Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Khoa hoc lanh dao_Doi moi tu duy va hieu qua lanh dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.8 KB, 20 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VIỆN …………………………..

BÀI THU HOẠCH
MÔN: KHOA HỌC LÃNH ĐẠO

ĐỔI MỚI TƯ DUY VÀ HIỆU QUẢ LÃNH ĐẠO

Họ và tên học viên: ………………..
Mã số học viên : ……………….
Lớp : …………………………………………..
Khóa học : ………………….

Thái Nguyên - ………………..


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
NỘI DUNG................................................................................................................... 2
1. Đổi mới tư duy và hiệu quả lãnh đạo......................................................................2
2. Các yêu cầu đối với đổi mới tư duy và hiệu quả lãnh đạo......................................5

2.1. Biện chứng, kết hợp lý luận và thực tiễn................................................5
2.2. Đổi mới tư duy có tính chiến lược..........................................................7
2.3. Tư duy có tính độc lập..........................................................................10
2.4. Tư duy có tính sáng tạo và đổi mới......................................................11
3. Con đường đổi mới tư duy và hiệu quả lãnh đạo ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên..................................................................................................................... 12

3.1. Trải nghiệm thực tiễn...........................................................................12
3.2. Phát huy dân chủ và tổ chức quá trình học tập tập thể.......................13


3.3. Đào tạo, bồi dưỡng...............................................................................14
3.4. Tương tác, giao lưu xã hội...................................................................15
3.5. Hành động của cá nhân lãnh đạo có vai trị hình mẫu........................15
KẾT LUẬN................................................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................17


MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hoạt động lãnh đạo xã hội thời kỳ hậu công nghiệp, thời
đại của công nghệ thông tin, nền kinh tế đã và đang chuyển sang kinh tế tri thức,
xã hội vận động, phát triển với tốc độ nhanh, vai trò của lãnh đạo ngày càng được
nhấn mạnh hơn bao giờ hết. Cơ hội cũng như các thách thức đặt ra từ bối cảnh đó
cũng chỉ ra một thực tế là việc xác định tương lai, hình dung và định dạng tương
lai cũng như quá trình triển khai cách thức tiến đến tương lai của một tổ chức, một
cộng đồng hay một quốc gia khơng cịn phụ thuộc vào may rủi mà ngày càng phụ
thuộc nhiều hơn vào cách thức lãnh đạo. Chất lượng tương lai là hệ quả trực tiếp
của quá trình lãnh đạo mà trước nhất là của quá trình tư duy và hành động có chủ
đích.
Như vậy, có thể thấy rằng tư duy lãnh đạo là q trình nhận thức về bản
chất, tính quy luật và xu hướng của quá trình vận động, phát triển của tổ chức
trong sự vận động, thay đổi của mơi trường bên ngồi tổ chức và về cách thức
và mục tiêu lãnh đạo.
Tác động của công nghệ số đã giúp chúng ta thấy rõ điểm nghẽn và cản
trở đến tư duy đổi mới, tính sáng tạo chính là sự bảo thủ và tính cục bộ của từng
bộ, ngành, địa phương. Chính vì vậy, sự đổi mới, cách tân được coi là một khoa
học và cần sự phối hợp thực thi của hệ thống các giải pháp. Trong đó, từ góc độ
nghiên cứu của tổ chức xã hội để phân tích dữ liệu, so sánh cách hành xử, hành
vi trong xã hội đối với việc cách tân, đổi mới trong hệ thống. Tiếp đó là lãnh đạo
bằng những chuẩn mực; thực hiện cải cách thủ tục hành chính và coi đây là giải
pháp quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nhà lãnh đạo chính là nhạc trưởng cho sự cách tân, đổi mới và luôn đặt ra
câu hỏi phải làm gì? Người lãnh đạo trong kỷ nguyên chuyển đổi số cần phải là
người tạo được động lực, có tri thức, tạo thuận lợi cho tri thức, chia sẻ tri thức,
tạo được nền tảng cho tri thức, xây dựng được mối quan hệ phối hợp thực hiện
các giải pháp tổng thể để thực hiện cách tân, đổi mới. Chính vì vậy đổi mới tư


2
duy quản lí là một nhiệm vụ quan trọng nhằm mang lại hiệu quả quản lí trong
q trình xây dựng và phát triển kinh tế - hội trong thời kỳ mới.
NỘI DUNG
Tư duy lãnh đạo liên quan đến quá trình trừu tượng hóa, phân tích và tổng
hợp các phản ánh (hình ảnh) qua lăng kính cá nhân hay nói ngắn gọn là sự nhận
thức về hoạt động lãnh đạo và quá trình lãnh đạo.
1. Đổi mới tư duy và hiệu quả lãnh đạo
Thứ nhất, tư duy về các vấn đề lãnh đạo, các thách thức lãnh đạo: Tư duy
lãnh đạo của người lãnh đạo và để lãnh đạo, trước nhất liên quan đến năng lực
phân biệt và đặt ưu tiên cho các vấn đề lãnh đạo đúng tầm thay vì tư duy và giải
quyết các vấn đề vụn vặt.
Thứ hai, tư duy về bối cảnh lãnh đạo: Bối cảnh lãnh đạo bao gồm nhiều
thành tố, nhiều xu hướng và các động thái liên quan, phụ thuộc vào nhau một
cách phức tạp. Việc sơ đồ hóa và tìm kiếm các giải pháp lãnh đạo không thể bỏ
qua yếu tố này nếu không muốn rơi vào bệnh chủ quan (cần tư duy chiến lược),
duy ý chí, hay bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa (cần kết hợp tư duy thực tiễn với tư
duy lý luận).
Thứ ba, tư duy về (bản thân) người lãnh đạo: Tư duy lãnh đạo liên quan
đến nhận thức về vị trí, vai trị của hoạt động lãnh đạo và người lãnh đạo, các
yêu cầu hay trông đợi đối với quá trình lãnh đạo; các nỗ lực lý giải và hiện thực
hóa mối quan hệ phù hợp giữa cá nhân và tập thể trong quá trình lãnh đạo.
Dựa trên cách quan niệm về sứ mệnh của lãnh đạo và yêu cầu đối với đội

