Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đánh giá hoạt tính sinh học của một số nhóm chất tách chiết từ cây Tô mộc (Caesanpinia sapan L.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------------------

Đỗ Thị Huế

ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ
NHÓM CHẤT TÁCH CHIẾT TỪ CÂY TÔ MỘC
(CAESALPINIA SAPPAN L.)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------------------

Đỗ Thị Huế

ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ
NHÓM CHẤT TÁCH CHIẾT TỪ CÂY TÔ MỘC
(CAESALPINIA SAPPAN L.)

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 8420101.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Hồng Điệp


Hà Nội - 2018


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Đỗ Thị Huế

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Lê
Hồng Điệp - Bộ môn Hóa sinh và Sinh học phân tử, Khoa Sinh học, Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, người đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn và luôn tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS Nguyễn Quang Huy Trưởng khoa Sinh học, TS. Trần Văn Tuấn - Bộ môn Vi sinh vật học, Trường ĐH
Khoa học Tự nhiên đã luôn giúp đỡ và cho em nhiều lời khuyên quý báu trong quá
trình thực hiện luận văn. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ và anh
chị trong bộ môn Hóa sinh và Sinh học phân tử, các thầy cô của khoa Sinh học
trường ĐH Khoa học Tự nhiên đã tạo điều kiện giúp đỡ, truyền dạy cho em những
kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học để em có thể hoàn
thành luận văn này.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, các em sinh viên của
phòng thí nghiệm Hóa sinh và Sinh học phân tử Lab 132T1 đã luôn ở bên giúp đỡ,
khích lệ và động viên em những lúc khó khăn cũng như đưa ra những góp ý, chia sẻ
kinh nghiệm trong học tập và nghiên cứu.
Em xin trân trọng cảm ơn dự án Hợp tác Việt Bỉ (Exploring the Medical,
(ECO)-Toxicological and Socio-Economic Potential of Natural Extracts in North
Vietnam) đã hỗ trợ kinh phí và nguồn mẫu để tiến hành các thí nghiệm trong quá
trình thực hiện đề tài luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2018
Học viên
Đỗ Thị Huế


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Đỗ Thị Huế

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADN

Axit Deoxyribonucleic

AG

Axit gallic
American Type Culture Collection

ATCC
(Bảo tàng giống chuẩn Hoa kỳ)
CAMHB

Cation-adjusted Mueller-Hinton broth
Clinical and Laboratory Standards Institute

CLSI
(Viện Tiêu chuẩn lâm sàng và xét nghiệm Hoa Kỳ)
Dichloromethane fraction
DMF

(Phân đoạn dichloromethane )
DPPH

1,1-Diphenyl-2-picrylhydrazyl

EAF

Ethyl acetate fraction (Phân đoạn ethyl acetate )

EF

Ethanol fraction (Phân đoạn ethanol)

GAE

Đương lượng axit gallic

LB

Luria- Bertani

MAE

Microwave assisted extraction
Minimal bactericidal concentration

MBC
(Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu)
MHA


Mueller Hinton Agar


Luận văn Thạc sỹ khoa học

MHB

Mueller Hinton Broth
Minimal inhibitory concentration

MIC
(Nồng độ ức chế tối thiểu)
nHF

n-hexan fraction (Phân đoạn n-hexan)

OD

Optical Density (Mật độ quang học)

PDA

Potato dextrose agar

SFE

Supercritical fluid extraction

SPME


Solid Phase Microextraction

TM

Tô mộc

UAE

Ultrasound assisted extraction

VH

Vibrio harveyi

VP

Vibrio parahaemolyticus

VSV

Vi sinh vật

Đỗ Thị Huế


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Đỗ Thị Huế

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Độ hấp thụ quang phổ của axit gallic ở bước sóng 765 nm .....................29
Bảng 3.1. Hiệu suất tách chiết gỗ Tô mộc ................................................................40
Bảng 3.2. Kết quả chiết phân đoạn gỗ Tô mộc .........................................................42
Bảng 3.3. Hoạt tính kháng khuẩn các phân đoạn gỗ Tô mộc trên chủng E. coli ......44
Bảng 3.4. Hoạt tính kháng khuẩn các phân đoạn gỗ Tô mộc trên chủng B. subtilis 44
Bảng 3.5. Hoạt tính kháng khuẩn của phân đoạn EAF trên chủng S. aureus và B.
cereus ........................................................................................................................46
Bảng 3.6. Hoạt tính kháng khuẩn của phân đoạn EAF trên chủng S. typhimurium và
P. aeruginos ..............................................................................................................47
Bảng 3.7. Kết quả xác định MIC/MBC của cao EAF trên các chủng VSV .............49
Bảng 3.8. Hoạt tính kháng khuẩn của cao EAF trên các chủng Vibrio ....................51
Bảng 3.9. Kết quả thử hoạt tính kháng nấm của cao EAF ........................................55
Bảng 3.10. Hoạt tính chống oxi hóa của axit ascorbic và cao EAF ..........................57


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Đỗ Thị Huế

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cây Tô mộc (Đỗ Xuân Cẩm) ......................................................................4
Hình 1.2. Một số hợp chất từ cây Tô mộc...................................................................6
Hình 1.3. Một số phương pháp tách chiết thông thường [7] .....................................19
Hình 1.4. Sơ đồ phương pháp tách chiết có hỗ trợ vi sóng [71] ...............................20
Hình 1.5. Sơ đồ phương pháp chiết siêu tới hạn [37] ...............................................23
Hình 2.1. Mẫu gỗ Tô mộc .........................................................................................27
Hình 2.2. Sơ đồ chiết xuất phân đoạn gỗ Tô mộc .....................................................28
Hình 2.3. Đường chuẩn axit gallic ............................................................................30
Hình 2.4. Cách xác định vòng kháng khuẩn .............................................................33
Hình 2.5. Sơ đồ phản ứng trung hòa gốc DPPH của các chất chống oxi hóa [40] ...37

Hình 2.6. Phương trình đường chuẩn axit ascorbic ..................................................38
Hình 3.1. Sơ đồ hiệu suất tách chiết phân đoạn gỗ Tô mộc ......................................43
Hình 3.2. Hoạt tính kháng khuẩn các phân đoạn gỗ Tô mộc trên 2 chủng E. coli và
B. subtilis ...................................................................................................................45
Hình 3.3. Hoạt tính kháng khuẩn phân đoạn EAF trên chủng S. aureus và B. cereus..47
Hình 3.4. Hoạt tính kháng khuẩn phân đoạn EAF trên chủng S. typhimurium và P.
aeruginosa .................................................................................................................48
Hình 3.5. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết EAF trên các chủng Vibrio ............52
Hình 3.6. Kết quả khảo sát khả năng ức chế vi khuẩn Vibrio của cao EAF .............53
Hình 3.7. Kết quả thử hoạt tính kháng nấm của cao EAF ........................................56


