Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh dược phẩm xuân hòa giai đoạn 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

BÙI VIỆT DŨNG

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY TNHH
DƢỢC PHẨM XN HỊA GIAI ĐOẠN 2017-2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI - 2020


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

BÙI VIỆT DŨNG

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY TNHH
DƢỢC PHẨM XUÂN HÒA GIAI ĐOẠN 2017-2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH : Tổ chức Quản lý Dƣợc
MÃ SỐ

: 8720212



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS. Đỗ Xuân Thắng
Nơi thực hiện

: Dƣợc phẩm Xuân Hoà

HÀ NỘI - 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đƣợc luận văn này, tơi đã nhận đƣợc sự hỗ trợ nhiệt tình,
tạo điều kiện thuận lợi của Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội, Bộ
mơn Quản lý và kinh tế Dƣợc, Phịng Sau đại học, các Phòng ban khác –
trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội và các cán bộ - nhân viên công ty Công ty cổ
phần Dƣợc Khoa. Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
TS.Đỗ Xuân Thắng, trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã giành rất nhiều
thời gian, tâm huyết trực tiếp hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp đỡ tơi để hồn
thành luận văn này.
Tơi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo Công ty trách nhiệm
hữu hạn Dƣợc phẩm Xn Hịa cùng tồn thể cán bộ công nhân viên đã hết
sức tạo điều kiện và tận tâm, nhiệt tình cung cấp các số liệu, thơng tin chính
xác để giúp tơi hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp, những
ngƣời đã luôn bên cạnh tôi, cổ vũ và tham gia ý kiến, tạo động lực để tơi hồn
thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2020
Học viên

Bùi Việt Dũng


i


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................. 3
1.1 Tổng quan phân tích hoạt động kinh doanh ............................................ 3
1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh .................................... 3
1.1.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh ................................. 4
1.1.3. Yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh ................................. 4
1.1.4. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh .............................. 5
1.2 Một số văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề nghiên cứu ................... 6
1.3. Các Chỉ Tiêu Kinh Tế Trong Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh ........ 7
1.3.1 Doanh số mua và cơ cấu nguồn mua .............................................. 7
1.3.2 Doanh số bán ra và tỷ lệ bán bn, bán lẻ ...................................... 7
1.3.3 Phân tích tình hình sử dụng phí ...................................................... 7
1.3.4 Phân tích vốn................................................................................... 8
1.3.5 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ..................................................... 10
1.3.6 Năng suất lao động bình quân CBCNV........................................ 11
1.3.7 Thu nhập bình quân CBCNV ....................................................... 11
1.3.8 Nộp Ngân sách Nhà Nƣớc ............................................................ 11
1.4 Thực trạng về Hoạt Động Kinh Doanh Dƣợc Phẩm Tại Việt Nam Và Thực
Trạng Kinh Doanh Các Doanh Nghiệp Dƣợc Phẩm Tại Việt Nam .......... 11
1.4.1 Hoạt Động kinh Doanh Dƣợc Phẩm tại Việt Nam ........................ 11
1.4.2. Thực trạng kinh doanh của các doanh nghiệp dƣợc phẩm Việt Nam .. 16
1.5 Khái quát về công ty TNHH dƣợc phẩm Xuân Hịa ............................. 20
1.6 Tính thiết yếu của đề tài ........................................................................ 21
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 23
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 23

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 23
2.2.1 Các Biến số nghiên cứu ................................................................. 23
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 28
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu ........................................................ 28
2.2.4. Mẫu nghiên cứu............................................................................. 29
ii


2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................. 29
2.2.6. Các vấn đề liên quan đến đạo đức nghiên cứu và biện pháp làm
tăng độ tin cậy của số liệu thu thập............................................... 33
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 34
3.1 So sánh cơ cấu danh mục thuốc và khách hàng kinh doanh ................. 34
3.1.1 So sánh cơ cấu danh mục thuốc của công ty năm 2017-2018 ....... 34
3.1.2. Kết quả kinh doanh theo đối tƣợng khách hàng ........................... 41
3.2. So sánh kết quả kinh doanh của công ty TNHH Dƣợc phẩm Xuân Hòa
năm 2017 và năm 2018 ....................................................................... 46
3.2.1 Kết quả doanh thu .......................................................................... 46
3.2.2 Kết quả về vốn và tài sản ............................................................... 48
3.2.3 Kết quả về thành phần nợ phải trả ................................................. 50
3.2.4 Số vòng quay nợ phải thu, số vịng quay hàng tồn kho ................. 51
3.2.5. Phân tích các hệ số thanh toán ...................................................... 51
3.2.6 Kết quả chi phí ............................................................................... 52
3.2.7 Kết quả về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận...................................... 53
3.2.8 Năng suất lao động của CBCNV và Thu nhập bình quân CBCNV.... 55
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 58
4.1 Cơ cấu danh mục thuốc và khách hàng của công ty năm 2017 – 2018. ..... 58
4.1.1 Cơ cấu danh mục thuốc của công ty .............................................. 58
4.1.2 Cơ cấu danh mục khách hàng của công ty.................................... 61
4.2 Một số kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2017-2018 .. 63

