Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

TỔNG QUAN NGÀNH SƠN NƯỚC THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁC LOẠI SƠN NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.57 KB, 31 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁC LOẠI SƠN NƯỚC
Sơn là một hỗn hợp đồng nhất trong đó có chất tạo màng liên kết với các chất màu tạo màng liên
tục có khả năng bám dính lên bề mặt vật chất. Hỗn hợp được điều chỉnh với một lượng phụ gia
và dung môi tùy theo chất của mỗi loại sản phẩm.
Sơn là sản phẩm có nhiều màu sắc phong phú và đa dạng, có đặc tính che phủ, bám dính được
nhiều bề mặt khác nhau.
Sản phẩm sơn được sử dụng rất rộng rãi với các mục đích?
Trang trí
Bảo vệ
Các chức năng khác.
Sơn có những thành phần cơ bản nào?
−Chất kết dính (Chất tạo màng)
−Bột màu/ bột độn.
−Phụ gia
−Dung mơi
• Chất kết dính (nhựa): là chất kết dính cho tất cả các bột màu và tạo màng bám dính trên

bề mặt vật chất. Chất kết dính sử dụng trong sơn được xác định bởi loại sơn, khả năng sử
dụng và mục đích sử dụng. Chất kết dính phải bảo đảm về khả năng bám dính, liên kết


màng và độ bền màng.
Bột độn (Extender): Bột độn được sử dụng trong thành phần của sơn nhằm cải thiện một
số tính chất sản phẩm như: Tính chất màng sơn (độ bóng, độ cứng, độ mượt…), khả năng





thi cơng, kiểm sốt độ lắng…
Các chất độn thường được sử dụng như: Carbonat Canxi, Kaolin, Talc…


Bột màu (Pigments): Nguyên liệu màu sử dụng trong sơn thường ở dạng bột.
Chức năng chính của màu là tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn. Ngồi ra, màu cịn ảnh
hưởng tới một số tính chất màng sơn như: độ bóng, độ bền…

Màu gồm 2 loại: Màu vô cơ và màu hữu cơ
- Màu vô cơ (Màu tự nhiên): Tone màu thường xỉn, tối (trừ dioxid Titan), cho độ phủ cao, độ bền
màu tốt.
- Màu hữu cơ (Màu tổng hợp): Tone màu tươi (sáng), cho độ phủ thấp, độ bền màu thường thấp
hơn màu vô cơ.
Phụ gia: là loại chỉ sử dụng với 1 lượng rất nhỏ nhưng làm tăng giá trị sử dụng, khả năng bảo
quản, tính chất màng.


Dung mơi: là chất hịa tan nhựa hay pha lỗng sơn. Đặc tính nhựa trong sơn sẽ quyết định lọai
dung môi sử dụng.
Người ta sản xuất sơn như thế nào?
Để tìm hiểu sơn được sản xuất bằng cách nào, chúng ta hãy tìm hiểu qua sơ đồ cơng nghệ sản
xuất sau đây:
· Pre-mix: Đây là quá trình trộn sơ bộ nhằm tạo hỗn hợp đồng đều giúp cho quá trình nghiền đạt
kết quả tốt.
· Nghiền: là quá trình phá vỡ kích thước hạt nhằm đạt độ mịn theo yêu cầu sản phẩm.
· Letdown: là q trình pha lỗng, hồn thiện sản phẩm.
· Lọc: là quá trình lọai bỏ các tạp chất.
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng sơn phủ?
Các yếu tố n ảnh hưởng đến chất lượng sơn phủ như sau:
- Sự lựa chọn sản phẩm phù hợp cho sử dụng
- Công tác chuẩn bị bề mặt (xử lý bề mặt trước khi sơn)
- Quá trình tiến hành sơn
- Chất lượng của sản phẩm sơn
Với bất cứ 1 yếu tố nào không đạt đều gây ra những ảnh hưởng với tuổi thọ của lớp sơn phủ

cơng trình.
Tại sao phải xử lý bề mặt?
Vì xử lý bề mặt càng tốt thì kết quả thu được (chất luợng màng sơn, tuổi thọ màng, giá thành đầu
tư) sẽ tốt hơn. Do đó bất cứ việc thi cơng sơn như thế nào, dù lớn hay nhỏ, mới hay cũ, trong hay
ngoài, nền gạch hay kim loại cũng phải bắt đầu bằng việc xử lý bề mặt.
Mỗi thao tác đúng đều làm tăng khả năng bảo vệ bề mặt thi công. Nếu xử lý không đúng sẽ làm
ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm.
Các giai đoạn trong xử lý bề mặt:
- Loại bỏ tạp chất trên bề mặt: lớp sơn cũ, gỉ sét, dầu mỡ hay bụi bẩn…
- Sửa chữa các khuyết tật bề mặt: trám trét các lỗ, tạo bề mặt bằng phẳng.
- Lau sạch và khơ.
Sơ đồ sơn là gì? Tại sao phải sơn theo đúng sơ đồ?
Sơ đồ sơn là sơ đồ để hướng dẫn thực hiện việc thi cơng sơn theo trình tự đúng
Cơng việc thi cơng sơn cũng giống như việc xây một ngôi nhà bao gồm các công việc:


TT XÂY NHÀ SƠN
1. Đào móng Xử lý bề mặt
2. Đặt móng, dựng cột Sơn lót
3. Xây, hồ tường, lợp mái Sơn phủ
SƠ ĐỒ SƠN CƠ BẢN
Xử lý bề mặt - Sơn 1 lớp sơn lót - Sơn 2 lớp sơn phủ
Do đó cần phải tuân thủ đúng sơ đồ sơn để năng cao tuổi thọ của cơng trình.
Tại sao phải dùng sơn lót?
Sơn lót là lớp rất quan trọng, có các tác dụng sau:
- Tạo độ bám dính cho bề mặt sử dụng và lớp sơn phủ.
- Bảo vệ lớp sơn phủ khơng bí các phản ứng hóa học xảy ra từ bên trong như kiềm, thấm, ăn
mòn, tránh cho lớp sơn phủ không bị hiện tượng biến đổi màu do kiềm hóa, bị ố vàng, bong tróc
hay bị gỉ sét… Như vậy, lớp sơn lót làm tăng độ bền cho lớp sơn phủ.
Sự lựa chọn và cách thực hiện lớp sơn lót như thế nào cho phù hợp?

Vì tính chất quan trọng của lớp sơn lót nên khi thi cơng lớp này phải đảm bảo tồn bộ bề mặt
được sơn.
- Đối với bề mặt bằng phẳng, không khuyết tật thì có thể sử dụng bất cứ loại dụng cụ để sơn,
nhưng đối với bề mặt lồi lõm có góc cạnh thì ta phải chọn lựa dụng cụ thi cơng cho phù hợp.
- Ví dụ: Đối với bề mặt bêtơng, có thể sử dụng rulơ hay cọ để thi công nhưng đối với bề mặt kim
loại nên dùng súng phun hay cọ.
- Việc lựa chọn sơn lót cũng rất quan trọng. mỗi sản phẩm đều có sơn lót đi kèm với nó, tuy
nhiên trong một số điều kiện nhằm tăng tính sử dụng người ta có thể sử dụng loại sơn lót thích
hợp khác.
Sự lựa chọn sơn phủ và các phương pháp thi cơng?
Lớp sơn phủ phải có khả năng trang trí, chịu được điều kiện mơi trường hay những yêu cầu đặc
biệt khác. Vì vậy tùy theo yêu cầu cơng trình mà có sự lựa chọn sản phẩm cho đúng.
· Các phưong pháp thi công sơn thủ công:
- Lăn sơn bằng trục lăn (rulô).
- Quét sơn bằng cọ
- Phun sơn bằng súng phun
- Trét sơn bằng dao ( lớp puty)


- Nhúng sơn
· Các lựa chọn phương pháp thi công sơn phụ thuộc vào:
- Loại sơn
- Điều kiện bề mặt.
Có nên dùng sản phẩm cùng hệ thống cho 1 công trình hay khơng?
Nên sử dụng sản phẩm cùng hệ thống để các tính năng được kết hợp hồn hảo nhất.
Sơn nội thất và ngoại thất khác nhau như thế nào? Có cách nào để phân biệt khơng?
Sơn nội thất được sử dụng cho bên trong nhà, loại sơn này ít có khả năng chống rêu mốc, khơng
chịu tác động của môi trường. Sơn ngoại thất là loại sơn sử dụng cho bên ngồi, nó có khả năng
chống rêu mốc, chịu được tác dụng của môi trường như nắng, mưa…
Nếu dùng sơn nội thất sơn bên ngoài sẽ xảy ra các hiện tượng như:

