HNUE JOURNAL OF SCIENCE
Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4C, pp. 158-168
This paper is available online at
QUAN SÁT CÁC BIỂU HIỆN HÀNH VI HUNG TÍNH
CỦA TRẺ MẪU GIÁO VỚI BẠN - MỘT NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
Nguyễn Thị Như Mai, Trần Thị Thắm* và Trần Thị Kim Liên
Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu trường hợp bằng phương pháp quan sát về
mức độ biểu hiện hành vi hung tính của hai trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi) trong quá trình tương
tác với bạn ở trường mầm non. Thơng qua quan sát trong vịng 4 tuần, kết quả cho thấy: Cả
hai trẻ đều có biểu hiện hành vi hung tính ở mức độ rất cao với các hình thức hành vi hung
tính bằng thể chất, lời nói và mối quan hệ. Trong đó, trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi) chủ yếu có
hành vi hung tính mang tính chủ động, cịn trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) chủ yếu có hành vi
hung tính mang tính phản ứng. Hình thức hành vi hung tính bằng mối quan hệ chỉ có ở trẻ 5
- 6 tuổi. Những gợi ý về mặt sư phạm từ hai trường hợp này được đề xuất nhằm giúp các
nhà giáo dục xây dựng các biện pháp tác động phù hợp với từng trẻ nhằm giúp trẻ hình
thành, phát triển nhân cách tốt đẹp ngay từ lứa tuổi mầm non.
Từ khóa: hành vi hung tính, phương pháp quan sát, trẻ mẫu giáo, nghiên cứu trường hợp.
1. Mở đầu
Hành vi hung tính của trẻ là một vấn đề phức tạp và có thể ảnh hưởng khơng tốt tới q
trình phát triển nhân cách của các em. Các nghiên cứu đã chỉ ra, có khoảng 1/3 số trẻ có hành vi
hung tính lúc năm tuổi sẽ tiếp tục biểu hiện hành vi đó lúc 14 tuổi [1]; trong số những trẻ có
biểu hiện hành vi hung tính ở tuổi mẫu giáo sẽ có khoảng 50% số trẻ có những hành vi chống
đối xã hội khi ở tuổi trưởng thành [2]. Vì vậy các nhà giáo dục cần tìm hiểu về mức độ biểu
hiện hành vi hung tính của trẻ để có biện pháp tác động phù hợp nhằm hạn chế hành vi hung
tính ngay từ lứa tuổi mầm non.
Những nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã chỉ ra mức độ, hình thức biểu hiện, cũng
như các kiểu hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo. Cụ thể: các hình thức biểu hiện và chức năng
hành vi hung tính (chủ động và phản ứng) của trẻ là tương đối ổn định trong suốt thời kì mẫu
giáo [3-5]; trẻ gái có xu hướng thể hiện hành vi hung tính bằng mối quan hệ nhiều hơn so với trẻ
trai [3], [6-8]; trẻ càng lớn thì càng ít thể hiện hành vi hung tính bằng thể chất hơn nhưng lại gia
tăng hành vi hung tính bằng mối quan hệ [3], [8-9]; trẻ 5 – 6 tuổi được nghiên cứu ở Việt Nam
hiếm khi hoặc thỉnh thoảng mới có biểu hiện hành vi hung tính, trẻ thể hiện hành vi hung tính
dưới hình thức ngơn ngữ và phi ngôn ngữ một cách trực tiếp và gián tiếp [10-11]. Các hành vi
hung tính của trẻ thường bộc lộ trong tương tác của trẻ với người khác, nhất là trong tương tác
với bạn bè.
Trong các phương pháp nghiên cứu hành vi hung tính của trẻ em, quan sát được coi là
phương pháp chính, có nhiều ưu thế trong phát hiện các biểu hiện hành vi hung tính ở trẻ. Với
đặc trưng hướng tới hành vi trong các tình huống khác nhau của hồn cảnh sống, theo dõi sát sao
Ngày nhận bài: 2/9/2021. Ngày sửa bài: 29/9/2021. Ngày nhận đăng: 10/10/2021.
Tác giả liên hệ: Trần Thị Thắm. Địa chỉ e-mail:
158
Quan sát các biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo với bạn – một nghiên cứu trường hợp
từng biểu hiện tâm lí của trẻ, phương pháp quan sát giúp làm rõ tính chất hành vi, xác định được
trẻ có hung tính hay khơng và hung tính ở mức độ nào. Nhiều cơng trình trên thế giới về lĩnh
vực này đều sử dụng quan sát, có thể kể đến Buss.A.H (1961) [12], Cairns, R.B., &Cairns, B.D.
(1984) [13], Barry H. Schneider và Sébastien Normand (2009) [14] hay Richard E. Tremblay
(2008) [15] và nhiều cơng trình khác. Ở Việt Nam, những khảo sát về thực trạng hành vi hung
tính của trẻ mẫu giáo cũng không thể không dùng phương pháp quan sát [11], [16].
Nghiên cứu trường hợp trong nghiên cứu tâm lí trẻ em là một phương pháp đặc biệt hiệu
quả đối với các nghiên cứu định tính. Thơng qua quan sát, trò chuyện trực tiếp với trẻ, điều tra
những người có liên quan tới trẻ, nhà nghiên cứu thu lượm các thơng tin cụ thể, chi tiết, chính
xác về đặc điểm phát triển của các em. Hành vi hung tính là một loại hành vi đặc biệt, nếu chỉ
nghiên cứu trên diện rộng có thể khơng chỉ ra được tính riêng biệt, đặc thù cho từng trẻ, và như
vậy dễ ảnh hưởng đến tính thích đáng và hiệu quả của các tác động sư phạm. Để hiểu đúng về
trẻ, có biện pháp tác động hiệu quả với từng trẻ trong từng trường hợp cụ thể, rất cần quan sát
quá trình tương tác với người khác, đặc biệt là với bạn bè ở trường mầm non của các em.
