Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

HƯỚNG DẪN VIẾT ĐỒ ÁN MÔN HỌC MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.58 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

KHOA KẾ TỐN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

HƯỚNG DẪN VIẾT ĐỒ ÁN MƠN HỌC
MƠN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
I.

VIẾT THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHOA

HỌC/NHÓM
II. NỘP & CHẤM KẾT QUẢ ĐỒ ÁN
III. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TRÌNH BÀY
IV. MỘT SỐ ĐỀ TÀI GỢI Ý
V.

BÀI NGHIÊN CỨU MẪU

ÁP DỤNG TỪ NĂM HỌC 2013-2014
1


I.

VIẾT THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1.1. Mục đích:


Nhằm tạo sân chơi học tập, sáng tạo và nghiên cứu khoa học và qua đó phát hiện, bồi


dưỡng những ý tưởng sáng tạo của sinh viên, góp phần thúc đẩy phong trào nghiên
cứu khoa học trong sinh viên của Khoa. Góp phần vào quá trình nâng cao chất lượng
giáo dục- đào tạo, khích lệ sinh viên phát huy tiềm năng của mình trong lĩnh vực
nghiên cứu khoa học và sáng tạo;



Giúp sinh viên phát triển tư duy ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn. Quan sát, lý giải,
nhận xét và phân tích và tìm hướng giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.



Phát huy khả năng làm việc theo nhóm.

1.2. Yêu cầu:


Bài viết phải có tính sáng tạo, có khả năng ứng dụng tốt và đảm bảo tính logic, khoa
học.



Thực hiện đúng theo tiến độ thời gian Khoa quy định.

1.3. Nội dung:
Sinh viên có thể lựa chọn bất kỳ đề tài nào liên quan tài chính tiền tệ .

1.4. Hình thức và kết cấu đồ án
Đồ án môn học này được viết như một bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên
ngành. Nội dung chính của đồ án (từ « Mở đầu » cho đến « Kết luận » được giới hạn trong khoảng

từ 10 đến 15 trang (không kể phần phụ lục), yêu cầu đánh máy vi tính 1 mặt, khổ giấy A4. Kết cấu
đồ án phải đảm bảo các nội dung sau:

1) Tên đề tài và thông tin SV thực hiện đề tài
- Nhóm nghiên cứu chọn tên đề tài sẽ thực hiện cho đồ án của nhóm, tên đề tài phải nêu
lên được nội dung chính của đồ án, và nêu bật vấn đề cần giải quyết
- Thơng tin của nhóm SV thực hiện đề tài (tên, MSSV, lớp)
2) Tóm tắt nội dung đề tài (Summary or Abstract)
Nội dung phần tóm tắt thể hiện được chủ đề chính của đề tài và phải thể hiện đầy đủ các mặt:
- Tầm quan trọng và mục đích của nghiên cứu;
2


- Phương pháp nghiên cứu sử dụng;
- Những kết quả chính của đề tài nghiên cứu.
3) Giới thiệu về tầm quan trọng của đề tài (Introduction)
Phần giới thiệu này cần thể hiện được:
- Tầm quan trọng của chủ đề cần nghiên cứu
- Xác định vấn đề cần nghiên cứu, đặt biệt làm rõ cái mới cần nghiên cứu
- Nội dung chính mà đề tài sẽ tập trung giải quyết
4) Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu (Theoretical basis and Methods)
Đây là nội dung chủ yếu, quyết định tính chất khoa học của đề tài. Nội dung bao gồm 2
phần:
- Cơ sở lý thuyết của đề tài :
Trình bày ngắn gọn, nguồn gốc lý thuyết liên quan vấn đề cần nghiên cứu sẽ phục vụ cho nghiên
cứu ở phần sau của mình
- Phương pháp nghiên cứu
Nhóm thực hiện đề tài có thể lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính hoặc định
lượng tùy theo khả năng và cách tiếp cận.
Trong trong phần này, nhóm thực hiện cần thể hiện:

+ Mơ hình định tính hoặc định lượng sử dụng cho nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập số liệu: trong phần này nêu rõ ràng phạm vi nghiên cứu và cách thức thu
thập số liệu.
5) Kết quả và thảo luận
- Kết quả nghiên cứu (Results)
3


Dữ liệu có thể trình bày bằng số liệu, đồ thị, hình vẽ …
- Thảo luận kết quả nghiên cứu (Discussion)
Đây là phần thể hiện tính logic của cơ sở lý thuyết đặt ra và kết quả nghiên cứu, nhóm
nghiên cứu cần diễn giải phân tích kết quả và rút ra những mối quan hệ chung, mối liên hệ giữa
kết quả nghiên cứu và những phát hiện khác trong các nghiên cứu trước đó. Và nêu bật được tính
hiệu quả của kết quả nghiên cứu của mình
6) Kết luận kèm theo gợi ý kiến nghị giải pháp (Conclusion and Policy implication)
Thơng thường, nhóm thực hiện nên lựa chọn kết luận kèm theo gợi ý chính sách và kiến
nghị giải pháp. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là chỉ nên trình bày những gợi ý chính sách
có được từ kết quả nghiên cứu của tác giả. Giải pháp đề nghị cần đảm bảo sự nhất quán: Lý thuyết
- bằng chứng từ phân tích thực tiễn - giải pháp được thể hiện trong đề tài.
Các bài viết cần có gợi ý chính sách với những nội dung hay các giải pháp, biện pháp phù
hợp với chủ đề nghiên cứu.
8. Tài liệu trích dẫn
Trích dẫn tài liệu tham khảo được chia làm 2 dạng chính: trích dẫn trong bài và danh sách
tài liệu tham khảo (reference list). Danh sách tài liệu tham khảo được đặt cuối bài viết, mỗi trích
dẫn trong bài viết phải tương ứng với danh mục nguồn tài liệu được liệt kê trong danh sách tài liệu
tham khảo.
(1) Trích dẫn trong bài (in-text reference)
Có nhiều cách trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, chúng ta sẽ trích dẫn như
sau. Đối với các bài viết của các tác giả người nước ngồi thì chúng ta trích tên họ của tác giả và
năm xuất bản. Cụ thể, nếu bài viết có một tác giả thì trích tên họ và năm xuất bản, ví dụ Snelling

