Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Tỷ lệ sa sút trí tuệ ở người cao tuổi và các yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 97 trang )

SỞ Y TẾ QUẢNG NGÃI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN SƠN TỊNH

Báo cáo tổng kết Đề tài khoa học

KHẢO SÁT TỶ LỆ SA SÚT TRÍ TUỆ BẰNG TEST MMSE VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI ĐIỀU
TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN SƠN TỊNH, NĂM 2018

Chủ nhiệm: BSCKII. Đỗ Văn Diệu

Quảng Ngãi, tháng 11 năm 2018
SỞ Y TẾ QUẢNG NGÃI


BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN SƠN TỊNH

Báo cáo tổng kết Đề tài khoa học

KHẢO SÁT TỶ LỆ SA SÚT TRÍ TUỆ BẰNG TEST MMSE VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI ĐIỀU
TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN SƠN TỊNH, NĂM 2018

Chủ nhiệm đề tài

Cơ quan chủ trì đề tài

Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu


Cơ quan quản lý đề tài
Sở Y tế

Quảng Ngãi, tháng 11 năm 2018
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KHOA HỌC


bệnh viện Đa khoa huyện Sơn Tịnh, năm 2018>
TT

Họ tên, học hàm, học vị

1

BS.CKI. Đặng Tuấn Lộc

2

BSCKII. Đỗ Văn Diệu

3

CN. Võ Đức Trí

4

DSCKI.Đỗ Qúy Dư

5


BS. Võ Thị Cẩm Qùy

6

BS. Đoàn Thị Hữu Nhàn

7

BS. Hà Thái Hưng

8

Chức danh

Giám đốc bệnh
viện
P. Giám đốc
bệnh viện
P. trưởng phòng
TC-HC
Chuyên viên
chính. NVY
Trưởng khoa nội

P. trưởng khoa
nội
Nhân viên phịng
KHTH-VTYT
Nhân viên phịng


CN.Trần Thị Tường Vi

KHTH-VTYT

CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI

Nhiệm vụ

Ký xác
nhận

Chủ trì

Chủ nhiệm
Thư ký

Thành viên

Thành viên

Thành viên

Thành viên

Thành viên

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

TĨM TẮT

Mở đầu: Sa sút trí tuệ là rối loạn của não bộ, một bệnh lý mạn tính khá


phổ biến ở người lớn tuổi, đe dọa chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi, được
đặc trưng bởi sự suy giảm nhận thức nhưng tình trạng ý thức vẫn bình thường.
Đặc trưng của Sa sút trí tuệ là một tình trạng rối loạn các lĩnh vực: trí nhớ, học
tập, định hướng, ngôn ngữ, sự thông hiểu và sự đánh giá phán xét [3], [26], [32].
Già hoá dân số là một thách thức lớn mà Việt Nam phải đối mặt trong thời
gian tới. Tỷ lệ người cao tuổi từ 8,5% vào năm 1950 và sẽ tăng lên đến 13,7% vào
năm 2025 [14]. Các bệnh viện đa khoa ở các huyện đồng bằng trong địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi quá tải bệnh nhân nhất là các khoa nội tổng hợp, trong đó người trên
60 tuổi chiếm xấp xỉ 50%. Khi người cao tuổi Sa sút trí tuệ đến khám bệnh, chữa
bệnh ở các cơ sở y tế làm cho thầy thuốc mất nhiều thời gian khai thác bệnh sử.
Theo các nghiên cứu ở trong và ngoài nước cho thấy, tỷ lệ mắc sa sút trí
tuệ ở người từ 65 tuổi trở lên là khoảng 5% đến 10%, trên 80 tuổi là 20% và trên
90 tuổi có thể đến 47%, ở Hàn Quốc (1999) là 10,6%, ở Malaixia (2005) là
14,4%, ở Inđônêxia (2006) là 70,9% [3], [19], [26], [32]. Vì lẽ đó chúng tôi thực
hiện nghiên cứu này nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả tình trạng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh
viện đa khoa huyện Sơn Tịnh, năm 2018.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sa sút trí tuệ ở người cao tuổi điều
trị nội trú tại bệnh viện đa khoa huyện Sơn Tịnh.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn 400
bệnh nhân là người từ 60 tuổi trở lên đang điều trị nội trú tại bệnh viện đa Đa
khoa huyện Sơn Tịnh bằng bộ câu hỏi và thang đo sa sút trí tuệ MMSE.

Kết quả: Sa sút trí tuệ 56.2% trong đó: Sa sút trí tuệ nhẹ
187%.Tuổi mắc bệnh trung bình 77 tuổi.
Kết luận: Nhóm tuổi trên 77 tuổi có nguy cơ SSTT cao gấp 12,2 lần so

với nhóm từ 60-77 tuổi; Trình độ học vấn thấp có nguy cơ bị bệnh SSTT cao
gấp 4,3 lần so với trình độ học vấn cao; Nghề nghiệp khơng lao động bằng trí
óc SSTT cao gấp 2.7 lần so với nhóm có lao động trí óc; Khơng có thói quen
sinh hoạt xem ti vi bị SSTT cao gấp 5,5 lần những người cao tuổi có thói quen


sinh hoạt xem ti vi; Tình trạng sống khơng sống chung cùng vợ hoặc chồng
nguy cơ SSTT cao gấp 5,4 lần so với sống chung cùng vợ hoặc chồng.

MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA SA SÚT TRÍ TUỆ
1.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ Ở NGƯỜI CAO TUỔI

3

7

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SA SÚT TRÍ TUỆ TRÊN THẾ GIỚI

7

1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SA SÚT TRÍ TUỆ TẠI VIỆT NAM

9

1.5. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA SA SÚT TRÍ TUỆ 10

1.6. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DỰ PHỊNG SA SÚT TRÍ TUỆ Ở NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN
THẾ GIỚI VÀ Ở

V IỆT NAM

18

1.7. CÔNG TAC
́ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN SƠN TỊNH.
22
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............24
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

24

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn........................................................................................24
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ....................................................................................24
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 24
2.2.1. Thời gian nghiên cứu:...............................................................................24
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu:................................................................................24
2.3. PHƯƠNG PHAṔ NGHIÊN CƯU
́

24

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu...................................................................................24
2.3.2. Cỡ mẫu......................................................................................................24
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu và chọn đối tượng điều tra.................................25
2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu....................................................................25
2.4. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH LƯỢNG HÓA


26

2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 33
2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 33
2.7. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

34

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................35
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

35


3.2 TỶ LỆ SA SÚT TRÍ TUỆ VÀ SỰ PHÂN BỐ THEO ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI
TƯỢNG NGHIÊN CỨU .

39

3.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SA SÚT TRÍ TUỆ

41

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.................................................................................51
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

