Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Phân lập và đánh giá hoạt tính sinh học của một số hợp chất trong lá cây sum liên ( adinandra lienii hien yakovlev)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.15 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐỖ VĂN HIỆU

PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH
HỌC CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT TRONG LÁ
CÂY SUM LIÊN
(ADINANDRA LIENII HIEN & YAKOVLEV)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐỖ VĂN HIỆU

PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH
HỌC CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT TRONG LÁ
CÂY SUM LIÊN
(ADINANDRA LIENII HIEN & YAKOVLEV)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC LIỆU-DƯỢC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ MÃ SỐ: 8720206

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Nguyễn Thành
TS. Phạm Hà Thanh Tùng

HÀ NỘI 2021


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Lê Nguyễn Thành cùng TS.
Phạm Hà Thanh Tùng đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng sau Đại học trường Đại học
Dược Hà Nội, Viện Hóa sinh biển, Bộ mơn thực vật-Đại học Dược Hà Nội đã cho
phép, tạo điều kiện thuận lợi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ nhân viên của Viện Hóa sinh biển, bộ
mơn thực vật, cùng cán bộ nhân viên Khoa Dược - Đại Học Đại Nam đã ln giúp
đỡ tơi trong q trình thực nghiệm và hồn tất luận văn này.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, các học
viên chuyên nghành Dược liệu – Dược học cổ truyền khóa 24 đã ln gắn bó với tơi,
là nguồn động lực cho tôi tiếp tục phấn đấu trong học tập và công tác.
Hà nội, tháng 05 năm 2021
Học viên

Đỗ Văn Hiệu


3. MỤC LỤC


MỤC LỤC ..................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ...................................................1
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................1
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................2
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................2
1.1. Tổng quan về họ Pentaphylacaceae ............................................................2
1.2. Tổng quan về chi Adinandra Jack ............................................................... 3
1.2.1. Vị trí phân loại ........................................................................................3
1.2.2. Về đặc điểm thực vật và phân bố ...........................................................3
1.2.3. Tình hình nghiên cứu chi Adinandra Jack .............................................4
1.3. Tổng quan về loài Adinandra lienii Hien & Yakovlev ............................. 15
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................17
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................17
2.2. Phương tiện nghiên cứu .............................................................................17
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................18
2.3.1. Phương pháp xử lý và chiết mẫu ..........................................................18
2.3.2. Phương pháp phân tách các hỗn hợp và phân lập các hợp chất. ..........19
2.3.3. Phương pháp xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập ..................20
2.3.4. Phương pháp thử hoạt tính sinh học .....................................................20
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ .........................................................24


3.1. Chiết xuất, phân lập các hợp chất ............................................................. 24
3.1.1. Xử lý mẫu và chiết xuất .......................................................................24
3.1.2. Phân lập các hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat ..................................24
3.1.3. Phân lập các hợp chất từ phân đoạn nước ............................................25
3.2. Xác định cấu trúc hợp chất phân lập........................................................27
3.2.1. Xác định cấu trúc hợp chất AL1 ..........................................................27

3.2.2. Xác định cấu trúc hợp chất AL2 ..........................................................30
3.2.3. Xác định cấu trúc hợp chất AL3 ..........................................................33
3.2.4. Xác định cấu trúc hợp chất AL4 ..........................................................36
3.2.5. Xác định cấu trúc hợp chất AL5 ..........................................................40
3.2.6. Xác định cấu trúc hợp chất AL6 ..........................................................43
3.3. Kết quả thử nghiệm hoạt tính gây sinh học .............................................46
3.3.1. Kết quả thử nghiệm gây độc tế bào ......................................................46
3.3.2. Kết quả thử nghiệm hoạt tính bắt gốc tự do DPPH .............................. 47
3.3.3. Kết quả thử nghiệm hoạt tính ức chế α-glucosidase ............................ 47
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................................48
4.1. Kết quả quá trình chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc .................48
4.2. Kết quả thử nghiệm tác dụng sinh học .....................................................49
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................53
5.1. Kết luận........................................................................................................53
5.2. Kiến nghị .....................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................55
PHỤ LỤC .....................................................................................................................


4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CÁC TỪ

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

A.