- Màng sơn bị phấn hóa.
- Màng sơn bị rêu mốc.
- Màng sơn bị phai màu.
Trên bao bì sản phẩm sơn đều ghi rõ loại sơn (nội hay ngoại thất), vì vậy cách phân biệt là đọc
kỹ bao bì.
Thời gian lưu trữ của sơn phụ thuộc vào các yếu tố nào? Cách bảo quản như thế nào?
Thời gian lưu trữ của sơn phụ thuộc vào chất lượng của sơn chứa trong thùng và điều kiện môi
trường bảo quản.
Cách bảo quản như sau:
- Để thùng sơn ở vị trí thẳng đứng. Nắp thùng sơn phải đậy kín.
- Tồn trữ nơi thống mát. Tránh nơi có nhiệt độ cao.
Các màu sơn có khác nhau về giá thành khơng? Có thể đặt màu sơn theo ý muốn không?
Màu sơn phụ thuộc vào loại màu sử dụng và cường độ đậm nhạt. Vì thế sẽ có sự chênh lệch giữa
màu thường và màu đặc biệt.
Chỉ cần có màu sơn thì hồn tồn có thể đặt màu theo yêu cầu.
Màu sơn thực thế có giống như trên bảng màu khơng? Màu sơn có thể bị phai theo thời
gian không?
Màu trên bảng màu với màu thực tế có sự chênh lệch vì màu trên bảng màu phụ thuộc vào kỹ
thuật in. thông thường màu sơn trên thực tế sẽ có màu đậm hơn trên bảng màu do trên diện tích
rộng. Ngồi ra màu sắc trơng sáng hơn hay đậm hơn cịn tùy thuộc vào loại màu, không gian và


ánh sáng. Dưới tác động của môi trường, màu sắc có thể bị phai dần. Chất lượng hay độ bền màu
phụ thuộc vào chất lượng của sản phẩm, điều kiện bề mặt, điều kiện thi công.
Các bước để chọn màu phù hợp cho ngôi nhà như thế nào? Các nguyên tắc để có được sự
phối màu hài hịa, như ý?
Khơng có luật trong vấn đề màu sắc, vì nó thuộc về sự cảm nhận của mỗi người. Đây chỉ là vài
bước cơ bản giúp được bạn có thể chọn được màu như ý:
- Đầu tiên cần chọn màu chính cho căn phòng, dựa trên màu này sẽ chọn sự phối hợp màu.
- Sự phối hợp hài hòa tổng thể màu sắc trong căn phịng là điểu vơ cùng quan trọng. Ngồi vấn

đề sự hài hịa màu sắc của trần, tường…bạn phải để ý đến sàn nhà và đồ vật bạn đặt trong phòng.
- Bạn chọn màu theo bảng màu của nhà sản xuất. Bạn nên xem màu bằng ánh sáng ban ngày và
ban đêm để có thể thấy được ánh màu thay đổi.
- Sau cùng ban nên mua một lượng sơn theo đơn vị nhỏ nhất của nhà sản xuất để sơn thử. Lúc
này bạn sẽ có sự lựa chọn đúng nhất khi thấy màu chọn thể hiện trên tường.
- Bạn nên lưu ý với màu chọn trên bảng màu nhưng khi lăn trên 1 diện tích rộng sẽ cảm nhận
màu đậm hơn bảng màu.
Màu sắc có ảnh hưởng đến kích thước căn phịng hay khơng?
Thơng thường màu nóng, đậm như đỏ, màu cam và màu vàng tạo k hông gian bị thu hẹp lại. các
màu này được coi như màuđộng vì nó rất nổi bật và đập ngay vào mắt.
Ngược lại các màu xanh dương, xanh lá, tím tạo khơng gian rộng rãi hơn vì đây là những màu
tĩnh. Tuy nhiên đối với những màu như xanh đậm cũng làm cho kích thước căn phịng nhỏ lại.
Những căn phịng có diện tích nhỏ, để tạo khơng gian rộng rãi hơn ta nên sử dụng màu trắng hay
màu nhẹ ôn hịa.
Độ phủ là gì? làm cách nào xác định lượng sơn cần thi cơng?
Độ phủ là số m2 mà 1lít (hay kg) sơn có thể phủ được. Cách xác định lượng sơn cần:
- Phải xác định chính xác diện tích cần sơn.
- Tra độ phủ của loại sản phẩm cần sơn theo hướng dẫncủa nhà sản xuất. từ đó tính lượng sơn
cần sử dụng.
Tại sao phải thi công 2 lớp sơn phủ?
Chất lượng và sự đồng màu của màng sơn khi lăn 2 lớp sơn phủ luôn tốt hơn 1 lớp. Sơn 1 lớp
không đảm bảo sự che lấp đều trên bề mặt.


Pha nhiều nước thì có ảnh hưởng đến chất lượng của sơn nước hay khơng?
Khi pha lỗng nước nhiều hơn yêu cầu cho phép của nhà sản xuất thì chất lượng màng sơn sẽ
yếu đi do đó dễ bị phấn hóa, rêu mốc, khi thi cơng cũng sẽ khó hơn vì bị chảy do lỗng.
Khi thi cơng thì có cần tuân thủ đứng thời gian sơn cách lớp không?
Phải tuân thủ đúng thời gian sơn cách lớp để đảm bảo đúng chất lượng. Thời gian đó có thể xê
dịch đơi chút do thời tiết hay nhiệt độ nhưng phải đảm bảo lớp trước khơ thì mới tiếp tục sơn lớp

tiếp theo.
Dùng sơn trắng lăn thay cho sơn lót được khơng?
Khơng dùng sơn trắng thay cho sơn lót được vì sơn trắng khơng có tính năng cần thiết của sơn
lót như: tạo lớp bám dính trung gian giữa bề mặt và lớp sơn phủ, khả năng chống kiềm, chống ố,
bảo vệ bề mặt lớp phủ.
Dùng xi măng trắng thay cho sơn lót được khơng?
Khơng được dùng xi măng trắng thay sơn lót vì:
- Khơng tạo màng nên khơng tạo được lớp bám dính trung gian.
- Dễ bị phấn hóa làm bong tróc lớp phủ.
- Khơng có khả năng kháng kiềm
Bề mặt tường sơn cũ, khi sơn mới lại có cần sơn lót hay khơng?
Nếu sơn lớp cũ cịn tốt, cần chà nhám sơ, làm sạch bề mặt là có thể sơn lại lớp phủ.
Nếu lớp sơn củ bị bong tróc, thấm ố, rêu mốc thì phảix ử lý bề mặt và sử dụng loại sơn lót thích
hợp để sơn lại.
Lăn sơn trên bề mặt cũ có đảm bảo khơng? Nếu xử lý bề mặt đúng thì chất lượng đảm bảo.
Sơn nội thất có khả năng chống thấm khơng? Sơn nội thất chỉ có tính trang trí, ít có khả năng
chống thấm.
Bề mặt tường bị nứt có thể lăn sơn đè lên vết nứt khơng? Nếu chỉ bị nứt nhỏ thì có thể lăn lên
được. Nếu bị nứt nhiều và rộng cần phải xử lý bề mặt mới được sơn lên.
Có cách nào kiểm tra bề mặt đã sơn phủ mà không sử dụng sơn lót hay khơng?
Đối với sơn nội thất, nếu khơng sử dụng sơn lót thì sự ốc dễ xảy ra nhất đó là màng sơn bị kiềm
hóa. Để kiểm tra, ta cần bóc tách một diện tích nhỏ của màng sơn phủ ra khỏi bề mặt, quan sát
mặt trong của màng sơn phủ có lớp sơn trắng hoặc lớp sơn trắng trong hay khơng, nếu khơng thì
chắc chắn khơng có lớp lót.


