Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

BÀI THẢO LUẬN thanh toán quốc tế và tài trợ XNK đề TÀI thực trạng sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế ở một doanh nghiệp XNK tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.05 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA Kinh tế - Kinh doanh quốc tế

BÀI THẢO LUẬN
Học phần: Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK
ĐỀ TÀI: Thực trạng sử dụng các phương thức thanh toán quốc
tế ở một doanh nghiệp XNK tại Việt Nam.

GVHD: Đặng Thị Lan Phương
Lớp HP: 2152BKSC2411
Nhóm: 1

Hà Nội, 2021


Bài thảo luận nhóm 1

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam đã thu hút được
những thành công đáng kể; với chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã
dần dần hội nhập với kinh tế thế giới, tham gia ngày càng sâu rộng với quá trình hợp tác
thương mại quốc tế. Trong mối quan hệ đa phương, nhiều chiều đó, thanh tốn quốc tế đã ra
đời như một địi hỏi mang tính khách quan và cần thiết. Thanh toán quốc tế là một khâu
quan trọng trong kinh doanh quốc tế cũng như trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Cùng với
sự phát triển của quá trình giao lưu thương mại, hoạt động XNK của nước ta đã có những
bước tiến đáng kể. Hiệu quả của thanh toán quốc tế ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của các
bên tham gia XNK.
Thanh toán quốc tế là việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh có liên quan tới các
nghĩa vụ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, công ty và các chủ
thể khác nhau giữa các nước. Thanh toán xuất nhập khẩu luôn chứa đựng rủi ro và tranh
chấp, những rủi ro và tranh chấp đó tỷ lệ thuận với sự hòa nhập ngày càng sâu rộng vào nền


mậu dịch khu vực và quốc tế. Để có thể hiểu rõ hơn về các nhân tố ảnh hưởng, điều kiện
cũng như các phương tiện, phương thức thanh toán của hoạt động thanh tốn quốc tế, nhóm
1 chúng em xin trình bày đề tài:
'' Thực trạng sử dụng các phương thức thanh tốn quốc tế của cơng ty cổ phần xuất
nhập khẩu tổng hợp (Generalexim) ''.
Do còn hạn chế về mặt kiến thức cũng như năng lực, trong bài thảo luận của chúng em
cịn nhiều sai sót và khiếm khuyết, rất mong nhận được sự phản hồi và góp ý của thầy để
bài thảo luận của chúng em hồn thiện hơn.
Nhóm 1 chúng em xin chân thành cảm ơn!

1


Bài thảo luận nhóm 1

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM 1
STT

HỌ VÀ TÊN

Mã SV

Nhiệm vụ
Lên đề cương, sửa bài

1

Đỗ Thị Phương Anh ( NT )

18D130071


2

Vũ Thị Vân Anh

18D260003

3

Lê Thị Anh

4

Tạ Thị Bình

19D300005

II.3.1

5

Nguyễn Thị Hồng Diễm

19D260009

Thuyết trình

6

Lê Đăng Đơ


18D260010

II.3.2

7

Nguyễn Thị Hạnh

19D130152

I.1+3

8

Vi Thị Thu Hiền

19D130225

II.4

9

Nguyễn Thị Hồng Hải

18D260014

II.1+2

10


Vương Thị Lương

19D230032

PowperPoint

Tổng hợp Word
Chương III
I.2

2


Bài thảo luận nhóm 1

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1.........................................................................................................2
MỤC LỤC.......................................................................................................................................................3
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...............................................................................................................4
1 Khái niệm thanh toán quốc tế....................................................................................................................4
2. Phân loại các PTTT..................................................................................................................................5
3. Vai trị của thanh tốn quốc tế..................................................................................................................8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC PTTT TẠI CÔNG TY GENERALEXIM.....................9
1. Khái quát chung về công ty....................................................................................................................10
2. Hoạt động kinh doanh XNK của công ty................................................................................................11
3. Thực trạng sử dụng các PTTT tại công ty………………………………………………………………13
3.1 Công ty với tư cách là nhà xuất khẩu………………………………………………………………….14
3.2 Công ty với tư cách là nhà nhập khẩu...................................................................................................16

4. Đánh giá thực trạng TTQT tại công ty...................................................................................................17
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI CÔNG TY......................19
KẾT LUẬN...................................................................................................................................................24

3


Bài thảo luận nhóm 1

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TỐN
QUỐC TẾ
1. Khái niệm
Thanh tốn quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền
tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước
này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua
quan hệ giữa của ngân hàng của các nước liên quan.
2. Phân loại phương thức thanh toán quốc tế
2.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền
* Khái niệm
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán mà trong đó khách hàng hay
người trả tiền yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người
khác hay người hưởng lợi, ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách
yêu cầu.
* Đặc điểm
+ Bản chất của phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán giữa người mua
và người bán thông qua ngân hàng chuyển tiền và ngân hàng đại lý. Người nhập khẩu
chuyển ngoại tệ ra nước ngoài cho người xuất khẩu thụ hưởng. Đây là phương thức vay tiền
của ngân hàng để thanh toán và trả lãi cho ngân hàng. Ngân hàng chuyển tiền không chịu
trách nhiệm với bên mua và bên bán mà chỉ làm nghiệp vụ là trung gian cho việc chuyển
tiền. Chuyển tiền là phương thức thanh tốn đơn giản, trong đó, người chuyển tiền và người

nhận tiền tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau. Ngân hàng khi thực hiện chuyển tiền chỉ
đóng vai trị trung gian thanh tốn theo ủy nhiệm để hưởng phí và khơng bị ràng buộc bất
cứ trách nhiệm gì đối với người chuyển tiền và người thụ hưởng.
+ Trong thanh tốn bằng chuyển tiền, việc có trả tiền hay khơng phụ thuộc vào thiện
chí của người mua. Người mua sau khi nhận hàng có thể khơng tiến hành chuyển tiền, hoặc
cố tình dây dưa, kéo dài thời hạn chuyển tiền nhằm chiếm dụng vốn của người bán, do đó,
làm cho quyền lợi của người bán không được bảo đảm. Chính vì nhược điểm này mà trong
ngoại thương chuyển tiền thường chỉ được áp dụng trong các trường hợp các bên mua bán
có uy tín và tin cậy lẫn nhau.
* Phân loại
- Phân loại theo cách thức

4


Bài thảo luận nhóm 1

+ Chuyển tiền trả sau: là hình thức chuyển tiền trả cho người xuất khẩu sau khi nhà
nhập khẩu nhận hàng.
+ Chuyển tiền trả trước: là hình thức chuyển tiền mà nhà nhập khẩu chuyển tiền cho
nhà xuất khẩu trước khi nhà xuất khẩu giao hàng.
- Phân loại theo hình thức
+ Chuyển tiền bằng điện: Bằng điện báo (gọi là điện hối – Telegraphic transfer - T.T;
T/T): Ngân hàng chuyển tiền điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho
người nhận. Ngồi ra, cịn có thể bằng phiếu (D/T; D.T. - Draft transfer...).
+ Chuyển tiền bằng thư: Chuyển tiền bằng thư gọi là thư hối - Mail transfer (M.T;
M/T) là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh tốn (bank draft) của ngân hàng chuyển
tiền được chuyển bằng thư cho ngân hàng trả tiền để trả tiền cho người nhận.
2.2 Phương thức thanh toán ghi sổ
* Khái niệm