Adinandra


Adinandra

BHT

Butylated hydroxytoluene

Butylated hydroxytoluen

VIẾT TẮT

13

C-NMR

CAA
DEPT

13 Carbon Nuclear Magnetic
Resonance
Cellular antioxidant activity
Distortionless enhancement by
polarization transfer

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C
Hoạt tính chống oxy hóa tế bào
Phổ DEPT

DMSO

Dimethyl sulfoxide


Dimethyl sulfoxit

DPPH

Diphenyl picril hydrazilhydrate

Diphenyl picril hydrazilhydrat

EC50

50% effective concentration

Nồng độ 50% tác dụng tối đa

Electron Spray

Phổ khối ion hóa phun

Ionization - Mass Spectrometry

mù điện tử

EtOAc

Ethyl acetate

Ethyl acetat

EtOH


Ethanol

Ethanol

ESI-MS

GC-MS

Hep G2

HMBC

HPLC

Gas Chromatography Mass
Spectometry
Human hepatocellular
carcinoma
Heteronuclear Multiple Bond
Correlation
High Performance Liquid
Chromatography

Sắc ký khí ghép khối phổ
Dịng tế bào ung thư gan

Phổ HMBC
Sắc ký lỏng hiệu năng cao



HSQC
1

H-NMR

IC50

Heteronuclear Single Quantum

Phổ tương tác dị hạt nhân

Coherence

qua một liên kết

Proton nuclear magnetic
resonance
50% inhibitory concentration

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H
Nồng độ ức chế 50% đối tượng
thử

LU

Human lung carcinoma

LU


MCF-7

Human breast carcinoma

MCF-7

MS

Mass Spectroscopy

Phổ khối lượng

3-(4,5-dimethythiazol-2-yl)-

3-(4,5-dimethythiazol-2-yl)-

2,5-diphenyl tetrazolium

2,5-diphenyl tetrazolium

bromide

bromid

MTT

ORAC

PSC


Oxygen Radical Absorbance
Capacity
peroxyl radical scavenging
capacity

khả năng hấp thụ gốc oxy hóa
Khả năng bắt gốc peroxyl

TLC

Thin-layer chromatography

Sắc kí lớp mỏng

% CS

% Cell survival

Tỷ lệ phần trăm tế bào sống sót


5. DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Danh sách các loài thuộc chi Adinandra Jack phân bố tại Việt Nam ........4
Bảng 1.2. Hoạt tính ức chế các dịng ung thư Hep G2 và MCF-7 của một số loài
thuộc chi Adinandra Jack ..........................................................................................15
Bảng 3.1. Số liệu phổ của hợp chất AL1 ..................................................................29
Bảng 3.2. Số liệu phổ của hợp chất AL2 ..................................................................32
Bảng 3.3. Số liệu phổ của hợp chất AL3 .....................................................................35
Bảng 3.4. Số liệu phổ của hợp chất AL4 ..................................................................39
Bảng 3.5. Số liệu phổ của hợp chất AL5 ..................................................................42

Bảng 3.6. Số liệu phổ của hợp chất AL6 ..................................................................45
Bảng 3.7. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào ........................................................46
Bảng 3.8. Kết quả thử hoạt tính bắt gốc tự do DPPH ...............................................47
Bảng 3.9. Kết quả thử nghiệm hoạt tính ức chế α-glucosidase .................................47


6. DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các hợp phân lập từ A. nitida theo Wang (2003) .......................................5
Hình 1.2. Các hợp chất flavonoid từ A. nitida theo Jie Zhang (2005) ........................6
Hình 1.3. Các hợp chất phân lập từ A. nitida theo Wang (2008) ................................ 7
Hình 1.4. Một số hợp chất được phân lập bởi Lu (2018) từ loài A. nitida .................8
Hình 1.5. Các hợp chất phân lập từ loài A. hainanensis .............................................9
Hình 1.6. Chỉ số ORAC, PSC CAA một số loài Adinandra Jack theo nghiên cứu
của Chen (2015) ........................................................................................................12
Hình 1.7. Khả năng ức chế tăng sinh tế bào Caco-2 của dịch chiết lá A. nitida ở các
giai đoạn khác nhau của q trình tiêu hóa mơ phỏng ..............................................14
Hình 2.1. Adinandra lienii Hien & Yakovlev ........................................................... 17
Hình 2.2. Sơ đồ chiết xuất sử dụng trong nghiên cứu...............................................19
Hình 2.3. Phản ứng oxi hóa khử trong phương pháp MTT ......................................20
Hình 3.1. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat ............................ 25
Hình 3.2. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ phân đoạn nước .......................................26
Hình 3.3. Cấu trúc hợp chất AL1 ..............................................................................27
Hình 3.4. Phổ 1H NMR của hợp chất AL1 ............................................................... 28
Hình 3.5. Phổ 13C-NMR của hợp chất AL1 .............................................................. 28
Hình 3.6. Cấu trúc hợp chất AL2 ..............................................................................30
Hình 3.7. Phổ 1H NMR của hợp chất AL2 ............................................................... 31
Hình 3.8. Phổ 13C-NMR của hợp chất AL2 .............................................................. 31
Hình 3.9. Cấu trúc hợp chất AL3 ..............................................................................33
Hình 3.10. Phổ 1H NMR của hợp chất AL3 ............................................................. 34
Hình 3.11. Phổ 13C-NMR của hợp chất AL3 ............................................................ 34