Bài viết này sẽ cung cấp kết quả nghiên cứu bằng phương pháp quan sát về mức độ biểu
hiện hành vi hung tính của hai trường hợp trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi). Đây là cơ sở để giáo viên
mầm non định hướng hoạt động quan sát trẻ, từ đó có biện pháp tác động phù hợp nhằm hạn chế
hành vi hung tính, giúp trẻ hình thành nhân cách tốt đẹp ngay từ lứa tuổi mầm non.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Hành vi hung tính và biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo trong
tương tác với bạn bè
2.1.1. Hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo
Hung tính là một vấn đề trong hành vi đang được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng
như ở Việt Nam quan tâm. Khái niệm hành vi hung tính có thể được tiếp cận theo những hướng
khác nhau và theo những cách gọi khác nhau như: hành vi hung hăng, hành vi gây hấn, hành vi
xâm kích… Nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều có sự thống nhất và cho rằng đó là những
hành vi mang tính chất cơng kích, sẵn sàng tấn cơng; thường hướng đến đối tượng có liên quan
tới sự không thoả mãn nhu cầu, ý muốn của cá nhân; có thể gây tổn hại cho các đối tượng khác
hoặc cho chính bản thân chủ thể về thể chất hoặc tinh thần.
Ở tuổi mẫu giáo, trẻ đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, các chức
năng tâm lí cịn chưa hồn thiện. Đặc biệt, hành vi của trẻ cịn mang tính bột phát, chưa có sự
kiểm sốt nhiều của ý thức. Do đó, hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo có thể hiểu là những
phản ứng mang khuynh hướng sẵn sàng tấn công của trẻ 3 – 6 tuổi, hướng đến gây tổn hại cho
đối tượng khác về thể chất hoặc tinh thần trong những tình huống nhất định. Với cách hiểu này,
hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo được đặc trưng bởi các đặc điểm như: tính cơng kích - sẵn
sàng tấn cơng đối tượng khác; tính đối tượng – thường hướng đến đối tượng có liên quan tới sự
khơng thỏa mãn nhu cầu của trẻ; tính xâm hại – hành vi của trẻ có thể gây tổn hại cho đối tượng
bị tấn cơng hoặc cho chính bản thân trẻ.
Do nhận thức và khả năng kiểm sốt hành vi cịn hạn chế nên trẻ mẫu giáo có xu hướng sử
dụng hành vi hung tính như một cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực mỗi khi nhu cầu không được
thỏa mãn hoặc khi xảy ra xung đột với những người xung quanh. Khác với người lớn, hành vi
của trẻ mẫu giáo chưa có sự tham gia kiểm soát nhiều của ý thức, đặc biệt là ý định gây tổn hại
cho người khác là chưa rõ ràng. Vì vậy, hành vi hung tính của trẻ ở lứa tuổi này được xem xét
như một biểu hiện của quá trình phát triển hơn là một vấn đề bệnh lí. Mặc dù vậy, hành vi hung
tính của trẻ vẫn cần được phát hiện sớm để kịp thời có biện pháp giáo dục nhằm giúp trẻ hạn
chế hành vi không mong muốn này ngay từ lứa tuổi mầm non.
159
Nguyễn Thị Như Mai, Trần Thị Thắm* và Trần Thị Kim Liên
Dựa vào quá trình hình thành cơ bản được suy luận từ tình huống xảy ra sự việc và mục
đích, có thể xem xét hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo theo hai kiểu hành vi hung tính mang
tính chủ động và hành vi hung tính mang tính phản ứng. Trong đó, hành vi hung tính mang tính
chủ động được xem là những phản ứng mà trẻ chủ động thực hiện nhằm cơng kích, đe dọa, tấn
cơng với ý định gây tổn hại cho bạn, hoặc để đạt được mục tiêu cá nhân trong tình huống cụ thể
(ví dụ, việc lấy được một món đồ chơi hoặc có một vai trò chắc chắn trong trò chơi). Còn hành
vi hung tính mang tính phản ứng là những phản ứng của trẻ trước sự khiêu khích cơng khai của
bạn, hoặc trước hành vi thể hiện sự hung hăng của bạn, hoặc trước sự thời ơ, không quan tâm
đến trẻ của bạn… Như vậy, trẻ có thể là người chủ động cơng kích, tấn cơng, đe dọa các bạn
khác hoặc trẻ cũng có thể là người bị động, phản ứng lại sự cơng kích, tấn cơng, đe dọa của các
bạn khác bằng những hành vi hung tính. Hai kiểu hành vi hung tính này có mối liên hệ mật thiết
với nhau và chúng có chức năng riêng về mặt tâm lí học. Hành vi hung tính mang tính chủ động
dự báo trước một kết quả phục vụ cho chính bản thân trẻ; trong khi đó, hành vi hung tính mang
tính phản ứng là một sự đáp trả thù địch của trẻ vì bị khiêu khích.
2.1.2. Biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo trong tương tác với bạn bè
Henri Piéron trong cuốn Từ điển Tâm lí học định nghĩa tương tác là “Tất cả hành động qua
lại lẫn nhau giữa các thành viên của một nhóm người/dân cư ảnh hưởng đến ứng xử của các cá
nhân” [17]. Từ đây, có thể hiểu tương tác với bạn bè là những tác động qua lại có ảnh hưởng
đến hành vi, ứng xử của những người cùng độ tuổi, cùng sống trong một mơi trường hoặc có
quan hệ gần gũi, hiểu biết lẫn nhau. Tương tác với bạn bè của trẻ tuổi mẫu giáo ở trường mầm
non muốn nói đến các quan hệ qua lại có ảnh hưởng đến nhau trong giao tiếp, trong hoạt động
của các trẻ cùng nhóm, lớp hoặc cùng trường.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy bạn bè có vai trị xã hội hóa trẻ em ngay từ cuối năm thứ
nhất. Trong năm thứ hai, trẻ bắt đầu bộc lộ một số hành vi như cho bạn đồ, giúp bạn, chia sẻ với
bạn; một số trẻ bộc lộ hành vi hung tính với bạn. Đến 3 - 4 tuổi, một số trẻ có biểu hiện về khả
năng làm cho bạn chấp nhận mình. Nghiên cứu cũng cho thấy: rõ ràng là một số trẻ hung tính
hơn những trẻ khác [18].
Hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo trong tương tác với bạn bè có thể được biểu hiện ra
bên ngồi dưới nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Đồng quan điểm với tác giả Crick và
đồng nghiệp (1997), dựa vào phương tiện biểu hiện, nghiên cứu này tìm hiểu hành vi hung
tính của trẻ mẫu giáo theo ba hình thức. Cụ thể: 1 - Hành vi hung tính bằng thể chất: Khi có
xích mích, xung đột với bạn bè, trẻ có thể cào, cấu, giật tóc, đánh, đập, tát, đấm, đá, xô đẩy,
cắn bạn hoặc dùng đồ chơi, ghế… tấn công làm bạn bị đau, bị thương; chiếm đoạt, phá hủy
vật sở hữu của bạn…; 2 - Hành vi hung tính bằng lời nói:Khi tức giận, trẻ thường gào thét,
quát nạt, dọa nạt, nói tục với bạn; sử dụng từ ngữ xúc phạm, không coi trọng giá trị của bạn
như: đồ ngu ngốc, đồ dốt, đồ kém cỏi; gọi bạn bằng những tên xấu (A béo, A lùn, A thối…);
sử dụng những lời nói có tính khiêu khích làm cho bạn cảm thấy khó chịu, tức giận như: tớ
thích thế đấy, làm gì được nhau, thế thì làm sao… Đặc biệt, khi hung tính, giọng điệu của trẻ
trở nên thô gắt hơn, âm lượng cũng lớn hơn và tốc độ nói nhanh hơn làm cho những người
xung quanh dễ dàng nhận ra sự bực tức của trẻ; 3 - Hành vi hung tính bằng mối quan hệ: Trẻ
sỗ sàng từ chối chơi cùng nếu bạn không làm theo yêu cầu của trẻ; xúi giục các bạn khác
không chơi cùng với một bạn nào đó; tỏ vẻ lạnh nhạt, phớt lờ không quan tâm tới bạn với ý
định làm cho bạn buồn, tổn thương hoặc để bạn phải làm theo mong muốn của trẻ. Tuy
nhiên, những hành vi loại bạn ra khỏi nhóm, loại bạn ra khỏi cuộc chơi theo luật chơi một
cách cơng bằng (ví dụ, người thua cuộc bị loại khỏi trị chơi) thì khơng bị coi là hành vi hung
tính. Và chỉ những hành vi của trẻ liên quan tới ý định làm tổn hại đến bạn mới bị coi là hành
vi hung tính.
160
Quan sát các biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo với bạn – một nghiên cứu trường hợp
2.2. Phương pháp quan sát và sử dụng phương pháp quan sát trong nghiên cứu
biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo
2.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát là một phương pháp nghiên cứu cơ bản trong nghiên cứu tâm lí trẻ em nói chung
và trong nghiên cứu trẻ em ở lứa tuổi mầm non nói riêng. Có thể hiểu quan sát trẻ em trong các
hoạt động giáo dục ở trường mầm non là khả năng tri giác có chủ định của nhà giáo dục mầm
non hướng đến trẻ em đang thực hiện các hoạt động ở trường mầm non nhằm thu thập thơng tin
để phản ánh chính xác, khách quan về sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch và
tác động, giúp các em phát triển hài hòa, tốt đẹp.
Qua quan sát, nhà giáo dục có được những thơng tin thực tiễn có giá trị để hiểu biết về sự
phát triển của trẻ. Trên cơ sở phân tích, giải thích và đánh giá trẻ, nhà giáo dục lập kế hoạch
hoạt động và can thiệp phù hợp với trẻ.
Quan sát cần được tiến hành dựa trên các yêu cầu cơ bản như xác định mục đích quan sát
rõ ràng, nêu bật được đối tượng quan sát, có kế hoạch và trình tự quan sát, lựa chọn hình thức và
cơng cụ quan sát.
Quan sát trẻ mầm non có nhiều hình thức khác nhau như quan sát toàn diện và quan sát bộ
phận; quan sát chọn mẫu và quan sát ngẫu nhiên; quan sát tham gia và quan sát không tham gia;
quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp… Mỗi loại quan sát có thể sử dụng các công cụ quan sát
khác nhau như sổ ghi chép, phiếu quan sát, bảng kiểm, thang đánh giá, hồ sơ…
Nhà giáo dục cần xem xét ưu điểm và hạn chế của từng loại hình thức và cơng cụ để lựa
chọn nhằm đáp ứng được mục tiêu quan sát đề ra.
2.2.2. Sử dụng phương pháp quan sát trong nghiên cứu biểu hiện hành vi hung tính của
trẻ mẫu giáo
Để tìm hiểu biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo trong tương tác với bạn ở trường
mầm non, nghiên cứu đã sử dụng quan sát làm phương pháp nghiên cứu chính.
Mục đích: Tìm hiểu mức độ biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo thơng qua nghiên
cứu 2 trường hợp điển hình.
Nội dung: Hành vi hung tính của trẻ được quan sát theo 15 mã hành vi. Trong đó, có 5 mã
hành vi hung tính bằng thể chất (gồm: 1,2,3,4,5); 5 mã hành vi hung tính bằng lời nói (gồm:
6,7,8,9,10); và 5 mã hành vi hung tính thơng qua mối quan hệ (gồm: 11,12,13,14,15). Cụ thể:
Mã hành vi 1: Trẻ đá hoặc đánh người khác.
Mã hành vi 2: Trẻ doạ sẽ đánh hoặc đấm người khác.
Mã hành vi 3: Trẻ phá hỏng đồ của người khác khi trẻ cảm thấy khó chịu.
Mã hành vi 4: Trẻ xô hoặc đẩy người khác.
Mã hành vi 5: Trẻ cấu véo làm cho ai đó bị đau.
Mã hành vi 6: Trẻ tranh cãi to tiếng với người khác.
Mã hành vi 7: Trẻ nói tục, nói bậy với người khác.
Mã hành vi 8: Trẻ nói những lời có tính khiêu khích với người khác (vd, em/con thích thế
đấy, làm gì được nhau…).
Mã hành vi 9: Trẻ gọi người khác bằng những tên xấu (vd, A béo, A lùn, A ngố…).
Mã hành vi 10: Trẻ chê bai người khác hoặc vật sở hữu của người khác (vd, áo của chị xấu
mù...).
Mã hành vi 11: Trẻ nói với người khác rằng trẻ sẽ khơng chơi cùng hoặc khơng kết bạn nếu
người đó khơng làm theo yêu cầu của trẻ.
Mã hành vi 12: Trẻ xúi giục người khác không chơi hoặc không kết bạn với một ai đó.
161
Nguyễn Thị Như Mai, Trần Thị Thắm* và Trần Thị Kim Liên
Mã hành vi 13: Khi tức giận với ai, trẻ khơng cho người đó chơi cùng trong nhóm.
Mã hành vi 14: Trẻ nói với người khác rằng trẻ sẽ khơng mời họ dự sinh nhật của mình
(hoặc một điều tương tự) nếu người đó khơng làm theo mong muốn của trẻ.
Mã hành vi 15: Trẻ doạ không cho người khác chơi chung trong nhóm nếu họ khơng làm
theo u cầu của trẻ.
