Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌCNGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊNTHIÊN NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA ĐỊA LÝ
----------------

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
VƯỜN QUỐC GIA HỒNG LIÊN

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Phúc – K67A
Mã sinh viên: 675603046
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đặng Thị Huệ

Hà Nội, 2019


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Chữ viết tắt
DLST
VQG
ĐKTN
TNTN
KT - XH
KBTTN
HST
TTDLST & GDMT

Chữ viết đầy đủ
Du lịch sinh thái


Vườn quốc gia
Điều kiện tự nhiên
Tài nguyên thiên nhiên
Kinh tế - xã hội
Khu bảo tồn thiên nhiên
Hệ sinh thái
Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường

Tiếng Anh
Chữ viết
tắt
IUCN

ESCAP

WWF

Chữ viết đầy đủ

Nghĩa tiếng Việt

Internaltionnal
Union
for
Coservation of Nature and Natural
Resources
Economic and Social Commission
for Asia and the Pacific

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên

thế giới

World Wildlife Fund

Ủy ban kinh tế và xã hội khu
vực châu Á – Thái Bình
Dương Liên hiệp quốc
Quỹ bảo vệ động vật hoang



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Các kiểu địa hình chính của VQG Hồng Liên..................................................34
Bảng 2: Một số yếu tố khí hậu của các trạm xung quanh khu vực..................................35
Bảng 3: Các loại đất chính của VQG Hồng Liên..........................................................39
Bảng 4: Thành phần thực vật rừng ở vùng lõi VQG Hoàng Liên....................................41
Bảng 5. Thành phần loài động vật VQG Hoàng Liên.....................................................42
Bảng 6: Tổng lượng khách và tốc độ tăng trưởng của khu du lịch suối Vàng – thác Tình
u (thuộc VQG Hồng Liên) qua giai đoạn 2014 – 2018..............................................48
Bảng 7: Mục đích đến VQG Hoàng Liên của du khách..................................................48
Bảng 8: Tổng doanh thu và ước tính chi tiêu của khu du lịch suối Vàng – thác Tình u
(thuộc VQG Hồng Liên) qua giai đoạn 2014 – 2018....................................................50

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Sa Pa
Hình 2: Bản đồ quy hoạch và phát triển bền vững Vườn quốc gia Hoàng Liên
giai đoạn 2013 – 2020
Hình 3. Mơ hình về sự cân bằng giữa du lịch – môi trường – xã hội Vườn quốc gia
Hoàng Liên



PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong cuộc sống đầy sôi động hiện nay, sự phát triển như vũ bão của các ngành
kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển của một loạt các nhà máy, xí nghiệp; đồng thời kéo
theo q trình đơ thị hóa và tập trung dân cư cùng với những vấn đề khác như khói bụi,
ơ nhiễm, tranh chấp, chen lấn,… Đời sống sinh hoạt đô thị làm con người ngày càng
mệt mỏi và căng thẳng. Vì thế, để nghỉ ngơi, giải trí và giảm thiểu những căng thẳng
trong cuộc sống, con người ngày càng có xu hướng tìm về và hịa mình vào thiên
nhiên mỗi khi có thể. Điều này đã giúp cho loại hình du lịch sinh thái (DLST) như là
một xu thế phát triển, đón nhận được sự quan tâm của nhiều người, nhiều ngành. Bởi
đây là một dạng du lịch dựa vào tự nhiên, gợi ra nhiều triển vọng nâng cao việc bảo
tồn các giá trị tự nhiên trong mối quan hệ với phát triển cộng đồng địa phương.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đã xác định DLST là một trong những
loại hình du lịch được ưu tiên phát triển, bởi đây là loại hình du lịch có đóng góp tích
cực cho bảo tồn và phát triển bền vững nói chung, cho phát triển cộng đồng nói riêng,
đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa nơi còn nhiều khó khăn song có nhiều tiềm năng phát
triển DLST. Chính vì thế, DLST được coi là chiếc chìa khóa thần kì giúp khai thác tối
đa lợi ích kinh tế để nâng cao mức sống của người dân.
Được thành lập vào năm 1994, Hoàng Liên với tư cách là một Khu bảo tồn
thiên nhiên. Ngày 12/7/2002, Khu bảo tồn Hoàng Liên chính thức trở thành Vườn quốc
gia (VQG). Từ đây, VQG Hồng Liên được thành lập với mục đích bảo tồn sự đa dạng
sinh thái và cũng do có những cảnh quan thiên nhiên rất đẹp cùng sự giàu có về mặt
văn hố của các dân tộc ít người sinh sống tại đó và cuối cùng là vì giá trị du lịch của
VQG.
Hoạt động DLST tại VQG Hoàng Liên đã xuất hiện từ rất sớm so với các VQG
khác trong cả nước, nhưng nó vẫn chưa phát huy được hết những tiềm năng vốn có.
Chính vì vậy, nguồn lợi nhuận từ các hoạt động DLST mang lại cho VQG hiện nay là
rất thấp, kèm theo nó vẫn là những hậu quả xấu về môi trường. Đời sống nhân dân



trong vùng lõi vẫn phụ thuộc quá lớn vào rừng, dẫn đến hiện tượng chặt phá, khai thác
cạn kiệt các tài nguyên của rừng. Đặc biệt là trong giai đoạn Việt Nam hội nhập, các
hoạt động DLST của VQG cần phải được quan tâm và phát triển đúng tầm để thích
ứng với điều kiện mới – với nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức. Đề
tài “Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển du
lịch sinh thái Vườn quốc gia Hoàng Liên” được chọn là rất cấp thiết. Đây khơng chỉ
có ý nghĩa khoa học mà cịn có giá trị thực tiễn lớn lao, góp phần phát triển tồn diện
DLST VQG Hồng Liên trong bối cảnh hội nhập, phân tích các tiềm năng về ĐKTN
và TNTN để đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy hoạt động DLST tại đây
tiến tới đóng góp nhiều hơn cho hoạt động bảo tồn, phát triển kinh tế và nâng cao đời
sống nhân dân trong địa bàn VQG.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu dưới góc độ địa lí tự nhiên, nhằm:
- Xác lập cơ sở khoa học cho việc khai thác hiệu quả ĐKTN và TNTN ở VQG
Hồng Liên.
- Từ đó, đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả ĐKTN
và TNTN nhằm phát triển DLST VQG Hoàng Liên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích đề ra, đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung
chính sau:
- Tổng quan cơ sở lý luận về phát triển DLST;
- Đánh giá các tiềm năng trên cơ sở điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
phục vụ phát triển DLST ở VQG Hồng Liên;
- Phân tích thực trạng phát triển DLST ở VQG Hoàng Liên;
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển DLST ở
VQG Hoàng Liên.
3. GIỚI HẠN NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu


Đề tài tập trung phân tích các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở
VQG Hoàng Liên phục vụ cho mục đích phát triển DLST.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian lãnh thổ của đề tài được nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ vùng
lõi của VQG Hoàng Liên thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Về thời gian, các số liệu sử dụng trong đề tài đã được tác giả cố gắng thu thập
trong thời gian gần đây, tập trung chủ yếu trong giai đoạn 2007 - 2018.
4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Mỗi nhân tố vận động, phát triển theo quy luật riêng, song các nhân tố không
tồn tại độc lập mà có quan hệ gắn bó hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên thể thống nhất và hoàn
chỉnh. Khi một nhân tố thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các nhân tố khác hay của
cả hệ thống. Do vậy, khi xem xét cần phải đặt nó trong một hệ thống.
Phát triển DLST ở bất kì cấp vùng hoặc trung tâm nào cũng phải là một phần
cấu thành không tách rời trong hệ thống du lịch chung của cả nước. Quan điểm hệ
thống cịn đặc biệt có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu các hệ sinh thái đặc thù với
sự phân hóa theo lãnh thổ từ cấp quốc gia tới cấp vùng và điểm. Mặt khác, các đối
tượng nghiên cứu của sinh thái cần được xác định trên lãnh thổ để phân tích, nghiên
cứu tìm ra những khác biệt và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Vận dụng quan điểm
này để thấy được mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các nhân tố tự nhiên, KT – XH
với các hệ sinh thái và tài nguyên rừng tại VQG Hoàng Liên.
4.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Đối tượng nghiên cứu địa lí nào cũng cần được xác định trên một lãnh thổ cụ
thể có sự phân hóa và phụ thuộc nội tại, đồng thời có liên quan chặt chẽ với các lãnh
thổ xung quanh trên các phương diện tự nhiên hay KT - XH.
Quan điểm lãnh thổ giúp giải quyết các hiện tượng các quá trình địa lí cũng như

việc khai thác, quản lý hay sử dụng diễn ra trong phạm vi lãnh thổ tự nhiên và phạm vi
địa giới hành chính của VQG Hồng Liên; giúp ích cho việc nghiên cứu đánh giá các


ĐKTN và TNTN du lịch, làm cơ sở xây dựng lãnh thổ du lịch phù hợp với quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch của địa phương và quốc gia.
4.1.3. Quan điểm tổng hợp
Trong nghiên cứu địa lý, quan điểm tổng hợp là một quan điểm chủ đạo, xuyên
suốt trong cách nhìn nhận và đánh giá các ĐKTN, TNTN hay KT - XH. Theo A.E.
Fedina thì vận dụng quan điểm này phải chú ý tới việc phân tích sự phát sinh và sự phân
hóa lãnh thổ, kiến trúc hiện đại của mơi trường địa lí. Trong đề tài, có sự nghiên cứu
đồng bộ và toàn diện về ĐKTN, tài nguyên DLST đứng từ góc độ tự nhiên và nhân văn;
các yếu tố kinh tế, sự biến động và phân bố, những mối quan hệ tương tác, chế ngự lẫn
nhau giữa các yếu tố hợp phần của các tổng thể địa lí. Từ đó, có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các quy luật trên cơ sở phân tích đồng bộ và toàn diện các yếu tố hợp phần của các
thể tổng hợp lãnh thổ du lịch, phát hiện và xác định những đặc điểm đặc thù của các thể
tổng hợp lãnh thổ địa lí.
4.1.4. Quan điểm kinh tế sinh thái
Việc phát triển du lịch nhằm mục tiêu đạt được hiệu quả kinh tế phải đi đôi với
bảo vệ môi trường du lịch. Đây là hai mặt không thể tách rời của chính sách kinh tế
sinh thái. Vận dụng quan điểm này, tính tồn vẹn lãnh thổ của hệ sinh thái phải được
coi trọng, trong đó các tác động của hoạt động du lịch đến khả năng chịu đựng của hệ
sinh thái cần được tính đến, đảm bảo sự phát triển của DLST trên cơ sở có hiệu quả về
kinh tế và bảo tồn môi trường tự nhiên một cách bền vững.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thành đề tài tác giả đã sử dụng
các phương pháp sau:
4.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp
Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các cơng trình
nghiên cứu khoa học thơng qua việc tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu... Phương

pháp này được sử dụng đặc biệt có hiệu quả trong nghiên cứu các tiềm năng của tự
nhiên, khả năng phát triển du lịch và thấy được mức độ phức tạp của lãnh thổ.
4.2.2. Phương pháp so sánh