51

4.2. TỶ LỆ HIỆN MẮC SA SÚT TRÍ TUỆ VÀ SỰ PHÂN BỐ THEO ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA

ĐỐI TƯƠNG NGHIÊN CỨU

51

4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SA SÚT TRÍ TUỆ

53

KẾT LUẬN......................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BMI

Body Mass Index: Chỉ số khối cơ thể

CI

Confidence interval: Khoản tin cậy

ĐTĐ

Đái tháo đường

ICD-10

The International Classification of Diseases 10th Revision:

Phân loại bệnh tật Quốc tế phiên bản thứ 10

MMSE

Mini Mental State Examination: Trắc nghiệm trạng thái tâm

NCT

thần tối thiểu
Người cao tuổi

OR

Odd Ratio: Tỷ Suất chênh

THA

Tăng huyết áp

TBMMN

Tai biến mạch máu não

TP
SSTT

Thành phố
Sa sút trí tuệ

WHO


World Health Organization: Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 3.1. MÔ TẢ ĐỘ TUỔI CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............35
BẢNG 3.2. PHÂN BỐ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU THEO NHÓM TUỔI
............................................................................................................................. 35
BẢNG 3.3. PHÂN BỐ THEO DÂN TỘC........................................................36
BẢNG 3.4. PHÂN BỐ THEO NGHỀ NGHIỆP.............................................36
BẢNG 3.5. PHÂN BỐ THEO TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN..................................37
BẢNG 3.6. PHÂN BỐ THEO HỒN CẢNH SỐNG.....................................38
BẢNG 3.7. PHÂN BỐ THEO KINH TẾ GIA ĐÌNH.....................................38
BẢNG 3.8. TỶ LỆ MỨC ĐỘ SA SÚT TRÍ TUỆ............................................39
BẢNG 3.9. PHÂN BỐ TỶ LỆ SA SÚT TRÍ TUỆ THEO GIỚI TÍNH........40
BẢNG 3.10. TUỔI TRUNG BÌNH CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG HIỆN MẮC
SSTT................................................................................................................... 41
BẢNG 3.11. TỶ LỆ HIỆN MẮC SA SÚT TRÍ TUỆ THEO GIỚI................41
BẢNG 3.12. TỶ LỆ HIỆN MẮC SSTT THEO NHĨM TUỔI......................41
BẢNG 3.13. TỶ LỆ HIỆN MẮC SSTT THEO TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN
............................................................................................................................. 42
BẢNG 3.14. TỶ LỆ HIỆN MẮC SSTT THEO TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN......42
BẢNG 3.15. TỶ LỆ HIỆN MẮC SSTT THEO NGHỀ NGHIỆP.................43
BẢNG 3.16. TỶ LỆ HIỆN MẮC SSTT THEO TÌNH TRẠNG SỐNG........43
BẢNG 3.17. TỶ LỆ HIỆN MẮC SSTT THEO LOẠI NHÀ Ở......................44
BẢNG 3.18. TỶ LỆ HIỆN MẮC SSTT THEO KINH TẾ GIA ĐÌNH.........44
BẢNG 3.19. TỶ LỆ HIỆN MẮC SSTT THEO TIỀN SỬ TĂNG HUYẾT ÁP
............................................................................................................................. 45
BẢNG 3.20. TỶ LỆ HIỆN MẮC SSTT THEO TIỀN SỬ ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG.............................................................................................................. 45

BẢNG 3.21. TỶ LỆ HIỆN MẮC SSTT THEO TIỀN SỬ BỆNH TIM.........45
BẢNG 3.22. TỶ LỆ HIỆN MẮC SSTT THEO TIỀN SỬ RỐI LOẠN LIPID
MÁU................................................................................................................... 46
BẢNG 3.23. TỶ LỆ HIỆN MẮC SSTT THEO TIỀN SỬ TAI BIẾN MẠCH
MÁU NÃO......................................................................................................... 46
BẢNG 3.24. TỶ LỆ HIỆN MẮC SSTT THEO TIỀN SỬ GIA ĐÌNH CĨ
NGƯỜI SSTT....................................................................................................46
BẢNG 3.25. PHÂN BỐ TỶ LỆ HIỆN MẮC SSTT THEO THÓI QUEN
HÚT THUỐC LÁ..............................................................................................47


BẢNG 3.26. TỶ LỆ HIỆN MẮC SSTT VỚI THÓI QUEN UỐNG RƯỢU
BIA...................................................................................................................... 47
BẢNG 3.27. LIÊN QUAN GIỮA THÓI QUEN TẬP LUYỆN THỂ LỰC
VỚI TỶ LỆ HIỆN MẮC SSTT........................................................................47
BẢNG 3.28. SA SÚT TRÍ TUỆ VÀ CĨ THĨI QUEN SINH HOẠT............48
BẢNG 3.29. SA SÚT TRÍ TUỆ VÀ THĨI QUEN XEM TI VI......................48
BẢNG 3.30. SA SÚT TRÍ TUỆ VÀ THĨI QUEN NGHE ĐÀI.....................48
Bảng 3.31. Sa sút trí tuệ và thói quen chơi cờ, bài..........................................49
Bảng 3.32. Mơ hình hồi qui đa biến logistic các yếu tố liên quan đến SSTT......50

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
BẢN ĐỒ 1.3. BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN SƠN TỊNH.......................23
BIỂU ĐỒ 3.1. PHÂN BỐ GIỚI TÍNH CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 35
BIỂU ĐỒ 3.2. PHÂN BỐ THEO TÔN GIÁO.................................................36
BIỂU ĐỒ 3.3. PHÂN BỐ THEO TÌNH TRẠNG HƠN NHÂN.....................37
BIỂU ĐỒ 3.4. PHÂN BỐ THEO LOẠI NHÀ Ở.............................................38
BIỂU ĐỒ 3.5. TỶ LỆ SA SÚT TRÍ TUỆ THEO THANG ĐIỂM MMSE....39
Biểu đồ 3.6. Phân bố tỷ lệ SSTT theo nhóm tuổi................................................40