(2012). Nếu bài viết có hai tác giả thì trích họ của hai tác giả và năm xuất bản, ví dụ Snelling và
Lee (2011). Nếu bài viết có hơn hai tác giả thì trích tên họ của tác giả đứng đầu và các cộng sự,
năm xuất bản, ví dụng Snelling và các cơng sự (2000). Đối với các tác giả là người Việt thì chúng
ta trích tài liệu tham khảo khác ở chỗ thay tên họ thành tên riêng. Các ví dụ cụ thể như Sơn
(2013); Sơn và Thu (2012); Phong và các cộng sự (2009).
4


Có hai hình thức cách trích dẫn trong đoạn văn: Thứ nhất, trích dẫn nguyên văn
(quotation): sao chép chính xác từ ngữ, câu, đoạn văn mà tác giả dùng. Câu trích dẫn nguyên văn
phải được để trong dấu ngoặc kép. Trường hợp này bắt buộc phải ghi cả số trang của nguồn trích.
Thứ hai, trích dẫn diễn giải (paraphrasing): diễn giải câu chữ của tác giả khác bằng câu chữ của
mình, sử dụng từ ngữ khác mà khơng làm khác đi nghĩa ngun gốc. Khi trích dẫn kiểu diễn giải
thì khơng bắt buộc phải ghi số trang.
(2) Trích dẫn trong danh sách tài liệu tham khảo (References)
Có 3 nhóm tài liệu tham khảo phổ biến với các nguồn trích khác nhau như sau:
A. Tài liệu tham khảo là sách, giáo trình, luận án, báo cáo, tài liệu nghiệp vụ
- Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành
- Năm xuất bản, (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- Tên sách, luận án, báo cáo, tài liệu (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
- Nơi xuất bản, (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo)
B. Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, chương, bài trong một cuốn sách, bài viết hội
thảo
- Tên tác giả
- (Năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- “Tên bài’’, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- Tên tạp chí hoặc tên sách (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- Tập (khơng có dấu ngăn cách)
- Số (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)

- Các số trang (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)
5


C. Tài liệu tham khảo trên Internet
Tên tác giả (thời gian công bố), tên tài liệu, đường dẫn tới nội dung trích dẫn - vd:
thời gian trích dẫn
Ghi chú: Danh mục tài liệu tham khảo phải trình bày theo thứ tự alpha B để giúp
người đọc dễ theo giõi.
1.5. Số thành viên trong mỗi nhóm: Mỗi nhóm nghiên cứu 5 sinh viên.

NỘP & CHẤM KẾT QUẢ ĐỒ ÁN

II.

2.1 THỦ TỤC NỘP ĐỒ ÁN
2.1.1 Số lượng quyển nộp:


Đồ án theo hướng NCKH được thực hiện theo nhóm: 1 quyển.

− Sinh viên nộp đồ án trực tiếp cho GV hướng dẫn đúng thời hạn quy định.(theo kế hoạch
chi tiết của khoa)


Sinh viên hoàn thành đồ án nộp tất cả trực tiếp cho GVHD gồm :
+ 01 quyển đồ án để bảo vệ.
+ Đĩa CD có lưu bài đồ án, tờ nhận xét GVHD (sau khi bảo vệ GVHD sẽ nộp về cho
Khoa).Lưu ý : Sinh viên nộp đồ án bằng file, ghi vào đĩa tất cả các nội dung của một
quyển đồ án ( bao gồm từ trang bìa, lời cam đoan …. cho đến Tài liệu tham khảo). Yêu

cầu lớp trưởng tập hợp tất cả các file bài của lớp và ghi vào 1 đĩa chung.

− GV hướng dẫn tổ chức báo cáo và chấm điểm tại phòng theo lịch khoa qui định. Sau đó
nộp kết quả và đồ án của SV (nộp đĩa CD có lưu bài đồ án của sv, tờ nhận xét GVHD ) về
văn phòng Khoa đúng thời hạn.

2.1.2. Yêu cầu sinh viên thực hiện :
Khi sinh viên nộp đồ án môn học phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:


Đồ án phải được thực hiện đúng mẫu hướng dẫn của Khoa, đúng thời hạn qui định.



Được xác nhận của giảng viên hướng dẫn.



Đồ án tài chính tiền tệ SV khơng cần xin xác nhận của đơn vị thực tập.



Sinh viên hoàn thành 01 quyển đồ án để bảo vệ và đĩa CD có lưu bài đồ án, tờ nhận xét
GVHD nộp tất cả trực tiếp cho GVHD.

6


2.2 THỦ TỤC CHẤM KẾT QUẢ ĐỒ ÁN
2.2.1 Các tiêu chuẩn đánh giá



Về hình thức: cách trình bày bài viết (bố cục, sơ đồ, diễn đạt, hình thức...) đảm bảo yêu cầu
theo quy định.