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Đỗ Thị Huế

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................3
1.1 Giới thiệu chung về cây Tô mộc ........................................................................3
1.1.1 Sơ lược về phân họ Vang ............................................................................3
1.1.2 Giới thiệu chung về cây Tô mộc .................................................................3
1.2 Tình hình nghiên cứu Tô mộc ............................................................................5
1.2.1 Các nghiên cứu Tô mộc trên thế giới ..........................................................5
1.2.2 Tình hình nghiên cứu Tô mộc ở Việt Nam ...............................................15
1.3 Khái quát về phương pháp chiết cao dược liệu ...............................................16
1.3.1 Tổng quan về chiết xuất dược liệu ............................................................16
1.3.2 Các phương pháp chiết xuất dược liệu ......................................................17
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP...................................................24
2.1 Vật liệu .............................................................................................................24

2.1.1 Mẫu thực vật ..............................................................................................24
2.1.2 Chủng vi sinh vật .......................................................................................24
2.1.3 Dụng cụ thí nghiệm ...................................................................................26
2.1.4 Thiết bị và hóa chất ...................................................................................26
2.1.5 Môi trường .................................................................................................26
2.2 Phương pháp ....................................................................................................27
2.2.1 Phương pháp thu và xử lý mẫu..................................................................27
2.2.2 Phương pháp chiết phân đoạn ...................................................................27
2.2.3 Phương pháp định lượng Phenolic tổng số ...............................................28
2.2.4 Các phương pháp xác định hoạt tính kháng khuẩn ...................................31
2.2.5 Phương pháp xác định hoạt tính kháng nấm .............................................35
2.2.6 Phương pháp xác định hoạt tính chống oxi hóa ........................................36


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Đỗ Thị Huế

2.2.7 Phương pháp thống kê ...............................................................................38
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................39
3.1 Đánh giá hiệu suất và lựa chọn phương pháp tách chiết ................................39
3.2 Kết quả tách chiết thu phân đoạn ....................................................................41
3.3 Khảo sát sơ bộ hoạt tính kháng khuẩn của các phân đoạn cao chiết Tô mộc 43
3.4 Đánh giá hoạt kháng khuẩn của phân đoạn ethyl acetate (EAF) ...................46
3.4.1 Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán giếng
thạch ...................................................................................................................46
3.4.2 Kết quả xác định MIC/MBC bằng phương pháp pha loãng......................48
3.4.3 Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của phân đoạn ethyl acetate trên các
chủng Vibrio .......................................................................................................50
3.5 Đánh giá hoạt tính kháng nấm của phân đoạn ethyl acetate ..........................55

3.6 Đánh giá hoạt tính oxi hóa của phân đoạn ethyl acetate ................................56
KẾT LUẬN ..............................................................................................................58
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................60


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Đỗ Thị Huế

MỞ ĐẦU
Dược liệu đóng một vai trò quan trọng trong đời sống con người do thuộc tính
đặc biệt của chúng như là một nguồn cung cấp vô giá các hoạt chất tự nhiên từ thực
vật cho y học. Năm 1985 Farnsworth và cộng sự xác định được 119 chất chuyển
hóa thực vật được sử dụng làm thuốc. Trong số 255 loại thuốc được coi là cơ bản và
cần thiết của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 11% trong số đó là các dược chất thu
được từ thực vật hoặc được tổng hợp từ các tiền chất tự nhiên. Các hợp chất tự
nhiên từ thực vật được biết đến với nhiều hoạt tính sinh học quan trọng như chống
oxi hóa, kháng khuẩn, kháng nấm, chống ung thư,…[16].
Hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, nguyên liệu sản xuất dược
phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên và chiết xuất từ thực vật đang là xu hướng mới
nhằm tạo ra các loại thuốc thân thiện với sức khỏe con người và ít tác dụng phụ
hơn. Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO), khoảng 80% dân số hiện nay
vẫn dựa vào các loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe cộng
đồng, đặc biệt là sử dụng các chế phẩm, sản phẩm từ dược liệu, kể cả các nước phát
triển và đang phát triển. Các loại thuốc được sử dụng trong phòng và chữa bệnh hầu
hết được điều chế từ hai nguồn: dược liệu và hóa dược. Theo số liệu thống kê của
WHO (1985) có tới 20000 loài là thảo dược. Không chỉ các nước Á Đông mà các
nước phương Tây cũng tiêu thụ một lượng khá lớn dược liệu. Người ta thống kê
thấy rằng ở các nước có nền công nghiệp phát triển mạnh thì 1/4 số thuốc kê trong

các đơn đều có chứa hoạt chất từ thảo dược. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục
quản lý dược - Bộ Y tế, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 50 - 60 nghìn tấn các loại
dược liệu khác nhau, sử dụng vào việc chế biến các vị thuốc Y học cổ truyền, cung
cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược hoặc xuất khẩu.
Ngày nay, việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để
làm thuốc là một xu thế rất được các nhà khoa học quan tâm. Nhiều dược liệu đã
được sử dụng để tách chiết các hoạt chất làm thuốc như: chiết berberin từ cây vàng
đắng (Coscinium fenestratum), rutin từ hoa hòe (Shophora japonica), morphin từ

1


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Đỗ Thị Huế

cây thuốc phiện (Papaver somniferum),… Dược liệu còn mở đường cho ngành hóa
dược phát triển, từ việc nghiên cứu các hoạt chất có cấu trúc mới từ dược liệu rồi
sau đó bán tổng hợp các dẫn chất có hiệu quả hơn. Tuy nhiên nhiều hoạt chất quan
trọng như quinin, morphin, strychnin… đều phải chiết xuất từ dược liệu mà chưa
thể tổng hợp bằng con đường hóa học.
Tô mộc là một loài thực vật thân gỗ nhỏ, được tìm thấy ở khu vực Đông Nam
Á có tên khoa học là Caesalpinia sappan L. thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae) hay
còn được biết đến với tên cây Vang, Gỗ vang. Theo y học cổ truyền, Tô mộc có tác
dụng hành huyết, kháng khuẩn, tiêu viêm, cầm máu, chấn thương, đau bụng, lở loét,
thiếu máu sau sinh,…. Nhiều hoạt động dược lý khác của các chiết xuất và hợp chất
tách chiết từ Tô mộc đã được báo cáo như: điều hòa miễn dịch, chống viêm, chống
oxi hóa, kháng khuẩn, diệt virus, hỗ trợ điều trị ung thư,… [48]. Tô mộc cho thấy
tiềm năng rất lớn để trở thành một nguồn dược liệu có giá trị, mang đến nhiều lợi
ích trong việc bảo vệ sức khỏe cho con người. Vì vậy chúng tôi lựa chọn Tô mộc là

