Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

HIỆN TRẠNG ƯƠNG NÂNG CẤP TÔM HÙM BÔNG (Panulirus ornatus Fabricius, 1798) TẠI KHÁNH HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.55 MB, 200 trang )

MỤC LỤC
● Vai trị của các yếu tố: Sự hài lịng, tập xem xét, tìm kiếm

78

● Thái độ và sự sẵn lòng chi trả thêm của người tiêu dùng tại

83

● Phân khúc thị trường dựa trên sở thích: Một nghiên cứu về

89

sự đa dạng và khuynh hướng ưa thích sự thuận tiện trong
việc giải thích hành vi tiêu dùng thủy sản tại Việt Nam
Ninh Thị Kim Anh và CTV

thành phố Nha Trang đối với sản phẩm tôm nuôi sinh thái
Huỳnh Thị Ngọc Diệp và CTV
sở thích các loại thực phẩm ở các thanh thiếu niên

Vũ Thị Hoa và CTV

● Xây dựng trung tâm gia công ảo Bridgeport VMC
2216 XV

94

Nguyễn Văn Tường
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
● Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ gắn bó của


nhân viên đối với Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ
khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long

98

Bùi Thị Hồng Thủy
● Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa doanh nghiệp
đến sự gắn kết của người quản lý đối với doanh
nghiệp du lịch Khánh Hòa

102

Bùi Trần Tây và CTV
● Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng
ACB - Chi nhánh Khánh Hòa

107

Phạm Thị Cẩm Hằng và CTV
● Đánh giá chất lượng dịch vụ tín dụng tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Khánh Hòa

112

Nguyễn Duy Hải và CTV
● Đánh giá sự hài lòng của sinh viên hệ Cao đẳng
Nghề khóa 1 về khóa học tại Trường Cao đẳng nghề
Nha Trang

116


Nguyễn Thị Hồng Linh và CTV
● Khảo sát sự phân bố của Ricketsia - Like bacteria (RLB)
trên tôm hùm bông (Panulirus ornatus Fabricius, 1798) và
một số loại cá tạp làm thức ăn cho tôm hùm
Nguyễn Thị Thu Thủy và CTV

123

● Nhu cầu tối ưu các acid béo không no: DHA và EPA
trong thức ăn tôm hùm xanh Panulirus homarus

129

Lê Xuân Sơn, Đặng Xuân Cường và CTV


● Ảnh hưởng của Sorbitol, Natri Nitrite, Acid
Ascorbic và Natri Ascorbate đến chất lượng sản
phẩm cá cơm săng khô

135

Hồ Thị Tuyết Minh và CTV
● Cơ cấu nghề khai thác của tàu cá Việt Nam và Trung
Quốc tại vùng đánh cá chung Vịnh Bắc bộ

139

Nguyễn Văn Trung và CTV

● Hiệu quả sản xuất nghề lưới kéo ven bờ tỉnh
Quảng Ninh
Đỗ Đình Minh và CTV

146

● Thiết kế, chế tạo thử nghiệm thuyền cánh ngầm chạy
bằng sức người ở Việt Nam

151

Đặng Đức Cường, Đặng Văn Phước
● Ngiên cứu, thử nghiệm bộ xử lý khí thải xúc tác gắn
trên động cơ xăng
Lê Đát Toa và CTV

156

● Xử lý nước thải chế biến Chitin bằng công nghệ
màng sinh học tầng chuyển động kết hợp với bề đất
ngập nước kiến tạo
Phạm Đình Hải và CTV

160

● Tác động của việc sử dụng thức ăn tươi trong nuôi
cá biển lên môi trường ở vùng biển Vân Đồn, Quảng
Ninh
Nguyễn Thị Mai và CTV


166

● Áp dụng mơ hình đồng quản lý để bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thủy sản khu vực đầm Thị Nại
tỉnh Bình Định
Trần Văn Vinh và CTV

173

VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI
● Kích dục tố tuyến yên điều khiển chức năng của
tuyến sinh dục ở cá
Phạm Quốc Hùng

178

● Chất bảo quản và chất chống đông cho bảo quản
lạnh tinh trùng cá
Lê Minh Hồng

183

● Thơng tin về cá mập, cách phịng tránh cá mập tấn
cơng
Phạm Văn Thơng

188

● Một số phương pháp đánh giá cảm quan thủy sản


192

Trần Thị Mỹ Hạnh
THÔNG TIN QUẢNG BÁ

198


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 2/2012

THÔNG BÁO KHOA HỌC

HIỆN TRẠNG ƯƠNG NÂNG CẤP TƠM HÙM BƠNG
(Panulirus ornatus Fabricius, 1798) TẠI KHÁNH HÒA
PRESENT STATUS OF LOBSTER UPGRADING CULTURE
(Panulirus ornatus Fabricius, 1798) IN KHANH HOA
Trương Thị Bích Hồng1
Ngày nhận bài: 27/10/2011; Ngày phản biện thông qua: 13/12/2011; Ngày duyệt đăng: 10/06/2012
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm điều tra hiện trạng ương nâng cấp tôm hùm giống tại Khánh Hòa. Kết quả điều
tra cho thấy, mùa vụ ương nâng cấp tôm hùm giống bắt đầu từ cuối tháng 10 và kết thúc vào khoảng tháng 4 năm sau. Tồn
tỉnh có hai vùng ương nâng cấp chính: đầm Môn - Đại Lãnh và vùng đầm Nha Phu - vịnh Nha Trang. Ngư dân thường sử
dụng hai kiểu lồng (lồng chìm và lồng treo trên bè nổi) để ương ni con giống. Trong đó, hình thức ương ni treo trên bè
nổi đạt hiệu qủa cao hơn, tôm giống sinh trưởng tốt. Nguồn giống và thức ăn cung cấp cho q trình ương giống phụ thuộc
hồn tồn vào tự nhiên. Thời gian ương nâng cấp kéo dài từ 20 ngày đến 2 tháng, tùy thuộc vào kích thước con giống khi
thả ương, giá cả và nhu cầu mua con giống của người nuôi thương phẩm. Tôm giống thường hao hụt nhiều trong vịng 15
ngày đầu thả ni. Bởi vì, con giống bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác và vận chuyển. Tỷ lệ sống trung bình của con
giống sau khi ương là 86,1%.

Từ khóa: Ương nâng cấp, tơm hùm

ABSTRACT
The study was conducted to investigate the status of upgrading culture of seed Lobster in Khanh Hoa province. The
results of the survey showed that the main season for upgrading culture of seed Lobster begins in late October to the end of
April of the following year. In Khanh Hoa, two main upgraded areas were Mon lagoon - Dai Lanh and Nha Phu lagoon Nha Trang bay. To culture seed, fishermen often used two types of cage (submerged cage and hanging cage on floating raft).
In which, hanging cage on floating raft was more efficiency, the seed Lobster grew better. The source of Lobster seed and
their feed depended on nature. Period of upgraded time was sustained from 20 days to 2 months depending on size resource,
price of seed and market demand. Rate of death seed increases during the first 15 stocking days. Because, the Lobster seed
was affected by exploitation and transportation. The average survival rate of seed was 86,1%.
Keywords: Upgrading culture, Lobsters
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghề nuôi tôm hùm lồng tại các tỉnh miền
Trung bắt đầu từ 1992 và thực sự phát triển mạnh
mẽ vào năm 2000. Phong trào nuôi tôm hùm
lồng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu con giống tăng
nhanh từ 500.000 con vào năm 1999 tới xấp
xỉ 3.500.000 con vào năm 2003 [5]. Do đó, ngư
dân đưa cả tơm giống có kích thước nhỏ (ấu trùng
và hậu ấu Puerulus) vào nuôi. Số lượng tôm hùm
giống khai thác tăng từ 500.000 con vào năm 1999
lên 2.500.000 con vào năm 2003 [3]. Số lượng con
giống tôm hùm khai thác đạt mức 3.009.967 con/
1

năm vào năm 2008 [4].
Với số lượng con giống tôm hùm khai thác từ
2,5 đến 3 triệu con/năm. Việt Nam được xem là một
trong những nước đứng đầu về khai thác tôm hùm
giống. Nhưng tỷ lệ sống của tôm hùm con từ giai

đoạn ấu trùng Puerulus lên thương phẩm rất thấp
(khoảng 40 - 50%), do con giống còn nhỏ sức đề
kháng kém. Thêm vào đó, con giống khai thác từ tự
nhiên bằng nhiều ngư cụ khác nhau (lưới, bẫy, lặn
bắt) thường không đồng đều về kích cỡ cũng như
chất lượng, khi đưa vào ni thương phẩm trong
lồng có thể tích lớn gặp nhiều khó khăn: con lớn có

ThS. Trương Thị Bích Hồng: Khoa Ni trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ❖ 3


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 2/2012

thể tấn cơng con nhỏ; con yếu bị bệnh có thể lây
nhiễm cho con khỏe. Để tăng tỷ lệ sống cũng như
chất lượng tôm hùm giống, nhiều ngư dân đã đưa
tôm ở giai đoạn ấu trùng Puerulus và hậu ấu trùng
vào ương trong giai hoặc lồng có kích thước nhỏ.
Việc ương nâng cấp tôm hùm giống không chỉ
làm tăng tỷ lệ sống và sức khỏe của con giống mà
còn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người ương.
Do đó, ngày càng nhiều ngư dân quan tâm và tham
gia ương nâng cấp tôm hùm giống. Họ thường
ương nuôi theo kinh nghiệm nên gặp rất nhiều khó
khăn trong việc nâng cao tỷ lệ sống cũng như tốc
độ sinh trưởng của tôm giống.

Hiện nay, việc đánh giá hiệu quả ương nâng

cấp tôm hùm giống của người dân ở Khánh Hòa
chưa được đầy đủ. Lựa chọn vị trí ương ni, kiểu
lồng ương, phương pháp chăm sóc và quản lý tơm
giống như thế nào để đạt hiệu quả ương cao nhất là
câu hỏi cần được làm rõ. Vì vậy, việc điều tra hiện
trạng ương nâng cấp tơm hùm giống tại Khánh Hịa
là rất cần thiết.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp RRA và PRA
Quá trình điều tra thu thập số liệu sử dụng
phương pháp RRA (Rapid Rural Appraisal) và PRA
(Participatory Rural Appraisal), tiến hành như hình
1:

Hiện trạng ương nâng cấp tơm hùm giống tại Khánh Hịa
RRA

PRA
Các cơ quan: Sở NN & PTNT,
Phịng Nơng nghiệp,
Viện NCNTTS III

Các hộ ương nâng cấp tơm hùm giống
ở Khánh Hịa

Số liệu thứ cấp:
Các số liệu thống kê, luận văn,
báo cáo & bài báo khoa học


Số liệu sơ cấp:
Phỏng vấn trực tiếp, quan sát
và tham gia chăm sóc lồng ương

Tình hình ương nâng cấp tơm
hùm giống tại Khánh Hịa

Cỡ giống, mật độ thả
ương

Chăm sóc và quản lý
lồng ương

Kết luận và kiến nghị
Hình 1. Sơ đồ khối hoạt động điều tra ương nâng cấp tôm hùm giống

Cách chọn mẫu và thu mẫu: Căn cứ vào thực
trạng ương nâng cấp tôm hùm giống của tỉnh, tiến
hành xác định danh sách hộ tham gia ương nâng
cấp theo cách bốc thăm ngẫu nhiên. Tổng số mẫu
điều tra là 35 hộ chiếm tỷ lệ 72,9%. Tiếp đến, tiến
hành điều tra, thu thập số liệu thông qua bộ câu hỏi
đã được chuẩn bị trước.
2. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu
Số liệu thu được sẽ mã hóa và xử lí theo từng
chun đề riêng: mùa vụ ương; kiểu lồng ni;

4 ❖ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


nguồn giống đưa vào ương; cách thức quản lý và
chăm sóc lồng ương. Việc xử lý số liệu tạo điều kiện
thuận lợi cho q trình phân tích, so sánh, đối chiếu
và rút ra nhận xét cần thiết. Các số liệu được phân
tích theo phương pháp thống kê mơ tả: tính tốn giá
trị trung bình và sai số chuẩn.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Địa điểm ương nâng cấp
Theo kết quả điều tra, nghề ương nâng cấp


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
tơm hùm giống ở Khánh Hịa tập trung ở hai khu
vực chính: đầm Môn - Đại Lãnh; đầm Nha Phu vịnh Nha Trang. Ngồi ra, tơm hùm giống cịn được
ương trong giai của một số hộ ni thương phẩm
trong tỉnh.

