Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Hành vi tiêu dùng rau an toàn ở vùng ven đô (nghiên cứu trường hợp tại huyện ứng hòa – tp hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 99 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THU NHÀI

HÀNH VI TIÊU DÙNG RAU AN TOÀN
Ở VÙNG VEN ĐÔ
(Nghiên cứu trường hợp tại huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THU NHÀI

HÀNH VI TIÊU DÙNG RAU AN TOÀN
Ở VÙNG VEN ĐÔ
(Nghiên cứu trường hợp tại huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội)
Chuyên ngành : Xã Hội Học
Mã số: 60310301

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ MẠNH LỢI



HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới PGS.TS.
Vũ Mạnh Lợi, người thầy đã cùng tôi đi suốt quãng đường từ khi bắt đầu hình thành
ý tưởng nghiên cứu cho tới khi làm đề cương và hoàn thiện luận văn. Những kiến
thức mà thầy dành cho tôi là vô giá, giúp cho tôi tự tin và trưởng thành hơn rất
nhiều khi bước chân vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội.
Tôi cũng vô cùng cảm ơn các thầy cô giáo của Học viện Khoa học Xã hội đã
trang bị cho tôi nhiều kiến thức sâu rộng và bổ ích. Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo
khoa Xã hội học đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi và tập thể lớp hoàn thành
chương trình đào tạo trong suốt 2 năm học.
Để được tham gia khoá đào tạo cao học năm 2015-2017 tại Học viện Khoa
học Xã hội còn phải kể đến Ban giám đốc Công ty Tư vấn Đầu tư và Bảo vệ Môi
trường EPC đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi yên tâm học tập và nghiên cứu.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, người thân, bạn bè và
đồng nghiệp, các anh chị em của tập thể lớp cao học đợt 1 và 2 năm 2015 ngành Xã
hội học - những người đã luôn ủng hộ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình
tôi học tập và làm việc thời gian qua.
Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2017

Nguyễn Thu Nhài


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...................... 15

1.1. Những khái niệm liên quan ................................................................................ 15
1.2. Cơ sở lý luận về tình hình tiêu dùng rau an toàn ở vùng ven đô........................ 20
1.3. Cơ sở thực tiễn về tình hình tiêu dùng rau an toàn ở vùng ven đô..................... 23
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TIÊU DÙNG RAU AN TOÀN Ở VÙNG VEN ĐÔ
HIỆN NAY................................................................................................................ 28
2.1. Đặc điểm nhân khẩu học địa bàn nghiên cứu .................................................... 29
2.2. Tình hình sử dụng rau an toàn ở vùng ven đô hiện nay. .................................... 36
CHƢƠNG 3 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG
RAU AN TOÀN Ở VÙNG VEN ĐÔ HIỆN NAY. ............................................... 40
3.1. Nhóm nhân tố về gia đình .................................................................................. 40
3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài gia đình ...................................................................... 64
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 81
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 84


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

SX –TT

Sản xuất – tiêu thụ

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

PTNT

Phát triển nông thôn


HQKT

Hiệu quả kinh tế

DLXH

Dư luận xã hội

THCS

Trung học sở sở

THPT

Trung học phổ thông

KCN

Khu công nghiệp

TT Vân Đình

Thị trấn Vân Đình


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Dân số và biến động dân số ......................................................................24
Bảng 1.2: Tình hình kinh tế xã hội địa bàn nghiên cứu ............................................26
Bảng 2.1: Giới tính và tình trạng hôn nhân của người tham gia trả lời ....................29

Bảng 2.2: Trình độ học vấn người tham gia phỏng vấn............................................32
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng rau an toàn trong 03 tháng gần đây ............................36
Bảng 2.4: Mức độ sử dụng rau ran toàn ....................................................................38
Bảng 3.1: Sự hiểu biết của người tiêu dùng về khái niệm rau an toàn .....................40
Bảng 3.2: Đánh giá hiểu biết về khái niệm rau an toàn phân theo giới tính .............41
Bảng 3.3: Đánh giá về cơ sở tin rằng đó là rau an toàn ............................................47
Bảng 3.4: Phân biệt nhãn mác trên bao bì rau khi mua rau trong cửa hàng rau an
toàn ............................................................................................................................50
Bảng 3.5: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và hiểu khái niệm rau an toàn ..........51
Bảng 3.6: Đánh giá nhận biết rau an toàn khi đi mua rau .........................................56
Bảng 3.7: Mối liên hệ giữa trình độ học vấn và những nhận biết về ran an toàn .....57
Bảng 3.8: Đánh giá sự cần thiết khi sử dụng rau an toàn .........................................59
Bảng 3.9: Mối liên hệ giữa thu nhập và tiêu thụ rau trong 03 tháng gần đây ...........61
Bảng 3.10: Đánh giá mức độ chi trả tiền để sử dụng rau an toàn .............................63
Bảng 3.11: Số tiền hàng tháng chi trả cho việc sử dụng rau an toàn ........................64
Bảng 3.12: Đánh giá về việc vận động người khác sử dụng rau an toàn. .................65
Bảng 3.13: Ý kiến về việc truyền thông rau an toàn tại địa phương.........................68
Bảng 3.14: Hình thức truyền thông tại địa phương ..................................................70
Bảng 3.15: Giá cả tác động tới mức độ sử dụng rau an toàn 03 tháng gần đây ............72


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 2.1: Nghề nghiệp của người tham gia phỏng vấn ........................................31
Biểu đồ 2.2: Thu nhập chính của người tham gia phỏng vấn ...................................34
Biểu đồ 2.3: Tuổi của người tham gia phỏng vấn .....................................................35
Biểu đồ 3.1: Ý kiến về sử dụng rau an toàn ..............................................................44
Biểu đồ 3.2: Đánh giá về việc sử dụng rau an toàn có lợi hay không có lợi so với
rau không an toàn ......................................................................................................45
Biểu đồ 3.3: Những cơ sở để tin rằng đó là rau an toàn............................................46
Biểu đồ 3.4: Phân biệt nhãn mác trên bao bì rau khi mua rau trong siêu thị ............49