Trên cơ sở phân tích và tổng hợp các tài liệu, tác giả tiến hành so sánh về tiềm
năng của các điểm du lịch, thấy được sự khác nhau giữa chúng nhằm xác định các khu
du lịch với các sản phẩm du lịch đặc trưng tại VQG Hoàng Liên. Từ đó, có những biện
pháp khai thác và bảo vệ chúng thích hợp.
4.2.3. Phương pháp bản đồ
Bản đồ là nội dung và phương tiện để thể hiện kết quả nghiên cứu của đề tài. Để
đảm bảo tính thống nhất của các bản đồ được thể hiện và tính khách quan, chính xác
của các ranh giới khoanh vi, địa danh cần thiết phải kết hợp các công cụ, phần mềm
của hệ thông tin địa lý. Mặt khác, phương pháp bản đồ kết hợp với điều tra thực địa
nhằm xác định sự phân bố của các tài nguyên trong không gian vùng lõi VQG Hoàng
Liên, giúp cho việc tổng hợp các yếu tố của thành phần tự nhiên, đánh giá các điều
kiện để phát triển DLST tại địa bàn nghiên cứu được rõ ràng và trực quan hơn.
5. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
5.1. Trên thế giới
Xét thấy, từ lâu việc đánh giá các ĐKTN và TNTN phục vụ mục đích du lịch,
nghỉ ngơi, an dưỡng, chữa bệnh đã được các nhà địa lí, y học, tâm lí học và những
người yêu thích thiên nhiên quan tâm nhưng hầu như chưa được nghiên cứu nhiều,
chưa bài bản và chun sâu. Nhiều nhà địa lí Xơ Viết (A.G. Ixatsenko; V.G.
Preobragienxki; L.I. Mukhina…) chỉ xác định đây là một hướng ứng dụng quan trọng
của địa lí bên cạnh việc phục vụ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng và quy
hoạch.
Trong vài thập niên gần đây, hoạt động du lịch trên thế giới phát triển rộng rãi,
bộc lộ ngày càng rõ các tác động của nó đến kinh tế, văn hóa, xã hội và mơi trường của
các lãnh thổ du lịch. DLST mới được bắt đầu bàn đến từ những năm đầu của thập kỉ
80. Những nhà khoa học đã nghiên cứu tiên phong và điển hình về lĩnh vực này là

Ceballos - Lascurain, Buckley… cùng rất nhiều các nghiên cứu lí luận và thực tiễn về
DLST của các nhà khoa học, các tổ chức quan tâm đến lĩnh vực này như: Cater,
Chalker, Dowling, western, Linberg - Hawkis, Whelan, Wight, Weating, Duff,
Cochrane... Hiệp hội DLST quốc tế, Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF), Tổ chức


bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN)… đã có nhiều cơng trình nghiên cứu và cơng bố
những quan điểm, khái niệm về DLST, các bài học thực tiễn cũng như những hướng
dẫn cho các nhà quản lí, tham gia hoạt động DLST. Đặc biệt, Hiệp hội DLST quốc tế đã
xuất bản cuốn “DLST: Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch - Chẩn đoán DLST và
hướng dẫn quy hoạch”.
Nhiều tác giả đã nghiên cứu về DLST, nhiều tài liệu bổ ích phục vụ cho
DLST liên tục được xuất bản, gần đây là một số cuốn như: George N.Walace (1998):
“Quản lí khách tham quan, bài học từ VQG Galapago”; Kreg Lindbeg (1999): “Các
vấn đề trong quản lí DLST”; David L.Ardersen (2001): “Kế hoạch quốc gia về phát
triển DLST tại Guyana”; David Ardersen (2000): “Thiết kế các phương tiện phục vụ
DLST”; Karrtrina Brandon (1998): “Những bước cơ bản nhằm khuyến khích sự tham
gia của dân địa phương vào dự án DLST”. Năm 2007, Hội nghị DLST toàn cầu đã
được tổ chức tại Oslo (NaUy).
Điểm qua các nghiên cứu về DLST, đánh giá ĐKTN và TNTN phục vụ cho
việc phát triển DLST trên thế giới, tác giả thấy rằng, xu hướng chung của nhiều nước
trên thế giới khá coi trọng DLST, xem nó như một công cụ hữu hiệu nhằm thỏa mãn sự
khát khao của con người về với thiên nhiên, gắn kết bảo vệ tài nguyên môi trường với
phát triển du lịch bền vững. Các nhà khoa học trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về
vấn đề DLST này. Tuy nhiên, các nghiên cứu sâu và bài bản về đánh giá ĐKTN và
TNTN phục vụ cho việc phát triển DLST tại một không gian lãnh thổ hay vùng miền
cụ thể nào đó, tác giả chưa tìm thấy nhiều.
5.2. Ở Việt Nam
Cùng chung xu hướng nghiên cứu và phát triển về DLST của các nước trên
thế giới, ở Việt Nam DLST cũng nổi lên từ khoảng giữa thập kỉ 90 của thế kỉ XX.

Song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học du lịch và môi
trường. Nhưng thực sự chưa có nhiều đề tài nghiên cứu sâu đến vấn đề đánh giá
ĐKTN và TNTN phục vụ cho việc phát triển DLST.


Ở Việt Nam, ngày càng có nhiều các hội nghị, hội thảo về DLST được tổ chức,
như: “Hội nghị Quốc tế về du lịch bền vững ở Việt Nam” do Tổng cục du lịch Việt
Nam kết hợp với Quỹ Hanns Seidel (CHLB Đức) được tổ chức tại Huế, tháng 5/1997;
Hội thảo “DLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội,
tháng 4/1998; Hội thảo “Xây dựng chiến lược Quốc gia về phát triển DLST tại Việt
Nam” được tổ chức vào tháng 9/1999, tại Hà Nội, do Tổng cục du lịch phối hợp với Tổ
chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái
Bình Dương (ESCAP). Trong đó, rất nhiều tham luận được trình bày và đã đóng góp
nhiều giá trị quý báu về cơ sở lí luận và cả những kinh nghiệm thực tiễn phát triển
DLST của các nhà nghiên cứu du lịch và môi trường đến từ nhiều nước trên thế giới và
Việt Nam.
Nhiều cơng trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ hay giáo trình…
đã đề cập vấn đề DLST, bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, tiêu biểu như của các tác
giả: Nguyễn Trần Cầu [2], Võ Trí Chung [3], Lê Thông, Minh Tuệ [11], Nguyễn
Tường [12], Phạm Trung Lương [9], Nguyễn Thị Hải [5],[6], Đặng Duy Lợi [8],
Nguyễn Thị Sơn [10]… Có thể kể đến như báo cáo tổng kết đề tài “Cơ sở khoa học và
thực tiễn cho việc phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở Vườn quốc gia
Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai” do Nguyễn Thị Hải (2007) chủ trì đã xác lập cơ sở khoa
học cho việc phát triển DLST dựa vào cộng đồng ở khu vực VQG Hoàng Liên. Trong
tạp chí khoa học – Khoa học Tự nhiên và Cơng nghệ, 4/2016 có bài “Mối quan hệ
giữa du lịch sinh thái với cộng đồng địa phương ở xã San Sả Hồ thuộc Vườn quốc gia
Hoàng Liên tỉnh Lào Cai” [7]. Tuy nghiên cứu về khu vực Ba Vì, nhưng luận án Phó
tiến sĩ của tác giả Đặng Duy Lợi (1992) đã nghiên cứu và đánh giá trực tiếp về ĐKTN
và TNTN huyện này phục vụ mục đích du lịch. Bao quát hơn trong luận văn Thạc sĩ
khoa học Địa lí, Đỗ Trọng Dũng (2009) có bài: “Đánh giá điều kiện tự nhiên để phát

triển du lịch sinh thái ở Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc Việt Nam” [4] đã xác lập
cơ sở khoa học cho việc phát triển DLST, góp phần tích cực vào phát triển du lịch nói
riêng, KT – XH nói chung của miền núi Tây Bắc.