Số 2/2012
2. Hệ thống lồng ương
Ở Khánh Hịa, lồng ương nâng cấp tơm hùm
được thiết kế đa dạng tùy thuộc vào đặc điểm địa
hình từng vùng ương, kinh nghiệm và kỹ thuật của
người ương nâng cấp tôm giống (bảng1).

Bảng 1. Một số kiểu lồng ương nâng cấp tơm hùm giống ở Khánh Hịa
Kiểu lồng

Lồng chìm

Lồng treo

trên bè nổi

Hình dạng
và kích thước

Kết cấu lồng

Mắt lưới

Vuông, chữ nhật:
(1,5x1,5x2) m;
(1x1x1,2) m;
(2x2x2) m

Khung sắt
∅ = 6mm, ống cho
ăn ∅ =10-12mm

Lớp trong: 2a ≤ 5mm
Lớp ngoài: 2a=10-15 mm

xã Đại Lãnh
xã Lương Sơn

Vuông, chữ nhật:
(1x1x2)m;
(1x1x1)m;
(1x1x1,2)m

Khung sắt

∅ = 6mm

Lớp trong: 2a ≤ 5mm
Lớp ngồi: 2a=10-15mm

xã Vạn Thạnh
phường Vĩnh Hịa

Trịn:
∅ 1.2mx1m;
∅ 1,4mx1,2m;
∅ 1,6mx1,2m

Khung sắt
∅ = 6mm, thanh
chống
đáy

miệng lồng bằng
tre hoặc gỗ

Lớp trong: 2a ≤ 5mm
Lớp ngồi: 2a=10-15mm

phường Vĩnh Hịa

Lớp trong: 2a = 3mm
Lớp ngồi: 2a=15-20mm

xã Ninh Ích


Lớp ngồi: 2a=20-30mm

xã Vạn Thạnh

Giai ương:
(2x2x2)m;
(2x2x2,5)m;
(1,5x1,5x2)m
Lồng úp:

Hai lồng bàn bằng
nhựa úp miệng vào
nhau

Lồng chìm: có kết cấu bằng khung sắt hình
chữ nhật hoặc hình vng, toàn bộ khung lồng
được bọc bởi hai lớp lưới. Mặt trên cùng của lồng
có nắp, ở giữa nắp có một ống nhựa đường kính
12mm để đưa thức ăn vào lồng ương. Kiểu lồng
ương này được sử dụng phổ biến ở thôn Cát Lợi xã Lương Sơn, thôn Đông Bắc, Đông Nam - xã Đại
Lãnh.
Lồng treo trên bè nổi: Bè nổi làm bằng khung
gỗ đặt trên hệ thống phao. Bè nổi được chia thành
nhiều ô nhỏ để treo khung lưới (ru), lồng trịn, lồng
vng hoặc lồng úp. Dạng lồng này được sử dụng
phổ biến ở khu vực thôn Ninh Đảo xã Đại Lãnh, thơn
Ngọc Diêm xã Ninh Ích, phường Vĩnh Hịa thành
phố Nha Trang.
3. Nguồn giống và mật độ thả giống

Nguồn giống đưa vào ương nâng cấp phụ
thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Hộ ương nuôi quy
mô nhỏ thường tự khai thác con giống về ương. Trái
lại, những hộ ương nuôi với quy mô lớn phải đặt

Vùng ương

mua con giống thông qua các chủ thu gom tôm hùm
giống. Hàng năm, nhu cầu con giống của người
ương trong tỉnh luôn tăng, nhưng số lượng con
giống khai thác thường biến động và có xu hướng
giảm: năm 2005 - 2006 là 415.690 con giống, năm
2006 - 2007 chỉ bắt được 110.354 con giống, năm
2007 - 2008 khai thác được 459.077 con [4]. Do đó,
các chủ thu mua con giống đã gom cả con giống
khai thác từ các tỉnh khác (Bình Định, Phú Yên) về
bán cho người ương trong tỉnh. Con giống mua từ
tỉnh khác về thường có chất lượng kém hơn con
giống khai thác tại địa phương do chúng bị lưu nhốt
và vận chuyển trong thời gian dài.
Mật độ thả ương nâng cấp trung bình phụ thuộc
vào kích thước của con giống. Hậu ấu trùng là 76
con/m3 lồng ương. Giai đoạn tôm con là 54 con/m3
lồng ương. Mật độ thả ương trung bình của cả hậu
ấu trùng và tôm con đều cao hơn khuyến cáo của
Nguyễn Thị Thúy [2]. Điều này có thể ảnh hưởng
tới tỷ lệ sống cũng như tốc độ tăng trưởng của tơm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ❖ 5



Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 2/2012

giống. Bởi không gian sống của tôm bị hạn chế, những con tơm lớn hơn có thể cạnh tranh thức ăn hoặc tấn
công các con tôm nhỏ vào thời điểm chúng lột xác.
Bảng 2. Mật độ thả ương nâng cấp tôm hùm giống tại Khánh Hịa
Hậu ấu trùng Puerulus

Cỡ giống

Tơm con

Mật độ thả
con/m3 lồng ương

Dao động

Trung bình

Dao động

Trung bình

Của ngư dân

30 - 136

76 + 32


22 - 100

54 + 22

Khuyến cáo của các nhà khoa học

50 - 60

55

15 - 20

18

Số liệu được trình bày giá trị trung bình + sai số chuẩn

4. Mùa vụ và thời gian ương tôm giống
Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa chưa quy định cụ thể
mùa vụ ương nâng cấp, thời gian bắt đầu thả ương
phụ thuộc vào thời điểm xuất hiện giống ngồi tự
nhiên. Thơng thường, mùa vụ ương tôm giống kéo
dài 7 tháng trong năm, bắt đầu từ cuối tháng 10 và
kết thúc vào khoảng tháng 4 năm sau. Trong đó,
100% hộ tập trung ương vào các tháng chính vụ từ
tháng 12 đến tháng 3 năm sau.
Thời gian ương của mỗi đợt tùy thuộc vào nhiều
yếu tố khác nhau: kích thước con giống thả ương,
giá cả và nhu cầu con giống của người nuôi thương
phẩm, khả năng tài chính của hộ ương. Thơng

thường, ngư dân ương tơm từ 20 ngày đến 2 tháng.
5. Quản lý và chăm sóc tơm ương
5.1. Thức ăn và cách cho ăn
Trong ương nâng cấp việc phối hợp hai loại
thức ăn là giáp xác và thân mềm với tỷ lệ 3:1 tơm có
tốt độ sinh trưởng vượt trội, màu sắc tự nhiên, hệ
số thức ăn thấp và đạt tỷ lệ sống ổn định (khoảng
>95%) cao hơn so với các loại thức ăn khác [1].
Vì vậy, việc 80% hộ ương cho tơm giống ăn 100%
giáp xác tươi sống không phải là giải pháp tối ưu
về hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, điều này có thể gây
khó khăn cho tơm khi chuyển sang ăn thức ăn mới
là nhuyễn thể hoặc cá tạp. Do đó, ngư dân nên cho
tôm ương ăn xen kẽ nhiều loại thức ăn khác nhau,
để hạ giá thành sản xuất, giúp con giống đạt tốc độ
tăng trưởng tốt và tỷ lệ sống cao.
Ngư dân thường quyết định thời điểm bắt đầu
cho ăn và số lần cho ăn trong ngày dựa vào kinh
nghiệm hoặc học hỏi những người đi trước. Do đó,
thời điểm bắt đầu cho ăn cũng như số lần cho tôm
ăn có sự khác nhau giữa các hộ ương. Những hộ
ương con giống nhỏ (hậu ấu trùng Puerulus) khai
thác bằng lưới mành thường cho tôm ăn sau khi thả
từ 5 - 7 ngày. Trái lại, các hộ ương tôm con khai thác

6 ❖ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

bằng bẫy hoặc lặn bắt đều cho tôm ăn ngay sau khi
thả. Thông thường các hộ ương cho tơm ăn 2 lần/
ngày, chỉ có 5,7% hộ ương cho tôm ăn 3 lần/ngày.

Lượng thức ăn ngư dân đưa vào lồng ương
thường vượt quá nhu cầu của con giống. Trong
tháng đầu thả ương, ngư dân cho tôm ăn từ
70 - 400g thức ăn/100 con/ngày, cao hơn rất nhiều
so với khuyến cáo của Nguyễn Thị Bích Thúy [2],
trong 30 ngày đầu thả ương cho tôm ăn khoảng 15 20% khối lượng cơ thể (ước 5 - 7g/100 con/ngày đối
với tôm mới thả). Điều này, không chỉ gây lãng phí
thức ăn, tăng chi phí sản xuất mà cịn gây ô nhiễm
môi trường vùng ương. Do thức ăn dư thừa là tác
nhân chính gây ơ nhiễm mơi trường vùng ương.
Thức ăn thừa là một trong 3 yếu tố gây bùng phát
dịch bệnh trong q trình ương ni tơm hùm lồng
[1].
5.2. Quản lý lồng ương
Việc quản lý lồng ương của ngư dân có sự khác
biệt rõ rệt giữa hai hình thức ương (ương lồng bè
nổi và ương lồng chìm): Đối với lồng bè nổi, người
ương tiến hành vệ sinh lồng, vớt thức ăn thừa, kiểm
tra tình trạng sức khỏe của tôm giống hàng ngày để
điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Sau 1 tháng
ương, kiểm tra mức độ phát triển của tôm giống,
tiến hành san thưa giảm khoảng 20-50% số lượng
tơm thả ban đầu; Ương giống bằng lồng chìm, ngư
dân thường vệ sinh lồng theo chu kỳ, sau khi thả
giống 15 ngày mới tiến hành vệ sinh lồng lần đầu
tiên, tiếp đến cứ 7 ngày tiến hành vệ sinh lồng ương
một lần. Sau khoảng 1 tháng ương cũng tiến hành
kéo lồng lên kiểm tra tốc độ sinh trưởng của tôm
giống và tiến hành san thưa tôm ương.
Mỗi phương pháp chăm sóc đều có ưu điểm

riêng biệt: Việc vệ sinh lồng ương hàng ngày
(hình 2B), thu gom loại bỏ thức ăn thừa đảm bảo
lồng ương ln thơng thống, giữ gìn môi trường


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 2/2012

ương sạch sẽ, hạn chế xuất hiện các tác nhân gây bệnh cho con giống. Trong khi đó, định kỳ vệ sinh lồng ương
đảm bảo con giống được yên tĩnh, tránh những tác động cơ học, gây sốc đối với tôm ương, giúp tơm có sức
khỏe và sức đề kháng tốt.

Hình 2. Chuẩn bị thức ăn (A); Vệ sinh lồng ương (B)

6. Tỷ lệ sống của tôm giống
Tỷ lệ sống của tôm giống phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nhau: chất lượng, kích thước, nguồn
giống khi thả ương; mơi trường nước; mùa vụ ương.
Tỷ lệ sống trung bình của tơm ương là 86,1%, trong

đó con giống của các hộ tự khai thác kết hợp mua
trực tiếp của người khai thác về ương có tỷ lệ sống
cao nhất 88,6%, con giống mua ở địa phương khác
về ương có tỷ lệ sống thấp nhất 83,1% (bảng 3).