đối tượng để thực hiện đề tài “Đánh giá hoạt tính sinh học của một số nhóm chất
tách chiết từ cây Tô mộc (Caesalpinia sappan L.)”, hướng tới nghiên cứu tạo ra các
sản phẩm phục vụ trong đời sống của con người với những nội dung chính sau:
-

Đánh giá và lựa chọn phương pháp tách chiết phù hợp để nâng cao hiệu quả
tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học trong gỗ cây Tô mộc

-

Sàng lọc sơ bộ và lựa chọn các phân đoạn chiết xuất có hoạt tính sinh học tốt
từ gỗ Tô mộc

-

Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của cao chiết phân đoạn gỗ Tô
mộc trên các chủng vi sinh vật

-

Đánh giá hoạt tính chống oxi hóa của phân đoạn gỗ Tô mộc thông qua khả
năng quét gốc tự do DPPH

2


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Đỗ Thị Huế


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu chung về cây Tô mộc
1.1.1 Sơ lược về phân họ Vang
Phân họ Vang (danh pháp khoa học: Caesalpinioideae) được tạo thành từ tên
của chi Vang (Caesalpinia) thuộc họ Đậu (Fabaceae hay Leguminosae). Phân họ
này chủ yếu là cây thân gỗ phân bổ trong vùng ẩm ướt của khu vực nhiệt đới, ngoài
ra còn có các cây bụi. Lá kép lông chim 1 - 2 lần có khi chỉ gồm một đôi lá chét
dính nhau. Hoa của chúng là loại đối xứng hai bên nhưng hay biến đổi. Các nốt sần
trên rễ của các loài trong phân họ này là rất hiếm và ở những loài có các nốt sần thì
chúng cũng có cấu trúc hết sức nguyên thủy [6].
Phân họ Vang được chia thành 4 tông là: Caesalpinieae, Cassieae, Cercideae
và Detarieae với khoảng 150 chi và 2800 loài, phân bố chủ yếu ở các nước nhiệt đới
và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam đã phát hiện 20 chi với gần 120 loài [4].
1.1.2 Giới thiệu chung về cây Tô mộc
1.1.2.1 Đặc điểm thực vật
Tô mộc có tên khoa học là Caesalpinia sappan Linn. thuộc phân họ Vang
(Caesalpinioideae) hay còn được biết đến với các tên gọi khác như là Vang, Tô
phượng, Vang nhuộm, Co vang, Mạy vang. Tô mộc là một loài thực vật thân gỗ
nhỏ, cao khoảng 5 - 10 mét, cho gỗ rất rắn, có màu đỏ nâu ở phần lõi và trắng ở
phần ngoài, được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á. Thân cây có nhiều gai, cành
non có lông mịn, sau đó hết lông và nhẵn, có gai ngắn. Lá kép lông chim, mọc so le,
có từ 10 - 15 lá chét nhỏ, hình ô van hơi hẹp ở dưới và thuôn tròn ở đầu, mặt trên
nhẵn, mặt dưới có lông mịn. Hoa 5 cánh màu vàng, mọc thành chùm ở đầu cành.
Cuống có lông màu nâu gỉ sắt. Quả thuôn dẹt hình trứng ngược, vỏ rất cứng, có
sừng nhọn ở đầu, trong chứa 3 - 4 hạt màu nâu vàng. Kích thước quả: dài 7 - 10 cm,
rộng 3-4 cm [2, 36].

3



Luận văn Thạc sỹ khoa học

Đỗ Thị Huế

Hình 1.1. Cây Tô mộc (Đỗ Xuân Cẩm)
1.1.2.2 Đặc điểm sinh thái
Mùa hoa Tô mộc thường vào tháng 5 - 7, mùa quả tháng 7 - 10. Cây sống ở
các tỉnh phía Nam có mùa hoa quả muộn hơn khoảng 4 tháng. Cây mọc chồi vào
mùa xuân, trồng được bằng hạt vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa (khoảng tháng 5 6 đối với các tỉnh phía Nam). Cây mọc rải rác ở ven rừng, rừng thứ sinh, quanh làng
bản. Cây còn được trồng ở vườn, nương rẫy, hàng rào. Cây ưa sáng, sinh trưởng
nhanh, ưa đất tốt, có thể sống được trong điều kiện bán khô hạn [29].
Ở nước ta, cây chủ yếu mọc hoang ở rừng núi nhưng hiện nay được trồng
nhiều ở các tỉnh như Hòa Bình, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ
An,… để dùng làm thuốc và nhuộm gỗ. Ngoài ra Tô mộc cũng được trồng làm
thuốc ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Thái Lan, Malaixia, Philippin,….
1.1.2.3 Ứng dụng trong y học và đời sống
Theo y học cổ truyền, Tô mộc là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi, có
vị ngọt, bình, không độc, quy vào ba kinh tâm, can và tì; có tác dụng kháng khuẩn,
tiêu viêm, cầm máu, hành huyết, thông lạc, giảm đau, mất máu, kinh nguyệt bế, trĩ,
chấn thương,… Bộ phận dùng làm thuốc của cây Tô mộc là gỗ thân và cành, được
róc đẽo hết lớp vỏ ngoài và phần lớn gỗ giác, chỉ lấy phần lõi gỗ cưa thành các đoạn
nhỏ và phơi khô. Mặt ngoài các miếng lớn có màu đỏ vàng đến đỏ nâu, có vết dao