Ghi sổ là một phương thứ trong đó quy định rằng Người ghi sổ sau khi đã hoàn
thành việc giao hàng hay cung ứng dịch vụ sẽ mở tài khoản ( hoặc một quyển sổ) để ghi nợ
Người được ghi sổ bằng một đơn vị tiền tệ nhất định. Đến từng kì nhất định do hai bên thỏa
thuận người được ghi sổ sẽ sử dụng phương thức chuyển tiền hoặc phát hành séc để thanh
tốn cho Người ghi sổ.
* Đặc điểm
+ Khơng có sự tham gia của ngân hàng trong từng lần giao hàng với chức năng là
người mở tài khoản và thanh toán
+ Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên. Nếu người mua mở tài
khoản để ghi thì tài khoản ấy chỉ là tài khoản theo dõi, không có giá trị thanh tốn giữa hai
bên
2.3 Phương thức thanh toán nhờ thu
* Khái niệm
Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh tốn trong đó người bán sau khi đã
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, hoặc cung ứng một dịch vụ nào đó cho khách hàng thì uỷ
thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán
lập ra.
* Đặc điểm
+ Ngân hàng chỉ đóng vai trị trung gian: thu hộ tiền cho người bán
5


Bài thảo luận nhóm 1

+ Căn cứ nhờ thu là chứng từ (documents), không phải là hợp đồng
+ Nhờ thu trong thương mại chỉ xảy ra sau khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ
giao hàng (lập chứng từ).
* Phân loại
- Nhờ thu bằng hối phiếu trơn: Clean collection (hay cịn gọi là ủy thác thu khơng
kèm chứng từ, nhờ thu hồn hảo) là phương thức nhờ thu trong đó người bán uỷ thác cho

ngân hàng thu hộ tiền ở người mua chỉ căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, cịn chứng từ
hàng hố thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng
- Nhờ thu kèm chứng từ – documentary Collection (hay còn gọi là ủy thác thu kèm
chứng từ) Người bán ủy thác cho NH thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối
phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả
tiền, hoặc chấp nhận hối phiếu thì NH mới trao bộ chứng từ hàng hóa cho người mua để
nhận hàng.
2.4 Phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ
Trong các phương thức thanh tốn quốc tế, phương thức tín dụng chứng từ được sử
dụng nhiều hơn cả. Nội dung của L/C được thực hiện theo “Quy tắc và thực hành thống
nhất về tín dụng chứng từ” do phịng thương mại quốc tế (ICC) ban hành và sửa đổi mới
nhất mang số hiệu UCP600 .
* Khái niệm
+ Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó ngân hàng mở
thư tín dụng đáp ứng những nhu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) đồng thời
cam kết hay cho phép ngân hàng khác chi trả hay chấp thuận những yêu cầu của người
hưởng lợi khi những điều kiện quy định trong thư tín dụng được thực hiện đúng và đầy đủ.
+ Thư tín dụng là một văn bản do một ngân hàng phát hành theo yêu cầu của người
nhập khẩu (người xin mở thư tín dụng) cam kết trả tiền cho người xuất khẩu (người hưởng
lợi) một số tiền nhất định trong một thời gian nhất định với kiện người này thực hiện đúng
và đầy đủ những điều khoản quy định trong lá thư đó.
* Đặc điểm
+ Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng khơng chỉ là người trung gian
thu hộ, chi hộ mà còn là người đại diện bên nhập khẩu thanh toán tiền cho bên xuất khẩu
đảm bảo cho tổ chức xuất khẩu được khoản tiền tương ứng với hàng hoá mà họ đã cung
ứng. Bên cạnh đó đảm bảo cho tổ chức nhập khẩu nhận được số lượng, chất lượng hàng hoá
tương ứng với số tiền mình đã thanh tốn.

6



Bài thảo luận nhóm 1

+ Phương thức thanh tốn này tốn nhiều thời gian do phải thực hiện qua nhiều bước,
việc lập chứng từ địi hỏi phải có độ chính xác cao, ít sai sót và kiểm tra chứng từ tiến hành
qua nhiều bên nếu có sai sát phải sửa lại làm cho nhà nhập khẩu lâu nhận được chứng thừ
thanh tốn để nhận hàng, tốn kém chi phí cho việc bào quản hàng hóa ở cảng nhập khẩu;
nhà xuất khẩu chập nhận được tiền thanh tốn.
+ L/C khơng phải là hình thức thanh tốn an tồn tuyệt đối vì việc thanh tốn dựa
trên chứng từ, khơng phải dựa trên chất lượng hàng hóa. Do đó, có thể người mua sẽ gặp bất
lợi khi nhận hàng không đúng với chất lượng.
* Phân loại
- Căn cứ vào tính chất có thể hủy ngang
+ Thư tín dụng có thể hủy ngang: Là một thư tín dụng mà sau khi được mở thì tổ
chức nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần báo trước
cho người hưởng lợi L/C. 
+ Thư tín dụng khơng thể hủy ngang: Là loại thư tín dụng mà sau khi được mở thì
ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu và tổ chức
nhập khẩu sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ những nội dung của L/C nếu
không có sự đồng ý của tổ chức xuất khẩu. Nếu LC khơng ghi hủy ngang hay khơng được
hủy ngang, nó đương nhiên được thừa nhận không thể hủy ngang theo UCP600.
- Căn cứ vào thời hạn thanh tốn
+ Thư tín dụng trả ngay: Là loại thư tín dụng trong đó người xuất khẩu sẽ được thanh
tốn ngay khi xuất trình các chứng từ phù hợp với điều khoản quy định trong Thư tín dụng
tại ngân hàng chỉ định thanh tốn. Trong trường hợp này người xuất khẩu sẽ ký phát hối
phiếu trả ngay để u cầu thanh tốn.
+ Thư tín dụng trả chậm: Là loại thư tín dụng khơng hủy ngang trong đó quy định
ngân hàng mở L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh tốn tồn bộ số tiền L/C vào thời
hạn cụ thể trong tương lai ghi trên L/C sau khi nhận được chứng từ và không cần hối phiếu.
Khi chỉ định một ngân hàng thanh toán trả chậm, ngân hàng phát hành cho phép ngân hàng

đó thực hiện thanh tốn bộ chứng từ được xuất trình phù hợp với quy định trong Thư tín
dụng vào một thời điểm xác định trong tương lai đã nêu trong thư tín dụng. Đồng thời, ngân
hàng phát hành cũng cam kết bồi hồn cho ngân hàng thanh tốn đúng thời hạn.
- Căn cứ vào tính chất của LC
+ Thư tín dụng dự phòng: Để đảm bảo quyền lợi cho người nhập khẩu tránh trường
hợp người xuất khẩu không giao hàng đúng hợp đồng, đơn vị nhập khẩu yêu cầu đơn vị
xuất khẩu mở một thư tín dụng dự phịng trong đó cam kết Ngân hàng mở thư tín dụng dự
7


