Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Thông tin chung về công ươc khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 34 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Ban Chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc
về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto




THÔNG TIN
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Số 1/2009









Hà Nội, tháng 5 năm 2009
NỘI DUNG

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG ƯỚC KHÍ HẬU VÀ
NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO
Đánh giá kết quả COP 14 và COP/CMP
Các nước giàu “keo kiệt” trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Khóa họp AWG-LCA 5 của Công ước khí hậu và khóa họp AWG-KP 7
của Nghị định thư Kyoto tại Bonn, CHLB Đức

HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC KHÍ HẬU VÀ


NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO TRÊN THẾ GIỚI
Số liệu thống kê các dự án CDM trên thế giới (tính đến 31/03/2009)
Kế hoạch mới của EU nhằm hạn chế biến đổi khí hậu
Trung Quốc mở rộng thị trường buôn bán quyền phát thải
Trung Quốc chi 60 tỷ bảng Anh cho ngành năng lượng


HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC KHÍ HẬU
VÀ NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO Ở VIỆT NAM
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu
Hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện UNFCCC và Nghị định thư Kyoto
Phê duyệt dự án CDM (PDD)
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và
Chính phủ Vương quốc Đan Mạch về Chương trình thích ứng và giảm nhẹ
biến đổi khí hậu giai đoạn 2009-2013
Kỷ niệm Ngày Nước thế giới (22/3) và Ngày Khí tượng thế giới (23/3)
Hội thảo "Kết quả các kịch bản biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng
cho Việt Nam"
Thực hiện dự án trồng rừng Cao Phong theo CDM

TIN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ
Khí hậu trái đất vẫn tiếp tục biến đổi theo hướng xấu đi.
Khoa học biến đổi khí hậu chuyển từ tìm bằng chứng sang ngăn ngừa
thảm họa
Băng tan trên Bắc cực đã vượt quá khả năng hồi phục
Khí mê tan - quả bom nổ chậm
Năm 2030 công nghệ thu hồi và lưu trữ các-bon sẽ tự chủ về tài chính

CÁC TIN KHÁC
Khí hậu thế giới năm 2008

Bản tin WMO về khí nhà kính trong năm 2007
Biến đổi khí hậu tiếp sức cho biển lửa Ô-xtrây-li-a
ĐBSCL sẽ có nhiều bất ổn về khí hậu
THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG ƯỚC KHÍ HẬU VÀ
NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO
Đánh giá kết quả COP 14 và COP/CMP
Hội nghị Liên hợp quốc
về biến đổi khí hậu đã được
tiến hành tại Pô-dơ-nan, Ba
Lan từ ngày 01 đến 12 tháng 12
năm 2008. Nội dung chính gồm
hai phần: Hội nghị lần thứ 14
các Bên tham gia Công ước khí
hậu (COP 14) và Hội nghị lần
thứ 4 các Bên tham gia Nghị
định thư Kyoto (COP/CMP).
Cùng với hai hoạt động chính nêu trên, còn diễn ra khóa họp của các
Nhóm công tác và Ban Bổ trợ của Công ước và Nghị định thư:
 Khóa họp lần thứ 4 Nhóm công tác đặc biệt về hành động hợp tác dài hạn
trong khuôn khổ Công ước (AWG –LCA 4);
 Khóa họp lần thứ 6 Nhóm công tác đặc biệt về các cam kết tiếp theo đối
với các Bên thuộc Phụ lục I, Nghị định thư Kyoto (AWG-KP 6);
 Khóa họp lần thứ 29 Ban Bổ trợ về thực hiện Công ước và Nghị định thư
(SBI 29) và
 Khóa họp lần thứ 29 Ban Bổ trợ về tư vấn khoa học, công nghệ (SBSTA
29).
Tham gia hội nghị và các khoá họp nêu trên có gần 9.300 đại biểu, trong
đó khoảng gần 4.000 quan chức Chính phủ, 4.500 đại diện các cơ quan, tổ chức
thuộc Liên hợp quốc, cơ quan liên Chính phủ, phi Chính phủ và hơn 800 nhà
báo.