Ngồi ra, cũng đã có nhiều bài viết mang tính khảo cứu và giới thiệu về tài
nguyên DLST trong VQG Hoàng Liên. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tổng thể về DLST
ở đây vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ. Trên cơ sở tiếp thu những kinh nghiệm, kiến thức của
các nhà khoa học đi trước và các cơng trình nghiên cứu, qua đề tài này tác giả muốn
tiếp tục triển khai nghiên cứu ĐKTN và TNTN để phát triển DLST, tiếp tục đề xuất
những giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên để phát triển DLST ở VQG Hoàng Liên.
6. NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
6.1. Về lí luận
- Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lí luận cơ bản về phát triển DLST và việc đánh
giá ĐKTN phục vụ phát triển DLST;
- Đánh giá được các tiềm năng trên cơ sở ĐKTN và TNTN phục vụ phát triển
DLST ở VQG Hoàng Liên;
- Đề xuất đưa ra được một số định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển
DLST ở VQG Hồng Liên.
6.2. Về thực tiễn
- Phân tích và đánh giá được thực trạng phát triển DLST ở VQG Hoàng Liên;
- Đưa ra kết luận và khuyến nghị trong việc nghiên cứu ĐKTN phục vụ phát
triển DLST. Từ đó, hỗ trợ đắc lực cho cơng tác bảo tồn VQG, nâng cao đời sống KT –
XH của người dân địa phương; góp phần quan trọng đảm bảo cho VQG Hoàng Liên
hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra.
7. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu và phụ lục, nội dung chính
của đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu điều kiện tự nhiên phục vụ phát
triển du lịch sinh thái

Chương 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển du
lịch sinh thái Vườn quốc gia Hoàng Liên
Chương 3. Thực trạng, định hướng và giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả điều
kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Hoàng Liên


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
1.1. Quan niệm về du lịch sinh thái
1.1.1. Khái niệm du lịch sinh thái (Ecotourism)
Trong gần 30 năm qua, DLST đã trở thành một lĩnh vực phát triển nhanh nhất
của ngành du lịch với tốc độ phát triển nhanh gấp 3 lần cả ngành du lịch xét về tổng
thể.
“Du lịch sinh thái” (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và thu hút
được sự quan tâm của nhiều người từ những lĩnh vực khác nhau. Có thể nói cho đến
nay, khái niệm về DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ với những tên gọi khác
nhau. Tuy nhiên, đa số ý kiến tại các diễn đàn quốc tế chính thức về DLST đều cho
rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và
được quản lí bền vững về mặt sinh thái. Về nội dung, DLST là loại hình du lịch tham
quan, thám hiểm, đưa du khách tới những mơi trường cịn tương đối ngun vẹn, về
các vùng thiên nhiên hoang dã, đặc sắc để tìm hiểu, nghiên cứu các hệ sinh thái và các
nền văn hóa bản địa độc đáo, làm thức dậy ở du khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồn
phát triển đối với tự nhiên và cộng đồng địa phương.
Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về DLST lần đầu tiên được Hector CeballosLascurain khởi xướng vào năm 1987, theo đó: “DLST là du lịch đến những khu vực tự
nhiên cịn ít bị thay đổi với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức
trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá” [13].
Về sau, các định nghĩa về DLST càng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đưa
ra và hồn thiện, điển hình như:



“Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực cịn tương đối hoang sơ với mục
đích tìm hiểu về lịch sử mơi trường tự nhiên và văn hóa mà khơng làm thay đổi sự tồn
vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn
tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa phương” (Wood, 1991)
[13].
Tại Diễn đàn DLST tại Nam Ôxtrâylia (1993), Allen đã đưa ra định nghĩa sau:
“Du lịch sinh thái được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về
mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thơng qua những hướng dẫn viên
có nghiệp vụ lành nghề. Du lịch sinh thái tạo ra mối quan hệ giữa con người và thiên
nhiên hoang dã cùng với ý thức để biến bản thân thân khách du lịch thành những người
đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch sinh thái sẽ làm giảm thiểu
tác động của khách du lịch đến văn hóa và mơi trường, đảm bảo cho địa phương được
đảm bảo nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài
chính cho việc bảo tồn thiên nhiên” [13].
Mặc dù có những khái niệm cơ bản về DLST, song căn cứ vào những đặc thù và
mục tiêu phát triển, mỗi quốc gia, tổ chức quốc tế đều phát triển định nghĩa DLST theo
cách riêng của mình. Một số khái niệm về DLST khá tổng quát có thể xem xét như
sau:
- Khái niệm về DLST của Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế:
“Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà
bảo tồn được môi trường, cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương” [13].
- Khái niệm về DLST ở Malaixia:
“Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch thăm viếng một cách có trách nhiệm về
mặt mơi trường tới những khu thiên nhiên cịn nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và trân
trọng các giá trị của thiên nhiên (và những đặc tính văn hóa kèm theo, trước đây cũng
như hiện nay), mà hoạt động này sẽ thúc đẩy cơng tác bảo tồn, có ảnh hưởng của du
khách không lớn và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương được tham dự một cách
tích cực có lợi về xã hội và kinh tế” [13].