ĐẶT VẤN ĐỀ
Sa sút trí tuệ là một trong các bệnh mạn tính khơng lây truyền ngày càng
phổ biến trong cộng đồng, là một rối loạn khá phổ biến và thường gặp ở người
cao tuổi. Sa sút trí tuệ là một rối loạn của não bộ, biểu hiện bởi sự suy giảm nhận
thức nhưng tình trạng ý thức vẫn bình thường và khơng có những rối loạn cấp
tính hay bán cấp tính có thể gây ra suy giảm nhận thức. Đặc trưng lâm sàng của
Sa sút trí tuệ là một tình trạng rối loạn các lĩnh vực trí tuệ, bao gồm: trí nhớ, học
tập, định hướng, ngơn ngữ, sự thơng hiểu và sự đánh giá phán xét; Sa sút trí tuệ
được ghi nhận bốn thể hay bốn phân nhóm theo thứ tự lần lượt từ cao nhất đến
thấp nhất là bệnh Alzheimer, Sa sút trí tuệ mạch máu, Sa sút trí tuệ thể Lewy và
Sa sút trí tuệ trán thái dương [3], [26], [32].
Sa sút trí tuệ là một chứng bệnh nặng đe dọa cuộc sống và chất lượng
cuộc sống của người cao tuổi; đồng thời cũng là gánh nặng với gia đình người
bệnh, cộng đồng và xã hội. Tỷ lệ mắc ở người từ 65 tuổi trở lên là khoảng 5 đến
10%; trên 80 tuổi là 20% và trên 90 tuổi có thể đến 47% [3], [19], [26], [32],.
Tuổi càng cao, tỷ lệ mắc bệnh càng nhiều. Trung bình cứ sau mỗi khoảng 5 năm,
tỷ lệ này lại tăng gấp đơi
Già hố dân số là một thách thức lớn mà Việt Nam phải đối mặt trong thời
gian tới. Người cao tuổi ngày càng chiếm một tỷ lệ cao trong dân số nhất là ở các
nước đang phát triển, tỷ lệ người cao tuổi từ 8,5% vào năm 1950 và sẽ tăng lên đến
13,7% vào năm 2025. Theo Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc dự báo đến năm 2024 dân số
Việt Nam 100 triệu người và người già sẽ là 13% dân số, năm 2050 tuổi thọ trung
bình người Việt Nam là 80 tuổi [14]. Theo Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình
tỉnh Quảng Ngãi năm 2016 người cao tuổi chiếm tỷ lệ 13,8 % dân số.
Các bệnh viện đa khoa trong tỉnh quá tải bệnh nhân, nhất là các khoa nội tổng
hợp và trong đó người trên 60 tuổi chiếm xấp xỉ 50%. khi NCT bị Sa sút trí tuệ đến
khám bệnh, chữa bệnh ở các cơ Sở Y tế làm cho thầy thuốc mất nhiều thời gian
khai thác bệnh, chẩn đoán phát hiện bệnh chậm hơn, thời gian nằm viện của họ

cũng phải lâu hơn, mặt khác người Sa sút trí tuệ tình trạng ý thức vẫn bình

1


thường nên rất khó phân biệt dẫn đến nhiều thầy thuốc bị vạ lây là khó chịu với
bệnh nhân.
Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về sa sút trí tuệ. Theo kết
quả dự báo của nghiên cứu Delphi [67], tại châu Á, các nghiên cứu dịch tễ học
về sa sút trí tuệ của các nước trong khu vực cho thấy ở Hàn Quốc (1999) là
10,6%; ở Đài Loan (1994) là 3,7%; ở Malaixia (2005) là 14,4%; ở Inđônêxia
(2006) là 70,9%; ở Philippin (2003) là 11,5%; ở Thái Lan (2003) là 11,4% [32].
Ở Việt Nam cùng với sự “già hố dân số” cùng với bệnh sa sút trí tuệ thật sự là
thảm hoạ đối với người cao tuổi, khơng những do tỷ lệ mắc bệnh cao ở nhóm
tuổi này, mà còn do bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của
bản thân người cao tuổi cũng như người nhà bệnh nhân.
Hiện nay Việt Nam rất ít nghiên cứu về dịch tễ bệnh lý Sa sút trí tuệ, ở
Quảng Ngãi nói chung và huyện Sơn Tịnh nói riêng, chưa có nghiên cứu nào về
Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi, đặc biệt là người cao tuổi điều trị nội trú tại các
trung tâm Y tế, các bệnh viện. Vì vậy mà chúng tơi chọn nghiên cứu đề tài này
nhằm xác định được tỷ lệ Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi và tìm hiểu một số yếu
tố liên quan với mục đích góp một phần vào giải quyết tình trạng quá tải bệnh
viện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi trong giai đoạn hiện
nay.
1. Mơ tả tình trạng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện
đa khoa huyện Sơn Tịnh, 2018 bằng test MMSE.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sa sút trí tuệ ở người cao tuổi điều
trị nội trú tại bệnh viện đa khoa huyện Sơn Tịnh.

2



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA SA SÚT TRÍ TUỆ
1.1.1. Khái niệm về sa sút trí tuệ
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới [88]: "Sa sút trí tuệ là sự phối
hợp rối loạn tiến triển về trí nhớ và q trình ý niệm hóa, ở mức độ gây tổn hại
tới hoạt động sống hàng ngày, xuất hiện tối thiểu từ sáu tháng qua với rối loạn ít
nhất một trong những chức năng như ngơn ngữ, tính tốn, phán đốn, rối loạn tư
duy trừu tượng, điều phối động tác, nhận biết hoặc biến đổi nhân cách". Sa sút trí
tuệ (SSTT) là một hội chứng lâm sàng bao gồm một tập hợp các triệu chứng
phản ánh sự suy giảm tồn bộ về trí nhớ và trí tuệ nhưng khơng mất ý thức, gây
trở ngại đến các hoạt động xã hội và nghề nghiệp của một cá thể đối tượng. Sa
sút trí tuệ khơng phải là một bệnh riêng biệt nhưng có thể do nhiều rối loạn khác
nhau tác động lên não. Nói cách khác, đây là trạng thái suy giảm nhận thức nặng
xảy ra ở những người tình trạng ý thức vẫn bình thường và khơng mắc những
bệnh có thể gây ra suy giảm nhận thức (như mê trọng nhất đến người cao tuổi.
Người mắc sa sút trí tuệ gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống, sinh hoạt và các mối
quan hệ của họ. Họ cũng mất khả năng giải quyết vấn đề và kiểm sốt xúc cảm,
có thể có những thay đổi tính cách và hành vi như lo âu, hoang tưởng, ảo giác,
các rối loạn về ngôn ngữ và rối loạn vận động hữu ý. Tình trạng suy giảm nhận
thức tiến triển nặng dần, không thể đảo ngược được với biểu lộ nổi bật và xuất
hiện sớm nhất là sự suy giảm về trí nhớ [17], [89]. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ tăng
nhanh theo tuổi, tăng gấp đơi sau mỗi khoảng 5 năm trong quần thể người trên
60 tuổi. Số liệu thống kê của y văn thế giới cho thấy tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ
khoảng 1% quần thể người từ 60 đến 64 tuổi, nhưng chiếm 30 đến 50% trong
quần thể người trên 85 tuổi. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ trong các viện dưỡng lão từ
60 đến 80% [3]. Cần phân biệt SSTT với quên lành tính của tuổi già là tình trạng
giảm trí nhớ sinh lý của người cao tuổi, hệ quả của sự lão hóa trong đó các quá