Biểu đồ 3.5: Đánh giá mặt lợi, hại việc sử dụng rau an toàn và rau không an toàn. ......53
Biểu đồ 3.6: Nhận biết rau an toàn khi đi mua rau ...................................................55
Biểu đồ 3.7: Đánh giá mức độ sử dụng rau an toàn là cần thiết ...............................58
Biểu đồ 3.8: Mức độ phổ biến thông tin rau an toàn của người dân .........................66
Biều đồ 3.9: Mức độ truyền thông tại đại phương ....................................................69
Biểu đồ 3.10: Mức độ quan tâm của người dân về việc có cửa hàng bán rau an toàn..........71
Biều đồ 3.11: Rau an toàn có bán gần nhà ................................................................73


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết, trong hầu hết bữa cơm của gia đình người Việt đều
không thể thiếu món rau. Rau là loại thực phẩm rất cần thiết, nó cung cấp nhiều
vitamin và các thực phẩm khác không thể thay thế được như Vitamin A, B, C, D,
E... và các loại axit hữu cơ, các chất khoáng như Ca, P, K.. cần thiết cho sự phát
triển của cơ thể con người. Đặc biệt, khi lương thực và các thức ăn giàu đạm đã
được bảo đảm thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau lại càng gia tăng, nó được
coi như một phần nhân tố tích cực cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ vì rau
xanh có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, bệnh đường ruột, tăng cường thị lực, ổn định
huyết áp, duy trì sự trẻ trung, tốt cho da....
Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm đang trong tình trạng đáng báo động.
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại, kim loại nặng, thuốc
bảo vệ thực vật… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Theo số liệu
thống kê của Cục Quản lý chất lượng Vệ sinh an toàn thực phẩm những năm gần
đây cho thấy, các vụ ngộ độc thực phẩm cho sản phẩm nông nghiệp và thủy sản là
217 vụ với 5.230 người mắc và 142 người chết; Ngộ độc do cá nóc là 125 vụ với
726 người mắc và 120 người chết. Đặc biệt tỷ lệ ngộ độc do rau củ quả chiếm tỷ lệ
cao nguyên nhân do hóa chất thuốc bảo vệ thực vật, cũng do thói quen của người
dân hay ăn các thức ăn rau tươi sống chính vì thế hàm lượng chất bảo vệ thực vật
tồn dư trong các loại rau là nguyên nhân gây ra ngộ độc. Ngộ độc thực phẩm do

rau củ quả là 168 vụ với 3.082 người mắc và 16 người chết; ngộ độc do nấm độc
là 99 vụ với 473 người mắc phải và 81 người chết [Số liệu thống kê của Cục Quản
lý chất lượng Vệ sinh an toàn thực phẩm]. Sản xuất và sử dụng rau an toàn đang là
vấn đề thu hút sự chú ý đặc biệt của người dân, các nhà hoạch định chính sách, nhà
quản lý, người sản xuất và người tiêu dùng trong cả nước. Sản xuất và tiêu dùng rau
không an toàn chẳng những trực tiếp đe dọa sức khỏe người tiêu dùng, mà còn đe
dọa chính nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, khiến sản phẩm nông nghiệp
của Việt Nam không có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế.

1


Đây là vấn đề bức xúc đòi hỏi nỗ lực của nhà nước, người sản xuất và người tiêu
dùng Việt Nam để dần dần loại trừ thực phẩm bẩn khỏi thị trường trong nước và
bàn ăn của người tiêu dùng.
Thực tế hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, con người đã đạt tới một
trình độ nhận thức nhận định, mức thu nhập của đời sống ngày càng ổn định chính
vì vậy, nhu cầu của người dân cũng dần thay đổi, từ việc sử dụng những loại sản
phẩm vừa tiền, chất lượng tương đối thì nay đã dần chuyển sang sử dụng những
loại sản phẩm có chất lượng và an toàn hơn. Xuất phát từ những thực tế, thì nhu
cầu về tiêu dùng các sản phẩm rau, hoa quả của người dân cũng gia tăng đáng kể
và nó dần trở thành một xu hướng. Vì vậy khái niệm “rau sạch” hay còn gọi là
“rau an toàn” cũng được hình thành. Trước những lý do nêu trên tác giả đã tiến
hành nghiên cứu đề tài “Hành vi tiêu dùng rau an toàn ở vùng ven đô”(nghiên
cứu trường hợp tại huyện Ứng Hòa – Tp Hà Nội) nhằm nghiên cứu và phân tích
các yếu tố tác động tới nhu cầu tiêu dùng rau an toàn của người dân trên địa bàn
thành phố và những nhân tố tác động đến việc ra quyết định có đầu tư sản xuất
theo phương pháp mới sử dụng khoa học kĩ thuật. Từ đó, đưa ra một số các
khuyến nghị, giải pháp cho các bên liên quan tới vấn đề.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

2.1. Những nghiên cứu về thị trường và nhu cầu tiêu dùng rau an toàn
* Các công trình nghiên cứu nước ngoài
- Khi nói về thị trường tiêu thụ rau an toàn, nhóm các tác giả trong các nghiên
cứu đã đưa ra những kết quả khác nhau về thị trường và nhu cầu tiêu dùng đối với
mặt hàng rau nông sản. Trong đó phải kể đến công trình nghiên cứu của Các tác giả
Nicolas Bricas, Paule Mousier và Vincent Baron [103, tr.14-27] ở Pháp, với đề tài
"Nghiên cứu thương mại hóa sản phẩm của nghề làm vườn" trong đó có sản phẩm
rau tại nước Pháp đã chỉ ra rằng giá trị sản phẩm được tăng lên rất nhiều khi sản
phẩm được bán trên thị trường so với giá trị sản phẩm đó được bán ngay tại vườn.
Kết quả nghiên cứu về tiêu dùng và nhận thức về thị trường rau, đã chỉ ra sự đặc
trưng về việc tiêu dùng rau cũng như những nhận thức về thị trường của người dân