Bảng 3. Tỷ lệ sống của tôm ương từ nguồn giống khác nhau
Nguồn giống

Tỷ lệ sống (%)


Khai thác kết hợp với thu mua trực tiếp từ người khai thác

88,6 + 2,6

Mua con giống khai thác ở địa phương thông qua chủ thu mua

85,6 + 4,3

Mua con giống từ địa phương khác thông qua chủ thu mua

83,1 + 2,8

Trung bình

86,1 + 3,9

Số liệu được trình bày là giá trị trung bình + sai số chuẩn

7. Đề xuất giải pháp ương nâng cấp đạt hiệu quả
cao
Ngư dân nên chọn vùng ni thích hợp, nước
lưu thơng tốt, khơng bị ảnh hưởng bởi nước thải
công, nông nghiệp hoặc khu dân cư. Chọn con giống
khỏe mạnh có màu sắc sáng bóng. Tốt nhất là mua
con giống khai thác bằng bẫy hoặc lặn bắt tại địa
phương. Cho tơm giống ăn thức ăn cịn tươi, phối
hợp giữa giáp xác và nhuyễn thể với tỷ lệ 3:1.
Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi hàng ngày.
Đối với các hộ ương bằng lồng treo nên kiểm tra

nhiệt độ môi trường nước thường xuyên, điều chỉnh
độ sâu của lồng nuôi cho phù hợp tránh để tôm bị
sốc nhiệt độ. Uơng trong giai cần sử dụng lưới hoặc
bạt để che mát cho tôm con.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tồn tỉnh Khánh Hịa có hai khu vực ương

nâng cấp tơm hùm chính: đầm Mơn - Đại Lãnh;
đầm Nha Phu - vịnh Nha Trang. Ngư dân trong tỉnh
áp dụng hai kiểu lồng ương chính: lồng chìm; lồng
treo trên bè nổi. Trong đó, ương giống trong lồng
treo trên bè nổi đạt hiệu quả cao, con giống sinh
trưởng tốt hơn.
Nguồn tôm hùm giống đưa và ương nâng cấp
và thức ăn cung cấp cho tơm con phụ thuộc hồn
tồn vào tự nhiên.
Tỷ lệ sống trung bình của tơm giống sau khi
ương là 86,1%. Tơm giống chết nhiều trong vịng 15
ngày đầu thả ương, nhưng kích thước tơm nhỏ nên
ngư dân khơng xác định được bệnh.
2. Kiến nghị
Xây dựng mơ hình trình diễn ương nâng cấp
tôm hùm giống đạt tỷ lệ sống cao và tốc độ sinh
trưởng tốt, từ đó khuyến khích ngư dân tham gia
ương nâng cấp tôm hùm giống, nhằm sử dụng có
hiệu quả nguồn lợi tơm hùm giống.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ❖ 7



Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 2/2012

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Võ Văn Nha, 2006. Kỹ Thuật nuôi tôm hùm lồng và các biện pháp phòng trị bệnh. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

2.

Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường và Lục Minh Diệp, 2006. Kỹ thuật nuôi giáp xác, NXB Nông nghiệp.

3.

Hung Lai Van and Tuan Le Anh, 2008. Lobster seacage culture in Vietnam In: Spiny lobster aquaculture in the Asia-Pacific
region (Ed: Kevin C. Williams), pp10-17.

4.

Long Nguyen Van and Hoc Dao Tan, 2008. Census of lobster seed captured from the central coastal waters of Vietnam for
aquaculture grow-out, 2005 - 2008 In: Spiny lobster aquaculture in the Asia-Pacific region (Ed: Kevin C. Williams), pp
52-58.

5.

Tuan Le Anh and Mao Nguyen Dinh, 2004. Present Status of Lobster Cage Culture in Vietnam. In: Spiny lobster ecology and
exploitation in the South China Sea region (ed. By Kevin C.Williams), pp 21-25.


8 ❖ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 2/2012

THÔNG BÁO KHOA HỌC

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ SINH TRƯỞNG CỦA
ẤU TRÙNG SÁ SÙNG (Sipunculus nudus) GIAI ĐOẠN PELAGOSPHERA
EFFECT OF SALINITY ON SURVIVAL AND GROWTH RATE OF PEANUT WORM (Sipunculus nudus) LARVAE AT PELAGOSPHERA STAGE
Nguyễn Minh Châu1, Phạm Đức Hùng2, Nguyễn Khánh Nam3, Nguyễn Văn Cảnh4
Ngày nhận bài: 21/10/2011; Ngày phản biện thông qua: 22/03/2012; Ngày duyệt đăng: 10/06/2012
TĨM TẮT
Thí nghiệm được thực hiện trong các bể nhựa (10L/bể) nhằm xác định ảnh hưởng của độ mặn đến tỉ lệ sống và sinh
trưởng của ấu trùng pelagosphera của lồi sá sùng Sipunculus nudus. Thí nghiệm được bố trí với 4 mức độ mặn 20‰,
25‰, 30‰ và 35‰. Ấu trùng trơi nổi pelagosphera được bố trí ngẫu nhiên vào các xơ thí nghiệm (10L) với số lượng
300 con/l. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 4 lần. Kết quả thí nghiệm cho thấy có sự sai khác ý nghĩa về tỉ lệ sống của ấu trùng
pelagosphera khi ương nuôi ở các độ mặn khác nhau (P < 0,05). Độ mặn 30‰ là thích hợp nhất cho sinh trưởng của ấu
trùng sá sùng giai đoạn này. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chiều dài và
thời gian biến thái của ấu trùng pelagosphera (P > 0,05) khi nuôi ở độ mặn khác nhau, thời gian biến thái của ấu trùng
pelagosphera dao động từ 10 - 12 ngày.
Từ khóa: Sá sùng, Sipunculus nudus, độ mặn

ABSTRACT
An experiment was carried out in plastic tanks (10 L per tank) to evaluate the effect of different salinity levels:
20‰, 25‰, 30‰, and 35‰ on survival and metamorphosis of peanut worm (Sipunculus nudus) larvae at pelagosphera
stage. Peanut worm larvae were distributed randomly into 16 tanks with 300 larvae per tank and four replicates per
treatment. Results showed that salinity had significantly affected on survival of peanut worm larvae (P < 0.05). The optimum

salinity for peanut worm larvae at pelagosphera stage was 30‰. There was no significant difference on body length and
metamorphosis of peanut worm larvae among treatments (P > 0.05). The metamorphosis of peanut worm at pelagosphera
stage lasted for 10 - 11 days.
Keywords: Peanut worm, larvae, Sipunculus nudus, salinity

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sá sùng Sipunculus nudus là lồi có giá kinh
tế cao, với giá thị trường dao động từ 150.000
đến 200.000 đồng/kg tươi. Đây cũng là đối tượng
có giá trị dinh dưỡng cao, trong cơ thể sá sùng
có chứa 17 ngun tố khống, 8 acid amin khơng
thay thế và 10 acid amin thay thế cần thiết cho cơ
thể con người (Thảo và ctv, 2004). Thời gian gần
đây, sá sùng được thu mua và chế biến xuất khẩu
sang một số nước. Nhờ có thị trường xuất khẩu
nên việc khai thác sá sùng đã mang lại nhiều lợi

1
2

ích thiết thực cho người dân ven biển Việt Nam.
Bên cạnh đó, về mặt sinh thái, sá sùng đóng vai
trị là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn
của hệ sinh thái vùng triều. Chúng là nguồn thức
ăn của nhiều loài sinh vật biển di cư kiếm mồi
theo thủy triều như cá, tôm, cua... (Hùng và ctv,
2005). Tuy nhiên, việc khai thác quá mức đã làm
giảm đáng kể nguồn lợi sá sùng tự nhiên của vùng
biển Việt Nam. Do đó, nghiên cứu xây dựng quy
trình sản xuất giống nhân tạo sá sùng Sipunculus

nudus là cần thiết nhằm bảo vệ và phục hồi nguồn

KS. Nguyễn Minh Châu, 3KS. Nguyễn Khánh Nam, 4 KS. Nguyễn Văn Cảnh: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III
ThS. Phạm Đức Hùng: Khoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ❖ 9


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
lợi tự nhiên, từng bước đưa sá sùng từ một loài
hoang dã tự nhiên thành đối tượng ni có giá kinh
tế cao, góp phần đa dạng đối tượng ni. Mặc dù
vậy, hiện nay có rất ít những thơng tin nghiên cứu
về đặc điểm sinh sản cũng như kỹ thuật sản xuất
giống sá sùng tại Việt Nam. Nghiên cứu này được
tiến hành nhằm xác định ảnh hưởng của độ mặn
đến tỉ lệ sống và sinh trưởng của ấu trùng sá sùng
Sipunculus nudus giai đoạn pelagosphera, đây là
giai đoạn rất nhạy cảm với độ mặn. Qua đó làm cơ
sở khoa học cho việc hồn thiện quy trình sản xuất
giống nhân tạo sá sùng.
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là ấu trùng sá sùng (Sipunculus nudus) giai đoạn pelagosphera. Sá sùng
bố mẹ sau khi nuôi vỗ thành thục được kích thích
cho đẻ trong trại thực nghiệm sản xuất giống của
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III. Trứng đẻ
ra ấp trong thời gian 35 - 38h nở thành ấu trùng
Pelagosphera.

2. Phương pháp nghiên cứu
Ấu trùng Pelagosphera 1 ngày tuổi được bố trí
ngẫu nhiên vào trong các bể thí nghiệm (10L) với
mật độ 300 con/L. 4 nghiệm thức tương ứng với 4
mức độ mặn 20‰, 25‰, 30‰ và 35‰ được bố
trí ngẫu nhiên hồn tồn, mỗi nghiệm thức được
lặp lại 4 lần. Ấu trùng được cho ăn 4 lần/ngày
vào 6h, 12h, 18h và 24h với thức ăn là tảo
Nannochloropsis oculata, Isochrysis sp và
Chaetoceras sp. Các yếu tố môi trường: nhiệt độ,
pH, NH3 được đo 2 lần/ngày. Nhiệt độ 26 - 28oC;
pH 8 - 8,5; NH3 < 1 mg/L. Chế độ ánh sáng theo tự
nhiên. Hàng ngày thay 20% nước và vệ sinh bể nuôi.
3. Phương pháp xử lý số liệu
Tỷ lệ sống được tính từ ngày bắt đầu thí
nghiệm đến ngày thứ 8. Thời gian biến thái
được tính từ ngày bắt đầu thí nghiệm (ấu trùng
pelagosphera 1 ngày tuổi) đến khi có 50% ấu trùng
pelagosphera xuống đáy chuyển sang giai đoạn ấu
trùng sống đáy. Định kỳ 2 ngày /1 lần tiến hành đo
chiều dài của ấu trùng trên kính hiển vi với vật kính
10x, mỗi bể đo 30 con.
Tỷ lệ sống:

N
S% =  t × 100%
N0

Trong đó:
Nt: số ấu trùng sau 8 ngày ương ni

N0: số ấu trùng thả ban đầu

10 ❖ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Số 2/2012
Số liệu trình bày ở dạng trung bình + độ lệch
chuẩn (SD). Số liệu được phân tích bằng phương
pháp ANOVA một nhân tố. Sự sai khác giữa các
nghiệm thức được so sánh theo phương pháp Duncan’s multiple range test trên phần mềm SPSS Version 17.0. Sự sai khác có ý nghĩa được xem xét khi
P < 0,05.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của ấu
rùng sá sùng giai đoạn pelagosphera
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn
đến tỷ lệ sống của ấu trùng sá sùng giai đoạn
pelagosphera được trình bày trong bảng 1. Ấu
trùng pelagosphera đạt tỉ lệ sống cao, trên 65% ở
cả 4 nghiệm thức. Tỉ lệ sống của ấu trùng trôi nổi
nuôi ở độ mặn 30‰ đạt cao nhất (90,28 + 1,88%)
và có sai khác ý nghĩa so với ấu trùng ni ở 3
độ mặn cịn lại (P < 0,05). Trong khi đó, ấu trùng
trơi nổi nuôi ở độ mặn 35‰ đạt tỉ lệ sống thấp
nhất (65,63 + 3,42%) và có sai khác ý nghĩa
so với ấu trùng nuôi ở độ mặn 25‰ và 30‰
(P < 0,05) nhưng khơng có sai khác với ấu trùng
ni ở độ mặn 20‰ (P > 0,05). Ấu trùng sá sùng
trôi nổi nuôi ở độ mặn 20‰; 25‰ đạt tương ứng là
74,65%; 78,13% và khơng có sự sai khác ý nghĩa
thống kê giữa 2 nghiệm thức này (P > 0,05). Nhìn
chung tỷ lệ sống của ấu trùng sá sùng giai đoạn

pelagosphera có xu hướng tăng lên khi độ mặn tăng
từ 20‰ đến 30‰, sau đó tỷ lệ sống giảm dần khi độ
mặn mơi trường ni tăng lên 35‰.