ngũ lãnh đạo mà người lãnh đạo cân nhắc lựa chọn và thực hiện các phương
thức, kỹ thuật, kỹ năng giải quyết các vấn đề một cách đa dạng và linh hoạt
nhưng vẫn đảm bảo những nguyên tắc nhất định.
Quan trọng hơn, tư duy về người lãnh đạo là nền tảng để tư duy về mục
đích lãnh đạo, nhất là lãnh đạo xã hội: Hiểu biết về bản chất hoạt động lãnh đạo
và về sứ mệnh của lãnh đạo chính là một điều kiện then chốt để các nỗ lực lãnh


3
đạo khơng chỉ xoay quanh lợi ích cục bộ của nhóm thân hữu, mà vì lợi ích cơng
cộng, lợi ích tập thể, trong đó sự sống cịn, phồn thịnh của cộng đồng là điều
kiện cho sự thỏa mãn các lợi ích cá nhân một cách chính đáng và bền vững.
Thứ tư, tư duy về quá trình lãnh đạo: Trước nhất, tư duy lãnh đạo nhận
thức rằng lãnh đạo là một quá trình, với những yếu tố đầu vào, đầu ra, bối cảnh
và mơi trường. Q trình đó đi theo (đồng thời tạo ra) những xu hướng nhất
định, đồng thời chấp nhận những yếu tố ngẫu nhiên, bất ngờ. Chính vì lãnh đạo
trên thực tiễn là một quá trình nên tư duy về q trình lãnh đạo cịn bao gồm cả
vai trò của khoa học, lý luận đối với thực tiễn lãnh đạo…
Thứ năm, tư duy về đối tượng và phương thức lãnh đạo: Tư duy lãnh đạo,
được biểu hiện thành ngơn từ khoa học, chính sách hay hành động thực tiễn, cho
đến nay vẫn khơng ngừng tìm kiếm cách phản ảnh đúng đắn nhất và đúng bản
chất nhất về đối tượng lãnh đạo.
Hiểu bản chất hoạt động lãnh đạo và có tư duy lãnh đạo là khi cá nhân
khơng chỉ tập trung vào mục tiêu, mối quan tâm hay năng lực của bản thân mà
còn của đối tượng lãnh đạo và các bên liên quan khác, cả khu vực công và khu
vực tư, khu vực phi chính phủ và cộng đồng...
Nhận thức đúng các mặt này sẽ cung cấp cơ sở cho việc lý giải và tác
động đến động lực, động thái của các bên liên quan; đồng thời có ý nghĩa quan
trọng đến lựa chọn phương thức tác động, ảnh hưởng đến đối tượng; đến việc đo
lường và tự đo lường hiệu quả lãnh đạo.

Ở cả 3 cấp độ của lãnh đạo: lãnh đạo đại hệ thống (như quốc tế, khu vực,
quốc gia, ngành, lĩnh vực hay địa phương), lãnh đạo tổ chức (như cơ quan, đơn
vị) và lãnh đạo cá nhân và liên cá nhân (bao gồm tự lãnh đạo và lãnh đạo nhóm),
lãnh đạo đều là một hệ thống các nỗ lực tác động một cách có mục đích, có định
hướng, có tính chủ động đến các bên liên quan và các quá trình xã hội.
Tác động của hoạt động lãnh đạo được đo lường bằng mức độ thay đổi
của bối cảnh, môi trường, của đối tượng lãnh đạo, cũng như chính mức độ tự
thay đổi của chủ thể lãnh đạo.


4
Tuy nhiên, quá trình lãnh đạo phải đối mặt với rất nhiều hạn chế về năng
lực, thời gian để tạo ra thay đổi trong chính hệ thống của mình và tạo ra các
chuyển biến tích cực trong xã hội thơng qua cộng hưởng trong tư duy và cộng
lực trong hành động. Đồng thời, quá trình này diễn ra với rất nhiều trở ngại,
thậm chí mâu thuẫn, nghi ngờ và chống đối. Vậy, làm thế nào để duy trì sự tập
trung và huy động được năng lượng và cam kết một cách lâu dài? Các nỗ lực
đơn lẻ, tùy tiện, ngẫu hứng đều không phải là một câu trả lời xác đáng. Q trình
lãnh đạo địi hỏi một sự suy nghĩ một cách kỹ càng, thấu đáo, không chỉ ở một
cá nhân mà cịn cả trong tập thể. Đó là khía cạnh đóng góp giá trị của tư duy nói
chung và tư duy lãnh đạo nói riêng.
Năng lực tư duy lãnh đạo sẽ quyết định cách thức tiếp cận, cách giải
quyết vấn đề và kết quả giải quyết các vấn đề lãnh đạo. Nói cách khác, tư duy
lãnh đạo -liên quan đến nhận thức về sứ mệnh, mục tiêu và cách thức đạt được
mục tiêu lãnh đạo luôn là một điều kiện đầu vào tất yếu của quá trình lãnh đạo.
Tư duy lãnh đạo đóng một số vai trị quan trọng đối với quá trình và kết
quả lãnh đạo như sau:
Một là, tư duy lãnh đạo định hướng hành động lãnh đạo: Tư duy lãnh đạo
là quá trình nhận thức về thế giới, về quá trình lãnh đạo, kết nối các biến số của
môi trường với nhu cầu và ý định của bản thân để từ đó có một hình dung về vấn