2


tại đây. Hay khi nói tới việc bình ổn giá rau trên thị trường thì cơ quan quản lý nhà
nước đóng vai trò quan trọng. Cần kể đến công trình nghiên cứu của Chung, H.W.
và Kim, I.S [104] ở Hàn Quốc cho thấy Chính phủ Hàn Quốc đóng một vai trò quan
trọng trong việc bình ổn giá rau thông qua các hợp đồng sản xuất và thu mua rau
đối với nông dân hoặc hình thức nhập khẩu rau. Nghiên cứu tập trung vào các vấn
đề tìm cách ổn định giá rau, làm thế nào để người nông dân sản xuất ra những loại
rau phù hợp với yêu cầu và sở thích của người tiêu dùng và làm thế nào để người
nông dân giảm giá thành sản xuất rau, đứng vững được trong cạnh tranh trong điều
kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.
 Các công trình nghiên cứu trong nước
Trong các nghiên cứu về thị trường có rất nhiều các nghiên cứu về đánh giá
chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng hay đánh giá về mức tiêu thụ trong những
thời điểm nhất định. Trong các nghiên cứu đã phản ánh được những nhân tố tác
động đến nhu cầu và mức độ của người tiêu dùng đối với các loại sản phẩm hang
hóa. Những năm trở lại đây, mặt hàng rau an toàn rất được quan tâm và đã có rất

nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến loại mặt hàng này như: Nghiên cứu của
Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế, năm 2002 đã tập trung nghiên cứu
đề tài: "Ngành rau quả ở Việt Nam: Tăng giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu dùng"
[93]. Đây là nghiên cứu rất quy mô về toàn ngành rau quả Việt Nam. Đề tài tiến
hành khảo sát từ người sản xuất, buôn bán, chế biến, xuất khẩu trên các vùng sản
xuất. Nghiên cứu phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ của dân cư Việt Nam,
đánh giá tác động của giá và chi tiêu tới cầu của hàng hóa. Nhìn chung đây là một
đề tài nghiên cứu rất công phu của Việt Nam, đề cập xuyên suốt ngành hàng rau quả
Việt Nam từ sản xuất tới tiêu dùng. Tuy nhiên việc nghiên cứu tổ chức và quản lý
mang tính chất quản lý vĩ mô của Nhà nước rau trong điều kiện Việt Nam hội nhập;
vai trò điều hành của các cơ quan chức năng Nhà nước thì chưa được quan tâm
nghiên cứu nhiều. Nghiên cứu của Bùi Thị Gia [25] trong nghiên cứu "Những biện
pháp chủ yếu nhằm phát triển rau ở huyện Gia Lâm, Hà Nội" năm 2001, đã tập
trung nghiên cứu một số lý luận về phát triển rau, nghiên cứu thực trạng phát triển
rau và đề xuất một số biện pháp phát triển rau ở huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tuy nhiên,

3


phạm vi nghiên cứu chỉ trong một huyện, tập trung nghiên cứu vào các biện pháp
phát triển rau và tại thời điểm đó nước ta chưa hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới nên cần có những nghiên cứu tiếp theo trên phạm vi rộng hơn trên phạm vi một
tỉnh gồm cả về sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau trong điều kiện hội nhập. Hay việc
phát triển ngành rau quả theo hướng công nghiệp chế biến với công trình nghiên
cứu của Trương Đức Lực [46] trong nghiên cứu "Phát triển công nghiệp chế biến
rau quả ở Việt Nam trong quá trình hội nhập" năm 2006, đã khái quát một số lý luận
về phát triển công nghiệp chế biến rau quả trong điều kiện hội nhập, trong đó tác giả
đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển công nghiệp rau quả, phân
tích thực trạng phát triển công nghiệp chế biến rau quả ở Việt Nam, đề xuất một số
biện pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến rau quả trước những yêu cầu hội

nhập hiện nay ở Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu mới tập trung vào phát triển công
nghiệp chế biến rau quả nên cần có những nghiên cứu tổng thể hơn bao gồm từ
khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ rau trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay ở nước ta. Ngô Thị Thuận và Trần Công Thắng [81] trong nghiên cứu
"Báo cáo nền ngành rau quả Việt Nam " năm 2003, đã đưa ra một bức tranh chung
về ngành rau quả Việt Nam từ sản xuất, chế biến, tiếp thị trong nước tới xuất khẩu,
kế hoạch và triển vọng. Nghiên cứu cũng phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh
hiện tại như: năng lực sản xuất, sản lượng rau thấp so với các nước khác trong khu
vực, sự phát triển sản xuất rau trong thời gian qua phần nào mang tính tự phát của
người dân, năng suất rau trồng của Việt Nam còn thấp; cơ cấu chi phí và giá cả cao;
chất lượng thấp; tính đa dạng của sản phẩm rau còn ít... Từ đó nghiên cứu đưa ra
một số gợi ý về chính sách như: ưu tiên đầu tư nghiên cứu về rau quả, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu, hỗ trợ tín dụng, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, cải
cách doanh nghiệp, phát triển công nghệ và thông tin, vệ sinh an toàn thực phẩm
(VSATTP). Đây là một báo cáo ngành hàng rất công phu của Việt Nam, đề cập
ngành rau quả Việt Nam từ sản xuất, chế biến, tới tiêu dùng. Tuy nhiên việc nghiên
cứu tổ chức và quản lý rau trong điều kiện hội nhập thì chưa được các tác giả quan
tâm nghiên cứu nhiều.