Hình 1. Tỉ lệ sống ấu trùng sá sùng trôi nổi ương nuôi ở các
độ mặn khác nhau

Ấu trùng của các loài thủy sản ở biển rất nhạy
cảm với sự thay đổi của độ mặn. Sự thay đổi của độ
mặn có thể gây ra hiện tượng dị dạng ở ấu trùng,
giảm tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng
(Lein và ctv, 1997; Kucera và ctv, 2002). Theo Murina (1984), độ mặn phù hợp cho các loài trong


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 2/2012
2. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng chiều
dài và thời gian biến thái của ấu trùng sá sùng
giai đoạn pelagosphera
Kết quả nghiên cứu cho thấy khơng có sự ảnh
hưởng của độ mặn 20‰, 25‰, 30‰ và 35‰ đến
thời gian biến thái của ấu trùng sá sùng trôi nổi
(P > 0,05). Thời gian biến thái dao động từ 10
- 12 ngày. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận
ở sinh trưởng chiều dài của ấu trùng sá sùng giai
đoạn pelagosphera (P > 0,05). Sau 11 ngày ương,
chiều dài của ấu trùng sá sùng đạt trung bình
810 - 840µm.


ngành Sipuncula sống và sinh sản là 27 - 44‰. Độ
mặn thấp giới hạn vùng phân bố địa lý của các loài
trong ngành Sipuncula. Trong khi đó, khi nghiên cứu
về sức chịu đựng nhiệt độ và độ mặn của ấu trùng
pelagosphera của sá sùng Sipunculus nudus, Zeng
và ctv (2010) cho rằng ở nhiệt độ 26 - 270C, ấu trùng
trơi nổi có thể sống trong khoảng độ mặn từ 17 47‰ trong 48h. Tuy nhiên phạm vi độ mặn tối ưu
nhất cho ấu trùng trôi nổi là 24 - 36‰, ở khoảng
độ mặn này ấu trùng sá sùng sinh trưởng nhanh
hơn so với ở các mức độ mặn khác. Nghiên cứu
cũng cho thấy điểm giới hạn độ mặn trên của ấu
trùng pelagosphera là 50‰ và giới hạn dưới là 14‰
(Zeng và ctv, 2010). Cũng theo Zeng và ctv (2010),
ấu trùng sá sùng giai đoạn pelagosphera nhạy cảm
ở mơi trường có độ mặn thấp, trong khi có thể chịu
đựng được độ mặn cao. Thí nghiệm của chúng tôi
cho thấy ấu trùng pelagosphera của sá sùng Sipunculus nudus có khả năng sống trong mơi trường có
độ mặn 20 - 35‰ trong suốt giai đoạn trôi nổi với tỷ
lệ sống trên 65%, trong đó tỷ lệ sống của ấu trùng
đạt cao nhất ở độ mặn 30‰ (P < 0,05).

Hình 2. Thời gian biến thái của ấu trùng pelagosphera ở các
độ mặn khác nhau

Bảng 1. Sinh trưởng chiều dài của ấu trùng pelagosphera ở các độ mặn khác nhau
Ngày

Chiều dài của ấu trùng pelagosphera ương ở các độ mặn khác nhau (mm)
20‰


25‰

30‰

35‰

1

252,20 + 1,02

252,20 + 1,02

252,20 + 1,02

252,20 + 1,02

3

310,00 + 5,70

320,00 + 2,74

320,00 + 3,16

329,00 + 4,01

5

420,20 + 3,26


420,00 + 3,16

430,00 + 6,12

420,00 + 3,54

7

540,00 + 8,22

540,40 + 4,55

540,00 + 7,91

545,20 + 5,17

9

650,00 + 5,19

655,00 + 4,18

650,00 + 5,48

670,00 + 10,37

11

810,00 + 10,49


820,00 + 7,75

840,20 + 13,42

830,00 + 5,70

Kết quả quan sát sự phát triển của đường ruột ấu trùng sá sùng (bảng 2) cho thấy ở ngày thứ 1, đường ruột
của ấu trùng sá sùng giai đoạn pelagosphera khơng có xoắn ốc, sau mỗi 2 ngày ương, đường ruột xoắn thêm
được 0,5 vòng và đạt 3 vòng vào ngày thứ 11.
Bảng 2. Phát triển của đường ruột ấu trùng sá sùng giai đoạn pelagosphera
ở các độ mặn khác nhau
Ngày

Phát triển đường ruột của ấu trùng pelagosphera
20‰

25‰

30‰

35‰

1

Không xoắn ốc

không xoắn ốc

không xoắn ốc


không xoắn ốc

3

1 xoắn ốc

1 xoắn ốc

1 xoắn ốc

1 xoắn ốc

5

1,5 xoắn ốc

1,5 xoắn ốc

1,5 xoắn ốc

1,5 xoắn ốc

7

2 xoắn ốc

2 xoắn ốc

2 xoắn ốc


2 xoắn ốc

9

2,5 xoắn ốc

2,5 xoắn ốc

2,5 xoắn ốc

2,5 xoắn ốc

11

3 xoắn ốc

3 xoắn ốc

3 xoắn ốc

3 xoắn ốc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ❖ 11


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào cơng
bố về ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và
thời gian biến thái của ấu trùng pelagosphera của
sá sùng Sipunculus nudus. Các nghiên cứu chỉ cho

biết mối quan hệ giữa nhiệt độ và thời gian biến thái
của giai đoạn này. Ở nhiệt độ 28 - 290C, ấu trùng
pelagosphera trải qua 13 - 15 ngày với chiều dài
900µm trước khi xuống đáy (Lan và ctv, 2003). Thí
nghiệm của chúng tơi cho thấy ở nhiệt độ 27 - 280C,
ấu trùng pelagosphera ương nuôi ở 4 mức độ mặn
20‰, 25‰, 30‰ và 35‰ đều trải qua thời gian phát
triển 10 - 12 ngày với chiều dài trung bình từ 810 840µm trước khi xuống đáy. Sự khác nhau này có
thể do sự khác nhau về các yếu tố môi trường khác
và cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn.

Số 2/2012
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Có sự ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống
của ấu trùng sá sùng giai đoạn pelagosphera. Tỷ lệ
sống của sá sùng đạt cao nhất ở độ mặn 30‰.
- Khơng có sự ảnh hưởng của độ mặn khác
nhau đến sinh trưởng chiều dài và thời gian biến
thái của ấu trùng sá sùng giai đoạn pelagosphera.
Thời gian biến thái của ấu trùng sá sùng giai đoạn
này trong khoảng 10 - 12 ngày với chiều dài trung
bình từ 810 - 840µm.
- Cần tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các
yếu tố sinh thái khác đến tỷ lệ sống, sinh trưởng và
thời gian biến thái của ấu trùng sá sùng giai đoạn
pelagosphera, qua đó góp phần hồn thiện quy trình
sản xuất giống nhân tạo sá sùng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Nguyễn Quang Hùng, Phạm Đình Trọng, Lưu Xn Hịa, Đặng Thị Minh Thu, Hồng Đình Chiều, Lê Thanh Tùng, 2005. Kết
quả nghiên cứu đặc điểm sinh học của Sá sùng và Bông thùa và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi tại khu vực
ven biển tỉnh Quảng Ninh. Báo cáo tổng kết dự án. Viện Nghiên cứu Hải sản.

2.

Nguyễn Thụy Dạ Thảo, Nguyễn Kim Trinh, Võ Huy Dâng, 2004. Đánh giá thành phần các acid amin và hàm lượng các
nguyên tố khoáng từ trùn biển (Sipunculus nudus). Hội thảo khoa học trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh, lần thứ IV-10/2004.

3.

Kucera, C.J., Faulk, C.K., Holt, G.J., 2002. The effect of parental acclimation to spawning salinity on the survival of larval
Cynoscion nebulosus. Journal of Fish Biology. 61, 726-738.

4.

Lan, G.B., Yan, B., Liao, S.M., 2003. A study on embryonic and larval developments of Sipunculus nudus. Journal of
Tropical Oceanography, 2003-06.

5.

Lan, G.B., Yan, B., Liao, S.M., 2007. Effect of water temperature on larval development and metamorphosis of Sipunculus
nudus. Journal of Fisheries of China, 2007 - 05.

6.

Lein, I., Tveite, S., Gjerde, B., Holmefjord, I., 1997. Effect of salinity of yolk sac larvae of Atlantic halibut (Hippoglossus
hippoglossus L.). Aquaculture 156, 291-303.


7.

Murina .G.V.V., 1984. Ecology of Sipuncula. Marine ecology - Progress series, Vol 17: 1-7, 1984.

8.

Zeng, Z.N., Liu, W.B, Lin, X.Y., Ning, Y., Liu, B., Ye, Y.C., 2010. Study on both Temperature and Salinity Tolerances of the
earliest pelagospheric larvae of Sipunculus nudus. Journal of Fujian Fisheries, 2010 - 01.

12 ❖ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 2/2012

THÔNG BÁO KHOA HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA NGHỀ NI CÁ LỒNG BÈ TRÊN BIỂN
TẠI VỊNH HẠ LONG - TỈNH QUẢNG NINH
EVALUATION OF EFFECTIVENESS OF AQUACULTURE CAGES
ON HA LONG BAY, QUẢNG NINH PROVINCE
Phạm Xuân Thủy1, Vũ Trọng Hội2,
Ngày nhận bài: 26/10/2011; Ngày phản biện thơng qua: 04/03/2012; Ngày duyệt đăng: 10/06/2012
TĨM TẮT
Nghiên cứu này tập trung xem xét một số khía cạnh hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá lồng bè thương phẩm tại Vịnh
Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh qua hai năm 2008 - 2009. Dựa trên các kết quả số liệu điều tra từ 90 hộ nuôi cá lồng bè trong
hai năm 2008 - 2009, một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của nghề nuôi này đã được tính tốn mơ tả và phân tích. Bên
cạnh đó, các ý kiến phản ảnh những khó khăn, rào cản cũng như nguyện vọng của các hộ nuôi cũng đã được thực hiện.

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy: Thể tích trung bình 1 lồng ni là 25m3/lồng. Năng suất đạt 223,75kg /lồng, doanh thu
đạt 203.920 đồng/m3 lồng. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, hiện tại các hộ ni đang gặp phải một số khó khăn và cản trở,
nhưng hầu như tất cả các hộ đều có nguyện vọng tiếp tục phát triển nghề này, tuy nhiên họ cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ về các
mặt như, vốn, kỹ thuật và mở rộng đối tượng nuôi mới.
Từ khóa: cá biển, ni cá lồng bè, hiệu quả, trang trại, lợi nhuận, doanh thu.