Xác định nội dung và phương pháp nghiên cứu: luận cứ khoa học, tính độc đáo; nội dung
nghiên cứu hợp lý; trình bày chi tiết về tính mới, tính sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề
và khả năng ứng dụng.



Khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn



Tính trung thực trong việc tham khảo và nghiên cứu: nêu cụ thể và trích dẫn đầy đủ ở
từng trang về nội dung của sách, báo, tạp chí hoặc đề tài tham khảo.

2.2.2 Thang điểm đánh giá
Thang điểm đánh giá của đồ án thuộc nhóm NCKH (theo hình thức nghiên cứu đề tài KH
được thực hiện theo nhóm)/ từng thành viên trong nhóm.
STT

Nội dung

Thang
điểm 10


I

Điểm chuyên cần

1

II

Điểm trình bày & bảo vệ

9

Nội dung gắn với tên đề tài
Tóm tắt:
- Nội dung cơ bản nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu

Ghi chú

0.5
1
0,3
0,3
0.4

Giới thiệu: làm rõ được lý do lựa chọn đề tài

1


Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

1

Phân tích kết quả nghiên cứu

2

Nhận xét, đánh giá, kết luận và giải pháp có tính thuyết

1

phục
Hình thức trình bày & Kết cấu đề tài
Trả lời câu hỏi

0.5
2

2.2.3 Các lưu ý
− Các đồ án được hội đồng đánh giá có chất lượng sẽ được lựa chọn và phát triển làm đề
tài nghiên cứu khoa học cho cấp trường, cấp thành phố, cấp bộ và cấp nhà nước.

III. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TRÌNH BÀY
7


3.1. Quy định định dạng trang
Khổ trang: A4;
Canh lề trái: 3,5 cm; Canh lề phải, đầu trang và cuối trang 2 cm;

Font chữ: Vni-Times hoặc Time New Roman, cỡ chữ 13;
Cách dòng: Line Space: 1.2 -1.5;
Các đoạn văn cách nhau 1 dấu Enter.

3.2. Đánh số trang
Từ trang bìa đến trang “Mục lục” đánh chữ số La Mã thường ( i,ii, iii,iv…)
Từ “Mở đầu” đến phần “Tài liệu tham khảo” đánh theo số (1,2,3…), canh giữa ở đầu
trang.

3.3. Đánh số bảng, đồ thị, hình, sơ đồ
Mỗi loại cơng cụ minh họa (bảng, đồ thị, hình, sơ đồ…) được đặt tên và đánh số thứ tự
trong mỗi chương có sử dụng bảng, đồ thị, hình, sơ đồ … để minh họa. Số đầu là số
chương, sau đó là số thứ tự của cơng cụ minh họa trong chương đó.
Ví dụ:
Bảng 2.6: Qui mô và cơ cấu khách đến Việt Nam phân theo phương tiện, có nghĩa
bảng số 6 ở chương 2 có tên gọi là “Qui mô và cơ cấu khách đến Việt Nam phân theo
phương tiện”;
Bảng 2.6. Qui mô và cơ cấu khách đến Việt Nam phân theo phương tiện
2000

2002
Tỷ

Đường không
Đường thủy
Đường bộ
Tổng số

Ngàn


trọng

lượt
1113,1
256,1
770,9
2140,1

(%)
52,0
12,0
36,0
100,0

2005
Tỷ

Ngàn

trọng

2007
Tỷ

Ngàn

lượt
(%)
lượt
1540,3

58,6 2335,2
309,1
11,8
200,5
778,8
29,6
941,8
2628,2 100,0 3477,5
Nguồn: Sơn (2009)

Tỷ

trọng

Ngàn

trọng

(%)
67,2
5,8
27,1
100,0

lượt
3261,9
224,4
685,2
4171,5


(%)
78,2
5,4
16,4
100,0

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu thị trường Outbound của Việt Nam, có nghĩa là đồ thị số 4 trong chương
2 có tên gọi là “Cơ cấu thị trường Outbound của Việt Nam”
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu thị trường Outbound của Việt Nam

8


Nguồn: Sơn (2009)
3.4 Một số mẫu bìa , các trang đặt trước và sau nội dung đồ án (xem các mẫu ở phần cuối
tài liệu)
3.4.1 Mẫu bìa , các trang đặt trước nội dung đồ án. Gồm các trang:


Trang bìa



Trang phụ bìa



Lời cam đoan




Lời cảm ơn



Danh mục từ viết tắt



Danh mục các bảng biểu, biểu đồ, đồ thị, hình ảnh ….



Mục lục

3.4.2

Mẫu các trang đặt sau nội dung đồ án



Danh mục tài liệu tham khảo



Phụ lục

IV. MỘT SỐ ĐỀ TÀI GỢI Ý
Xem Giáo trình: TS. Phan Đình Nguyên (2013). Giáo trình Lý thuyết Tài Chính – Tiền Tệ.
Nhà Xuất Bản Tài Chính.


V. BÀI NGHIÊN CỨU MẪU
CÁC YẾU TỐ RỦI RO TRONG GIAO DỊCH THẺ ATM
TS. Phan Đình Nguyên
Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM

9


ThS. LƯU THỊ PHI LA
Ngân hàng Vietcombank

TÓM TẮT
Bài viết này phân tích các yếu tố rủi ro trong giao dịch thẻ rút tiền tự động. Cả hai phương
pháp định tính và định lượng được sử dụng nhằm tìm ra những yếu tố và nguyên nhân của vấn đề
để đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm giảm rủi ro trong giao dịch bằng thẻ rút tiền tự động.
Nghiên cứu này tìm thấy máy ATM trả khơng đúng số tiền khi giao dịch, cướp khi giao dịch, mất
tiền khi không giao dịch và máy ATM bị trộm là các yếu tố cơ bản gây ra các rủi ro trong giao dịch
thể rút tiền tự động.
Từ khóa: Rủi ro, giao dịch, ATM, ngân hàng
1.