Dùng sơn nước lăn trên bề mặt sơn dầu alkyd được không? Không dùng sơn nước lăn trên bề
mặt sơn dầu alkyd
Cách tiêu biểu thực hiện sơn 1 căn phòng như thế nào? Cách thực hiện theocác thứ tự sau:
Sơn trần (sơn nước) -> sơn tường (sơn nước) -> sơn cửa đi (sơn dầu) -> sơn cửa sổ (sơn dầu) ->

sơn chân tường (sơn nước).
Cách thực hiện sơn trần, tuờng và chân tường như thế nào cho đúng kỹ thuật? Các bước
thực hiện:
- Đầu tiên thực hiện sơn trần, trước hết thực hiện sơn các góc. Dùng cọ loại nhỏ để sơn các góc
trước khi lăncác đường nằm ngang rộng 75cm trên trần bằng rulô.
- Sử dụng thang hay dùng rulơ có cán dài để sơn.
- Sơn trần xong tiến hành sơn tường.
Tại sao khi dùng dầu hỏa để pha lỗng sơn lót chống ố thì hay xảy ra hiện tượng vón cục?
Dầu hỏa khơng phải là dung mơi của sơn lót chống ố nên khả năng pha lỗng sơn kém. Nên khi
đổ dầu hỏa vào lon sơn thấy có hiện tượng lớp sơn co lại, khi bắt đầu khuấy thấy hơi nặng tay và
khó đều. Chỉ cần tiếp tục khuấy cho đến khi đều là sử dụng được. Sau khi pha lỗng và đã khuấy
đều mà khơng sử dụng ngay thì trước khi thi cơng phải khuấy lại.
Nên dùng xylene hoặc toluene để pha lỗng.
Sơn lót gốc dầu và sơn lót gốc nước khác nhau như thế nào ?
Sơn lót gốc dầu có độ bám dính tuyệt vời trên bề mặt mastic. Nó có khả năng thấm hút lớp phấn
(chalking) trên bề mặt trong khi đó sơn lót gốc nước khơng có đặc tính này. Do đó sơn lót gốc
dầu sử dụng tốt cho các bề mặt đặc biệt dùng để xử lý cho các bề mặt bị phấn hóa nhiều.
Cách xử lý đối với cơng trình bị thấm từ bên trong ra?
Đối với một số cơng trình bị thấm khơng phải do từ bề mặt tường ngồi thấm vào mà do có sự
thấm từ mái, góc tường…gây ra hiện tượng bị thấm và loang ố trên bề mặt. Trong trường hợp
này ta phải xử lý như sau:
- Chặn nguồn thấm và chờ khơ.
- Dùng sơn lót chống ố.
- Lớp phủ sử dụng sơn chống thấm cho ngoại thất cịn nội thất có thể sử dụng sơn chống thấm
hay bằng loại sơn nước phù hợp.
Sơn chống thấm có thể sơn lên những bề mặt nào? Các lưu ý khi thi công sơn chống thấm?


Sơn chống thấm là loại sơn có khả năng kháng nước gốc Acrylic. Nó có thể sử dụng tốt trên các
bề mặt như trên các bề mặt như: tường bêtông, xi măng, bể nước, mái nhà…Cần lưu ý khi thi

công:
- Phải khuấy đều trước khi sử dụng.
- Dùng rulô chịu dầu.
- Lăn dứt khoát, tránh lăn đi lăn lại nhiều lần.
- Khi sơn lớp thứ 2 phải bảo đảm thời gian sơn cách lớp.
- Phải đeo khẩu trang và kính bảo vệ mắt.
Khơng dùng sơn lót trước khi sơn chống thấm được khơng?
Khơng nên vì: sơn chống thấm tuy có khả năng chống thấm nhưng nó cũng là 1 sản phẩm trang
trí có màu sắc. Vì thế màng sơn cũng sẽ bị xảy ra hiện tượng kiềm hóa khi bề mặt có độ kiềm
cao.
Vì vậy nên dùng sơn lót cho sơn chống thấm trước khi sơn phủ sơn chống thấm.
Tại sao khi thi cơng sơn chống thấm có hiện tượng kéo sợi trên rulơ?
Sơn chống thấm là loại sơn có độ bay hơi nhanh vì thế sơn rất mau khơ. Nguời thợ thi công lăn
lâu cho một lần nhúng sơn sẽ xảy ra hiện tượng sơn bắt đầu khô nên khi lăn tạo sợi trên bề mặt
và rulô làm cho bề mặt không bằng phẳng và sần sùi.
Sau khi sơn lớp thứ 1 mà không chờ đủ thời gian sơn cách lớp mà sơn ln lớp thứ 2 thì sẽ gây
hiện tuợng màng sơn lớp thứ 2 tạo trạng thái không đồng đều làm nhăn bề mặt. nguyên tắc lăn
sơn chống thấm phải lăn dứt khoát, tránh lăn đi lăn lại nhiều lần trên cùng một lần lăn.
Có thể dùng xăng để pha lỗng sơn dầu được khơng? Có thể pha được nhưng trong phạm vi
quy định.
Có thể sơn dầu lên bề mặt mastic hay khơng?
Có thể sơn lên bề mặt bêtông hay mastic, lưu ý khả năng chịu kiềm của sơn dầu yếu hơn sơn
nước. Vì thế nếu bề mặt có độ kiềm cao, màng sơn sẽ nhanh chóng bị phá hủy. Khả năng co dãn
của sơn dầu trog môi truờng ẩm nhiều của bề mặt tường không tốt nên cũng dễ bị bong tróc, hay
màng sơn bị mềm.
Có thể sơn trực tiếp sơn dầu lên bề mặt kim loại mà không cần sơn chống gỉ không?
Nếu không sử dụng sơn chống gỉ, tuổi thọ sản phẩm rất thấp vì bề mặt kim loại khơng được bảo
vệ nên dẽ bị ăn mịn khi đó nó sẽ phá lớp sơn phủ. Vì vậy nên sơn lót chống gỉ



Làm cách nào để sơn trên bề mặt sơn cũ có độ bóng cao? Dùng giấy nhám chà trên màng sơn
và làm sạch sau khi chà. Sau đó có thể sơn.
Tại sao khi sơn dầu đã khô mà màng sơn vẫn cịn mềm?
Các loại sơn nói chung đặc biệt là sơn gốc dung môi, tuy đã khô rồi nhưng màng sơn vẫn chưa
đạt tới trạng thái có tính cơ lý cao nhất. Sau 1 thời gian nó mới đạt tới điểm này.
Ví dụ: sơn dầu sau khi khơ (sau 24h) nếu bấm vào bề mặt thì sẽ thấy dễ bị mềm và dễ tróc.
Nhưng sau khoảng 7 – 10 ngày thì màng sơn trở nên rất cứng và bám chắc bề mặt. sơn Epoxy
khô sau 16h nhưng để đạt đến chất luợng tốt thì phải sau 1 tuần.
Tại sao trong một số trường hợp sơn sơn dầu lên bề mặt sơn chống gỉ thì lại có các sọc đỏ
loang trên bề mặt?
Hiện tượng này xảy ra do không đảm bảo thời gian sơn cách lớp. lớp sơn lót chưa đủ thời gian
kô bị dung môi của lớp sơn phủ làm yếu đi và tan ra một phần, do đó trên bề mặt xuất hiện
những sọc loang đỏ là màu của sơn chống gỉ.
Cách xác định loại rulo dùng thi công như thế nào?
Sử dụng rulơ có chất lượng sẽ thi công dễ dàng hơn, tạo bề mặt đều đẹp hơn.
Rulô bằng lơng cừu được khuyến khích cho thi cơng sơn epoxy và sơn dầu, cũng có thể sử dụng
rulơ bằng sợi tổng hợp. Đối với bề mặt phẳng mịn dùng rulơ có chiều dài phần sợi là 3/8" đến
½". Bề mặt tường gạch, bề mặt sần sùi dùng rulô sợi di ắ" n 1". Dựng loi rulụ si di ẳ"
cho bề mặt gạch khối hay cho bề mặt rất sần sùi và rulô sợi ngắn 3/16" cho bề mặt nhẵn mịn khi
thi công sơn men.
Tại sao không nên thi công sơn khi trời mưa hoặc trời quá nắng?
Không nên thi cơng sơn khi trời mưa vì trời mưa làm nhiệt độ khơng khí giảm, độ ẩm cao. Làm
ảnh hưởng đến thời gian khô của sản phẩm. Không những thế, trời mưa còn gây hiện tượng bị
ngấm tường, nếu ta cứ thi công sau ngày dễ xảy ra hiện tượng bong tróc. Trong trường hợp trời
mưa mà tường khơng bị thấm, độ ẩm bề mặt bột đạt để thi cơng thì có thể tiến hành lăn sơn bên
trong.
Lưu ý: Ngay cả khi nhiệt độ xuống thấp không nên thi công sơn vì màng sơn dễ bị đốm, nổi hạt,
lâu khơ, đổ mồ hơi.
Khơng nên thi cơng khi trời q nắng vì sau khi thi công sơn cần ở dạng lỏng 1 thời gian để thấm
vào bề mặt vật chất và bám dính lên bề mặt. Khi sơn ở nhiệt độ cao sẽ làm cho dung môi bay hơi



