Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Hành vi tiêu dùng rau an toàn ở vùng ven đô (nghiên cứu trường hợp tại huyện Ứng Hòa – Tp Hà Nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.13 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THU NHÀI

HÀNH VI TIÊU DÙNG RAU AN TOÀN
Ở VÙNG VEN ĐÔ
(Nghiên cứu trường hợp tại huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội)
Chuyên ngành: Xã Hội Học
Mã số: 60 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2017


Công trình đƣợc hoàn thành tại
Học viện Khoa học Xã hội
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Văn Quyết

Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Đức Chiện

Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Học viện
Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Vào hồi: 08 giờ 30 ngày 20 tháng 10 năm 2017.


Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội.


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết, trong hầu hết bữa cơm của gia đình người
Việt đều không thể thiếu món rau. Rau là loại thực phẩm rất cần thiết, nó
cung cấp nhiều vitamin và các thực phẩm khác không thể thay thế được
như Vitamin A, B, C, D, E... và các loại axit hữu cơ, các chất khoáng
như Ca, P, K.. cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con người.
Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm đang trong tình trạng
đáng báo động. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất
độc hại, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật… ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe cộng đồng. Theo số liệu thống kê của Cục Quản
lý chất lượng Vệ sinh an toàn thực phẩm những năm gần đây cho
thấy, các vụ ngộ độc thực phẩm cho sản phẩm nông nghiệp và thủy
sản là 217 vụ với 5.230 người mắc và 142 người chết; Ngộ độc do
cá nóc là 125 vụ với 726 người mắc và 120 người chết. Đặc biệt tỷ
lệ ngộ độc do rau củ quả chiếm tỷ lệ cao nguyên nhân do hóa chất
thuốc bảo vệ thực vật, cũng do thói quen của người dân hay ăn các
thức ăn rau tươi sống chính vì thế hàm lượng chất bảo vệ thực vật
tồn dư trong các loại rau là nguyên nhân gây ra ngộ độc. Ngộ độc
thực phẩm do rau củ quả là 168 vụ với 3.082 người mắc và 16
người chết; ngộ độc do nấm độc là 99 vụ với 473 người mắc phải và
81 người chết [Số liệu thống kê của Cục Quản lý chất lượng Vệ sinh
an toàn thực phẩm].
Thực tế hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, con người
đã đạt tới một trình độ nhận thức nhận định, mức thu nhập của đời
sống ngày càng ổn định chính vì vậy, nhu cầu của người dân cũng

dần thay đổi, từ việc sử dụng những loại sản phẩm vừa tiền, chất
lượng tương đối thì nay đã dần chuyển sang sử dụng những loại sản

1


phẩm có chất lượng và an toàn hơn. Xuất phát từ những thực tế, thì
nhu cầu về tiêu dùng các sản phẩm rau, hoa quả của người dân cũng
gia tăng đáng kể và nó dần trở thành một xu hướng. Vì vậy khái
niệm “rau sạch” hay còn gọi là “rau an toàn” cũng được hình thành.
Trước những lý do nêu trên tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Hành vi tiêu dùng rau an toàn ở vùng ven đô”(nghiên cứu
trường hợp tại huyện Ứng Hòa – Tp Hà Nội) nhằm nghiên cứu và
phân tích các yếu tố tác động tới nhu cầu tiêu dùng rau an toàn của
người dân trên địa bàn thành phố và những nhân tố tác động đến
việc ra quyết định có đầu tư sản xuất theo phương pháp mới sử
dụng khoa học kĩ thuật. Từ đó, đưa ra một số các khuyến nghị, giải
pháp cho các bên liên quan tới vấn đề.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1. Những nghiên cứu về thị trường và nhu cầu tiêu dùng
rau an toàn
* Các công trình nghiên cứu nước ngoài
- Khi nói về thị trường tiêu thụ rau an toàn, nhóm các tác giả
trong các nghiên cứu đã đưa ra những kết quả khác nhau về thị
trường và nhu cầu tiêu dùng đối với mặt hàng rau nông sản. Trong đó
phải kể đến công trình nghiên cứu của Các tác giả Nicolas Bricas,
Paule Mousier và Vincent Baron [103, tr.14-27] ở Pháp, với đề tài
"Nghiên cứu thương mại hóa sản phẩm của nghề làm vườn" trong đó
có sản phẩm rau tại nước Pháp đã chỉ ra rằng giá trị sản phẩm được
tăng lên rất nhiều khi sản phẩm được bán trên thị trường so với giá trị

sản phẩm đó được bán ngay tại vườn. Kết quả nghiên cứu về tiêu
dùng và nhận thức về thị trường rau, đã chỉ ra sự đặc trưng về việc
tiêu dùng rau cũng như những nhận thức về thị trường của người dân
tại đâyNghiên cứu tập trung vào các vấn đề tìm cách ổn định giá rau,
làm thế nào để người nông dân sản xuất ra những loại rau phù hợp
với yêu cầu và sở thích của người tiêu dùng và làm thế nào để người
2


nông dân giảm giá thành sản xuất rau, đứng vững được trong cạnh
tranh trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.
 Các công trình nghiên cứu trong nước
Trong các nghiên cứu về thị trường có rất nhiều các nghiên
cứu về đánh giá chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng hay đánh
giá về mức tiêu thụ trong những thời điểm nhất định. Trong các
nghiên cứu đã phản ánh được những nhân tố tác động đến nhu cầu và
mức độ của người tiêu dùng đối với các loại sản phẩm hang hóa.
Những năm trở lại đây, mặt hàng rau an toàn rất được quan tâm và đã
có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến loại mặt hàng này như:
Nghiên cứu của Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế, năm
2002 đã tập trung nghiên cứu đề tài: "Ngành rau quả ở Việt Nam:
Tăng giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu dùng" [93]. Đây là nghiên cứu
rất quy mô về toàn ngành rau quả Việt Nam. Đề tài tiến hành khảo
sát từ người sản xuất, buôn bán, chế biến, xuất khẩu trên các vùng
sản xuất. Nghiên cứu phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ của
dân cư Việt Nam, đánh giá tác động của giá và chi tiêu tới cầu của
hàng hóa. Nhìn chung đây là một đề tài nghiên cứu rất công phu của
Việt Nam, đề cập xuyên suốt ngành hàng rau quả Việt Nam từ sản
xuất tới tiêu dùng. Tuy nhiên việc nghiên cứu tổ chức và quản lý
mang tính chất quản lý vĩ mô của Nhà nước rau trong điều kiện Việt