- Khái niệm về DLST Ôxtrâylia:


“Du lịch sinh thái là du lịch dựa vào thiên nhiên có liên quan đến sự giáo dục và
diễn giải về mơi trường thiên nhiên và được quản lí bền vững về mặt sinh thái” [13].
Như vậy, từ định nghĩa đầu tiên được đưa ra vào năm 1987 cho đến nay, nội
dung của khái niệm về DLST đã có sự thay đổi: từ chỗ đơn thuần chỉ là loại hình du
lịch mà địa bàn của nó là các khu vực tự nhiên còn tương đối hoang sơ và du khách
đến đó ít có những hoạt động làm ảnh hưởng đến mơi trường tự nhiên sang cách
nhìn tích cực hơn. Theo đó, DLST cịn có vai trị đóng góp cho bảo tồn, mang lại lợi
ích cho cộng đồng địa phương, có trách nhiệm và giáo dục cao về môi trường.
Đối với du lịch Việt Nam, thiên nhiên giàu đẹp không phải quốc gia nào cũng
có nên việc phát triển DLST là thế mạnh, là cần thiết đối với việc phát triển du lịch. Đã
có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về việc phát triển DLST, từ đó xuất phát từ mỗi góc
độ nghiên cứu mà người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau về DLST.
Để có được sự thống nhất về khái niệm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt
động thực tiễn phát triển DLST, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã phối hợp với nhiều Tổ
chức quốc tế như ESCAP, WWF, IUCN… có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà
khoa học quốc tế và Việt Nam về DLST và các lĩnh vực liên quan, tổ chức Hội thảo
quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam” (Hà Nội,
tháng 9/1999) nêu ra định nghĩa về DLST: “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch
dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa có tính giáo dục mơi trường, có đóng góp cho
các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa
phương”.
Từ những phân tích và nghiên cứu, tác giả cũng đã quan niệm về DLST như
sau:
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm, du lịch dựa vào thiên
nhiên, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn tự nhiên và phát triển cộng đồng và đây là loại
hình du lịch có nhiều đóng góp thiết thực cho việc phát triển bền vững, bảo vệ tự nhiên
và mang lại lợi ích kinh tế.

1.1.2. Đặc trưng của du lịch sinh thái


Mọi hoạt động phát triển DLST đều được thực hiện trên cơ sở khai thác những
giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa, lịch sử kèm theo các điều kiện về cơ sở
hạ tầng và dịch vụ. Kết quả của q trình khai thác đó là sự hình thành những sản
phẩm du lịch từ các tiềm năng về tài nguyên, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội.
DLST là một dạng hoạt động của du lịch. Vì vậy, nó cũng bao gồm tất cả những
đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung, bao gồm:
- Tính đa ngành: Thể hiện ở đối tượng được khai thác để phục vụ du lịch như:
sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị văn hóa, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ...
- Tính đa thành phần: Biểu hiện ở tính đa dạng trong các thành phần du lịch,
những người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và phi
chính phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch.
- Tính đa mục tiêu: Biểu hiện ở lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên, cảnh
quan lịch sử văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham
gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng giao lưu văn hóa, kinh tế và nâng cao ý thức
trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội.
- Tính liên vùng: Biểu hiện ở các tuyến du lịch, với một quần thể các điểm du
lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia vói nhau.
- Tính mùa vụ: Thể hiện thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với cường
độ cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉ biển, thể
thao theo mùa... (theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui
chơi giải trí... (theo tính chất cơng việc của những người hưởng thụ sản phẩm).
- Tính chi phí: Thể hiện ở mục đích đi du lịch là để hưởng thụ các sản phẩm du
lịch chứ khơng phải mục đích kiếm tiền.
- Tính xã hội hóa: Là việc thu hút mọi thành phần trong xã hội tham gia vào
hoạt động du lịch.
Bên cạnh các đặc trưng của hoạt động du lịch nói chung, thì DLST có những
đặc trưng riêng của nó, đó là:

- Tính giáo dục cao về môi trường: DLST giúp cho con người hướng đến những
nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trường. Để khắc


phục tính áp lực lớn đối với mơi trường do hoạt động này gây nên, DLST được xem
như là chiếc chìa khóa nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ
mơi trường.
- Góp phần bảo tồn các nguồn tài ngun và duy trì tính đa dạng sinh học: bên
cạnh việc có tác dụng giáo dục con người có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và
mơi trường, hoạt động DLST cịn góp phần thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, đảm bảo
yêu cầu phát triển bền vững.
- Thu hút sự tham gia của các cộng đồng địa phương: Phát triển DLST hướng
con người đến các vùng tự nhiên hoang sơ, có giá trị cao về đa dạng sinh học, điều này
đặt ra yêu cầu cấp bách là cần phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại khu
vực đó, vì hơn ai hết những người dân địa phương là người hiểu rõ nhất về các nguồn
tài nguyên của mình. Sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng to lớn trong
việc giáo dục du khách bảo vệ các nguồn tài ngun và mơi trường, đồng thời cũng
góp phàn nâng cao hơn nữa nhận thức cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho
cộng đồng.
1.1.3. Nguyên tắc của du lịch sinh thái
Để phát triển được DLST ở bất cứ một địa điểm nào cũng đòi hỏi con người cần
phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
- DLST phải phù hợp với những ngun tắc tích cực về mơi trường, tăng cường
và khuyến khích trách nhiệm đạo đức đối với mơi trường tự nhiên.
- DLST là không được làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường, những nguyên
tắc về môi trường không những chỉ áp dụng cho những nguồn tài nguyên bên ngoài (tự
nhiên và văn hố) nhằm thu hút khách mà cịn bên trong của nó.
- DLST phải tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngồi và
thúc đẩy sự cơng nhận các giá trị này .
- Các nguyên tắc về môi trường và sinh thái cần phải đặt lên hàng đầu. Do đó

mỗi người khách DLST sẽ phải chấp nhận tự nhiên theo đúng nghĩa của nó và chấp
nhận sự hạn chế của nó hơn là làm biến đổi môi trường cho sự thuận tiện cá nhân.