Hình 3.12. Cấu trúc hợp chất AL4 ............................................................................36
Hình 3.13. Phổ 1H NMR của hợp chất AL4 ............................................................. 37
Hình 3.14. Phổ 13C-NMR của hợp chất AL4 ............................................................ 37
Hình 3.15. Phổ HMBC của hợp chất AL4 ................................................................ 38
Hình 3.16. Cấu trúc hợp chất AL5 ............................................................................40


Hình 3.17. Phổ 1H NMR của hợp chất AL5 ............................................................. 41
Hình 3.18. Phổ 13C-NMR của hợp chất AL5 ............................................................ 41
Hình 3.19. Cấu trúc hợp chất AL6 ............................................................................43
Hình 3.20. Phổ 1H NMR của hợp chất AL6 ............................................................. 44
Hình 3.21. Phổ 13C-NMR của hợp chất AL6 ............................................................ 44
Hình 4.1. Các hợp chất được phân lập trong đề tài ...................................................48
Hình 4.2. IC50 các phân đoạn, hợp chất trong thử nghiệm gây độc tế bào ...............50
Hình 4.3. EC50 các phân đoạn, hợp chất trong thử nghiệm bắt gốc tự do DPPH .....51


ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ đầu thế kỷ XX cho tới thời điểm hiện tại là thời kì đột phá trong khoa họckĩ thuật trong đó lĩnh vực y tế, tới thời điểm hiện tại hầu hết các tác nhân gây bệnh
đều đã được tìm ra và được điều trị. Tuy nhiên vẫn cịn đó những căn bệnh mà khả
năng đáp ứng điều trị còn thấp, bên cạnh sự biến đổi của các yếu tố dịch tễ và sự xuất
hiện các tác nhân gây bệnh mới, những điều này cho thấy việc tiếp tục đầu tư nghiên
cứu phát triển các phương pháp điều trị trong đó việc phát triển thuốc mới là nhu cầu
bức thiết và ln cần chú trọng. Có nhiều các phương pháp áp dụng trong nghiên cứu
và phát triển thuốc mới hiện nay, trong đó sàng lọc có chủ đích hợp chất tự nhiên là
một trong những phương pháp quan trọng bên cạnh các hợp chất tổng hợp hóa học.
Ở Việt Nam, đất nước có với nguồn tài nguyên thực vật phong phú, nhiều các
loài thực vật mới đã được phát hiện tại Việt Nam trong thời gian gần đây, điều này
mở ra tiềm năng nghiên cứu, phân lập các hợp chất tự nhiên từ thực vật để đóng góp
làm giàu thêm nguồn nguyên liệu cho thế giới trong việc nghiên cứu thuốc mới.

Cây Sum liên có tên khoa học Adinandra lienii Hien & Yakovlev là một loài
đặc hữu của Việt Nam được công bố lần đầu năm 1986 và mới được công nhận vào
năm 2012 [47]. Cây phân bố ở các tỉnh miền núi nước ta, các nghiên cứu về thành
phần hóa học cũng như tác dụng sinh học về lồi này cịn rất hạn chế, tuy nhiên với
các loài khác thuộc chi Adinandra được nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã cho
thấy tiền năng về một số hoạt tính sinh học như ức chế tế bào ung thư, chống oxy
hóa, ức chế α-glucosidase,…[3], [8], [9], [18], [38], [41], [42], [43].
Do đó để góp phần nghiên cứu thành phần hóa học hoạt tính sinh học của các
lồi thuộc chi Adinandra nói chung và lồi đặc hữu Adinandra lienii nói riêng tơi
thực hiện đề tài: “Phân lập và đánh giá hoạt tính sinh học của một số hợp chất

trong lá cây Sum liên (Adinandra lienii Hien & Yakovlev)” với hai mục tiêu:
-

Phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất từ lá cây Sum liên (Adianandra
lienii Hien & Yakovlev).

-

Đánh giá một số tác dụng sinh học của các hợp chất phân lập được.