Nam hội nhập; vai trò điều hành của các cơ quan chức năng Nhà
nước thì chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều.
Những công trình nghiên cứu nêu trên đều tập trung vào
nghiên cứu về đặc điểm thị trường, đưa ra các giải pháp nhằm kích
cầu thị trường tiêu thụ, các biện pháp hỗ trợ nhà cung cấp và một số
nghiên cứu đưa các nhân tố tác động đến mức tiêu dùng mang tính
khách quan. Chưa có công trình nghiên cứu nào chỉ ra các nhân tố tác
động tới hành vi tiêu dùng rau an toàn mang tính chủ quan xuất phát
từ tâm lý, điều kiện người tiêu dùng.
3


2.2. Những nghiên cứu về sản xuất, bảo quản rau an toàn
* Công trình nghiên cứu nước ngoài
Ở đây nhóm các tác giả đã chỉ ra những khó khăn mà ngành
sản xuất nông nghiệp gặp phải. Đó là những khó khăn về công tác
quản lý của các cơ quan quản lý, cơ sở chế biến, các nhà thu mua hay
những tác động từ thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt hay dịch sâu bệnh
gây ảnh hưởng tới hoa lợi của người nông dân. Cần kể đến các công
trình nghiên cứu của các tác giả: Tác giả Darmawan và cộng sự [105,
tr.144-150] ở Inđônêxia, trong nghiên cứu đã chỉ ra những khó khăn
trong quản lý sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau ở 3 Inđônêxia là do sự
quan liêu của chính quyền quản lý, buông lỏng trong quản lý, thiếu
thông tin thị trường, thiếu các quy định về quản lý, thiếu chính sách
phát triển rau. Để giải quyết khó khăn trên tác giả cho rằng Inđônêxia
muốn phát triển sản xuất rau thì công tác khuyến nông đối với cây
rau cần được quan tâm được chú trọng hơn; chính quyền địa phương
cần phải xây dựng hệ thống dịch vụ thông tin thị trường về rau, dịch
vụ này cung cấp thông tin về giá hàng ngày cho nông dân, tư thương
và người tiêu dùng.

 Công trình nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu tập trung vào các nhân tố nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm nông nghiệp, những kĩ thuật thâm canh và một số
phương pháp chế biến bảo quản nông sản trong điều kiện nhất định.
Cần kể đến các công trình nghiên cứu của: Trần Khắc Thi [71] và
cộng sự trong nghiên cứu "Kỹ thuật trồng và công nghệ bảo quản,
chế biến một số loại rau, hoa xuất khẩu", năm 2003. Đây là công
trình nghiên cứu công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm
xuất khẩu và sản phẩm chủ lực, xác định giống và kỹ thuật thâm canh
một số loại rau. Đề tài cũng đưa ra một số quy trình công nghệ sau
thu hoạch với một số sản phẩm rau và hoa cho xuất khẩu, đưa ra các
biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm rau, phát
4


triển vùng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên việc nghiên cứu về công
tác quy hoạch ngành hàng rau, quy hoạch lãnh thổ, tổ chức ngành
hàng và các can thiệp của hệ thống chính sách phát triển rau chưa
được quan tâm nghiên cứu nhiều
Tóm lại, các đề tài trên là các công trình khoa học đã nghiên
cứu và được công bố, chúng thuộc những đề tài cụ thể khác nhau ở
khía cạnh này hay khía cạnh khác của loại chủ đề nghiên cứu về
ngành hàng rau. Tuy nhiên việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau an
toàn trong cách nhìn rộng hơn, trong những bối cảnh mới của nền
kinh tế mở, khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế với mức độ cạnh
tranh ngày càng quyết liệt về sản phẩm nông nghiệp trong đó có sản
phẩm rau thì chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nhận thức và hành vi sử dụng rau an toàn của người

dân ven đô và những yếu tố tác động đến nhận thức và hành vi của
họ.
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về thái
độ và hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân vùng ven đô, đưa
ra các kiến nghị nhằm giúp những nhà sản xuất và người tiêu dùng
nhằm nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng rau an toàn trên
địa bàn huyện Ứng Hòa trong điều kiện hội nhập theo hướng bền
vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá thái độ và nhận thức của người dân vùng ven đô về
rau an toàn và các kênh thông tin người tiêu dùng tiếp nhận để xác
nhận nguồn gốc của rau an toàn.
- Đánh giá về mức độ sử dụng rau an toàn của người dân vùng
ven đô thông qua các biến số liên quan đến thái độ sử dụng rau an toàn
của người tiêu dùng hiện nay.
5


- Chỉ ra những nhân tố tác động đến hành vi lựa chọn rau an
toàn là nguồn thực phẩm tiêu thụ hàng ngày (Nhận thức, thu nhập,
nơi sinh sống, tập quán, sức khỏe và dư luận xã hội....) và so sánh sự
khác biệt về hành vi giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu.
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân ở vùng ven đô.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua “ rau an toàn” của
người dân vùng ven đô.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Người tiêu dùng rau (qua khảo sát tại huyện Ứng Hòa, thành
phố Hà Nội).