4.2.1 Doanh thu ....................................................................................... 63
4.2.2 Chi phí kinh doanh của cơng ty ..................................................... 64
4.2.3 Chỉ số đánh giá sử dụng vốn hiệu quả ........................................... 65
4.2.4 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận....................................................... 69
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 71
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐ

Biệt Dƣợc gốc

BHYT

Bảo hiểm y tế

BV

Bệnh viện

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

DSB


Doanh số bán

DSM

Doanh số mua

ETC

Ethical drugs

GDP

Thực hành tốt phân phối thuốc

GPP

Thực hành tốt nhà thuốc

GTGT

Giá trị gia tăng

GTSD

Giá trị sử dụng

HTK

Hàng tồn kho


KD

Kinh doanh

KNTT

Khả năng thanh toán

KNTTN

Khả năng thanh toán nhanh

KNTTNH

Khả năng thanh toán ngắn hạn

LN

Lợi nhuận

NK

Nhập Khẩu

OTC

Over the Counter

PHCN


Phục hồi chức năng

ROA

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ROS

Tỷ suất lợi nhuận từ doanh thu

TDDL

Tác dụng dƣợc lý

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

iv


TNHH

Trách nhiệm Hữu Hạn


TSCĐ

Tài sản cố định

TSLĐ

Tài sản lƣu động

TSLN

Tỷ suất lợi nhuận

TTS

Tổng tài sản

TTYT

Trung tâm y tế

VCSH

Vốn chủ sở hữu

VNĐ

Việt Nam đồng

VTYT


Vật tƣ y tế

v


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

1.1:

Văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề nghiên cứu ............................ 6

1.2.

Một số chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu dƣợc phẩm ở Việt
Nam từ năm 2015 - 2016. ................................................................... 12

1.3:

Kết quả hoạt động kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu kinh tế ...... 13

1.4

Thống kê số lƣợng bệnh viện và cơ sở y tế giai đoạn 2012-2016 ...... 14

1.5.


Doanh số bán hàng của các cơng ty theo cơ cấu nhóm hàng ............. 16

1.6:

Doanh số bán hàng theo nhóm khách hàng ....................................... 17

1.7.

Kết quả hoạt động kinh doanh của một số công ty ............................ 18

1.8:

Kết quả nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn: .................................... 19

1.9:

Trình độ cán bộ cơng ty TNHH Dƣợc Phẩm Xuân Hòa năm 2018 ... 21

2.10.

Các Biến số nghiên cứu ...................................................................... 23

2.11.

Các cơng thức tính .............................................................................. 31

3.12:

Cơ cấu hàng hóa của công ty .............................................................. 34


3.13:

Nguồn gốc thuốc trong danh mục của Cơng ty .................................. 35

3.14:

Phân nhóm thuốc tân dƣợc của công ty theo tác dụng dƣợc lý .......... 36

3.15:

Dạng bào chế trong danh mục thuốc Tân dƣợc Công ty .................... 37

3.16:

Thuốc theo phân loại tính chất kinh doanh:........................................ 38

3.17:

Thuốc phân loại theo đa đơn thành phần: ........................................... 39

3.18:

Cơ cấu danh mục sản phẩm có doanh thu độc quyền của cơng ty năm
2017 và 2018 ....................................................................................... 40

3.19:

Cơ cấu doanh thu theo khách hàng của công ty năm 2017-2018 ....... 41


3.20:

Số lƣợng khách hàng theo khu vực địa lý........................................... 42

3.21:

Doanh thu bán theo khách hàng bán lẻ ............................................... 43

3.22:

Doanh thu bán theo số lƣợng khách hàng đấu thầu ............................ 44

3.23:

Doanh thu bán theo kênh đấu thầu...................................................... 45

3.24.

Các thành phần trong doanh thu năm 2017-2018 ............................... 46

3.25.

Cơ cấu sản lƣợng, doanh thu và tỷ suất lợi nhuận gộp thuốc độc quyền
phân phối năm 2017 và năm 2018 ...................................................... 47

vi


3.26:


Vốn và tài sản của Công ty TNHH Dƣợc phẩm Xuân Hòa 2017-2018 .. 48

3.27:

Kết cấu tài sản ngắn hạn của Cơng ty TNHH Dƣợc phẩm Xn Hịa
Năm 2017-2018 .................................................................................. 49

3.28:

Kết cấu nợ phải trả của Công ty năm 2017-2018 ............................... 50

3.29:

Số vòng quay nợ phải thu và hàng tồn kho của Công ty năm 2018 ... 51

3.30:

Một số hệ số thanh tốn của Cơng ty năm 2017-2018 ....................... 51

3.31:

Kết quả chi phí của Cơng ty năm 2017-2018 ..................................... 52

3.32:

Lợi nhuận trƣớc thuế, lợi nhuận sau thuế, lãi trên 1 cổ phần trong năm 2018 .. 53

3.33:

Một số chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của công ty năm 2018 .................... 54


3.34:

Năng suất lao động của CBCNV ........................................................ 55

3.35:

Thu nhập bình quân của CBCNV ....................................................... 56

vii


DANH MỤC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

1.1: Sơ đồ bộ máy Cơng ty TNHH Dƣợc Phẩm Xuân Hòa năm 2018 ........... 21

viii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế toàn cầu, bên cạnh sự phát triển của
các ngành khoa học kỹ thuật khác, ngành Dƣợc thế giới không ngừng trƣởng
thành và phát triển. Hòa chung với sự phát triển đó, ngành dƣợc Việt Nam có
những bƣớc tiến đáng kể, từng bƣớc vƣơn lên, hòa nhập cùng với các nƣớc
trong khu vực.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đã và đang làm ảnh
hƣởng đến nền kinh tế Việt Nam, khiến cho lạm phát tăng cao. Cùng với sự
chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng, ngồi những
điều kiện thuận lợi thì ngành Dƣợc Việt Nam cũng gặp khơng ít những khó
khăn trong quá trình phát triển và hội nhập. Các doanh nghiệp trong nƣớc
không ngừng tăng lên, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi các doanh
nghiệp phải nỗ lực nhiều hơn để tồn tại và phát triển. Năm 2017 Công ty có
một số mặt hàng độc quyền phân phối, tuy nhiên hợ
Cơng ty TNHH Dƣợc Phẩm Xn Hịa là một doanh nghiệp nhỏ, Năm
2017 Cơng ty có một số mặt hàng độc quyền phân phối, tuy nhiên các mặt
hàng này có hợp đồng đến hết năm 2017, Trong năm 2018 đứng trƣớc những
khó khăn và thách thức khi hết hợp đồng độc quyền, công ty đã và đang từng
bƣớc khắc phục những khó khăn, đề ra những mục tiêu cũng nhƣ chiến lƣợc
kinh doanh phù hợp.
Với những mong muốn tìm hiểu thực trạng hoạt động của công ty TNHH
Dƣợc phẩm Xuân Hòa , đánh giá hoạt động kinh doanh của cơng ty trong 2
năm từ 2017-2018, nhìn nhận lại những gì đã làm đƣợc và chƣa làm đƣợc,
cũng nhƣ thuận lợi và khó khăn trong q trình hoạt động, từ đó đề xuất một
số giải pháp với hy vọng góp phần đổi mới hoạt động của công ty, giúp công
ty ngày càng đứng vững và lớn mạnh trong tƣơng lai, đề tài: “Phân tích kết
1


quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Xuân Hoà giai
đoạn 2017-2018” đƣợc thực hiện với mục tiêu:
Mục tiêu 1: So sánh cơ cấu danh mục thuốc và khách hàng của cơng ty
TNHH dược phẩm Xn Hịa giai đoạn 2017-2018.
Mục tiêu 2: So sánh kết quả kinh doanh của cơng ty TNHH Dược phẩm
Xn Hịa năm 2017 và năm 2018.
Từ kết quả trên, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh

doanh của công ty trong những năm tiếp theo.

2


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan phân tích hoạt động kinh doanh:
1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh là hoạt động tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho
doanh nghiệp. Với mục đích kiếm lời, các doanh nghiệp thuộc các loại hình
và các hình thức sở hữu khác nhau hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng
đều tiến hành các hoạt động kinh doanh [13],[15], [22] .
“Phân tích hoạt động kinh doanh là q trình nghiên cứu để đánh giá
tồn bộ q trình và kết quả hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần
khai thác ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phƣơng án và giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”[13],[22].
Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với mọi hoạt động của sản xuất
kinh doanh của con ngƣời. Ban đầu, trong điều kiện sản xuất chƣa phát triển,
yêu cầu thông tin cho quản lý doanh nghiệp chƣa nhiều, cơng việc phân tích
chỉ là những phép tính cộng trừ đơn giản. Khi nền kinh tế càng phát triển,
những đòi hỏi về quản lý kinh tế không ngừng tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu
quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp, phân tích hoạt động kinh
doanh đƣợc hình thành ngày càng hồn thiện với hệ thống lý luận độc lập
[15],[22].
Nhƣ vậy “Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để
đánh giá tồn bộ q trình và kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp
nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần
khai thác từ đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh” [22],[13],[15].