Cách tiến hành: Để thu thập dữ liệu về mức độ hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo, nghiên
cứu được thực hiện từ tháng 01 – 02/2021, trên hai trường hợp: 1 trẻ 3 – 4 tuổi và 1 trẻ 5 – 6
tuổi đang học ở một trường mầm non M.T. thuộc huyện Mỹ Lộc, Nam Định. Hai trẻ này được
giáo viên nhận định là thường xuyên có những biểu hiện hành vi hung tính trong tương tác với
bạn. Mỗi trẻ được quan sát trong 4 tuần, mỗi tuần 1 buổi, mỗi buổi 60 phút, có nghĩa là mỗi trẻ
sẽ được quan sát tất cả 4 tiếng (240 phút).
Kết quả được ghi lại bằng biên bản quan sát dành riêng cho mỗi trẻ, gồm các cột: thời gian,
tình huống dẫn đến hành vi hung tính của trẻ (sự kiện tiền hành vi, hành vi, sự kiện sau hành vi),
tần số biểu hiện hành vi hung tính (về hình thức và kiểu hành vi). Những yếu tố liên quan tới
tình huống dẫn tới hành vi hung tính của trẻ được đặc biệt quan tâm vì đây chính là cơ sở để tìm
hiểu nguyên nhân dẫn tới hành vi hung tính ở trẻ. Tần số xuất hiện hành vi hung tính của trẻ
được tính như sau:
+ Mỗi lần trẻ có biểu hiện hành vi hung tính thuộc những mã hành vi khác nhau – tính 1
lần/1 mã hành vi.
+ Trong cùng một mã hành vi, mỗi hành vi hung tính khác nhau – tính 1 lần. Ví dụ, ở mã
hành vi số 7, nếu trẻ vừa đá vừa đánh bạn thì tính: đá – 1 lần, đánh – 1 lần, tần số xuất hiện hành
vi mã số 7 – 2 lần.
+ Trong cùng 1 tình huống, 1 hành vi được lặp lại liên tiếp – tính 1 lần. Ví dụ, trẻ liên tiếp
cào nhiều vết vào mặt bạn thì chỉ tính hành vi hung tính đó xuất hiện 1 lần.
+ Trong cùng 1 tình huống, 1 hành vi được thực hiện nhiều lần nhưng khơng liên tiếp nhau
– tính theo số lần hành vi đó được lặp lại. Ví dụ, trẻ giật tóc bạn, rồi quay sang chiếm đồ chơi,
sau đó lại xảy ra tranh chấp và trẻ lại giật tóc bạn – hành vi giật tóc bạn trong trường hợp này
được tính 2 lần.
Cách đánh giá: Trên cơ sở tổng số hành vi hung tính của trẻ được quan sát trong 240 phút,
có thể đánh giá hành vi hung tínhcủa trẻ theo 3 mức độ:
Chưa rõ: trẻ có 0 đến 3 hành vi hung tính
Khá rõ: trẻ có 4 đến 6 hành vi hung tính
Rất rõ: trẻ có từ 7 hành vi hung tính trở lên
Bên cạnh đó, để thu thập thêm thông tin nhằm làm rõ hơn kết quả thu được thông qua
phương pháp quan sát, nghiên cứu còn sử dụng kết hợp phương pháp trò chuyện với trẻ,với giáo
viên trực tiếp đứng lớp và cha mẹ của trẻ để tìm hiểu thêm về các tình huống khác dẫn đến hành
vi hung tính của trẻ.
2.3. Kết quả nghiên cứu trường hợp
2.3.1. Trường hợp 1 - Hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi)
Thông tin về trẻ: Bé T.N.A. là một trẻ trai 3 tuổi 6 tháng (tính tới thời điểm quan sát), đang
học tại lớp mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi) trường mầm non M.T. thuộc huyện Mỹ Lộc, Nam Định. Bé
T.N.A. là con đầu lòng, dưới T.N.A. là một em trai 2 tuổi. Hiện nay, T.N.A. đang sống cùng gia
đình đa thế hệ gồm có ơng, bà, cha, mẹ và em trai (20 tháng). Cha của T.N.A. mở tiệm cắt tóc
tại nhà, cịn mẹ của T.N.A. là cơng nhân may.
Quan sát T.N.A. trong quá trình tương tác với bạn ở trường mầm non, nghiên cứu thu được
mức độ hành vi hung tính của T.N.A. ở Bảng 1 như sau:
162
Quan sát các biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo với bạn – một nghiên cứu trường hợp
Bảng 1. Mức độ biểu hiện hành vi hung tính của bé T.N.A
Hình thức biểu hiện
Kiểu hành vi hung tính
Tổng 1
Chủ động
Phản ứng
Thể chất
7
2
9
Lời nói
5
1
6
Mối quan hệ
0
0
0
Tổng 2
12
3
15
Trong q trình tương tác với bạn ở trường mầm non, N.A có biểu hiện hành vi hung tính ở
mức độ rất rõ với 15 hành vi/240 phút quan sát. Trong đó, T.N.A. chủ yếu thể hiện hành vi hung
tính ở hình thức thể chất (9/15 hành vi) như: xô đẩy bạn, véo bạn, tát bạn, cắn bạn. Ví dụ, khi cả
lớp xếp hàng để chuẩn bị ra sân chơi, T.N.A. chen lên đứng trước một bạn nam khác, bạn nam
này không đồng ý nên lại chen lên đứng trước. T.N.A. liền đẩy bạn xơ về phía trước khiến bạn
st bị ngã. Cơ giáo nhìn thấy nhắc nhở T.N.A. và kéo trẻ đứng xuống cuối hàng. T.N.A. mặt
hầm hầm tỏ ra tức giận nhưng không chen lấn với bạn nào nữa. Bên cạnh đó, T.N.A. cịn dùng
những lời nói hung tính (6/15 hành vi) để quát nạt bạn (ví dụ, “nào”, “tránh ra”) hoặc chọc tức
bạn (ví dụ, “lêu lêu”). Kết quả quan sát này khá tương đồng với kết quả mà nghiên cứu thu được
thơng qua trị chuyện với cha mẹ của T.N.A. Cha của T.N.A. cho biết: khi chơi với em trai (20
tháng tuổi), T.N.A. thường có đánh em, cấu em, phá đồ chơi của em, quát nạt em. Đôi khi,
T.N.A. cũng thể hiện hành vi hung tính với cả anh (5 tuổi) và chị (7 tuổi) - con nhà bác. Trong
q trình trị chuyện với cha của T.N.A., nhận thấy: những biểu hiện hành vi hung tính của
T.N.A. có thể một phần là do trẻ đã bắt chước hành vi của người lớn trong gia đình. Bởi vì, khi
T.N.A. có hành vi không mong muốn, cha của trẻ thường quát mắng, thậm chí đánh địn con
khiến cho trẻ sợ hãi, khơng lặp lại hành vi khi có sự xuất hiện của người cha. Phần lớn hành vi
hung tính của N.A hướng đến bạn là mang tính chủ động (12/15 hành vi). Trong hầu hết các
tình huống, T.N.A. thường là người chủ động gây sự khi tương tác với bạn. Chẳng hạn:
Trong khi chơi xếp hình, T.N.A. ngồi một mình và xếp chồng các miếng ghép; một nhóm có
3 trẻ khác cũng đang ngồi cùng nhau để xếp các miếng ghép. T.N.A. quay sang nhìn các bạn,
rồi chăm chăm nhìn miếng ghép màu xanh mà một bạn nam đang cầm. T.N.A. tiến lại gần,
khơng nói gì và giằng lấy miếng ghép màu xanh. Ngay lập tức bạn đó giật lấy lại miếng ghép.
