Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đánh giá hoạt tính sinh học của một số hợp chất phân lập từ loài trung quân ancistrocladus cochinchinensis ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGÔ THỊ HUỆ

ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA
MỘT SỐ HỢP CHẤT PHÂN LẬP TỪ LOÀI TRUNG QUÂN
Ancistrocladus cochinchinensis Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC ỨNG DỤNG

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGÔ THỊ HUỆ

ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA
MỘT SỐ HỢP CHẤT PHÂN LẬP TỪ LOÀI TRUNG QUÂN
Ancistrocladus cochinchinensis Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Công nghệ sinh học
Mã số: 60.42.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Quỳnh Liên



THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Đánh giá hoạt tính
sinh học của một số hợp chất phân lập từ loài Trung quân Ancistrocladus
cochinchinensis ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới
sự hướng dẫn của TS. Lê Quỳnh Liên và sự hỗ trợ của đề tài nghiên cứu cơ
bản “Nghiên cứu đa dạng các loài thuộc chi Trung quân (Ancistrocladus) ở
Việt Nam dựa vào phân tích hóa sinh và di truyền”, mã số: 104.01-2013.53,
do tiến sĩ Lê Quỳnh Liên là chủ nhiệm đề tài, không sao chép của bất cứ ai.
Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Người cam đoan

Ngô Thị Huệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc của mình, tôi xin cảm ơn TS. Lê Quỳnh Liên Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và các

anh/chị làm việc tại Phòng Tài Nguyên sinh vật đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn đề tài Nghiên cứu cơ bản: “Nghiên cứu đa dạng các
loài thuộc chi Trung quân (Ancistrocladus) ở Việt Nam dựa vào phân tích hóa
sinh và di truyền”, mã số: 104.01-2013.53, do TS. Lê Quỳnh Liên chủ nhiệm
đề tài đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Khoa học sự sống, các thầy cô
giảng dạy tại trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên và các thầy cô
công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã truyền đạt
kiến thức cho tôi trong 2 năm học tập tại trường.
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tôi luôn nhận được
sự động viên của bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Người cam đoan

Ngô Thị Huệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ .................................................................... vii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
1.1. Hợp chất thứ cấp có hoạt tính sinh học từ thực vật ................................... 3
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 3
1.1.2. Phân loại .................................................................................................. 3
1.1.3. Những nghiên cứu về hợp chất thiên nhiên từ thực vật trên thế giới ..... 5
1.1.4. Tình hình nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên từ thực vật tại Việt Nam..... 7
1.2. Một số hoạt tính sinh học cơ bản của thực vật ........................................... 8
1.2.1. Hoạt tính kháng vi sinh vật ..................................................................... 8
1.2.2. Hoạt tính chống oxy hóa ....................................................................... 10
1.2.3. Hoạt tính gây độc tế bào........................................................................ 11
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về Chi Trung quân (Ancistrocladus) ... 13
1.3.1. Đặc điểm, phân bố................................................................................. 13
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 14
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 16
Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................... 19
2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 19
2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv
2.2.1. Phạm vi .................................................................................................. 21
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 21
2.2.3. Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 09/2015-09/2016 ...... 22

2.3. Đối tượng, thiết bị nghiên cứu ................................................................. 22
2.3.1. Các hóa chất, thiết bị chuyên dùng ....................................................... 22
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 24
2.4.1 Phương pháp thử hoạt tính kháng sinh: ................................................. 24
2.4.2. Phương pháp thử hoạt tính chống oxy hóa thu dọn gốc tự do DPPH ... 25
2.4.3. Phương pháp thử độc tính tế bào .......................................................... 26
2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 28
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 29
3.1. Kết quả đánh giá hoạt tính sinh học của cây Trung quân (Ancistrocladus
cochinchinensis) .............................................................................................. 29
3.1.1. Đánh giá hoạt tính kháng sinh của các hợp chất phân lập từ loài Trung
quân Ancistrocladus cochinchinensis ............................................................. 29
3.1.2. Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất phân lập từ loài
Trung quân Ancistrocladus cochinchinensis................................................... 37
3.1.3. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất phân lập từ loài
Trung quân Ancistrocladus cochinchinensis................................................... 38
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................................ 45
1. Kết luận ....................................................................................................... 45
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Thuật ngữ

ADN
Axit Deoxyribo Nucleotit
DMSO

Dimethylsulfoxide

DPPH

1,1-diphenyl-2-picryl-hydrazyl

LU

Human lung carcinoma

Ung thư phổi

IC50

Inhibitory concentration 50%

Nồng độ ức chế 50% cá thể

SRB

Sulforhodamine B

OD

Optical Density


SA

Scavenging Activities

SC

Scavenging Concentration at 50%

HL-60

Human promyelocytic leukima

SK-MEL-2 Human skin caner
TCA

Mật độ quang học
Khả năng trung hòa gốc
oxy hóa tự do
Nồng độ trung hòa được
50% gốc tự do
Tế bào ung thư bạch cầu
Tế bào ung thư da