ABSTRACT
This study considers the economic efficiency aspects of commercial aquaculture cages in Quảng Ninh
province. based on the results of a survey of 90 farmers from 2008 to 2009, a system of indicators to assess the effects of
aquaculture cages has been described and calculated analysis. besides, the comments reflect the difficulties and barriers
as well as the aspirations of the farmers were also performed. the results show that: the average volume of cage is 25m3,
yield is 223,75kg/cage, revenue is 203.920vnđ/m3. Survey results also showed that farmers are currently experiencing some
difficulties and obstacles, but almost all households have a desire to continue to grow this aquaculture cages, but they need
the help and support in such aspects as: capital, technique and breeding of new aquatic species.
Keywords: marine fish, aquaculture cages, effeciency, farms, profit, revenue.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghề nuôi cá lồng bè thương phẩm tại Vịnh
Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh có tiềm năng rất lớn về
diện tích mặt nước ni trồng và có rất nhiều điều
kiện thuận lợi về khí hậu, thủy văn; nguồn giống
tự nhiên cũng như sản xuất nhân tạo. Tuy nhiên,
cho đến năm 2009 chưa có nghiên cứu nào đánh
giá về việc phát triển nghề nuôi cá lồng bè thương
phẩm tại Vịnh Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh có mang
lại hiệu quả kinh tế hay khơng? Các yếu tố nào đã
và đang ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế
của nghề nuôi lồng bè thương phẩm? Định hướng
1
2


cho sự phát triển của nghề nuôi cá lồng bè thương
phẩm? Những câu hỏi này đã đặt ra vấn đề cần nghiên cứu đánh giá một cách chính xác, khách quan
hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá lồng bè thương
phẩm tại Vịnh Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu xem xét mặt
lượng của hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với
nghề nuôi cá lồng bè thương phẩm tại Vịnh Hạ Long
- tỉnh Quảng Ninh. Nghĩa là dựa trên các số liệu
điều tra về các khoản mục chi phí sản xuất, doanh

TS. Phạm Xuân Thủy: Khoa Kinh tế, trường Đại học Nha Trang
Vũ Trọng Hội: Lớp Cao học Nuôi trồng Thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ❖ 13


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 2/2012
tra trực tiếp từ các chủ hộ nuôi cá lồng bè thương
phẩm tại Vịnh Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh thông
qua bộ câu hỏi. Trong tổng số 224 hộ nuôi ở tại ba
khu vực nuôi Cửa Vạn, Vồng Viêng và Hoa Cương
chúng tôi tiến hành chọn mỗi khu vực là 30 hộ, tổng
số mẫu điều tra cho nghiên cứu này là 90 hộ.
Phương pháp điều tra là phương pháp điều tra
chọn mẫu ngẫu nhiên (chọn mẫu xác xuất) phân
tầng [5]: Ở mỗi khu vực nuôi (Cửa Vạn, Vồng Viêng

và Hoa Cương) dựa vào danh sách các hộ nuôi để
tiến hành đánh số thứ tự theo trên máy vi tính, sau
đó dùng hàm Random để máy tự chọn ngẫu nhiên
các hộ cần điều tra. Số mẫu điều tra được dẫn ra
ở bảng 1.

thu để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của
từng hộ nuôi.
- Các đối tượng nuôi trong lồng bè là: cá vược,
cá song, cá hồng, cá tráp, cá sủ chấm, cá giò…
Nhưng hiện nay chủ yếu là cá vược (chiếm 83,33%).
- Phương pháp thu thập và điều tra số liệu:
Số liệu thứ cấp: Số liệu đã được công bố của Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ninh,
phịng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn T.p Hạ
Long, Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh và các sách báo
xuất bản có liên quan. Các thơng tin cần thu thập bao
gồm: Diện tích ni cá lồng bè thương phẩm, hình
thức nuôi, năng suất, sản lượng.
Số liệu sơ cấp: được thu thập bằng cách điều

Bảng 1. Số hộ điều tra ở ba khu vực nuôi Cửa Vạn, Vồng Viêng và Hoa cương tại Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long

Chỉ tiêu

Cửa Vạn

Vông Viêng


Hoa Cương

Tổng cộng

1. Số hộ nuôi

132

60

32

224

2. Số hộ điều tra

30

30

30

90

22,7

50

93,7


40,2

3. Tỷ lệ (%)
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Trong 90 hộ chúng tôi điều tra tại Vịnh Hạ Long
- tỉnh Quảng Ninh, tất cả họ đều có ni đối tượng
cá biển (cá vược, cá song, cá hồng, cá tráp, cá sủ
chấm, cá giò) tỷ lệ số hộ điều tra ở Cửa Vạn chiếm
22,7%; Vông Viêng 50%; Hoa Cương là 93,7% và
số hộ điều tra trung bình chiếm 40,2 % trong tổng số
hộ nuôi cá lồng bè tại Vịnh Hạ Long.
Để đánh giá hiệu quả của nghề nuôi cá lồng bè,
chúng tôi đã sử dụng một số chỉ tiêu biểu hiện kết
quả và hiệu quả kinh tế được sử dụng trong lĩnh vực
nuôi trồng thủy sản.

- Thu nhập hỗn hợp (MI: mixed): MI= VA-A
Trong đó:
A là khấu hao tài sản cố định
- Lợi nhuận (Pr: Profit): Pr = MI-CL
Trong đó: CL là tiền cơng lao động gia đình (tiền
cơng trực tiếp và quản lý tính theo giá thuê lao động)
- Năng suất:

1. Các chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất kinh
doanh
Theo tài liệu [1], các chỉ tiêu xác định kết quả
sản xuất kinh doanh của hộ nuôi được căn cứ dựa
vào các tiêu chí chủ yếu sau đây.


2. Các chỉ tiêu xác định hiệu quả sản xuất kinh
doanh
Theo tài liệu [1], hiệu quả sản xuất kinh
doanh của hộ nuôi được đánh giá qua các tiêu chí
sau đây:
Giá trị sản xuất tính cho 100 đồng chi phí trung
gian; cho 100 đồng tổng chi phí sản xuất và cho 1
lao động:
- Giá trị sản xuất tính cho 100 đồng chi phí trung
gian:

Giá trị sản xuất (GO: growth out):

GO =
Trong đó:

n

ΣQP
i=1

i

i

Qi là khối lượng sản phẩm thứ i
Pi: là giá bán của sản phẩm i tương ứng

- Giá trị gia tăng (VA: value added):


VA =GO-IC

Trong đó: VA là giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm
IC là chi phí trung gian

14 ❖ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Sản lượng cá thu hoạch
Năng suất = 
Thể tích lồng ni cá
- Giá thành sản xuất:
Tổng giá thành xản xuất
Giá thành sản xuất = 
Sản lượng cá thu hoạch

GO
GO
GO
=  × 100 , =  × 100 , =  ,
IC
IC + CL + A
LD

- Giá trị gia tăng tính cho 100 đồng chi phí trung
gian; cho 100 đồng tổng chi phí sản xuất và cho 1
lao động:


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

VA
=  × 100 ,
IC

VA
=  × 100 ,
GO

Soá 2/2012

VA
=  ,
LD

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các mơ hình
ni cá lồng bè tại Vịnh Hạ Long
Tổng hợp toàn bộ số liệu điều tra mức độ đầu
tư cho nuôi cá và kết quả sản xuất của 90 hộ nuôi
cá lồng bè tại Vịnh Hạ Long chúng tôi thu được kết
quả ở bảng 2.

- Thu nhập hỗn hợp tính cho 100 đồng chi phí
trung gian; 100 đồng tổng chi phí sản xuất; 1 lao
động:

MI
=  × 100 ,
IC


MI
=  × 100 ,
GO

MI
=  ,
LD

Bảng 2. Mức độ đầu tư và kết quả thu được từ hoạt động nuôi cá lồng bè
của các hộ dân trên Vịnh Hạ Long, năm 2008 - 2009
Chỉ tiêu

1. Diện tích điều tra
2. Số lồng điều tra
3. Số đợt thả
4. Tổng sản lượng
5. Tổng thu nhập
6. Chi phí sản xuất
- Giống
- Thức ăn
- Phòng, trị bệnh
- Khấu hao TSCĐ

ĐVT

Cửa Vạn

Vông Viêng

Hoa Cương


Tổng

m lồng
Cái
Đợt thả
kg
Triệu đồng
-

2.425
97
1
17.180
1.506,8
1.111,4
444
531,4
15
121

2.525
101
1
23.670
1.970
1.576
431
1.002
14

129

2.350
94
1
21.050
1.622
1.302,5
305
873,5
15
109

7.300
292
3
61.900
5.098
3.989,9
1.180
2.406,9
44
359

3

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Căn cứ vào số liệu điều tra trên 90 nuôi cá lồng bè tại Vịnh Hạ Long chúng tơi tính được doanh thu, chi phí
sản xuất, năng suất, lợi nhuận… bình qn cho 1 lồng ni cá được trình bày trong bảng 3.

Bảng 3. Một số chỉ tiêu kinh tế của 1 lồng nuôi cá biển tại Vịnh Hạ Long, năm 2008 - 2009
Chỉ tiêu

ĐVT

Cửa Vạn

Vông Viêng

Hoa Cương

Triệu.đ

30 - 100

30 - 100

30 - 100

m3
Kg/lồng
Triệu.đ
Đồng/kg

25m3
177,00
14,576
11,450
3,126
64.690


25m3
234,75
19,331
15,604
3,727
66.470

25m3
223,75
18,426
13,856
4,570
61.920

1. Giá XD cơ bản của 1 bè ni cá biển
2. Thể tích trung bình 1 lồng nuôi cá biển
4. Năng suất
5. Doanh thu
6. Chi phí sản xuất
7. Thu nhập hỗn hợp
8. Giá thành sản xuất
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Từ bảng 2 có thể tính được chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất trung bình của 1 lồng nuôi cá. Kết
quả được thể hiện ở bảng 4.
Bảng 4. Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất của 1 lồng nuôi cá biển
tại Vịnh Hạ Long, năm 2008 - 2009
Khoản mục chi phí


1. Giống
2. Thức ăn
3. Phòng, trị bệnh
4. Khấu hao TSCĐ
Tổng cộng
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Bảng 4 cho thấy trong nuôi cá lồng bè tại Vịnh
Hạ Long Chi phí về giống và thức ăn chiếm gần
90% tổng chi phí sản xuất.
Chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất (60,32%)
sau đó đến chi phí về con giống (29,58%).

Số tiền (triệu.đ)

Tỷ lệ (%)

4,04
8,24
0,15
1,23
13,66

29,58
60,32
1,1
9
100

Chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí

phịng trị bệnh cho cá chỉ chiếm khoảng 10%
Việc nuôi cá lồng bè chủ yếu là tận dụng sức lao
động trong gia đình với mục đích lấy cơng làm lời để
tăng thêm thu nhập vì vậy chi phí lao động gia đình

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ❖ 15


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
chưa được các chủ hộ ni tính đến. Từ việc phân
tích chi phí và cơ cấu chi phí có thể đề ra được các
giải pháp nhằm giảm giá thành, nâng cao được lợi
nhuận trong sản xuất. Qua bảng ta thấy nếu giảm
được giá mua thức ăn và con giống sẽ có ý nghĩa
quan trọng trong nâng cao lợi nhuận của nghề ni

Số 2/2012
cá lồng bè tại Vịnh Hạ Long.
2. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu kết quả sản
xuất
Qua bảng 2 chúng tơi cũng tính được các chỉ
tiêu thể hiện kết quả sản xuất 1 m3 lồng nuôi cá tại
Vịnh Hạ Long ở bảng 5.