nhanh dẫn đến hiện tượng màng sơn dễ bong tróc do độ bám giảm, màng sơn dễ rạn, nhăn nư81t
do biến đổi đột ngột về trạng thái.
Sau khi thi công thì bao lâu sẽ hết mùi sơn?
Sau khi thi cơng, trong phòng thường còn mùi sơn. Khi sơn xong nên mở tồn bộ các cửa để tạo
khơng khơng khí thống trong phịng, tạo điều kiện cho mùi nhanh chóng bay hết.
Thơng thường sơn nước sau khoảng 2-3 ngày thì mùi bay hết.
Làm thế nào để tránh sự chấp vá hay sơn khơng đều?
Màng sơn hồn thiện trên bề mặt như bị chấp vá. Nó có thể do các yếu tố sau:
- Lớp sơn hoàn thiện được sơn trên bề mặt có các vết đốm do trét mastic.
- Độ thấm hút trên bề mặt sơn khơng đều.
- Bề mặt có độ kiềm cao làm ảnh hưởng đến màu sắc.
- Bề mặt mastic chưa khô hẳn hoặc quá dày.
- Thi công lớp hồn thiện khơng đều.
Để tránh hiện tượng màng sơn khơng đều phải thực hiện tốt các công đoạn xử lý bề mặt, sơn có
lớp lót, người thợ phải có kinh nghiệm thi cơng.
Tại sao có trường hợp lớp sơn dầu bong ra khỏi bề mặt dù bề mặt trước đó khi sơn đã
được làm sạch?
Đây là hiện tượng sự cố do sơn quá dày. Khi sơn dày, màng sơn càng lâu khô, sau khi sơn vài
ngày màng sơn vẫn bi mềm, nếu dùng tay hay vật gì nhọn cạy ra là có thể bóc cả lớp sơn ra khỏi
bề mặt.
Hiện tượng trên cũng có thể xảy ra khi màng sơn chưa đạt đến tính chất cơ lý cao nhất (chưa đạt
đến độ cứng tốt nhất). Do vơ tình hay cố ý dùng tay bóc lớp sơn, lớp sơn cũng sẽ dễ bị bong tróc.
1. Phân loại theo mục đích sử dụng, gồm có:
a/ Sơn phủ trang trí
b/ Sơn lót và sơn phủ bảo vệ
2. Phân loại theo bản chất hoá học của chất tạo màng:
Theo bản chất hoá học của chất tạo màng, sơn được phân theo bảng 1 sau đây:
Bảng 1: Phân loại sơn:

Gốc Các hệ sơn
1. Vô cơ 1.1 Hệ sơn vôi


1.2 Hệ sơn silicat
1.3 Hệ sơn dầu
2. Hữu cơ 2.1 Hệ sơn dầu
2.2 Hệ sơn hổ phách, cánh kiến và tùng hương
2.3 Hệ sơn bitum
2.4 Hệ sơn nitroxenlulô
2.5 Hệ sơn cao su
2.6 Hệ sơn fenolfocmalđehýt
2.7 Hệ sơn alkýt
2.8 Hệ sơn amin
2.9 Hệ sơn epoxy
2.10 Hệ sơn polyuretan
2.11 Hệ sơn polyuretan
2.12 Hệ sơn vinyl
2.13 Hệ sơn acrylic
2.14 Hệ sơn clovinyl
2.15 Hệ sơn silicon
3. Phân loại theo môi trường phân tán
Theo môi trường phân tán chất tạo màng, sơn được phân thành các loại sau:
a/ Hệ sơn dung môi
- Phân tán hoặc hoà tan trong nước
- Phân tán hoặc hoà tan trong dung môi hữu cơ
b/ Hệ sơn không dung môi
- Phân tán đều trong bột
- Tự phân tán (Ví dụ: Nhựa lỏng)
Tiêu chuẩn phân loại sơn xây dựng đề ra đã đáp ứng được các mục đích như: “Đặc trưng, tổng

quát, cần và đủ” cho từng loại sơn phù hợp với điều kiện, yêu cầu kỹ thuật và mục đích sử dụng.
PHÂN LOẠI SƠN
Có rất nhiều cách phân loại sơn:
Căn cứ vào bản chất của chất tạo màng:
+ Sơn dầu thuần tuý: Thành phần chất tạo màng chỉ có dầu thảo mộc nên ít dùng do khơng bền.


+ Sơn dầu nhựa: thành phần chất tạo màu gồm dầu thảo mộc và nhựa ( thiên nhiên, nhân tạo).
Loại này được dùng phổ biến trong đời sống hằng ngày nhưng ít dùng trong các nghành kỷ thuật.
+ Sơn epoxy và alkyd gốc hệ dầu: Chất tạo màng là nhựa tổng hợp Sơn epoxy, sơn alkyd…là
loại sơn được nói đến trong phần đề tài này
– Căn cứ bản chất của môi trường phân tán:
+ Sơn dung môi, môi trường phân tán là dung môi hữu cơ
+ Sơn nước môi trường phân tán là nước.
+ Sơn bột khơng có mơi trường phân tán.
– Căn cứ vào ứng dụng:
+ Sơn gỗ.
+ Sơn kim loại
+ Men tráng gốm, sứ…
+ Sơn chống hà.
+ Sơn cách điện
+ Sơn chịu nhiệt
+ Sơn bền hoá chất
+ Sơn bền khí quyển.
– Căn cứ vào phương pháp sơn:
+ Sơn phun.
+ Sơn tĩnh điện
+ tráng, mạ kim loại.
– Các dạng sơn đặt biệt khác:
+ Sơn dẫn điện

+ Sơn cảm quang
+ Sơn phát sáng
Thành phần cơ bản của sơn:
Sơn là một loại dung dịch keo phủ trên bề mặt sản phẩm, sau một thời gian tạo thành màn rắn
bám chắc lên bề mặt, trang trí và bảo vệ sản phẩm. Vì vậy màn sơn phải có độ bám dính tốt, khơ
nhanh, tính đàn hồi tốt, có độ bóng và năng lực che phủ tốt. Hiện nay có rất nhiều loại sơn có
tính chất và thành phần khác nhau, nhưng nhìn chung tất cả loại sơn có thành phần chín sau:
+ Chất tạo màng: là thành phần chủ yếu quang trọng nhất quyết định các tính chất của màng sơn


+ Chất màu ( bột màu, bột độn)
+ Môi trường phân tán
– Thành phần phụ:
+ Chất hoá dẻo
+ Chất làm khơ, đóng rắn
+ Chất ổn định
Q trình đóng rắn phụ thuộc và bản chất hóa học của chất mang. Dung môi phân tán trong sơn
Trong sơn, dung môi là hợp phần chính nó thường chiếm khối lượng lớn hơn so với chất tạo
màng. Một số loại sơn, dung môi chiếm đến 80%, chỉ có 20% là chất tạo màng như: sơn nitro
xenlulo, clo cao su…Dung môi: là chất lỏng dể bay hơi dùng để hoà tan các chất tạo màng, chất
hoá dẻo…chuyển hệ sơn vào trạng thái thuận lợi cho việc chế biến và sử dụng và sự bay hơi hết
trong quá trình tạo thành màng sơn.
Nhựa sơn.
Nhựa là một trong những thành phần chín của sơn, nhựa dùng trong sơn là chất tạo màn sơn, tạo
tính năng bảo vệ, thẩm mỹ cho sơn như độ bóng, độ đàn hồi, chịu nước… ngồi ra mỗi loại sơn
cịn có đặc tính riêng, để thoải mãn nhu cầu nhiều mặt của sơn, thường dùng hỗn hợp các loại
nhựa hoặc là hỗn hợp các loại dầu với nhựa hổ trợ bổ sung cho nhau. Vì vậy yêu cầu giữa nhựa
với nhựa, giữa nhựa với dầu phải có tính hịa tan tốt, nếu khơng sẻ làm tác dụng của sơn. Trong
phần này ta chỉ nói về nhựa alkyd và epoxy trong sơn dầu thường sử dụng hai loại nhựa này.
Nhựa alkyd

Là nhựa poliester có cấu trúc R3 được chế tạo từ alhiđric cửa axit lưỡng chức mà chủ yếu là
alhđric phlalic và rượu đa chức mà chủ yếu là glycerin và penta ery thrytric.
Nhựa alkyl đi từ AP + glycerin gọi là glyphtal, AP + penta ery thrytric – penta phtal
– Màng sơn trên cơ sở nhựa alkyd khơng biến tính có đặc điểm: bám dính tốt với nhiều vật liêu,
đàn hồi, bóng, bền dưới tác dụng của ánh sáng nhưng lại có nhượt điểm là dịn, dể nứt, hút nước,
khó hồ tan trong dung mơi do cấu trúc chặt chẽ. Do đó trong thực tế rất ít dùng nhựa alkyl
khơng biến tính để làm sơn
– Người ta thường biến tính alkyl bằng acid béo hoặc dầu thực vật. Biến tính alkyl bằng acid
béo.