4


Những công trình nghiên cứu nêu trên đều tập trung vào nghiên cứu về đặc
điểm thị trường, đưa ra các giải pháp nhằm kích cầu thị trường tiêu thụ, các biện
pháp hỗ trợ nhà cung cấp và một số nghiên cứu đưa các nhân tố tác động đến mức
tiêu dùng mang tính khách quan. Chưa có công trình nghiên cứu nào chỉ ra các nhân
tố tác động tới hành vi tiêu dùng rau an toàn mang tính chủ quan xuất phát từ tâm lý,
điều kiện người tiêu dùng.
2.2. Những nghiên cứu về sản xuất, bảo quản rau an toàn
* Công trình nghiên cứu nước ngoài

Ở đây nhóm các tác giả đã chỉ ra những khó khăn mà ngành sản xuất nông
nghiệp gặp phải. Đó là những khó khăn về công tác quản lý của các cơ quan quản lý,
cơ sở chế biến, các nhà thu mua hay những tác động từ thiên nhiên như hạn hán, lũ
lụt hay dịch sâu bệnh gây ảnh hưởng tới hoa lợi của người nông dân. Cần kể đến
các công trình nghiên cứu của các tác giả: Tác giả Darmawan và cộng sự [105,
tr.144-150] ở Inđônêxia, trong nghiên cứu đã chỉ ra những khó khăn trong quản lý
sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau ở 3 Inđônêxia là do sự quan liêu của chính quyền
quản lý, buông lỏng trong quản lý, thiếu thông tin thị trường, thiếu các quy định về
quản lý, thiếu chính sách phát triển rau. Để giải quyết khó khăn trên tác giả cho rằng
Inđônêxia muốn phát triển sản xuất rau thì công tác khuyến nông đối với cây rau
cần được quan tâm được chú trọng hơn; chính quyền địa phương cần phải xây dựng
hệ thống dịch vụ thông tin thị trường về rau, dịch vụ này cung cấp thông tin về giá
hàng ngày cho nông dân, tư thương và người tiêu dùng. Khi nói về những khó khăn
do tác động của thiên nhiên thì đối với nghiên cứu của tác S. R. Subramanian và S.
Varadarajan [114] ở Ấn Độ, cho thấy chính sách của Ấn Độ là tập trung nghiên cứu
phát triển giống chống chịu phù hợp với từng vùng, cung cấp giống tốt, nghiên cứu
phát triển công nghệ sau thu hoạch thích hợp để giảm tỉ lệ hư hao, chính phủ cần
quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết và trang thiết bị phục vụ chế biến
rau. Quá trình sản xuất không tập chung cũng là một trong những nhân tố tác động
đến công tác tổ chức sản xuất, được thể hiện qua nghiên cứu của các nhà nghiên cứu
ở Mailaixia cho rằng [109, tr197-230] tổ chức sản xuất rau phân tán, manh mún,

5


diện tích đất trồng rau nhỏ hẹp không tập trung đã gây khó khăn cho việc thu gom
sản phẩm rau mang đi tiêu thụ, thị trường độc quyền đã làm ảnh hưởng đến doanh
thu của người sản xuất rau và người phân phối lưu thông, lạm phát làm cho giá rau
tăng hơn so với mức lạm phát chung. Để điều chỉnh giá rau thì cần điều chỉnh thị
trường bán buôn rau như tăng cường các giao dịch thị trường, tăng khối lượng rau

giao dịch, tăng nguồn cung ứng rau, ổn định cung rau thông qua kế hoạch quy
hoạch sản xuất và dự trữ rau, giảm chi phí sản xuất rau, cải tiến hệ thống thông tin
thị trường, khuyến khích phát triển sản xuất rau an toàn (RAT).
 Công trình nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu tập trung vào các nhân tố nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
nông nghiệp, những kĩ thuật thâm canh và một số phương pháp chế biến bảo quản
nông sản trong điều kiện nhất định. Cần kể đến các công trình nghiên cứu của: Trần
Khắc Thi [71] và cộng sự trong nghiên cứu "Kỹ thuật trồng và công nghệ bảo quản,
chế biến một số loại rau, hoa xuất khẩu", năm 2003. Đây là công trình nghiên cứu
công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm chủ lực, xác
định giống và kỹ thuật thâm canh một số loại rau. Đề tài cũng đưa ra một số quy
trình công nghệ sau thu hoạch với một số sản phẩm rau và hoa cho xuất khẩu, đưa
ra các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm rau, phát triển vùng
thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên việc nghiên cứu về công tác quy hoạch ngành hàng
rau, quy hoạch lãnh thổ, tổ chức ngành hàng và các can thiệp của hệ thống chính
sách phát triển rau chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Nghiên cứu của Hoàng
Bằng An [1] trong "Nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ rau xanh ở Hà Nội" năm 2008,
đã khái quát một số lý luận về sản xuất và tiêu thụ rau xanh ở 5 đô thị lớn, nghiên
cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau xanh ở Hà Nội và đề xuất một số giải pháp
phát triển sản xuất, tiêu thụ (SX-TT) rau nhằm đáp ứng nhu cầu rau xanh ở thủ đô
Hà Nội đến năm 2010. Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu mới tập trung nghiên
cứu vào các lĩnh vực SX-TT rau xanh tại thủ độ Hà Nội nên cần có những nghiên
cứu tiếp theo ở góc độ nhìn rộng hơn, trên khía cạnh tổ chức và quản lý sản xuất,
chế biến và tiêu thụ rau trong điều kiện hội nhập trên địa bàn một tỉnh. Và cũng cần