4


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Đỗ Thị Huế


đẽo và vết cành, thường có khe nứt dọc. Mặt cắt ngang hơi bóng, vòng tuổi thấy rõ
rệt (màu da cam), có thể thấy màu nâu tối, có các lỗ nhỏ (mạch gỗ). Khi dùng được
chẻ nhỏ thành các thanh mỏng có màu hồng đỏ hoặc tán thành bột thô, sắc đặc
thành thuốc không mùi, vị hơi se [2, 48].
Mặt khác, Tô mộc được coi là một trong những cây thuốc nhuộm tự nhiên có
thể trồng trên quy mô lớn ở các vùng nhiệt đới. Phần lõi gỗ màu nâu đỏ có chứa các
chất nhuộm hòa tan trong nước như brazilein, protosappanin, sappan chalcone và
haematoxylin. Hiện nay, các chất nhuộm này được sử dụng để nhuộm màu tự nhiên
các sản phẩm da, lụa, bông, len và sợi các loại khác nhau, thực phẩm, đồ uống và
ứng dụng cả trong dược phẩm. Phần lõi gỗ rắn, gần như không bị nứt nẻ còn được
sử dụng để chạm khắc đồ gỗ mỹ nghệ [44].
1.2 Tình hình nghiên cứu Tô mộc
1.2.1 Các nghiên cứu Tô mộc trên thế giới
1.2.1.1 Nghiên cứu về thành phần hóa học của Tô mộc
Thành phần hóa học của Tô mộc đã được nghiên cứu từ những năm đầu của
thế kỷ 20. Năm 1977, Nigam và cộng sự phân tích thấy trong gỗ Tô mộc có chứa
một glycoside gồm aglicon là β-amirin và phần đường là D-glucose, các axit amin
tự do bao gồm alanine, glicin, prolin, valin, leucin, treonin, norvalin, các đường tự
do là lactose, glactose, socbose và D-glucose. Năm 1978, họ đã tiếp tục phân tích
thấy trong dịch chiết ete dầu hỏa của gỗ Tô mộc có chứa axit palmitic (27,6%), axit
stearic (44,2%), axit linoleic (25,6%) và axit oleic (2,23%). Hai hợp chất vòng thơm
là dẫn xuất của brazilin đã lần đầu tiên được các nhà khoa học Nhật Bản chiết xuất
từ gỗ cây Tô mộc vào năm 1985 [15]. Sau đó vào năm 1986, các nhà khoa học nước
này tiếp tục phát hiện được protosappanin A - một hợp chất biphenyl, có tác dụng
an thần yếu ở chuột từ lõi gỗ Tô mộc [41]. Năm 1987, khi nghiên cứu lõi gỗ Tô
mộc các nhà khoa học đã phát hiện một số hợp chất có vòng thơm như brazilin,
sappanchalcone, caesalpin J, caesalpin P, protosappanin A, protosappanin B,
homoisoflavonoids

ß-sitosterol




sự

5

hiện

diện

của

các

dẫn

xuất


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Đỗ Thị Huế

monohydroxybrazilin và benzyl dihydrobenzofuran cũng được tìm thấy. Lõi gỗ
cũng được chỉ ra là có chứa sappanol, episappanol, 3'-deoxysappanol, 3'-0methylsappanol,

3'-0-methylepisappanol,

3'-0-methylbrazilin,


4-0-

methylepisappanol, sappanon ß, 3-deoxysappanone ß, 3'- deoxysappanone ß và dẫn
xuất dibenzoxocin, 10-0-methyl-protosappanion ß. Sự hiện diện của 4,4-dihydroxy2-methoxychalcone, 8-methoxy-bonducellin, quercetin, rhamnetic và ombuin cũng
được báo cáo [48]. Sau đó rất nhiều các hợp chất khác cũng đã được phát hiện và
công bố như sappanin, tannin, axit galic, brazilide A, neosappanone A và tinh dầu.
Phần lớn các chất được tìm thấy trong lõi gỗ và các bộ phận khác của Tô mộc thuộc
nhóm phenol và có hoạt tính sinh học [12, 14, 42, 44, 46, 67, 74, 75].

Hình 1.2. Một số hợp chất từ cây Tô mộc

6


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Đỗ Thị Huế

1.2.1.2 Nghiên cứu về hoạt tính sinh học của cây gỗ Tô mộc
Tô mộc là một vị thuốc nam quý, từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong y học
cổ truyền. Ở Trung Quốc, Tô mộc được sử dụng phổ biến với các công dụng như
thuốc chống đông máu, chống viêm và thúc đẩy lưu thông máu. Ngoài ra, nó còn
được sử dụng để điều trị các vết bỏng, vết thương, bệnh phong, bệnh ngoài da, kiết
lỵ, xuất huyết và các biến chứng của bệnh tiểu đường… Nhiều hoạt động dược lý
khác của các chiết xuất và hợp chất tách chiết từ Tô mộc đã được báo cáo như: điều
hòa miễn dịch, chống viêm, chống oxi hóa, kháng khuẩn, diệt virus, hỗ trợ điều trị
ung thư, thuốc chống co giật, chống xơ vữa động mạch và hạ đường huyết... [48].
a, Hoạt tính kháng khuẩn
Một trong những hoạt tính được đánh giá cao và ứng dụng nhiều nhất của Tô

mộc hiện nay là hoạt tính kháng khuẩn. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về
khả năng kháng khuẩn, diệt khuẩn của gỗ cây Tô mộc được công bố.
Chiết xuất methanol và ethyl acetate của lõi gỗ Tô mộc đã được báo cáo là có
hiệu quả chống lại một số vi khuẩn gây bệnh trên người như E. coli, Staphylococcus
aureus, Staphylococcus epidermidis, Streptococcus pyogenes, Pseudomonas
aeroginosa, Propionibacterium acne, Proteus vulgaris, Klebsiella pneumonia,
Citrobacter divergens. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) được xác định đối với chiết
xuất methanol và ethyl acetate trên các chủng vi khuẩn có giá trị từ 50-150 µg/ml.
Tuy nhiên khi thử nghiệm hoạt tính ức chế trên ba chủng nấm Aspergillus flavus,
Aspergillus niger và Fusarium sps gây các bệnh ở phổi và tai, cả 2 loại chiết xuất
hầu hết đều không cho thấy hoạt tính kháng nấm [35, 57].
Trong một nghiên cứu của Lim và công sự vào năm 2005, chiết xuất methanol
của Tô mộc được thử nghiệm đánh giá các tác động tăng trưởng đối với năm chủng
vi sinh vật đường ruột bằng phương pháp khuếch tán đĩa giấy. Thành phần hoạt tính
sinh học của chiết xuất Tô mộc được mô tả là 5-hydroxy-1,4-naphthoquinone
(C10H6O3). Trong thử nghiệm với Clostridium perfringens, 5-hydroxy-1,4naphthoquinone ức chế mạnh ở nồng độ 5 và 2 mg/đĩa và ức chế vừa phải ở mức 1;