Trichloroacetic acid

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số loài thực vật có hoạt tính kháng vi sinh vật.......................... 9
Bảng 1.2. Một số hợp chất chống oxy hóa từ thực vật ................................... 11
Bảng 1.3. Một số hợp chất có khả gây độc tế bào từ thực vật ........................ 13
Bảng 2.1. Tên gọi, ký hiệu các hợp chất nghiên cứu ...................................... 20
Bảng 2.2. Danh sách và đặc điểm chính của các loài vi sinh vật thử nghiệm 23
Bảng 3.1. Khả năng ức chế vi khuẩn E.coli của 6 hợp chất phân lập ............. 30
Bảng 3.2. Khả năng ức chế vi khuẩn Staphylococcus aureus ........................ 31
Bảng 3.3. Khả năng ức chế vi khuẩn Salmonella tiphymurium ...................... 32
Bảng 3.4. Khả năng ức chế nấm Candida albicans ........................................ 35
Bảng 3.5. Khả năng ức chế nấm A. fumigatus ................................................ 36
Bảng 3.6. Khả năng chống oxy hóa của hợp chất thử nghiệm ....................... 37
Bảng 3.7. Hoạt tính ức chế dòng tế bào ung thư LU-1 ................................... 39
Bảng 3.8. Hoạt tính ức chế dòng tế bào ung thư HL-60 ................................. 40
Bảng 3.9. Hoạt tính ức chế dòng tế bào ung thư SK-MEL-2 ......................... 41

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
HÌNH
Hình 1.1. Cây trung quân (Ancistrocladus cochinchinensis) ....................... 14
Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của một số naphthylisoquinonline alkaloids tách
từ Ancistrocladus .......................................................................... 15
Hình 1.3. Các Napthylisoquinoline alkaloid tách chiết từ Cây Trung quân
Ancistrocladus cochinchinensis .................................................... 18

Hình 2.1. Mẫu lá dùng để phân lập hợp chất nghiên cứu ............................. 19
Hình 2.2. Mô hình cấu trúc hóa học của các hợp chất nghiên cứu ............... 21
Hình 3.1. Hoạt tính ức chế của hợp chất AC1 (M1), AC4 (M4) đối với 3 loài
vi khuẩn ......................................................................................... 33
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Giá trị SC50 của 6 hợp chất thử nghiệm và đối chứng .............. 38
Biểu đồ 3.2: Phần trăm tế bào khối u bị ức chế ở nồng độ: 20µg/ml đối với
chất thử và 10µg/ml đối với đối chứng dương Ellipticine ........... 41

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa con người đã biết sử dụng một số loại thực vật để làm thực
phẩm và làm thuốc chữa trị bệnh tật, vết thương. Ngày nay, cùng với sự phát
triển của các kỹ thuật tách chiết các hợp chất thiên nhiên, con người càng có
xu hướng sử dụng những sản phẩm từ thiên nhiên trong lĩnh vực chăm sóc
sức khỏe.
Việt Nam là nước có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng. Tổng số
loài thực vật đã ghi nhận ở Việt Nam khoảng 10.500 loài trong tổng số 12.000
loài theo ước tính. Trong số đó, nguồn tài nguyên cây làm thuốc chiếm
khoảng 30%. Kết quả điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc của Viện Dược liệu
(2006) cho biết ở Việt Nam có 3.948 loài thực vật bậc cao, bậc thấp và nấm
lớn được dùng làm thuốc. Trong thời gian qua, nước ta đã có hơn 3.000 loại
thuốc có nguồn gốc từ thảo dược được cấp số đăng ký, chiếm gần 1/3 trong
tổng số thuốc mới được cấp số đăng ký lưu hành hàng năm. Như vậy, nhu cầu

sử dụng cây dược liệu chế xuất thuốc trong nước là rất lớn. Không những vậy,
việc sử dụng dược phẩm có nguồn gốc thiên nhiên cũng đang được các nước
trên thế giới hết sức quan tâm. Trong đó có các loài thuộc chi Trung quân
(Ancistrocladus) hiện được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm bởi
thành phần hóa học đặc trưng và các tác dụng sinh học của chúng. Chi Trung
quân phân bố phổ biến ở vùng nhiệt đới châu Á và Tây Phi, người ta đã tìm
thấy ở loài thực vật này một số hợp chất có alkaloid giá trị và naphthoquinon
có độc tính tế bào, tác dụng trên một số tế bào ung thư, kháng vi khuẩn và
kháng nấm. Theo y học cổ truyền, cây Trung quân có vị đắng, chát, tính bình,
không độc, có công năng hành huyết, hóa ứ, trừ phong thấp, mạnh gân xương,
giải nhiệt, trục ứ huyết, trừ đờm, giải độc. Thường được dùng trị đau lưng,
đau xương khớp, phong thấp, chân tay tê mỏi; nhất là trường hợp phụ nữ sau
đẻ, người mệt mỏi, đau nhức toàn thân, yếu sức [1]. Ngoài ra, lá Trung quân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
còn dùng trị đau bụng do lỵ và sốt rét. Loài thực vật thuộc họ Trung quân
Ancistrocladaceae này mọc khắp các khu rừng ở vùng Đông Dương, cũng gặp
tại Trung Quốc (đảo Hải Nam) và Ấn Độ, mọc hoang ở miền rừng núi khắp
nước ta như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu [25]. Tuy
nhiên tại Việt Nam những nghiên cứu về cơ sở khoa học để sử dụng chi
Trung quân làm thuốc còn rất hạn chế, chưa có nhiều công trình khoa học
đánh giá đầy đủ về hoạt tính của các hợp chất tách chiết từ chi Trung quân.
Nhằm tạo tiền đề cho việc tìm kiếm các hợp chất mới có giá trị y dược
học trong chi Trung quân ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đánh giá hoạt tính sinh học của một số hợp chất phân lập từ loài Trung quân
Ancistrocladus cochinchinensis ở Việt Nam”.