Giới thiệu
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và kỹ thuật viễn

thơng, tính chất bảo mật và an tồn của hình thức thanh toán thẻ là một câu hỏi lớn được đặt ra cho
các nhà quản lý và người sử dụng thẻ. Ở Việt Nam việc xem xét và giải quyết các vấn đề rủi ro về
thẻ ATM chưa được các bên có liên quan quan tâm đúng mức, chính vì vậy khi có sự cố xảy ra trong
q trình giao dịch thì việc điều tra, quy trách nhiệm và khắc phục vấn đề đòi hỏi rất nhiều thời
gian, gây nhiều lúng túng và làm mất uy tín của các ngân hàng đồng thời gây thiệt hại không nhỏ

đến người sử dụng và nhà cung cấp dịch vụ.
Hàng loạt những hệ thống máy ATM bị rò điện gây chết người đã đăng trên hàng loạt số báo
và mạng internet trong thời gian vừa qua…đó là những nguy cơ, rủi ro đối với tình hình sử dụng
ATM hiện nay. Trong tình hình hiện tại, nhiều khâu trong quy trình thanh tốn vẫn cịn thực hiện
bằng tay thì tầm quan trọng của yếu tố đó cịn được thể hiện rõ hơn nữa. Hình thức thanh toán thẻ
vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ, cùng với sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật thì hình thức tấn cơng
của các tội phạm vào loại hình giao dịch này ngày càng tinh vi, những khe hở trong hệ thống pháp
luật vơ tình là chỗ trú thân cho những hành vi phạm pháp gây thiệt hại to lớn cho quốc gia, cho ngân
hàng và cho người sử dụng dịch vụ thẻ.
Trong khoảng hai năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về
những vấn đề nảy sinh khi giao dịch thẻ rút tiền tự động, gây thiệt hại không nhỏ do nhiều nguyên
nhân khác nhau, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là việc hồnh hành của cướp, chúng khơng những
uy hiếp cướp tiền của khách giao dịch mà còn dùng thiết bị khoan cắt cướp tiền trực tiếp từ trụ
ATM. Bên cạnh đó khơng thể khơng nhắc đến những nhầm lẫn của nhân viên ngân hàng dẫn đến
những thiệt hại cho cả hai phía. Các ngân hàng hằng ngày phải đối mặt với những sự cố xảy ra trong
quá trình giao dịch thơng qua các loại thẻ thanh tốn.

10


Việc nghiên cứu và giải quyết vấn đề này đã được nhiều tác giả như Liang (2000) và
Kolbitsch (2000) thực hiện. Tuy vậy, họ chỉ tập trung khai thác khía cạnh các yếu tố kỹ thuật của hệ
thống, sự phát triển các công nghệ mà quên đi yếu tố quan trọng hơn cả - yếu tố con người. Các
nghiên cứu vấn đề này về Việt nam thì có rất nhiều nhưng các tác giả chỉ sử dụng phương pháp định
tính như nghiên cứu của Lệnh (2010), Thanh (2010) vá các bài báo mạng như Báo Thanh Niên, Báo
Tuổi Trẻ,…. Điều này đã trở thành một điều trăn trở của chúng tơi vì sự tấn cơng của bọn tội phạm
ngày càng có tổ chức và gây thiệt hại ngày càng lớn, hệ thống ngân hàng Việt nam lại đang trong
giai đoạn chuyển giao công nghệ để thay thế, cải thiện hệ thống giao dịch của mình nên số lỗi phát
sinh ngày càng nhiều. Vì vậy, chúng tơi thực hiện bài nghiên cứu này bằng cách kết hợp cả phương
pháp định tính và định lượng nhằm tìm ra những yếu tố và nguyên nhân của vấn đề để đưa ra những

giải pháp cơ bản nhằm giảm rủi ro trong giao dịch bằng thẻ rút tiền tự động.
2.

Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng kết hợp phương pháp định lượng và phương pháp phỏng vấn các