7


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Đỗ Thị Huế

0,5 và 0,25 mg/đĩa. Hơn nữa, nó còn cho thấy một sự ức chế tăng trưởng yếu đối
với Lactobacillus casei ở 5 và 2 mg/đĩa. So sánh các dẫn xuất naphthoquinone, 5hydroxy-2-methyl-1,4-naphthoquinone có ức chế tăng trưởng vừa phải đối với C.
perfringens ở 5 và 2 mg/đĩa, trong khi 1,4-naphthoquinone ở mức 5 mg/đĩa, ức chế
đáng kể sự tăng trưởng của tất cả các vi khuẩn được thử nghiệm. 1,2Naphthoquinone cho thấy sự ức chế tăng trưởng chống lại tất cả các vi khuẩn được
thử nghiệm ở 1 mg/đĩa. Vì vậy, so với các chất kháng khuẩn tự nhiên, dược liệu có
nguồn gốc từ gỗ Tô mộc được đánh giá là có vai trò hữu ích như một tác nhân

chống lại các bệnh do C. perfringens gây ra [33]. Ngoài ra chiết xuất Tô mộc còn
được nghiên cứu ứng dụng tổng hợp hạt nano bạc, được đánh giá là một kháng sinh
tiềm năng chống lại chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus kháng methicillin [24].
Hầu hết các nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn của Tô mộc đều được phát
triển hướng tới ứng dụng trong các lĩnh vực như y tế và thực phẩm. Chiết xuất
ethanol của Tô mộc được báo cáo có khả năng ức chế các chủng vi khuẩn gây sâu
răng và viêm nướu bao gồm: Streptococcus DMST9567 (Smu9), Streptococcus
DMST41283 (Smu4) và Streptococcus intermedius DMST42700 (Si). Trong khi
chiết xuất nước của Tô mộc cũng đã được chứng minh có hoạt tính chống lại năm
loại vi khuẩn gây bệnh đường miệng: Enterococcus faecalis, Actinomyces viscosus,
Streptococcus salivarius, Streptococcus mutans và Streptococcus sanguis. Do đó Tô
mộc được đánh giá là một dược liệu rất thích hợp để phát triển thành các sản phẩm
vệ sinh răng miệng có nguồn gốc tự nhiên [25, 50].
Chiết xuất methanol của Tô mộc cũng được báo cáo chống lại năm tác nhân
gây bệnh trên thực phẩm bao gồm E. coli, S. aureus, S. typhimurium, B. cereus và
L. monocytogenes. Hoạt tính cao nhất của cao methanol được hiển thị đối với L.
monocytogenes trong khi phân đoạn n-hexan không cho thấy hoạt tính. Các phân
đoạn ethylacetate và butanol thể hiện hoạt tính kháng vi khuẩn Gram dương cao
hơn so với vi khuẩn Gram âm. Nồng độ ức chế tối thiểu đối với năm tác nhân gây
bệnh kể trên là 1,563 mg/ml đối với vi khuẩn Gram dương và 3,125 mg/ml đối với
vi khuẩn Gram âm. Chiết xuất methanol cho thấy khả năng ức chế 99,999% sự phát

8


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Đỗ Thị Huế

triển của cả năm chủng vi khuẩn ở nồng độ 3,25 mg/ml, trong đó nồng độ ức chế tối

thiểu đối với chủng L. monocytogenes là 0,781 mg/ml. Khi đánh giá khả năng ức
chế của cao chiết methanol với các chủng thử nghiệm trong 5 phút cho thấy tốc độ
tăng trưởng của năm loại vi khuẩn đã giảm hơn 99,999% ở nồng độ 100 mg/ml. Do
đó, chiết xuất methanol của Tô mộc được đánh giá là có tiềm năng phát triển như
một chất diệt khuẩn hoặc khử trùng tự nhiên [31].
Ngoài ra, trong một nghiên cứu khác của Kondo và cộng sự, chiết xuất ethanol
của Tô mộc thể hiện hoạt tính kháng khuẩn tốt hơn đối với cả vi khuẩn Gram dương
và Gram âm. Trên cơ sở đó họ đã phát triển một sản phẩm gel rửa tay kết hợp chiết
xuất của Tô mộc và các loại thảo dược khác của Thái Lan. Nồng độ ức chế tối thiểu
của loại gel rửa tay này dao động từ 1,25 đến 20 mg/ml đối với 6 chủng vi khuẩn
Staphylococcus aureus, Methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA),
Escherichia

coli,

Klebsiella

pneumoniae,

Pseudomonas

aeruginosa



Acinetobactor baumannii [28].
Trong công nghệ chế biến thực phẩm, ngoài vai trò là một chất nhuộm màu tự
nhiên, các chiết xuất từ Tô mộc còn được sử dụng làm phụ gia thức ăn. Trong một
nghiên cứu phát triển các loại thảo dược có khả năng ứng dụng như một tác nhân
kháng khuẩn tự nhiên của các nhà khoa học tới từ đại học Chungbuk (Hàn Quốc),

Tô mộc thể hiện hoạt tính kháng khuẩn cao nhất trong số 13 cây thảo dược được
sàng lọc. Trong thử nghiệm khuếch tán đĩa giấy, chiết xuất Tô mộc cho thấy hoạt
tính kháng khuẩn mạnh chống lại hầu hết các chủng vi khuẩn Gram âm. Nồng độ ức
chế tối thiểu của chiết xuất ethanol là 0,06 mg/ml đối với Clostridium difficile và
Listeria monocytogenes và 0,03 mg/ml đối với Staphylococcus aureus. Các hoạt
động ức chế của không bị giảm khi xử lý nhiệt hoặc điều chỉnh pH đối với C.
difficile, L. monocytogenes và S. aureus. Hoạt tính kháng khuẩn của chiết xuất
ethanol cao hơn so với chiết xuất nước. Những kết quả này cho thấy tiềm năng ứng
dụng chiết xuất ethanol của Tô mộc như một tác nhân kháng khuẩn hoặc một chất
phụ gia thực phẩm có khả năng chống lại vi khuẩn Gram dương [27].

