Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu ÔN THI TỐT NGHIỆP – THUỐC (PHẦN 5) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.1 KB, 11 trang )

ÔN THI TỐT NGHIỆP – THUỐC (PHẦN 5)

20) Đối kháng thụ thể Angiotensin II
• đặc điểm:
+ thuốc ức chế hệ Renin - Angiotensin - Aldosterone bằng cách ức chế chuyên biệt
thụ thể Angiotensin II, do đó không làm tăng nồng độ Bradykinin (Bradykinin gây
các tác dụng phụ: ho, phù mạch, suy thận, hạ HA).

+ UCAT2 có thể thay thế UCMC (khi BN không dung nạp được UCMC) hoặc
kèm với UCMC. Tác dụng phụ cũng tương tự UCMC ngoại trừ ho.
• Thuốc gốc:
+ Losartan

+ Valsartan

+ Irbesartan: bd Aprovel 150mg

+ Telmisartan.
• Biệt dược:

@ Irbesartan: bd Aprovel 150mg (viên).




21) Lidocain



• Nhóm: thuốc tê (loại amid). Là thuốc chống loạn nhịp nhóm IB, vị trí tác
động ưu tiên tại thất.


• Biệt dược:
Lidocain 10ml (2%) (
ống - IV, TTM).

• Trong Ngoại tâm thu thất: có thể dùng Lidocain tiêm mạch 1mg/kg, lặp lại
3 lần sau đó truyền TM 2 - 4 mg/phút. Nếu Lidocain không hiệu quả, dùng
Procainnamide liều tải 500 - 1.000 mg TTM < 50mg/phút, sau đó duy trì 2 -
5 mg/phút. (Hoặc có thể dùng Amiodarone nhưng thận trọng khi dùng
chung với Ức chế beta dễ làm block nhĩ thất).
• Trong nhịp nhanh thất, tiêm TM Lidocain 50 - 100mg, 1 - 2 lần không hiệu
quả nên đánh sốc điện.

22) Amiodarone





• Nhóm: Thuốc chống loạn nhịp nhóm III. Vị trí tác động ưu tiên tại: nhĩ,
thất & đường dẫn truyền phụ.
• Biệt dược:
Cordarone 200mg (viên)

Cordarone 150 mg/3 ml (
ống - truyền TM, IV)

• liều dùng: Ống tiêm dùng trong khẩn cấp: liều 5 mg/kg, pha loãng trong
250 mL dung dịch dextrose 5% truyền IV trong 20 phút đến 2 giờ, có thể
lặp lại cho đến tổng liều 15 mg/kg/24 giờ; nếu rất khẩn cấp, tiêm IV chậm
150-300 mg trong 10-20 mL dextrose 5% trong 1-2 phút.

• Uống: 200mg/8h x 1 tuần, sau đó 200mg/12h x 1 tuần. Duy trì <= 200mg/j.

23) Atropin
• Nhóm: Thuốc giảm đau - chống co thắt. Là 1 alcaloid (nhóm Tropan).
• Biệt dược:
Atropin Sulfat 0,25mg/1ml (ống - IV, IM)

• Tác dụng:

+ là thuốc có tác dụng trên hội chứng Muscarin (rối loạn TK thực vật) &
hội chứng TK trung ương nhưng không có tác dụng trên hội chứng Nicotin.

+ Atropin làm tăng nhu cầu oxy ở tế bào, đặc biệt ở cơ tim. Khi có
giảm
oxy máu, cho Atropin gây loạn nhịp thất. Vì vậy khi cho Atropin liều cao,
phải cung cấp oxy đầy đủ (thông khí tốt + cho thở oxy).
• Trong Loạn nhịp chậm: tiêm TM Atropin 0,4 - 0,6mg đến khi đạt liều tối đa
là 2mg.
• Trong Ngộ độc thuốc trừ sâu nhóm kháng men Cholinesterase: tùy mức độ
ngộ độc quyết định liều Atropin:
+ nhẹ: 1mg/h (TB)

+ trung bình: 2mg/30phút (TM)

+ nặng: 4mg/15 - 30 phút (TM).
-> Tiêm đến khi BN có dấu ngấm Atropin (BN sảng, da ấm, môi lưỡi khô,
má hồng, đồng tử 3 - 4 mm, mạch nhanh 100 - 110 lần/phút, hết xuất tiết,
phổi trong, không tiêu chảy, có thể có cầu bàng quang), duy trì liều đó # 24
giờ, sau đó giảm dần liều mỗi 24 giờ.