Bài thảo luận nhóm 1

phịng sẽ thanh tốn tiền đền bù thiệt hại cho đơn vị nhập khẩu nếu người xuất khẩu không
đảm bảo nghĩa vụ giao hàng theo Thư tín dụng quy định.
+ Thư tín dụng tuần hồn: Là loại L/C không thể hủy bỏ, sau khi sử dụng hết kim
ngạch hoặc hết hiệu lực của L/C thì nó có lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy L/C
tuần hoàn đến khi nào hoàn tất trị giá hợp đồng. Nó bao gồm thư tín dụng tuần hồn tích lũy
và thư tín dụng tuần hồn khơng tích lũy.
+ Thư tín dụng chuyển nhượng: là loại L/C khơng thể hủy ngang, trong đó quy định
quyền được chuyển nhượng một phần hay toàn bộ trị giá L/C cho một hay nhiều người khác
theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. Tuy nhiên việc chuyển nhượng chỉ được phép tiến
hành một lần, do vậy không thể chuyển nhượng theo yêu cầu của người hưởng lợi thứ hai
cho bất kỳ người hưởng lợi thứ ba nào khác.
+ Thư tín dụng đối ứng: Là lọai L/C khơng thể hủy bỏ, chỉ có giá trị khi một L/C
khác đối ứng với nó được mở. Loại L/C đối ứng được sử dụng trên cơ sở hàng đổi hàng
hoặc gia cơng hàng hóa.
+ Thư tín dụng với điều khoản đỏ: Là loại thư tín dụng có điều khoản đặc biệt, trong
đó người yêu cầu phát hành thư tín dụng thơng qua ngân hàng phát hành đồng ý cho phép tổ
chức xuất khẩu được quyền tháo khoán trước một số tiền nhất định trước khi họ xuất trình
đầy đủ chứng từ hợp lệ theo đúng thời gian quy định. Loại thư tín dụng này thường được sử

dụng trong quan hệ mua bán giữa hai công ty mẹ-con, tài trợ cho người xuất khẩu để chuẩn
bị hàng hóa.
+ Thư tín dụng giáp lưng: Thường được sử dụng trong trường hợp nhà XK mua hàng
từ các nhà cung cấp khác để xuất khẩu. Khi đó, nhà XK gửi cho ngân hàng thư tín dụng mà
nhà NK gửi cho mình để ngân hàng có căn cứ mở LC cho nhà cung cấp hàng hóa.
3. Vai trị của thanh tốn quốc tế
Đối với nền kinh tế
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tồn cầu hố nền kinh tế thế giới thì hoạt
động thanh tốn quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất
nước.
+ Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng của giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ
giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. Thanh tốn quốc tế góp phần giải
quyết mối quan hệ hàng hoá tiền tệ, tạo nên sự liên tục của q trình sản xuất và đẩy nhanh
q trình lưu thơng hàng hố trên phạm vi quốc tế.


Nếu hoạt động thanh tốn quốc tế được tiến hành nhanh chóng, an tồn sẽ khiến cho
quan hệ lưu thơng hàng hố tiền tệ giữa người mua và người bán diễn ra trôi chảy,
hiệu quả hơn.
8


Bài thảo luận nhóm 1

+ Thanh tốn quốc tế làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc
gia, giúp cho q trình thanh tốn được an tồn, nhanh chóng, tiện lợi và giảm bớt chi phí
cho các chủ thể tham gia. Các ngân hàng với vai trị là trung gian thanh tốn sẽ bảo vệ
quyền lợi cho khách hàng, đồng thời tư vấn cho khách hàng, hướng dẫn về kỹ thuật thanh
toán trong giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán và tạo sự an toàn tin tưởng cho
khách hàng.

Đối với các doanh nghiệp
Thanh toán quốc tế phục vụ nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp trong hoạt
động mua bán hàng hóa quốc tế, hồn tất q trình mua bán diễn ra nhanh hơn. Trong thanh
toán quốc tế, việc các bên tham gia lựa chọn phương thức thanh toán là một điều kiện rất
quan trọng. Tuỳ theo những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, các bên tham gia trong thương
mại quốc tế sẽ lựa chọn và thoả thuận với nhau, cùng sử dụng một phương thức thanh tốn
thích hợp trên ngun tắc cùng có lợi, người bán thu được tiền nhanh và đầy đủ, người mua
nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn. Để phù hợp với tính đa dạng và phong
phú của mối quan hệ thương mại và thanh toán quốc tế, người ta đã thiết lập nhiều phương
thức thanh toán khác nhau
Đối với ngân hàng thương mại
+ Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của
khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới thanh tốn quốc tế. Trên cơ sở đó giúp
ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín của ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách
hàng đồng thời tạo nên sức cạnh tranh cho ngân hàng trong cơ chế thị trường.
+ Hoạt động thanh tốn quốc tế khơng chỉ là một nghiệp vụ đơn thuần mà còn là một
hoạt động nhằm hỗ trợ và bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Hoạt
động thanh toán quốc tế được thực hiện tốt sẽ mở rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu,
phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tài trợ
thương mại và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác…
+ Hoạt động thanh tốn quốc tế làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi thực
hiện các nghiệp vụ thanh tốn quốc tế, ngân hàng có thể thu hút được nguồn vốn ngoại tệ
tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh tốn quốc tế với ngân hàng dưới
hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán..
+ Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với các ngân hàng
nước ngoài, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác được
nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế
để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng.

9



Bài thảo luận nhóm 1

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC PTTT QUỐC TẾ TẠI
CÔNG TY GENERALEXIM
1. Khái quát chung về công ty
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam (GENERALEXIM) tiền thân là
doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ tháng 12 năm 1981, với tên gọi ban đầu là Công
ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I, trực thuộc Bộ Ngoại thương. Tháng 05/2006 Công ty chính
thức chuyển đổi thành Cơng ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam. Cơng ty có
10 lần thay đổi Giấy chứng nhận doanh nghiệp và hiện đang hoạt động theo Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp lần thay đổi thứ 10 ngày 2/2/2016. Công ty đã niêm yết cổ
phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội ngày 11/11/1009 với mã chứng khoán TH1.
Là một trong những doanh nghiệp nhà nước hàng đầu của Bộ Thương mại trước đây, kể từ
giai đoạn sau cổ phần hóa (tháng 5/2006), Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I
Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc. Về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty kinh
doanh chủ yếu là các mặt hàng truyền thống như: hồ tiêu, cà phê, hạt điều, gia công may
mặc, máy xây dựng, phụ kiện điện thoại và máy vi tính. Cơng ty đã đạt được vị thế đáng
khích lệ trên thị trường xuất khẩu: mặt hàng cà phê, hạt điều và hạt tiêu của Công ty nằm
trong top 10 các doanh nghiệp dẫn đầu về quy mô xuất khẩu lớn, liên tục hoàn thành vượt
mức kế hoạch, bảo tồn và phát triển được vốn, đời sống người lao động được nâng cao vững
chắc và nộp ngân sách ngày càng tăng. Trên thị trường trong và ngồi nước, cơng ty ln
được đánh giá cao về uy tín giao dịch và năng lực tài chính lành mạnh, đáp ứng quy mơ
kinh doanh.
Cơng ty có trụ sở chính tại 46 Phố Ngơ Quyền - Phường Hàng Bài - Quận Hoàn Kiếm - TP.
Hà Nội với mạng lưới chi nhánh của cơng ty bao gồm:


Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh (26B Lê Quốc Hưng, phường 12, Quận 4, TP

Hồ Chí Minh)



Chi nhánh tại Thành phố Hải Phịng (210 Chùa Vẽ, P. Đơng Hải 1, Q. Hải An, Tp.
Hải Phòng)

2. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty
* Năm 2017:
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu: 12.996.589,36 USD đạt 42,89% kế hoạch năm, bằng
77,5% so với năm 2016, cụ thể như sau:


Xuất khẩu: 8.192.305,03 USD, đạt 3l,75% kế hoạch, bằng 67,56% so với năm 20I6.