2. Mục tiêu của đề tài
Khảo sát hoạt tính sinh học cơ bản (kháng vi sinh vật, chống oxy hóa,
gây độc tế bào) của một số hợp chất phân lập từ loài A. cochinchinensis tại
Việt Nam.
3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật (vi khuẩn và nấm) của các hợp
phân lập từ loài A.cochinchinensis;
- Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất phân lập từ loài
A.cochinchinensis;
- Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất phân lập từ loài
A.cochinchinensis.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hợp chất thứ cấp có hoạt tính sinh học từ thực vật
1.1.1. Khái niệm
Hợp chất thiên nhiên (natural product) là các chất hóa học được sản
sinh trong các cơ thể sống và có hoạt tính sinh học, dược học nhất định. Các
chất thứ cấp này hầu như không có chức năng trong quá trình sinh trưởng,
phát triển của thực vật mà được sản xuất như là kết quả của sự thích nghi của
sinh vật với môi trường xung quanh hoặc hoạt động như một cơ chế bảo vệ
chống lại kẻ thù để đảm bảo sự tồn tại của bản thân sinh vật đó [9].
Trong số các loài sinh vật, thực vật được đánh giá là nguồn cung cấp

các hợp chất có hoạt tính sinh học đa dạng và phong phú. Theo ước tính sơ
bộ, có khoảng 200 nghìn loài thực vật tổng hợp các hợp chất thứ cấp trong
vòng đời của chúng.Với độ đa dạng cao về cấu trúc hóa học, các hợp chất thứ
cấp thực vật này đã và đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tìm
kiếm các chất có tiềm năng y dược phục vụ bảo vệ sức khỏe cho con người.
1.1.2. Phân loại
Các hợp chất có hoạt tính sinh học thường được phân loại dựa vào cấu
trúc hóa học, các con đường sinh tổng hợp ra các nhóm hợp chất và hoạt tính
cơ bản của chúng. Dựa vào tiêu chí đó, Bernhoft (2010) đã phân nhóm một số
hợp chất có dược tính từ thực vật như sau:
Nhóm Glycoside: nhóm hợp chất này có cấu trúc cơ bản là gồm một
hoặc nhiều nhóm saccharide (nhóm đường). Các nhóm hợp chất chính gồm
cardiac glycoside, cyanogenic glycoside, saponin và anthraquinone glycoside
[14]. Một hợp chất nổi tiếng thuộc nhóm này là ginseng saponin được phân
lập từ các loài nhân sâm như Panax Ginseng C. A. Meyer và Panax
quinquefolius.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
Nhóm Flavonoid và Proanthocyanidin: Flavonid là nhóm hợp chất
có cấu trúc vòng 3 mạch vòng trung tâm, và các oligomer của Flavonoid
tạo thành Proanthocyanidin. Flavonid thành phần các sắc tố và phổ biến
trong hầu hết các thực vật bậc cao. Hoạt tính nổi trội của các hợp chất
Flavonoid là ngăn chặn sự hình thành của các gốc oxy hóa tự do, từ đó
làm giảm quá trình oxy hóa [14]. Có thể kể đến hợp chất rutin thuộc nhóm
Flavonid được tách chiết từ nhiều loại thực vật họ cam chanh Citrus có
tác dụng bảo vệ thành mạch [24].

Nhóm Tanin: là hợp chất polyphenol có trong thực vật có khả năng tạo
liên kết bền vững với các proteinvà các hợp chất hữu cơ cao phân tử khác như
các amino axit và alkaloid. Tanin kết hợp với protein tạo thành màng trên
niêm mạc nên thường dùng làm thuốc săn da. Tanin có tác dụng kháng khuẩn
dùng làm thuốc súc miệng khi viêm niêm mạc miệng hoặc chỗ loét khi nằm
lâu hoặc chữa viêm ruột, tiêu chảy. Tanin kết tủa với kim loại nặng và
alkaloid thường dùng để chữa ngộ độc đường tiêu hoá [14].
Nhóm Terpenoid: Terpenoid, đôi khi được gọi là isoprenoid, là một
nhóm hợp chất tự nhiên lớn và rất đa dạng, có nguồn gốc từ các đơn vị
isoprene (năm carbon) lắp ráp và biến đổi theo hàng ngàn cách khác nhau.
Hầu hết là những cấu trúc đa vòng này khác nhau không chỉ ở nhóm chức
năng mà còn ở bộ khung carbon cơ bản của chúng [14]. Terpenoid là nhóm
hợp chất có cấu trúc đa dạng nhất và có số lượng lớn nhất và được sử dụng
rộng rãi từ công nghiệp thực phẩm và đồ uống đến công nghiệp dược.Có thể
kể đến những ví dụ nổi trội về ứng dụng của các hợp chất terpenoid như
menthol chiết xuất từ cây bạc hà, hay artemisinin là thành phần chính của
thuốc chống sốt rét và taxol có tác dụng diệt các tế bào ung thư người [15].
Nhóm Resin: có cấu trúc hóa học gồm lipid kết hợp với một nhóm có
khả năng tan trong nước. Các hợp chất này thường tồn tại ở dạng lỏng, có đặc
tính dính nên thường có đặc tính ức chế vi sinh vật, làm lành vết thương [14].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
Nhóm Lignan: là những hợp chất có bộ khung 18 carbon hình thành từ
sự kết hợp 2 nhóm phenylpropanoid và những nhóm chức khác. Nhóm
lignans thực vật thường có hoạt tính ức chế vi sinh vật, chống oxy hóa [14].
Nhóm Alkaloid: là nhóm hợp chất chứa Nitơ dị vòng, có hàm lượng rất