Nguyên liệu: glycerin, AP, acid béo có thể cho vào một lúc hoặc tổng hơp monoglyceric của acid
béo trướcTuy nhiên, việc tách Acid béo từ dầu thực vật rất phức tạp và giá thành cao nên phương
pháp này ít sử dụng.Biến tính alkyd bằng dầu thực vật
Thành phần:
• Triglyceric
• Glycerin
• AP
Đối với phương pháp này không thể đưa nguyên liệu vào cùng một lúc vì nAP + Glycerin tạo sản
phẩm không tan trong dầu.
Trong thực tế người ta thường dùng cả dầu bán khô và dầu khô. Các gốc R này cịn có các nối
đơi có khả năng kết hợp với nhau bằng những cầu nối Oxy -O- (trong quá trình đóng rắn) làm
cho Polymer có cấu tạo mạng lưới rất thích hợp để làm sơn:
– Nhựa Alkyd biến tính bằng dầu thực vật có thể pha thêm một ít nhựa thông (hàm lượng nhựa
thông không nên vượt quá 10%) để giảm độ nhớt nhưng làm cho màng sơn dòn.
– Tính chất của nhựa Alkyd biến tính bằng dầu thực vật phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: lượng
dầu, độ không no của dầu.
+ Hàm lượng nhựa trong dầu được đánh giá bằng % trọng lượng dầu (hay Acid béo) trong nhựa.
Nó thường dao động trong khoảng 30 – 70%. Căn cứ vào hàm lượng dầu trong nhựa Alkyd biến
tính có thể phân làm 4 loại nhựa:

Lọai nhựa

hàm lượng dầu (%)

béo

> 60%

béo trung bình

45 – 59%

gầy

35 – 44%

rất gầy

< 35%

Hàm lượng dầu (độ béo) càng cao thì dung dịch nhựa càng ít nhớt, khả năng hồ tan vào dung
mơi cacbuahydro mạch thẳng càng dể dàng, sơn càng dể ngấm bột màu và có khả năng dùng
chổi quét để gia công, màng sơn co giản tốt, bền với thời tiết nhưng kém rắn, ít bám dính, kém
bền với dung mơi dầu nhờn và chậm khô.
+ độ không no (độ khô) của dầu:


Dầu càng khơ thì màng sơn càng khơ nhanh nhưng nó làm dung dịch nhựa có độ nhớt cao, dể bị
keo hố, màng sơn chóng bị lão hố. Do đó thường dùng kết hợp dầu khô và bán khô để màng
sơn chậm lão hố và có tác dụng hố dẻo.

Nhựa Alkyd biến tính bằng dầu thực vật có độ bóng cao, cứng, bền với nước, ánh sáng và thời
tiết, bám dính tốt với kim loại và tương đối co dãn. Ngồi ra nó cịn có khả năng phối hợp với
nhiều loại nhựa khác nên phạm vi sử dụng khá rộng.
Nhựa epoxy
Nhựa epoxy là sản phẩm đa tụ từ hợp chất có chứa nhóm epoxy hay Từ hợp chất có khả năng tạo
thành nhóm epoxy.
– Có 3 loại nhựa epoxy phổ biến:
+ Nhựa epoxy đi từ epiclohyđrin và điphenylolpropan (bic phenol- A), (epoxy đian). Dưới tác
dụng của kiềm dicloridrin chuyển thành diepoxy. Các nhóm epoxy lại tiếp tục tác dụng với
điphenylolpropan tạo nhựa epoxy.
Các phản ứng phụ:
Thuỷ phân epiclohiđrin tạo glycerin (do kiềm dư).
+ Thuỷ phân nhóm epoxy cuối mạch tạo nhóm hiđroxyl.
+ Trùng hợp mhóm epoxy tạo ra cấu trúc khơng gian (phản ứng trùng hợp cịn có thể xảy ra giữa
nhóm epoxy và nhóm OH.
+ Nhựa epoxy đi từ PF và epiclohyđrin (polyepoxy).
+

Nhựa

epoxy

đi

từ

sản

phẩm


epoxy

hố

các

hợp

chất

khơng

no.

Phản ứng epoxy hố tiến hành ở nhiệt độ 25 – 600C trong dung môi hữu cơ (benzen, toluen,
clorofrom).
+ Đầu tiên cho peroxit hiđro tác dụng với acid hữu cơ (xúc tác là acid) tạo peraxit:
+ Cho peroxit tác dụng với hợp chất khơng no tạo nhóm epoxy.
+ Phản ứng phụ đáng chú ý là phản ứng mở vịng.Đóng rắn nhựa epoxy
Nhựa epoxy là nhựa nhiệt dẻo nên khơng thể chuyển sang trạng thái nóng chảy, khơng hồ tan.
Do đó muốn cho nhựa có tính chất cơ lý tốt ta phải thêm vào các chất đóng rắn. Thường dùng 3
loại chất đóng rắn: Chất đóng rắn loại amin, chất đóng rắn loại axit và các chất đóng rắn khác.
Đóng rắn bằng amin và poliamid (đóng rắn nguội). Đóng rắn bằng amin mạch thẳng: ví dụ
hexametylen điamin NH2- (CH2)6- NH2.


– Q trình đóng rắn xãy ra rất nhanh ngay ở nhiệt độ thường và tỏa nhiệt . Thời gian đóng rắn
1-2 giờ. Nếu pha thêm một ít dung mơi loại ceton thì thời gian sử dụng lâu hơn (24 – 48) giờ.
– Lượng amin cho vào phải tính tốn chính xác sao cho một ngun tử hiđrơ hoạt động của
nhóm amin tương ứng với một nhóm epoxy vì nếu dư amin thì các nhóm epoxy sẽ kết hợp với

các amin và hạn chế khả năng tạo thành cấu trúc không gian (tức là các nguyên tử hiđrô hoạt
động trong một phân tử amin khơng phản ứng hết). Cịn nếu thiếu amin thì cấu tạo mạng lưới
thưa thớt, kém chặt chẽ.
– Do các amin thấp phân tử độc (bay hơi) ăn mòn kim loại. Để khắc phục người ta thường dùng
loại ađúc là sản phẩm ngưng tụ giữa nhựa epoxy và amin.
Ví dụ: hexametylen diamin. Khi dùng loại này (cịn gọi là amin biến tính) thì phản ứng xãy ra
vừa phải, ít toả nhiệt và lượng chất đóng rắn ít ảnh hưởng đến phẩm chất sản phẩm (vì trọng
lượng phân tử lớn nên ít sai số khi chọn tỷ lệ và do trọng lượng phân tử lớn nên ít ảnh hưởng đến
tính chất cơ lý của nhựa).
* Chất đóng rắn là amin thơm (ví dụ : phenylen đi amin). Quá trình đóng rắn xãy ra chậm hơn và
chỉ xãy ra ở nhiệt độ cao, màng sơn chịu nhiệt, bền cơ học , cách điện tốt hơn so với màng sơn
đóng rắn bằng amin mạch thẳng ở nhiệt độ thường.
* Chất đóng rắn là nhựa polyamid phân tử thấp (ví dụ sản phẩm đa tụ của amin thơm hoặc thẳng
với đimer, trimer của axit béo dầu khơ (- NH- CO-).
– Có thể đóng rắn ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao. Lượng polyamid thêm vào từ 40 – 100%
lượng nhựa epoxy. Hàm lượng này có ảnh hưởng đến tác nhân đóng rắn và tính chất của màng
sơn. Nhựa polyamid làm cho màng sơn co dãn, bền va đập, nhựa epoxy làm màng sơn cứng, rắn,
bám dính tốt. Đóng rắn bằng axit. Thường dùng axit lưỡng chức để đóng rắn. Quá trình này xãy
ra như sau: đầu tiên điaxit tác dụng với nhóm epoxy. Sau đó điaxit sẽ phản ứng với các nhóm
hyđrơxyl trong mạch epoxy và các nhóm hiđrơxyl mới tạo thành tạo một số cầu nối và giải
phóng

nước.