chuyên gia. Về mặt định lượng, chúng tơi dự vào mơ hình của Kolbitsch (2000) để xây dựng mơ
hình nghiên cứu của mình như sau.
RR = β0+ β1AH1+ β2AH2+ β3AH3+ β4AH4+ β5AH5+ β6AH6 + ei
Trong đó RR là rủi ro trong giao dịch thơng qua thẻ ATM; AH1 là máy ATM bị hư hỏng;
AH2 là máy ATM trả không đúng số tiền khi giao dịch; AH3 là bị cướp khi đang giao dịch; AH4 là
mất tiền khi không giao dịch; AH5 là máy ATM bị trộm tiền; AH6 là máy nuốt thẻ khi giao dịch; β 0
là hằng số; ei là sai số thống kê.
Kolbitsch (2000) cho rằng rủi ro giao dịch thẻ ATM chủ yếu xuất phát từ yếu tố kỹ thuật như
máy ATM bị hư hỏng (AH1), máy ATM trả không đúng số tiền khi giao dịch (AH2) và máy nuốt thẻ
khi giao dịch (AH6). Điều này nói lên rằng tác giả thường xoay quanh việc phân tích những nhân tố
kỹ thuật như hệ thống mạng kết nối, cấu tạo thẻ ATM, quy trình thực hiện giao dịch mà quên đi yếu
tốt rất quan trọng là con người. Vì vậy, chúng tơi đưa thêm nhân tố con người, AH3, AH4 và AH5,
vào mơ hình nghiên cứu.
Các nhân tố con người bao gồm: người sử dụng thẻ, nhà quản lý, hệ thống nhân sự vận hành
được tác giả đưa vào mơ hình vì trong thực tế ở Việt Nam bản thân các nhân tố hệ thống nhân sự
vận hành với chức năng và nhiệm vụ được giao, đã giữ một vai trò hết sức quan trọng trong quá
trình vận hành của hệ thống tổng thể, khách hàng và nhà nước phải đặt niềm tin vào những con
người này. Chính vì vậy, trong q trình cơng tác hằng ngày chỉ cần sự bất cẩn nhỏ một cách vơ tình
hay cố ý cũng gây ra những tổn thất to lớn cho các bên có liên quan, ngồi ra thơng qua việc tác
động trực tiếp của mình lên tồn hệ thống kỹ thuật của ngân hàng, thì sự phát sinh những rủi ro
hỏng hóc kỹ thuật của hệ thống phụ thuộc rất lớn vào trình độ, tinh thần trách nhiệm cũng như khả
năng làm việc và quản lý của nhân tố nhân sự và nhà quản lý. Riêng đối với nhân tố người sử dụng
thẻ với sự bất cẩn của mình đơi khi gây ra những thiệt hại cho chính mình và cho cả hệ thống, như


11


vậy có thể nói các nhân tố con người cùng với các nhân tố kỹ thuật như đã nêu là những nhân tố
chính trong q trình phát hành lưu hành của thẻ ATM, mối quan hệ của các nhân tố này chính là
điểm cốt lõi nảy sinh các rủi ro trong quá trình giao dịch.
Về phương án chọn mẫu nghiên cứu: Về lượng máy ATM, tới cuối năm 2010 Ngân hàng
Nơng Nghiệp (Agribank) cũng giữ vị trí số một với 1.702 máy (chiếm 17,5% thị phần), tiếp theo là
NH Ngoại Thương (Vietcombank) 1.483 máy (15,3%), NH Công Thương (Vietinbank) đứng thứ ba
với 1.042 máy (10,7%). Kế đến là Đông Á, Á Châu (ACB) và Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín
(Sacombank) chiếm gần 9% tổng hệ thống máy ATM đặt tại khu vực TP.HCM (Hội thẻ ngân hàng
Việt Nam – 2010). Chính vì thế với số mẫu 300 được phân bổ cho các hệ thống ngân hàng như sau:
Bảng 1: Phân bố mẫu khảo sát của nghiên cứu
Tên NH
Số mẫu

NH NN
và PTNT
70

Vietcombank

Vietinbank

Á Châu

Sacombank

Đông Á


60

50

40

40

40

Nguồn: Tác giả phân bổ
Chúng tôi chia làm hai nhóm chính để khảo sát. Nhóm 1: bao gồm những khách hàng trực tiếp
sử dụng loại hình giao dịch thông qua thẻ ATM. Nhằm đánh giá mức độ thông dụng của loại hình
giao dịch này, thơng qua đó thu nhận ý kiến đánh giá của người sử dụng dịch vụ về chất lượng dịch
vụ, những lỗi thường phát sinh và đánh giá thái độ của khách hàng đối với việc bảo mật và rủi ro khi
giao dịch bằng thẻ ATM. Nhóm 2: Bao gồm các chuyên gia – là những người đang cơng tác tại bộ
phận bảo trì và xử lý sự cố của các ngân hàng được phỏng vấn một cách ngẫu nhiên. Những người
đang hàng ngày trực tiếp tiếp nhận, xử lý, khắc phục những sự cố, những nguy cơ trong quá trình
giao dịch của khách hàng sẽ cho chúng ta thấy một cái nhìn tổng quan về các rủi ro đáng quan tâm.
Hai nhóm đối tượng là người sử dụng thẻ tại thành phố Hồ Chí Minh và nhân viên bảo trì
một số chi nhánh ngân hàng thương mại đã được chúng tôi khảo sát. Để thu thập thông tin, chúng
tôi đã phát ra 310 phiếu câu hỏi cho người sử dụng thẻ, 20 phiếu câu hỏi cho nhân viên bảo trì các
ngân hàng khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi thu về các phiếu điều tra, qua kiểm tra, sàn lọc
thì có 300 phiếu người sử dụng dịch vụ đạt yêu cầu, tác giả chọn cỡ mẫu 300 là phù hợp, các phiếu
của 2 nhóm cịn lại để đạt u cầu khảo sát. Mẫu khảo sát thực tế nhận được hợp lệ và được phân bổ
như bảng 2:
Bảng 2: Phân nhóm nghiên cứu
Nhóm

1


2

Cỡ mẩu

300

20

Nguồn: Tác giả phân bổ

12


-

Nhóm 1: được khảo sát ngẫu nhiên tại 20 máy rút tiền tự động được đánh số từ 1-20 thuộc
các ngân hàng thương mại có chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, mỗi địa điểm khảo sát
16 người tham gia giao dịch.

-

Nhóm 2: khảo sát 20 nhân viên phịng bảo trì và xử lý sự cố của các chi nhánh ngân hàng
thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh được chọn một cách ngẫu nhiên.

3.