Kết quả các hoạt động trên được thể hiện qua các Nghị quyết của COP,
COP/CMP và các quyết định của các Ban bổ trợ, liên quan đến nhiều vấn đề
quan trọng như Quỹ Thích ứng thuộc Nghị định thư; Chương trình làm việc năm
2009 của AWG-LCA và AWG-KP; Chuyển giao công nghệ; Cơ chế phát triển
sạch (CDM); Tăng cường năng lực; Thông báo quốc gia; các vấn đề về tài
chính, hành chính và phương pháp luận.
Trọng tâm chính của Hội nghị Pô-dơ-nan là vấn đề hợp tác dài hạn và giai
đoạn sau 2012, khi giai đoạn cam kết đầu tiên của Nghị định thư Kyoto hết hạn
thực hiện. Tháng 12/2007, Hội nghị Bali (COP 13) đã thông qua Lộ trình và Kế
hoạch hành động Bali với mục tiêu COP 15 vào tháng 12/2009 sẽ là thời hạn
cuối cùng để các Bên thỏa thuận về một khung hành động sau 2012. Như vậy
Hội nghị Pô-dơ-nan kết thúc nửa quãng đường phải đi, nhưng nhìn chung các
Toàn cảnh COP 14
kết quả đạt được chưa có tính đột phá và các nhà đàm phán chỉ còn lại 7 tháng
với những nhiệm vụ hết sức nặng nề và khó khăn trước khi đến COP 15 tại Cô-
pen-ha-gen, Đan Mạch.
Không khí chính trị cuối năm 2008
Bối cảnh chính trị trước thềm Hội nghị Pô-dơ-nan có khác so với trước
Hội nghị Bali, tháng 12/2007. Tại Bali, không khí Hội nghị bị chi phối mạnh bởi
Báo cáo đánh giá lần thứ tư (AR4) của Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu
(IPCC) và cảm nhận về tính cấp thiết của cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.
Ngược lại, tại Pô-dơ-nan các cuộc đàm phán diễn ra trong tâm trạng lo lắng về
tình trạng nền tài chính toàn cầu đang xấu đi nhanh chóng. Nhiều đại biểu quan
tâm đến khả năng chính sách khí hậu sẽ trở thành nạn nhân của cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, ngay những người lạc quan nhất cũng cho rằng khủng
hoảng tài chính sẽ gây những tác động nhất định đến quá trình đàm phán.
Tại Hội nghị, Liên minh châu Âu và một số quốc gia khác cố gắng nhấn
mạnh việc họ tiếp tục cam kết theo đuổi cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu
với lập luận rằng việc chuyển đổi qua nền kinh tế các-bon thấp mặc dù tốn kém
nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, đồng thời với

Hội nghị Pô-dơ-nan, đã diễn ra các cuộc đàm phán kéo dài về chính sách của EU
về năng lượng và khí hậu nhằm thực hiện mục tiêu giảm 20% phát thải vào năm
2020, đặt ra vấn đề liệu các nhà lãnh đạo EU có chùn bước trong chính sách khí
hậu. Trong những ngày cuối cùng của Hội nghị Pô-dơ-nan, các đại biểu đều cảm
thấy nhẹ nhõm khi được tin một thỏa thuận đã đạt được tại Bơ-ruc-xen về chính
sách của EU. Chính sách, bao trùm giai đoạn từ 2013 đến 2020, đặt ra các quy
tắc cho giai đoạn 3 của Cơ chế buôn bán phát thải của EU (ETS), chỉ tiêu phát
thải chi tiết cho từng quốc gia thành viên và các mục tiêu đạt 20% năng lượng
tái tạo, 10% năng lượng sinh học trong hệ thống năng lượng và tăng 20% hiệu
suất sử dụng năng lượng.
Chiến thắng của ông Barack Obama trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
cũng tạo được không khí lạc quan tại Pô-dơ-nan. Ông Obama đã hứa sẽ dành ưu
tiên cao cho vấn đề biến đổi khí hậu và nhấn mạnh đến nền kinh tế năng lượng
xanh như một phương thuốc cho cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra. Tại Pô-
dơ-nan, đoàn Mỹ vẫn là các đại diện của chính quyền Bush với thái độ tương đối
thờ ơ trong các cuộc đàm phán. Một số đại biểu cho rằng lập trường không rõ
ràng của Mỹ trong năm 2009 đã kiềm chế các nước khác đưa ra những chính
sách tiến bộ tại Pô-dơ-nan và khó mong đợi các nước đang phát triển thực hiện
những bước đi đáng kể trước khi các nước phát triển xác định rõ lập trường của
họ về giảm phát thải và cung cấp tài chính. Nói chung hầu hết các đại biểu đều
cảm nhận rằng tình thế chính trị bao quanh Hội nghị Pô-dơ-nan không phải là lý
tưởng cho những đột phá quan trọng về chính sách.
Hy vọng và kết quả
Hội nghị Pô-dơ-nan đã có một chương trình nghị sự dầy đặc. Với 6 hoạt
động chính (COP 14, COP/CMP, AWG-LCA 4, AWG-KP 6, SBI 29 và SBSTA
29) đã có tới hơn 90 đề mục và tiểu đề mục được đặt trên bàn các cuộc họp.
Điều đó gây căng thẳng cho nhiều đoàn và bắt buộc phải chọn lựa những nội
dung ưu tiên. Nói cách khác một số đề mục trong chương trình nghị sự đã không
được quan tâm đầy đủ mà tập trung vào những vấn đề liên quan đến Lộ trình
Bali: Nhóm công tác đặc biệt về hành động hợp tác dài hạn trong khuôn khổ