Bảng 5. Các chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất 1 m3 lồng nuôi cá tại Vịnh Hạ Long, năm 2008-2009
Chỉ tiêu

Số tiền (đ)

1. Chi phí trung gian (IC)


145.236

2. Khấu hao tài sản cố định (KH)

14.360

3. Chi phí sản xuất (IC + KH)

159.596

4. Giá trị sản xuất (GO)

203.920

5. Giá trị gia tăng (VA)

58.684

6. Thu thập hỗn hợp (MI)

44.324

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Qua bảng 5 chúng tôi thấy: cứ trên 1 m3 lồng nuôi cá tại Vịnh Hạ Long trong 1 năm sẽ tạo ra:
+ Giá trị sản xuất (GO) hay doanh thu là: 203.920 đồng/ m3.
+ Giá trị gia tăng (VA) là: 58.684 đồng/m3.
+ Thu nhập hỗn hợp (MI) là: 44.324 đồng/m3.
3. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của của 1 m3 lồng nuôi cá tại Vịnh Hạ Long

Đánh giá hiệu quả sản xuất của 1m3 lồng nuôi cá tại Vịnh Hạ Long, chúng tôi thu được kết quả qua bảng 6.
Bảng 6. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của 1m3 lồng nuôi cá
tại Vịnh Hạ Long, năm 2008 - 2009
Chỉ tiêu

Giá trị (đ)

1. Giá trị sản xuất/ chi phí trung gian (GO/IC)

140

- Giá trị sản xuất/chi phí sản xuất (GO/TC)

128

- Giá trị sản xuất/1 lao động

15.294.000

2. Giá trị gia tăng/ chi phí trung gian (VA/IC)

40,4

- Giá trị gia tăng/chi phí sản xuất (VA/TC)

36,8

- Giá trị gia tăng/1 lao động
3. Thu nhập hỗn hợp/chi phí trung gian (MI/IC)
- Thu thập hỗn hợp/chi phí sản xuất (MI/TC)

- Thu nhập hỗn hợp/1 lao động

4.400.000
30,5
27,7
3.320.000

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Từ bảng 6 cho thấy:
a. Giá trị sản xuất (GO)
Các chủ hộ nuôi cá lồng bè cứ bỏ ra 100 đồng
chi phí sản xuất trung gian sẽ tạo ra được 140 đồng
doanh thu (Giá trị sản xuất).
Các chủ hộ nuôi cá lồng bè cứ bỏ ra 100 đồng
tổng chi phí sản xuất sẽ tạo ra được 128 đồng
doanh thu (Giá trị sản xuất).
1 lao động nuôi cá lồng bè trong năm tạo ra
15,294 triệu đồng giá trị sản xuất.
b. Giá trị gia tăng (VA)

16 ❖ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Các chủ hộ ni cá lồng bè cứ bỏ ra 100 đồng
chi phí trung gian sẽ tạo ra được 40,4 đồng giá trị
gia tăng.
Các chủ hộ nuôi cá lồng bè cứ bỏ ra 100 đồng
tổng chi phí sản xuất sẽ tạo ra được 36,8 đồng giá
trị gia tăng.
1 lao động nuôi cá lồng bè trong năm tạo ra 4,4

triệu đồng giá trị gia tăng.
c. Thu nhập hỗn hợp (MI)


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 2/2012

Các chủ hộ nuôi cá lồng bè cứ bỏ ra 100 đồng
chi phí sản xuất trung gian sẽ tạo ra được 30,5 đồng
thu nhập hỗn hợp.
Các chủ hộ nuôi cá lồng bè cứ bỏ ra 100 đồng
tổng chi phí sản xuất sẽ tạo ra được 27,7 đồng thu
nhập hỗn hợp.
1 lao động nuôi cá lồng bè thương phẩm trong
năm tạo ra 3,32 triệu đồng thu nhập hỗn hợp.

lao động gia đình thường quản lý được khoảng 3 lồng
nuôi cá biển. Với định mức trên thì ni cá lồng bè đã
giải quyết việc làm cho khoảng 2.442 lao động, giúp
tăng thêm thu nhập và ổn định kinh tế cho gia đình
những người ni cá.
Nghề ni cá biển lồng bè phát triển cịn kéo
theo sự phát triển của hàng loạt các ngành khác,
góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm
lao động như: lao động trong sản xuất cá giống, lao
động trong đóng mới các lồng bè và các hoạt động
dịch vụ khác…
Ngồi ra ni cá biển lồng bè cịn góp phần
vào sự phát triển chung của ngành du lịch trên Vịnh

Hạ Long, tại một số làng chài trên Vịnh Hạ Long đã
kết hợp du lịch tham quan Vịnh Hạ Long (các đảo
và hang động) với tham quan các lồng bè nuôi cá
biển, đồng thời phát triển thêm dịch vụ câu và
bắt cá tại lồng nuôi cho du khách đến tham quan.

4. Hiệu quả về mặt xã hội
Nuôi cá lồng bè tuy không tạo ra được lợi nhuận
thực tế cho ngư dân, nhưng lại tạo ra hiệu quả về
mặt xã hội tương đối lớn. Nuôi cá lồng bè đã tận
dụng được nguồn lao động của gia đình, lao động
đã quá tuổi và lao động chưa đến tuổi lao động đều
có thể tham gia vào việc nuôi cá lồng bè, nâng cao
thu nhập và ổn định công ăn việc làm lâu dài cho
dân lao động trên biển; Đẩy mạnh chuyển đổi cơ
cấu sản xuất từ nghề khai thác ven bờ kém hiệu
quả, gây ảnh hưởng đến môi trường nguồn lợi sang
nuôi trồng thủy sản và các dịch vụ cho nuôi trồng
thuỷ sản góp phần ổn định tình hình dân cư, trật tự
an ninh xã hội vùng biển; Giảm thiểu và giải quyết
các mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giữa các ngành
trong việc sử dụng tài nguyên, đẩy mạnh việc phân
phối lợi nhuận (điều tiết lợi ích) một cách cơng bằng
từ ni trồng thuỷ sản và các hoạt động ven biển
khác [2].
Theo số liệu của Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh
Quảng Ninh năm 2008 tồn tỉnh có 7.325 ơ lồng ni
cá biển lồng bè [3] [4]. Do chưa có định mức lao động
của ngành trong ni cá lồng bè, qua q trình điều
tra và số liệu thu thập được từ thực tế chúng tơi thấy 1


5. Những khó khăn thường gặp và phương
hướng phát triển của các chủ hộ nuôi cá lồng
bè thương phẩm
5.1. Những khó khăn thường gặp phải của các hộ
nuôi cá lồng bè tại Vịnh Hạ Long
Thành phố Hạ Long có địa thế thiên nhiên ưu
đãi, có tiềm năng mặt nước rất lớn, rất thuận lợi cho
nghề nuôi cá biển. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, đối
tượng ni có giá trị kinh tế cao và nguồn giống khá
sẵn, tuy nhiên, nghề ni cá lồng bè trên Vịnh Hạ
Long cịn gặp nhiều khó khăn [2]. Qua điều tra, thu
thập thơng tin từ các hộ nuôi cá lồng bè chúng tôi
thu được bảng 7.

Bảng 7. Một số khó khăn thường gặp phải của các hộ nuôi cá lồng bè
tại Vịnh Hạ Long, năm 2008 - 2009
Những khó khăn của ngư dân

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Thứ tự ưu tiên

1. Thiếu vốn

71

78,89


1

2. Giống và chất lượng giống

58

64,44

3

3. Thiếu kỹ thuật

68

75,55

2

4. Thiếu thị trường

6

6,66

4

5. Thiếu lao động

4


4,44

5

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Khó khăn lớn nhất của các hộ nuôi cá lồng bè
thương phẩm tại Vịnh Hạ Long là thiếu vốn để sản
xuất (78,89%). Do định mức cho vay cũng như thủ
tục cho vay của các ngân hàng còn phức tạp, làm
cho nhiều hộ dân ni cá lồng bè khó tiếp cận với
nguồn vốn vay ở ngân hàng.
Khó khăn thứ hai mà người ni cá lồng bè

thương phẩm gặp phải là thiếu hiểu biết về kỹ thuật
ni cá lồng bè (75,55%).
Khó khăn thứ ba (64,44 %) mà người nuôi cá
lồng bè thương phẩm gặp phải là chất lượng giống
không đồng đều do mua lại của những người khai
thác giống tự nhiên hoặc của tư thương.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ❖ 17


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 2/2012

5.2. Xu hướng phát triển của các chủ hộ nuôi cá lồng bè

Qua khảo sát ý kiến các chủ hộ về hướng phát triển nghề nuôi cá lồng bè trong thời gian tới. Kết quả được
thể hiện ở bảng 8.
Bảng 8. Phương hướng phát triển nghề nuôi cá lồng bè của các hộ nuôi trên Vịnh Hạ Long
Hướng phát triển

Số hộ

Tỷ lệ %

1. Tăng lồng nuôi

42

46,66

2. Đầu tư kỹ thuật nuôi
3. Khơng thay đổi
4. Hình thức khác

50
30
70

55,55
33,33
77,77

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Số hộ ni có xu hướng phát triển tăng thêm

lồng ni là 46,66%, tìm hiểu và học hỏi thêm kỹ
thuật nuôi cá lồng bè là 55,55%, đặc biệt có tới
77,77% số hộ ni muốn chuyển đổi đối tượng nuôi.
Do nghề nuôi cá lồng bè trên Vịnh Hạ Long có hiệu
quả kinh tế thấp vì vậy người ni mong muốn được
chuyển đổi sang nuôi một số đối tượng khác như tu
hài, hàu Thái Bình Dương và một số lồi nhuyễn thể
khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
5.3. Kiến nghị của chủ hộ nuôi cá lồng bè trên Vịnh
Hạ Long
Từ những khó khăn và xu hướng phát triển của
các hộ dân nuôi cá lồng bè trên vịnh Hạ Long, một
số kiến nghị của các hộ nuôi cá đối với các cơ quan
quản lý chức năng được chúng tôi thống kê ở bảng
9
Bảng 9. Một số kiến nghị của chủ hộ nuôi cá
lồng bè trên Vịnh Hạ Long
Kiến nghị của ngư dân

Số ngư dân

Tỷ lệ %

1. Giúp đỡ vốn

70

77,77

2. Giúp đỡ kỹ thuật


68

75,55

3. Kiến nghị khác

65

72,22

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Từ những khó khăn đã được đề cập trên, nên
về nguyện vọng phát triển của các hộ nuôi cá lồng
bè thì có đến 70 hộ, chiếm 77,77% số hộ được điều
tra cho rằng họ muốn được vay vốn ưu đãi. Có 68
hộ, chiếm 75,55% cho rằng cần giúp đỡ thêm về kỹ
thuật ni cá lồng bè và có 65 hộ, chiếm 72,22%
cho rằng cần được trợ giúp về kỹ thuật để phát triển
các đối tượng ni mới, có hiệu quả kinh tế cao hơn
như nuôi tu hài, hàu Thái Bình Dương.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Hình thức ni cá lồng bè của ngư dân trên Vịnh
Hạ Long là hình thức lồng bè có thể di chuyển được,
thể tích của lồng ni trung bình là 25m3, đối tượng
ni chủ yếu của ngư dân là: cá song, cá chẽm, cá
tráp, cá hồng mỹ, cá sủ chấm,… mùa vụ ni chính
vào khoảng tháng 2 - 3 âm lịch hàng năm, nguồn

giống chủ yếu là vớt từ tự nhiên và mua lại từ các
tư thương nhập giống từ Trung Quốc, Thái Lan về,
kích cỡ giống thả ni tùy theo từng lồi ni mà
kích cỡ khác nhau, dao động từ 10 - 18cm, thức ăn
sử dụng trong nuôi cá lồng bè của các ngư dân trên
Vịnh Hạ Long chủ yếu là các loại cá tạp (cá nhâm,
cá sơn, cá ót,…) mà ngư dân tự khai thác được
hoặc đi mua. Năng suất trung bình của 1m3 lồng
nuôi cá biển trên Vịnh Hạ Long là: 5,36kg/m3/năm,
trung bình một m3 lồng ni cá biển trên Vịnh Hạ
Long sẽ tạo ra doanh thu bình quân 441.351 đồng/
m3/năm và thu nhập hỗn hợp của 1m3 lồng nuôi cá
biển trên Vịnh Hạ Long 28.053 đồng/m3/năm.
Nghề nuôi cá lồng bè trên Vịnh Hạ Long đã giải
quyết trực tiếp việc làm cho khoảng 500 lao động,
tăng thêm thu nhập của các gia đình ngư dân. Ngồi
ra nghề ni cá lồng bè còn kéo theo một số ngành
nghề khác phát triển theo, tạo việc làm tăng thu
nhập của dân cư trong khu vực. Tuy vậy, để hoạt
động ni này có thể phát triển một cách bền vững,
các cơ quan quan lý nhà nước cần quan tâm giải
quyết những vấn đề sau:
- Cần tiếp tục nhập, chuyển giao công nghệ
trong sinh sản giống nhân tạo các loài cá biển cho
các cơ sở tại địa phương nhằm cung cấp đủ số

Qua một số kiến nghị trên, các cơ quan chức

lượng chất lượng về con giống cho người nuôi và


năng nghiên cứu giải quyết giúp cho việc định

hạ giá thành sản phẩm, hạn chế việc khai thác cá

hướng cũng như tạo điều kiện cho nghề ni cá

giống ngồi tự nhiên.
- Cần thay thế nguồn thức ăn là cá tạp bằng

lồng bè phát triển.