3


trình hoạt động thần kinh-tâm lý bị chậm đi [9]. Người có chứng qn lành tính
của tuổi già tiếp thu các thông tin mới và nhớ lại các thông tin mới ghi được
chậm hơn người bình thường, tuy nhiên nếu có thêm thời gian để thực hiện
những hoạt động này họ vẫn đạt được các thành tích trí tuệ ở mức của người
bình thường. Các hoạt động thường ngày cũng không bị ảnh hưởng [18].
1.1.2. Nguyên nhân của sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ có thể do nhiều ngun nhân khác nhau. Tùy theo nguyên
nhân có thể phân loại sa sút trí tuệ do thối hóa và khơng do thối hóa. Căn cứ
trên vị trí tổn thương và các biểu hiện lâm sàng [23] có thể phân loại sa sút trí tuệ
thành sa sút trí tuệ vỏ não và dưới vỏ não. Sau đây là phân loại sa sút trí tuệ theo
nguyên nhân [23], [26]:
- Sa sút trí tuệ nguyên phát (kiểu vỏ não): Bệnh Alzheimer, bệnh Pick, các
hội chứng sa sút trí tuệ thùy trán, phức hợp sa sút trí tuệ kết hợp với một dạng
Alzheimer.
- Sa sút trí tuệ của bệnh mạch não: Nhồi máu não nhiều ổ, nhồi máu não ở
vị trí chiến lược, trạng thái ổ khuyết, bệnh Binswanger, sa sút trí tuệ mạch máu
hỗn hợp.
- Sa sút trí tuệ kiểu dưới vỏ não: Sa sút trí tuệ kết hợp với bệnh Parkinson,
bệnh liệt trên nhân tiến triển, teo nhiều hệ thống, bệnh Huntington,
- Sa sút trí tuệ kiểu dưới vỏ – dưới vỏ: Bệnh thể Lewy lan tỏa, thoái hoá
vỏ não - hạch đáy.
* Sa sút trí tuệ do nhiễm độc: rượu, kim loại nặng hoặc các độc chất
khác.
* Sa sút trí tuệ do nhiễm vi khuẩn, vi-rút: vi-rút gây ra hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải ở người (HIV), các hội chứng sau viêm não; xoắn khuẩn:
giang mai thần kinh; bệnh Lyme; bệnh Prion: bệnh Creutzfeldt - Jakob.

* Sa sút trí tuệ do bất thường cấu trúc não bộ: Tràn dịch não áp lực bình
thường, máu tụ dưới màng cứng mạn tính, u não.
* Sa sút trí tuệ do nguyên nhân khác: Sa sút trí tuệ giả dạng của trầm cảm,
suy giáp, thiếu vitamin B12, các bệnh chuyển hóa.

4


1.1.3. Các giai đoạn của sa sút trí tuệ
Triệu chứng nổi bật nhất và xuất hiện sớm nhất là sự suy giảm trí nhớ.
Bệnh tiến triển nặng dần trong vịng từ hai đến mười năm, bệnh nhân sẽ mất dần
các khả năng về nhận thức và trí tuệ, sau cùng mất khả năng sống độc lập, phụ
thuộc vào người khác và tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn [89]. Việc phân chia
các giai đoạn của sa sút trí tuệ có vai trị rất quan trọng trong cơng tác nghiên
cứu, đánh giá và ứng dụng các biện pháp điều trị trong cơng tác quản lý, chăm
sóc bệnh nhân tại bệnh viện và cộng đồng [26], [32], [47]. Cách phân chia giai
đoạn thích hợp nhất hiện nay là dựa vào những tiêu chí như mức biểu hiện của
rối loạn chức năng các nhận thức, mức ảnh hưởng tới các hoạt động sống hàng
ngày và điểm thực hiện trắc nghiệm kiểm tra trạng thái tâm trí thu nhỏ của
Folstein (MMSE) [68].
* Sa sút trí tuệ giai đoạn sớm (20 - 24 điểm MMSE) Triệu chứng nổi bật
nhất là giảm trí nhớ gần hay trí nhớ ngắn hạn. Bệnh nhân thường biểu lộ thiếu
sót này dưới hình thức nhắc lại một câu hỏi đã hỏi nhiều lần, thậm chí hai câu
hỏi cùng một nội dung được nhắc lại chỉ cách nhau vài phút, hoặc hay đi tìm đồ
dùng cá nhân vì khơng nhớ đã để ở đâu. Vì thế bệnh nhân thường hay có thêm
hoang tưởng bị mất cắp. Tình trạng quên các từ ngữ dùng thường ngày khiến
bệnh nhân phải diễn đạt theo kiểu nói vịng vo, chẳng hạn như khơng nhớ từ
"khăn quàng", nên phải nói là một vật quấn quanh cổ áo. Các sinh hoạt thường
ngày như lái xe, quản lý nhà cửa, quản lý tiền bạc cũng ngày càng trở nên khó
khăn [8]. Thay đổi nhân cách, các rối loạn cảm xúc, sự suy giảm khả năng nhận

xét và đánh giá cũng xuất hiện trong giai đoạn sớm của sa sút trí tuệ. Các rối
loạn cảm xúc có thể dao động giữa hai thái cực là trạng thái trầm cảm và trạng
thái hưng phấn. Bệnh nhân thường có những thay đổi tính tình như trở nên
khó tính hơn trước, dễ nóng giận và dễ kích động. Trong giai đoạn sớm này,
bệnh nhân thường có khả năng bù đắp những thiếu sót về trí nhớ nếu như họ
được sinh hoạt trong khung cảnh gia đình đã quen thuộc; tuy nhiên các thiếu