Kế quả nghiên cứu
Kết quả hồi quy ở bảng 3 cho thấy hầu hết các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê với


độ tin cậy 100%, trừ AH1 và AH6. Yếu tố, AH3 (bị cướp khi đang giao dịch) giữ vai trò tác động
cao nhất đến yếu tố rủi ro khi giao dịch ATM, cứ mỗi đơn vị tăng lên của AH3 sẽ làm cho rủi ro
tăng lên thêm 0.261 đơn vị.
Bảng 3: Kết quả hồi quy các yếu tố nguy cơ trong giao dịch thẻ rút tiền tự động
Biến

Hệ số
Không chuẩn hóa
B

Std. Error

Hệ số
Chuẩn hóa
Beta (β)

Sig. (P)
t

Std. Error

(Hằng số)
.540
.372
1.453
AH1
-.104
.066
-.171
-1.575

AH2
.198
.027
.336
7.210
AH3
.261
.067
.460
3.876
AH4
.175
.025
.311
6.976
AH5
.128
.028
.207
4.628
AH6
-.042
.061
-.075
-.681
Ghi chú: * Biến phụ thuộc là RR – rủi ro trong sử dụng thẻ ATM
* R square = 0.438; F-test = 38
Nguồn: Kết quả hồi quy của tác giả
Kết quả hồi quy này cho thấy những yếu tố như bị cướp, thiếu tiền khi giao


.147
.116
.000
.000
.000
.000
.496

dịch, mất tiền

khi không thực hiện giao dịch và máy ATM bị trộm tiền là 4 biến được dự đốn đóng góp vào yếu tố
rủi ro trong giao dịch qua thẻ. Điều này có nghĩa là khả năng xảy ra các yếu tố này càng dễ dàng thì
mức độ rủi ro khi sử dụng thẻ ATM càng cao và độ tin cậy của loại hình dịch vụ này càng giảm
xuống, do đó việc sắp xếp giải quyết khắc phục để giảm khả năng xảy ra những yếu tố trên là hết
sức cần thiết. Điều này phù hợp với các sự cố mà các báo đã đưa tin. Anh Nguyễn Trần Huy Thông
giao dịch rút tiền mặt tại máy ATM của BIDV không rút được tiền nhưng vẫn bị trừ tiền trong tài
khoản (Báo Đất Việt, ngày 14/08/2010). Hoàn cảnh tương tự, chị Hà Thị Nguyên cũng giao dịch rút
tiền tại máy ATM của Agribank ở Thanh Hóa cũng bị mất 1,6 triệu đồng. Chị đã khiếu nại và đã
được Agribank ghi nhận và trả lại tiền cho chị (Vietnamnet, 23/11/2010). Máy ATM bị rò điện gây
chết người xẩy ra khá nhiều vụ. Qua kiểm tra, Công ty điện lực Thành phố Hồ Chí Minh đã phát
hiện hiện 60 máy ATM bị rị điện, trong đó có một vụ một học sinh lớp 4 chết cạnh máy ATM
Agribank, đường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM (Vnexpress.net, ngày 4/4/2010). Các vụ
trộn tiền và cướp tiền khi giao dịch cũng xẫy ra khá nhiều. Máy ATM của TECHCOMBANK tại

13


167A, đường Lê Trọng Tấn, Phường Kỳ Sơn, Tân Phú, TP. HCM bị kẻ gian khoan cắt lấy két chứa
tiền (Báo Hà Nội Mới, ngày 27/11/2010).
Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng đã khảo sát và xin ý kiến tham khảo của 20 chuyên gia

tại các chi nhánh ngân hàng, họ là những người đang công tác trực tiếp tại các trung tâm quản lý và
bảo trì hệ thống dịch vụ ATM của các ngân hàng, chúng tôi đã đặt ra một số câu hỏi để thu thập ý
kiến các chuyên gia và có được một số kết quả như sau.
Khi đánh giá về mức độ nguy hiểm và thiệt hại của các rủi ro trong sử dụng thẻ ATM hiện
nay và những nguy cơ tiềm ẩn của nó thì có 80% những nhà chun mơn cho rằng rủi ro đó đang
nằm ở mức độ thấp (ít), 15% cho là ở mức trung bình và chỉ có 5% cho rằng những lỗi đó khơng
gây nguy hiểm gì cả. Như vậy đã có 95% các chuyên gia cho rằng những lỗi đang phát sinh hiện
nay trong q trình giao dịch thơng qua thẻ ATM ẩn chứa nguy hiểm, mức độ thì còn tùy trường
hợp, con số này đã một lần nữa khẳng định lại tính thiết thực của đề tài.
Khi đánh giá về vấn đề đáng lưu ý nhất hiện nay thì chỉ có 2 vấn đề chính được đề cập vì
tính chất nguy hiểm của nó khơng chỉ ảnh hưởng đến tài sản mà thậm chí đến sức khỏe, tính mạng
của người thực hiện giao dịch đó là vấn đề hỏng hóc thiết bị mà đặc biệt là rị điện ra thân máy ATM
(20%) và vấn đề bị cướp khi đang thực hiện giao dịch tại ATM (80%). Điều này cũng phù hợp với
kết quả khảo sát trong những người sử dụng dịch vụ.
Quay trở lại vấn đề chuyên môn, khi được hỏi đâu là nguyên nhân chính dẫn đến những rủi
ro, những nguy cơ trên thì đã có 2 luống ý kiến trái chiều nhau trong những chuyên gia trong đó
60% cho rằng lỗi là do con người mà cụ thể là các nhà quản lý chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề
này, lực lượng nhân sự kiểm tra đảm bảo an toàn kỹ thuật, bảo mật hệ thống thiếu trầm trọng dẫn
đến việc thiếu sót trong cơng tác. Cịn lại 40% thì cho rằng do yếu tố kỹ thuật như máy hư hỏng theo
thời gian, điện chập chờn không ổn định hay do phần cứng mạng hệ thống khơng tốt, dễ bị lỗi.
Ngược lại, từ góc độ người sử dụng thì có đến 90% người được hỏi cho rằng những lỗi máy khi giao
dịch do nguyên nhân chính là thiết bị. Về cơ bản 2 ý kiến này khơng có gì mâu thuẫn vì thực tế như
đã phân tích thì các nhà chun mơn cho chúng ta những gợi ý về nguyên nhân sâu xa của hệ thống
là nhân tố con người, người sử dụng trực tiếp chịu ảnh hưởng từ những sự hư hỏng thiết bị đó nên
chỉ quan tâm đến hệ thống kỹ thuật
Về giải pháp khắc phục trước mắt nhằm giảm rủi ro trong tương lai thì có 70% các chun
gia cho rằng nên nâng cấp hệ thống nhân sự vận hành và quản lý cả về số lượng lẫn chất lượng, vì
nếu ta nhắm vào việc nâng cấp yếu tố kỹ thuật liên tục thì sẽ tốn chi phí rất lớn và khơng thiết thực
vì cơng nghệ ln cần thời gian để chứng minh giá trị thực sự của nó, trong khi đó việc nâng cấp
con người phù hợp với bối cảnh nước ta hiện nay và có hiệu quả kinh tế lâu dài. Tuy nhiên, vẫn có