18 ❖ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
thức ăn tổng hợp dùng cho cá nuôi lồng trên biển
để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận.
- Nuôi cá biển xen canh hoặc kết hợp nuôi cá
biển với nhuyễn thể hay rong biển để giảm thiểu
nguồn ô nhiễm hữu cơ.
- Tổ chức các lớp tập huấn cho ngư dân về kỹ
thuật ni cá lồng bè, các biện pháp phịng và trị
bệnh thường gặp trên cá biển nuôi.
- Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, thành phố

Soá 2/2012
Hạ Long nên có một quy định chung về mẫu mã,
hình thức các nhà bè để các hộ dân làm theo. Tránh
tình trạng mỗi bè một kiểu dáng, một hình thức sẽ
làm ảnh hưởng đến cảnh quan chung của Vịnh Hạ

Long.
- Có kế hoạch di rời các nhà bè còn lại ra khỏi
vùng lõi của di sản thiên nhiên để không làm ảnh
hưởng đến môi trường và cảnh quan của di sản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Phạm Xuân Thủy (2007), Kinh tế và Quản lý ngành nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang.

2.

Báo cáo Tổng kết nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh các năm 2001 đến 2009 của Sở Thủy sản.

3.

Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh (2010), Báo cáo Kết quả nuôi trồng thủy sản ven biển các năm 2009 Phương hướng
năm 2010.

4.

Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh (2009), Niên giám thống kê Quảng Ninh 2007, 2008, 2009

5.

Bartlett, Kotrlik, &Higgins (2001), Organizational Research: Determining Appropriate Sample Size in Survey Research.
Information Technology, Learning, and Performane Juornal, Vol.19. No.1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ❖ 19



Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 2/2012

THÔNG BÁO KHOA HỌC

TIÊU THỤ MỘT SỐ LỒI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM VÀ GIÁP XÁC
Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG
MOLLUSK AND CRUSTACEAN CONSUMPTION IN NHA TRANG CITY
Nguyễn Thuần Anh1
Ngày nhận bài: 10/10/2011; Ngày phản biện thơng qua: 16/12/2011; Ngày duyệt đăng: 10/06/2012
TĨM TẮT
Tiêu thụ các loài động vật thân mềm và giáp xác có thể là một con đường gây nên phơi nhiễm của người tiêu dùng đối
với một số chất gây ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và độc tố sinh học... Ở Nha trang, lượng tiêu thụ các loài động
vật thân mềm và giáp xác khá cao. Trong đó, vẹm, mực, cua và tơm là được tiêu thụ nhiều. Nhóm tuổi 30 - 54 tuổi tiêu thụ
nhiều động vật thân mềm và giáp xác hơn các nhóm 18 - 29 và trên 55 tuổi. Các loài động vật thân mềm và giáp xác được
mua chủ yếu ở chợ, chợ tạm và được tiêu thụ chủ yếu vào mùa khơ. Các số liệu này hết sức hữu ích để đánh giá nguy cơ.
Từ khóa: Động vật thân mềm, tiêu thụ, Nha Trang, hai mảnh vỏ, chân đầu, chân bụng, giáp xác, da gai

ABSTRACT
Mollusk and crustacean consumption may be a significant pathway of human exposure to food contaminants such as
heavy metals, pesticides, phycotoxins. In Southern Coastal Vietnam, the mean mollusk and crustacean consumption rates
are high. Green mussel, squid, crab and shrimp are mostly consumed. In the age group of 30 - 54, the consumption rate is
slightly higher than in the age groups of 18 - 29 and of 55 and over. Mollusks and crustaceans are essentially purchased in
the markets and temporary markets, and mostly consumed during dry season. These data will be useful for exposure and
risk assessment.
Keywords: Mollusks, consumption, Nha Trang, bivalves, gasteropods, cephalopods, gasteropods, crustaceans,
echinoderms


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt nam có bờ biển dài 3260 km từ Bắc đến
Nam, người dân ở các tỉnh ven biển tiêu thụ nhiều
thủy sản, đặc biệt là các loài động vật thân mềm và
giáp xác. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng,
nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với người
tiêu dùng do các chất ô nhiễm từ môi trường như
kim loại nặng, thuốc trừ sâu, các độc tố sinh hoc
biển… tích lũy trong các loài động vật thân mềm và
giáp xác. Để có thể thực hiện đánh giá phơi nhiễm
và đánh giá nguy cơ của người tiêu dùng đối với các
chất gây ô nhiễm này cần tiến hành đánh giá tiêu
thụ các loài động vật thân mềm và giáp xác. Việc
khảo sát tiêu thụ được thực hiện ở thành phố Nha
Trang, một thành phố đại diện cho khu vực ven biển
miền Trung. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm cung
cấp những số liệu về thói quen tiêu thụ và lương tiêu
1

thụ các loài động vật thân mềm và giáp xác ở thành
phố Nha Trang.
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Phương pháp FFQ (Food Frequency
Questionnaire) đã được chọn để đánh giá tiêu thụ
các loài động vật thân mềm và giáp xác của cư dân
thành phố Nha trang. Phương pháp SDRM (Seven
Days Recall Method) được sử dụng để xác định tính
hợp lệ của phương pháp FFQ. Lấy mẫu được thực
hiện theo phương pháp phân tầng. 1% hộ gia đình

trong mỗi phường của 27 phường xã thuộc thành
phố Nha trang được chọn để lấy mẫu, vì vậy mẫu sẽ
được lấy ở 688 hộ gia đình. Trong mỗi hộ gia đình,
chọn ngẫu nhiên một người. Người được chọn phải
thoả điều kiện: là cư dân của thành phố Nha trang,

TS. Nguyễn Thuần Anh: Khoa Công nghệ Thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang

20 ❖ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
trên 18 tuổi, là người tiêu thụ các loài động vật thân
mềm và giáp xác và có sức khỏe tốt. Bảng câu hỏi
phỏng vấn đã được thiết kế nhằm thu được thông
tin về tiêu thụ 5 nhóm: hai mảnh vỏ, chân đầu, chân
bụng, giáp xác và da gai. Hình ảnh và mơ hình của
các lồi khác nhau đã được sử dụng để trợ giúp việc
nhận diện.
Phân tích thống kê được thực hiện bởi SPSS
16. Tùy theo sự phân bố của số liệu (Kolmogorov-

Số 2/2012
Smirnov test), mà phương pháp thơng số (t-test
hoặc One-Way-ANOVA) hoặc không thông số
(Mann-Whitney test hoặc Kruskal-Walilis) đã được
chọn lựa để đánh giá sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê. P < 0.05 được coi là có ý nghĩa thống
kê. Lượng tiêu thụ hàng ngày (g/người/ngày) được
tính tốn theo cơng thức như sau: Lượng tiêu

thụ hàng ngày = (số khẩu phần x số lần ăn trong
1 năm x khẩu phần tính bằng g)/ 365 ngày.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Hình 1. Tỷ lệ số người ăn các lồi động vật thân mềm và giáp xác

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ❖ 21


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 2/2012

So sánh 5 nhóm cho thấy tỷ lệ số người ăn các loài hai mảnh vỏ (98%), giáp xác (99%), chân bụng (89%)
và chân đầu (63%) cao, trong khi số người ăn các lồi da gai thấp (16%) (hình 1) với các lượng tiêu thụ lần
lượt là 39.3, 20.9, 16.4, 11.2 và 0.3 g/người/ngày.
Các loại được ăn thường xuyên và với lượng lớn là vẹm xanh (89% người ăn với lượng 12.8 g/người/ngày),
mực (82% người ăn với lượng 10.6 g/người/ngày), cua (74% người ăn với lượng 8.8 g/người/ngày) và tôm
(72% người ăn với lượng 8.2 g/người/ngày). Ngược lại số người ăn và lượng tiêu thụ rất thấp đối với cầu gai
(10% người ăn với lượng 0.2 g/người/ngày) và hải sâm (9% người ăn với lượng 0.2 g/người/ngày).

Hình 2. Tỷ lệ số người tiêu thụ (nam và nữ)

Sự khác biệt giữa nam và nữ chỉ có ý nghĩa thống kê trong tiêu thụ hai mảnh vỏ (p<0.05), chân bụng
(p<0.01), và chân đầu (p<0.05). Phụ nữ ăn nhiều loài hai mảnh vỏ hơn nhưng đàn ơng ăn nhiều lồi chân đầu
và lồi chân bụng hơn phụ nữ. Tỷ lệ nam cao hơn tỷ lệ nữ trong việc tiêu thụ giáp xác, chân bụng, chân đầu và
da gai, tuy nhiên sự chênh lệch này là rất nhỏ (hình 2, bảng 1).
Bảng 1. Tiêu thụ các loài động vật thân mềm và giáp xác theo giới tính (g/người/ngày)
Nam (N = 216)


Nữ (N = 224)

Trung bình

SD

95th

Trung bình

SD

95th

Hai mảnh vỏ (p=0.019)**

37.2

18.8

71.3

41.4

18.6

75.0

Giáp xác (p=0.588)*


20.6

16.0

53.5

21.2

15.0

48.6

Chân bụng (p < 0.001)*

19.7

16.3

45.0

13.1

13.8

36.0

Chân đầu (p=0.019)*

12.4


11.7

35.3

10.0

10.7

29.3

0.4

0.9

2.6

0.3

0.7

2.2

90.2

31.3

144.1

86.0


30.4

143.5

Da gai (p=0.591)*
Nhuyễn thể (p=0.159)**

* *: Các giá trị p được xác định dựa trên t-test (test Levene để xác định sự tương đồng của các biến)
*: Các giá trị p được xác định dựa trên test Mann-whitney
p < 0.05 được coi là có ý nghĩa thơng kê

Chợ là nguồn cung cấp các loài động vật thân mềm và giáp xác chính (55%), chợ tạm là nguồn cung cấp
thứ hai (30%). Nguồn cung cấp chính thứ 3 là nhà hàng (10%). Siêu thị và cảng cá chỉ cung cấp 3% và 2%
nhuyễn thể. Chợ và nhà hàng đều là nơi cung cấp các loài động vật thân mềm và giáp xác phong phú và tươi,
tuy nhiên giá của chúng ở chợ rẻ hơn ở nhà hàng rất nhiều. Điều này giải thích tại sao chợ là nguồn cung cấp
chính các loài động vật thân mềm và giáp xác.