6


kể đến công trình nghiên cứu mang chất xã hội học đó là dự án: “Nâng cao chất
lượng và an toàn sản phẩm nông nghiệp” – cơ quan đề xuất dự án: Ban quản lý các

dự án nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Dự án được triển khai thực hiện tại 14 tỉnh thành trong cả nước bao gồm: Bắc
Giang, Bến Tre, Bình Thuận, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Tp. Hồ Chí
Minh, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tiền Giang, Vĩnh
Phúc, Yên Bái;
Dự án hình thành nhằm giúp cho nông dân có khả năng sản xuất sản phẩm rau,
quả và chè chất lượng và an toàn hơn, giúp người dân tiêu thụ sản phẩm yên tâm
hơn trong việc sử dụng sản phẩm, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nâng cao hơn
nữa khả năng cạnh tranh hàng hoá của Việt Nam trên thị trường thế giới, giúp người
nghèo, phụ nữ tham gia dự án tự xoá đói giảm nghèo bằng cách nâng cao hiệu quả
sản xuất; phát triển ngành khí sinh học bền vững định hướng thị trường, nhằm cải
thiện sinh kế và chất lượng cuộc sống của người dân.
Các công nghệ sản xuất mới để nông dân, doanh nghiệp làm ra sản phẩm đáp ứng
yêu cầu thị trường, nâng cao hiệu quả chi phí và đảm bảo vệ sinh; Quy trình sản xuất
sản phẩm nông nghiệp sử dụng các phương pháp thực hành chất lượng an toàn với cơ
sở và trang thiết bị thích hợp được thiết lập và chứng nhận tại các tỉnh, thành.
Mô hình cơ sở hạ tầng vùng sản xuất an toàn và thị trường an toàn được hình
thành nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn trong chuỗi sản xuất thực phẩm rau, quả,
chè đáp ứng thị trường trong và ngoài nước.
Tóm lại, các đề tài trên là các công trình khoa học đã nghiên cứu và được công
bố, chúng thuộc những đề tài cụ thể khác nhau ở khía cạnh này hay khía cạnh khác
của loại chủ đề nghiên cứu về ngành hàng rau. Tuy nhiên việc nghiên cứu hành vi
tiêu dùng rau an toàn trong cách nhìn rộng hơn, trong những bối cảnh mới của nền
kinh tế mở, khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế với mức độ cạnh tranh ngày càng
quyết liệt về sản phẩm nông nghiệp trong đó có sản phẩm rau thì chưa được nhiều
tác giả quan tâm nghiên cứu. Hơn nữa yêu cầu kĩ thuật của quá trình sản xuất rau an
toàn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, theo yêu cầu về nâng cao chất lượng

7



sản phẩm, những nghiên cứu sâu về chuỗi giá trị ngành hàng rau, tìm các biện pháp
gia tăng giá trị của chuỗi sản phẩm rau, gia tăng liên kết giữa các khâu sản xuất chế biến - tiêu thụ rau, vấn đề Vệ sinh an toàn thực phẩm, phân tích hiệu quả kinh tế
(HQKT) của ngành hàng rau, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường, tìm các biện
pháp quản lý nhà nước có tầm chiến lược lâu dài để phát triển ngành hàng rau một
cách nhanh và bền vững cũng chưa được đề cập đến nhiều.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nhận thức và hành vi sử dụng rau an toàn của người dân ven đô và
những yếu tố tác động đến nhận thức và hành vi của họ.
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về thái độ và hành vi
tiêu dùng rau an toàn của người dân vùng ven đô, đưa ra các kiến nghị nhằm giúp
những nhà sản xuất và người tiêu dùng nhằm nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu
dùng rau an toàn trên địa bàn huyện Ứng Hòa trong điều kiện hội nhập theo hướng
bền vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá thái độ và nhận thức của người dân vùng ven đô về rau an toàn và
các kênh thông tin người tiêu dùng tiếp nhận để xác nhận nguồn gốc của rau an toàn.
- Đánh giá về mức độ sử dụng rau an toàn của người dân vùng ven đô thông qua
các biến số liên quan đến thái độ sử dụng rau an toàn của người tiêu dùng hiện nay.
- Chỉ ra những nhân tố tác động đến hành vi lựa chọn rau an toàn là nguồn
thực phẩm tiêu thụ hàng ngày (Nhận thức, thu nhập, nơi sinh sống, tập quán, sức
khỏe và dư luận xã hội....) và so sánh sự khác biệt về hành vi giữa các nhóm đối
tượng nghiên cứu.
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân ở vùng ven đô.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua “ rau an toàn” của người dân vùng
ven đô.


8


4.2. Khách thể nghiên cứu
- Người tiêu dùng rau (qua khảo sát tại huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội).
- Đơn vị cung cấp (gồm các siêu thị, của hàng rau an toàn, thương lái, người
bán – qua khảo sát tại huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội).
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: địa bàn Huyện Ứng Hòa - thành phố Hà
Nội, Việt Nam
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 7 năm 2017
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu chỉ tập chung đề cập,
tìm hiểu hành vi tiêu thụ rau an toàn của người dân vùng ven đô. Do đó, trong luận
văn này, tác giả sẽ sử dụng thuật ngữ hành vi tiêu dùng trong quá trình phân tích.
+ Làm rõ khái niệm hành vi, hành vi tiêu dùng, thị trường, thu nhập của người
tiêu dùng.
+ Tìm ra các vấn đề và hành vi của người tiêu dùng hiện nay; tìm hiểu đặc
điểm tâm lý của người tiêu dùng.
+ Tìm hiểu vai trò điều tiết của nhà nước trong khâu tiêu thụ sản phẩm rau củ
trên thị trường.
+ Phân tích thực trạng thị trường cung cấp rau an toàn trên địa bàn huyện Ứng
Hòa hiện nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Người dân vùng ven đô hiểu thế nào là rau an toàn? Họ tìm hiểu thông tin về
rau an toàn được bán trên thị trường dựa trên những nguồn thông tin nào?
- Người dân ở vùng ven đô dùng rau an toàn như thế nào? (mua hay có được ở
đâu? Mức độ thường xuyên sử dụng rau an toàn).
- Các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng rau an toàn, của người tiêu dùng là gì?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Người dân vùng ven đô có ý thức về rau an toàn (hiểu rau an
toàn là gì?) nhưng hiểu biết còn hạn chế về việc họ có thể mua rau an toàn ở đâu?