3


1.1.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
Trong cơ chế thị trƣờng hiện nay, đối với bất kỳ doanh nghiệp nào mục
tiêu cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận.
Ngồi ra một doanh nghiệp hoạt động ngoài mục tiêu lợi nhuận cịn phải có
trách nhiệm đối với xã hội.
Để đạt đƣợc mục tiêu của mình các doanh nghiệp cần phải xác định
phƣơng hƣớng, mục tiêu đầu tƣ, sử dụng các yếu tố sản xuất một cách khoa
học và hiệu quả. Phân tích hoạt động kinh doanh cho thấy bức tranh tồn cảnh
trình độ tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất, các nguồn lực tài chính trong
hiện tại, từ đó giúp các nhà quản trị đƣa ra các quyết định tƣơng lai cho doanh
nghiệp mình [20],[22].
Phân tích hoạt động kinh doanh cịn là cơ sở kiểm tra, kiểm sốt các hoạt
động tài chính và hoạt động quản lý của mọi cấp quản trị. Thơng qua việc
phân tích sẽ góp phần hồn thiện cơ chế tài chính, thúc đẩy hoạt động kinh
doanh trong các doanh nghiệp [15],[22].
Từ những ý nghĩa trên, ta thấy phân tích kinh doanh có vai trị rất quan
trọng đối với mọi nhà quản trị trong nền kinh tế thị trƣờng có quan hệ mật thiết
với nhau. Đó là cơng cụ hữu ích đƣợc dùng để xác định giá trị kinh tế, đánh giá
các điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên
cơ sở đó phát hiện ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan giúp cho nhà quản
trị lựa chọn và đƣa ra các quyết định phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. Do
vậy, phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ đắc lực cho các nhà quản trị
trong doanh nghiệp đạt kết quả và hiệu quả cao nhất [2],[13],[22].
1.1.3. Yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh
Tính đầy đủ: Nội dung và kết quả phân tích phụ thuộc nhiều vào sự đầy
đủ nguồn tài liệu phục vụ cho cơng tác phân tích. Đảm bảo tính tốn tất cả các

chỉ tiêu cần thiết thì mới đánh giá đúng đƣợc đối tƣợng phân tích.
Tính chính xác: Chất lƣợng của cơng tác phân tích phụ thuộc nhiều vào
tính chính xác về nguồn số liệu, sự chính xác trong lựa chọn phƣơng pháp
phân tích, chỉ tiêu dùng để phân tích [15],[22].
4


Tính kịp thời: Sau mỗi chu kỳ hoạt động kinh doanh phải kịp thời tổ chức
phân tích đánh giá tình hình hoạt động, kết quả và hiệu quả đạt đƣợc, để nắm bắt
đƣợc những mặt mạnh, những tồn tại trong hoạt động kinh doanh [15], [22].
Thơng qua đó đề xuất những giải pháp cho thời kỳ hoạt động kinh doanh
tiếp theo có kết quả và hiệu quả cao hơn. Mặt khác, q trình kiểm tra, đánh
giá có đƣợc cơ sở để định hƣớng nghiên cứu sâu hơn ở các bƣớc sau nhằm
làm rõ các vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm [20],[22].
1.1.4. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh
Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động qua các chỉ tiêu kinh tế.
 Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh và tìm nguyên
nhân gây nên các mức độ ảnh hƣởng đó.
Biến động của chỉ tiêu là do ảnh hƣởng trực tiếp của các nhân tố gây
nên, do đó phải xác định trị số của các nhân tố và tìm nguyên nhân gây nên
các mức độ ảnh hƣởng đó.
 Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những
tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh.
Phân tích kết quả kinh doanh khơng chỉ đánh giá kết quả chung chung,
mà phải từ cơ sở nhận thức đo phát hiện các tiềm năng cần phải đƣợc khai
thác và những tồn tại yếu kém, nhằm đề xuất giải pháp phát huy thế mạnh và
khắc phục tồn tại ở doanh nghiệp của mình.
 Xây dựng phƣơng án kinh doanh căn cứ vào kết quả đạt đƣợc
Quá trình kiểm tra và đánh giá kết quả kinh doanh là để nhận biết tiến độ
thực hiện và phát hiện những thay đổi có thể xảy ra. Định kỳ doanh nghiệp

phải tiến hành kiểm tra và đánh giá mọi khía cạnh hoạt động, đồng thời căn
cứ vào các tác đọng ở bên ngoài để xác định vị trí và hƣớng đi của doanh
nghiệp, các phƣơng án kinh doanh có cịn thích hợp nữa hay khơng? Nếu
khơng phù hợp thì cần phải điều chỉnh kịp thời.

5


1.2 Một số văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề nghiên cứu:
Bảng 1.1: Văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Văn bản pháp luật
Luật số 68/2014/QH13 [23]

Nội dung
Luật Doanh nghiệp

Luật dƣợc
+Điều 32: Hoạt động kinh doanh dƣợc và cơ
Luật số 105/2016/QH13 [24] sở kinh doanh dƣợc
+ Điều 33. Điều kiện cấp giấy chứng nhận
hàng nghề kinh doanh dƣợc
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
Nghị Định Số 54/2017/NĐhành luật Dƣợc có hiệu lực thi hành từ 01
CP [10]
tháng 07 năm 2017
Thông tƣ số 02/2018/TTBYT [7]

Quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc

Thông tƣ số 03/2018/TTBYT [8]


Quy định về thực hành tốt phân phối thuốc,
nguyên liệu làm thuốc

Thông tƣ số 03/2019/TTBYT [9]

Ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nƣớc
đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả
năng cung cấp có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 06 năm 2019 với 640 hoạt chất.