5


sót về nhận thức và hành vi sẽ bộc lộ dễ dàng nếu họ bị rơi vào những tình
huống mới gặp.
* Sa sút trí tuệ giai đoạn trung gian (10-19 điểm MMSE) Là giai đoạn tiếp
theo trong đó bệnh nhân bắt đầu biểu lộ những biến đổi trong sinh hoạt hàng
ngày như tắm rửa, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân, cụ thể là thực hiện khó khăn
hay khơng thực hiện được các hoạt động này như lúc bình thường. Bệnh nhân
mất hồn tồn khả năng tiếp thu những thơng tin mới, không lưu giữ được các
thông tin chủ yếu về mơi trường xung quanh do đó bị rối loạn định hướng nặng
về không gian và thời gian. Bệnh nhân có thể khơng nhận biết vị trí ngay cả khi
ở trong nhà mình. Bệnh nhân dễ té ngã và gặp các tai nạn trong giai đoạn này.
Các rối loạn hành vi tiếp tục xuất hiện và trở nên nặng hơn. Bệnh nhân có nhiều
hoang tưởng hơn, đặc biệt hoang tưởng bị ám hại do đó càng nghi kỵ người xung
quanh. Các rối loạn hành vi khác cũng được gặp như hung dữ tấn cơng người
khác, tình dục bất thường, kích động khơng điển hình.
* Sa sút trí tuệ giai đoạn nặng (dưới 10 điểm MMSE) Đây là giai đoạn
cuối của diễn biến bệnh trong đó bệnh nhân mất hẳn và toàn bộ các khả năng
sinh hoạt thường ngày, hoàn toàn lệ thuộc vào người khác trong các hoạt động
thường ngày như ăn uống, đại tiểu tiện, tắm rửa và di chuyển. Bệnh nhân mất
mọi thể loại trí nhớ gần và xa, khơng cịn nhận biết được người thân trong gia
đình nữa. Do mất khả năng đi lại nên bệnh nhân nằm liệt giường. Tăng nguy cơ

thiếu dinh dưỡng và tăng nguy cơ viêm phổi do nuốt nhầm do bị mất các cử
động mang tính phản xạ như nhai và nuốt. Sự lệ thuộc hồn tồn vào người khác
có khi đưa bệnh nhân đến tình huống phải vào nhà dưỡng lão. Các biến chứng
của giai đoạn cuối là kiệt nước, thiếu dinh dưỡng, viêm phổi do nuốt nhầm và
loét do tỳ đè, trong chừng mực nào đó có thể phịng ngừa được nhờ chế độ chăm
sóc thật tốt. Nguyên nhân tử vong hay gặp gồm có nhiễm khuẩn đường hơ hấp,
tiết niệu và ngồi da.
1.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đốn sa sút trí tuệ

Hiện nay trên thế giới có một số tiêu chuẩn chẩn đoán cũng như các test
chẩn đoán như: Tiêu chuẩn chẩn đoán SSTT của Tổ chức Y tế thế giới (Phân
6


loại ICD-10 của các rối loạn hành vi và tâm thần), của DSM-IV (Diagnostic
and Statistical Manual of Mental Disorders, Fourth Edition), test vẽ đồng hồ
(Clock Drawing Test), Mini-Cog, MMSE (Mini-Mental State Examination)…
Theo Trần Cơng Thắng, test Mini-Cog có độ nhạy là 88,6%, độ đặc hiệu là
91,4%, test MMSE tương ứng là 90,9% và 93,1% [33].
Theo Khuyến cáo Dự phòng Hoa Kỳ (U.S. Preventive Services Task
Force) thì cơng cụ nghiên cứu tốt nhất là MMSE, ước tính chung qua 14
nghiên cứu (n = 10,185) có độ nhạy là 88,3%, độ đặc hiệu là 86,2% [82].
* MMSE (Trắc nghiệm trạng thái tâm thần tối thiểu - Mini Mental
State Examination):
MMSE đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới [101]
[53] và ở Việt Nam để phát hiện và theo dõi sự suy giảm nhận thức ở người
già. Cần khoảng 10-15 phút để phỏng vấn làm test này. Thang điểm từ 0 đến
30 điểm này đánh giá được các vùng chức năng: định hướng về thời gian và
không gian (10 điểm), sự ghi nhận (3 điểm), sự chú ý và làm tốn (5 điểm), trí
nhớ gần (3 điểm), ngơn ngữ và chức năng thực hiện các hoạt động kết hợp (8

điểm) và cấu trúc thị giác (1 điểm). Tổng cộng: 30 điểm
Có 3 mức độ gợi ý đánh giá tình trạng nhận thức:
- Từ 24 – 30 điểm: Không suy giảm nhận thức;
- Từ 19 – 23 điểm: Suy giảm nhận thức nhẹ;
- Từ 14-18 điểm: Suy giảm nhận thức trung bình;
- Từ 0 đến 13 điểm: Suy giảm nhận thức nặng.
* Tiêu chuẩn chẩn đốn sa sút trí tuệ theo Bảng Phân loại Quốc tế các
Bệnh tật (ICD-10) [3], [8], [26]. (1) Suy giảm trí nhớ ngắn hạn (gần) và trí nhớ
dài hạn (xa). (2) Có ít nhất một trong các bất thường sau: Suy giảm tư duy trừu
tượng; suy giảm phán đoán, nhận xét; các rối loạn khác của chức năng thần kinh
cao cấp; biến đổi nhân cách. (3) Suy giảm quan hệ xã hội và nghề nghiệp do các
rối loạn về trí nhớ và trí tuệ ở trên gây ra. (4) Không xuất hiện trong bối cảnh
đang bị mê sảng. (5) Có sự hiện diện của các yếu tố sau đây:

7


- Có bằng chứng về bất thường thực thể đã gây ra những suy giảm về trí
tuệ và suy giảm về chức năng trí tuệ. Các suy giảm về trí nhớ và chức năng trí
tuệ khơng là hệ quả của một bệnh tâm thần khác.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ theo sách thống kê chẩn đốn các
Rối loạn tâm thần (DSM-IV) [3], [26]. (1) Suy giảm trí nhớ (mất khả năng thu
nhận các thông tin mới và mất khả năng nhớ lại các thông tin vừa mới tiếp
nhận). (2) Có ít nhất một trong các rối loạn nhận thức sau đây:
- Mất ngôn ngữ (không diễn đạt được, không hiểu được).
- Mất vận động hữu ý (không thực hiện được các động tác có được do
huấn luyện, mặc dù không bị liệt).
- Mất nhận thức (mất khả năng nhận biết đồ vật, mặc dù chức năng giác
quan vẫn bình thường).
- Rối loạn chức năng tiến hành các kế hoạch (ví dụ: Lập kế hoạch, tổ

chức, phân chia giai đoạn, trừu tượng hoá). (3) Các suy giảm ở (l) và (2) gây cản
trở lớn cho sinh hoạt thường ngày và giao tiếp xã hội và tình trạng này ngày càng
nặng dần. (4) Các suy giảm trí nhớ và nhận thức xảy đến trong bối cảnh bệnh
nhân không bị mê sảng. (5) Khơng có sự hiện diện của các bệnh khác vốn có có
thể gây ra rối loạn nhận thức (ví dụ: Tâm thần phân liệt, trầm cảm).