- Đơn vị cung cấp (gồm các siêu thị, của hàng rau an toàn,
thương lái, người bán – qua khảo sát tại huyện Ứng Hòa, thành phố
Hà Nội).
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: địa bàn Huyện Ứng Hòa
- thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 năm 2017 đến
tháng 7 năm 2017
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu chỉ
tập chung đề cập, tìm hiểu hành vi tiêu thụ rau an toàn của người dân
vùng ven đô. Do đó, trong luận văn này, tác giả sẽ sử dụng thuật ngữ
hành vi tiêu dùng trong quá trình phân tích.
+ Làm rõ khái niệm hành vi, hành vi tiêu dùng, thị trường, thu
nhập của người tiêu dùng.
+ Tìm ra các vấn đề và hành vi của người tiêu dùng hiện nay;
tìm hiểu đặc điểm tâm lý của người tiêu dùng.
+ Tìm hiểu vai trò điều tiết của nhà nước trong khâu tiêu thụ
sản phẩm rau củ trên thị trường.
6


+ Phân tích thực trạng thị trường cung cấp rau an toàn trên địa
bàn huyện Ứng Hòa hiện nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Người dân vùng ven đô hiểu thế nào là rau an toàn? Họ tìm
hiểu thông tin về rau an toàn được bán trên thị trường dựa trên những
nguồn thông tin nào?
- Người dân ở vùng ven đô dùng rau an toàn như thế nào?
(mua hay có được ở đâu? Mức độ thường xuyên sử dụng rau an toàn).

- Các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng rau an toàn, của
người tiêu dùng là gì?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Người dân vùng ven đô có ý thức về rau an toàn
(hiểu rau an toàn là gì?) nhưng hiểu biết còn hạn chế về việc họ có
thể mua rau an toàn ở đâu?
Logic của giả thuyết: Sống ở vùng ven đô thị lớn, người dân
có điều kiện tiếp cận thông tin tốt, bao gồm cả thông tin về rau an
toàn. Nhiều người trong số hộ cũng là nông dân sản xuất rau và biết
thế nào là rau an toàn. Vì thế họ có hiểu biết nhất định về rau an toàn
là gì? Tuy nhiên, việc biết được nơi nào cung cấp rau an toàn có thể
còn nhiều hạn chế do hiện nay chưa có cách hiệu quả ngoài thị
trường để phân biệt rau thực sự an toàn và rau không an toàn.
Giả thuyết 2: Người dân ven đô có sử dụng rau an toàn với
các mức độ thường xuyên khác nhau phụ thuộc vào nhận thức, thái
độ, sức khỏe, thu nhập và cảm nhận của họ về dư luận xã hội đối với
việc dùng rau an toàn cũng như khả năng tiếp cận thị trường rau an
toàn.
Logic của giả thuyết: Khi người dân đã có ý thức về rau an
toàn thì nhu cầu sử dụng rau an toàn là phổ biến. Tuy nhiên, người có

7


nhận thức tốt, thái độ tích cực sẽ có nhiều nỗ lực tìm mua và sử dụng
rau an toàn hơn người có nhận thức kém, thái độ thiếu tích cực
Hành vi tiêu dùng rau an toàn vùng ven đô chịu tác động nhiều
yếu tố: thái độ và nhận thức, thị trường cung cấp rau an toàn (yếu tố
nguồn cung hay tính sẵn có và giá cả), sức khỏe người tiêu dùng, thu
nhập, dư luận xã hội......

5.3.Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập, nghiên cứu nguồn tài liệu thứ cấp trong nước như
sách, tạp chí, các báo cáo của phòng thống kế, các báo cáo của các cơ
quan quản lý ngành hàng rau. Nguồn tài liệu thứ cấp được sắp xếp,
phân tổ theo các chủ đề phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
b. Phương pháp phân tích tài liệu
- Một số đề tài và khóa luận tốt nghiệp
- Một số bài báo, tạp chí và tài liệu có liên quan
- Báo cáo kinh tế xã hội của các quận/huyện và các xã/phường
trên địa bàn huyện.
c. Phương pháp điều tra định lượng
d. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
Mục đích của phỏng vấn sâu: Tìm kiếm thêm thông tin định
tính liên quan đến những khác biệt trong nhu cầu và thực trạng tâm lý
người sản xuất rau hiện nay mà nội dung trong phiếu trưng cầu ý kiến
chưa thể hiện hết được.
Đối tượng phỏng vấn: Người tiêu dùng, cửa hàng cung cấp rau
an toàn. Nội dung phỏng vấn liên quan đến các vấn đề hành vi tâm lý
của mỗi giới, các chủ đề mà mỗi giới có nhu cầu tham vấn.
Số lượng phỏng vấn sâu: 15 phỏng vấn sâu cá nhân với những
nội dung xoay quanh vấn đề nghiên cứu.
e. Các kĩ thuật xử lý thông tin
5.4.Khung phân tích
8


Hình 1. Khung lý thuyết
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận

Việc tiến hành nghiên cứu đề tài chính là quá trình vận
dụng một cách sáng tạo những kiến thức ngành Xã hội học vào một
vấn đề cụ thể, một lĩnh vực cụ thể: Vấn đề hành vi người tiêu dùng
rau an toàn hiện nay. Từ đó có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho
các công trình nghiên cứu về sau với các vấn đề có liên quan .
Nghiên cứu đề tài giúp chúng ta có cái nhìn khách quan,
khoa học, đánh giá tương đối toàn diện về hành vi người tiêu dùng,
thói quen tiêu dùng của người dân ven đô trong những năm gần đây.
Thông qua nghiên cứu đề tài, phần nào làm sáng tỏ hệ
thống khái niệm, lý thuyết, phương pháp nghiên cứu. Trong đó, làm
rõ các khái niệm hành vi, hành vi tiêu dùng, rau an toàn, thực hành
các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phân tích tài liệu, phỏng vấn.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Sản xuất và sử dụng rau an toàn đang là vấn đề thu hút sự chú
ý đặc biệt của người dân, các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý,
người sản xuất và người tiêu dùng trong cả nước. Sản xuất và tiêu
dùng rau không an toàn chẳng những trực tiếp đe dọa sức khỏe người
tiêu dùng, mà còn đe dọa chính nền sản xuất nông nghiệp của Việt
Nam, khiến sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam không có tính cạnh
tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế
Điều đáng tiếc là trong bối cảnh đó, ở Việt Nam còn có ít
nghiên cứu khoa học xã hội về chủ đề sản xuất và sử dụng rau an
toàn. Nghiên cứu này là một nỗ lực nhằm bổ khuyết lỗ hổng nêu trên.
Tuy là nghiên cứu quy mô nhỏ và là nghiên cứu trường hợp, nghiên
9


cứu này có thể đem lại những hiểu biết mới cho các nghiên cứu tiếp
theo.