1


1. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về họ Pentaphylacaceae
Họ Pentaphylacaceae (họ Ngũ liệt hay Ngũ mạc) là một họ thực vật có hoa
nằm trong bộ Ericales (bộ Đỗ quyên). Về số lượng chi, lồi của họ Pentaphylacaceae
có sự khơng thống nhất trong các hệ thống phân loại. Một số quan điểm phân loại
trước đây Pentaphylacaceae có một chi Pentaphylax và chi này chỉ có một lồi duy

nhất Pentaphylax euryoides [19], [35]. Theo điểm của hệ thống phân APG IV,
Pentaphylacaceae bao gồm ba tông với 12 chi và khoảng 400 lồi, bao gồm [46]:
Tơng Pentaphylaceae: bao gồm một chi Pentaphylax với lồi duy nhất
Pentaphylax euryoides phân bố ở phía nam Trung Quốc, Sumatra và phía bắc Việt
Nam.
Tơng Ternstroemieae: bao gồm hai chi (Ternstroemia, Anneslea) với khoảng
103 loài. Phân bố ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là Đông Nam Á, Trung và Nam Mỹ.
Tông Frezierieae: bao gồm 9 chi (Adinandra, Balthasaria, Cleyera,
Euryodendron, Eurya, Freziera, Taonabo, Symplococarpon, Visnea) với hơn 200
loài. Các chi đa dạng nhất là Adinandra (80 loài), Eurya (75 lồi), Freziera (63 lồi).
Phân bố ở Đơng Nam Á, Malesia, Hawaii, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Đông Phi
(Balthasaria), Tây Phi (Adinandra), đảo Canary (Visnea).
Đặc điểm thực vật của họ Pentaphylacaceae: Cây bụi hoặc cây gỗ, thường
xanh hiếm khi rụng lá; thường là lưỡng tính, hiếm khi đơn tính (Eurya) hoặc dị tính
(Ternstroemia). Lá đơn, mọc so le, gân lá hình lơng chim, mép thường có răng cưa
hiếm khi mép nguyên. Hoa ở nách lá hoặc ngọn cành, đơn độc hoặc tập trung thành
cụm xim hay chùm. Lá bắc 2-8, đôi khi không phân biệt với lá đài. Đài hoa 5. Tràng
hoa trắng, đỏ hoặc vàng; cánh hoa 5 hiếm khi nhiều hơn. Nhị nhiều, xếp trên 1-6
vịng. Bầu 3-5 lá nỗn tạo thành bầu 3-5 ơ. Đính nỗn trung trụ là chủ yếu; từ 2-5 (tới
100 hoặc nhiều hơn) noãn trên mỗi vị trí đính nỗn. Quả nang thường có hình trứng.
Hạt hình cầu, hình bán nguyệt, hình trứng, có thể có cánh [19].

2


1.2. Tổng quan về chi Adinandra Jack
1.2.1. Vị trí phân loại
Chi Adinandra Jack (chi Sum hay Dương đồng) thuộc họ Pentaphylacaceae,
bộ Đỗ quyên (Ericales), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta).

Vị trí phân loại của chi Adinandra Jack được thể hiện như sau [46]:
Giới thực vật: Plantae.
Ngành Mộc lan: Magnoliophyta
Lớp Mộc lan: Magnoliopsida
Bộ Đỗ quyên: Ericales
Họ Ngũ liệt: Pentaphylaceae
Chi Dương đồng: Adinandra Jack
1.2.2. Về đặc điểm thực vật và phân bố
Các loài thuộc chi Adinandra thường là cây gỗ nhỏ đến gỗ lớn, đôi khi cây
bụi, thường xanh. Các nhánh non thường có lơng nhung. Lá đơn, mọc so le, mép lá
ngun đơi khi xẻ răng cưa, mặt lá có thể có lơng. Hoa lưỡng tính, đơn độc hoặc tập
chung thành cặp ở nách lá, lưỡng tính mẫu 5; lá bắc 2, đính ở đỉnh của cuống hoa,
mọc xen kẽ hay mọc đối. Đài hoa 5, dày, thường có lơng. Cánh hoa 5, hình thoi, bên
ngồi nhẵn hoặc đơi khi có lơng. Bộ nhị có từ 15-60 nhị, chỉ nhị rời hoặc dính với
nhau một phần, bao phấn đính gốc, hình thn, bao phấn và trung đới có lơng. Bộ
nhụy gồm 5 lá noãn hợp thành bầu trên, bầu (2 hoặc) 3-5 ơ; mỗi ơ có thể chứa 20-100
nỗn. Quả mọng, nhiều hạt. Hạt màu nâu, nhỏ, nhẫn bóng hoặc có nhiều các chấm
lõm nhỏ [4], [19].
Các lồi thuộc chi Adinandra phân bố tại nhiều nơi trên thế giới như
Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, phía nam Nhật Bản, Lào,
Maylaysia, Myanmar, đảo New Guinea, Sri Lanka, Thái Lan và trong các rừng nhiệt
đới châu Phi [19].
Ở Việt Nam, chi Adinandra đã được tìm thấy có 12 lồi, phân bố ở các tỉnh
Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Trị, Kon Tum, Lâm Đồng và