9


Logic của giả thuyết: Sống ở vùng ven đô thị lớn, người dân có điều kiện tiếp
cận thông tin tốt, bao gồm cả thông tin về rau an toàn. Nhiều người trong số hộ
cũng là nông dân sản xuất rau và biết thế nào là rau an toàn. Vì thế họ có hiểu biết
nhất định về rau an toàn là gì? Tuy nhiên, việc biết được nơi nào cung cấp rau an
toàn có thể còn nhiều hạn chế do hiện nay chưa có cách hiệu quả ngoài thị trường
để phân biệt rau thực sự an toàn và rau không an toàn.
Giả thuyết 2: Người dân ven đô có sử dụng rau an toàn với các mức độ
thường xuyên khác nhau phụ thuộc vào nhận thức, thái độ, sức khỏe, thu nhập và
cảm nhận của họ về dư luận xã hội đối với việc dùng rau an toàn cũng như khả năng
tiếp cận thị trường rau an toàn.
Logic của giả thuyết: Khi người dân đã có ý thức về rau an toàn thì nhu cầu sử
dụng rau an toàn là phổ biến. Tuy nhiên, người có nhận thức tốt, thái độ tích cực sẽ
có nhiều nỗ lực tìm mua và sử dụng rau an toàn hơn người có nhận thức kém, thái
độ thiếu tích cực. Người mà trong gia đình đã có người bị ngộ độc thực phẩm hoặc
có vấn đề sức khỏe đối với tiêu dùng thực phẩm (dễ bị dị ứng đối với sự tồn dư của
hóa chất trong rau) sẽ có động lực lớn hơn trong việc tìm mua và sử dụng rau an
toàn. Người có thu nhập cao sẵn lòng chi trả chi phí cao hơn cho rau an toàn thay vì
mua rau không an toàn giá rẻ. Người có nhận thức về dư luận xã hội đối với lợi ích
của rau an toàn sẽ có xu hướng tìm mua và sử dụng rau an toàn nhiều hơn người ít
bị dư luận này tác động.
Hành vi tiêu dùng rau an toàn vùng ven đô chịu tác động nhiều yếu tố: thái độ và
nhận thức, thị trường cung cấp rau an toàn (yếu tố nguồn cung hay tính sẵn có và
giá cả), sức khỏe người tiêu dùng, thu nhập, dư luận xã hội......
5.3.Phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập, nghiên cứu nguồn tài liệu thứ cấp trong nước như sách, tạp chí,
các báo cáo của phòng thống kế, các báo cáo của các cơ quan quản lý ngành hàng
rau. Nguồn tài liệu thứ cấp được sắp xếp, phân tổ theo các chủ đề phục vụ cho quá
trình nghiên cứu.

10


b. Phương pháp phân tích tài liệu
-

Một số đề tài và khóa luận tốt nghiệp

-

Một số bài báo, tạp chí và tài liệu có liên quan

-

Báo cáo kinh tế xã hội của các quận/huyện và các xã/phường trên địa bàn
huyện.
c. Phương pháp điều tra định lượng
Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi sử dụng cách thức chọn mẫu:
Số lượng hộ dân trong các xã trong địa bàn 29 (xã/ phường/ thị trấn) là

49.432hộ dân, với phạm vi sai số không vượt quá 10% và độ tin cậy 95% ta có dung
lượng mẫu như sau: (Nguồn: Giáo trình phương pháp nghiên cứu Xã hội học –
trường Đại học Công Đoàn).
Với N = 49.432

t = 1.96 ( tương ứng với mức độ tin cậy 95%)
ta có n =

N*t2 *p*q
N *d2 + t2 *p*q

p +q = 1(là số không đổi)
max (p*q)  p =q= 0,5
n = 49.432 * (1,96)2 0,52

= 100 (hộ)

49.432(0,1)2+ (1,96)2 *0,52
Để mẫu có tính chất bao trùm, tác giả lấy dung lượng mẫu đã tính được bằng
100 gấp 2 lần (100 * 2 = 200 hộ). Như vậy, mẫu mà tác giả sử dụng để nghiên cứu
là 200 hộ dân. Tác giả tiến hành bốc thăm lựa chọn 03/29 (xã/ phường/ thị trấn) để
tiến hành nghiên cứu (trong đó bao gồm: 01 thị trấn và 02 xã thuộc huyện Ứng Hòa.
Số lượng mẫu sẽ được chia bình quân cho 03 xã/phường/ thị trấn.
d. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
Mục đích của phỏng vấn sâu: Tìm kiếm thêm thông tin định tính liên quan đến
những khác biệt trong nhu cầu và thực trạng tâm lý người sản xuất rau hiện nay mà
nội dung trong phiếu trưng cầu ý kiến chưa thể hiện hết được.

11


Đối tượng phỏng vấn: Người tiêu dùng, cửa hàng cung cấp rau an toàn. Nội
dung phỏng vấn liên quan đến các vấn đề hành vi tâm lý của mỗi giới, các chủ đề
mà mỗi giới có nhu cầu tham vấn.
Số lượng phỏng vấn sâu: 15 phỏng vấn sâu cá nhân với những nội dung xoay

quanh vấn đề nghiên cứu.
e. Các kĩ thuật xử lý thông tin
Các số liệu sau khi tiến hành thu thập về được nhập vào máy vi tính bằng
phần mềm SPSS, sau đó thống kê bằng chương trình SPSS. Sử dụng phương pháp
thống kê mô tả để phân tích số liệu.
Toàn bộ thông tin định tính bao gồm các phiếu phỏng vấn sâu, thu thập được
trong quá trình khảo sát sẽ được xử lý bằng phần mềm xử lý định tính.
5.4.Khung phân tích

Hình 1. Khung lý thuyết

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Việc tiến hành nghiên cứu đề tài chính là quá trình vận dụng một cách sáng
tạo những kiến thức ngành Xã hội học vào một vấn đề cụ thể, một lĩnh vực cụ thể:

12


Vấn đề hành vi người tiêu dùng rau an toàn hiện nay. Từ đó có thể là tài liệu tham
khảo bổ ích cho các công trình nghiên cứu về sau với các vấn đề có liên quan .
- Nghiên cứu đề tài giúp chúng ta có cái nhìn khách quan, khoa học, đánh giá
tương đối toàn diện về hành vi người tiêu dùng, thói quen tiêu dùng của người dân
ven đô trong những năm gần đây.
- Thông qua nghiên cứu đề tài, phần nào làm sáng tỏ hệ thống khái niệm, lý
thuyết, phương pháp nghiên cứu. Trong đó, làm rõ các khái niệm hành vi, hành vi
tiêu dùng, rau an toàn, thực hành các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phân tích tài
liệu, phỏng vấn.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Sản xuất và sử dụng rau an toàn đang là vấn đề thu hút sự chú ý đặc biệt của

người dân, các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, người sản xuất và người
tiêu dùng trong cả nước. Sản xuất và tiêu dùng rau không an toàn chẳng những trực
tiếp đe dọa sức khỏe người tiêu dùng, mà còn đe dọa chính nền sản xuất nông
nghiệp của Việt Nam, khiến sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam không có tính
cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Đây là vấn đề bức xúc đòi hỏi
nỗ lực của nhà nước, người sản xuất và người tiêu dùng Việt Nam để dần dần loại
trừ thực phẩm bẩn khỏi thị trường trong nước và bàn ăn của người tiêu dùng.
Điều đáng tiếc là trong bối cảnh đó, ở Việt Nam còn có ít nghiên cứu khoa học
xã hội về chủ đề sản xuất và sử dụng rau an toàn. Nghiên cứu này là một nỗ lực
nhằm bổ khuyết lỗ hổng nêu trên. Tuy là nghiên cứu quy mô nhỏ và là nghiên cứu
trường hợp, nghiên cứu này có thể đem lại những hiểu biết mới cho các nghiên cứu
tiếp theo. Các khuyến nghị thực tế cũng là cơ sở tốt cho người sản xuất, người tiêu
dùng và các nhà hoạch định chính sách cân nhắc trong các vấn đề liên quan đến sản
xuất và tiêu dùng rau an toàn, đặc biệt ở các vùng ven đô.
Nghiên cứu đi vào tìm hiểu hành vi về tiêu dùng rau an toàn vùng ven đô của
người dân, đưa ra những đánh giá và nhận xét về hành vi tiêu dùng rau an toàn
trong thực tế của người dân.

13


Đồng thời, đề tài sẽ giúp người trồng rau có hướng đi phù hợp trong quá trình
lựa chọn phương thức sản xuất. Là bước nghiên cứu ban đầu để tác giả phát triển
những nghiên cứu tiếp theo trong quá trình công tác sau này.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã mạnh dạn đưa ra những khuyến nghị và những
giải pháp làm một trong những căn cứ giúp nhà quản lý có chương trình, kế hoạch cụ thể
để xây dựng thị trường đảm bảo cho người tiêu dùng cũng như người sản xuất.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi tiêu dùng rau an toàn

ở vùng ven đô hiện nay.
Chương 2: Thực trạng tiêu dùng rau an toàn ở vùng ven đô hiện nay.
Chương 3: Những nhân tố tác động tới hành vi tiêu dùng rau an toàn ở vùng
ven đô hiện nay.

14


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Những khái niệm liên quan
1.1.1 Khái niệm hành vi
- Theo từ điển Bách khoa toàn thư: Hành vi “ là chuỗi các hành động lặp đi lặp
lại. Hành động là toàn thể những hoạt động (phản ứng, cách ứng xử) của cơ thể, có
mục đích cụ thể là nhằm đáp ứng lại kích thích ngoại giới” là hành động hoặc phản
ứng của đối tượng (khách thể) hoặc sinh vật thường sử dụng trong sự tác động đến
môi trường, xã hội. Hành vi có thể thuộc về ý thức, tiềm thức, công khai hay bí mật
và tự giác hoặc không tự giác. Hành vi là một giá trị có thể thay đổi qua thời gian.
- Theo từ điển Tiếng Việt: Hành vi con người là toàn bộ những phản ứng, cách cư
xử, biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh thời gian nhất định.
- Theo từ điển Tâm lý học Mỹ: Hành vi là thuật ngữ khái quất chỉ những hoạt
động , phản ứng, phản hồi, di chuyển và tiến trình đó có thể đo lường được của bất
cứ cá nhân nào. Hành vi có hành vi bên trong và bên ngoài.
1.1.2. Khái niệm hành vi người tiêu dùng
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hành vi người tiêu dùng.
- Theo Leon Schiffiman, David Bednall và Aron O’cass (1997), hành vi người
tiêu dùng là sự tương tác năng động của các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, hành
vi và môi trường mà qua sự thay đổi đó con người thay đổi cuộc sống của họ.
- Theo Peter D.Bennet (1988), hành vi của người tiêu dùng là những hành vi
mà người tiêu dùng thể hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản

phẩm và dịch vụ mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ.
- Theo Charles W. Lamb, Joseph F. Hair và Carl McDaniel (2000), hành vi
của người tiêu dùng là một quá trình mô tả cách thức mà người tiêu dùng ra quyết
định lựa chọn và loại bỏ một loại sản phẩm hay dịch vụ.
- Theo Philip Kotler (2001), người làm kinh doanh nghiên cứu hành vi người
tiêu dùng với mục đích nhận biết nhu cầu, sở thích, thói quen của họ. Cụ thể là xem
người tiêu dùng muốn mua gì, sao họ lại mua sản phẩm, dịch vụ đó, tại sao họ mua
nhãn hiệu đó, họ mua như thế nào, mua ở đâu, khi nào mua và mức độ mua ra sao
để xây dựng chiến lược marketing thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm,
dịch vụ của mình.