1.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ NGƯỜI CAO TUỔI
1.2.1. Người cao tuổi:
Ở hầu hết các nước phát triển, từ 65 tuổi trở lên được coi là người cao
tuổi. Tuy nhiên với nhiều nước đang phát triển thì mốc tuổi này khơng phù
hợp. Hiện tại chưa có một tiêu chuẩn thống nhất cho các quốc gia, Liên Hợp
quốc chấp nhận mốc để xác định dân số già là từ 60 tuổi trở lên trong đó phân
ra làm ba nhóm: 60-69 tuổi, 70-79 tuổi và từ 80 tuổi trở lên [28].
Theo Luật Người cao tuổi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
người cao tuổi là người từ đủ 60 tuổi trở lên [27].
1.2.2. Sự thoái triển chức năng của người cao tuổi [16]:

8


Nhìn chung, các cơ quan thực hiện mau già hơn các hệ thống phối hợp
chức năng, nhất là các hệ thống đảm bảo sự hằng định nội môi. Các cơ quan
gồm phần lớn các tế bào khơng đổi mới thì bắt đầu thoái hoá chức năng sớm
hơn các cơ quan khác. Trong cùng cơ thể, sự lão hóa khác nhau giữa các cơ
quan. Trong cơ thể, các hệ thần kinh, tâm thần có những biến đổi:
Hệ thần kinh: Hệ thần kinh già hóa rất sớm, ngay cả trước khi kết thúc
thời kỳ tăng trưởng. Sự thối triển nơron khơng đồng đều, rõ nhất là giảm lớp
ngang của đôi gai và tế bào tháp ở vùng trước trán và vùng trên của vỏ não
thái dương. Ở vùng dưới vỏ nhất là vùng dưới đồi, do có sự lắng đọng
lipofuscin, biến đổi thành phần các chất trung gian hóa học và men tham gia

vào việc tổng hợp và giáng hóa các chất trung gian đó. Tiểu não, nhân trước
của đồi thị cũng bị thối hóa khá sớm.
Các giác quan: Sau 30 tuổi mới đo được sự hóa già. Khả năng thích
nghi với ánh sáng yếu đi. Sau 40 tuổi, bắt đầu có giảm nhạy cảm của các cảm
thụ thể sờ của da bàn tay, giảm nhạy cảm vị giác.
Hoạt động tinh thần: Sau 30 tuổi thì trí nhớ, khả năng tiếp thu cái mới,
khả năng tư duy trừu tượng đều bị giảm. Nhưng sự luyện tập, kinh nghiệm có
thể làm thay đổi các kết quả ở người cao tuổi, thậm chí có trường hợp lại tăng
lên.
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SA SÚT TRÍ TUỆ TRÊN THẾ GIỚI
Theo kết quả dự báo của Nghiên cứu Delphi [67], hiện tại trên tồn thế
giới có khoảng 24,3 triệu người mắc sa sút trí tuệ, mỗi năm có thêm 4,6 triệu
trường hợp mắc mới. Theo dự báo, cứ hai mươi năm, số người mắc sa sút trí tuệ
sẽ tăng lên gấp đơi và như vậy đến năm 2040 ước sẽ có 81,1 triệu người mắc sa
sút trí tuệ. Hầu hết số người này sống ở các nước đang phát triển (khoảng 60%
năm 2001 và sẽ tăng lên 71% vào năm 2040). Tốc độ tăng không giống nhau,
trong khi ở châu Âu trong khoảng thời gian 2001-2040 chỉ tăng 100%, thì một số
vùng, ví dụ như Ấn Độ sẽ tăng trên 300%. Một phân tích dự báo khác của Trung
tâm Nghiên cứu Lão khoa tại Viện Karolinska, Thụy Điển [13], cũng cho kết quả

9


tương tự: Năm 2000, trên thế giới có 25 triệu người mắc sa sút trí tuệ, trong đó
46% sống ở châu Á, 30% ở châu Âu và 12% ở Bắc Mỹ, 2% sống ở các nước
kém phát triển. Tỷ lệ mắc tồn bộ sa sút trí tuệ ở người trên 65 tuổi là 5,1%
(chiếm khoảng 0,5% tổng dân số). Số trường hợp mắc mới sa sút trí tuệ năm
2000 là 4,6 triệu người. Nghiên cứu cũng dự báo số người già mắc sa sút trí tuệ
sẽ tăng từ 25 triệu người năm 2000 lên 63 triệu năm 2030 (41 triệu ở các nước
đang phát triển) và 114 triệu năm 2050 (84 triệu ở các nước đang phát triển).

Ở Nhật Bản, Yamada M. và cộng sự [110] nghiên cứu trên 637 nam và
1.585 nữ từ 60 tuổi trở lên trong khuôn khổ Nghiên cứu Sức khoẻ người trưởng
thành (Adult Health Study/AHS) tại Hiroshima và Nagasaki. Chẩn đốn sa sút trí
tuệ sử dụng tiêu chuẩn DSM III/R. Kết quả cho thấy tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ
là 7,2%. Tỷ lệ bệnh Alzheimer là 2% ở nam giới và 3,8% ở nữ giới. Tỷ lệ sa sút
trí tuệ do mạch máu là 2% ở nam giới và 1,8% ở nữ giới. Ở Hoa Kỳ, một nghiên
cứu tiến cứu được tiến hành từ năm 1994 [55], trên các đối tượng là những người
trên 65 tuổi sống tại cộng đồng, không mắc sa sút trí tuệ. Khám định kỳ được
tiến hành hai năm một lần. Kết quả cho thấy tỷ lệ mới mắc của bệnh Alzheimer
là 0,28% (nhóm tuổi 65-69) tăng lên 5,61% (nhóm tuổi trên 90). Tỷ lệ mới mắc
của bệnh Alzheimer tăng lên gần gấp ba ở nhóm tuổi 80-84 so với nhóm tuổi 7579. Khơng có sự khác nhau về giới tại thời điểm khởi phát bệnh. Học vấn càng
cao thì liên quan mắc bệnh Alzheimer càng giảm. Ở Pháp, nghiên cứu thuần tập
PAQUID [62] ở 1.461 người trên 75 tuổi cho thấy 17,8% đối tượng mắc sa sút trí
tuệ, 38,5% số này sống trong các trung tâm dưỡng lão. Bệnh Alzheimer là
nguyên nhân chủ yếu của sa sút trí tuệ, chiếm 79,6%. Ở Italia, Prencipe M. và
cộng sự [90] đã nghiên cứu 1.147 người trên 65 tuổi cho thấy tỷ lệ hiện mắc sa
sút trí tuệ là 8% và suy giảm nhận thức nhẹ là 27,3%. Khơng có sự khác biệt
giữa nam và nữ. Bệnh Alzheimer chiếm 64%, sa sút trí tuệ do mạch máu chiếm
27% và các thể sa sút trí tuệ khác là 9%. Những người học vấn thấp có tỷ lệ mắc
bệnh cao hơn những người học vấn cao. Ở Hà Lan, nghiên cứu trên 7.528 người
từ 55 đến 106 tuổi [74], thấy tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ là 6,3%. Tỷ lệ này thay
đổi từ 0,4% ở nhóm tuổi 55-59 lên 43,2% ở nhóm tuổi trên 95. Trong đó bệnh