15% các chuyên gia vẫn giữ lập trường của mình và ưu tiên nâng cấp yếu tố kỹ thuật và 15% cịn lại
thì rất cầu tồn khi đưa ra ý kiến ta phải thực hiện cả 2 việc cùng một lúc. Hiển nhiên ý kiến thứ 3 là
hồn hảo nhất tuy nhiên nó khơng thực tế và không phù hợp với kết quả nghiên cứu của đề tài này,
trong phần phân tích thứ tự ưu tiên trong bảng sắp xếp thứ tự quan tâm chúng tôi đã đề cập ở trên thì

14


mức độ quan tâm cao nhất chỉ là trung bình, chúng ta cần cân nhắc giữa tính an tồn vả hiệu quả
kinh tế (tính an tồn ln được ưu tiên hơn).
4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mối quan hệ tương quan giữa biến phụ thuộc với nhân tố
kỹ thuật và nhân tố con người tuy nhiên yếu tố kỹ thuật không phải là yếu tố chính quyết định đến
rủi ro mà là nhân tố con người. Các chuyên gia đã cho những ý kiến rất có ý nghĩa và khẳng định lại
giá trị của nghiên cứu này. Các nhân tố thuộc nhóm con người giữ một vai trị quan trọng trong việc
biến thiên của yếu nguy cơ trong đó việc bị cướp có tác động lớn nhất, việc tăng khả năng xảy ra
của yếu tố này sẽ làm tăng cao nguy cơ và mức độ nguy hiểm của rủi ro khi giao dịch và giảm độ tin
cậy của thẻ ATM. Những hành động bất cẩn của người sử dụng hay sự thiếu trách nhiệm của người
cung cấp dịch vụ có thể tạo những lỗ hổng làm tăng khả năng bị xâm nhập trái phép của hệ thống từ
đó dẫn đến việc mất tiền khi không thực hiện bất cứ giao dịch nào. Việc máy ATM bị trộm tiền
không gây tác động quá lớn đối với khách hàng nhưng gây thiệt hại lớn đối với ngân hàng, việc
giảm yếu tố này rất quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động tốt nhất của ngân hàng trong tương lai.
Các yếu tố rủi ro này là những yếu tố rủi ro cơ bản. Vẫn đang cịn một số yếu tố rủi ro khác có ít ảnh
hưởng như người sử dụng thẻ mất thẻ và bị lộ PIN cần được nghiên cứu thêm.
4.2. Kiến nghị
* Đối với nhân tố con người:
- Kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại: Một là, cần tăng cường đội ngủ nhân viên
bảo trì, giám sát hệ thống cả về chất lượng lẫn số lượng, thường xuyên tổ chức cho họ học tập, cập
nhật, nâng cao kiến thức để tiếp cận với những kỹ thuật và phương thức bảo mật hiện đại. Tiếp

nhận, kiểm tra xử lý các lỗi giao dịch nhanh chóng nhằm tạo sự thoải mái cho khách hàng. Hai là,
truyền tải tầm quan trọng của việc tự bảo vệ mình cho khách hàng trong quá trình tham gia giao
dịch thơng qua thẻ ATM, có những khuyến cáo và thông báo cần thiết cho khách hàng thông qua
phương tiện thông tin đại chúng về những lỗi mới phát sinh và cách phòng chống. Ba là, thường
xuyên tổ chức các hình thức trao đổi thơng tin về rủi ro và các kinh nghiệm, giải pháp để phòng
ngừa rủi ro giữa các ngân hàng. Bốn là, các nhà quản lý ngân hàng cần quán triệt tinh thần làm việc
nghiêm túc, trung thực trong nhân viên và hơn nữa có thể thực hiện chế độ hoán đổi nhân sự, đưa ra
những hình thức kỹ luật đủ tính răn đe đối với những vi phạm mang tính chất lừa dối, xâm phạm
quyền lợi của khách hàng và ngân hàng thông qua quá trình giao dịch bằng thẻ ATM của khách
hàng.
- Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước: Một là, các nhà quản lý nhà nước cần
tăng cường công tác giám sát, quản lý, đặc biệt là những khu vực và những thời điểm có khả năng
xảy ra những sự cố cao. Hai là, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa người cung cấp, người sử dụng dịch
vụ và cơ quan quản lý nhà nước. Ba là, cần tiến hành thành lập ủy ban quản lý vấn đề rủi ro có
nhiệm vụ tập trung những thơng tin, khó khăn của các ngân hàng cũng như khách hàng để xem xét
tư vấn giải quyết.