3


Gia Lai (Bảng 1.1) [2], [4]. Trong đó lồi Sum Hòn Giao (Adinandra hongiaoensis
H. T. Son & L. V. Dung) mới được phát hiện ở Hịn Giao-Lâm Đồng được cơng bố

lần đầu năm 2014, lồi Sum liên Adinandra lienii cơng bố lần đầu năm 1986 [12],
[47].
Bảng 1.1. Danh sách các loài thuộc chi Adinandra Jack phân bố tại Việt Nam
TT

Tên loài

Tên thường gọi

1

Adinandra annamensis Gagnep. ex Kobuski

Sum đỏ

2

Adinandra caudata Gagnep. ex Kobuski

Sum đuôi

3

Adinandra donnaiensis Gagnep. ex Kobuski

Sum đồng nai

4

Adinandra glischroloma Hand.-Mazz.


Sum lông

5

Adinandra hainanensis Hayata

Sum Hải Nam

6

Adinandra integerrima T.Anderson ex Dyer

Sum nguyên

7

Adinandra microcarpa Gagnep.

Sum trái nhỏ

8

Adinandra milletii (Hook. & Arn.) Benth. &
Hook.f. ex Hance

Sum millett

9


Adinandra petelotii Gagnep.

Sum petelot

10

Adinandra poilanei Gagnep.

Sum poilan

11

Adinandra lienii Hien & Yakovlev

Sum liên

12

Adinandra hongiaoensis H. T. Son & L. V. Dung

Sum Hòn Giao

1.2.3. Tình hình nghiên cứu chi Adinandra Jack
Các nghiên cứu về các loài thuộc chi Adinandra còn khá hạn chế. Trên thế
giới đặc biệt là Trung Quốc các nghiên cứu về chi Adinandra thường tập trung ở lồi
Adinandra nitida, phân bố tại phía nam Trung Quốc, lá cây được sử dụng như một
loại trà (Shiyacha) với nhiều các tác dụng có lợi cho sức khỏe, nó có khả năng kháng
khuẩn, giảm đau, hạ huyết áp, chống oxy hóa, được sử dụng như thực phẩm hay như
một loại thuốc [44]. Tại Việt Nam, thời điểm hiện tại mới chỉ có các kết quả nghiên
cứu trên lồi A. hainanensis được công bố [30].


4


Dưới đây là các tổng kết các kết quả nghiên cứu đáng chú ý về thành phần hóa
học và tác dụng sinh học một số loài thuộc chi Adinandra.
1.2.3.1.Các kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học
Với lồi A. nitida, đại diện được quan tâm nhiều nhất trong chi, các nghiên
cứu về thành phần hóa học đã tách chiết được nhiều các hợp chất chủ yếu thuộc hai
nhóm flavonoid và triterpen [34], [37], [39], [40].
Năm 2003, Wang và cộng sự đã công bố phân lập được 6 hợp chất thuộc hai
nhóm chất flavonoid và triterpen đó là: apigenin (1), camellianin A (2), quercitrin (3),
kajiichigosid F1(4), nigaichigosid F2 (5), và pedunclosid (6) (Hình 1.1) [40]:

Hình 1.1. Các hợp phân lập từ A. nitida theo Wang (2003)
Năm 2005, Jie Zhang cùng các cộng sự đã tiếp tục phân tích các thành phần
trong dịch chiết của lá A. nitida, đã xác định được 6 flavonoid là epicatechin,

5


rhoifolin, apigenin, quercitrin, camellianin A và camellianin B. Thành phần
epicatechin, rhoifolin và apigenin có thể làm căn cứ kiểm nghiệm, kiểm soát chất
lượng cho các loại trà Shiyacha và sản phẩm chứa thành phần này (Hình 1.2) [34].

R1

R2

R3


R4

Quercetin

OH

H

OH

H

Quercitrin

OH

H

O-rha

H

Rhoifolin

H

*

H


H

Epigenin

H

H

H

H

Camellianin A

H

H

H

-rha-glc

Camellianin B

H

H

H


-rha-glc-OCH3

*

-rha-glc

glc: d-glucose; rha: d-rhamnose.
Hình 1.2. Các hợp chất flavonoid từ A. nitida theo Jie Zhang (2005)
Năm 2008, Wang và cộng sự phân lập và xác định được cấu trúc 6 hợp chất

triterpen từ loài A. nitida gồm arjunetin (7), sericosid (8), nigaichigosid F1(9),
glucosyl tormentat (10), arjunglucosid I (11), [2𝛼, 3𝛼, 19𝛼-trihydroxy-olean-12-en28-oic acid-28-O-β-D-glucopyranosid (12). Hợp chất (12) là hợp chất lần đầu tiên
được phân lập từ tự nhiên (Hình 1.3) [39].