thấp trong thực vật. Các hợp chất alkaloid gồm nhiều phân nhóm như:
trophane

alkaloid,

pyrrolizidine

alkaloid,

isoquinoline

alkaloid,

methylxanthine alkaloid, pseudoalkaloid. Hầu hết các hợp chất thuộc nhóm
alkaloid có hoạt tính mạnh, thường lên hệ thần kinh và gây độc tế bào nên
được sử dụng làm các thuốc giảm đau và tiêu diệt khối u [14].
Nhóm Furocoumarine và naphthodianthrone: đây là những hợp chất
nhạy sáng ở thực vật, do vậy một số hợp chất nhóm này tách từ thực vật có
thể được sử dụng để điều chế thuốc chống trầm cảm [14].
1.1.3. Những nghiên cứu về hợp chất thiên nhiên từ thực vật trên thế giới
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), có đến 80% dân số thế giới sử
dụng thảo dược làm thuốc để chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Thống kê
cho thấy, khoảng hơn 100 hợp chất từ 90 loài cây có thể được xem là các
thuốc quan trọng hiện đang được sử dụng tại một hoặc nhiều nước, với
khoảng 70% trong số này có nguồn gốc từ các loài thực vật đươc dùng
trong y học truyền thống [7].
Từ lâu, vỏ cây canh kina đã được dùng làm thuốc trị sốt rét ở Nam Mỹ.
Từ năm 1630, người ta đã biết dùng vỏ cây này để trị sốt và từ năm 1677 đã
được sử dụng ở Luân Đôn (Anh) với tên “Vỏ Peru”. Từ cây mọc hoang, năm
1792, các nhà khoa học đã tổ chức trồng trọt cây canh kina ở nhiều vùng khác

nhau trên thế giới, nhất là ở Angeri, Peru, Java sau đó là ở Malaysia, Việt
Nam và Châu Phi (Camorun, Ghine). Đây là cây thuốc với 2 loại alkaloid
chính là quinin và quinidin.
Hóa học các hợp chất thiên nhiên thực sự bắt đầu bởi công trình của
Serturner người đầu tiên phân lập được morphine, hợp chất nhóm alkaloid từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6
cây thuốc phiện (Papaver somniferum) vào năm 1803. Năm 1817, Emetine được
phân lập từ Ipecacuanha [41]. Một số alkaloid khác như strychnine (Strychnos
nuxvomica) [50], quinine (Cinchona officinalis) [23], colchinne (Colchicum
autumnale), atropin (Atropa belladonna) [9], papaverine (Papaver somniferum)
[44],…cũng đã được phân lập. Vào năm 1876, Maclagan giới thiệu salicin từ dịch
chiết của cây dương liễu (Spiraea ulmaria) [42].
Đến năm 1971, Wani và cộng sự đã tìm ra một diterpene amide mới có
khả năng chống ung thư gọi là “taxol” chiết từ cây thông đỏ Pacific (Taxus
brevifolia) [53]. Đến năm 1983, taxol được Cục quản lý Dược phẩm và Thực
phẩm Hoa Kỳ (FDA) đồng ý đưa vào thử nghiệm ở giai đoạn I điều trị cho
ung thư buồng trứng. Sau đó, FDA đã cho phép sử dụng taxol trong điều trị
các trường hợp ung thư buồng trứng và ung thư vú. Ngoài ra, taxol cũng có
tác dụng đối với các bệnh nhân có khối u ác tính, ung thư phổi và các dạng u
bướu khác và nó được xem như là chất đầu tiên của một nhóm mới trong hóa
trị liệu ung thư [26]. Tuy nhiên, sử dụng taxol trong điều trị bị hạn chế do chỉ
tách chiết được một lượng rất ít từ vỏ của cây thông đỏ tự nhiên. Lớp vỏ
mỏng này chứa khoảng 0,001% taxol tính theo khối lượng khô. Ở cây 100
năm tuổi trung bình chỉ thu được 3kg vỏ (khoảng 300mg taxol), lượng này
ứng với một liều trong toàn đợt điều trị ung thư. Sở dĩ nguồn taxol khan hiếm

như vậy là do các cây tự nhiên sinh trưởng rất chậm [26]. Do đó, cần có
những nguồn khác để thay thế mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng
trong y học. Do vậy, hiện nay việc nuôi cấy tế bào các loài Taxus được xem
như một phương pháp tối ưu để cung cấp nguồn taxol ổn định, được ứng dụng
rộng rãi và tạo ra giá trị lớn.
Hiện nay, rất nhiều nghiên cứu về các hợp chất thiên nhiên dùng trong
y học đang tiếp tục được thực hiện. Tuy nhiên để tạo ra được lượng lớn các
chất này thì phương pháp chủ yếu là nuôi cấy tế bào để thu sinh khối rồi tiến
hành tách chiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7
1.1.4. Tình hình nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên từ thực vật tại Việt Nam
Ở Việt Nam, công nghệ tách chiết các hợp chất thứ cấp chủ yếu gắn
liền với công nghệ nuôi cấy tế bào và được phát triển từ những năm 1970.
Đến nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể như là quy trình sản xuất sâm
Ngọc Linh do Học viện Quân Y khai thác. Sâm Ngọc Linh là loại sâm thứ 20
được tìm thấy trên thế giới, có tác dụng phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào
gan, kích thích hệ miễn dịch, chống stress và trầm cảm, chống oxy hóa, lão
hóa. Công trình của Học viện Quân Y đã hoàn thành quy trình nuôi cấy tế bào
rễ củ sâm, quy trình định tính và định lượng thành phần ginsenoid trong sinh
khối sâm Ngọc Linh bằng sắc ký lỏng cao áp (HPLC). Phương pháp sản xuất
sinh khối tế bào rễ sâm Ngọc Linh được cấp bằng sáng chế số 7523 ngày
11/2/2009 tại Việt Nam [58].
Từ kinh nghiệm y học cổ truyền sử dụng các bộ phận của cây cà độc
dược để điều trị các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa và giảm đau, nhóm tác giả
Đặng Thị Hồng Vân, Phan Quốc Kinh, Nguyễn Văn Long đã chiết được