10


Bài thảo luận nhóm 1



Nhập khẩu: 4.804.284,33 USD đạt 106,76% kế hoạch ,bằng 103,45% so với năm
2016
STT
1

Mặt hàng
Thiết bị điện


Năm 2016

Năm 2017

Tỷ lệ s/v năm
2016

142.917,26

113.764,88

79,60%

2

Máy xúc, máy
đào

107.000,00

74.672,38

68,85%

3

Hóa chất

205.341,31


442.050,20

215,28%

4

Nhựa đường

1.445.290,33

433.870,85

30,02%

5

Sữa bột

6

Nguyên liệu phụ
kiện may mặc

Tổng cộng

222.829,56
2.623.919,21

3.518.096,46


134,08%

4.643.937,11

4.804.284,33

103,45%

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2017
* Năm 2018:
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu: 11.633.437,00 USD, đạt bằng 89,51% so với năm 2017,
cụ thể như sau:


Xuất khẩu: 6.666.746,00 USD, đạt 8l,38% so với năm 2017

11


Bài thảo luận nhóm 1



Nhập

khẩu:

4.966.691,00

USD


đạt

103,38%

so

với

năm

2017

* Năm 2019:


Xuất khẩu: Do việc thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh, công ty chỉ duy trì được một số
khách hàng truyền thống, đơn hàng nhỏ, có lịch sử thanh tốn tốt và gắn bó. Đảm
bảo khơng phát sinh nợ khó địi, bảo tồn vốn là ưu tiên hàng đầu.

+ Thuận lợi: Công ty từng bước xây dựng lại các quan hệ với khách hàng quốc tế và nhận
được phản hồi tích cực, với những khách hàng có đơn hàng lớn cam kết sẽ tiếp tục quan hệ
kinh doanh nếu cơng ty có đủ nguồn lực thực hiện. Ngồi ra, cơng ty cịn nhận được những
đơn hàng cho những mặt hàng mới, việc liên hệ thường xuyên với các khách hàng để duy trì
quan hệ vẫn được thực hiện bởi các nhân sự của công ty.
12


Bài thảo luận nhóm 1


+ Khó khăn: Đánh giá thị trường: Thị trường hàng nông sản biển động, giá liên tục giảm
dẫn đến việc chào hàng gặp khó khăn. Đặc biệt việc các công ty khác luôn giảm giá để cạnh
tranh nên công tác bán hàng liên tục bị sức ép từ đối thủ và phía người mua.


Nhập khẩu: Cơng ty có nhiều hợp đồng đã ký kết, triển khai gối đầu sang năm 2020,
đặc biệt là hàng máy xây dựng có nhiều hợp đồng trị giá cao. Trong năm, cơng ty
vẫn duy trì được các mặt hàng và khách hàng truyền thống như: hóa chất , máy xây
dựng , thiết bị vi tính ...

+ Thuận lợi: Cơng ty tập trung thực hiện nhập khẩu một số mặt hàng truyền thống, với
khách hàng cũ, phương thức kinh doanh an toàn, khơng có khiếu nại kiện tụng từ khách
hàng trong và ngoài nước. Thị trường trong nước và nước ngoài tương đối ổn định, khơng
có nhiều biến động lớn.
+ Khó khăn: Công ty phần lớn là thực hiện các hợp động nhập khẩu ủy thác từ trước tới nay
nên chưa xây dựng dược mạng lưới tiêu thụ là khách hàng nội địa, khơng có thương hiệu
cho một mặt hàng chiến lược.
* Năm 2020:
Dịch bệnh Covid – 19 từ đầu năm đã ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu của cơng ty


Xuất khẩu: Trong năm đã xuất được hàng đi các thị trường lớn như Mỹ với mặt hàng
thanh long và Trung Quốc, Ấn Độ với mặt hàng hồ tiêu. Đây đều là các khách hàng
lớn và tiềm năng nhưng do bị ảnh hưởng của Covid 19 nên việc xuất hàng bị gián
đoạn, nguồn vốn hạn hẹp nên khơng ký được hợp đồng lớn.



Nhập khẩu: Cơng ty tiếp duy trì hoạt động nhập khẩu ủy thác đã có từ các năm.


3. Thực trạng sử dụng các PTTT tại công ty
3.1 Công ty với tư cách là nhà xuất khẩu
Bảng3.1: Cơ cấu sử dụng phương thức thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần
XNK tổng hợp I
Đơn vị tính:  triệu USD

PT Thanh tốn
T/T
D/P
L/C
Tổng KNXK

Năm 2012

Năm 2013

Trị giá
Tỷ trọng (%)
Trị giá
Tỷtrọng  (%)
23,650526
30,2
20,921922
29,4
10,650568
13,6
10,815776
15,2
44,011906

56,2
39,424302
55,4
78,314
100
71,163
100

13


Bài thảo luận nhóm 1

                                                  (Nguồn: Phịng tổng hợp –cơng ty cổ phần XNK tổng hợp I )
Bảng 3.1 cho thấy, thanh tốn hàng xuất khẩu bằng phương thức L/C có trị giá cao
chiếm hơn nửa trong tổng số kim ngạch xuất khẩu của công ty qua các năm. Cụ thể,  năm
2012 chiếm 56,2% và năm 2013 chiếm 55,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Phương thức chiếm tỷ trọng cao thứ hai là phương thức điện chuyển tiền, năm 2012 chiếm
30,2%, năm 2013 chiếm 29,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cơng ty. Và phương thức
thanh tốn D/P chiếm tỷ trọng thâpnhât trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cơng ty qua các
năm.
Như vậy, trong hoạt động thanh tốn hàng xuất khẩu, công ty thường sử dụng 3 phương
thức thanh tốn chủ yếu, đó là: phương thức điện chuyển tiền (T/T), phương thức nhờ thu
kèm chứng từ (D/P) và phương thức tín dụng chứng từ (L/C).
Ngồi ra, khi áp dụng phương thức thanh toán L/C, việc lựa chọn ngân hàng phát
hành L/C, công ty thường để cho người mua lựa chọn, bản thân cơng ty khơng có ý kiến về
vấn đề này. Việc này thể hiện, công ty luôn giành những ưu tiên cho khách hàng, tạo cho
khách hàng tâm lý thoái mái khi hợp tác kinh doanh với mình. Mặc dù, chưa có trường hợp
cơng ty gặp phái trường hợp ngân hàng thanh tốn khơng có uy tín gây khó khăn trong việc
thanh tốn hoặc khơng có khả năng thanh tốn nhưng cơng ty cũng nên thương lượng với

người nhập khẩu về việc lựa chọn ngân hàng phát hành L/C, ngân hàng xác nhận để đảm
bảo khả năng thanh tốn cao hơn.
Tuy nhiên, cơng ty vẫn cịn một số hạn chế khi sử dụng 3 phương thức T/T, D/P, L/C
làm phương thức thanh toán chủ yếu, các phương thức thanh toán khác chiếm tỷ lệ rât nhỏ hầu như khơng có, khơng sử dụng đến như phương thức đổi chứng từ (CAD) – đây là
phương thức thanh toán đơn giản, có nhiều điểm lợi cho nhà xuất khẩu; phương thức thư tín
dụng tuần hồn, phương thức thư tín dụng đối ứng, thư tín dụng dự phịng....Ngồi ra, nghệ
thuật đàm phán trong ký kết hợp đồng của công ty chưa tốt nên trong một số hợp đồng
thanh toán bằng L/C, công ty phái chịu nép vế khi thương lượng về ngân hàng phát hàng
L/C, ngân hàng xác nhận. Việc vận dụng các phương thức thanh toán phù hợp với từng mặt
hàng cũng chưa tốt, dẫn đến những thiệt hại khơng đáng.
3.1.1. Tình hình thanh tốn của cơng ty theo phương thức chuyển tiền
Bảng 3.2. Tình hình thanh tốn của công ty theo phương thức chuyển tiền
Đơn vị: triệu USD