T.N.A. hét lên “nào!” và giằng lại nhưng bạn không buông tay. T.N.A. nghiến răng rồi véo
mạnh vào tay bạn làm cho bạn khóc. Giáo viên lại gần nhắc nhở, yêu cầu T.N.A. xin lỗi bạn. Cô
giáo di chuyển sang nhóm khác, T.N.A. tiếp tục chơi xếp hình.
Hoặc trong một tình huống khác, vào giờ ăn trưa, các bạn đã ngồi vào bàn ăn, cô giáo
đang chuẩn bị bữa trưa cho cả lớp. T.N.A. đề nghị đổi thìa với bạn bên cạnh nhưng bạn khơng
đồng ý. T.N.A. giật thìa của bạn nhưng khơng lấy được vì bạn đã kịp quay người đi để giấu
chiếc thìa. T.N.A dùng thìa của mình gõ nhẹ vào vào đầu bạn, bạn khó chịu kéo ghế ngồi ra xa.
T.N.A. tiến lại gần bạn và tiếp tục lấy thìa gõ vào đầu bạn. Bạn dọa mách cô giáo, T.N.A. quay
sang trừng mắt, lè lưỡi “lêu lêu” chế giễu bạn. Cơ giáo nhìn thấy hành vi của T.N.A. nên đã
nhắc nhở, T.N.A. không đánh bạn nữa, ngồi đợi cơ cho ăn cơm.
Có thể nhận thấy, ở những tình huống trên, mặc dù hành vi hung tính của T.N.A có thể làm
đau bạn, làm cho bạn tức giận nhưng những hành vi đó chủ yếu hướng đến chiếm được đồ vật,
đồ chơi của bạn hơn là làm tổn thương bạn. Thơng qua trị chuyện và quan sát cách ứng xử của
giáo viên trong những tình huống trên, nhận thấy: khi thấy trẻ tranh giành đồ chơi và có biểu
hiện hành vi hung tính, giáo viên chủ yếu nhắc nhở trẻ, ví dụ: “Các con khơng được tranh giành
đồ chơi, phải chia sẻ với nhau chứ”; hoặc giáo viên yêu cầu trẻ xin lỗi bạn. Tuy nhiên, giáo viên
chưa dành thời gian tìm hiểu nhu cầu thực sự của trẻ, chưa có những hướng dẫn cụ thể để trẻ
163
Nguyễn Thị Như Mai, Trần Thị Thắm* và Trần Thị Kim Liên
biết cách thể hiện nhu cầu của mình một cách phù hợp. Do đó, trẻ trong lớp nói chung và bé
T.N.A. nói riêng chỉ chấm dứt hành vi khơng mong muốn tại thời điểm đó nhưng có thể vẫn tiếp
tục lặp lại hành vi này trong những tình huống khác, nhất là khi khơng có sự xuất hiện của giáo
viên. Và cơ giáo lớp bé T.N.A.cũng chia sẻ: “Có mặt cơ giáo ở đó thì T.N.A. khơng dám đánh
bạn đâu, nhưng hễ cơ đi sang nhóm chơi khác là T.N.A. rất hay đánh bạn”
Bên cạnh những hành vi hung tính mang tính chủ động thì T.N.A. cũng có những biểu hiện
hành vi hung tính mang tính phản ứng (3/15 hành vi). Khi bị bạn bè trêu chọc, T.N.A. dễ bị kích
động và thường đáp lại bằng những hành vi mang khuynh hướng tấn cơng. Ví dụ:
Trong khi chơi tự do ngoài sân trường, T.N.A. và hai bạn khác rất thích thú chơi cầu trượt.
T.N.A. đã trượt xong và quay lại cầu thang để lên trượt tiếp. Có một bạn nam muốn trêu các
bạn nên đứng dang tay chắn cầu thang, T.N.A. giọng gắt gỏng quát “đứng ra”. Nhưng bạn nam
đó vẫn cười và nhất quyết khơng cho T.N.A. đi qua, T.N.A. xông lại cắn vào tay của bạn, bạn đó
kêu lên “đau q”, T.N.A. đắc chí nói “cho chết”. Cô giáo quan sát thấy liền tới can thiệp và
nhắc nhở cả hai bạn.
Một tình huống khác, T.N.A. đang ngồi xếp hình một mình. Một bạn nam khác đến ngồi cạnh
và cầm miếng ghép của T.N.A. để chơi, T.N.A. quát lớn “của tớ mà, cút đi”. Hai bạn giằng co
nhau, T.N.A. liền giơ tay tát vào mặt bạn liên tiếp hai cái. T.N.A. lấy lại được miếng ghép.
Nguyên nhân của những hành vi hung tính đó có thể được giải thích một phần là do đặc
điểm lứa tuổi của trẻ tạo nên. Có thể nói, ở độ tuổi của T.N.A. (3 – 4 tuổi), tính duy kỉ vẫn đang
phát triển mạnh, trẻ tự coi mình là trung tâm và mọi việc làm, hành động của trẻ đều là “có lí”.