-> Ngưng Atropin khi đã giảm liều còn 1mg/4-6h (TB) trong 24 giờ. Sau đó
theo dõi BN 24 - 48 giờ, nếu ổn mới cho xuất viện.

24) Adenosine
• Nhóm: Thuốc chống loạn nhịp.
• Biệt dược:

Adenosine Triphosphate (ATP) 20mg/2ml (
ống - IV).

• chống chỉ định:
1) hen

2) block AV độ II, III

3) hội chứng suy nút xoang (SSS).


25) Digoxin







• Nhóm: Digitalis (glycoside trợ tim).
• Biệt dược:
Digoxin 0,25mg (viên)


Digoxin 0,5mg (
ống - IV).

• Digitalis có thể cải thiện triệu chứng & chất lượng cuộc sống của BN suy
tim, nhưng không tác dụng trên tiến triển của bệnh.

• cơ chế tác dụng:

+ ức chế tác dụng men ATPase - Na+ - K+ ở màng tế bào cơ tim, tức ức
chế bơm Natri, do đó Na+ trong tế bào nhiều hơn, đồng hành với sự tăng
Ca++ trong tế bào dẫn đến tăng sức co bóp cơ tim.

+ hoạt hóa hệ thống đối giao cảm: chậm nút xoang, ức chế nhĩ thất, chán ăn
- buồn nôn - nôn.

+ ức chế giao cảm.

+ co thắt nhẹ mạch ngoại vi ĐM & TM -> co thắt mạch vành.

+ tăng tốc độ pha 4 do đó làm tăng tính tự động của các ổ ngoại vị.

+ tăng dẫn truyền ở bó Kent trong hội chứng WPW.

• chỉ định:
1) suy tim kèm rung nhĩ

2) suy tim với chức năng co bóp thất (T) giảm EF < 30% còn nhịp xoang:
ngựa phi, ran ẩm 2 phổi

3) một số loạn nhịp trên thất.


• chống chỉ định:

1) bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn (trừ khi có rung nhĩ)

2) ngộ độc Digoxin

3) Block AV độ I tiến triển, II, III (nếu không có đặt máy tạo nhịp)

4) rối loạn chức năng tâm trương thất (T) với EF bình thường hoặc
tăng

5) hội chứng suy nút xoang

6) tim phổi mạn (trừ khi có rung nhĩ đáp ứng thất nhanh)

7) suy thận nặng

8) rối loạn nhịp thất nặng

9) trước khi phá rung (tránh loạn nhịp thất sau phá rung)

10) tình trạng nhạy cảm với Digoxin.


• Một số điều kiện làm tăng nhạy cảm với Digoxin:

1) > 70 tuổi

2) thiếu oxy


3) giảm Mg/máu

4) viêm cơ tim

5) Acidosis

6) tăng Ca/máu

7) giảm Ca/máu

8) nhược giáp

9) giảm K/máu

10) tăng K/máu

11) nhồi máu cơ tim cấp

12) nhiễm bột.

• Thuốc làm tăng nồng độ Digoxin trong huyết thanh:

1) Quinidin (giảm thanh thải ở thận)

2) Amiodarone

3) Verapamil

-> Cần giảm liều Digoxin khi dùng chung với các thuốc này.


• Cần tăng liều Digoxin khi dùng chung với các thuốc:
1) Cholestyramin

2) Phenytoin

3) Neomycin

4) Phenulbutazone

5) Antacid

6) Metoclopramide

7) Phenobarbital.

• Liều:

@ Digoxin bắt đầu có tác dụng 15 - 30 phút, T 1/2 = 36 - 48 giờ, đào thải
qua thận - dạ dày - ruột.

@ liều tải: 1,25 -1,5mg (cụ thể: 1 viên x 2/j (u) 2 ngày). Digoxin TM liều
0,75 - 1mg.

@ liều duy trì: 0,125 - 0,375mg.

chú ý:
+ không cần dùng liều tải khi điều trị các tình trạng suy tim mạn tính.

+ nên đánh giá chức năng thận & K/máu trước khi bắt đầu điều trị.


+ nếu dùng liều duy trì 0,25mg/j nên có 1 - 2 ngày trong tuần không có
thuốc.

+ Ở BN già, nên duy trì với liều 0,125mg/j.


×