- DLST phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối với địa phương và
đối với ngành (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, văn hoá, xã hội hay khoa
học).
- DLST phải đưa ra những kinh nghiệm đầu tay khi tiếp xúc với mơi trường tự
nhiên, đó là những kinh nghiệm được hồ đồng làm tăng sự hiểu biết hơn là đi tìm cái
lạ cảm giác mạnh hay mục đích tăng cường thể trạng cơ thể.
- Ở đây những kinh nghiệm có tác động lớn và có nhận thức cao nên địi hỏi sự
chuẩn bị kỹ càng của cả người hướng dẫn và các thành viên tham gia.
- Cần có sự đào tạo đối với tất cả các ban ngành chức năng: địa phương, chính
quyền, tổ chức đồn thể, hãng lữ hành và các khách du lịch (trước, trong và sau chuyến
đi).
- Thành cơng đó phải dựa vào sự tham gia của địa phương, tăng cường sự hiểu
biết và sự phối hợp với các ban ngành chức năng.
- Các nguyên tắc về đạo đức, cách ứng xử và nguyên tắc thực hiện là rất quan
trọng. Nó địi hỏi cơ quan giám sát của ngành phải đưa ra các nguyên tắc và các tiêu
chuẩn được chấp nhận và giám sát toàn bộ các hoạt động.
- Là một hoạt động mang tính chất quốc tế, cần phải thiết lập một khuôn khổ
quốc tế cho ngành.
1.1.4. Yêu cầu của du lịch sinh thái
- Yêu cầu thứ nhất để có thể tổ chức được DLST là sự tồn tại của các hệ sinh
thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao.
Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu và
động thực vật, bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động vật
(animal ecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp (agricultural ecology), sinh thái khí hậu (ecoclimate) và sinh thái nhân văn (human
ecology).
Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của đa dạng sinh học,

ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài. Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự
khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với


nhau và với các yếu tố vơ sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như:
đất, nước, địa hình, khí hậu... đó là các hệ sinh thái và các nơi trú ngụ, sinh sống của
một hoặc nhiều lồi sinh vật.
Như vậy, DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, chỉ có thể tồn tại
và phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao
nói riêng và tính đa dạng sinh học cao nói chung. Điều này giải thích tại sao hoạt động
DLST thường chỉ phát triển ở các KBTTN, đặc biệt ở các VQG, nơi cịn tồn tại những
khu rừng với tính đa dạng sinh học cao và cuộc sống hoang dã.
- Yêu cầu thứ hai, liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của DLST ở hai
điểm:
Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết cho khách DLST, người
hướng dẫn ngồi kiến thức ngoại ngữ tốt cịn phải là người am hiểu các đặc điểm sinh
thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương. Điều này rất quan trọng và có ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động DLST. Trong nhiều trường hợp, cần thiết
phải cộng tác vói người dân địa phương để có được những hiểu biết tốt nhất, lúc đó
người hướng dẫn viên chỉ đóng vai trò là một người phiên dịch giỏi.
- Hoạt động DLST địi hỏi phải có được người điều hành có nguyên tắc. Các
nhà điều hành DLST phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý các KBTTN và
cộng đồng địa phương nhằm mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các
giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung
giữa người dân địa phương và du khách.
- Yêu cầu thứ ba, nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của hoạt
động DLST đến tự nhiên và mơi trường, theo đó DLST cần được tổ chức với sự tuân
thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”. Khái niệm “ sức chứa” được hiểu từ bốn khía
cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội. Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới
lượng khách đến một địa điểm vào cùng một thời điểm.

Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa khách du
lịch mà khu vực có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn về không
gian đối vớ mỗi du khách cũng như nhu cầu sinh hoạt của họ.


Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu
xuất hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến đời sống văn hoá - xã
hội, KT – XH của khu vực.
Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du
lịch có khả năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giới hạn này thì năng lực quản lý
(lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý...) của khu du lịch sẽ không đáp
ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của
khách, kết quả là sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.
Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó có thể
xác định một con số chính xác cho mỗi khu vực. Mặt khác, mỗi khu vực khác nhau sẽ
có chỉ số sức chứa khác nhau. Các chỉ số này chỉ có thể xác định một cách tương đối
bằng phương pháp thực nghiệm.
Một điểm cần phải lưu ý trong quá trình xác định sức chứa là “quan niệm” về sự
đơng đúc của các nhà nghiên cứu có sự khác nhau, đặc biệt trong những điều kiện phát
triển xã hội khác nhau (ví dụ giữa các nước châu Á và châu Âu, giữa các nước phát
triển và đang phát triển ...). Rõ ràng để đáp ứng yêu cầu này, cần phải tiến hành nghiên
cứu sức chứa của các địa điểm cụ thể để căn cứ vào đó mà có các quyết định về quản
lý. Điều này cần được tiến hành đối với các nhóm đối tượng khách/thị trường khác
nhau, phù hợp tâm lý và quan niệm của họ.
Yêu cầu thứ tư, thoả mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết của khách du
lịch. Việc thoả mãn mong muốn này của khách DLST về những kinh nghiêm, hiểu biết
mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần
thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành DLST.
1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch sinh
thái

1.2.1. Quan điểm trên cơ sở điều kiện tự nhiên để khai thác phục vụ phát triển du
lịch sinh thái
Căn cứ vào khái niệm về DLST và điều kiện cơ bản đề phát triển DLST như đã
nêu ở trên, sinh thái tự nhiên (natural ecology) và sinh thái nhân văn (human ecology)


được xem là điều kiện quan trọng nhất để phát triển DLST. Hai yếu tố này, đặc biệt là
sinh thái tự nhiên (được hiểu rộng là các điều kiện địa lí tự nhiên, sinh thái, đặc biệt là
các giá trị đa dạng sinh học và cảnh quan) chính là “tài nguyên du lịch sinh thái”.
Như vậy, có thể thấy ĐKTN để phát triển DLST chính là tài ngun DLST,
trong đó các yếu tố tự nhiên đóng vai trị chủ đạo. Yếu tố sinh thái nhân văn trong tài
nguyên DLST là một bộ phận gắn liền mật thiết với các đặc điểm ĐKTN được khai
thác để phát triển DLST. Đây sẽ là khái niệm “mở” về ĐKTN để phát triển DLST, phù
hợp với khái niệm về DLST ở Việt Nam được sử dụng trong đề tài.
1.2.2. Điều kiện tự nhiên - tài nguyên du lịch sinh thái
DLST dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa. Vì vậy, tài ngun DLST là một
bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch, bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong
một HST cụ thể, các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời HST tự
nhiên đó.
Tuy nhiên khơng phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi là tài
nguyên DLST mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn
hóa bản địa gắn với một HST cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra sản phẩm DLST
phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung, DLST nói riêng mới được xem là
tài nguyên DLST.
Tài nguyên DLST bao gồm tài nguyên đang khai thác và tài nguyên chưa khai
thác. Mức độ khai thác tiềm năng tài nguyên DLST phụ thuộc vào:
- Khả năng nghiên cứu phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài nguyên vốn còn
tiềm ẩn.
- Phụ thuộc vào yêu cầu phát triển của các sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu
ngày càng cao và đa dạng của khách DLST.