Năm Số HĐXK đc Trị giá Số HĐ thanh toán theo phương thức Trị giá
Tỷ trọng

chuyển tiền
(%)
2012 43
78,314 9
23,650526 30,2
2013 36
71,163 7
20,921922 29,4
                                                  (Nguồn: Phòng tổng hợp – công ty cổ phần XNK tổng hợp I)
Ta thấy qua bảng trên, số hợp đồng xuất khẩu được thanh toán theo phương thức
chuyển tiền thường chiếm một tỷ lệ không lớn trong các hợp đồng xuất khẩu. Đây là những
hợp đồng có giá trị khơng lớn và là những đối tác quen thuộc
3.1.2. Phương thức nhờ thu

14


Bài thảo luận nhóm 1

    Phương thức nhờ thu cũng là một trong những phương thức thanh tốn mà cơng ty
thường xuyên áp dụng  với những khách hàng quen biết . Tính đảm bảo của phương thức
này cao hơn phương thức chuyển tiền nhưng tính chất rủi ro vẫn cịn khơng ít nên phương
thức nhờ thu trong hoạt động xuất khẩu của công ty chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Bảng 3.3 : Tình hình thanh tốn theo phương thức nhờ thu

Năm Số HĐXK được ký Trị giá Số HĐ thanh toán theo phương Trị giá
kết
thức nhờ thu

Tỷ trọng
(%)

2012 43
78,313 5
10,650568 13,6
2013 36
71,163 6
10,815776 15,2
Từ bảng số liệu cho thấy cơng ty có sử dụng phương thức nhờ thu. Tuy nhiên số lượng ít,
đây là những hợp đồng được áp dụng đối với những đối tác làm ăn lâu dài, có uy tín, chất
lượng, có sự tin cậy khá lâu với nhau trong làm ăn. Công ty cũng đang cố gắng xây dựng
thương hiệu, tạo uy tín đối với các đối tác. 
3.1.3.  Phương thức tín dụng chứng từ
Đối với một cơng ty XNK, thường xuyên có mối quan hệ với đối tác nước ngồi , việc

thanh tốn địi hỏi phải hết sức đảm bảo. Việc thanh tốn nhanh, chính xác, thuận tiện ,
đúng luật sẽ thúc đẩy nhanh t ốc độ lưu chuyển hàng hóa, lưu chuyển vốn của các bên tham
gia, mở rộng và củng cố mối quan hệ  hợp tác làm ăn giữa các nước khác. Tuy nhiên, trong
buôn bán quốc tế, dù ở hình thức nào ln tồn tại một mâu thuẫn. Người mua muốn có được
hàng hóa trước khi trả tiền, người bán lại muốn nhận tiền trước khi chuyển giao hàng hóa
cho người mua. Chính vì vậy phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ phát huy được tính
ưu việt của nó so với hai phương thức thanh toán chuyển tiền và nhờ thu. Phương thức
thanh toán chuyển tiền và nhờ thu có nhiều hạn chế và rủi ro nên thường  chỉ áp dụng với
những khách hàng thường xuyên , có mối quan hệ làm ăn lâu dài , mật thiết với công ty. Do
đảm bảo quyền lợi cho cả người xuất khẩu và nhập khẩu, thuận tiện, dễ sử dụng ngay với
những người mới tham gia vào thị trường buôn bán quốc tế nên  phương thức thanh t ốn
tín dụng chứng từ này càng giữu vai trị quan trọng trong hoạt đọng buôn bán quốc tế.
Người xuất khẩu chỉ nhận tiền khi đã xuất trình một bộ hồ sơ đầy đủ , hợp lệ cho một bên
thứ ba đọc lập (là các ngân hàng  nhưuVietcombank, eximbank…), còn người mua chỉ được
nhận quyền sở hữu hàng khi đã thanh tốn cho người bán . Thư tín dụng đảm bảo cho bên
mua và bên bán không hiểu biết nhiều về nhau hay trong lần đầu tiên giao dịch vẫn có thể
yên tâm rằng bên bán sẽ nhận được tiền đúng hẹn cịn bên mua sẽ có hàng đúng nhưu thỏa
thuận khi hai bên đã thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ nghĩa vụ  tỏng hợp đồng.
     Qua thực tiễn ta thấy, đối với công ty CP XNK 1 Việt Nam nói riêng và các cơng ty
XNK nói chung, việc áp dụng phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ hầu hết được sử
dụng rộng rãi trong các hợp đồng XNK lớn, đã tạo cho công ty những bạn hàng lớn, những
thị trường lớn và chiếm được lòng tin của các đối tác. Trong các năm vừa qua , các hợp
đòng thanh tốn theo phương thức tín dụng chứng từ đã tăng lên :
Bảng 3.4.  Tình hình thanh tốn theophương thức tín dụng chứng từ
15


Bài thảo luận nhóm 1

Đơn vị: triệu USD


Năm Số
HĐXK Trị giá Số HĐ thanh toán theo phương thức Trị giá
Tỷ trọng
được ký
tín dụng chứng từ L/C
(%)
2012 43
78,313 29
44,011906 56,2
2013 36
71,163 23
39,424302 55,4
                                                 (Nguồn: Phòng tổng hợp – công ty cổ phần XNK tổng hợp I)
Thông thường , quy trình thanh tốn L/C đối với hoạt động xuất khẩu của công ty CP XNK
tổng hợp 1 được thực hiện như sau:
• Vietcombank sau khi nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C từ ngân hàng phát hành sẽ
thông báo cho Cơng ty . Cơng ty có thể nhận L/C giao tại trụ sở của ngân hàng hoặc
qua đường bưu điện hoặc yêu cầu giao tận tay nếu doanh số giao dịch lớn.
• Cơng ty sau khi nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C thì kiểm tra kỹ nội dung của L/C,
đối chiếu với các điều khoản hợp đồng đã ký kết . Nếu thấy không thể thực hiện
được đầy đủ , đúng các điều kiện , điều khoản qui định trong L/C thì lập tức yêu cầu
ngân hàng mở L/C sửa đổi  L/C thơng qua ngân hàng mở L/C
• Khi Công ty đã chấp nhận L/C được nhận công ty sẽ chuẩn bị hàng hóa và giao hàng
vào thời gian quy định đồng thời lập các chứng từ theo u cầu trong L/C.
• Cơng ty tiến hành xuất trình bộ chứng từ tại Vietcombank kèm theo bản gốc L/C, các
sửa đổi L/C có liên quan ( nếu có) cùng thư thơng báo L/C, sửa đổi L/C có xác nhận
mã/chữ ký đúng và thư yêu cầu thanh toán theo mẫu .
• Bộ chứng từ thanh tốn thường bao gồm :
+Hối phiếu