Phản ứng xãy ra ở 2000C. Giai đoạn đầu nhanh hơn giai đoạn sau và có khuyết điểm là tích
nước. Để khắc phục ta dùng anhiđric của axit. (Phản ứng này xãy ra do anhiđric hoặc axit không
tham gia phản ứng làm xúc tác)
– Đóng rắn anhiđric cũng xãy ra ở nhiệt độ ( 2000C. Trong cả hai trường hợp để xãy ra q trình
đóng rắn nhanh hơn người ta dùng xúc tác 1 – 3% amin bậc 3. Thường dùng 0,6 -0,8 mol
anhydric cho một nhóm epoxy. Khi đó nhiệt độ đóng rắn cịn 1200C



Các loại chất đóng rắn khác:
Ngồi hai loại chất đóng rắn phổ biến là amin và axit người ta còn dùng một số chất sau:
– Nhựa PF hàm lượng 50 -70% lượng epoxy (nhựa PF ở dạng dung dịch 10% trong butanol).
Phản ứng đóng rắn ở 1750C (phản ứng đóng rắn do nhóm epoxy + hiđrơxyl của phenol).
- Nhựa UF, melamin formandehyd. đóng rắn ở 150 -2000C.
Sơn dầu
Trước nay khi nói đến sơn truyền thống, người thường chỉ liên tưởng đến nhựa cây sơn ta; một
loại cây được trồng nhiều ở phú thọ để khai thác nhựa làm sơn. Trên thực tế sơn truyền thống
không chỉ cấu thành từ nhựa sơn, mà cịn từ nhiều cấu tử khác nữa. Thơng thường nhất có hai
loại sơn: sơn nhựa và sơn dầu. Đây là tên gọi tắt của sơn truyền thống gồm các thành phần chính
là nhựa sơn ta pha với nhựa thông (đúng hơn là tùng hương, colophan) hoặc pha với dầu trẩu.
Ngồi ra sơn cịn được pha chế bởi cả 3 chất trên, và với nhiều chất khác. Đôi khi các chất khác
nhự sơn ấy lại chiếm tới 30% nguyên liệu. Do đó, tính chất của sơn phụ thuộc rất nhiều vào sự
phối chế các thành phần.
Các loại sơn truyền thống
Sơn là chất tạo màng trên nền chọn sẵn; ngoài ra cịn có bột màu (khơng kể dung mơi). Đối với
sơn ta, chất tạo màng là nhựa cây sơn, nhựa thông, dầu trẩu… Căn cứ vào nguồn vật liệu, người
ta phân loại sơn có nguồn gốc như sau:
– Sơn dầu thuần túy: chỉ có dầu thảo mộc, khơng có thành phần nhựa, loại này ít dùng.
– Sơn dầu có nhựa: có cả dầu lẩn nhựa thiên nhiên (như sơn dầu tùng hương).
– Sơn ta: làm từ nhựa sơn trồng ở nước ta, đơi khi biến tính để dùng phổ biến.
Khi nghiên cứu về bản chất sơn truyền thống, chúng ta cần quan tâm tìm hiểu sơn dầu thuần túy
để biết tính chất của một số loại sơn dầu như dầu trẩu, dầu ve, dầu đều…là các cấu tử quan trọng
của sơn truyền thống; quan tâm sơn dầu-nhựa như sơn dầu tùng hương để biết tính chất tùng
hương-cũng là một cấu tử sơn truyền thống, và cuối cùng quan tâm đến chính nhựa sơn ta.
Sơn dầu thuần túy
Dầu thảo mộc: là nguyên liệu chính làm sơn dầu, trong thành phần chủ yếu có axit béo và chất
khơng béo (chất khơng béo chỉ chiếm 0.1-1.0% khối lượng). Axit béo có 2 loại chính: no (các

axit panmitic, stearic, arasionic…) và khơng no là chất lỏng.
Khi chưng cất các axit bị biến đổi (khử nước, trùng hợp), đặc biệt là các axit có phân tử lượng
cao (C trên 10) bị phân hủy (phải chưng trong chân khơng hoặc hơi nước). Tính chất hóa học của


axit béo: loại no tương đối bền vững, chúng chỉ tác dụng với kim loại tạo thành muối. Loại
không no hoạt tính mạnh với halogen, rodan, hydro. Như vậy, cần xử lý để giảm hoạt tính của
dầu trước thi cơng và sử dụng ngồi khơng khí nhằm tránh những phản ứng tiếp theo của màng
sơn.
Làm sơn cần loại dầu có khả năng khô (dầu khô) tức là mức độ không no của phần tử khá cao,
mà khả năng phản ảnh qua giá trị số lót. Dầu khơ chứa nhiều axit khơng no, có các chổ nối đơi,
nối ba trong mạch; thuộc loại này có dầu gia, dầu trẩu; chúng có trị số lót trên 130 đến 200,
màng sơn khơ nhanh và bền.
Dầu trẩu: là dầu thảo mộc có rất nhiều ở nước ta. Trong sơn truyền thống, dầu trẩu thường được
dun nóng khi trộn với nhựa sơn, Dầu trẩu bị đông đặc khi ở nhiệt độ cao. Khi dầu đông đặc rất
khó pha trộn, khó thi cơng. Nhưng nếu khơng đun thì các liên kết trong mạch phân tử khơng bị
phá vỡ và chuyển hóa thành các liên kết bền vững,khi đó sơn khơng bền ngồi khí hậu. Việc đun
trẩu có thể coi là q trình trùng hợp dầu (tạo sơn).
Q trình trùng hợp dầu
Mục đích trùng hợp là giảm các liên kết đôi trong phân tử nhằm giảm khả năng phản ứng của
sơn sau khi thi công (đảm bảo độ bền của màng sơn). Chỉ có các axit béo khơng no mới trùng
hợp được, loại no chỉ có tác dụng hóa dẻo. Sau khi trùng hợp, các phân tử kết hợp thành đôi
(lưỡng hợp). Trọng lượng riêng, trọng lượng phân tử, độ nhớt tăng, trị số lót giảm, trị số axit
tăng. Nhiệt độ trùng hợp phụ thuộc vào quy trình lựa chọn. Cần có chất xúc tác, chất ổn định
(trong công nghệ sơn truyền thống không dùng các chất này).
Quy trình dầu khơ:
Dầu phải khơ sơn mới có tác dụng, đồng thời phải khô như thế nào màng sơn mới có chất lượng
cao. Đây là q trình oxy hóa đồng thời có q trình trùng hợp của dầu với oxy. Trong q trình
này có những phản ứng hóa học phức tạp tạo thành màng lưới ba chiều. Lượng polyme ba chiều
thường chỉ chiếm tối đa 80% và có vai trò tạo thành màng sơn vững chắc, còn các đơn hợp,

lưỡng hợp có tsc dụng làm dẻo màng sơn.
Sự lão hóa của màng sơn
Do q trình trùng hợp xảy ra khơng hồn tồn nên các liên kết đơi cịn lại tiếp tục tham gia phản
ứng làm màng sơn kém bền: xuất hiện nhóm OH làm giảm tính chịu nước, tạo các nhóm mang
màu làm sơn đổi màu, nhóm COOH có hoạt tính dễ sinh phản ứng. Muốn màng sơn ổn định về
cơ bản là phải trùng hợp kỹ để giảm các nối đơi cịn lại.


Sơn dầu có nhựa-sơn tùng hương
Thành phần và tính chất của sơn tùng hương:
Tùng hương thông là cặn của quá trình chưng nhựa thơng lấy dầu thơng. Trong nhựa thơng sống
có chừng 30% tùng hương, phần cịn lại là dầu thơng và tạp chất. Tùng hương sạch có màu vàng
sáng, nếu màu sẩm thì do có tạp chất. Các chỉ số tính chất của tùng hương là nhiệt độ hóa mềm
thm và chỉ số axit tH. Nhiệt hóa mềm của tùng hương trong khoảng 50 đến 70oC, còn trị số axit
nằm trong khoảng 150-170. Cần nâng cao thm và giảm tH.
Trong tùng hương có 5 loại axit nhựa đồng phân có cơng thức chung là C20H30O2 và có cơng
thức cấu tạo gần giống nhau (cùng có khung của pheantren); tên chung là: axit abietic, axit
neoabietic, axit levopimatic, axit ido dpimaric; trong đó chủ yếu abietic, ngồi axit trên cịn 510% các hợp chất khác. Cần chú ý là trong phân tử ln có nhóm COOH và liên kết đơi, là nền
phản ứng trùng ngưng và đa tụ…một số phản ứng cần chú ý:
¬ Tạo redinat kim loại nâng nhiệt độ nóng chảy và giảm chỉ số axit cho tùng hương.
¬ Tạo este tùng hương làm giảm trị số axit là làm tăng độ cứng cho màng sơn.
¬



thể

bị

oxy


hóa

tại

liên

kết

đơi

cách

1

làm

màng

bị

biến

màu.