Nghiên cứu đi vào tìm hiểu hành vi về tiêu dùng rau an toàn
vùng ven đô của người dân, đưa ra những đánh giá và nhận xét về
hành vi tiêu dùng rau an toàn trong thực tế của người dân.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã mạnh dạn đưa ra những
khuyến nghị và những giải pháp làm một trong những căn cứ giúp
nhà quản lý có chương trình, kế hoạch cụ thể để xây dựng thị trường
đảm bảo cho người tiêu dùng cũng như người sản xuất.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi tiêu
dùng rau an toàn ở vùng ven đô hiện nay.
Chương 2: Thực trạng tiêu dùng rau an toàn ở vùng ven đô
hiện nay.
Chương 3: Những nhân tố tác động tới hành vi tiêu dùng rau
an toàn ở vùng ven đô hiện nay.

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.
Những khái niệm liên quan
1.1.1
Khái niệm hành vi
- Theo từ điển Bách khoa toàn thư: Hành vi “ là chuỗi các
hành động lặp đi lặp lại. Hành động là toàn thể những hoạt động
(phản ứng, cách ứng xử) của cơ thể, có mục đích cụ thể là nhằm đáp
ứng lại kích thích ngoại giới” là hành động hoặc phản ứng của đối
tượng (khách thể) hoặc sinh vật thường sử dụng trong sự tác động
đến môi trường, xã hội. Hành vi có thể thuộc về ý thức, tiềm thức,
10



công khai hay bí mật và tự giác hoặc không tự giác. Hành vi là một
giá trị có thể thay đổi qua thời gian.
- Theo từ điển Tiếng Việt: Hành vi con người là toàn bộ những
phản ứng, cách cư xử, biểu hiện ra bên ngoài của một con người
trong một hoàn cảnh thời gian nhất định.
- Theo từ điển Tâm lý học Mỹ: Hành vi là thuật ngữ khái quất
chỉ những hoạt động , phản ứng, phản hồi, di chuyển và tiến trình đó
có thể đo lường được của bất cứ cá nhân nào. Hành vi có hành vi bên
trong và bên ngoài.
1.1.2.
Khái niệm hành vi người tiêu dùng
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hành vi người tiêu dùng.
- Theo Leon Schiffiman, David Bednall và Aron O’cass
(1997), hành vi người tiêu dùng là sự tương tác năng động của các
yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi và môi trường mà qua sự
thay đổi đó con người thay đổi cuộc sống của họ.
- Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng hiện nay còn đi xa hơn
các khía cạnh nói trên. Đó là người tiêu dùng được các nhà kinh
doanh tìm hiểu xem họ có nhận thức được các lợi ích của sản phẩm,
dịch vụ họ đã mua hay không và cảm nhận, đánh giá như thế nào sau
khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Vì điều này sẽ tác động đến những
lần mua hàng sau đó của người tiêu dùng và tác động đến việc thông
tin về sản phẩm của họ đến những người tiêu dùng khác.
1.1.3.
Khái niệm rau an toàn
Rau an toàn được định nghĩa như sau: “Những sản phẩm rau
tươi bao gồm tất cả rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng đúng
với đặc tính giống của chúng, hàm lượng các hóa chất độc và mức độ

ô nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, an
toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau đảm bảo
an toàn vệ sinh thực phẩm gọi tắt là rau an toàn” (Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, 1998).
11


1.1.4.
Khái niệm Nhận thức
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định
nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào
trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên
cơ sở thực tiễn.
Nghiên cứu về nhận thức người tiêu dùng rau an toàn nhằm
giải thích cho hành vi tiêu dùng rau an toàn trên thị trường hiện nay.
Làm rõ thêm về những nhân tố tác động đến hành vi của người tiêu
dùng. Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng, từ nhận thức
cảm tính đến nhận thức lý tính. Ở đây mọi người nhìn thấy cái lợi
của việc sử dụng rau an toàn là cần thiết cho bản thân và những
người thân trong gia đình. Đặc biệt đối với những người cần phải ăn
kiêng do yếu tố sức khỏe. Từ nhận thức sẽ đi tới việc đưa ra quyết
định đối với việc nên hay không nên lựa chọn những sản phẩm an
toàn.
1.1.5.
Khái niệm Dư luận xã hội
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư: Dƣ luận là hiện tượng tâm
lý bắt nguồn từ một nhóm người, biểu hiện bằng những phán đoán,
bình luận, quan điểm về một vấn đề nào đó kèm theo thái độ cảm xúc
và sự đánh giá nhất định, được truyền từ người này tới người kia,
nhóm này sang nhóm khác. Nó có thể được truyền đi một cách tự

phát hoặc được tạo ra một cách cố ý. Nếu được lan truyền rộng rãi và
lặp lại thì trở thành dư luận xã hội. Dư luận cũng có thể hình thành từ
những định kiến xã hội hay là từ những tác động truyền thông, phong
trào,....
.Hiện nay, các phương tiện truyền thông đã thông tin rất nhiều
về những sự việc liên quan đến sử dụng thực phẩm không an toàn,
hay sử dụng chất phụ gia trong chế biến thực phẩm vượt ngưỡng cho
phép, hay những sản phẩm ôi thiu vẫn được đưa vào sử dụng làm các
món ăn, rồi cho tới việc vì chạy theo lợi nhuận mà những người trồng
12