Thông tƣ 30/2018/TT-BYT
[6]

Ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh
toán đối với thuốc hóa dƣợc, sinh phẩm
thuốc phóng xa và chất đánh dấu thuộc phạm
vi đƣợc hƣởng của ngƣời tham gia bảo hiểm
y tế

Thông tƣ 40/2014/TT-BYT
[4]

Ban hành và hƣớng dẫn thực hiện danh mục
thuốc tân dƣợc thuộc phạm vi thanh toán của
quỹ bảo hiểm

Quy định việc đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế
Thơng tƣ 11 /2016/TT-BYT
cơng lập

[5]
Điều 5: phân chia gói thầu, nhóm thuốc

6


1.3. Các Chỉ Tiêu Kinh Tế Trong Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh
1.3.1 Doanh số mua và cơ cấu nguồn mua
Doanh số mua thể hiện năng lực luân chuyển hàng hóa của doanh nghiệp.
Nghiên cứu cơ cấu nguồn mua xác định đƣợc nguồn hàng đồng thời tìm ra
đƣợc dịng sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận (doanh số mua bao gồm cả
doanh số sản xuất) và thể hiện đƣợc cái nhìn sắc bén nhạy cảm của những
ngƣời làm cơng tác kinh doanh. Việc phân tích nguồn mua và cơ cấu nguồn
mua là một chỉ tiêu phân tích trong hoạt động doanh nghiệp [2],[15], [22].
1.3.2 Doanh số bán ra và tỷ lệ bán bn, bán lẻ
Doanh số bán có ý nghĩa quan trọng với sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Xem xét doanh số bán và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ để hiểu thực
trạng doanh nghiệp để từ đó đƣa ra một tỷ lệ tối ƣu nhằm khai thác hết thị
trƣờng, đảm bảo lợi nhuận cao [2], [15], [22].
Doanh số bán bao gồm:
- Tổng doanh số bán của doanh nghiệp
- Doanh số bán theo cơ cấu nhóm hàng
- Doanh số bán theo kênh phân phối
- Nhóm hàng có tỷ trọng lớn nhất
- Doanh số bán buôn …
- Doanh số bán lẻ.
So sánh tỷ trọng từng phần với tổng doanh số bán xem doanh nghiệp đó
chủ yếu là bán bn hay bán lẻ.
1.3.3 Phân tích tình hình sử dụng phí
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ln gắn liền với thị trƣờng và

cách ứng xử các yếu tố chi phí đầu vào, đầu ra nhằm đạt đƣợc mức tối đa lợi
nhuận trong kinh doanh. Phân tích tình hình sử dụng phí giúp cho doanh
nghiệp nhận diện các hoạt động sinh ra chi phí và khai triển các khoản chi phí
dựa trên hoạt động. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm sốt chi phí để
7


lập kế hoạch và ra các quyết định kinh doanh cho tƣơng lai. Các chỉ tiêu
thƣờng đƣợc quan tâm trong phân tích nhƣ sau [20],[22].
+ Giá vốn hàng bán
+ Chi phí bán hàng
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Chi phí tài chính
1.3.4 Phân tích vốn
Để đạt đƣợc lợi nhuận tối đa doanh nghiệp phải khơng ngừng nâng cao
trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, trong đó quản lý và sử dụng vốn là một
bộ phận rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Qua phân tích sử dụng vốn
doanh nghiệp có thể khai triển tiềm năng sẵn có, biết mình đang ở cung đoạn
nào trong quá trình phát triển (thịnh vƣợng, suy thối) hay đang ở vị trí nào
trong quá trình cạnh tranh với đơn vị khác, nhằm có biện pháp tăng cƣờng
quản lý [20],[21],[22].
Phân tích vốn nhằm xem xét tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn của
doanh nghiệp nhƣ thế nào. Với số vốn đã có, doanh nghiệp phân bổ cho các
loại tài sản có hợp lý khơng, sự thay đổi kết cấu vốn có ảnh hƣờng đến quá
trình kinh doanh và dịch vụ của doanh nghiệp hay không
+ Kết cấu nguồn vốn
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
Nguồn nợ phải trả: bao gồm Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn
Nguồn vốn chủ sở hữu:
- Vốn cố định

- Vốn lƣu động
- Vốn từ các quỹ khác
So sánh tổng số vốn năm với năm, xác định tỷ trọng từng nguồn vốn cụ
thể trong tổng số nguồn vốn. Từ đó có thể biết đƣợc khả năng tự tài trợ về mặt