Sơn dầu nhựa tùng hương có hai nhực điểm là trị số axit cao và nhiệt hóa mềm thấp. Có thể giải
quyết bằng hai con đường: redinat kim loại và este tùng hương hoặc phối trộn với các tùng
hương khác có trị số tốt hơn như tùng hương tràm, phối hợp với các dầu thảo mộc như: cách kiến
(shell-lac)…
Đặc điểm sơn dầu tùng hương: khác với sơn dầu đơn thuần sơn dầu tùng hương có cả dầu và

nhựa. Nhựa kém bền nên chất lượng dầu có ý nghĩa quan trọng và số lượng trong sơn cũng
nhiều.
Căn cứ vào hàm lượng dầu mà phân loại sơn thành: gầy trung bình béo loại gầy có hàm lượng
dầu dưới 30% và hệ số béo tỷ lệ dầu trên nhựa, K=0.5->1.25% loại trung bình có K=1.25-2%;
loại béo K=2-3>% sơn gầy chống khơ màng sơn đanh, bóng, rắn chắt, có thể mài được nhưng
kém co giản khơng bền trong khơng khí nên chỉ dùng trong nhà. Loại trung bình cũng có thể mài
được có độ bền khí hậu nhất định loại béo có màng sơn co giản được bền trong khơng khí song ít
rắn, khó mài, chậm khơ. Trong sơn ta, vai trò của dầu cũng tương tự nhưng số lượng ít hơn Nhựa
cây

sơn

ta

Sơn sống là tên thường gọi của nhựa sơn mới khai thác và chưa được chế biến. Bề ngồi là chất
lỏng nhớt, màu trắng sửa, có tỷ trọng trên 1.1, để lâu bị phân tầng. Nhựa sơn để lộ ngồi khơng


khí bị oxy hóa màu đen nâu và bóng, màng này bền cơ học (màng mỏng quét lên mây tre có thể
uốn cong), bền mối mọt sức chịu nhiệt đến 4000C; có thể chống ẩm cách điện, độ bám dím nền
tốt. Màng sơn không ngấm nước, chịu ẩm tốt. Màng sơn đanh cứng nhưng co dãn (uốn được); về
độ bền axit: chịu được axit HCl với mọi nồng độ, H2SO4 nồng độ lên đến 80%, HNO3 tới 20%
chịu dung dịch muối, dầu ăn mịn dung mơi hữu cơ (ở nhiệt độ thường), chịu được tác động của
nước biển. Có một loại cây sơn, tương ứng có nhựa với thành phần hơi khác nhau. Tại Việt Nam:
– Malanorhea laccifera: miền nam cây cao 15-25 m.
– Rhus Succedanea: miền bắc cây cao 3-5 m.
Ngồi ra Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia…Cũng có cây sơn. Sơn của Việt Nam thuộc loại
tốt, được các nước khác ưa chuộng.

Thành phần hóa học của nhựa sơn:

Theo nhiều tài liệu, các thành phần chính gồm:
¬

Laccazo: là men sơn; chất có màu trắng vơ định hình có tác dụng oxy hóa sơn tạo thành

màng sơn màu đen; khơng tan trong cồn mà tan trong nước; chiếm khoảng 10% làm chất xúc tác
cho quá trình rắn của màng sơn. Nếu thiếu nó thì màng sơn khơng khơ được laccol khơng bị oxy
hóa mạnh. Làm chậm tác dụng oxy hóa của laccazo có thể bằng axit nitric, axit cyanic,
sunphuahydro…ngồi ra sơn laccazo cịn có trong khoai tây, củ cải đường, quả táo, bắp cải và
nhiều loại nắm.
¬ Laccol: dẫn xuất của ốc-to diphenol tan trong ete cồn mạnh nhưng không tan trong nước;
chiếm khoãng 60-70% khối lượng, ở dạng nhủ tương, trong khơng khí chịu tác đọng của oxy,
nước và laccazo đóng rắn, tạo thành màn trong và bóng.Trong phân tử có các COOH và etylen
dạng liên kết đơi –CH2-CH=CH-CH=CH-CH2-. Cơng thức nhựa sơn có thể là C2CH3O hoặc
C14H18O2.
Tính chất của laccol: chất lỏng nhờn, màu hơi vàng, tỷ trọng nhỏ hơn 1, rất độc. Không tan trong
nước nhưng tan trong nhiều dung môi như cồn mạnh, ete, clorofooc, benzen…
Laccol để ra khơng khí bị oxy hóa và hóa đỏ đặc biệt khi có kiềm thì q trình oxy hóa rất nhanh
Ngồi ra cịn có nước và các hợp chất khác, chiếm khoảng 20-30%. Như vậy, bản thân nhựa sơn
cũng là chất tạo màng, cũng có các liên kết đơi trong mạch nên cũng có thể tác động chậm trong
màng sơn, cần sử lý như các chất tạo màng dầu, nhựa khác. Nhưng để có được những tính năng


ưu việt hơn (bóng, mềm, trong, cứng) thì cần pha với một số chất tạo màng khác như dầu trẩu,
tùng hương…Tính chất của sơn truyền thống do vậy cũng được cấu thành từ những đặc tính của
thành phần.
Như vậy, đặc điểm đầu tiên của sơn truyền thống là tập hợp các chất tạo màng thiên nhiên
(nguồn gốc thảo mộc). Mỗi chất cấu thành chính là một loại sơn. Q trình hình thành sơn nhất
thiết phải là quá trình trùng hợp các liên kết không no trong mạch phân tử. Quá trình này càng
hình thành bao nhiêu thì độ bền khí hậu của sơn càng cao bấy nhiêu. Tính chất của sơn (độ bền

hóa, bền cơ học, độ bóng, độ cứng…) phụ thuộc phần nhiều vào các cấu tử. Đây là một phần bản
chất của sơn truyền thống.
Bản chất của quá trình chế biến và thi cơng sơn truyền thống
Có gần chục loại sơn truyền thống khác nhau, nhưng chủ yếu cơ 3 loại chính: sơn cách dán, sơn
nhựa, sơn dầu (hoặc hỗn hợp là sơn nhựa dầu). Có một vài quy trình đang phổ biến nhất Việt
Nam.
Quy trình có hai cơng đoạn:
– Ngả sơn (đánh sơn chính): sản phẩm là sơn cánh dán hoặc sơn then màu đen nấu theo quy trình
riêng; thời gian kéo dài theo cách chế thủ công thường là một ngày một đêm
– Chế sơn quang (dầu trẩu, nhựa thông): đầu vào là sơn cánh dán, sản phẩm là sơn quang (có thể
là sơn quang màu nếu pha màu) thời gian ngắn hơn công đoạn trước.
Trong công đoạn đầu tiên, nhựa sơn được gia nhiệt bằng ma sát (tại Trung Quốc, thời cổ đại
người ta còn khuấy sơn ngồi nắng để tăng nhiệt độ). Trong cơng đoạn này có thể nhựa sơn bớt
mất nước, xảy ra phản ứng làm giảm liên kết kép trong mạch phân tử. Sơn đánh vừa độ thì màng
mỏng, khơ nhanh, bóng, nhựa ít nhớt, dể thi cơng. Nếu đánh q lâu thì sơn bị “xoắn” tức là vón
và quốnh lại, nếu đánh chưa tới sơn sẽ kém bền, ít bóng.Cơng đoạn thứ hai, người ta đánh sơn
với dầu trẩu, nhựa thông được gia nhiệt trước khi trộn với nhựa sơn. Trong cách thức truyền
thống thì dầu trẩu được đun nóng một cách bình thường (một chặng) tới “một kim, hai kim…”,
cịn tùng hương được đun chảy với dầu hỏa mà không có các cơng đoạn chuyển thành redinat
hay este như trong chế biến sơn dầu tùng hương (một kim hai kim là thử theo cách truyền thống).
Như

vậy



thể

thấy.