- Trình độ tổ chức quản lí đối với việc khai thác tài nguyên DLST, đặc biệt ở
những nơi có HST nhạy cảm.
- Khả năng tiếp cận để khai thác các tiềm năng tài nguyên.


Tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, một số loại tài nguyên
DLST chủ yếu thường được nghiên cứu khai thác để phát triển các sản phẩm, đáp ứng
yêu cầu của khách DLST bao gồm:
- Các HST tự nhiên đặc thù, đặc biệt nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều
loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các VQG, KBTTN, các sân chim…).
- Các HST nông nghiệp (vườn cây ăn trái, trang trại, làng hoa cây cảnh…).
Thuật ngữ “Hệ sinh thái” (ecosystem) được hiểu là hệ cân bằng tự nhiên với tất
cả các đặc thù riêng của nó. Vũ Trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất và khí quyển được coi là hệ
sinh thái quyển bao gồm nhiều hệ thống cân bằng tự nhiên tồn tại trước khi sự sống
xuất hiện, trong đó sinh quyển chỉ là một hệ thống cân bằng của sinh thái quyển được
hình thành khi đã xuất hiện những cơ thể sống. Những sinh vật sống này tập hợp thành
những quần thể sinh vật, tồn tại và phát triển trong sự cân bằng động với mối quan hệ
chặt chẽ với các yếu tố vi sinh như khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng.
Đa dạng sinh học là thuật ngữ tổng quát biểu hiện dự phong phú, đa dạng của
thiên nhiên, là toàn bộ các dạng sống được tạo nên trên Trái Đất. Đa dạng sinh học
gồm 3 cấp khác nhau:
- Đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen, thể hiện sự đa dạng về gen và
genotip nằm trong mỗi loài.
- Đa dạng loài thể hiện sự đa dạng về các loài sinh vật cùng tồn tại và phát triển
trong một không gian lãnh thổ nhất định.
- Đa dạng HST thể hiện sự đa dạng của các kiểu cộng đồng (các hệ sinh thái thể
hiện sự đa dạng của các kiểu cộng đồng (các hệ sinh thái – ecosystems, các nơi trú
ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều sinh vật – habitats) khác nhau tạo nên cơ thể sống
và mối liên hệ giữa chúng với nhau cũng như mối liên hệ giữa chúng với các yếu tố vô
sinh như đất, nước, khí hậu, địa hình,… có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới sự

sống.
Như vậy, có thể nói đa dạng sinh học bao gồm tồn bộ ngân hàng gen có trong 5
triệu đến 30 triệu loài sinh vật mà các nhà khoa học ước lượng tồn tại trên Trái Đất,
trong đó có khoảng 1,7 triệu lồi đã được mơ tả. Nói một cách khác đó là thước đo tính


đa dạng về gen, về loài và về các HST có trong một vùng hay trên tồn Trái Đất. Tuy
đa dạng sinh học mới đi vào vốn từ vựng khoa học chung trên thế giới từ năm 1988
nhưng nó đã được các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và xã hội hưởng
ứng bởi nó mở ra cách tiếp cận mới về bảo tồn thiên nhiên.
Cũng có ý kiến cho rằng đa dạng sinh học còn bao gồm đa dạng văn hóa là sự
thể hiện con người, một thành viên của thế giới sinh vật, đồng thời là nhân tố quan
trọng thuộc các hệ sinh thái.
Văn hóa bản địa là các giá trị vật chất và tinh thần được hình thành trong quá
trình phát triển của một cộng đồng dân cư, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa thế giới
tự nhiên và con người trong không gian một HST tự nhiên cụ thể như các phương thức
canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với các truyền thuyết của cộng đồng…
Văn hóa bản địa là một bộ phận đặc biệt của đa dạng văn hóa – một cấu thành
quan trọng của đa dạng sinh học, góp phần tạo nên nền văn hóa nói chung của một dân
tộc, một quốc gia.
1.2.3. Những loại tài nguyên du lịch sinh thái chính
Ở Việt Nam do đặc điểm vị trí địa lí, địa hình và hình thể lãnh thổ trải dài trên
150 vĩ tuyến, với 3260km đường bờ biển, tài nguyên DLST rất phong phú và đa dạng
mà tiêu biểu là một số loại sau:
1.2.3.1. Các hệ sinh thái điển hình và đa dạng sinh học
- HST rừng nhiệt đới:
+ HST rừng rậm chí tuyến gió mùa ẩm thường xanh (hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt
đới).
+ HST rừng rậm gió mùa thường xanh trên núi đá vơi (hệ sinh thái karst).
+ HST xavan nội chí tuyến gió mùa khơ (hệ sinh thái rừng xavan).

+ HST rừng khô hạn.
- HST núi cao.
- HST đất ngập nước:
+ HST rừng ngập mặn ven biển.
+ HST đầm lầy nội địa.


+ HST sông, hồ.
+ HST đầm phá.
- HST san hô, cỏ biển.
- HST vùng cát ven biển.
- HST biển đảo.
Các HST tự nhiên đặc thù thường được tập trung bảo vệ ở các VQG, KBTTN.
Điều này giải thích tại sao hoạt động phát triển DLST thường khai thác những giá trị tự
nhiên, đặc biệt là các giá trị về đa dạng sinh học, về cảnh quan ở các VQG, KBTTN.
Cho thấy phát triển DLST ở VQG Hồng Liên cũng khơng ngoại lệ.
Các dạng tài nguyên DLST đặc thù:
- Miệt vườn: đây là một dạng đặc biệt của HST nông nghiệp. Miệt vườn là các
khu chuyên canh trồng cây ăn quả, trồng hoa, cây cảnh… rất hấp dẫn đối với du khách.
- Sân chim: là một HST đặc biệt ở những vùng đất rộng từ vài ha đến hàng trăm
ha với hệ thực vật tương đối phát triển, khí hậu thích hợp với điều kiện sống hoặc di cư
theo mùa của một số loài chim. Thường đây cũng là nơi cư trú hoặc di cư của nhiều
loài chim đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy, sân chim cũng được xem
là một dạng tài nguyên DLST đặc thù có sức hấp dẫn đối với khách du lịch.
- Cảnh quan tự nhiên: là sự kết hợp tổng thể của các thành phần tự nhiên, trong
đó: địa hình, lớp phủ thực vật và sơng nước giữ vai trị quan trọng để tạo nên yếu tố
thẩm mỹ hấp dẫn khách du lịch.
1.2.3.2. Văn hóa bản địa
Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của một đất nước có 54 dân tộc, từ lâu đã
hình thành những địa vực cư trú truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác gắn với các