9


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Đỗ Thị Huế

Trong một nghiên cứu gần đây Widigdyo và cộng sự (2017) đã khảo sát các
ảnh hưởng của chiết xuất Tô mộc đối với hệ vi sinh vật đường ruột của loài chim
cút. Kết quả cho thấy rằng các hợp chất flavonoid trong chiết xuất Tô mộc có thể
làm giảm số lượng vi khuẩn Salmonella trong ruột của một loài chim cút (Coturnix
coturnix japonica). Do đó chiết xuất ethanol của Tô mộc đã được sử dụng như là
một chất phụ gia thực phẩm trong thức ăn của loài chim này [68].
Chính bởi khả năng kháng được nhiều loại vi sinh vật có hại nên chiết xuất
của Tô mộc được ứng dụng nhiều trong đời sống. Các nhà khoa học Ấn Độ và Thái
Lan đã nghiên cứu ứng dụng chiết xuất methanol trong việc bảo quản sa tế và thịt
[54, 65]. Bên cạnh việc ứng dụng trong bảo quản thực phẩm, Tô mộc còn có tác
dụng điều trị các bệnh do vi khuẩn đường ruột gây ra. Chiết xuất ethanol của Tô
mộc có hoạt tính kháng khuẩn mạnh chống lại sáu loại vi khuẩn gây bệnh đường

tiêu hóa bao gồm: Bacillus cereus TISTR687, Staphylococcus aureus TISTR1466,
Enterococcus faecalis TISTR379, Enterobacter aerogenes TISTR1540, Salmonella
typhimurium TISTR292 và Escherichia coli TISTR780 [51].
Ở một nghiên cứu khác, ba phân đoạn chiết xuất từ gỗ Tô mộc là methanol,
ethyl axetate, và n-hexan đều thể hiện hoạt tính kháng lại vi khuẩn E. coli và
Staphylococcus aureus. Phân tích thành phần hóa học của gỗ Tô mộc người ta đã
chứng minh sự có mặt của các hợp chất phenolic, flavonoid, tannin, một hàm lượng
nhỏ terpenoid và saponin nhưng không thấy sự xuất hiện của alkaloid và steroid.
Trong số ba phân đoạn của gỗ Tô mộc, phân đoạn methanol thể hiện hoạt tính
kháng khuẩn tốt nhất với đường kính vòng kháng khuẩn được thử nghiệm bằng
phương pháp khuếch tán đĩa thạch trên chủng E. coli và S. aureus lần lượt là 13,7 ±
0,6 mm và 16,3 ± 2,1 mm. Do đó phân đoạn này được khuyến cáo sử dụng như là
một chất chống lại các chủng vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy [22].
b, Hoạt tính chống oxi hóa
Trong những nghiên cứu đã được công bố, các chiết xuất và hợp chất được
phân lập từ Tô mộc đều thể hiện hoạt tính chống oxi hóa tốt. Năm 2008, một nhóm

10


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Đỗ Thị Huế

các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thực hiện các thí nghiệm về khả năng chống oxi
hóa, quét gốc tự do của dịch chiết ethanol và các chất phân lập được từ gỗ Tô mộc
như protosappanin A, protosappanin B và brazilin. Kết quả cho thấy các chất này
đều có khả năng chống oxi hóa ở các mức độ khác nhau [20]. Các chiết xuất khác từ
Tô mộc như chiết xuất ethyl acetate, methanol,... hay từ những bộ phận khác của
cây như lá, quả,... cũng thể hiện hoạt tính chống oxi hóa mạnh [18, 56, 72].

Brazilin đã được chứng minh là một chất chống oxi hóa mạnh có cấu trúc hóa
học catechol. Trong một thử nghiệm, các nhà khoa học đã tiến hành ủ tế bào gan
chuột với BrCCl3 dẫn đến sự gia tăng đáng kể quá trình peroxy hóa lipit, rò rỉ các
enzyme tế bào chất và sự suy giảm glutathione tế bào chất, sau đó điều trị với
brazillin ở các nồng độ khác nhau. Kết quả cho thấy, brzilin đã làm giảm bớt độc
tính BrCCl3 gây ra trên tế bào gan. Brazilin cũng đã được chứng minh là có tác dụng
bảo vệ các ảnh hưởng BrCCl3 gây ra do hiện tượng hấp thu canxi của microsome.
Các nhà khoa học cho rằng brazilin ức chế hoạt động độc hại của BrCCl3 trong tế
bào gan do có khả năng thu dọn các gốc tự do hình thành trong quá trình chuyển
hóa BrCCl3 hoặc bằng cách ức chế các hệ enzyme nội bào kích thích độc tố [38].
c, Hoạt tính kháng viêm
Chiết xuất ethanol của Tô mộc đã được báo cáo có hoạt tính chống viêm trong
các tế bào sụn và đại thực bào của con người thông qua việc ức chế quá trình biểu
hiện các chất trung gian gây viêm của IL-1 ở mức độ phiên mã [70]. Bên cạnh đó,
các chiết xuất này còn được chứng minh là có khả năng điều trị bệnh viêm khớp
dạng thấp, bằng cách giảm IL-1β, IL-6, TNF-α và PGE2 trong huyết thanh và sự
biểu hiện của COX-2 và yếu tố phiên mã NF-κB p65 (những nhân tố đóng vai trò
quan trọng trong sinh bệnh học của bệnh viêm khớp dạng thấp) trong sụn chân của
chuột [66]. Chiết xuất methanol có khả năng chống viêm bằng cách ức chế sinh
tổng hợp prostaglandin và sản xuất nitric oxide [19].
Brazilin - hợp chất chính trong gỗ Tô mộc, có tác dụng bảo vệ chống lại tổn
thương thận do thiếu máu cục bộ và ngăn chặn phản ứng viêm bằng cách ức chế sự