Vì vậy, khi trẻ có bất cứ nhu cầu gì thì trẻ sẽ tìm mọi cách để thỏa mãn mà ít quan tâm tới ý
nghĩ, nhu cầu, nguyện vọng của bạn khác. Bên cạnh đó, quan sát q trình tương tác giữa
T.N.A. với bạn cho thấy: khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, để trao đổi, thỏa thuận với
bạn của T.N.A. vẫn cịn hạn chế, do đó trẻ chưa biết diễn đạt nhu cầu, mong muốn của mình với
bạn bằng lời nói một cách rõ ràng. Và khi trẻ xuất hiện một nhu cầu nào đó cần được thỏa mãn,
thay vì thỏa thuận bằng lời nói thì T.N.A. lại thường có xu hướng sử dụng những hành vi hung
tính như giật đồ, đánh bạn, cắn bạn, quát nạt… để bạn phải đáp ứng yêu cầu của mình.
2.3.2. Trường hợp 2 - Hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi)
Thông tin về trẻ: Bé T.K.Q. là một trẻ trai 5 tuổi 7 tháng (tính tới thời điểm quan sát), đang
học tại lớp mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) trường mầm non M.T. thuộc huyện Mỹ Lộc, Nam Định. Bé
T.K.Q. là con thứ hai, trênT.K.Q. là chị gái 9 tuổi. Hiện nay, T.K.Q. đang sống trong gia đình
hạt nhân. Cha của T.K.Q. làm nghề tự do, còn mẹ của T.K.Q. là nhân viên văn phòng ở một
trường cấp hai.
Quan sát T.K.Q. trong quá trình tương tác với bạn ở trường mầm non, nghiên cứu thu được
mức độ hành vi hung tính của T.K.Q. ở Bảng 2 như sau:
Bảng 2. Mức độ biểu hiện hành vi hung tính của bé T.K.Q.
Hình thức biểu hiện
Kiểu hành vi hung tính
Tổng 1
Chủ động
Phản ứng
Thể chất
2
2
4
Lời nói
1
2
3
Mối quan hệ
0
3
3
Tổng 2
3
7
10
So với bé T.N.A (3 – 4 tuổi), T.K.Q. biểu hiện số hành vi hung tính ít hơn nhưng vẫn ở
mức độ rất rõ (10 hành vi/240 phút). Bên cạnh hành vi hung tính thể chất (phá/ném đồ của bạn,
đánh bạn) và bằng lời nói (quát bạn, đe dọa phá đồ của bạn) thì T.KQ. cịn có những biểu hiện
164
Quan sát các biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo với bạn – một nghiên cứu trường hợp
hành vi hung tính bằng mối quan hệ (dọa khơng cho bạn chơi chung, xúi giục người khác không
chơi cùng bạn). Hình thức hành vi này phù hợp với đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ ở lứa tuổi
mẫu giáo. Cụ thể, nhu cầu giao tiếp với bạn của trẻ mẫu giáo, nhất là từ độ tuổi từ mẫu giáo nhỡ
(4 – 5 tuổi) trở đi, đang phát triển rất mạnh, hay nói cách khác là đang ở thời kì phát cảm. Việc
bị bạn từ chối chơi cùng hoặc bị loại khỏi nhóm chơi có thể khiến trẻ buồn bã, đau khổ [19]. Do
đó, phá vỡ hoặc đe dọa phá vỡ mối quan hệ, tình cảm với các bạn cũng trở thành một hình thức
hung tính trong hành vi nhằm tấn công các bạn mà trẻ mẫu giáo thường xun sử dụng.
Ví dụ: Một nhóm bạn đang chơi đóng vai công an truy bắt tội phạm, T.K.Q. ngỏ lời muốn
tham gia nhưng các bạn từ chối vì đã đủ người rồi. T.K.Q. lớn tiếng: “Không cho tớ chơi cùng,
đừng hịng tớ cho chơi chung thẻ (thẻ Pokemon) nữa. Hít le”. Một bạn trong nhóm đáp lại
“Khơng thèm, chơi bắt cướp thích hơn”. T.K.Q. tức giận, cầm chiếc mũ cơng an của bạn ném
xuống đất, rồi bỏ sang góc khác. Các bạn tỏ ra khó chịu và khơng quan tâm đến T.K.Q. nữa.
Hơn nữa, thơng qua trị chuyện với giáo viên đang trực tiếp chăm sóc, giáo dục ở lớp bé
T.K.Q., nhận thấy: T.K.Q. thường có biểu hiện hành vi hung tính bằng mối quan hệ là do giáo
viên hiếm khi, thậm chí khơng bao giờ can thiệp khi trẻ có những biểu hiện hành vi này. Bởi lẽ,
giáo viên cho rằng việc trẻ từ chối chơi với bạn hoặc xúi giục người khác không chơi với bạn để
bạn phải làm theo yêu cầu của trẻ là chuyện bình thường. Hành vi này thường xuyên diễn ra khi
trẻ tương tác với nhau và khơng ảnh hưởng tới q trình phát triển nhân cách của trẻ. Cô giáo
T.H. chia sẻ: “Giáo viên mầm non có rất nhiều việc phải làm nên khơng thể giải quyết hết được
mọi cuộc xích mích của trẻ. Với lại, việc các con không chơi cùng bạn vì bạn khơng cho bánh
kẹo, khơng nhường đồ chơi cũng thường diễn ra ở trẻ nhỏ. Tôi thấy hiện tượng này cũng khơng
có gì đáng lo ngại, các con chỉ giận dỗi thế thôi, một lúc sau là lại chơi với nhau ngay”. Tuy
nhiên, theo kết quả của một số nghiên cứu chỉ ra rằng: nếu trẻ thường xuyên có biểu hiện hành
vi hung tính bằng mối quan hệ ở lứa tuổi mẫu giáo thì có khả năng cao là đến tuổi trưởng thành
sẽ vẫn duy trì và tiếp tục thể hiện sự hung tính của mình thơng qua mối quan hệ nhưng với
những hình thức phức tạp hơn [9]; hoặc gây ra sự lo lắng, trầm cảm cho các bạn cùng chơi,
đồng thời có thể ảnh hưởng tiêu cực đối với chính bản thân trẻ, làm cho trẻ dễ bị rơi vào trạng
thái cơ đơn, khó hồ nhập, gây mất đoàn kết trong tập thể [6].