vùng sinh thái khác nhau trải qua các quá trình: thích nghi – tồn tại – phát triển với
những kiến thức, văn hóa bản địa này thể hiện rõ đặc trưng sinh thái nhân văn trên góc
độ kiến thức bản địa về thiên nhiên, sinh thái nơi cộng đồng đó cư trú. Việc khai thác
các giá trị văn hóa bản địa, đưa vào nội dung các chương trình DLST ở từng vùng sinh
học khác nhau được xem là một phần hữu cơ khơng tách rời của DLST, hồn tồn
khơng lẫn với du lịch văn hóa.


Các giá trị văn hóa bản địa thường được khai thác với tư cách là tài nguyên
DLST bao gồm:
- Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ
cuộc sống của cộng đồng.
- Đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống gắn với tự nhiên.
- Kiến trúc dân gian, cơng trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên
của khu vực.
- Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống được sản xuất từ các nguyên
liệu tự nhiên gắn bó với đời sống cộng đồng.
- Các di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển, tín ngưỡng
của cộng đồng.
1.2.4. Đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái
1.2.4.1. Tài nguyên DLST phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc
sắc, có sức hấp dẫn lớn
Là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch chủ yếu được hình thành từ
tự nhiên. Mà bản thân tự nhiên rất đa dạng và phong phú, nên tài nguyên DLST cũng
có đặc điểm này. Có nhiều hệ sinh thái đặc biệt, nơi sinh trưởng, tồn tại và phát triển
của nhiều loài sinh vật đặc hữu quý hiếm được xem là những tài nguyên DLST đặc
sắc, có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch.
1.2.4.2. Tài nguyên DLST thường rất nhạy cảm với các tác động
So với nhiều dạng tài nguyên du lịch khác như các bãi biển, thác nước, các cơng
trình di tích lịch sử văn hóa,… tài ngun DLST thường rất nhạy cảm đối với những

tác động của con người. Sự thay đổi tính chất của một số hợp phần tự nhiên hoặc sự
suy giảm hay mất đi của một số lồi sinh vật cấu thành nên HST nào đó dưới tác động
của con người sẽ là nguyên nhân làm thay đổi, thậm chí là mất đi HST đó và kết quả là
tài nguyên DLTS sẽ bị ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau.
1.2.4.3. Tài nguyên DLST có thời gian khai thác khác nhau
Trong một số loại tài nguyên DLST, có loại có thể khai thác được quanh năm,
song cũng có loại tài ngun mà khai thác ít nhiều phụ thuộc vào thời vụ. Sự phụ thuộc


này chủ yếu dựa vào quy luật diễn biến của khí hậu, của mùa di cư, sinh sản của lồi
sinh vật, đặc biệt là loài đặc hữu, quý hiếm.
Như vậy, để khai thác có hiệu quả tài nguyên DLST, các nhà quản lí, tổ chức
điều hành cần có những nghiên cứu cụ thể về mùa vụ của các loại tài nguyên làm căn
cứ đưa ra các giải pháp thích hợp.
1.2.4.4. Tài nguyên DLST thường nằm xa các khu dân cư và được khai thác tại chỗ để
tạo ra các sản phẩm du lịch
Một đặc điểm có tính chất đặc trưng của của tài nguyên DLST là chúng thường
nằm xa các khu dân cư, bởi chúng sẽ nhanh chóng bị suy giảm, bị biến đổi, thậm chí
khơng cịn nữa do tác động trực tiếp của người dân như săn bắn, chặt cây,… nhằm thỏa
mãn nhu cầu cuộc sống của mình. Điều này giải thích tại sao phần lớn tài nguyên
DLST lại nằm trong phạm vi các VQG, KBTTN là nơi có sự quản lí chặt chẽ.
Khác với nhiều loại tài nguyên khác, sau khi được khai thác có thể vận chuyển
đi nơi khác để chế tạo ra sản phẩm rồi lại đưa đến tận nơi tiêu thụ, tài nguyên du lịch
nói chung và tài nguyên DLST nói riêng thường được khai thác tại chỗ để tạo ra các
sản phẩm thỏa mãn du cầu của du khách. Trong một số trường hợp thực tế có thể tạo ra
các vườn thực vật, các cơng viên với nhiều lồi sinh vật đặc hữu trong môi trường
nhân tạo để du khách tham quan. Tuy nhiên, các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm
DLST đích thực tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của du lịch đại chúng, đặc biệt ở các độ
thị lớn, ít có điều kiện đến các khu tự nhiên.
Do những đặc điểm trên nên để khai thác có hiệu quả tài nguyên DLST, cần

thiết phải có được điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi tiếp cận các khu vực tiềm năng.
Thực tế cho thấy những VQG, KBTTN, miệt vườn, sân chim,… có vị trí địa lí thuận
lợi, tiện đường giao thơng thì hoạt động du lịch nói chung và hoạt động DLST nói
riêng sẽ phát triển hơn. Ngược lại, có nhiều tài nguyên DLST đặc sắc như HST núi cao
Phansipan, khu bảo tồn Bi Đúp – Núi Bà; HST đất ngập nước nội địa Hà Tiên, U
Minh; HST rừng ngập mặn Năm Căn,… còn chưa được khai thác tương xứng với tiềm
năng, chưa thu hút được khách du lịch do một số nguyên nhân, song chủ yếu là do điều
kiện giao thơng cịn nhiều khó khăn.


×