+Thư yêu cầu thanh toán tiền hàng xuất khẩu bằng L/C
+Hóa đơn thương mại(03 bản)
+Chứng từ vận tải ( vận đơn) : 02 bản ( 01 bản gốc)
+Bản kê chi tiết hàng hóa (packing list ); 03 bản
+Các loại giấy tờ về hàng hóa : giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận kiểm dịch
, biên lai giao hàng 
+Các giấy tờ khác nếu yêu cầu
• Khi bộ chứng từ được xuất trình phù hợp với các điều khoản , điều kiện của L/C ,
Vietcombank sẽ thanh tốn cho Cơng ty theo một trong hai hình thức:
+Thanh tốn khi nhận được tiên từ ngân hàng nước ngồi
           +Thanh tốn ngay một số tiền nhất định dưới hình thức chiết khấu chứn
3.2 Cơng ty với tư cách là nhà nhập khẩu
Công ty đã biết vận dụng phong phú các phương thức thanh toán phù hợp với từng
đối tượng khách hàng, tạo điều kiện thanh tốn đúng, đủ, nhanh và đảm bảo an tồn hiệu
quả. Trước đây, công ty thường sử dụng phương thức ghi sổ trong hoạt động nhập khẩu với
các nước XHCN thì nay đã chuyển sang sử dụng các phương thức thanh toán nhanh với các
thị trường như phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu và phương thức tín dụng
16


Bài thảo luận nhóm 1

chứng từ. Trong nhập khẩu, đối với những đối tác truyền thống, có sự tin tưởng lẫn nhau,
công ty thường sử dụng phương thức chuyển tiền còn với những khách hàng mới, sự hiểu
biết lẫn nhau cịn hạn chế, giá trị hợp đồng lớn thì thường dùng phương thức tín dụng chứng
từ. Ngồi ra, các điều khoản thanh tốn cũng được cơng ty quan tâm và kiểm tra chặt chẽ.
Điều này góp phần làm giảm thiểu rủi ro, tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán hàng xuất
được diễn ra dễ dàng, thuận tiện và đạt hiệu quả cao. Nhờ vậy, công ty ngày càng củng cố
được lịng tin, uy tín của mình với các bạn hàng trong và ngồi nước.
Bộ chứng từ thanh tốn được xuất trình đầy đủ và đúng thời hạn: Số lượng các chứng

từ phái xuất trình được cơng ty lập đầy đủ cả về số lượng và chủng loại theo yêu cầu của
L/C. Thời gian lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán được phân chia một cách hợp lý nên
bộ chứng từ xuất trình đúng thời hạn. Ít xảy ra trường hợp xuất trình bộ chứng từ chậm trễ.
Như vậy, trong hoạt động thanh tốn hàng nhập khẩu, cơng ty thường sử dụng 2
phương thức thanh toán chủ yếu, đó là: phương thức điện chuyển tiền (T/T), phương thức
nhờ thu kèm chứng từ (D/P).
4.Đánh giá thực trạng sử dụng phương thức thanh tốn của cơng ty
Ưu điểm:
Cơng ty đã biết vận dụng phong phú các phương thức thanh toán phù hợp với từng đối
tượng khách hàng, tạo điều kiện thanh tốn đúng, đủ, nhanh và đảm bảo an tồn hiệu quả,
Từ đó đem lại hiệu quả kinh doanh và sự hài lòng của khách hàng.
Đối với những khách hàng truyền thống, có sự tin tưởng lẫn nhau, cơng ty thường sử
dụng phương thức chuyển tiền còn với những khách hàng mới, sự hiểu biết lẫn nhau còn
hạn chế, giá trị hợp đồng lớn thì thường dùng phương thức tín dụng chứng từ. Ngồi ra, các
điều khoản thanh tốn cũng được công ty quan tâm và kiểm tra chặt chẽ. Điều này góp phần
làm giảm thiểu rủi ro, tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán hàng t được diễn ra dễ dàng,
thuận tiện và đạt hiệu quả cao. Nhờ vậy, cơng ty ngày càng củng cố được lịng tin, uy tín
của mình với các bạn hàng trong và ngồi nước
Bộ chứng từ thanh tốn được xuất trình đầy đủ và đúng thời hạn: Số lượng các chứng
từ phái xuất trình được cơng ty lập đầy đủ cả về số lượng và chủng loại theo yêu cầu của
L/C. Thời gian lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán được phân chia một cách hợp lý nên
bộ chứng từ xuất trình đúng thời hạn. Ít xảy ra trường hợp xuất trình bộ chứng từ chậm trễ.
Cơng ty đã nắm rõ trình tự các bước thanh tốn đối với ngân hàng và phối hợp với các ngân
hàng thanh toán một cách nhanh chóng và đúng thủ tục. Nắm rõ được thủ tục thanh tốn
trên, nên các giao dịch giữa cơng ty và ngân hàng thường diễn ra thuận tiện. Bên cạnh đó,
Cơng ty cũng phối hợp với ngân hàng thanh tốn khi làm thủ tục thanh toán như giái đáp
những thắc mắc của ngân hàng về bộ chứng từ một cách rõ ràng và đầy đủ.
Hạn chế :
17



Bài thảo luận nhóm 1

Chât lượng lập bộ chứng từ cịn chưa cao cịn nhiều sai sót trong khâu lập chứng từ. Các
chứng từ đều phù hợp về mặt hình thức nhưng nội dung vẫn cịn nhiều sai sót, chứng từ mắc
nhiều sai sót nhât là hố đơn thương mại, nhiều sai sót bắt buộc phái sửa chữa. Điều này
làm mât nhiều thời gian lập chứng từ do đó kéo dài thời gian hoàn thiện bộ chứng từ hoàn
chỉnh ảnh hưởng lớn đến thời gian, quy trình và thủ tục thanh tốn hàng xuất khẩu . Ngồi
ra, việc sửa đổi, làm lại chứng từ sẽ làm phát sinh các khoản chi phí trong thanh tốn như
chi phí tu chỉnh vận tái đơn, những khoản chi phí này thường khơng nhỏ.
Tốc độ luân chuyển chứng từ thanh toán giữa các bộ phận thanh tốn chưa
nhanh.Việc lập một bộ chứng từ hồn chỉnh tại cơng ty nếu khơng găp vướng mắc gì mât
khoảng 2 – 3 ngày. Thời gian này là lâu, trong một số trường hợp còn bị kéo dài hơn lên tới
3 - 4 ngày, mặt khác sau khi lập xong bộ chứng từ xuất trình, phịng kinh doanh phái chuyển
cho phịng kế tài chính để làm thủ tục thu tiền. Thời gian thanh toán luân chuyển và kiểm
tra chứng từ tại mỗi bộ phận là không quá 3 ngày làm việc tại công ty cổ phần XNK tổng
hợp I. Thời gian luân chuyển và kiểm tra bộ chứng từ như trên là chậm – gây ảnh hưởng
đến tốc độ thanh tốn và khả năng thu hồi vốn của cơng ty.
Công ty đã rât thận trọng trong việc lựa chọn đối tác, loại hàng phù hợp với từng phương
thức thanh tốn, song q trình thực hiện thanh tốn cịn để xảy ra những rủi ro nhât định..
Q trình cơng ty tìm người mua mới làm phát sinh các chi phí khác như lưu kho, lưu cảng
hay chi phí tìm người mua mới...gây tổn thât trực tiếp tới lợi nhuận của công ty. Trong giai
đoạn hiện nay, rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái, lạm phát đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến
hoạt động thanh tốn hàng xuất khẩu của cơng ty.
Cơng ty vẫn cịn một số hạn chế khi sử dụng 3 phương thức T/T, D/P, L/C làm
phương thức thanh toán chủ yếu, các phương thức thanh toán khác chiếm tỷ lệ rât nhỏ - hầu
như khơng có, khơng sử dụng đến như phương thức đổi chứng từ (CAD) – đây là phương
thức thanh tốn đơn giản, có nhiều điểm lợi cho nhà xuất khẩu; phương thức thư tín dụng
tuần hồn, phương thức thư tín dụng đối ứng, thư tín dụng dự phịng


CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG THANH
TỐN QUỐC TẾ CỦA CƠNG TY.
Trong cơng tác thanh tốn, việc mở rộng quan hệ kinh tế ln phải tiếp cận với tình
hình thực tế nên địi hỏi trong quá trình tham gia vào các giao dịch cũng phải phát triển việc
vận dụng nghiệp vụ về tín dụng và thanh tốn Thực trạng tại Cơng ty cho thấy cơng tác
kiểm sốt rủi ro trong thanh tốn quốc tế tại cơng ty cịn nhiều hạn chế. Nếu khâu hoạch
định chính sách TTQT, tổ chức TTQT được thực hiện tốt và nghiêm túc thì việc kiểm sốt
q trình thanh tốn sẽ trở nên đơn giản, dễ dàng và rủi ro xảy ra trong q trình thanh tốn
cũng được hạn chế đáng kể .
18


Bài thảo luận nhóm 1

Trong q trình hoạch định chính sách thanh tốn: 
Trong q trình hoạch định chính sách thanh toán, việc lựa chọn các điều kiện thanh
toán là hết sức quan trọng, vì nó quyết định đến hiệu quả thanh tốn và sau cùng là hoạt
động của Cơng ty. Vì thế, trong quá trình soạn thảo đàm phán hợp đồng cần có sự cân nhắc
kỹ lưỡng những điều kiện có lợi cho DN mình 


Thời điểm thanh tốn:

Trong TTQT, việc quy định khi nào người mua hoàn thành nghĩa vụ thanh tốn là rất
quan trọng. Cơng ty nên lựa chọn và đưa vào hợp đồng những điều kiện về thời điểm thanh
toán để đảm bảo tránh được rủi ro phát sinh từ phía ngân hàng trong q trình chuyển tiền
làm phát sinh mâu thuẫn giữa 2 bên mua bán ảnh hưởng tới mối quan hệ 2 bên. 


Điều kiện phương thức thanh tốn:


Cơng ty thường sử dụng ba phương thức thanh tốn chính là tín dụng chứng từ
(L/C), phương thức nhờ thu kèm chứng từ (D/P) và điện chuyển tiền (T/T). Việc lựa chọn
phương thức thanh tốn phải phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng hợp đồng XNK như
nhà cung cấp, phí thanh tốn, quy mơ hợp đồng, điều kiện thanh toán trong hợp đồng…
Trong các phương thức thanh toán thì phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ thường
được công ty sử dụng vì ưu điểm cao của nó. Bằng viêc̣ mở tài khoản L/C là nghiê ̣p vụ kĩ
thuâ ̣t quan trọng bảo đảm cho công ty thu hồi ngoại tê ̣ an toàn. Lập chứng từ là nghiệp vụ
phức tạp, có thể gặp nhiều sai sót trong q trình thực hiện. Do đó khi lâ ̣p bơ ̣ chứng từ nhằm
tránh những rắc rối nhỏ nhă ̣t trong quá trình thanh toán đồng thời tạo điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi
cho ngân hàng kiểm tra chứng từ, cơng ty cần lưu ý các vấn đề sau :


Vâ ̣n đơn: Khi lâ ̣p vâ ̣n đơn những nô ̣i dung trên vâ ̣n đơn phải hoàn toàn phù hợp với
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và L/C. Khi giao hàng cho người chuyên chở
bất cứ giá nào cúng phải lấy được vâ ̣n đơn hoàn hảo. Trên vâ ̣n đơn hoàn hảo thường
không có phê chú gì hoă ̣c có ghi:

-

“clean”

-

“received in external good order and condition” 

-

“taken in charge apparent good order and condition”




Hóa đơn thương mại:

Công ty nên ghi rõ họ tên và địa chỉ người mua trong hố đơn thương mại. Mơ tả chi tiết
sớ lượng, trọng lượng hàng hóa và đơn giá tương ứng với quy định trong L/C. Nếu có sai
sót trong bô ̣ chứng từ thanh toán có thể giải quyết như sau:

19


Bài thảo luận nhóm 1

-

Cơng ty có thể cam kết bằng lời nói với ngân hàng của mình về những sai sót trong
bô ̣ chứng từ thanh toán. Ngân hàng sẽ chấp nhâ ̣n thanh toán khi chứng từ có sai sót
nhỏ, không đáng kể.

-

Công ty có thể cam kết bời thường khi có sai sót xảy ra. 

-

Cơng ty có thể chủn sang phương thức nhờ thu.

Bên cạnh đó, cơng ty cần đa dạng hóa các phương thức thanh tốn, tiến tới lựa chọn
và áp dụng nhiều phương thức hơn nữa với mục tiêu đơn giản, phù hợp và ít chi phí như sử
dụng phương thức giao chứng từ trả tiền (CAD), đây là phương thức thanh tốn đơn giản,

có nhiều điểm lợi cho nhà xuất khẩu; phương thức thư tín dụng tuần hồn, phương thức thư
tín dụng đối ứng, thư tín dụng dự phịng....
Trong q trình tổ chức thanh toán. 
 Đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển bộ chứng từ giữa các bộ phận tham gia q trình
thanh tốn quốc tế tại cơng ty. 
Tốc độ hồn thành bộ chứng từ thanh toán chậm là do sự phối hợp giữa các phỏng kế
tốn-tài chính và các phịng kinh doanh chưa phát huy được hiệu quả, nhiều khi còn đùn đẩy
trách nhiệm trong việc kiểm tra và lập bộ chứng từ. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động
thanh toán này công ty cần: 
- Quy định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của các phòng ban tham gia vào hoạt
động TTQT mà trực tiếp là phịng kế tốn- tài chính và các phịng kinh doanh
- Sắp xếp lại trình tự giải quyết các vấn đề sao cho phù hợp, logic nhằm giảm thiểu
thời gian thực hiện bộ chứng từ
 Nâng cao trình độ kiến thức đội ngũ cán bộ tham gia cơng tác thanh tốn.
Để tránh sai sót trong cơng tác thanh tốn, cơng ty cần hồn thiện hơn nữa năng lực
của các cán bộ tham gia hoạt động TTQT, các biện pháp như:
- Tiếp tục tổ chức một cách thường xuyên các lớp học nghiệp vụ ngắn hạn và dài hạn
về TTQT, đặc biệt là phương thức tín dụng chứng từ L/C.
- Đào tạo và tuyển dụng thêm những cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, thông
thạo ngoại ngữ, đồng thời am hiểu về tập quán buôn bán quốc tế. Nâng cao tinh thần trách
nhiệm, tự chủ trong công việc của cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp làm cơng tác thanh
tốn.
- Phân cơng cán bộ trực tiếp làm cơng tác thanh tốn đi tham gia các hội thảo, hội
nghị chun mơn ở trong và ngồi nước.