đề lãnh đạo và cách quyết định hành động nhất định. Nói cách khác, trên cơ sở
tư duy lãnh đạo, quá trình lãnh đạo với các mục tiêu, hoạt động,… được thiết kế
và triển khai cụ thể trên thực tiễn.
Hai là, tư duy lãnh đạo là thước đo trách nhiệm và năng lực lãnh đạo: Tư
duy lãnh đạo đạo là tấm gương phản ảnh cách thức đội ngũ lãnh đạo nhận thức
về trách nhiệm và sứ mệnh, vị trí và quyền lực của mình trong các quá trình,
quan hệ xã hội.
Tư duy lãnh đạo không bất biến và cũng khơng tạo ra các kết quả bất biến.
Q trình tư duy liên tục dẫn đến những nhận thức khác nhau và sự thay đổi
nhận thức về thực tiễn lãnh đạo. Bản thân sự khác biệt đó là chỉ số đánh giá mức


5
độ cam kết, năng động, trách nhiệm và khả năng học hỏi của lãnh đạo trong tính
đa dạng và thay đổi của bối cảnh, môi trường và đối tượng lãnh đạo. Tư duy
lãnh đạo, do vậy là sự phản ảnh rõ nét nhất về mức độ cải thiện trong cách lãnh
đạo.
Ba là, tư duy lãnh đạo cũng là cơ hội tự nhận thức của đội ngũ lãnh đạo:
Không ngừng tư duy và đổi mới tư duy về bản thân trong mối quan hệ với bối
cảnh, mục tiêu lãnh đạo là một công cụ, một cơ hội để đội ngũ và cá nhân mỗi
lãnh đạo định vị và định vị lại bản thân trong mỗi bối cảnh, hoàn cảnh lãnh đạo cụ
thể.
2. Các yêu cầu đối với đổi mới tư duy và hiệu quả lãnh đạo
2.1. Biện chứng, kết hợp lý luận và thực tiễn
Thơng qua q trình quan sát, trải nghiệm, rút kinh nghiệm, với tư duy
kinh nghiệm, đội ngũ lãnh đạo có thể rút ra những kết luận tương đối chính xác
về sự vật, hiện tượng.
Tuy nhiên, các kết luận đó chủ yếu trên nền các hiện tượng, quá trình hay
sự kiện riêng lẻ, rời rạc để rút ra được các tri thức kinh nghiệm cho nên không
thể khái quát được mối liên hệ bản chất, tất yếu của các sự vật, hiện tượng. Cách

tư duy đó, do vậy, không nhận diện được sự khác biệt nếu những sự kiện, quá
trình tương tự xảy ra với các biến số về mơi trường, điều kiện khác với những gì
họ được quan sát hay trải nghiệm. Tính cứng nhắc, rập khn, máy móc, trực
quan cảm tính trong phân tích, đánh giá tình hình, đi kèm với những hạn hẹp về
hiểu biết và ứng dụng khoa học và công nghệ là một nguyên nhân dẫn tới các
thất bại trong ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định lãnh đạo.
Trong cách tư duy kiểu kinh nghiệm, tính khoa học trong khái quát không
cao; các phương pháp và thao tác tư duy được hình thành một cách tự phát, dựa
trên những nếp nghĩ quen thuộc, mang tính kinh nghiệm. Chính vì vậy, yếu tố
dự báo và tính đáng tin cậy của phán đốn đối với những bối cảnh chưa có tiền
lệ hoặc đa dạng là không cao.


6
Nói ngắn gọn, tư duy kinh nghiệm là một trình độ tư duy thể hiện năng lực
trừu tượng hóa nhưng cịn ở trình độ thấp, mức độ khái qt hiện thực còn hạn
chế.
Đi liền với tư duy kinh nghiệm thường là tư duy kiểu duy tâm - nhận thức
một cách chủ quan, duy ý chí về các quy luật khách quan chi phối sự biến đổi
của đời sống xã hội. Trong khi đó, tư duy kiểu biện chứng duy vật là phương
pháp đỉnh cao của phương pháp tư duy khoa học, cho phép khái quát, giải thích
một cách khoa học về các quá trình vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội
thông qua việc chủ thể nhận thức bản chất của sự vật, hiện tượng, thay vì chỉ
nhận diện cái bề ngồi, có tính hiện tượng hay ngẫu nhiên; nghiên cứu sự việc,
hiện tượng, q trình khơng chỉ với tư cách là cái đang tồn tại, hiện diện mà nỗ
lực nhận diện được xu hướng vận động của nó.
Tư duy lý luận, hay tư duy khoa học là năng lực tư duy một cách khoa
học, sáng tạo trong sử dụng các khái niệm để phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu
tượng hóa hiện thực. Tri thức có được từ tư duy lý luận là sự phản ảnh hiện thực
để rút ra các quy luật có tính khái qt, hệ thống, mang tính lơgíc chặt chẽ, hệ

thống, phù hợp với quy luật khách quan của hiện thực. Nó tìm cách phản ánh
các thuộc tính, các mối liên hệ có tính bản chất, tất yếu, tính quy luật của các
hiện tượng, quá trình xã hội. Tư duy lý luận cung cấp một tiếp cận có tính khái
qt, tổng thể tồn vẹn về đối tượng trong tính chỉnh thể của sự tồn tại, vận động
và phát triển. Tư duy lý luận có khả năng phản biện sâu sắc, có khả năng dự báo
khoa học về xu hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Trong khái quát hóa, lý luận hóa, dựa trên các phương pháp lô gic, chủ thể
nhận thức hình thành các tri thức lý luận. Phương pháp tư duy logic nhận thức
lý tính, sử dụng các hình thức cơ bản như khái niệm, phán đoán, suy luận cùng
các thao tác logic nhằm sản xuất các tri thức mới với mục đích phản ánh ngày
càng sâu sắc hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn về hiện thực khách quan. Các thao
tác tư duy được khái quát thành các phương pháp (cụ thể) của tư duy như quy
nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp,...