scopolamin thuộc nhóm alkaloid chủ yếu trong loài thực vật này. Tiếp đó,
Viện dược liệu đã chiết được hyoscyamin và atropine. Atropine dùng trong
điều trị các cơn đau thắt đường tiêu hóa và tiết niệu [6].
Berberin là alkaloid chính của các cây Hoàng liên gai (Berberis
wallichiana D.C), Hoàng liên chân gà (Coptis teeta Wall), Hoàng bá
(Phellodendron amurense) mọc hoang và được trồng ở quanh dãy Hoàng
Liên Sơn). Berberin là một loại thuốc có hoạt tính kháng sinh, chống viêm.
Gần đây, các nhà y học phương tây lại rất chú ý đến các hoạt tính sinh học
mới của Berberin. Những nghiên cứu mới nhất đã xác định berberin có tác
dụng chống lại nhiều loại vi khuẩn Gram (+), Gram (-) và các vi khuẩn kháng
acid. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng chống lại một số loại nấm men và một
số động vật nguyên sinh. Ở nước ta, từ năm 1972 Phan Quốc Kinh và Đặng
Thị Hồng Vân (Trường Đại học Dược Hà Nội) đã nghiên cứu điều chế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8
berberin từ cây hoàng liên gai, hoàng bá để góp phần chủ yếu dập tắt dịch lỵ
trong thời gian đó. Sau năm 1975 thì nhiều nơi đã sản xuất được berberin từ
vàng đắng để dùng trong nước và xuất khẩu [6].
Việt Nam cũng đang triển khai các dự án nuôi cấy và chiết xuất taxol từ
cây thông đỏ ở Lâm Đồng. Ngoài ra còn có “Nghiên cứu sản xuất arteminisin
dùng kỹ thuật nuôi cấy tế bào từ cây thanh hao hoa vàng” của Viện Sinh học
Nhiệt đới trong nghị định thư hợp tác với Malaysia (2007-2010) hay đại học
Huế “Nghiên cứu khả năng tích lũy glycoalkaloid ở mô sẹo cây cà gai leo
Solanum hainanense”. Tuy nhiên, những dự án nói trên vẫn còn ở quy mô
phòng thí nghiệm [6].
Ngoài ra, hai hợp chất flavonoid là isoquercitrin và vitexin phân lập

được từ phân đoạn etyl acetat của lá chum ngây đã thể hiện khả năng ức chế
các

chủng

vi

khuẩn

Pseudomonas

aeruginosa,

Escherichia

coli,

Staphylococcus aureus với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) là 50 µg/ml [2].
Hiện nay có rất nhiều những công trình nghiên cứu về các tác dụng sinh
học của các hợp chất tách chiết từ thực vật và cũng có các sản phẩm thuốc
hoặc thực phẩm chức năng được sản xuất và tiêu thụ có nguồn gốc từ thực
vật. Đây là một lĩnh vực có nhiều triển vọng dựa trên nguồn tài nguyên thực
vật phong phú của Việt Nam.
1.2. Một số hoạt tính sinh học cơ bản của thực vật
1.2.1. Hoạt tính kháng vi sinh vật
1.2.1.1. Hợp chất kháng vi sinh vật
Là các hợp chất hữu cơ có tác dụng tiêu diệt hay kìm hãm sự phát triển
của vi sinh vật. Các chất kháng khuẩn thường có tác dụng đặc hiệu lên các
loài vi sinh vật khác nhau, với nồng độ hoạt tính khác nhau nhưng thường rất
nhỏ. Những tính chất này có thể thuộc nhiều cấu trúc hóa học khác nhau như

alkaloid, tanin, flavonoid, tinh dầu…[43].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
Các chất kháng khuẩn ức chế, tiêu diệt vi sinh vật theo một số cơ chế
chủ yếu như: ức chế quá trình tổng hợp vách của vi khuẩn, do tác động lên
quá trình tổng hợp vách nên làm cho vi khuẩn dễ bị các đại thực bào phá vỡ
do thay đổi áp suất thẩm thấu; ức chế chức năng của màng tế bào hoặc làm
mất chức năng của màng làm cho các phân tử có khối lượng lớn và các ion bị
thoát ra ngoài; ức chế quá trình sinh tổng hợp protein hoặc ức chế quá trình
tổng hợp acid nucleic [55].
1.2.1.2. Một số chất có hoạt tính kháng vi sinh vật từ nguồn gốc thực vật
Thực vật do không có hệ miễn dịch chuyên biệt nên trong quá trình
sinh trưởng và phát triển đã sản sinh ra nhiều các hợp chất có khả năng tiêu
diệt hay ức chế các vi sinh vật và nấm bệnh xâm hại. Có thể kể ra rất nhiều
các hợp chất có hoạt tính kháng khuẩn tốt như nhóm hợp chất terpenoid từ
cây thực vật thuộc chi nghệ, xa nhân; hợp chất flavonid từ cây trà xanh hay
các alkaloid trong tỏi, mao lương, vỏ bưởi,…[43] (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Một số loài thực vật có hoạt tính kháng vi sinh vật
Tên thông
thường
1 Cỏ linh lăng

STT

2 Tỏi đen
3 Mao lương

4 Trà xanh
5 Bưởi
6 Củ hành

7

8
9
10

Tên khoa học

Hợp chất

Nhóm

Hoạt tính kháng

Alfalfa

-

-

Piper nigrum

Poiperine

Alkaloid


Vi khuẩn gram dương
Nấm, Lactobacillus, Micrococcus,
E.coli
Vi khuẩn, Gardia duodenale ,
trypanosomes
Nấm, vi khuẩn, virus, Shigella
Nấm
Vi khuẩn, nấm