20


Bài thảo luận nhóm 1


- Có chính sách đãi ngộ, khen thưởng cho các cán bộ có năng lực nhằm giữ chân các
cán bộ giỏi, đồng thời khuyến khích việc trao đổi kiến thức, kinh nghiệm làm việc giữa các
cán bộ trong Công ty.
- Công ty cần thường xuyên liên kết với hoạt đô ̣ng thanh toán của ngân hàng, cẩn
trọng trong việc chọn lựa ngân hàng (lựa chọn ngân hàng uy tín như Vietconmbank hay
Eximbank…) điều này chứng tỏ công ty có trách nhiê ̣m có trình đô ̣ hiểu biết về hoạt đơ ̣ng
thanh tốn hàng x́t khẩu.
 Hồn thiện các ứng dụng cơng nghệ trong hoạt động thanh toán quốc tế. 
Xu hướng hội nhập quốc tế và cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh XNK đòi hỏi
các nhà lãnh đạo công ty cần quan tâm đến đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ hiện
đại vào hoạt động kinh doanh và quản lý dữ liệu. Vì vậy cơng ty cần chú ý đến việc hồn
thiện máy móc và trang thiết bị công nghệ: 
- Đẩy mạnh việc tự động hóa và sử dụng cơng nghệ thơng tin trong các hoạt động
của Công ty.
- Từng bước thay thế việc xử lý dữ liệu, chứng từ theo phương pháp thủ công bằng
phương pháp tự động để tiết kiệm không gian, thời gian, nâng cao độ an tồn và chính xác
- Nhân viên và cán bộ quản lý phải thường xuyên được đào tạo và cập nhật về công
nghệ mũi nhọn, am hiểu tường tận, hoàn toàn làm chủ các thiết bị công nghệ được sử dụng
tại công ty. 
 Thường xuyên củng cố mối quan hệ với bạn hàng và khách hàng
Đặc điểm của hoạt động kinh doanh XNK là khoảng cách rất xa về mặt địa lý giữa
các đối tác, do vậy có nhiều khác biệt về văn hóa, ngơn ngữ và văn hóa kinh doanh. Song
song với việc khai thác một cách triệt để mối quan hệ với những khách hàng quen thuộc
nhằm tận dụng những lợi thế, ưu tiên trong hoạt động giao dịch kinh doanh, đặc biệt là liên
quan đến q trình thanh tốn trên cơ sở những mối quan hệ thân thiết tin tưởng lẫn nhau.
Công ty cần mở rộng, tìm kiếm thêm các bạn hàng mới để mở rộng hoạt động XNK,
giảm thiểu những tác động tiêu cực do ảnh hưởng của giá cả và các yếu tố từ môi trường ở
các quốc gia khác nhau.
Việc tạo dựng và nâng cao uy tín của Cơng ty với những NH mà cơng ty có quan hệ
thanh toán cũng là một vấn đề khá quan trọng. Nâng cao uy tín của cơng ty đối với ngân

hàng sẽ là yếu tố tích cực làm cho q trình thanh tốn được sn sẻ và nhanh chóng hơn từ
đó tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiệp vụ thanh tốn của Cơng ty. 
 Kiểm sốt rủi ro trong thanh toán. 

21


Bài thảo luận nhóm 1

Kiểm sốt chặt chẽ cơng tác TTQT cũng chính là biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng của công tác TTQT tại Công ty. Công ty nên thường xuyên tiến hành kiểm tra giám
sát các khâu trong q trình thanh tốn để thấy được tình hình thực tế cơng tác thanh tốn
của mình. Quản trị rủi ro trong TTQT là một nhiệm vụ hết sức quan trọng Hiện nay công ty
chỉ thường quan tâm đến việc giải quyết những tin thất thiệt xảy ra liên quan tới TTQT như
thế nào chứ chưa thực sự chú trọng tới việc kiểm sốt và phịng ngừa rủi ro có khả năng xảy
ra. Do đó, hệ thống kiểm sốt rủi ro là hết sức cần thiết. Để phòng ngừa và hạn chế rủi ro có
thể xảy ra trong TTQT, Cơng ty có thể thực hiện các biện pháp sau: 
- Tránh đưa vào hợp đồng những điều khoản làm chậm trễ thời gian thanh toán,
phức tạp trong lập bộ chứng từ. Khi ký kết hợp đồng cần chú ý những bước sau:
+ Phối hợp tổ chức soạn thảo hợp đồng, đàm phán kỹ các điều kiện của hợp
đồng vì đây là nền tảng giúp tuân thủ các điều kiện của hợp đồng, kiểm tra kỹ
các điều khoản của hợp đồng.
+ Khi có vấn đề gì thì cần kịp thời chỉnh sửa, lập kế hoạch giao hàng, lập
chứng từ, xuất trình chứng từ và tổ chức thực hiện, chuẩn bị tốt các điều
khoản của hợp đồng 
- Sử dụng các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro: phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn, phịng
ngừa thơng qua thị trường tiền tệ hoặc phịng ngừa thông qua quyền chọn tiền tệ
- Đối với phương thức điện chuyển tiền (T/T) thì chỉ nên dùng với những nhà kinh
doanh có quan hê ̣ thân tín, tin câ ̣y cao.
- Đối với phương thức nhờ thu kèm chứng từ (D/P):

+ Xác định rõ điều kiê ̣n ủy thác thu
+ Quy định rõ trong hợp đồng trách nhiê ̣m của các bên:
+ Nếu hàng hóa đến trước chứng từ và trường hợp người nhâ ̣p khẩu từ chối
không trả tiền thì phải có cách xử lí thích hợp đảm bảo quyền lợi cho công ty 
- Với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C):
+ Lựa chọn ngân hàng phù hợp có uy tín, ngân hàng bảo lãnh
+ Phải nghiên cứu thời gian phù hợp thực tế hay không
+ Điều tra về tuyến đường vâ ̣n tải để chọn lựa phương tiê ̣n vâ ̣n tải sao cho
thích hợp.
+ Bố trí nhân sự giỏi nghiê ̣p vụ ở khâu lâ ̣p bô ̣ chứng từ.

22


Bài thảo luận nhóm 1

KẾT LUẬN
Hoạt động xuất khẩu phát triển sẽ thúc đẩy việc sản xuất trong nước, chính vì vậy Nhà
nước Việt Nam ngày càng đưa ra nhiều chính sách để khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, là
một lợi thế rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Qua những nội dung đã trình bày ở trên
và với bối cảnh kinh tế hội nhập như hiện nay, nghiệp vụ thanh tốn quốc tế đóng vai trị rất
23


Bài thảo luận nhóm 1

quan trọng, là khâu khơng thể thiếu trong giao dịch mua bán hàng hóa, tạo nên sự lưu thơng
hàng hóa tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới. Vì vậy mỗi doanh nghiệp XNK tại Việt
Nam cần nắm vững nghiệp vụ thanh toán quốc tế để góp phần đưa doanh nghiệp của mình
nói riêng cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung ngày càng phát triển và hội nhập.


24


×