6


Hình 1.3. Các hợp chất phân lập từ A. nitida theo Wang (2008)
Năm 2018, Lu phân lập được naringenin, luteolin, 3'-methoxy luteolin,
protocatechin, p-metoxyphenol, 3,3',4,4'-tetrahydroxybiphenyl, scopoletin và acid
palmitic (Hình 1.4) bên cạnh một số chất khác đã được phân lập trước đó [37].

7


Hình 1.4. Một số hợp chất được phân lập bởi Lu (2018) từ loài A. nitida
Năm 2019, Yuan và cộng sự đã phân lập được 4 hợp chất triterpenoid saponin
và 1 flavonoid từ lá A. nitida, trong đó có một hợp chất mới từ loài A. nitida là 2α,3αdihydroxyursolic acid 28-O-β-d-glucopyranosyl este [33].
Với loài A. hainanensis, nghiên cứu trong nước trên loài này đã phân lập được

các hợp chất triterpen gồm lupeol (21), betulinal (22), acid acetylursolic (23), acid
oleanolic (24), acid betulinic (25). Tiếp tục nghiên cứu này các tác giả đã phân lập
thêm hai hợp chất từ lá đó là uvaol (26) và acid ursolic (27) (Hình 1.5) [3], [30].

8


Hình 1.5. Các hợp chất phân lập từ lồi A. hainanensis

9


1.2.3.2. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học
Tương tự như các nghiên cứu về thành phần hóa học, các nghiên cứu về hoạt
tính sinh học cũng tập chung chủ yếu vào loài A. nitida. Các nghiên cứu cho thấy lồi
này có nhiều hoạt tính sinh học phong phú như như chống oxy hóa, hạ huyết áp, ức
chế tế bào ung thư [8], [9], [18], [38], [41], [42], [43]. Các nghiên cứu hoạt tính trên
các lồi Adinandra khác khơng nhiều, tuy nhiên một số thử nghiệm về hoạt tính chống
oxy hóa, gây độc tế bào ung thư hay ức chế α-glucosidase đều cho các kết quả đáng
chú ý [3].

• Hoạt tính chống oxy hóa:
Yuan và cộng sự (2009) đã tiến hành chiết xuất, định lượng thành phần
camellianin A từ lá A. nitida và đồng thời đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của thành
phần flavonoid thơng qua khả năng bắt gốc tự do DPPH, anion superoxid và xác định
tổng khả năng khử. Kết quả cho thấy thành phần flavonoid của loài A. nitida chứa
59,3% là camellianin A. Các flavonoid của A. nitida có khả năng thu dọn gốc tự do
đáng kể trong thử nghiệm bắt gốc tự do DPPH, anion superoxid [41]. Cũng nghiên
cứu về khả năng bắt gốc tự do DPPH của thành phần flavonoid từ lá A. nitida, nghiên
cứu của Zhan Yu (2010) chỉ ra khả năng này cao hơn đáng kể so với BHT trong cùng

điều kiện [38].
Cũng trong năm 2010, Liu và cộng sự đã thử tác dụng chống oxy hóa, tác dụng
ức chế men chuyển angiotensin của dịch chiết EtOH cùng một số hợp chất chính là
camellianin A, camellianin B và apigenin. Trong hoạt động chống oxy hóa, IC50 của
dịch chiết EtOH, camellianin A, camellianin B và apigenin tương ứng là 14,74 μg/ml,
1,62 mg/ml, 1,8 mg/ml, và 0,95 mg/ml. Kết quả thử nghiệm thể hiện hoạt tính của
các hợp chất flavonoid kém hơn nhiều so với dịch chiết EtOH trong thử nghiệm bắt
gốc tự do DPPH và Rancimat (khoảng 100 lần). Điều này cho thấy tác dụng chống
oxy hóa của lá cây A. nitida có thể phụ thuộc vào các thành phần hóa học khác ngoài
các flavonoid kể trên [18].
Năm 2017, Chen và cộng sự tiếp tục đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa của các
hợp chất từ lá cây A. nitida (trà Shiyacha) trong q trình tiêu hóa mơ phỏng. Sự thay
đổi của hoạt tính kháng oxy hóa của A. nitida được đánh giá dựa trên khả năng thu