10


Alzheimer chiếm tới 72%; sa sút trí tuệ do mạch máu chỉ chiếm 16%; sa sút trí
tuệ ở bệnh nhân Parkinson là 30,6%; sa sút trí tuệ khác là 24,5%.
Ở Ấn Độ, các tác giả [67] đã tiến hành nghiên cứu 750 người trên 60 tuổi
sống tại cộng đồng ngoại ô thành phố Madras, miền Nam Ấn Độ. Các tác giả sử

dụng thang điểm đánh giá trạng thái tâm trí MSS (Mental State Schedule). Kết
quả cho thấy tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ là 3,5%. Tỷ lệ này tăng rõ rệt theo tuổi,
được đánh giá là cao hơn các vùng thành thị. Ở Trung Quốc, Zhang My và cộng
sự [112] nghiên cứu 5.055 người trên 65 tuổi tại Thượng Hải cho thấy tỷ lệ hiện
mắc sa sút trí tuệ là 4,6%, bệnh Alzheimer chiếm 65%. Tuổi cao, giới nữ và học
vấn thấp là các yếu tố nguy cơ độc lập của sa sút trí tuệ. Một nghiên cứu khác
của Wang W và cộng sự [105] tiến hành tại một vùng nông thôn Bắc Kinh trên
5.003 người trên 60 tuổi cho thấy tỷ lệ mắc toàn bộ sa sút trí tuệ là 2,68%; Tỷ lệ
này là 3,49% ở nhóm trên 65 tuổi. Tỷ lệ sa sút trí tuệ do mạch máu là 1,37% và
sa sút trí tuệ khác (kể cả thể hỗn hợp) là 0,27%. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ nói
chung và bệnh Alzheimer nói riêng tăng theo tuổi, nữ giới mắc nhiều hơn nam,
nhưng sự khác biệt khơng rõ với sa sút trí tuệ do mạch máu. Ở Hàn Quốc, Woo
JI và cộng sự [109] đã tiến hành một nghiên cứu cắt ngang tại Yonchon. 1.674
người trên 65 tuổi được sàng lọc bằng thang điểm MMSE-K. Kết quả cho thấy tỷ
lệ hiện mắc sa sút trí tuệ là 9,5% (8,8% ở nam và 9,9% ở nữ); bệnh Alzheimer là
3,2% ở nam và 5,3% ở nữ, sa sút trí tuệ do mạch máu tương ứng là 3,1% và
2,1%. Sử dụng tiêu chuẩn DSM-III/R cho thấy tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer nhẹ,
vừa và nặng lần lượt là 3,4%, 0,7% và 0,5%.
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SA SÚT TRÍ TUỆ TẠI VIỆT NAM
Năm 2001, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia đã tiến hành nghiên cứu
một quần thể gồm 8.965 người thuộc hai phường của thành phố Thái Nguyên,
trong đó có 727 người trên 60 tuổi. Kết quả cho biết tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ
ở người cao tuổi là 7,9%, tỷ lệ này tăng rõ rệt theo tuổi (4,2%, 10,6%, 16,6%
tương ứng với các nhóm tuổi 60-69, 70-79, và trên 80 tuổi [24].
Ở Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại các nghiên cứu chuyên sâu về sa sút trí
tuệ cịn ít. Năm 2005, Bệnh viện Lão khoa Trung ương thành lập Đơn vị nghiên

11



cứu về trí nhớ và sa sút trí tuệ với nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu đặc điểm sa
sút trí tuệ ở Việt Nam, biện pháp điều trị và quản lý bệnh nhân. Nghiên cứu tỷ lệ
hiện mắc và một số yếu tố nguy cơ đến sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại huyện
Ba Vì (Hà Nội), Phạm Thắng và cộng sự cho thấy tỷ lệ hiện mắc điểm sa sút trí
tuệ ở người cao tuổi trên 60 tuổi là 4,63% [8]; tỷ lệ hiện mắc suy giảm nhận thức
nhẹ là 1,4% [4]. Nguyễn Thanh Vân, Phạm Thắng, Lê Quang Cường, Tạ Thành
Văn nghiên cứu lâm sàng cho thấy tỷ lệ sa sút trí tuệ sau nhồi máu não chiếm
12,3% [52], suy giảm nhận thức nhẹ sau nhồi máu não là 47% [37]. Phạm Thắng
và cộng sự [38] ứng dụng trắc nghiệm năm từ trong khám sàng lọc suy giảm
nhận thức ở Hải Dương cho biết tỷ lệ giảm trí nhớ của người cao tuổi ở phường
Ngọc châu (Hải Dương) là 23,1%, nam cao hơn nữ và tỷ lệ thuận theo tuổi. Đánh
giá chức năng nhận thức ở người cao tuổi Việt Nam trên 60 tuổi bằng một số trắc
nghiệm thần kinh - tâm lý, Phạm Thắng và cộng sự [1], [31] cho thấy điểm trung
bình của trắc nghiệm trí nhớ hình tăng theo học vấn, giảm theo tuổi. theo nghiên
cứu tương tự của Nguyễn Thành Long (2017) cho biết tỷ lệ suy giảm nhận thức
ở NCT là 31,7%, trong đó nặng 5,7%, trunh bình 9,2%, nhẹ 16,8% [21]. Nghiên
cứu về rối loạn nhận thức ở bệnh nhân mắc bệnh Parkinson tại Viện Lão khoa
Quốc gia, Phạm Thắng và cộng sự cho kết quả: Tỷ lệ rối loạn nhận thức chiếm
41,86% các bệnh nhân mắc bệnh Parkinson, trong đó 88,9% mắc sa sút trí tuệ và
11,1% mắc suy giảm nhận thức nhẹ [13]. Tóm lại, ở trong nước, cho đến thời
điểm hiện tại, ngoài một vài nghiên cứu lâm sàng bệnh Alzheimer nêu trên chưa
có nhiều các số liệu về dịch tễ học sa sút trí tuệ [8].
1.5. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA SA SÚT TRÍ TUỆ
1.5.1. Các yếu tố cá nhân, gia đình, tâm lý-xã hội và nếp sống
- Các yếu tố thuộc cá nhân và gia đình như: tuổi, giới tính, tiền sử gia
đình có người mắc sa sút trí tuệ đã được rất nhiều nghiên cứu tìm ra mối liên
quan với sa sút trí tuệ [102].
+ Tuổi: SSTT có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi nào nhưng hiếm gặp ở tuổi dưới
60. Người cao tuổi càng nhiều tuổi thì khả năng mắc SSTT càng cao. SSTT tăng
gấp đôi sau mỗi độ 5 năm ở lứa tuổi trên 60. Tỷ lệ bệnh ở người từ 65 tuổi trở

lên là khoảng 5 đến 10%; trên 80 tuổi là 20% và trên 90 tuổi có thể đến 47%.
Người ta chưa chứng minh được nguyên nhân của sự tăng tỷ lệ đó là do lão hóa
não hay vì những bệnh và những sự kiện phổ biến ở tuổi già [32], [102]. Các
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ mắc SSTT ở nữ giới cao hơn nam giới [24],
[102]. Điều này được giải thích là do nữ giới có tuổi thọ cao hơn nam giới nên