22 ❖ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 2/2012

Hình 3. Tiêu thụ ở các tháng trong năm

76% người tiêu dùng cho biết họ ăn nhiều các loài động vật thân mềm và giáp xác từ tháng 4 đến tháng 8
và 82% người tiêu thụ chỉ ra rằng họ ít ăn các loài động vật thân mềm và giáp xác nhất trong các tháng 10 đến
tháng 12 và tháng 1 đến tháng 3. 3% nói rằng họ ăn các lồi động vật thân mềm và giáp xác như nhau trong

các tháng. 3% người tiêu dùng không biết là tháng nào họ ăn it hay ăn nhiều các loài động vật thân mềm và
giáp xác (hình 3). Nhìn chung thời gian tiệu thụ nhiều các loài động vật thân mềm và giáp xác là mùa khô (từ
tháng 4 đến tháng 8) và thời gian tiêu thụ ít các lồi động vật thân mềm và giáp xác là mùa mưa (từ tháng 11
đến tháng 3) điều này có thể do vào các tháng mưa thì ít các lồi động vật thân mềm và giáp xác và giá thì cao.
Bảng 2. Tiêu thụ các loài động vật thân mềm và giáp xác theo tuổi (g/người/ngày)
18 - 29
(N=159)
Mean

30 - 54
(N=171)

SD

95th

Mean

> = 55
(N=110)

SD

95th

Mean

SD

95th


Hai mảnh vỏ (p<0.001)*

38.0

17.8

74.1

44.2

18.4

77.0

33.7

19.1

71.1

Giáp xác (p=0.158)**

19.2

15.5

51.8

22.2


16.2

51.4

21.3

14.3

49.6

Chân bụng (p=0.337)**

15.1

15.9

42.1

17.6

14.8

40.8

16.2

15.6

40.8


Chân đầu (p=0.686)**

12.1

12.1

34.2

11.0

10.8

30.0

10.2

10.6

29.1

0.4

1.0

2.5

0.3

0.7


2.2

0.3

0.7

2.2

84.8

30.0

142.6

95.3

30.7

148.2

81.6

30.5

139.0

Da gai (p=0.776)**
Nhuyễn thể (p<0.001)*


*: các giá trị P dựa trên One- Way-ANOVA tiếp theo là test Scheffé (test Levene để kiểm tra sự tương đồng của các biến)
**: các giá trị p dựa trên test Kruskal-Wallis
p < 0.05 được coi là có ý nghĩa thống kê

Hình 4. Tỷ lệ người tiêu thụ theo tuổi

Lượng tiêu thụ các loài động vật thân
mềm và giáp xác trung bình của các nhóm tuổi
18 - 29, 30 - 54, và trên 55 lần lượt là 84.4, 95.3 và

81.6 g/người/ngày. Tỷ lệ số người tiêu dùng
giáp xác, chân đầu và chân bụng của nhóm tuổi
30 - 54 là cao nhất. Trong khi đó tỷ lệ số người tiêu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ❖ 23


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
dùng hai mảnh vỏ, da gai giảm dần theo các nhóm
18 - 19 tuổi, 30 - 54 tuổi và trên 55 tuổi (bảng 2,
hình 4).
Các thành phần của các lồi động vật thân
mềm và giáp xác được tiêu thụ tùy thuộc vào loại
nhuyên thể. Có trên 50% người tiêu dùng ăn cả
phần thịt và nội tạng của loài hai mảnh vỏ, chân
bụng và giáp xác. Trên 50% người tiêu dùng chỉ ăn
phần thịt (bỏ nội tạng) của chân đầu, da gai. Tóm

Số 2/2012
lại, xu hướng chính là hai mảnh vỏ, chân bụng và

giáp xác được ăn toàn bộ kể cả nội tạng, nhưng
chân đầu và da gai được tiêu thụ phần thịt (khơng
có nội tạng). Lý do có thể là nội tạng của các loài
hai mảnh vỏ, chân bụng và giáp xác nhỏ, trong khi
nội tạng của chân đầu và da gai lớn và đắng. Nội
tạng của các lồi là nơi tích tụ các chất ơ nhiễm
hóa học, ăn phần nội tạng này có thể là nguồn phơi
nhiễm các chất ơ nhiễm.

Hình 5. Chuẩn bị các loài động vật thân mềm và giáp xác

Phương pháp chuẩn bị được chia làm hai nhóm:
nhóm 1 gồm các loài động vật thân mềm và giáp xác
sống, nướng, làm khơ (nhóm này có xu hướng giữ
lại chất ơ nhiễm), nhóm hai gồm luộc, nấu súp và
hấp nhuyễn thể, (nhóm này có xu hướng loại bỏ
chất ơ nhiễm. 84% và 76% trường hợp chọn nhóm
phương pháp 2 để chuẩn bị các loài da gai và giáp
xác. Ngược lại, nhóm phương pháp 2 lại được chọn
để chuẩn bị hai mảnh vỏ (56% trường hợp), chân
đầu (54% trường hợp) và chân đầu (65% trường
hợp).
Trong nghiên cứu này người đi điều tra được
tập huấn kỹ lưỡng. Phương pháp SDRM (Seven
Days Recall Method) đã được sử dụng để xác
định tính hợp lệ của phương pháp FFQ. Kết quả
thu được từ phương pháp FFQ và phương pháp
SDRM cho cùng kết quả. Điều đó có nghĩa là
nghiên cứu đã xác định đúng cái cần xác định và kết


quả là chính xác. Kết quả của nghiên cứu này được
so sánh với các kết quả nghiên cứu khác ở Châu
Á cho thấy các số liệu cùng độ lớn và lượng tiêu
thụ các loài động vật thân mềm và giáp xác ở Nha
Trang là khá cao (CAC, 2009; Mubarik và cs, 2006,
EPA, 1999; Nakagawa và cs, 1997).
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về tiêu
thụ các loài động vật thân mềm và giáp xác. Phương
pháp được chọn lựa kỹ lưỡng, các nguồn gây sai lỗi
đều được tính tốn loại bỏ. Việc so sánh với các
nghiên cứu khác cho thấy người dân thành phố Nha
Trang tiêu thụ khá nhiều các loài động vật thân mềm
và giáp xác. Kết quả nghiên cứu này rất hữu ích để
đánh giá nguy cơ của người dân Nha Trang đối với
một số chất gây ô nhiễm do ăn các loài động vật
thân mềm và giáp xác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

CAC (Codex Alimentarius Commission). 2009. Joint FAO/WHO Food Standards Programme Codex Committee on Contaminants in Foods, Agenda Item 3, Third Session, Rotterdam, The Netherlands, 23 - 27 March 2009, Matters of Interest
Arising from other International Intergovernment Organisations, CX/CF 09/3/3-Add.
EPA. 1999. Asian and Pacific Islander Seafood Consumption Study. EPA 910/R-99-003, US Environmental Protection Agency, Washington DC. Available on: />onsumption+Study/$FILE/api-seafood.pdf
Mubarik A, Nguyen TQ, Ngo VN. 2006. An Analysis of Food DemandPatterns in Hanoi: Predicting the Structural and
Qualitative Changes. Technical Bulletin No.35. AVRDC document number 06-671.Shanhua, Taiwan : AVRDC -The World
Vegetable Center.

Nakagawa R, Yumita Y, Hiromoto M. 1997. Total mercury intake from fish and shellfish by Japanese people.
J Chemosphere. 35 (12): 2909-2913.

24 ❖ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 2/2012

THÔNG BÁO KHOA HỌC

SẢN XUẤT SẢN PHẨM THỦY PHÂN PROTEIN TỪ ĐẦU CÁ NGỪ
VÂY VÀNG BẰNG PROTEASE THƯƠNG MẠI
PRODUCTION OF PROTEIN HYDROLYSATE FROM YELLOWFIN
TUNA HEAD BY A COMMERCIAL PROTEASE
Nguyễn Thị Mỹ Hương1
Ngày nhận bài: 18/01/2012; Ngày phản biện thông qua: 15/03/2012; Ngày duyệt đăng: 10/06/2012
TÓM TẮT
Sản phẩm thủy phân protein đã được sản xuất từ đầu cá ngừ vây vàng bằng enzyme Protamex 0,5% ở nhiệt độ 450C
và pH tự nhiên trong thời gian 6 giờ với tỉ lệ nước/nguyên liệu là 1:1. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng độ thủy phân
và tỉ lệ thu hồi nitơ trong sản phẩm thủy phân tăng lên cùng với sự tăng thời gian thủy phân. Sau 6 giờ thủy phân, độ thủy
phân đã đạt được 30,1% và tỉ lệ thu hồi nitơ là 85,1%. Sản phẩm thủy phân protein từ đầu cá ngừ vây vàng có hàm lượng
protein 88,2%, lipit 1,4% và tro 8,3%. Sản phẩm thủy phân protein này có hàm lượng axít amin khơng thay thế cao và có
thể được sử dụng trong sản xuất thức ăn cho người và động vật. Dầu đầu cá ngừ thu được từ sự thủy phân giàu axít béo
omega 3, đặc biệt là axit docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentaenoic (EPA). Các axít béo có hàm lượng cao trong
dầu đầu cá ngừ là axit palmitic, axit stearic, axit oleic, DHA and EPA.
Từ khóa: Đầu cá ngừ, độ thủy phân, Protamex, Sản phẩm thủy phân.

ABSTRACT

Protein hydrolysate was produced from yellowfin tuna head using 0.5% Protamex at 450C and natural pH for 6h
with a water/material ratio of 1:1. Results of study showed that the degree of hydrolysis and ratio of nitrogen recovery in
hydrolysate increased with increasing hydrolysis time. After 6 h of hydrolysis, the degree of hydrolysis obtained 30.1% and
ratio of nitrogen recovery was 85,1%. Protein hydrolysate from yellowfin tuna head had protein content of 88.2%, lipid
content of 1.4% and ash content of 8.3%. This protein hydrolysate had high content of essential amino acids and can be
used in the production of human and animal diets. Tuna head oil obtained from hydrolysis was rich in omega-3 fatty acids,
especially docosahexaenoic acid (DHA) and eicosapentaenoic acid (EPA). Fatty acids with high contents in tuna head oil
were palmitic acid, stearic acid, oleic acid, DHA and EPA.
Keywords: Tuna head, Degree of hydrolysis, Protamex, Hydrolysate.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá ngừ là một trong những lồi cá có giá trị
kinh tế cao và hầu hết cá ngừ được sử dụng trong
việc sản xuất các sản phẩm đồ hộp, đơng lạnh, hun
khói… Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy
sản Việt Nam (VASEP), khối lượng xuất khẩu cá
ngừ của Việt Nam năm 2010 đạt khoảng 82,6 nghìn tấn, trị giá 287 triệu USD. Việc chế biến cá ngừ
cho xuất khẩu đã thải ra một lượng lớn nguyên liệu
còn lại, khoảng 40 - 60% khối lượng nguyên liệu.
Các nguyên liệu còn lại này bao gồm đầu, nội tạng,
xương, vây… Đầu cá ngừ là một nguồn giàu protein,
1

lipit nhưng cũng dễ gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy
ngành cơng nghiệp chế biến cá ngừ cần phải tìm
cách tận dụng ngun liệu cịn lại sẵn có này, làm
cho chúng trở thành những sản phẩm có giá trị gia
tăng, từ đó tăng thêm lợi nhuận cho các xí nghiệp
chế biến thuỷ sản. Trong bối cảnh đó, việc sản xuất
sản phẩm thuỷ phân protein từ đầu cá ngừ là vấn đề

rất cần thiết và có ý nghĩa. Điều này khơng những
nâng cao hiệu quả sử dụng ngun liệu cịn lại sau
khi chế biến, làm tăng giá trị của chúng mà cịn góp
phần hạn chế sự ơ nhiễm mơi trường. Trong bài báo
này, độ thủy phân, tỉ lệ thu hồi nitơ trong sản phẩm

TS. Nguyễn Thị Mỹ Hương - Khoa Cơng nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang

TRƯỜNG ĐẠI HOÏC NHA TRANG ❖ 25


×