rau sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép. Hay là việc
tuyên truyền tới người tiêu dùng nên sử dụng những sản phẩm an
toàn tốt cho sức khỏe cũng như cách nhận biết chúng. Bằng sức mạnh
của công nghệ số, người tiêu dùng cũng dần trang bị cho mình những
kiến thức liên quan đến việc lựa chọn sản phẩm và lựa chọn nhà cung
cấp tin cậy.
1.2. Cơ sở lý luận về tình hình tiêu dùng rau an toàn ở
vùng ven đô.
1.2.1.
Lý thuyết về hành vi
Theo cách hiểu của lý thuyết hành vi chính thống rất phát triển
ở Mỹ, hành vi của con người chỉ là những phản ứng (máy móc) quan
sát được sau các tác nhân và nếu không quan sát được được những
phản ứng thì có thể nói rằng không có hành vi.
Từ lý thuyết hành vi này, tác giả chỉ ra rằng, hành vi tiêu dùng
rau an toàn của người dân Hà Nội hiện nay, mua sắm cũng chịu tác
động của nhiều yếu tố: mục đích tiêu dùng, động cơ tiêu dùng, ngân
sách dành cho tiêu dùng…để đi đến quyết định mua hàng.

Bên cạnh đó, nhận thấy hành vi tiêu dùng cũng là một dạng
của hành vi xã hội, do đó nó là một thể thống nhất gồm các yếu tố
bên trong và bên ngoài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các yếu tố
bên trong có thể hiểu đó là các đặc điểm cả nhân, đặc điểm tâm lý,
sở thích của người tiêu dùng, các yếu tố bên ngoài là đặc điểm gia
đình, môi trường sinh sống, hoạt động của người đó. Như vậy, khi
nghiên cứu hành vi tiêu dùng, để mô tả hành vi đó một cách sinh
động, cụ thể, nhất thiết phải chú trọng đến các yếu tố bên trong và
bên ngoài của hành vi tiêu dùng.
1.2.2.
Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý
Thuyết lựa chọn hợp lý (hay còn gọi là thuyết lựa chọn duy lý)
trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học
vào thế kỉ thứ VIII, XIX. Một số nhà triết học đã cho rằng bản chất
13


của con người là vị kỷ, luôn tìm đến sự hài lòng, sự thỏa mãn và lảng
tránh sự khổ đau. Một số nhà kinh tế học cổ điển thì từng nhấn mạnh
vai trò động lực cơ bản của động cơ kinh tế, lợi nhuận khi con người
phải đưa ra quyết định lựa chọn hành đồng. Đặc trưng thứ nhất có
tính chất xuất phát điểm của sự lựa chọn duy lý là các cá nhân lựa
chọn hành động. Đại diện cho thuyết này là những tác giả như: Max
Weber; George Simmel; George Homans; Peter Blau…..
Vận dụng lý thuyết này trong nghiên cứu của mình, tác giả chỉ
ra rằng việc lựa chọn những sản phẩm có lợi cho bản thân và gia đình
mình là thể hiện tính hợp lý trong quá trình tiêu dùng sản phẩm hàng
ngày. Người tiêu dùng ở vùng ven đô tùy thuộc vào điều kiện kinh tế
của bản thân và việc cung ứng sản phẩm trên thị trường để lựa chọn
hành vi tiêu dùng phù hợp mang lại lợi ích về vật chất và tinh thần

cho chính bản thân họ. Người tiêu dùng cần cân nhắc tính toán những
chi phí cần thiết cho hành vi tiêu dùng giữa một bên là thị trường tự
do, giá rẻ đi kèm với đó là những sản phẩm không an toàn với một
bên là những sản phẩm an toàn có giá thành cao. Trong hai yếu tố
này, yếu tố nào mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, với
mức chi phí nhất định, có giá trị về mặt dinh dưỡng và sức khỏe thì
người tiêu dùng sẽ lựa chọn nó để phục vụ cho nhu cầu của mình.
1.3.
Cơ sở thực tiễn về tình hình tiêu dùng rau an toàn
ở vùng ven đô.
1.3.1.
Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội huyện Ứng
Hòa
Ứng Hòa là một huyện phía nam của tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc
ngoại thành thành phố Hà Nội. Ứng Hòa giáp với 6 huyện, thị trấn:
Chương Mỹ và Thanh Oai ở phía Bắc; Duy Tiên và Kim Bảng (Hà
Nam) ở phía Nam; Mỹ Đức ở phía Tây và Phú Xuyên ở phía Đông .
- Về dân số, lao động và việc làm

14


Tổng dân số theo số liệu thống kê năm 2013 là 190.679 người,
trong đó dân số thành thị là 13.442 người (chiếm khoảng 7,05%), dân
số nông thôn là 177.237 người (chiếm 92,95%). Dân số phân bố
tương đối đồng đều tại các xã, mật độ dân số bình quân là 1.042
người/km2 . Tỷ lệ dân số tự nhiên được đảm bảo ở mức 1,4%, chất
lượng dân số và tuổi thọ trung bình ngày càng cao.
- Về cơ sở hạ tầng
 Giao thông – thủy lợi

Có được kết quả này là nhờ chương trình xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn toàn huyện.
Từ những đặc điểm kinh tế xã hội nêu trên có thể nhận thấy đây là
một huyện có điều kiện phát triển về kinh tế - xã hội, đa dạng hóa các
nghành nghề từ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tới dịch vụ. Bởi đây
là huyện có đường giao thông thuận lợi nối liền các huyện trên địa bàn
thành phố và giữa thành phố với tỉnh lân cận.
1.3.2.
Vài nét về địa bàn nghiên cứu.
Huyện Ứng Hòa nằm ở phía Nam Hà Nội, cách không xa trung
tâm Hà Nội. 3 điểm nghiên cứu tại huyện Ứng Hòa nằm ở 3 phía của
huyện (xem bản đồ).
Tình hình kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu (bao gồm 02
xã và 01 thị trấn) được thể hiện trong bảng dưới đây:
- Vân Đình là một thị trấn, huyện lỵ của huyện Ứng Hòa,
thành phố Hà Nội với diện tích 5,3931 ha và 13.548 nhân khẩu. Thị
trấn Vân Đình nơi có cả Sông Đáy và Sông Nhuệ chảy qua địa bàn
thị trấn, thêm vào đó giao thông đường bộ cũng khá thuận lợi khi có
quốc lộ 21B, tỉnh lộ 75 chạy qua, là tuyến giao thông đường bộ quan
trọng kết nối Vân Đình với quốc lộ 1A. Đây là điệu kiện thuận lợi để
Thị trấn Vân Đình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp dịch vụ.
- Xã Hòa Nam một xã (thị tứ) của huyện Ứng Hòa, thành phố
Hà Nội với diện tích 4,2215ha và 9.836 nhân khẩu. Xã Hòa Nam
15