Hydrastis
Berberine,
canadensis
hydrastine
Camellia sinensis catechin
Citrus Paradisa
Allium cepa
Allicin

alkaloids

flavonoid
terpenoid
sulfoxide
Hỗn hợp của
terpenoid,
Đu đủ
Carica papaya
Mủ
Vi khuẩn, nấm, virus
axit hữu cơ,

alkaloid
Nghệ
Curcuma longa Curcumin terpenoid Vi khuẩn, động vật nguyên sinh
Anthemic
Phenolic M.tuberculosis, S. typhimurium,
Hoa cúc la mã
Matricaria
acid
acid
S.aureus, giun Sán
Xạ hương
Thymus vulgaris Caffeic acid Terpenoid Virus, nấm, vi khuẩn

Nguồn: Marjorie Murphy Cowan (1999) [43]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10
1.2.2. Hoạt tính chống oxy hóa
1.2.2.1. Hợp chất chống oxy hóa
Là các hợp chất có khả năng chống lại hay làm chậm sự phá hủy tế bào
do các gốc tự do có hại có trong cơ thể [56].
Oxy được xem như một nguyên tố quan trọng giúp con người duy trì sự
sống, chúng tham gia vào quá trình hô hấp ở tế bào, sản sinh năng lượng cung
cấp cho mọi hoạt động sống của con người.
Oxy vào cơ thể tham gia nhiều quá trình sinh hóa và trong các quá trình
đó oxy tạo ra những hợp chất trung gian gọi là các gốc tự do. Các gốc tự do
có nguồn gốc oxy này có hoạt tính cao, kém bền vững và được gọi chung là

các gốc dạng oxy hoạt động (ROS: Reactive oxygen species) [56], [57].
Các dạng oxy hoạt động này dễ dàng phản ứng với những đại phân tử
như protein, lipid, DNA, … gây rối loạn các quá trình sinh hóa trong cơ thể.
Đồng thời, khi một phân tử sống bị các gốc tự do tấn công, nó sẽ mất điện tử
và trở thành một gốc tự do mới, tiếp tục phản ứng với những phân tử khác tạo
thành một chuỗi phản ứng thường gọi là phản ứng dây chuyền, gây ra các
biến đổi có tác hại đối với cơ thể [56].
Theo các nhà khoa học thì gốc tự do có thể là thủ phạm gây ra tới trên
60 bệnh, đáng kể nhất gồm có: bệnh xơ vữa động mạch, ung thư, Alzheimer,
Parkinson, đục thủy tinh thể, bệnh tiểu đường, cao huyết áp không nguyên
nhân, xơ gan [57].
Các nghiên cứu cũng phát hiện rằng các gốc dạng oxy hóa hoạt động
(ROS) sẽ được loại bỏ bằng các chất chống oxy hóa tự nhiên có sẵn trong cơ
thể như enzyme superoxid dismutase (SOD), enzyme glutathion peroxidase
(GSP-Px), enzyme catalase (CAT)… để tạo sự cân bằng giữa các dạng oxy
hoạt động và các dạng chống oxy hóa trong cơ thể con người hay gọi là cân
bằng nội mô (homeostasis). Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động từ bên
ngoài hay bên trong cơ thể, làm cân bằng này di chuyển theo hướng gia tăng
các dạng oxy hoạt động. Trạng thái sinh lý này gọi là stress oxy hóa
(oxidative stress). Hay nói cách khác, stress oxy hóa là sự rối loạn cân bằng
giữa các chất chống oxy hóa và các chất oxy hóa theo hướng tạo ra nhiều các
chất oxy hóa [39], [57].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11
1.2.2.2. Một số hợp chất chống oxy hóa có nguồn gốc thực vật
Thực vật là nguồn cung cấp một lượng lớn các chất chống oxy hóa.

Vitamin A, C hay E là những chất chống oxy hóa điển hình được tìm thấy trong
rất nhiều chi thực vật khác nhau trên thế giới. Các hợp carotene, carotenoid,
flavonoid cũng có hoạt tính chống oxy hóa mạnh được tìm thấy ở nhiều thực vật
có màu đỏ như cà chua, cà rốt…[30] Gupta và cộng sự đã tổng kết một số loài
thực vật và hợp chất chống oxy hóa điển hình như sau (bảng 1.2) .
Bảng 1.2. Một số hợp chất chống oxy hóa từ thực vật
STT

Tên thông
thường

1

Nghệ

2

Tơ hồng

3

Cà rốt

4

C am thảo

5

Xoài


6

Mướp đắng

7

húng quế

8

Tầm bóp
quả đen

Tên
khoa học

Hợp chất

Hoạt tính

Curcumin, eugenol, β- Làm sạch máu, điều trị sốt rét, rối
pinene, camphene, β- loạn tiêu hóa liên quan đến dạ dày,
sitpsterol
kháng nấm, diệt côn trùng
Flavonoids,
dulcitol, Long đờm, diệt giun sán, làm
Cuscuta
bergenin,
coumarins, thuốc xổ, lợi tiểu, chữa vàng da,

reflexa
glycosides, lactone
bệnh lý về mật
Chữa viêm phổi, phế quản, đau
Carotens,
carotenoids,
ngực, nhiễm trùng đường niệu,
Daucus carota glycosides,
flavonoids,
bệnh trĩ, bệnh phong, vàng da,
đường
khối u
Glycyrhizin, flavonoids, Lợi tiểu, điều kinh, chữa hen,
Glycyrrhiza liquiritin, isoliquiritin, viêm phổi phế quản, viêm màng
glabra
rhamnoliquiritin,
2- kết cấp tính, loét đường tiêu
methylisoflavones
hóa, lành vết thương
Cyanogenetic glycosides,
Chữa lỵ, viêm phổi, nhiễm trùng
Mangifera polyphenols, vitamin A,
đường niệu, xuất huyết tử cung,
indica
C, β-sitosterol, quercetin,
phổi, ruột
ellagic acid, gallic acid
Rễ giúp nhuận tràng, hạ sốt,
Mormodica Stearic acid, triterpene, chữa viêm phổi, bệnh tả, vết loét
chanratia glycosides