Q trình có dầu trẩu thực chất là trùng hợp, dầu khi bị đun đặc dần thành các loại “một kim hai
kim…” nếu dầu đặc thì khó đánh với sơn và sơn cũng quốnh hơn. Nhưng nếu chỉ dùng dầu
“một kim” theo cách truyền thống thì mất độ trùng hợp sẻ thấp. Có thể ứng dụng cách trùng hợp


dầu trẩu trong sản xuất sơn dầu để giảm độ nhớt. Vấn đề đặt ra là có thể áp dụng công đoạn làm
sạch dầu như trong sơn công nghiệp được khơng? có thể áp dụng các trùng hợp dầu trong cơng
nghiệp được khơng?
Q trình nấu nhựa thơng truyền thống chưa đạt biến tính nên chưa cải thiện được tính chất, chưa
nâng cao tính bền của màng sơn (vì lượng tùng hương có khi cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn trong
sơn, nhất là hàng sơn mà). Đây có thể là một hướng cải thiện tính chất sơn.
Khi thi cơng, sơn cần có nhiệt độ thích hợp và độ ẩm cao đủ để men laccazo tác động hóa rắn với
laccol. Đơi khi các điều kiện như vậy khó đạt được, nhất là khi thi cơng sơn cả một cơng trình
lớn. Vấn đề đặt ra là để chủ động có thể phải cần đến các men sơn được chiết xuất từ một sơ củ,
rau có laccazo. Ngồi ra có thể dùng một số chất làm khô nhanh như trong sơn dầu thảo mộc
được

khơng.

Rõ ràng là cịn có những khả năng hồn chỉnh công nghệ sơn truyền thống. Trong khuôn khổ
nghiên cứu gần đây đả thử nghiệm chọn cách nâng trùng hợp của dầu trẩu bằng chế độ lặp nhiệt
để chống đơng quốnh trẩu khi chế sơn quang. Bằng cách đó có thể tăng độ bền khí hậu của sơn
tăng được lượng trẩu trong thành phần, tạo độ bóng tốt hơn.
CÁC THƯƠNG HIỆU SƠN:
Dulux

Galaxy

Joton


Javitex

Jymec

Jotun

SonBoss

HTC

Maxilite

Viglacera

Emax

AssyJapan

Toa

Kova

Nanomax

Terraco

Nishu

Spec


Behr

Rainbow

Jajynic

Zikon

Alex

Flintkote

Nippon

Valspar

Mykolor

Hải Âu

Expo

Clima

HTPaint

Seamaster

Atletic


Kamax

Petrolimex


Những đại gia ngoại nào đang chi phối thị trường sơn Việt Nam?
Thị trường bất động sản nóng trở lại với các cơng trình xây dựng mọc lên khắp nơi cũng là dấu
hiệu khả quan cho ngành công nghiệp sơn. Hiện Việt Nam có hơn 60 doanh nghiệp sản xuất và
kinh doanh sơn với tốc độ tăng trưởng của ngành đạt mức 6-8% giai đoạn 2008-2012 tuy nhiên
phần lớn cuộc chơi nằm phần lớn trong tay các doanh nghiệp ngoại đến từ Mỹ, Nhật Bản, Hà
Lan,.. với 65% thị phần.
Hầu hết các hãng sơn lớn nhất thế giới như AkzoNobel, PPG hay Dupont đều có mặt tại Việt
Nam từ rất sớm.
AkzoNobel
Theo Hiệp hội sơn và chất phủ thế giới, AkzoNobel là hãng sơn lớn thứ 3nhất thế giới. Năm
2014 với doanh thu hơn 14,3 tỷ USD cùng với lượng nhân viên lên tới 47.200 người. AkzoNobel
là công ty đa quốc gia sản xuất hóa chất có trụ sở tại Hà Lan. Cơng ty này có lịch sử khá lâu đời
về sáp nhập và chia tách, một số mảng của AkzoNobel hiện tại xuất hiện từ thế kỷ 17.
Mặc dù là một công ty châu Âu nhưng mảng kinh doanh sơn của công ty này tại khu vực này
(30%) năm 2013 lại đứng sau châu Á Thái Bình dương (35%). AkzoNobel có nhiều cơng ty con
đảm nhiệm những thương hiệu riêng nổi tiếng như Dulux, Levis paint, eka, Dry-Flo,…


Tại Việt Nam, nhắc đến AkzoNobel ít ai biết đến nhưng thương hiệu sơn Dulux và Maxilite của
công ty này lại khá phổ biến. AkzoNobel cũng đã có nhà máy sản xuất tại Việt Nam đặt tại KCN
Mỹ Phước 2 huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Sản lượng của AkzoNobel Việt Nam hiện ở mức
30.000 tấn/năm.
PPG
PPG được thành lập năm 1883 tại Mỹ, hiện là hãng sản xuất sơn trong lĩnh vực giao thơng vận
tải, cơng trình lớn nhất thế giới. Năm 2014, doanh thu của PPG đạt 15,4 tỷ USD, đứng thứ 190

trong danh sách Fortune 500. Hiện công ty này có 156 nhà máy sản xuất sơn trên thế giới, trong
đó khu vực Châu Á thái bình dương có 33 nhà máy.
Tại Việt Nam, PPG ít có những thông tin quảng bá thương hiệu nhưng lại hiện diện tại nhiều
cơng trình lớn như Apex Tower, Royal City, sân bay Đà Nẵng, sân bay Cần Thơ. Nguyên nhân có
thể lý giải là các sản phẩm sơn của PPG gồm sơn công nghiệp Sigma, sơn tôn mạ màu, sơn bột
tĩnh điện,… có đối tượng khách hàng lớn thay vì khách hàng tiêu dùng thơng thường vì vậy mức
độ nhận diện của người tiêu dùng thường ít hơn.

Các cơng trình PPG thực hiện.
Sherwin-Williams
Theo xếp hạng của Hiệp hội Sơn và chất phủ thế giới, Sherwin-Williams là công ty lớn thứ 4
trong lĩnh vực này, được thành lập năm 1866 tại Mỹ. Doanh thu năm 2014 của Sherwin-Williams


đạt 11,13 tỷ USD với lượng nhân viên gần 40.000 người. Những thương hiệu nổi tiếng của
Sherwin-Williams gồm Dutch Boy, Krylon, Minwax, Thompson’s, Water Seal. Hãng sơn này
cũng đã có mặt tại Việt Nam tuy nhiên cũng lượng thông tin cũng khá ít ỏi chỉ gồm địa chỉ tại
Qui Nhơn và Bình Dương.
DuPont
DuPont là cơng ty hóa chất thành lập năm 1802 tại Mỹ có tên đầy đủ là E. I. du Pont de Nemours
and Company vốn lấy tên từ nhà sáng lập Eleuthère Irénée (E.I.) du Pont. Ông học chun sâu về
cơng nghệ sản xuất hóa học từ nhà hóa học nổi tiếng Antoine Lavoisier sau đó dùng kiến thức để
pha chế ra những sản phẩm có chất lượng, quan tâm tới an toàn của người lao động. Trải qua 2
thế kỷ, dòng họ DuPont đã xây dựng nên đế chế sơn lớn thứ nhất thế giới, xếp hạng 73 trong
danh sách Fortune 500. Năm 2014 doanh thu của tập đoàn này đạt 34,7 tỷ USD.
DuPont đặt chân vào Việt Nam từ năm 1994 và mở rộng hoạt động kinh doanh nhiều sản phẩm
chất lượng cao phục vụ cho khách hàng nội địa trong nhiều ngành quan trọng như nơng nghiệp, ơ
tơ, xây dựng, cơng nghiệp đóng gói. Hiện DuPont có 2 đơn vị tại Việt Nam gồm DuPont Far East
Inc. và DuPont Vietnam Limited. Nhà máy của DuPont được đặt tại khu cơng nghiệp Sóng Thần,
tỉnh Bình Dương.

Valspar
Năm 1806 một người đàn ơng có tên Samel Tuck mở một cửa hàng kinh doanh sơn đặt tên Paint
and Color trên đường phố Boston. Đến năm 1820, Valspar thành lập và trải qua 2 thế kỷ trở
thành công ty sơn, chất phủ lớn thứ 6 thế giới với hơn 9.500 nhân viên tại 25 đất nước. Valspar
hiện cũng là nhà cung cấp chất phủ cho vỏ lon nước giải khát và máy móc như: Coca-Cola,
Budweiser, John Deere,… hay các dự án lớn như Trung tâm hội nghị Hồng Kông, Bảo tàng
Getty,... Năm 2014, Valspar đạt doanh thu 4,5 tỷ USD.
Valspar thành lập tại Việt Nam từ tháng 11 năm 2002 với nhà máy đặt tại khu cơng nghiệp
Amata, Biên Hịa, Đồng Nai cung cấp sơn phủ gỗ cho đồ nội thất xuất khẩu sang châu Âu, châu
Mỹ. Đến năm 2007, Valspar hợp tác với Spanyc thành lập công ty cổ phần và xây dựng thêm nhà
máy tại Hưng Yên.
Nippon
Nippon là công ty sản xuất sơn đầu tiên của Nhật Bản được thành lập bởi Komyosha năm 1881.
Hiện Nippon sản xuất sơn và chất phủ trong nhiều lĩnh vực từ ô tơ, cơng trình xây dựng, linh


×