cách thị trấn Vân Đình khoảng 8km theo quốc lộ 21B xuôi về cuối
huyện. Ngoài Nông nghiệp lúa nước ra, trước đây xã có nghề khâu
nón lá, nghề xay xát (hàng xáo). Nhưng hiện nay, do chịu tác động
của quá trình công nghiệp hóa các nghề trên về cơ bản không còn

phổ biến rộng khắp. Nguồn thu nhập chính ở xã hiện nay là từ thương
mại hóa chiếm 80%, đã bắt đầu xuất hiện nhiều doanh nghiệp, có quy
mô đầu tư lớn.
- Xã Trung Tú: Là một xã thuần nông của huyện Ứng Hòa,
thành phố Hà Nội với diện tích 4,4233 ha và 7.928 nhân khẩu. Xã
Trung Tú cách thị trấn Vân Đình khoảng 6km theo tỉnh lộ 75. Đây là
khu vực có đại hình đất đai trũng so với các xã khác trên địa bàn
huyện chính vì vậy ngành nghề chính của người dân đại phương là
phát triển chăn nuôi và đa canh, ít có các loại hình sản xuất tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ.
Từ điều kiện kinh tế - xã hội của từng khu vực nghiên cứu nêu
trên có thể thấy có sự khác biệt về nhóm ngành nghề của từng xã
phường thị trấn, đây cũng là một trong những căn cứ để tác giả lấy đó
làm tiêu trí đánh giá, so sánh trong bài viết của mình.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG TIÊU DÙNG RAU AN TOÀN Ở VÙNG VEN
ĐÔ HIỆN NAY
2.1. Đặc điểm nhân khẩu học địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Giới tính và tình trạng hôn nhân
Địa bàn mà tác giả tiến hành nghiên cứu là khu vực ven đô
thành phố Hà Nội, đây là khu vực có những đặc điểm về nhân khẩu
học khác nhau được phân theo địa bàn thành thị và nông thôn. Bảng
số 3 dưới đây tác giả mô tả đặc điểm nhân khẩu học phân theo địa
bàn nghiên cứu.
Căn cứ vào kết quả đánh giá, tác giả đưa ra nhận xét như sau:
Trong số 200 người tham gia trả lời phỏng vấn cho nghiên cứu này
16


về cơ bản đã kết hôn, chỉ còn một số lượng người nhỏ không đáng kể

là chưa kết hôn. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho tác giả trong việc
tìm kiếm, trao đổi đổi thông tin về thái độ nhận thức, hành vi tiêu
dùng rau an toàn ở vùng ven đô.
2.1.2. Nghề nghiệp của người tham gia phỏng vấn
Nghề nghiệp được coi là yếu tố quan trọng đối với mỗi người, nghề
nghiệp tác động lên thu nhập và mức độ tiêu dùng rau an toàn của người
dân ở vùng ven đô. Nghề nghiệp tốt - thu nhập cao thì việc lựa chọn sử
dụng những sản phẩm tốt sẽ nhiều hơn, nghề nghiệp không ổn định – thu
nhập thấp sẽ tác động tới việc đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm tiêu
dùng của bản thân và gia đình. Ở biểu đồ số 01 dưới đây tác giả đưa ra các
nhóm nghề nghiệp của các khu vực nghiên cứu.
Từ những phân tích trên cho thấy ngành nghề của người tham
gia trả lời ý kiến có tính tương ứng với đặc thù kinh tế xã hội tại đại
bàn nghiên cứu mà tác giả đã trình bày ở phần trên của luận văn này.
2.1.3. Trình độ học vấn người tham gia phỏng vấn
Trình độ học vấn được coi là thước đo đánh giá sự phát triển
của xã hội, trình độ học vấn càng cao thì xã hội càng phát triển. Trình
độ học vấn còn phản ánh nhận thức của người dân, sự tìm hiểu và
tiếp cận thông tin nhanh chóng và chính xác. Đối với trình độ học
vấn của người dân ở vùng ven đô trong nhiều năm trở lại đây đã có
nhiều thay đổi tích cực, nó được phản ánh thông qua địa bàn nghiên
cứu ở bảng dưới đây.
Với kết quả và những nhận xét trên tác giả đưa ra đánh giá chung:
Nơi có trình độ học vấn cao nhất, số người có trình độ học vấn ở bậc Đại
học – Cao đẳng nhiều nhất là thị trấn Vân Đình. Và nơi có trình độ học
vấn thấp là xã Trung Tú điều này cũng dễ hiểu. Bởi Trung Tú là một xã
thuần nông, chính vì vậy điều kiện học tập sẽ hạn chế hơn so với nơi có
điều kiện phục vụ cho nhu cầu học tập và làm việc như ở thị trấn.
1.1.4. Về thu nhập của người tham gia phỏng vấn
17