7
Lãnh đạo là quá trình hình dung, thảo luận, hành động, và thay đổi cách
thức tư duy và hành động. Các nhà lãnh đạo khái quát hóa các sự kiện, hiện
tượng hay trải nghiệm riêng lẻ để tìm hiểu tính quy luật và kiểm chứng các
(tính) quy luật để tìm kiếm cách thức hành động hiệu quả hơn. Theo nghĩa đó,
bản thân sự thực hành lãnh đạo có logic gần gũi với quá trình nghiên cứu khoa
học và là một quá trình thực hành và học tập một cách liên tục và sáng tạo.
Cũng cần nhấn mạnh rằng, tư duy lý luận, bản thân nó, có tính khoa học, dựa
trên nền tảng các đặc tính của khoa học, được khái qt hóa và kiểm định, chứ
khơng phải là một “mớ lý thuyết” thuần túy được nhắc lại. “Sẽ là ngộ nhận nếu cho
rằng khoa học biệt lập với bối cảnh xã hội, văn hóa và q trình phát triển”.
Bên cạnh đó, bản chất q trình tư duy của con người cũng đã gắn với tính
thực tiễn, hành động. Tư duy chỉ nảy sinh và tồn tại trong một mối liên hệ không
thể tách rời khỏi hoạt động lao động và ngơn ngữ. Hơn nữa, vì lãnh đạo mà một
q trình, một phạm trù có tính thực tiễn nên tư duy lãnh đạo cần có tính khách

quan, thực chứng. Điều đó có nghĩa là tư duy lý luận khơng phải là việc “tầm
chương, trích cú” mà q trình lý luận hóa phải dựa trên nền hoạt động thực tiễn.
Nói cách khác, cơ sở của tư duy lý luận bao gồm cả kiến thức lý luận và kiến thức
thực tiễn.
Kết hợp tư duy lý luận và thực tiễn là tổng hợp những phẩm chất trí tuệ đáp
ứng yêu cầu nhận thức thế giới và đảm bảo cho hành động sáng tạo của người lãnh
đạo.
2.2. Đổi mới tư duy có tính chiến lược
Phát triển nói chung hay hiệu quả lãnh đạo nói riêng địi hỏi tính bền vững
để tạo ra các tác động tích cực lâu dài, tồn cục thay vì phiến diện, tùy hứng
hoặc dàn trải. Điều này đòi hỏi các lựa chọn lãnh đạo phải được tính tốn, cân
nhắc thận trọng, dựa trên một phẩm chất quan trọng của tư duy lãnh đạo- tư duy
có tính chiến lược, về chiến lược và ở tầm chiến lược.


8
Tư duy chiến lược có thể được hiểu là giai đoạn cao của quá trình nhận
thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những
hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lý.
Hay gắn liền hơn với hoạt động lãnh đạo, tư duy chiến lược được quan
niệm là “tư duy phản án đúng bản chất, quy luật, xu hướng vận động của hiện
thực khách quan trong tương lai và định hướng đúng cho hoạt động nhận thức
và hoạt động thực tiễn của con người”.
Tư duy chiến lược có hai bộ phận cấu thành chính, “đặc tính bản chất nhìn
thấy ở thời gian hiện tại và tiên kiến về tương lai. Tư duy chiến lược quan tâm tới
môi trường và tác động của môi trường đến các phương thức lãnh đạo và hiệu quả
lãnh đạo. Thực tế chỉ ra rằng “tập trung chủ yếu vào quá trình thay đổi nội bộ là
một việc dễ” hơn so với các “tình thế xảy ra một biến động bất ngờ từ đâu đến bất
thình lình như một trận cuồng phong mở toang cánh cửa. Nó bắt ta phải phá bỏ
những thứ đã sắp xếp rất ngăn nắp để gấp rút tiến hành một đối ứng kịp thời và hữu

hiệu”.
Tư duy có tính chiến lược nhìn nhận, đánh giá và tổng hợp các sự vật hiện
tượng, và tìm kiếm giải pháp gắn với 3 tiêu chí là: có tính bản chất, có tính tồn
cục và có tính lâu dài. Tư duy hệ thống cho phép đội ngũ lãnh đạo khơng đóng
khung, cứng nhắc hóa bối cảnh, đối tượng, tình trạng, hay cách thức huy động,
sử dụng nguồn lực… Nó cho phép bám sát mục tiêu, bám sát tổng thể trong khi
nhìn nhận các yếu tố riêng biệt và tính đặc thù, thậm chí biệt lệ của chúng.
Tư duy chiến lược là một bước phát triển quan trọng trong quá trình tư
duy của con người. Khác với tư duy chiến thuật hay sách lược - dành mối quan
tâm vào các vấn đề, các hành động, các quyết định cụ thể cho mục tiêu trước
mắt, mục tiêu ngắn hạn, tư duy chiến lược là quá trình nhận thức lý tính về tồn
cục của đối tượng tác động, các mối quan hệ mang tính bản chất, xác định được
xu thế vận động của nó để lựa chọn cách nhìn, góc nhìn, điểm tác động và
phương thức tác động tốt nhất nhằm đạt được mục tiêu. Nói cách khác, “tư duy
chiến lược là tư duy về mưu lược, kế sách ở tầm vĩ mô”.