Đa số hành vi hung tính của T.K.Q. xuất hiện trong những tình huống bị bạn bè trêu chọc,
khiêu khích, hoặc đáp lại những cảm xúc tiêu cực (7/10 hành vi). Chẳng hạn:
T.K.Q. đang đứng chọn đồ chơi, T. chạy tới trêu, dùng tay đẩy T.K.Q. một cái, làm cho bé
suýt ngã. T.K.Q. tức giận quát “đồ điên” và đuổi theo, giơ tay định đánh bạn. Nhưng nhận ra
cơ giáo đang nhìn mình, T.K.Q. dừng lại, miệng lẩm bẩm điều gì đó.
Buổi chiều, T.K.Q. và bạn chơi bập bênh ngoài sân trường, T. chạy đến xin chơi cùng.
T.K.Q. nói giọng tức giận: “Đừng cho chơi! Lúc nãy, thằng này đẩy tớ suýt ngã mà khơng xin lỗi.
Hít le đi”. Sau đó, dù bạn T. đã năn nỉ nhưng T.K.Q. nhất định không đồng ý cho bạn chơi chung.
Những hành vi hung tính mang tính phản ứng của trẻ trong những trường hợp này được
xem là có ngun nhân khởi nguồn từ phía các bạn, do đó hành vi này của trẻ có thể giảm đi khi
trẻ khơng cịn là đối tượng trêu chọc của các bạn nữa. Tuy nhiên, các nhà giáo dục, đặc biệt là
giáo viên và cha mẹ của trẻ cần quan tâm, hướng dẫn trẻ biết cách ứng xử phù hợp trước sự
khiêu khích của bạn bè.
Bên cạnh đó, T.K.Q. đơi khi cũng có những hành vi chủ động khiêu khích trong quá trình
tương tác với các bạn ở trường mầm non (3/10 hành vi). Ví dụ:
Thấy bạn đang chơi xếp hình ngơi nhà, T.K.Q. ngỏ lời muốn được xếp hình cùng bạn.
Nhưng bạn đó muốn tự mình xếp ngơi nhà nên đã từ chối. T.K.Q giơ chân giẫm lên ngôi nhà mà
bạn đang xếp rồi cao giọng “Có cho tớ chơi cùng không? Không cho là tớ đạp đổ bây giờ”.
Nhìn thấy cơ giáo đang tiến lại gần, T.K.Q. nhấc chân ra và đi sang góc khác để chơi.
165
Nguyễn Thị Như Mai, Trần Thị Thắm* và Trần Thị Kim Liên
Trong những tình huống trên, sự gia tăng hành vi hung tính của trẻ đã được ngăn chặn khi
có sự xuất hiện của giáo viên. Điều này thể hiện T.K.Q. đã bắt đầu có khả năng tự kiềm chế, tự
kiểm sốt hành vi. Nhưng thơng qua trị chuyện với T.K.Q. nhận thấy: việc trẻ kiềm chế, không
tiếp tục thực hiện hành vi hung tính chủ yếu là do sợ bị cơ giáo phạt. T.K.Q. nói: “Đánh bạn ở
lớp, cơ nhìn thấy là cơ phạt ngay… Nhưng ở nhà, chị con mà làm con đau là con đánh lại
luôn”. Bên cạnh đó, mẹ của bé T.K.Q. cũng cho biết: “Ở nhà, thi thoảng con cũng hay gây sự
với chị, với mấy đứa em con nhà cậu. Tôi cũng mắng con, phạt con nhưng có vẻ khơng ăn thua,
nhiều lúc nó còn nổi khùng hơn”.
2.3.3. Gợi ý sư phạm từ hai trường hợp
- Về phía cha mẹ: Việc cha mẹ thường xuyên quát mắng, đánh đòn... để áp đặt ý muốn lên
trẻ có thể làm trẻ nhận ra rằng: bằng những hành vi hung tính (qt, mắng, đánh…) có thể làm
cho người khác sợ hãi, phục tùng theo yêu cầu của mình. Từ đó, trẻ có xu hướng áp dụng bài
học này khi tương tác với những đối tượng yếu thế hơn (em trai) hoặc những đối tượng ngang
hàng (anh/chị họ, bạn trong lớp). Và đặc biệt khi những chiến lược đó đem lại hiệu quả thì đây
chính là yếu tố củng cố để trẻ tiếp tục duy trì hành vi hung tính của mình. Vì vậy, cha mẹ và
những người lớn trong gia đình cần trở thành hình mẫu tốt cho trẻ noi theo. Trong những trường
hợp cần thiết phải sử dụng đến kỉ luật, cha mẹ cũng cần lựa chọn các hình thức phù hợp, tránh
lạm dụng các hình thức kỉ luật có thể gây tổn thương đến thể chất và tâm lí, ảnh hưởng khơng
tốt tới q trình hình thành, phát triển nhân cách của trẻ.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
Đặc biệt, gia đình và nhà trường cần xây dựng khung, giới hạn hành vi thống nhất để giúp trẻ dễ
dàng nhận thức và có thói quen tuân theo các quy tắc hành vi, từ đó góp phần hạn chế hành vi
hung tính của trẻ.
- Về phía giáo viên mầm non: Giáo viên mầm non cần có những hiểu biết về đặc điểm phát
triển tâm lí của trẻ trong từng giai đoạn lứa tuổi để có ứng xử phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển nhân cách của trẻ. Cụ thể:
Ở lứa tuổi mẫu giáo, nhất là trẻ 3 – 4 tuổi, khả năng sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý muốn,
nhu cầu cịn hạn chế. Thêm vào đó, trẻ vẫn bị chi phối ít nhiều bởi tính duy kỷ đặc trưng cho lứa
tuổi trước. Vì vậy, giáo viên cần quan tâm, hướng dẫn trẻ cách bày tỏ mong muốn, nguyện vọng
bằng lời nói; giúp trẻ biết cách trao đổi, thỏa thuận với bạn trong q trình chơi, từ đó góp phần
hạn chế các hành vi hung tính.
Giáo viên mầm non cần nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của mối quan hệ bạn bè với trẻ
để có những tác động phù hợp nhằm góp phần hạn chế hành vi hung tính bằng mối quan hệ của
trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non.
Trong giáo dục trẻ mẫu giáo, việc giáo viên đưa ra những hình phạt (đặc biệt là hình phạt
về thể chất) chỉ hạn chế hành vi hung tính của trẻ trong những tình huống nhất định (ví dụ, có sự
xuất hiện của giáo viên) nhưng lại có thể trở thành “mẫu hành vi” cho trẻ bắt chước ở những
tình huống khác. Vì vậy, đặt ra khung, giới hạn hành vi cho trẻ là cần thiết nhưng giáo viên
cũng cần cân nhắc lựa chọn các hình thức kỉ luật phù hợp đối với hành vi không mong muốn
của trẻ, tránh ảnh hưởng không tốt tới hành vi và sự phát triển nhân cách của trẻ.