Thu nhập là khoản được tính cho người dân, được tính bằng
những ngày công lao động thực lĩnh sau khi đã trừ đi các khoản phí.
Thu nhập một phần nói lên mức sống của người dân vùng ven
đô, ở đây có thể nhận thấy trong địa bàn nghiên cứu, mức thu nhập
phổ biến được người tham gia lựa chọn nhiều nhất là từ mức 4,5 triệu
trở lên. Đây là mức thu nhập khá đối với khu vực ven đô so với
nhiều khu vực khác tương đương trên địa bàn thành phố. Ở mức thu
nhập nêu trên, phần nào đánh giá được khả năng tiêu dùng của người
dân ven đô, tuy nhiên cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố rằng
người dân khu vực ven đô có sẵn sàng chi trả một khoản tiền để sử
dụng rau an toàn.
1.1.5. Độ tuổi của người tham gia phỏng vấn
Nhìn vào biểu đồ cho thấy số người tham gia trả lời phỏng vấn
tập trung nhiều ở độ tuổi từ 30 – 65 tuổi với 80% ý kiến tham gia trả
lời trên tổng số 200 ý kiến nằm trong độ tuổi này.
1.2. Tình hình sử dụng rau an toàn ở vùng ven đô hiện nay.
Việc sử dụng rau an toàn ở khu vực ven đô, trong thời gian gần
đây có nhiều thay đổi. Người tiêu dùng phần đã ý thức được tầm
quan trọng của vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, họ đã lựa chọn cho
mình những sản phẩm an toàn và ở các mức độ sử dụng khác nhau. Ở
bảng số 5 sẽ dưới đây là tình hình sử dụng rau an toàn trong 3 tháng
gần đây ở vùng ven đô, được phân theo khu vực nghiên cứu.
Việc hộ gia đình không thường xuyên sử dụng rau an toàn mà
có lúc sử dụng, có lúc không sử dụng. Hộ gia đình có thể cho biết
việc sử dụng rau an toàn là nhiều hơn hay ít hơn so với việc sử dụng
rau không an toàn, kết quả nghiên cứu như sau:
Từ những phân tích đánh giá trên cho thấy các hộ gia đình tuy
là chỉ có lúc mới sử dụng rau an toàn và mức mức độ sử dụng chưa

thường xuyên nhưng so với tần suất sử dụng rau an toàn và rau không
rõ nguồn gốc cái nào sử dụng nhiều hơn thì ý kiến các hộ sử dụng rau
18


an toàn đều cho rằng các hộ đã sử dụng rau an toàn nhiều hơn so với
rau không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Qua kết quả định lượng trên cho thấy việc sử dụng rau an toàn
của người dân vùng ven đô trong 03 tháng gần đây được đánh giá
như sau: Các hộ tham gia trả lời đều cho rằng việc sử dụng rau an
toàn trong 03 tháng gần đây là chưa thường xuyên. Việc sử dụng này
phụ thuộc vào nhiều yếu chủ quan cũng như khách quan đem lại như:
Những yếu tố khách quan đó tác đông như: Biến động về giá cả thị
trường, về nguồn cung của thị trường... hay những yếu tố chủ quan
của mỗi chủ thể như: trình độ học vấn, nhận thức, sức khỏe, thu nhập
hay dư luận xã hội.
CHƢƠNG 3
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU
DÙNG RAU AN TOÀN Ở VÙNG VEN ĐÔ HIỆN NAY.
3.1. Nhóm nhân tố về gia đình
3.1.1.
Thái độ và nhận thức về rau an toàn ở vùng ven đô
Nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng
hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực,
năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn. Hay nhận thức là quá trình
biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con
người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách
thể. Ở đây nhận thức được hiểu đó là quá trình người tiêu dùng từ
những kinh nghiệm thực tế, và từ những sự hiểu biết đưa ra những
nhận định của bản thân về vấn đề mà người được hỏi cần đưa ra đáp

án trả lời.
Thái độ là trạng thái biểu hiện hành động của bản thân, trong
trường hợp này ta có thể hiểu thái độ đó là sự phản ứng tích cực hay
chưa tích cực trong việc đánh giá lựa chọn hay sử dụng rau an toàn
của người dân ở ven đô.

19


Trình độ học vấn trung học phổ thông trở lên: Có tổng số
97 ý kiến tham gia trả lời có trình độ học vấn dưới trung học phổ
thông trở lên cho rằng cách nhận biết rau an toàn khi đi mua rau:
27 ý kiến tham gia trả lời cho rằng cách nhận biết khi đi mua rau
an toàn căn cứ vào màu của lá rau. 27 ý kiến tham gia trả lời cho
rằng cách nhận biết khi đi mua rau căn cứ vào số cành/bẹ/lá của
rau. 43 ý kiến tham gia trả lời cho rằng cách nhận biết rau an
toàn khi đi mua rau căn cứ vào những lỗ nhỏ trên lá rau.
3.1.2.
Sức khỏe
Sức khỏe được coi là một trong những nhân tố quan trọng tác
động đến nhu cầu tiêu dùng rau an toàn của người dân hiện nay. Bởi
người tiêu dùng đã có những hiểu biết nhất định về việc sử dụng rau
an toàn sẽ đem lại cho họ những lợi ích thiết thực như tránh được ngộ
độc thực phẩm khi sử dụng rau không an toàn. Tăng sức đề kháng đối
với một số người mắc bệnh cần phải ăn kiêng hay tăng hệ miễn dịch
và có khả năng phòng trừ bệnh tật.
Qua những đánh giá, tác giả đưa ra nhận định: Về cơ bản yếu
tố sức khỏe có tác động đến nhu cầu sử dụng rau an toàn. Các ý kiến
tham gia trả lời tại địa bàn nghiên cứu đều cho rằng việc sử dụng rau
an toàn là cần thiết. Bởi hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại

thực phẩm không rõ nguồn gốc, có chứa nhiều chất độc hại gây bệnh
cho người tiêu dùng. Chính vì vậy để bảo vệ sức khỏe của bản thân
và gia đình mình thì cần lựa chọn những sản phẩm an toàn, tốt cho
sức khỏe để sử dụng. Tuy nhiên, cũng có nhiều nhân tố khác nhau tác
động đã tạo nên sự chênh lệch giữa các địa bàn nghiên cứu trong việc
lựa chọn rau an toàn để sử dụng.
3.1.3.
Thu nhập
Thu nhập luôn là một tiêu chí quan trọng cho việc lựa chọn sử
dụng dịch vụ sao cho phù hợp với mức thu nhập của bản thân cũng
như của gia đình. Trong phần này tác giả đi sâu nghiên cứu yếu tố
20