9
Gắn với bối cảnh lãnh đạo trong khu vực công, có quan niệm rằng tư duy
có tính chiến lược “là q trình nhận thức lý tính về các vấn đề toàn cục của một
quốc gia hoặc đa quốc gia, hay của một tổ chức kinh tế - xã hội mang tầm quốc
gia, quốc tế; nhằm đi sâu vào bản chất, tìm ra quy luật vận động của những sự
vật, hiện tượng thuộc lĩnh vực cần giải quyết ở tầm vĩ mơ, để hoạch định và điều
hành chiến luộc, chính sách có hiệu quả”.
Tư duy chiến lược trong lãnh đạo ứng dụng các ưu điểm của tiếp cận hệ
thống hay tư duy hệ thống.
Bản thân lãnh đạo vận hành với tư cách là một hệ thống và tiếp cận xã hội
như một hệ thống. Tư duy hệ thống trong lãnh đạo địi hỏi cách nhìn nhận vấn
đề trong các mối quan hệ đan xen của các cấu phần trong hệ thống, trong nhận
thức rằng mọi sự hỗn độn đều có trật tự của nó. Kiểu tư duy này tập trung nhận

diện các biến số và mối quan hệ giữa chúng để chỉ ra các mối quan hệ nguyên
nhân - kết quả trong tương tác.
Tuy nhiên, một tư duy đạt tầm chiến lược thực sự sẽ nhận thức được rằng
tính “động” và “biến” của bối cảnh (xuất phát từ sự pha trộn các động thái, các
nhu cầu và các hệ quả của nhiều quá trình xã hội và nhiều bên liên quan) sẽ dẫn
tới yêu cầu luôn luôn mở và khả năng thay đổi trong cách nhìn thế giới và cách
bản thân thực hiện nhiệm vụ. Nói cách khác, tư duy hệ thống nhưng hệ thống
động chính là một phần của tư duy có tính chiến lược.
Một mặt khác nữa của tư duy lãnh đạo có tính hệ thống và tính chiến lược
là nhận thức về quá trình lãnh đạo bao gồm các hoạt động gắn với 3 chiều thời
gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. Lãnh đạo cần phát huy được những bài học
từ quá khứ, học hỏi được những giá trị của kinh nghiệm và tiền lệ; tỉnh táo bám
sát những gì đang diễn ra trong thực tiễn; đồng thời, vì lãnh đạo gắn với kiến tạo
tương lai, nên tư duy lãnh đạo cần đặt trọng tâm vào tương lai, xây dựng hình
dung về kiểu tương lai cần đạt tới (tầm nhìn) và tư duy về cách để hiện thực hóa
tương lai đó. Giải quyết được mối quan hệ giữa ba chiều thời gian này là tạo ra
nền tảng cho sự bền vững của các tác động lãnh đạo.


10
Lãnh đạo cũng là một quá trình tương tác 3 bên: Nội bộ (nội bộ lãnh đạo,
nội bộ tổ chức, hệ thống chính trị, hệ thống hành chính,...), với đối tác và đối
tượng lãnh đạo (với lãnh đạo xã hội, đó là các q trình xã hội, là cơng dân,
cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội,..) và với mơi trường bao gồm cả
trong và ngồi hệ thống, trong và ngồi nước. Chính vì vậy, một trong những
phẩm chất quan trọng của tư duy lãnh đạo chính là ý thức về sứ mệnh phục vụ.
Phục vụ nhân dân, phục vụ q trình phát triển tồn xã hội là mục tiêu, phương
thức, tiêu chí hay thước đo của cách nghĩ và cách hành động của lãnh đạo.
Chính vì tập trung nhận diện các yếu tố mang tính bản chất như vậy, tư
duy có tính chiến lược cho phép đội ngũ lãnh đạo phối hợp tính nguyên tắc với

tính mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo trong nhận thức (và hành động), hỗ trợ tốt
việc dự báo các dấu hiệu thay đổi hay các chuyển biến của môi trường và các
bên liên quan. Nhờ đó, năng lực tư duy này giúp lãnh đạo chủ động hơn trong
đương đầu với những đòi hỏi cấp bách phải xử lý trong quá trình lãnh đạo, quản
lý, cho phép tư duy và hành động kiểu “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
Vì tập trung vào đại cục, tư duy có tính chiến lược cho phép đưa ra các ưu
tiên trong hành động hoặc kết quả để khơng dàn trải và do đó, thúc đẩy việc tạo ra
các kết quả bước ngoặt. Năng lực này cũng giúp lãnh đạo vượt qua được cái bẫy
của các nhược điểm của “tư duy nhiệm kỳ” hay sự manh mún kiểu “tiểu nông”.
Một trong những biểu hiện và sản phẩm đầu tiên của tư duy chiến lược
chính là Tầm nhìn lãnh đạo. Nó cho phép lãnh đạo đưa ra hình dung khác nhau
dựa trên suy nghĩ về các tâm điểm và ưu tiên khác nhau của quá trình lãnh đạo.
2.3. Tư duy có tính độc lập
Lãnh đạo, nhất là lãnh đạo các q trình xã hội, khơng phải là sự nghiệp
của riêng một cá nhân, bất kể vị trí, tài năng. Nhiều bài học từ lịch sử đều nhấn
mạnh vai trò của tập thể, cộng đồng và nhân dân. Thực tiễn lãnh đạo hiện đại
cũng cung cấp nhiều bài học về việc ý tưởng có thể bắt đầu từ một người nhưng
nuôi dưỡng và đảm bảo sự bền vững cho ý tưởng đó là của những người khác
nữa.


11
Tuy nhiên, trong khi tham mưu, tư vấn lãnh đạo, tham vấn chính sách, là
trách nhiệm hay một yêu cầu có tính thủ tục chính thức của q trình lãnh đạo
thì trách nhiệm lựa chọn quyết định vẫn thuộc về lãnh đạo (cá nhân hoặc tập
thể).
Chính vì vậy, độc lập trong tư duy để vừa phát huy được tâm huyết và trí
tuệ tập thể, đảm bảo tính khách quan, cơng tâm đối với các vấn đề, các quá trình
lãnh đạo, lại vừa phát huy tính trách nhiệm, giải trình cá nhân là một yêu cầu đối
với tư duy và hành động lãnh đạo.