3. Kết luận
Bằng phương pháp quan sát, nghiên cứu đã mô tả mức độ biểu hiện hành vi hung tính của
hai trường hợp điển hình – một trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi) và một trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi).
Cả hai trẻ này đều có biểu hiện hành vi hung tính ở mức độ rất cao với các hình thức hành vi
hung tính bằng thể chất, lời nói và mối quan hệ. Trong đó, trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi) chủ yếu có
166
Quan sát các biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo với bạn – một nghiên cứu trường hợp
hành vi hung tính mang tính chủ động, cịn trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) chủ yếu có hành vi hung
tính mang tính phản ứng. Hành vi hung tính dưới hình thức mối quan hệ chỉ có ở trẻ 5 - 6 tuổi.
Mặc dù hành vi hung tính chỉ là một biểu hiện tâm lí trong q trình phát triển của trẻ ở
tuổi mẫu giáo nhưng nếu hành vi này kéo dài có thể ảnh hưởng khơng tốt tới sự hình thành, phát
triển nhân cách của trẻ trong những giai đoạn tiếp theo. Do đó, các nhà giáo dục nói chung và
giáo viên mầm non nói riêng cần có biện pháp tác động phù hợp dựa vào đặc điểm phát triển
tâm lí của trẻ nhằm hạn chế hành vi hung tính và ảnh hưởng khơng tích cực của nó ngay từ lứa
tuổi mầm non.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] William Bor, Jake M. Najman, Michael O’Callaghan, Gail M. Williams, & Kaarin Anstey,
2001. “Aggression and the development of delinquent behaviour in children”. Australian
Institute of Crim, No.207.
[2] Campbell, S. B., 1995. Behaviour problems in preschool children: A review of recent
research. Journal of Child Psychology and Psychiatry, 36 (1), pp. 115-119.
[3] Dianna Murray-Close, Jamie M. Ostrov, 2009. A Longitudinal Study of Forms and
Functions of Aggressive Behavior in Early Childhood. Child Development, 80 (3), pp.
828–842.
[4] McAuliffe, M. D., Hubbard, J. A., Rubin, R. M., Morrow, M. T., & Dearing, K. F., 2006.
Reactive and proactive aggression: Stability of constructs and relations to cor-relates.
Journal of Genetic Psychology, 167, pp. 365–382.
[5] Persson, Gun E. B., 2005. Developmental perspectives on prosocial and aggressive
motives in preschoolers’ peer interactions. International Journal of Behavioral
Development, 29 (1), pp. 80–91.
[6] Crick, N. R., & Grotpeter, J. K., 1995. Relational aggression, gender, and socialpsychological adjustment. Child Development, 66, pp. 710–722.
[7] Crick, N. R., Casas, J. F., & Mosher, M., 1997. Relational and overt aggression in
preschool. Developmental Psychology, 33(4), pp. 579–588.
[8] Crick, N. R., Ostrov, J. M., Burr, J. E., Cullerton-Sen, C., Jansen-Yeh, E., & Ralston, P.,
2006. A longitudinal study of relational and physical aggression in pre-school. Journal of
Applied Developmental Psychology, 27, pp. 254–268.
[9] Karen A. Morine, Laura M. Crothers, James B. Schreiber, Jered B. Kolbert, Tammy L.
Hughes, & Ara J. Schmitt, 2011. Relational Aggression in Preschool Students: An
Exploration of the Variables of Sex, Age, and Siblings. Child Development Research.
[10] Hồ Thị Thúy Hằng, 2018. Hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn trong các trường công
lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Luận án Tiến sĩ Tâm lí học, Học viện khoa học xã
hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
[11] Nguyễn Thị Như Mai và Trương Thu Trang, 2020. Các biểu hiện hành vi hung tính của trẻ
5 - 6 tuổi ở trường mầm non. VNU Journal of Science: Education Research, Vol.37, No. 1,
tr. 53-66, doi: />[12] Buss, A. H., 1961. The psychology of aggression. John Wiley & Sons Inc. New York.
[13] Cairns, R.B., & Cairns, B.D., 1984. Predicting aggressive patterns in girls and boys: A
developmental study. Aggressive Behavior, 10, 277–242.
[14] Sous la direction de Barry H. Schneider và Sébastien Normand, 2009. Conduites
agressives chez l’enfant- Perspectives développementales et psychosociales. Presses de
l’Université du Quebec, pp.3-7.
167
Nguyễn Thị Như Mai, Trần Thị Thắm* và Trần Thị Kim Liên
[15] Richard E. Tremblay, 2008. Prévenir la violence dès la petite enfance. Odile Jacob, Paris
[16] Trần Thị Thắm, 2016. Thực trạng hành vi hung hăng trong tương tác với bạn của trẻ từ 24
tháng đến 36 tháng, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 4/2016, tr.44-48.
[17] Henri Piéron, Vocabulaire de la psychologie, 1992. Quadrige/ Presses Universitaires de
France, p. 233.
[18] Dale F. Hay, Ph.D. Cardiff University, Avril, 2005. Relations précoces entre pairs et
impacts sur le développement des enfants. Royaume Uni.
[19] Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Như Mai và Đinh Thị Kim Thoa, 2008. Tâm lí
học trẻ em lứa tuổi mầm non. Nxb Đại học Sư phạm.
ABSTRACT
Observation signs of aggressive behaviours in peer interaction of preschoolers
– A case study
Nguyen Thi Nhu Mai, Tran Thi Tham* and Tran Thi Kim Lien
Faculty of Early Childhood Education, Ha Noi National University of Education
The article presents a case study that used observations as a main method to explore the
reality of aggressive behaviours in peer interaction of two preschoolers. Observational data were
collected during four weeks separated by four days. The results showed that: two studied
preschoolers have aggressive behaviours at very high level. Their aggressive behaviours are
manifested with different forms, such as physical, verbal and relational aggression. Aggressive
behaviours of the first child (3 – 4 year - old) are manifested with proactive aggression.
Conversely, the main function of aggression of the second child (5 – 6 year - old) is reactive.
Relational aggression behaviour is only found in 5 – 6 year - old. Pedagogical implications from
two studied preschoolers are proposed to help educators to build appropriate measures for each
child to help him developping their personalities from the preschool age.
Keywords: aggressive behaviours, observation method, preschooler, case study.
168