11


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Đỗ Thị Huế


hoạt hóa của đường truyền tín hiệu NF-κB [23]. Trong một nghiên cứu khác,
brazilein được đánh giá có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh chống thiếu máu cục bộ
não ở chuột. Kết quả chỉ ra rằng việc sử dụng brazilein sau khi bắt đầu thiếu máu tái
tưới cục bộ có thể làm giảm khu vực nhồi máu não và cải thiện các chỉ số thần kinh.
Khả năng chống viêm của brazilein có thể do tác động làm suy giảm mức độ biểu
hiện mRNA của các cytokine gây viêm (yếu tố hoại tử khối u-TNF-alpha) và
interleukin-6 (IL-6) được tìm thấy ở động vật thiếu máu cục bộ khi điều trị bằng
brazilein [59].
d, Hoạt tính chống ung thư
Các công trình nghiên cứu công bố gần đây đã khẳng định khả năng phòng
ngừa và điều trị nhiều loại bệnh ung thư của Tô mộc. Chiết xuất methanol và nước
của Tô mộc được báo cáo chống lại các dòng tế bào ung thư trên người nuôi cấy
thực nghiệm, bao gồm HeLa, MDA MB, A 549 và HCT-15. Các nhà khoa học còn
chứng minh hoạt tính chống ung thư của Tô mộc trên các tế bào ung thư vú MCF-7
là thông qua hoạt động kích thích quá trình apoptosis [30, 39].
Tác dụng chống ung thư của chiết xuất methanol và các chiết xuất phân đoạn
của Tô mộc còn được nghiên cứu trên các tế bào ung thư biểu mô miệng (KB) và tế
bào osteosarcoma (HOS). Kết quả cho thấy giá trị IC50 của chiết xuất methanol đối
với với tế bào ung thư biểu mô miệng (KB) và tế bào ostososarcoma (HOS) lần lượt
là 9,0 và 10,9 µg/ml. Nguyên nhân được chỉ ra là do tác dụng ức chế telomerase –
một nhân tố cần thiết cho sự bất tử của tế bào ung thư. Tác dụng chống ung thư
cũng được quan sát thấy trong các phân đoạn n-hexan, dichloromethane và
ethylacetate. Hiệu quả chống ung thư cao nhất được tìm thấy trong phân đoạn
dichloromethane với giá trị IC50 là 4,4 µg/ml đối với tế bào ung thư miệng (KB) và
> 4,0 µg/ml trên tế bào osteosarcoma (HOS) [32].
Brazilin chiết xuất từ gỗ Tô mộc được chứng minh có khả năng ức chế cảm
ứng caspase-3, một loại proteinase có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch
và quá trình apoptosis. Hoạt chất này còn được báo cáo ức chế sự phosphoryl hóa

12



Luận văn Thạc sỹ khoa học

Đỗ Thị Huế

BAF (barrier-to-autointegration factor) in vitro và in vivo, dẫn đến tái tạo màng
nhân bất thường và sự chết tế bào, từ đó gợi mở hướng tiếp cận mới trong liệu pháp
chống ung thư [26, 62].
e, Các hoạt tính khác
Hoạt tính ức chế miễn dịch: Gỗ Tô mộc từ lâu đã được người Trung Quốc sử
dụng trong các loại thuốc để điều trị các bệnh lý miễn dịch và viêm. Một nghiên
cứu của Min và cộng sự tại đại học Tsinghua, Trung Quốc (2006) đã đánh giá hiệu
ứng ức chế miễn dịch của brazilein trên tế bào lympho chuột trong điều kiện in vitro
và in vivo. Kết quả cho thấy rằng brazilein và chiết xuất ethanol của Tô mộc có thể
ức chế sự gia tăng của tế bào lympho T được kích thích bởi concanavalin A (Con
A) và sự gia tăng của tế bào lympho B kích thích bởi lipopolysaccharides (LPS).
Ngoài ra, các cơ quan miễn dịch (tuyến ức và lách) ở chuột được điều trị bằng
brazilein được ghi nhận bị teo và giảm khối lượng. Các nhà khoa học cũng đã phát
hiện ra brazilein có thể gây ra quá trình apoptosis ở tế bào lympho chuột thông qua
phương pháp phân tích dòng chảy tế bào và xét nghiệm phân mảnh ADN, đây có
thể là một trong những con đường mà brazilein gây ức chế miễn dịch trên các tế bào
lympho [71].
Hoạt tính chống đái tháo đường: brazilin đã được chứng minh có tác dụng làm
giảm lượng đường trong máu ở động vật bị tiểu đường. Hợp chất này đã làm tăng
sản xuất F-2,6-BP trong tế bào gan bằng cách tăng hàm lượng fructose-6-phosphate
trong tế bào (F-6-P) và hexose-6-phosphate (H-6-P). Ngoài ra, brazilin cũng được
tìm thấy làm tăng đáng kể hoạt tính của 6-phosphofructo-2-kinase (PFK-2) và
pyruvate kinase trong gan được điều trị bằng glucagon. Tuy nhiên, hoạt tính
glucose-6-phosphatase không bị ảnh hưởng bởi brazilin. Dữ liệu này chỉ ra rằng

brazilin ức chế sự hình thành glucose trong gan bằng cách nâng mức F-2,6-BP, F6-P / H-6-P của tế bào và hoạt tính PFK-2. Tăng cường hoạt động của kinase
pyruvate cũng có thể đóng một vai trò trong việc ức chế tạo thành glucose trong gan
của brazilin [73].

13


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Đỗ Thị Huế

Hoạt tính giảm đau, hoạt huyết: Từ lâu, trong y học dân gian, gỗ Tô mộc đã
được sử dụng trong các vị thuốc giúp giảm đau, hoạt huyết, trị chấn thương. Trong
các nghiên cứu gần đây, Tô mộc đã được chứng minh bằng thực nghiệm rằng các
chiết xuất của nó có khả năng thúc đẩy lưu thông máu, loại bỏ ứ máu và giảm sưng,
đau. Chiết xuất ethanol của lõi gỗ và ba phân đoạn thô khác nhau của Tô mộc cũng
đã được chứng minh có tác dụng giảm đau ngoại vi [48].
Hoạt tính kháng tiểu cầu: Brazilin được báo cáo cho thấy hoạt tính kháng tiểu
cầu thông qua sự ức chế hoạt tính phospholipase A2 (PLA2) và sự gia tăng nồng độ
Ca2+ nội bào, các dẫn xuất của nó như BRX-018, (6aS, cis) -Malonic axit 3acetoxy-6a9-bis- (2-methoxycarbonyl-acetoxy) -6,6a, 7,11b-tetrahydro-indeno (2,1c) chromen-10-yl ester methylester cũng được xác nhận là một trong những tác
nhân kháng tiểu cầu tiềm năng. Hoạt tính kháng tiểu cầu của nó có thể dựa trên cơ
chế ức chế tổng hợp TXA2 trong các tiểu cầu kích thích [48].
Bất hoạt tinh trùng: Chiết xuất Tô mộc được báo cáo là một tác nhân mạnh
gây bất hoạt tinh trùng của người trong điều kiện in vitro và có khả năng phát triển
thành một loại thuốc tránh thai đường uống cho nam giới [48].
Ngoài ra chiết xuất ethyl acetate của Tô mộc còn cho thấy hoạt động ức chế
arginase mà gần đây đã được báo cáo là một mục tiêu điều trị mới cho các bệnh tim
mạch như xơ vữa động mạch. Sự ức chế hoạt động arginase của chiết xuất Tô mộc
đã làm tăng sản lượng NOx bằng cách tăng cường sự ổn định của eNOS mà không
có bất kỳ thay đổi đáng kể nào về mức protein của eNOS và biểu hiện arginase II.