Độc lập trong tư duy liên quan đến phân tách quan điểm, tiếng nói và sự
giải trình của cá nhân và tập thể (lãnh đạo hoặc toàn thể); giữa cá nhân hay tập
thể lãnh đạo với đội ngũ hay các cơ quan tham mưu; giữa lãnh đạo với đối tượng
chính sách hay doanh nghiệp, cộng đồng xã hội và nhân dân. Nó liên quan đến
việc thiết kế và triển khai các hệ thống tham vấn và lắng nghe một cách thực
chất chứ khơng phải là mang tính hình thức, để bao biện.
2.4. Tư duy có tính sáng tạo và đổi mới
Một trong những đặc trưng và cũng là yêu cầu quan trọng nhất của tư duy
lãnh đạo chính là khả năng tư duy vượt ra khỏi khuôn khổ, vượt khỏi những giới
hạn vật chất của không gian, thời gian, nguồn lực, và con người... và được thúc
đẩy bởi đam mê thay đổi tình trạng hiện thời, tạo chuyển biến của tổ chức hay
xã hội, lãnh đạo nhìn thấy những điều đáng làm mà với người khác có thể là
không đáng, không nên, hoặc không thể. Tư duy tầm lãnh đạo thậm chí nhìn
thấy cơ hội từ trong các thách thức mà có thể làm người khác gục ngã hoặc bỏ
cuộc.
Tính độc lập trong tư duy lãnh đạo, như vừa đề cập ở trên, đòi hỏi lãnh
đạo nắm vững lý luận khoa học, học hỏi được từ kinh nghiệm nhưng lại biết tách
rời khỏi chúng để tư duy lại, tìm kiếm một cách nghĩ khác đi về các vấn đề hay
q trình lãnh đạo. Đó chính là khả năng tư duy sáng tạo và đổi mới tư duy.
Tư duy lãnh đạo có tính sáng tạo cho phép đội ngũ lãnh đạo nhìn vấn đề
từ một góc nhìn khác, vào các khía cạnh chưa từng được quan tâm, bổ sung các


12
khía cạnh chưa được thừa nhận, chấp nhận một số sự “bất thường” hay “vơ lý,
và tìm kiếm các cơ hội từ những nơi bằng lặng hay thậm chí là “góc chết” của sự
vật, hiện tượng, hay q trình.
Sáng tạo trong cách nhìn khơng chỉ dựa trên sự lắng nghe, tương tác xã
hội rộng, quan sát có trách nhiệm, mà còn xuất phát từ khả năng tưởng tượng và
ước mơ, từ cách suy nghĩ có tính nhân văn, giàu lịng yêu thương và tình yêu

con người và cuộc sống. Điều này giải thích vì sao tri thức về khoa học xã hội
và nhân văn là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với các đầu vào cho lãnh
đạo. Thiếu tình u đối với con người, giao du hẹp hịi trong một vài nhóm nhỏ,
chỉ luẩn quẩn với các lợi ích cá nhân (hoặc nhóm)... chính là nguồn gốc của
những méo mó về tư duy mặc dù có sáng tạo.
Độc lập trong tư duy lãnh đạo cũng là một nguồn gốc tạo ra tính sáng tạo
trọng suy nghĩ và hành động lãnh đạo. Điều này hoàn toàn phù hợp với bản chất
và vai trò của hoạt động lãnh đạo là để tạo ra thay đổi và chuyển biến xã hội.
3. Con đường đổi mới tư duy và hiệu quả lãnh đạo ở huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên
3.1. Trải nghiệm thực tiễn
Đổi mới tư duy và hiệu quả lãnh đạo là một q trình biện chứng có vận
động và phát triển. Nó liên quan đến sự khơng ngừng tìm kiếm thơng tin, tri
thức, nhận thức và nhận thức lại về lãnh đạo.
Để hình thành tư duy lãnh đạo và tầm nhìn lãnh đạo tốt, đội ngũ lãnh đạo
các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện Đồng Hỷ đã thực sự thâm nhập vào thực
tiễn, đi sâu vào quần chúng để phân tích, nhận diện bối cảnh, các bên liên quan,
đánh giá lại mục tiêu và năng lực của mình để lãnh đạo.
Vì bối cảnh, yêu cầu và thước đo đối với lãnh đạo là khác nhau và có thể
thay đổi, khơng có khuôn mẫu hay phương pháp vạn năng duy nhất và tuyệt đối
nào khơi dậy khả năng tư duy và tiềm năng tư duy có thể áp dụng cho mọi lãnh
đạo. Hơn nữa, tư duy, tầm nhìn, nhất là đổi mới tư duy, để hiệu quả và thành
công như từ bài học của “đổi mới”, cần bao hàm cả đổi mới quan điểm, đổi mới


13
phương pháp tư duy và đổi mới kiến thức. Chính vì vậy, trải nghiệm thực tiễn
chính là đầu vào quan trọng để hình thành tư duy lãnh đạo, giúp lãnh đạo thử
nghiệm và thực hành nhiều thao tác tư duy khác nhau.
Năng lực tư duy (thực tiễn) và xây dựng tầm nhìn lãnh đạo là năng lực

