các hoạt động khai thác, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc đã gây hại
cho môi trường biển;
Năm là, tất cả những hoạt động đó của Trung Quốc đã làm trầm trọng thêm
tranh chấp.10
Có thể thấy phán quyết cuối cùng của Trọng tài nghiêng về phía Philippines.
Tuy nhiên, Trung Quốc tun bố phán quyết của Tịa khơng có tính pháp lý và chọn
cách phớt lờ đi tất cả. Đến tận bây giờ, Philippines vẫn bất lực trước những động thái
gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông. Tất cả là vì có phán quyết nhưng khơng thể
thi hành. Khơng một cơ chế nào có thể bắt buộc Trung Quốc thi hành phán quyết nếu
khơng có sự tự nguyện, thiện chí.
Qua lại với vấn đề Biển Đơng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tương tự như
Philippines nếu Việt Nam quyết tâm đưa tranh chấp này ra Tòa trọng tài quốc tế thì
với cơ sở pháp lý, chứng cứ hiện tại chúng ta có cơ hội áp đảo Trung Quốc. Tuy

nhiên, thắng lợi đó khơng giúp Việt Nam đạt được tồn vẹn mục đích mong muốn.

Phạm Vũ Thắng (2013), Suy nghĩ về giải pháp pháp lý cho Việt Nam trước vụ kiện của Philippines, Tạp
chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 2 (2013) 50-52
10

9


Thực chất, tranh chấp hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa giữa Trung Quốc và
Việt Nam đã phát sinh từ rất lâu 11còn tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines
mới chỉ phát sinh gần đây. Việt Nam đã có rất nhiều cơ hội để kiện Trung Quốc ra
Tòa trọng tài nhưng vẫn không ngừng yêu cầu đàm phán. Tuy nhiên, Trung Quốc
khơng cho rằng hai bên có bất kỳ tranh chấp nào vì mặc định Hồng sa, Trường Sa
đương nhiên là của họ. Chính vì vậy, Trung Quốc phớt lờ đi yêu cầu đàm phán của
Việt Nam. Tuy nhiên, tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines lại là cơ hội để Việt
Nam “ép” Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán và là cơ sở để Việt Nam chiếm ưu thế
đàm phán trong tương lai. Còn nếu Việt Nam lựa chọn kiện Trung Quốc thì kết quả
rất có thể sẽ giống với Philippines, đến cơ hội đàm phán cũng khơng cịn.
Tóm lai, mặc dù Trọng tài quốc tế là một biện pháp khả thi về lý thuyết nhưng
về thực thế thi hành thì lại chưa phù hợp với tình hình hiện tại của Việt Nam. Có lẽ
chính vì lý do trên mà Việt Nam chưa bao giờ lựa chọn biện pháp giải quyết tranh
chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc tế. Trước tình hình hiện tại Việt Nam vẫn nên
cân nhắc lựa chọn biện pháp mềm dẻo, linh hoạt và để lại “đường lùi” cho mình là
đàm phán.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu, bài viết đã nêu lên được một số lý luận về biện pháp
giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc tế (bao gồm lý luận về tranh
chấp quốc tế và trọng tài quốc tế. Từ lý luận bài viết đã chỉ ra được những ưu điểm,
hạn chế của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc tế. Ưu

điểm nổi bật của biện pháp này là linh hoạt, mềm dẻo, tiết kiệm thời gian, đảm bảo
sự bình đẳng giữa hai bên và giữ được bí mật quốc gia,…Song song, biện pháp cũng
tồn tại những hạn chế về khả năng thi hành phán quyền, chi phí tố tụng,.. Từ những
ưu điểm, hạn chế kể trên bài viết cũng đưa ra những đánh giá về khả năng áp dụng
biện pháp Trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp quốc tế mà Việt Nam là một bên.
Mặc dù, dung lượng bài viết và thời gian nghiên cứu hạn chế nhưng qua quá trình
nghiên cứu nghiêm túc em hy vọng có thể đưa ra được những thơng tin giá trị, chính
xác nhất.

11

Tranh chấp Hoàng Sa đã trên 100 năm, tranh chấp Trường Sa trên 70 năm.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. LUẬT, ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
1. Hiến chương Liên hợp quốc
2. Công ước viên về Luật biển năm 1982
3. Công ước La-hay năm 1899, 1907
B. GIÁO TRÌNH, SÁCH THAM KHẢO
4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, NXB. Cơng an nhân dân,
2019
5. Nguyễn Thị Hồng Yến, Lê Thị Anh Đào (2020), Hướng dẫn môn học công pháp
quốc tế, Nxb. Lao
C. TẠP CHÍ, LUẬN VĂN
6. Phạm Vũ Thắng (2013), Suy nghĩ về giải pháp pháp lý cho Việt Nam trước vụ kiện
của Philippines, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 2
7. Nguyễn Hữu Khánh Linh (2016), Pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp biên

giới lãnh thổ và thực tiễn áp dụng của Việt Nam, Hà Nội
8. Ngô Hải Hoàn (2019), Các cơ quan tài phán quốc tế và thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp ở biển Đông, Tạp chí Nghề Luật, số 6
D. TRANG WEB
9. Trần H. D. Minh (2017), Tính trung lập và độc lập của trọng tài viên: Vụ Croatia
và Slovenia
truy cập ngày 07/7/2021
10. Trần H. D. Minh (2020), Quyết định ngày 23.01.2020. của Tòa ICJ áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời trọng Vụ kiện diệt chủng giữa Gambia và Myanmar
truy cập ngày 07/7/2021
11. Trần Công Trục (2016), Trọng tài quốc tế trong vụ kiện Biển Đông và bài học
cho Việt Nam, Tạp chí Giáo dục điện tử
truy cập ngày
08/7/2021.

11



×