15


* Đối với nhân tố kỹ thuật của các ngân hàng thương mại: Một là, nâng cấp hệ thống máy
móc đúng kế hoạch, kiểm tra sửa chửa thiết bị kịp thời, nếu cần thiết có thể đầu tư hệ thống kỹ thuật
mới hiện đại. Hai là, tăng cường kiểm tra trang thiết bị, đặc biệt trong mùa mưa cần xem xét cẩn
thận tình trạng điện hoạt động của máy, tránh rò điện gây nguy hiểm cho người sử dụng. Ba là, xây
dựng hệ thống bảo vệ mạng ngân hàng hiệu quả, đề phịng tội phạm cơng nghệ cao bằng cách quản
lý cơ sở dữ liệu hợp lý, hiệu quả. Việc phân quyền truy cập cơ sở dữ liệu phải rõ ràng, khóa tất cả
các cổng USB bên ngồi kết nối với máy tính trong ngân hàng, thường xuyên nâng cấp hệ điều hành
và các phần mềm bảo mật hệ thống. Bốn là, tăng cường tính an tồn cho người sử dụng bằng cách
lắp khóa thẻ từ cho cửa buồng ATM, lắp đặt trụ ATM tại vị trí có đơng người qua lại, lắp đặt hệ
thống báo động trên thân máy với chức năng khi có tiếp xúc nhiệt hoặc va đập sẽ có chng báo

động vang lên, đồng thời nâng cấp hệ thống két sắt có độ an tồn cao hơn.
Tài liệu tham khảo
Donglin Liang (2000), “A survey on ATM security”, Ohio State University, USA.
Josef Kolbitsch (2000), “Introduction to ATM Security”, Graz University of Technology, Australia.
Nguyễn Đức Lệnh (2010), “Những giải pháp phát triển hiệu quả dịch vụ ATM”, Tạp chí Thị trường
tài chính tiền tệ, (số 18(315)): 19
Nguyễn Thanh (2010), “Các vấn đề an ninh khi sử dụng thẻ ATM”, Tạp chí Thị trường tài chính
tiền tệ, (số 21(318)): 26

TPHCM, ngày 08 tháng 8 năm 2013
Trưởng khoa

TS. Phan Đình Nguyên

16


(Mẫu trang bìa)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (font 13)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ TP. HCM

KHOA KẾ TỐN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

ĐỒ ÁN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ (font 20)

<TÊN ĐỀ TÀI >(font 20)

Ngành:

<TÊN NGÀNH>(font 16)


Chuyên ngành:

<TÊN CHUYÊN NGÀNH> (font 16)

Giảng viên hướng dẫn: (font 13)
Sinh viên thực hiện : (font 13)
MSSV:
Lớp: (font 13)

TP. Hồ Chí Minh, <năm>

17


(Mẫu trang phụ bìa)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (font 13)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ TP. HCM

KHOA KẾ TỐN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

ĐỒ ÁN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ (font 20)

<TÊN ĐỀ TÀI >(font 20)

Ngành:

<TÊN NGÀNH>(font 16)

Chuyên ngành:


<TÊN CHUYÊN NGÀNH> (font 16)

Giảng viên hướng dẫn: (font 13)
Sinh viên thực hiện : (font 13)
MSSV:
Lớp: (font 13)

TP. Hồ Chí Minh, <năm>

18


Mẫu lời cam đoan :

(Mẫu 3)

LỜI CAM ĐOAN (font 16)

…………………………………………………………..
………………, ngày …..tháng …..năm ……
(SV Ký và ghi rõ họ tên)

19


(Mẫu
4))

LỜI CẢM ƠN


(font 16)

Tác giả bày tỏ tình cảm của mình đối với những cá nhân, tập thể và những ai liên
quan đã hướng dẫn giúp đỡ, cộng tác và tài trợ kinh phí cho q trình thực hiện Luận văn. (font 13)
………………, ngày …..tháng …..năm ……
(SV Ký và ghi rõ họ tên)

(Nêu ngắn gọn, không dài quá 01 trang)

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên : ................................................................................................

20


MSSV : ......................................................................................................................
Khoá : ......................................................................................................................
Nhận xét chung
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………...
, ngày ..tháng ..năm 201…
(Ký và ghi rõ họ tên)

(Mẫu 5)

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT (font 16)

ĐH
………………
………………..

Đại học.
…………………………………
……………………………….

21


(Mẫu 6)

DANH MỤC CÁC BẢNG (font 16)
Bảng 1.1: Ví dụ về ma trận ……………….
Bảng 1.2: Ví dụ về ………………………….
………………………………………..
Bảng 2.1: ………………………
Bảng 2.2: ………………………………
Bảng 3.1: …………………………………….

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Ma trận
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức
Biểu đồ 2.1:
Biểu đồ 2.2:
Sơ đồ 2.1: Quy trình xây dựng CTĐT

22



TÀI LIỆU THAM KHẢO (font 16)
[1] ........................................
[2] ........................................

(Mẫu 9)

PHỤ LỤC (font 16)
(không đánh số trang)

23



×