thu nhập có tác động như thế nào đối việc lựa chọn sử dụng sản phẩm
rau an toàn của người tiêu dùng ven đô hiện nay.
Qua nghiên cứu về yếu tố thu nhập tác động tới hành vi sử
dụng rau an toàn của người dân vùng ven đô, tác giả đưa ra kết luận
như sau: Thu nhập của chủ hộ gia đình có tác động rất lớn tới hành vi
lựa chon rau an toàn để sử dụng của hộ gia đình. Vì hộ gia đình sẵn
sàng chi trả một khoản tiền nhất định có thể bằng 1/3 thu nhập chính
của thành viên chủ hộ dùng cho việc mua rau an toàn. Điều này, nói
lên rằng người dân bắt đầu có những hiểu biết, kiến thức nhất định về
rau an toàn cũng như sức khỏe của người thân và gia đình.
3.2.
Nhóm nhân tố bên ngoài gia đình
3.2.1. Dư luận xã hội
Dư luận xã hội được hiểu như là một kênh truyền thông, truyền
tải những thông điệp khác nhau tới người tiếp nhận thông tin. Thông
tin đó có thể là chính thống, có thể là chưa chính thống. Có thể là

đáng tin cậy cũng có thể chưa đáng tin cậy. Phần này tập trung phân
tích những tác động của Dư luận xã hội đối với việc sử dụng rau an
toàn của người dân vùng ven đô hiện nay:
Từ những nhận xét đánh giá về những bảng số liệu và biểu đồ
trên đây, có thể kết luận như sau: Truyền thông là một trong những
nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân
vùng ven đô hiện nay. Truyền thông giúp cho người tiêu dùng ven đô
có thêm nhiều thông tin về giá cả, nguồn gốc xuất xứ về những sản
phẩm, mặt hàng mà họ muốn mua và muốn sử dụng.
3.2.2.
Giá cả thị trường
Việc sử dụng rau an toàn của hộ gia đình ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố trong đó có yếu tố về giá. Giá cả chi phối tới việc lựa chọn loại
sản phẩm của người tiêu dùng. Trên thực tế người tiêu dùng sẽ cân
đối để đưa ra một khoản chi phí sao cho phù hợp với thu nhập của gia
đình. Chính vì vậy, đối với mặt hàng rau an toàn cũng không phải là
21


ngoại lệ, giá của các loại rau được coi là một thang đo để xác định
việc hộ gia đình quyết định sử dụng rau an toàn hay không sử dụng
rau an toàn. Và những thông tin về việc sử dụng rau an toàn sẽ đắt
hơn hay không đắt hơn so với việc sử dụng rau không an toàn.
Địa điểm bày bán cũng là một trong những nhân tố rất quan
trọng tác động tới hành vi tiêu dùng rau an toàn, bởi người tiêu dùng
muốn được sử dụng rau an toàn nhưng nếu ở nơi mà họ sinh sống
không có những cơ sở cung cấp rau an toàn thì người tiêu dùng cũng
khó có thể được sử dụng. Dựa trên quy luật cung cầu thì ở đâu có cầu
ắt ở đó sẽ có cung, và mức cầu càng cao thì khả năng cung càng lớn.
Vấn đề được đặt ra ở đây, là khi người tiêu dùng ven đô có nhu cầu

tiêu dùng về mặt hàng rau an toàn, thì khả năng đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng ven độ chưa nhiều.

KẾT LUẬN
1. Kết luận
Qua các kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy một số vấn đề cần
lưu ý để đánh hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân vùng ven
đô như sau:
Trước hết, trong hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân
vùng ven đô chịu tác động của các yếu tố: Thái độ Nhận thức, sức
khỏe, thu nhập, dư luận xã hội và thị trường. Trong tất cả các yếu tố
nêu trên, yếu tố nào cũng giữ một vai trò nhất định trong việc quyết
định hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân vùng ven đô.
Nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng
hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực,
22


năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn. Hay nhận thức là quá trình
biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con
người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách
thể
Học vấn luôn được coi là thước đo cho sự phát triển của nhân
loại và xã hội mà loài người đang tồn tại. Thông qua trình độ học vấn
có thể đánh giá được xã hội đó tiến bộ hay chưa tiến bộ, văn minh
hay không văn minh? Trong bài viết này tác giả đã đề cập đến yếu tố
học vấn và lấy đó là một trong những thước đo nghiên cứu hành vi
tiêu dùng của các hộ gia đình.
Người ta thường nói với nhau rằng “có sức khỏe là có tất cả”
ý nói sức khỏe đối với bản thân mỗi con người là rất quan trọng. Nếu

như con người không có sức khỏe thì không thể tham gia mọi hoạt
động sống của xã hội. Không thể thực hiện chức năng lao động sản
xuất.
Thu nhập luôn là một tiêu chí quan trọng cho việc lựa chọn sử
dụng dịch vụ sao cho phù hợp với mức thu nhập của bản thân cũng
như của gia đình. Thu nhập quyết định tới việc lựa chọn sử dụng sản
phẩm tiêu dùng chất lượng hay không chất lượng, an toàn hay không
an toàn
Dư luận xã hội được hiểu như là một kênh truyền thông, truyền
tải những thông điệp tới người tiếp nhận thông tin. Thông tin đó có thể
là chính thống, có thể là chưa chính thống. Có thể là đáng tin cậy cũng
có thể chưa đáng tin cậy.
2. Đề xuất một số khuyến nghị cải thiện hành vi tiêu dùng
rau an toàn ở vùng ven đô hiện nay.
Đối với ngƣời sản xuất
Người sản xuất cần phải lựa chọn cho mình những phương
thức sản xuất phù hợp, bởi nó không chỉ mang lại thu nhập cho chính
mình, mà còn mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Người sản xuất
23


×