10


gom gốc peroxyl (PSC), khả năng hấp thụ gốc oxy (ORAC) và hoạt động chống oxy
hóa tế bào (CAA). Nghiên cứu chỉ ra rằng trong dịch tiêu hóa mơ phỏng, hàm lượng
phenol và flavonol tăng lên, trong khi hàm lượng flavonoid và anthocyanin giảm
xuống, hàm lượng (-)-epigallocatechin và camellianin B tăng lên, trong khi hàm
lượng của L-epicatechin, quercitrin và camellianin A giảm. Khả năng hấp thụ gốc
oxy (ORAC) và hoạt động chống oxy hóa tế bào (CAA) tăng lên, trong khi giá trị khả
năng thu gom gốc peroxyl (PSC) giảm. Với kết quả này có thể kết luận rằng trà
Shiyacha (A. nitida) là nguồn cung cấp các hoạt chất chống oxy hóa nội bào tiềm
năng, đồng thời các hoạt chất này được hấp phụ hiệu quả hơn qua màng tế bào ở mơi
trường của hệ tiêu hóa [9].
Để so sánh hoạt tính chống oxy hóa của các lồi trong chi Adinandra, Chen
(2015) đã thực hiện nghiên cứu đánh giá hoạt tính chống oxy hóa dựa trên ba chỉ số
là ORAC và PSC, CAA đồng thời trên các loài A. nitida, A. glischroloma var. jubata,

A. millettii và A. latifolia. Kết quả cho thấy trên hai hoạt tính thu gom gốc peroxyl
(PSC) và khả năng hấp thụ gốc oxy (ORAC) thành phần phenolic chiết xuất từ A.
nitida đều đứng đầu và cao hơn đáng kể so với ba lồi cịn lại (951,28 ± 70,13 μM
vitamin C/g DW, 2170,1 ± 197,22 μM TE/g DW). Với hoạt tính chống oxy hóa tế
bào (CAA) các phenolic từ A. millettii, A. nitida đều thể hiện hoạt tính cao hơn đáng
kể so với hai lồi cịn lại, tuy nhiên có sự khác biệt kết quả trên hai mơ hình có rửa
PBS và khơng rửa PBS (Phosphate Buffered Saline), các kết quả thể hiện trong hình
1.6.

11


Hình 1.6. Chỉ số ORAC, PSC CAA một số lồi Adinandra Jack theo nghiên cứu
của Chen (2015)

• Hoạt tính gây độc tế bào ung thư và ức chế khối u
Năm 1998, Chen Yue và cộng sự thực hiện nghiên cứu hoạt tính chống ung
thư của thành phần flavonoid chiết xuất từ A. nitida, hoạt động ức chế sự tăng trưởng
khối u và ức chế biểu hiện gen p53 mức phiên mã trên tế bào Sarcoma-180 chuột
được đánh giá bằng xét nghiệm kháng u và RT-PCR song song với đó là đánh giá sự
gia tăng tuổi thọ ở chuột ung thư biểu mô cổ trướng Ehrlich. Thử nghiệm cho thấy
thành phần flavonoid chiết xuất từ A. nitida ức chế đáng kể sự tăng trưởng của tế bào
Sarcoma-180 cấy dưới da ở chuột đồng thời tăng tuổi thọ ở chuột mắc ung thư biểu
mơ Ehrlich ở liều 500mg/kg mỗi ngà10 lần, mà khơng xuất hiện các dấu hiệu độc
tính. Tỷ lệ ức chế khối u ở chuột S-180 là 64,0% và sự gia tăng tuổi thọ ở chuột ung
thư biểu mô cổ trướng Ehrlich (ILS) là 51.2%. Hoạt tính chống ung thư của thành
phần flavonoid thử nghiệm cao hơn so với thuốc chống ung thư Ftorafur trong cùng

12



một điều kiện thử nghiệm. Kết quả RT-FCR thể hiện thành phần flavonoid chiết xuất
được có thể ức chế đáng kể sự biểu hiện gen p53 đột biến trong tế bào Sarcomar-180
chuột ở mức phiên mã với liều 500mg/kg mỗi ngày×10 lần [43].
Trong thử nghiệm của Gao Han (2010), Hợp chất chính camellianin A từ A.
nitida được đánh giá hoạt tính chống ung thư trên tế bào ung thư gan Hep G2 và ung
thư vú MCF-7, ở nồng độ 200 μM, tỷ lệ phần trăm ức chế làn lượt là 33,8% với MCF7 và 8,7% với tế bào Hep G2. Sự khác biệt trong kết quả thử nghiệm trên trên hai