8


tài chính, mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh hoặc những khó khăn mà
doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác vốn.
+ Tình hình phân bổ vốn:
VLĐ thƣờng xuyên = Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn
= Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn
Vốn lƣu động thƣờng xuyên < 0 chứng tỏ nguồn vốn dài hạn không đủ
đầu tƣ cho tài sản cố định. Doanh nghiệp phải đầu tƣ vào tài sản cố định một
phần nguồn vốn ngắn hạn. Tài sản lƣu động không đáp ứng đủ nhu cầu thanh
toán nợ ngắn hạn,cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất cân đối.
Vốn lƣu động thƣờng xuyên > 0 chứng tỏ nguồn vốn dài hạn dƣ thừa sau
khi đầu tƣ vào tài sản cố định, phần thừa đó đầu tƣ vào tài sản lƣu động, đồng
thời tài sản lƣu động lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn do vậy khả năng thanh toán
của doanh nghiệp tốt.
Vốn lƣu động thƣờng xuyên = 0 có nghĩa là nguồn vốn dài hạn tài trợ đủ
cho tài sản cố định và tài sản lƣu động đủ cho doanh nghiệp trả các khoản
ngắn hạn, chi phí tài chính nhƣ vậy là lành mạnh.
Nguồn vốn ngắn hạn = Nợ ngắn hạn + Nợ khác
Nguồn vốn dài hạn = Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu
Nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên = HTK và các khoản phải thu - Nợ
ngắn hạn
Nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên > 0 tức là hàng tồn kho (HTK) và
các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn. Tại đây các sử dụng ngắn hạn của

doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có đƣợc từ
bên ngồi, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần
chênh lệch.
Nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên < 0 tức là nguồn vốn ngắn hạn bên
ngoài đã dƣ thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp, doanh
nghiệp không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh.
9


+ Hiệu quả sử dụng vốn
- Chỉ tiêu luân chuyển hàng tồn kho
- Chỉ tiêu luân chuyển vốn lƣu động
- Chỉ tiêu luân chuyển tài sản cố định
- Chỉ tiêu luân chuyển tổng tài sản
+ Khả năng thanh toán:
- Hệ số về khả năng thanh tốn ngắn hạn: nói lên mối liên hệ tài sản ngắn
hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài
sản lƣu động với nợ ngắn hạn.
- Hệ số về khả năng thanh toán nhanh: là thƣớc đo về khả năng trả nợ
ngay, không dựa vào việc phải bán các loại vật tƣ hàng hóa.
1.3.5 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận là
mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp Dƣợc trong nền kinh tế thị trƣờng.
Khi phân tích, đánh giá hoạt động doanh nghiệp Dƣợc, chỉ tiêu này đánh giá
tổng hợp hiệu quả và chất lƣợng kinh doanh, giúp các nhà đầu tƣ đánh giá
mục đích đầu tƣ của mình có đạt hay khơng [13], [22].
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Phân tích xem xét mức độ biến động của tổng số lợi
nhuận trong kỳ so với các chỉ tiêu
+ Các tỷ suất lợi nhuận:

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lƣu động
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
- Tỷ suất lợi nhuận/Tổng chi phí
Các chỉ tiêu lợi nhuận nói lên một đồng vốn hoặc một đồng doanh thu trong
kỳ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu lợi nhuận
giữa các năm có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp [21], [22].
10


1.3.6 Năng suất lao động bình quân CBCNV
Năng suất lao động bình quân đƣợc thể hiện bằng chỉ tiêu doanh số bán
ra chia cho tổng số cán bộ công nhân trong sản xuất và kinh doanh. Năng suất
lao động tăng thể hiện hoạt động của DN có hiệu quả và ngƣợc lại [15], [22].
1.3.7 Thu nhập bình qn CBCNV
Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Dƣợc không phải chỉ
tính đến lợi nhuận thu đƣợc mà cịn phải tính đến việc đảm bảo đời sống
CBCNV thông qua thu nhập bình quân của họ. Thu nhập bình quân của
CBCNV là lƣơng và các khoản thu nhập khác, ví dụ các khoản tiền thƣởng
quý, năm, lễ, tết...Thu nhập bình quân của CBCNV thể hiện lợi ích, sự gắn bó
của ngƣời lao động với doanh nghiệp và chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động ổn
định hay không [15], [22].
1.3.8 Nộp Ngân sách Nhà Nước
Là mức đóng góp thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc, thể hiện hiệu
quả đầu tƣ của Nhà nƣớc vào các doanh nghiệp, là điều kiện để doanh nghiệp
tồn tại và hoạt động có hiệu quả [15],[22].
1.4 Thực trạng về Hoạt Động Kinh Doanh Dược Phẩm Tại Việt Nam Và
Thực Trạng Kinh Doanh Các Doanh Nghiệp Dược Phẩm Tại Việt Nam
1.4.1 Hoạt Động kinh Doanh Dược Phẩm tại Việt Nam
Ngành Dƣợc Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh

tế theo định hƣớng thị trƣờng, các thành phần kinh tế mới có điều kiện phát
triển, trong đó các thành phần kinh tế tƣ nhân, trên mọi lĩnh vực, mọi ngành
kinh tế. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dƣợc phẩm, Việt Nam đang là
nƣớc có tăng trƣởng mạnh nhất khu vực châu Á. Năm 2015 thị trƣờng dƣợc
phẩm Việt Nam có giá trị 4,2 tỷ USD, tốc độ tăng trƣởng trong giai đoạn 2010
- 2015 là 17 - 20% và dự báo tốc độ này sẽ đƣợc duy trì cho đến năm 2020.
Tiêu thụ dƣợc phẩm bình quân đầu ngƣời hiện nay là khoảng trên 40 USD/
ngƣời/ năm, năm 2020 có thể tăng gấp 2 lần.
11


Bảng 1.2. Một số chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu dược phẩm ở
Việt Nam từ năm 2015 - 2016.
Chỉ tiêu

TT
1
2

Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng
(triệu USD)
Trị giá tiền thuốc sản xuất trong
nƣớc (triệu USD)

2015

2016

Tỷ lệ tăng
(%)


3.436

4.700

36,79

1.649

2.137

29,59

3

NK thuốc (triệu USD)

2.320

2.563

10,47

4

Tiền thuốc/ngƣời (USD)

38,00

43,30


13,90

Nguồn: [3]
Năm 2016 tiêu thụ thuốc trên đầu ngƣời là gần 43,3 USD/ngƣời/năm.
Tuy có tăng đều đặn, nhƣng mức chi tiêu cho sử dụng thuốc của ngƣời dân
Việt Nam còn thấp so với khu vực và thế giới. (Thái Lan: 64 USD, Malaysia:
54 USD, Singapore: 138 USD).
Các hoạt động dƣợc bao gồm nhiều lĩnh vực: Bảo quản, tồn trữ thuốc,
sản xuất thuốc, kiểm tra chất lƣợng thuốc, thử thuốc trên lâm sàng, xuất nhập
khẩu thuốc. Ngoài sản xuất thuốc, bán buôn và bán lẻ thuốc tại Việt Nam hiện
nay đang tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu thuốc phục vụ chăm sóc sức khỏe,
khám chữa bệnh cho nhân dân.
Về hoạt động kinh doanh thuốc, Nghị định 102/2016/NĐ-CP ngày
01/07/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ Quy định các hình thức kinh doanh
thuốc nhƣ sau:
- Bán buôn thuốc.
- Bán lẻ thuốc bao gồm:
+ Nhà thuốc tƣ nhân (NTTN).
+ Bán lẻ thuốc trong các cơ sở bán buôn.
+ Bán lẻ thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Nhà thuốc, quầy
thuốc, tủ thuốc của trạm y tế hoặc cơ sở chuyên bán thuốc đơng y, thuốc từ
dƣợc liệu nằm trong phịng chẩn trị đông y.

12


Bảng 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu kinh tế :
[11]
Chỉ số tài chính một số doanh nghiệp dƣợc phẩm 9T/2018

DHG
Doanh thu

TRA

gộp
Chi phí bán
hàng
Chi phí quản

LNST
% Biên lãi
rịng
Vốn chủ sở
hữu

PME

IMP

DBD

2,669,676 1,265,628 973,778 1,231,399 810,148 1,010,827

Lợi nhuận gộp 1,195,805 649,669
% biên LN

DMC

355,543 590,138 333,051 327,117


45%

51%

37%

491,801

352,193

100,358 282,270 157,114 128,559

200,019

162,565

67,149

38,919

49,659

52,382

448,572

103,723

162,912 228,017


99,286

127,510

17%

8%

12%

13%

17%

48%

19%

41%

32%

2,941,644 1,143,428 1,063,648 1,704,169 1,479,216 957,289

Tổng tài sản 4,091,401 1,515,003 1,336,076 2,055,294 1,685,577 1,402,941
EPS 4 quý gần
nhất
ROE 4 quý
gần nhất

ROA 4 quý
gần nhất
P/E

4,554

4,016

6,124

4,368

2,842

3,288

20.2%

16.2%

20.0%

17.6%

8.6%

18.0%

14.5%


12.2%

15.9%

14.6%

7.6%

12.3%

17,3

17,4

12,3

14,5

21,4

12,2

13


1.4.1.1: Kênh ETC (kênh bệnh viện)
- Chiếm khoảng 70% thị trƣờng thuốc, đây là thị trƣờng mà các nhà sản
xuất thuốc hƣớng đến vị nếu thành công, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm đƣợc
các chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Kênh phân phối ETC chủ yếu tập
trung ở các thành phố nhƣ Tp. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh là những khu vực có