Quả có tác dụng giảm đầy hơi,
tiêu hóa tốt, trị tiểu đường
Long đờm, chữa viêm phổi, một
Ocimum Dầu bay hơi, terpenoids,
số bệnh về da, tiêu hóa tốt, rối
sanctum eugenol, thymol, estragole
loạn tiêu hóa ở trẻ em, đau tai
Solanum Polyphenolic,
Lợi tiểu, nhuận tràng, bệnh ngủ,
nigrum
flavonoids, steroids
chữa kiết lỵ, bảo vệ gan
Curcuma
domestica

Nguồn: Gupta V.K.et al (2006)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12
1.2.3. Hoạt tính gây độc tế bào
1.2.3.1. Hợp chất gây độc tế bào
Là những hợp chất có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự sinh trưởng của
các khối u mà không gây ảnh hưởng tới các tế bào bình thường trong cơ thể.
Tế bào khối u, ung thư là kết quả của quá trình phân chia bất bình
thường của tế bào trong cơ thể người, tế bào ung thư xâm lấn, phá hủy tế bào
bình thường. Các tế bào đó được sinh ra do sự mất cân bằng trong cơ thể,
bằng việc khắc phục sự mất cân bằng đó có thể điều trị được ung thư. Hàng

năm, trên thế giới có thêm hàng triệu người bị chẩn đoán mắc ung thư và là
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Theo Tổ chức ung thư Mỹ, số ca tử vong
do ung thư chiếm từ 2-3% trong tổng số ca tử vong trên thế giới trong một
năm. Theo đó, mỗi năm có khoảng 3500 triệu người tử vong vì ung thư [38].
1.2.3.2. Một số hợp chất gây độc tế bào có nguồn gốc thực vật
Trong các hợp chất thiên nhiên để tiêu diệt tế bào ung thư thì
Curcumin, hợp chất từ cây nghệ (Curcuma longa) là một hợp chất thiên nhiên
đã được nhiều phòng thí nghiệm trong nước và trên thế giới nghiên cứu.
Nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng tại Mỹ, Anh, Đài Loan, Ấn Độ và
nhiều nước khác đã chứng minh curcumin có khả năng tiêu diệt các khối u di
căn ác tính của bệnh nhân mắc ung thư da, não, vú, tử cung, bàng quang,
đường tiêu hóa (bao tử, ruột, miệng, thực quản, gan, tụy) và các loại ung thư
khác quan trọng hơn, curcumin còn có tác dụng ức chế sự kháng thuốc của tế
bào ung thư. Curcumin cũng hạn chế khả năng tự sửa chữa tổn thương của tế
bào ung thư do hóa trị và xạ trị gây ra. Curcumin cũng an toàn và không độc
hại đối với cơ thể cũng như các tế bào khỏe mạnh. Tại Việt Nam, các nhà
khoa học thuộc Viện Hóa học, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt
Nam đã bào chế thành công sản phẩm Nanocurcumin, là hợp chất curcumin
với kích thước nano, có khả năng xâm nhập vào tế bào nhanh với tính sinh
khả dụng khoảng 85-90% tại Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
Ngoài ra, hợp chất taxol có nguồn gốc từ cây thông đỏ cũng đã được
thương mại hóa thành thuốc chữa ung thư với tên gọi pacxitel. Các hợp chất
thuộc nhóm alkaloid, lignan, quinone,… cũng có hoạt tính ức chế sự sinh
trưởng mạnh mẽ của khối u [37] (bảng 1.3).

Bảng 1.3. Một số hợp chất có khả gây độc tế bào từ thực vật
STT

Tên
thông thường

1

Thanh anh

2

Xú xuân

3

Hỷ thụ

4
5
6
7
8
9
10

Tên khoa học

Hoạt chất


Nhóm

Agapanthus
africanus

Isoliquiritigenin

Chalcone

Ailanthus Altissima

Ailnthone,
Ailantenol

Quassinoids

Campotheca
Campothecin
acuminate
Catharanthus
Vincristine
Dừa cạn
roseus
Vinblastine
Bleckeria vitensis
Ellipticine
Cephalotaxus
Đỉnh tùng
Homoharringtonine
harringtonia

Chàm
Indigofera tinctoria
Indirubins
Justicia
Tước sàng
Justicidin A,B
procumbens
Polygonum
Cốt khí
Resveratrol
cuspidatum
Mạn kinh lá đơn Vitex rotundifolia
Casticin

Alkaloid
Alkaloid
Alkaloid
Alkaloid
Indigoids
Lignan
Flavanoid
Flavanoid

Nguồn: Kau R. (2011) [37]
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về Chi Trung quân (Ancistrocladus)
1.3.1. Đặc điểm, phân bố
Ancistrocladus thuộc họ Ancistrocladceae, phân bố chủ yếu ở các quốc
gia vùng nhiệt đới châu Á và Tây Phi. Tất cả các loài thuộc chi Trung quân
đều là dạng cây leo, cành có móc. Lá mọc so le, hình ngọn giáo, mép lá
nguyên. Hoa lưỡng tính, xếp thành cụm hoa chùy. Lá đài 5, khi kết quả thì

phát triển thành cánh kèm theo quả. Cánh hoa 5, xếp vặn. Nhị 5 - 10 trong đó
có 5 nhị ngắn hơn. Bầu có 1 ô, 1 noãn mọc ở gốc. Quả không mở, có cánh,
hạt gần tròn.Trong hệ thống phân loại thực vật tại Việt Nam thấy có 3 loài
thuộc chi Trung quân được ghi nhận đó là A.cochinchinensis Garnep hay còn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
gọi là Trung quân nam bộ, A.tectorius (Lour.) Merr và A. scandens (Lour.)
Merr. Các loài này phân bố rải rác tại vùng Đông Dương, cũng gặp tại Trung
Quốc (đảo Hải Nam) và Ấn Độ. Mọc hoang ở miền rừng núi khắp Việt Nam.
Thường mọc ở rìa rừng thường xanh [54].