dịng tế bào thể hiện tính chọn lọc trong hoạt động kháng ung thư của camellianin A.
Xét về ảnh hưởng trong chu trình tế bào, camellianin A làm tăng mật độ tế bào Hep
G2 và MCF-7 ở giai đoạn G0/G1. Với các kết quả trên tác giả nhận định camellianin
A khơng chỉ ảnh hưởng đến q trình nhân lên của tế bào ung thư mà còn thúc đẩy
các tế bào đi vào chu trình chết tế bào (apoptosis) [11].
So sánh khả năng chế tăng sinh trên dòng tế bào ung thư biểu mô Caco-2 của
dịch chiết lá A. nitida trước và trong các giai đoạn của q trình tiêu hóa mô phỏng.
Các kết quả đã chỉ ra khả năng ức chế thành phần dịch chiết ở các giai đoạn khác
nhau là khác nhau. Với dịch chiết chưa qua sử lí khả năng ức chế là không đáng kể.
Sau khi trải qua các q trình tiêu hóa mơ phỏng khả năng ức chế của dịch chiết được
cải thiện, tại dịch ruột có hoạt tính chống tăng sinh mạnh nhất (EC50 = 312,31 μg
/mL), tiếp theo là dịch dạ dày (EC50= 3586,4 μg/mL) (hình 1.9) [9].

13


Hình 1.7. Khả năng ức chế tăng sinh tế bào Caco-2 của dịch chiết lá A. nitida ở
các giai đoạn khác nhau của q trình tiêu hóa mơ phỏng
So sánh thành phần phenolic của 4 loài thuộc chi Adinandra là A. nitida, A.
glischroloma var.jubata, A. millettii và A. latifolia về tác dụng chống chống ung thư
trên các dòng ung thư Hep G2 và MCF-7 trong nghiên cứu của Chen và cộng sự
(2015) (Bảng 2). Đối với tế bào Hep G2, dịch chiết từ A. millettii có tác dụng ức chế

mạnh nhất với giá trị EC50 thấp nhất (1,05 ± 0,089 mg/mL), tiếp theo là A. nitida
(1,49 ± 0,023 mg/mL), A. glischroloma var.jubata (1,85 ± 0,056 mg/mL), và cuối
cùng là A. latifolia (6,44 ± 0,46 mg/mL). Đối với tế bào MCF-7, A. nitida (2,26 ±
0,19 mg/mL) và A. millettii (2,43 ± 0,23 mg/mL) có tác dụng ức chế tương tự, cả hai
đều mạnh hơn A. latifolia (4,01 ± 0,12 mg/mL) và A. glischroloma var. jubata có hoạt
tính yếu nhất và giá trị EC50 là (8,02 ± 0,32 mg/mL) [8].

14


Bảng 1.2. Hoạt tính ức chế các dịng ung thư Hep G2 và MCF-7 của một số loài
thuộc chi Adinandra Jack
Loài

EC50 (mg/mL)
Hep G2

MCF-7

A. nitida

1,49 ± 0,023

2,26 ± 0,19

A. millettii

1,05 ± 0,089

2,43 ± 0,23


A. glischroloma var.

1,85 ± 0,056

8,02 ± 0,32

6,44 ± 0,46

4,01 ± 0,12

jubata
A. latifolia

Thử nghiệm hoạt tính chống ung thư cũng đã được thực hiện với các hợp chất
phân lập từ phân đoạn ethyl acetat của loài A. hainanensis gồm acid ursolic, uvaol và
betulinic acid. acid ursolic thể hiện hoạt tính yếu trên 2 dịng tế bào ung thư gan (Hep
G2) và ung thư phổi, acid betulinic thể hiện hoạt tính khá tốt trên các dịng ung thư
gan (Hep G2) và ung thư phổi (LU) với IC50 17,5 ± 1,10 μM và 17,5 ± 1,12 μM.
Trong khi hợp chất uvaol khơng có hoạt tính trên các dịng tế bào ung thư thử nghiệm
[3].

• Hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase
Thử nghiệm hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của ba hợp chất phân lập
từ cây Sum điểm đỏ (A. hainanensis) là acid ursolic, uvaol và acid betulinic, cho thấy
hợp chất acid betulinic thể hiện hoạt tính mạnh nhất với IC50 là 10 ± 0,44 μM, gấp
khoảng 20 lần so với hoạt chất đối chứng arcabose (123,5 ± 1,21 μM). Hợp chất acid
ursolic thể hiện hoạt tính trung bình với IC50 67,46 ± 1,73 μM. Trong khi hợp chất
uvaol có tác dụng tương tự arcabose [3].
1.3. Tổng quan về loài Adinandra lienii Hien & Yakovlev

Loài Sum liên - Adinandra lienii Hien & Yakovlev được công bố lần đầu vào
năm 1986 và được công nhận năm 2012, việc phát hiện, mô tả và công bố có sự đóng
góp lớn bởi hai nhà nghiên cứu Việt Nam là Nguyễn Hữu Hiến và Nguyễn Văn Liên.

15


×