nhận thức về bối cảnh, bản thân, sứ mệnh và các thách thức trên nền các bằng
chứng, các trải nghiệm gắn với thực tiễn và trước nhất để cải thiện thực tiễn. Các
trải nghiệm có từ hoạt động lãnh đạo, luân chuyển, các đối thoại trực tiếp với
các nhóm đa dạng và có năng lực phản biện, các cuộc thị sát vào bối cảnh thực,
tình huống thực của lãnh đạo chính là cơ sở để đem hơi thở cuộc sống vào trong
tư duy và hành động lãnh đạo.
3.2. Phát huy dân chủ và tổ chức quá trình học tập tập thể
Phát huy dân chủ và tổ chức quá trình kiến tạo tri thức vừa là một kết quả,
vừa là một cách thức để hình thành tư duy lãnh đạo và có được một tầm nhìn
lãnh đạo tốt. Nó phản ảnh cụ thể cách tư duy về lãnh đạo trong đó đội ngũ hay
cá nhân lãnh đạo chỉ có sứ mệnh và giá trị trong mối quan hệ với tập thể.
Lãnh đạo tiếp cận “động” đối với bản thân quá trình lãnh đạo và đối với
các q trình xã hội. Nó nhận diện và thừa nhận sự tác động qua lại của các hệ
thống trong đại hệ thống và điều chỉnh cách thức lãnh đạo xã hội. Trong bối
cảnh trình độ khoa học cơng nghệ, mức độ lan tỏa thông tin ngày càng tăng như
hiện nay, việc duy trì một niềm tin, một cách thức, một chủ thể duy nhất để đạt
được mục tiêu phát triển là đi ngược lại quy luật. Chính vì vậy, tiếp cận hệ thống
động giúp lãnh đạo tiếp cận đúng đắn hơn đối với công dân và các lực lượng xã
hội khác.
Trong những bối cảnh khác nhau, sự tham gia của các bên liên quan đến
lãnh đạo cũng linh hoạt để phát huy tốt giá trị: từ lãnh đạo có sự tham gia (để
tránh sự độc quyền), đến lãnh đạo trên cơ sở phối hợp (tìm kiếm sự đồng
thuận); và hướng tới lãnh đạo dựa trên hợp tác (khích lệ sự khác biệt trong nhất
trí). Do vậy, tiếng nói và nỗ lực của cơng dân, cộng đồng... trong q trình lãnh


14
đạo là nền tảng, là cơ sở tất yếu, là một trách nhiệm, chứ không phải là một sự
lựa chọn tùy hứng, tùy tâm của giới lãnh đạo.
Dân chủ, cởi mở thực chất là điều kiện để phát huy khả năng độc lập suy

nghĩ, không bị chi phối, lệ thuộc vào những điều có sẵn của cá nhân lãnh đạo;
mở ra các ý tưởng mới, góc nhìn mới đối với các vấn đề lãnh đạo và các giải
pháp lãnh đạo. Cũng cơ chế này cho phép hình thành trách nhiệm giải trình của
lãnh đạo trong thực tiễn. Trong lãnh đạo khu vực công, sự tham gia đến từ nhiều
ngành, lĩnh vực, các nhà khoa học đa ngành.
Thực hành dân chủ, thiết kế và thi cơng có trách nhiệm và có tầm nhìn về
quá trình học tập tập thể và kiến tạo tri thức chính là điều kiện quan trọng cho
việc rèn luyện, hình thành và đổi mới tư duy và tầm nhìn lãnh đạo.
Thực hành dân chủ thực chất để đổi mới tư duy lãnh đạo và để đạt được
hiệu quả địi hỏi đội ngũ lãnh đạo có khả năng đặt mình vào các vị trí khác nhau,
tâm thế khác nhau, đồng thời có khả năng chịu được áp lực của phản biện, của
các quan điểm trái ngược với mình, thậm chí sự chống đối.
3.3. Đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo, bồi dưỡng là một phương thức quan trọng đối với hình thành và
thay đổi tư duy và tầm nhìn lãnh đạo. Đào tạo bồi dưỡng có thể trực tiếp hoặc
gián tiếp đóng góp cho xây dựng năng lực cá nhân và năng lực tổ chức. Cụ thể
là:
- Tăng cường hiệu quả thực thi của cá nhân, nhóm, đơn vị và toàn tổ chức
ở các phương diện năng suất, chất lượng, tốc độ và hiệu quả thực thi, từ đó góp
phần hiện thực hóa tầm nhìn lãnh đạo thơng qua hành động hàng ngày.
- Tăng cường mức độ linh hoạt trong thực thi trên cơ sở các đội ngũ đa kỹ
năng, có khả năng tư duy liên ngành.
- Tăng sức hấp dẫn, thu hút các cán bộ, công chức, viên chức chất lượng
cao thông qua việc cung cấp cho họ các cơ hội học tập và phát triển cá nhân;


15
trên cơ sở đó, họ có thêm cơ hội đạt được nhiều tiến bộ, thành tựu hơn, và được
tổ chức ghi nhận nhiều hơn.
- Tăng sự tự tin, động lực và mức độ hài lịng với cơng việc thơng qua cơ

hội hoàn thiện năng lực cho họ và cảm giác là được ghi nhận cao hơn, trông đợi
cao hơn, cảm giác về tiến bộ của cá nhân; do đó, tăng mức độ cam kết làm việc.
- Khuyến khích tư duy về năng lực của bản thân trong mối tương quan với
mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức.
- Hỗ trợ quản lý thay đổi trong tổ chức thông qua việc tăng cường hiểu biết
về các nguyên nhân thay đổi, các tác động của thay đổi và cách thức cá nhân có thể
thích ứng với hồn cảnh, tận dụng các lợi thế của thay đổi và tham gia tạo ra thay
đổi.
- Hỗ trợ hình thành và phát triển một mơ hình văn hóa tích cực trong tổ
chức- một kiểu văn hóa có cốt lõi là thực thi và mục tiêu là khơng ngừng cải tiến
thực thi. Trong q trình này, lãnh đạo được khơng ngừng tương tác, tìm kiếm
và kiểm chứng nhận thức, quan điểm và giá trị cốt lõi của bản thân và của tổ
chức. Từ tư duy đó mà hình thành và đổi mới tư duy và tầm nhìn lãnh đạo.
Trong đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, cần chú trọng năng lực đào tạo về
logic học, thay vì cung cấp các kết luận và bài học, nên cung cấp các dữ kiện và
khích lệ họ tự dự báo tác động, thiết kế các kịch bản và lộ trình hành động.
Việc học với nhân viên và học với đối tác bên ngồi cũng có ý nghĩa
khơng kém quan trọng so với một môi trường học tập giữa các nhà lãnh đạo với
nhau, và giữa các lãnh đạo trong cùng một tổ chức, cùng một hệ thống với
nhau.
3.4. Tương tác, giao lưu xã hội