Hình 1.1. Cây trung quân (Ancistrocladus cochinchinensis)
(Nguồn: Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam) [54]
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Các công trình nghiên cứu khoa học về tác dụng của các hợp chất thuộc
họ Ancistrocladaceae cho thấy họ này gồm một số chi và loài cung cấp nhiều
hợp chất có giá trị trong y dược. Cho tới nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu
được khoảng 140 hợp chất hóa học từ họ này [17]. Trong đó, chi Trung quân
Ancistrocladus có hợp chất phổ biến nhất thuộc nhóm naphthylisoquinon
alkaloid. Năm 1992, Bringmann và cộng sự đã tìm ra hợp chất Ancistrocladine
napthyl isoquinoline từ loài Ancistrocladus tertorius có biểu hiện hoạt tính
chống ung thư [21]. Đến năm 1997, ông tìm ra acid betulinic (dẫn xuất của
pentacylic triterpenoid) phân lập từ Ancistrocladus heyneanus có tác dụng
kháng virus, chống sốt rét và kháng viêm [22]. Sau đó Chowdhury cũng tìm
ra khả năng chống ung thư của hợp chất này bởi hoạt tính ức chế enzyme
topoisomerase [23].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15
Từ loài Ancistrocladus tanzaniensis, Bringmann và cộng sự đã phân lập
được 3 hợp chất naphthylisoquinoline alkaloid [20], các alkaloid này có hoạt tính
trong điều trị bệnh sốt rét [48]. Từ loài A. korupensis ở rừng mưa Cameroon,
Boyd M.R. và cộng sự (1994) đã phân lập được hợp chất dimeric
naphthylisoquinoline alkaloid gồm 3 loại michelamines A, B, C, trong đó
michelamines nhóm B có khả năng ức chế virus gây bệnh HIV ở người [16].
Nghiên cứu của Ponte-Sucre và cộng sự (2007), hợp chất Naphthylisoquinoline
Alkaloids có hoạt tính chống lại bệnh Lesmania [49]. Những nghiên cứu về thành
phần hóa học trên chi trung quân đã thu được nhiều hợp chất có tiềm năng dược
học dựa trên hoạt tính của nhóm C,C- và N,C- liên kết với naphthylisoquinoline
alkaloid như là ancistrocladine, dioncophylline A và Ancistrocladinium. Thử
nghiệm sinh học cho thấy các nhóm chất này có khả năng ức chế sự sinh trưởng ở
mức invitro của ký sinh trùng gây nhiều bệnh truyền nhiễm vùng nhiệt đới như:
Plasmodium falciparum và Plasmodium berghei gây bệnh sốt rét, Trypanosoma
cruzi và Tryppanosoma brucei rhosiense gây bệnh ngủ [27].

B

A

C

D


C

Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của một số naphthylisoquinonline alkaloids
tách từ Ancistrocladus
(A: Ancistrocladine, B: dioncophylline C, C: ancistrocldinum, D: dioncophyline A)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




16
Sudhaka More và cộng sự (2012) đã tách chiết từ lá cây Ancistrocladus
heyneanus ở Ấn Độ hợp chất alkaloid naphthylisoquinoline để đánh giá hoạt
tính kháng vi sinh vật. Kết quả nghiên cứu cho thấy dịch chiết từ lá của loài
cây này khi chiết bằng acid sulfuric 0,05N và nước cất không biểu hiện hoạt
tính ức chế vi khuẩn gram âm như E.coli, Salmonella typhi, Klebsiella
pneumonia và ức chế ở mức độ không đáng kể đối với vi khuẩn gram dương
như Staphylococcus aureus. Dịch chiết methanol có hoạt tính tốt hơn đối với
cả vi khuẩn gram âm và gram dương [46].
Anilkumar Karn và cộng sự (2015) đã sử dụng phương pháp sắc ký
lỏng và khối phổ NMR để tách dịch chiết thô của loài Ancistrocladus
heyneanus ở Ấn Độ được 3 loại alkaloid có giá trị [36].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, những nghiên cứu về chi Trung quân còn rất hạn chế.
Cho đến nay đã có một vài công trình nghiên cứu về việc tách chiết hợp chất
cũng như đánh giá hoạt tính của những loài thuộc chi Trung quân có mặt ở
Việt Nam.
Trong 3 loài Ancistrocladus được mô tả trong thực vật chí của Việt
Nam là A.cochinchinensis Garnep hay còn gọi là Trung quân Nam Bộ,
A.tectorius (Lour.) Merr và A. scandens (Lour.) Merr thì chỉ có lá của loài

Ancistrocladus cochinchinensis đã được nghiên cứu về hóa học [11].
Tác giả Phạm Đông Phương, Trần Hùng đã tiến hành nghiên cứu thành
phần naphthoquinon trong một loài Ancistrocladus.sp mới phát hiện ở Việt
Nam. Trong nghiên cứu này các tác giả đã sử dụng dịch chiết của loài cây này
và định tính bằng phương pháp Ciulei xác định được trong vỏ thân
Ancistrocladus.sp có alkaloid, quinoid, saponin, triterpenoid, tannin và
proanthocianidin. Sau đó sử dụng sắc ký lỏng và sắc ký cột để phân lập các
chất alkaloid và quinoid, xác định cấu trúc của các hợp chất này bằng khổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×