nhiều bệnh viện với nhu cầu thuốc men cao. Tuy nhiên thị phần ở kênh này
chủ yếu vẫn đến từ thuốc nhập khẩu, để đƣợc đấu thầu vào kênh ETC, các
doanh nghiệp dƣợc Việt Nam phải có cac nhà máy sản xuất tiêu chuẩn EUGMP hoặc PIC-S . Đây là thị trƣờng tiềm năng và còn dƣ địa, giá cả các sản
phẩm thuốc sản xuất trong nƣớc có chất lƣợng tƣơng đƣơng thuốc nhập khẩu
nhƣng giá thấp hơn sẽ góp phần gia tăng thị phần của các doanh nghiệp nội ở
kênh ETC. [11]
- Sự kết hợp của chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) thành công – phủ 87%
dân số Việt Nam, số lƣợng bệnh viện tƣ nhân tăng mạnh và nhận thức sức khỏe
ngày càng cao của ngƣời dân, doanh số bán thuốc khơng kê đơn qua kênh nhà
thuốc (OTC) đang có xu hƣơng thu hẹp dần, nhƣờng chỗ cho kênh điều trị
(ETC) tăng tốc. Từ mức 28% toàn dân cuối năm 2005, tỷ lệ ngƣời dân tham gia
bảo hiểm xã hội tăng lên mức 74% năm 2014, và hiện tại đạt mức gần 90% dân
số. Theo số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tháng 07/2018, ngƣời dân ngày
càng đƣợc tiếp cận nhiều hơn đến hệ thống y tế công lập, dẫn đến việc chi tiêu
thuốc cho khu vực này sẽ ngày càng chiếm chủ đạo trong tƣơng lai.[18]
Bảng 1.4 Thống kê số lượng bệnh viện và cơ sở y tế giai đoạn 2012-2016 [27].
Chỉ tiêu

2010

2013

2014

2015

2016

Bệnh viện


1030

1069

1063

1071

1077

Phòng khám đa khoa khu vực

622

636

635

630

609

Trạm y tế xã, phƣờng,cơ quan
xí nghiệp
Tổng số

11738 11765

11820 11.823 11.812


13467 13.617 13.591 13.617 13.591
(Nguồn: Tổng cục thống kê, [27].)

14


Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 39 bệnh viện , có 55 bệnh
viện điều dƣỡng và phục hồi chức năng và 577 trạm y tế xã , phƣờng , cơ
quan, xí nghiệp đƣợc cập nhật lần cuồi ngày 31/12/2017. Với chủ trƣơng của
Thành Phố, trong nhiều năm không ngừng đầu tƣ cho cán bộ đi học nâng cao
chun mơn, bổ sung nhiều cán bộ trẻ có trình độ cao nhằm nâng cao hiệu
quả khám chữa bệnh trong Thành Phố. Số lƣợt khám chữa bệnh nội trú và
ngoại trú cao nhất cả nƣớc.[31]
1.4.1.2 Kênh OTC
Đây là kênh phân phối phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay do tính thuận
tiện trong mua bán và do thói quen sử dụng các loại thuốc phổ thông của đại
bộ phận ngƣời dân Việt Nam. Tại các vùng nông thông hoặc vùng xa xơi hẻo
lénh thì đây gần nhƣ là sự lựa chọn duy nhất của họ. Theo báo cáo tổng kết
của Bộ Y tế về số liệu của Tổng cục thống kê , tính đến cuối năm 2017, cả
nƣớc có 40.000 của hàng bán lẻ và hơn 2.000 đơn vị bán sỉ lẻ thuốc [28].
Chiếm 30% thị trƣờng thuốc, tƣơng đƣơng khoảng 1.6 tỷ USD chia cho
số cửa hiệu bán thuốc là 57.000, mật độ số nhà thuốc ở Việt Nam thuộc vào
một trong những nƣớc có mật độ nhà thuốc cao nhất trên thế giới, tuy nhiên tỷ
trọng doanh thu từ kênh OTC chỉ mới 30% đến từ nhiều yếu tố : Số lƣợng sử
dụng Bảo hiểm y tế gia tăng- khám chữa bệnh các cơ sở bệnh viện công lập
nhiều hơn, số dƣợc sĩ/ dân sô thấp do đó hiệu quả kinh doanh chƣa cao mặc
dù số lƣợng cửa hàng rất lớn. Đối với các chuỗi kinh doanh thuốc hiện nay
nhƣ Phano (67 nhà thuốc), Pharmacity (69 nhà thuốc), ECO pharma (10 nhà
thuốc)… sau nhiều năm hoạt động số cửa hàng vẫn còn rất thấp. Tuy nhiên cơ
hội cho các hoạt động bán lẻ, phân phối thuốc sẽ chuyển biến theo hƣớng hiện

đại hơn, các quy định kiểm soát về kinh doanh dƣợc phẩm, sự khắt khe của
ngƣời tiêu dùng khi mua thuốc sẽ giúp kênh OTC phát triển tích cực hơn [11].

15


×