15


- Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng hiện nay còn đi xa hơn các khía cạnh
nói trên. Đó là người tiêu dùng được các nhà kinh doanh tìm hiểu xem họ có nhận
thức được các lợi ích của sản phẩm, dịch vụ họ đã mua hay không và cảm nhận,
đánh giá như thế nào sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Vì điều này sẽ tác động
đến những lần mua hàng sau đó của người tiêu dùng và tác động đến việc thông tin
về sản phẩm của họ đến những người tiêu dùng khác.
1.1.3. Khái niệm rau an toàn
Rau an toàn được định nghĩa như sau: “Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất
cả rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng đúng với đặc tính giống của chúng,
hàm lượng các hóa chất độc và mức độ ô nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức
tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gọi tắt là rau an toàn” (Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, 1998).
Tiêu chuẩn rau an toàn về hình thái theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn năm 1998, sản phẩm rau tươi phải thu hoạch đúng lúc, đúng độ già kỹ thuật
hay thưởng phẩm của từng loại rau, không dập nát, hư thối, không lẫn tạp chất, sau

bệnh và có bao gói thích hợp. Bên cạnh đó rau an toàn phải đảm bảo các tiêu chuẩn
về mức giới hạn tối đa cho phép của các nội chất như:
- Hàm lượng Nitrat (NO3) (mg/kg)
- Hàm lượng của một số kim loại nặng và độc tố
- Hàm lượng của một số vi sinh vật
- Hàm lượng của một số thuốc bảo vệ thực vật
Tại những vùng sản xuất nông nghiệp có môi trường sinh thái không tốt, cây rau
có thể bị chuột, sâu bệnh hại làm thất thu trung bình 20 – 40% năng suất, nhiều vùng
thậm chí còn mất trắng. Chính vì thế hóa chất bảo vệ thực vật được dùng thường xuyên
trên đồng ruộng. Việc lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật đã làm tăng ô nhiễm môi
trường sinh thái, làm giảm mật độ và số lượng thiên dịch. Thêm vào đó, mực nước
ngầm cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật quá cao.
1.1.4. Khái niệm Nhận thức
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình
phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính
tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.

16


Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là quá trình biện chứng của
sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy
và không ngừng tiến đến gần khách thể.
Theo quan điểm của phép tư duy biện chứng, hoạt động nhận thức của con
người đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng
đến thực tiễn. Con đường nhận thức đó được thực hiện qua các giai đoạn từ đơn
giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ hình thức bên ngoài
đến bản chất bên trong, như sau:
Nhận thức cảm tính (hay còn gọi là trực quan sinh động) là giai đoạn đầu
tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác

động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy. Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau:
 Cảm

giác: Là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính riêng lẻ

của các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con
người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hoá
những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý thức. Lênin viết: "Cảm
giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan". Nếu dừng lại ở cảm giác thì con
người mới hiểu được thuộc tính cụ thể, riêng lẻ của sự vật. Điều đó chưa đủ bởi vì,
muốn hiểu biết bản chất của sự vật phải nắm được một cách tương đối trọn vẹn sự
vật. Vì vậy nhận thức phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn".
 Tri

giác: Hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật

khi sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người. Tri giác là sự
tổng hợp các cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy đủ
hơn, phong phú hơn. Trong tri giác chứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng và
không đặc trưng có tính trực quan của sự vật. Trong khi đó, nhận thức đòi hỏi phải
phân biệt được đâu là thuộc tính đặc trưng, đâu là thuộc tính không đặc trưng và
phải nhận thức sự vật ngay cả khi nó không còn trực tiếp tác động lên cơ quan cảm
giác con người. Do vậy nhận thức phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn.
 Biểu

tƣợng: Là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh

sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật không còn tác động trực tiếp
vào các giác quan. Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng
yếu tố gián tiếp. Bởi vì, nó được hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau


17


của các giác quan và đã có sự tham gia của yếu tố phân tích, tổng hợp. Cho nên biểu
tượng phản ánh được những thuộc tính đặc trưng nổi trội của các sự vật.
Nhận thức lý tính (hay còn gọi là tƣ duy trừu tƣợng) là giai đoạn phản ánh
gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái
niệm, phán đoán, suy luận.
 Khái

niệm: Là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc

tính bản chất của sự vật. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng
hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật. Vì vậy, các khái
niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan, vừa có mối quan hệ tác động
qua lại với nhau, vừa thường xuyên vận động và phát triển. Khái niệm có vai trò rất
quan trọng trong nhận thức bởi vì, nó là cơ sở để hình thành các phán đoán và tư
duy khoa học.
 Phán

đoán: Là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau

để khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng. Thí dụ:
"Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng" là một phán đoán vì có sự liên kết khái
niệm "dân tộc Việt Nam" với khái niệm "anh hùng". Theo trình độ phát triển của
nhận thức, phán đoán được phân chia làm ba loại là phán đoán đơn nhất (ví dụ:
đồng dẫn điện), phán đoán đặc thù (ví dụ: đồng là kim loại) và phán đoán phổ biến
(ví dụ: mọi kim loại đều dẫn điện). Ở đây phán đoán phổ biến là hình thức thể hiện
sự phản ánh bao quát rộng lớn nhất về đối tượng. Nếu chỉ dừng lại ở phán đoán thì

nhận thức chỉ mới biết được mối liên hệ giữa cái đơn nhất với cái phổ biến, chưa
biết được giữa cái đơn nhất trong phán đoán này với cái đơn nhất trong phán đoán
kia và chưa biết được mối quan hệ giữa cái đặc thù với cái đơn nhất và cái phổ biến.
Chẳng hạn qua các phán đoán thí dụ nêu trên ta chưa thể biết ngoài đặc tính dẫn
điện giống nhau thì giữa đồng với các kim loại khác còn có các thuộc tính giống
nhau nào khác nữa. Để khắc phục hạn chế đó, nhận thức lý tính phải vươn lên hình
thức nhận thức suy luận.
 Suy

luận: Là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau

để rút ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới. Thí dụ, nếu liên kết
phán đoán "đồng dẫn điện" với phán đoán "đồng là kim loại" ta rút ra được tri thức
mới "mọi kim loại đều dẫn điện". Tùy theo sự kết hợp phán đoán theo trật tự nào
giữa phán đoán đơn nhất, đặc thù với phổ biến mà người ta có được hình thức suy

18


×