Hơn nữa, sự ức chế arginase còn làm tăng sản sinh NO và giảm sản xuất superoxide
trên nội mô của các động mạch chủ chuột bị cô lập [60]. Chiết xuất methanol còn
thể hiện hoạt tính diệt giun sán mạnh với thời gian gây tê liệt (19,13 ± 0,340 phút)
và thời gian chết (54,21 ± 0,533 phút). Những hoạt tính này được cho là do tính chất
hóa học phức tạp của chiết xuất Tô mộc [18].

14


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Đỗ Thị Huế

1.2.2 Tình hình nghiên cứu Tô mộc ở Việt Nam
1.2.2.1 Nghiên cứu về thành phần hóa học của Tô mộc
Tại Việt Nam, Tô mộc được biết tới là một vị thuốc nam quý, được sử dụng
khá phổ biến trong dân gian nhưng các công trình nghiên cứu về Tô mộc hiện nay
chưa nhiều. Trong một nghiên cứu của GS. TS. Đào Hùng Cường (2008), thành
phần hóa học trong gỗ cây Tô mộc thu hái tại Quảng Nam, Việt Nam đã lần đầu
được nghiên cứu. Các thành phần hóa học trong ba loại dịch chiết của gỗ Tô mộc là
methanol, ethanol và nước đã được sàng lọc và phân tích. Kết quả thu được như
sau: Trong dịch chiết methanol thu được các hợp chất chính là brazilin và đồng
phân với tổng hàm lượng là 12,65 %; heamatoxylin và đồng phân với tổng hàm
lượng là 22,32 %; brazilide A 15,5 % và một số hợp chất khác với hàm lượng nhỏ
và chưa định danh. Trong dịch chiết ethanol thu được một số hợp chất chính là 7hydroxy-3-(4-hydroxybenzylidene)-4-chromanone và đồng phân với tổng hàm
lượng 24,47 %; brazilin và đồng phân với tổng hàm lượng là 14,87%, heamatoxylin
và đồng phân với tổng hàm lượng rất nhỏ là 1,97 % và các hợp chất chưa được định
danh. Với dung môi tách chiết là nước thu được các hợp chất chính là brazilein
(3,87%); brazilin (13,02%); hematoxylin (3,16%), hematein (2,94%) và một số hợp
chất khác [1].

1.2.2.2 Nghiên cứu về hoạt tính sinh học của Tô mộc
Các nghiên cứu tại Việt Nam gần đây cũng đã đánh giá được một số hoạt tính
sinh học mới của gỗ Tô mộc. Chiết xuất và một số hợp chất phân lập từ Tô mộc đã
được chứng minh có khả năng ức chế mạnh xanthien oxidase - một loại enzyme liên
quan đến hình thanh bệnh gout trong đó sappanchalcone có khả năng ức chế mạnh
nhất [45]. Trong một nghiên cứu khác, sappanchalcone và 3-deoxysappanone B
được phân lập từ chiết xuất ethyl acetate của lõi gỗ Tô mộc đã được thử nghiệm
hoạt tính chống ung thư bằng kỹ thuật Sulforhodamine B (SRB). Trong đó
sappanchalcone cho thấy tác dụng mạnh hơn các thuốc chống ung thư trên cả ba
dòng tế bào ung thư NCl-H460, MCF-7 và Hela. Sappanchalcone cho thấy khả năng

15


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Đỗ Thị Huế

ức chế mạnh nhất trên dòng tế bào ung thư cổ tử cung Hela với IC50 là 6,05 ± 5,56
µg/ml, trong khi đó 3-deoxysappanone B biểu hiện hiệu quả tốt nhất trên tế bào ung
thư phổi NCI-H460 với giá trị IC50 là 10,09 ± 2,62 µg/ml. Các chiết xuất methanol
của gỗ Tô mộc cũng đã được xác định có hoạt tính gây độc đối với một số dòng tế
bào ung thư. Hoạt tính mạnh nhất được được ghi nhận chống lại các tế bào HeLa
với giá trị IC50 là 26,5 ± 3,2 μg/ml. Chiết xuất methanol được chỉ ra rằng đã ức chế
sự tăng trưởng, kích thích quá trình apoptosis thông qua phân sự phân cắt ADN và
hoạt hóa enzyme caspase-3 [21]. Những phát hiện này góp phần khẳng đinh rằng Tô
mộc có thể được phát triển thành một loại thuốc tốt trong việc ngăn ngừa và điều trị
ung thư [63].
Dịch chiết từ các bộ phận khác nhau của cây Tô mộc như thân và hạt cũng đã
được nghiên cứu về khả năng ảnh hưởng đến hoạt độ của một số proteinase. Kết

quả cho thấy dịch chiết từ phần vỏ cũng như phần gỗ thân cây Tô mộc đều có hoạt
tính ức chế trypsin (TIA) và chymotrypsin (ChlA) [3]. Ngoài ra, các nhà khoa học
Việt Nam cũng đã nghiên cứu và thử nghiệm một loại chế phẩm có chứa 10% cao
Tô mộc có tác dụng phòng và trị bệnh do E. coli trên gà Lượng Phượng gây nhiễm
thực nghiệm [5].
1.3 Khái quát về phương pháp chiết cao dược liệu
1.3.1 Tổng quan về chiết xuất dược liệu
Chiết xuất dược liệu có vai trò cực kỳ lớn, quyết định đến chất lượng, độ an
toàn và hiệu quả của các chế phẩm dược, là yếu tố quan trọng góp phần vào sự
thành công của quá trình nghiên cứu thuốc. Đặc biệt xu hướng phát triển thuốc có
nguồn gốc tự nhiên đang ngày càng phổ biến vì hiệu quả tốt mà lại an toàn. Do đó
vấn đề chiết xuất đang ngày càng được quan tâm.
Ngày nay, sự phát triển của các phương pháp chiết xuất hiện đại với những ưu
điểm vượt trội so với các phương pháp thông thường có vai trò quan trọng trong
việc đảm bảo sự sẵn có của các sản phẩm thảo dược chất lượng cao đến người tiêu
dùng trên toàn thế giới. Với nhu cầu ngày càng tăng, các nhà sản xuất thảo dược

16


×