Giao lưu, tương tác xã hội có vai trị quan trọng trong hình thành và hỗ trợ
đổi mới tư duy, tầm nhìn lãnh đạo. Nó mở rộng bối cảnh, các biến số đầu vào,
các cách diễn đạt mới và các thách thức mới đối với lãnh đạo.


16
Tương tác xã hội cần được thiết kế một cách chủ đích vừa để cung cấp
một bối cảnh học hỏi cho lãnh đạo, vừa là một phương thức quan hệ công chúng

quan trọng cho các ý tưởng, quyết định lãnh đạo.
Tương tác với nhân dân ở nhiều nhóm, thành phần khác nhau, bao gồm cả
các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương.
3.5. Hành động của cá nhân lãnh đạo có vai trị hình mẫu
Tư duy và tầm nhìn dẫn dắt hành động nên nhìn vào hành động của lãnh
đạo có thể đoán biết tư duy và lối tư duy của lãnh đạo.
Tập thể và mỗi cá nhân nhìn vào thực tiễn lối tư duy, xây dựng và hiện
thực hóa tầm nhìn của lãnh đạo để đánh giá hiệu quả lãnh đạo và để tự điều
chỉnh cách nghĩ, cách hành động của bản thân hay nhóm.
Lãnh đạo cần làm gương về tư duy và hành động thơng qua lời ăn, tiếng
nói, các phát ngơn chính thức lẫn khơng chính thức, thơng qua cách thức ra
quyết định, cách thức dùng người, cách ghi nhận cơng trạng của cá nhân và
nhóm, và đặc biệt, ở cách phân chia thử thách và lợi ích trong thực thi.


17
KẾT LUẬN
Đổi mới tư duy lãnh đạo đóng vai trị quan trọng trong quá trình lãnh đạo,
mang lại hiệu quả lãnh đạo. Để rèn luyện tư duy lãnh đạo một cách chủ động,
địi hỏi phải có những tình huống có vấn đề, những nhiệm vụ, yêu cầu hay một
sự trông đợi có tính thách thức. Tư duy lãnh đạo là thước đo đối với trách nhiệm
và năng lực lãnh đạo, là tấm gương trung thực, rõ nét phản ánh cách thức đội
ngũ lãnh đạo nhận thức về trách nhiệm và sứ mệnh, vị trí và quyền của mình
trong các q trình, quan hệ xã hội. Nó giúp đánh giá người lãnh đạo có đúng
tầm để thực hiện cương vị được trao hay khơng, có khả năng tích hợp được tư
duy và hành động của người khác để suy nghĩ một cách đại diện hay có bản lĩnh
hay khơng.
Đổi mới tư duy lãnh đạo không bất biến và cũng không tạo ra các kết quả
bất biến. Quá trình tư duy liên tục dẫn đến những nhận thức khác nhau và sự
thay đổi nhận thức về thực tiễn lãnh đạo. Bản thân sự khác biệt đó chính là chỉ

số đánh giá mức độ cam kết, năng động, trách nhiệm và khả năng học hỏi của
lãnh đạo trong tính đa dạng và thay đổi của bối cảnh, môi trường và đối tượng
lãnh đạo. Tư duy lãnh đạo, do vậy là sự phản ánh rõ nét nhất về mức độ cải thiện
trong cách lãnh đạo.
Đổi mới tư duy lãnh đạo giúp người lãnh đạo hiểu bản thân hơn, định vị
được bản thân trong tập thể, trong tiến trình và kết quả lãnh đạo. K
Khơng ngừng tư duy và đổi mới tư duy về bản thân trong mối quan hệ với
bối cảnh, mục tiêu lãnh đạo là một công cụ, một cơ hội để đội ngũ và cá nhân mỗi
lãnh đạo định vị và định vị lại bản thân trong mỗi bối cảnh, hoàn cảnh lãnh đạo cụ
thể./.


18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình cao cấp lí luận
chính trị mơn khoa học lãnh đạo, NXB lý luận chính trị, H.2018.
2. Trần Văn Phịng (2016), “Bồi dưỡng tư duy chiến lược cho đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và vấn đề đặt ra”, Thông tin Khoa học Lý
luận chính trị, số 1 (14)-2016.
3. Dương Phú Hiệp (2008), “Về một số đặc điểm của quá trình đổi mới ở
Việt Nam” trong Đào Xuân Sâm, Vũ Quốc Tuấn (2008) (Chủ biên), Đổi mới ở Việt
Nam: Nhớ lại và suy ngẫm”, Nxb.Tri thức, Hà Nội.
4. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2015), “Tư duy hệ thống trong
lãnh đạo”, trong Tập tài liệu Cao cấp lý luận chính trị, Khối kiến thức thứ ba, mơn
Khoa học lãnh đạo, quản lý.
5. Nguyễn Đông Khu (2010), “Tư duy chiến lược trong lãnh đạo chính
trị”, tr. 03; trong Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2010), Khoa học
lãnh đạo, quản lý, Tài liệu tham khảo dành cho Lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo,

quản lý, tr.23-49.
6. Trần Thị Thanh Thủy (2018), Tư duy lãnh đạo: Quan niệm, Cấu trúc và
Vai trị đối với q trình lãnh đạo, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 3/2018.



×