12


nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy bệnh
Alzheimer gặp nhiều ở nữ giới, còn SSTT mạch máu gặp nhiều ở nam giới [70].
+ Về mối liên quan với tiền sử gia đình, người ta nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh
cao hơn ở những người có họ hàng gần với người mắc SSTT. Hiệp hội nghiên
cứu bệnh Azheimer đã báo cáo rằng những người mắc hội chứng Down có tỷ lệ
tiến triển bệnh ở tuổi trung niên cao hơn. Điều này có thể do sự khác biệt về
gien. Một số nghiên cứu tìm ra một số tiền liên quan trên nhiễm sắc thể 1, 14, 21
[19], [78]. Con có bố hoặc mẹ mang gien đột biến có khoảng 50% nguy cơ khởi
phát bệnh Azheimer sớm. Tuy nhiên vẫn chưa có một đáp án chính xác về mối
liên quan này.
+ Các yếu tố tiền sử bệnh tật: Một số nghiên cứu đã tìm ra yếu tố nguy cơ
của SSTT là đái tháo đường, tăng huyết áp, tai biến mạch não, chấn thương sọ
não, bệnh Parkinson... [70], [78]. Các nghiên cứu cho thấy xấp xỉ 1/3 những
người sống sót đến tháng thứ ba sau tai biến mạch não mắc SSTT [39]; tỷ lệ mắc
SSTT cao hơn ở những người có tiền sử bị chấn thương sọ não hay bệnh
Parkinson. Người già bị trầm cảm có nguy cơ mắc SSTT cao hơn từ hai đến ba
lần so với dự kiến. Tuy nhiên người ta vẫn chưa biết liệu trầm cảm là một nhân
tố gây bệnh hay chỉ đơn giản là một triệu chứng của SSTT.
- Các yếu tố tâm lý - xã hội: Các nghiên cứu dịch tễ đã gợi ý rằng một số
yếu tố tâm lý - xã hội như học vấn, hoạt động xã hội, giải trí, hoạt động thể lực
có vai trị nhất định trong phát triển SSTT.

+ Học vấn: Tỷ lệ mắc SSTT ở những người có trình độ văn hóa thấp lớn
hơn ở những người có trình độ cao [78]. Hiện vẫn chưa rõ do giáo dục hay các
nguyên nhân khác. Một khả năng nữa là trình độ học vấn cao có thể làm giảm sự
bắt đầu của SSTT. Nếu trình độ học vấn là yếu tố nguy cơ của SSTT thì đó có
thể là một trong những lý do để giải thích tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở phụ nữ trong
những người từ 60 trở lên [94], thường có trình độ văn hóa thấp hơn nam giới
cùng tuổi. Tuy nhiên cùng với các nhân tố khác, người có trình độ văn hóa cao
vẫn có thể mắc SSTT ở tuổi già. Có bằng chứng rõ rệt gợi ý rằng mù chữ và học
vấn thấp có liên quan mắc SSTT và bệnh Alzheimer cao hơn [80]. Người ta đã

13


đưa ra giả thuyết dự trữ nhận thức: Giáo dục có thể kích thích các cơ chế bù trừ
về chức năng nhận thức [97]. Những người có dự trữ cao cần có nhiều tổn
thương kiểu Alzheimer hoặc những thay đổi mạch máu để có thể biểu hiện thành
hội chứng SSTT. Tuy nhiên, học vấn không chỉ là một yếu tố chỉ điểm của kích
thích nhận thức, mà cịn phản ánh những tình huống khi trẻ, chỉ số thơng
minh, tình trạng kinh tế - xã hội. Một cách giải thích nữa là những người có
học vấn thấp sẽ dễ được chẩn đốn lâm sàng là SSTT hơn là những người có
học vấn cao [77].
+ Hoạt động xã hội: Các nghiên cứu dọc [97] cho thấy mạng lưới tổ chức
xã hội kém hoặc cách ly xã hội có liên quan đến suy giảm nhận thức và SSTT
[75]. Liên quan SSTT tăng lên ở những người già bị cô lập về mặt xã hội, ít tiếp
xúc với người thân và bạn bè. Các tổ chức xã hội cung cấp sự hỗ trợ xã hội tốt
hơn, kích thích tinh thần và trí thơng minh có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ thơng
qua con đường hành vi, tâm lý và sinh lý.
+ Hoạt động giải trí: Các nghiên cứu quan sát cho thấy những người càng
tham gia tích cực các hoạt động kích thích tâm trí càng ít mắc SSTT. Những
người ít tham gia hoạt động xã hội khi về già và giảm tham gia hoạt động xã hội

từ tuổi trung niên đến tuổi già có liên quan mắc SSTT cao gấp đơi. Do sự khác
nhau về văn hố và sở thích cá nhân về các hoạt động, có thể sử dụng thang điểm
để tổng hợp các hoạt động khác nhau. Dự án Kungshulmen đã xây dựng một
thang điểm bốn cấp để xác định các yếu tố tinh thần, xã hội và thể lực của mỗi
hoạt động và thử nghiệm ở người già. Kết quả cho thấy điểm cao ở hai trong ba
thành phần này phối hợp với giảm rõ rệt liên quan SSTT [93].
+ Hoạt động thể lực: Một tổng hợp phân tích gần đây [46] cho thấy hoạt
động thể lực có liên quan đến giảm SSTT. Luyện tập đều đặn, ngay cả các hoạt
động thể lực có cường độ thấp như đi bộ cũng phối hợp với giảm SSTT và suy
giảm nhận thức. Tác dụng bảo vệ rõ rệt của luyện tập thể lực đều đặn cũng đã
được báo cáo, đặc biệt ở những người mang gien APOE4. Lợi ích của các
chương trình luyện tập thể lực ngắn hạn lên chức năng nhận thức vẫn chưa được

14


×