Công ước (AWG-LCA 4); Nhóm công tác đặc biệt về các cam kết tiếp theo đối
với các Bên thuộc Phụ lục I, Nghị định thư Kyoto (AWG-KP 6) và lần thứ 2
xem xét lại Nghị định thư Kyoto theo quy định trong Điều 9 của Nghị định thư
(lần thứ nhất được tiến hành tại COP/CMP 2). Các đoàn cũng tập trung thảo
luận vài đề mục khác trong chương trình nghị sự trong đó có việc đưa Quỹ
Thích ứng vào hoạt động nghiệp vụ và tăng cường Cơ chế phát triển sạch
(CDM).
Về hoạt động của AWG-LCA
Tại kỳ họp thứ 4 này, AWG-LCA đã dành nhiều thời gian xem xét “chia
sẻ tầm nhìn đối với hoạt động hợp tác dài hạn”, là chủ đề của một hội thảo tiến
hành ngay tại khóa họp, của nhóm tiếp xúc và của hội nghị bàn tròn cấp Bộ
trưởng. Theo Kế hoạch hành động Bali, “chia sẻ tầm nhìn” có bao gồm mục
tiêu giảm phát thải. Trong khi một số người lạc quan hy vọng vào một thỏa
thuận tại Pô-dơ-nan về mục tiêu giảm phát thải dài hạn nhằm dẫn dắt các cuộc
đàm phán trong năm 2009, nhưng đã không có những nỗ lực nghiêm túc để đạt
được một kết quả như vậy. Vì vấn đề này có nhiều khả năng trở thành phần chủ
yếu trong một thỏa thuận trọn gói đạt được, nhiều đại biểu kỳ cựu dự đoán rằng
nó sẽ không thể được giải quyết cho đến Hội nghị Cô-pen-ha-gen. Tuy nhiên họ
coi đó là dấu hiệu tích cực cho thấy tại Pô-dơ-nan đã xuất hiện một sự hiểu biết
chung rằng “chia sẻ tầm nhìn” bao trùm tất cả các mảng chủ yếu tạo nên Kế
hoạch hành động, đó là giảm nhẹ, thích ứng, công nghệ và tài chính. Nhiều đại
biểu cũng cảm thấy đã đạt được tiến bộ về khái niệm giám sát, lập báo cáo và
kiểm tra (MRV) và ý tưởng về đăng ký các hành động giảm nhẹ thích hợp cấp
quốc gia ở các nước đang phát triển. Ngược lại, những kiến nghị về sự phân biệt
giữa các nước đang phát triển do nhiều nước công nghiệp hóa thông qua, đã bị
một số nhóm trong Khối G-77 và Trung Quốc kiên quyết phản đối. Một số đề
xuất về thích ứng cũng được làm chi tiết hơn, bao gồm cả cơ chế bảo hiểm theo
đề xuất của Nhóm liên minh các quốc gia đang phát triển đảo nhỏ (AOSIS).
Những ý tưởng đó cùng nhiều ý tưởng khác đã được đưa vào “văn kiện cuộc
họp”, một tập hợp các kiến nghị, đề xuất và là một trong những kết quả chủ yếu

của AWG-LCA 4 và hy vọng sẽ được đưa vào văn bản đàm phán chính thức
trong nửa đầu năm 2009.
Về hoạt động của AWG-KP
Đối với AWG-KP, trọng tâm là cuộc thảo luận có tính chiến lược về tất cả
những đề mục chủ yếu trong chương trình nghị sự và về chương trình làm việc
năm 2009, với mục tiêu đạt được thỏa thuận về những hành động trong tương lai
nhằm hoàn chỉnh tại Cô-pen-ha-gen các cam kết sau 2012 của các nước Phụ lục
I. Một số quan sát viên và các nước đang phát triển hy vọng có một quyết định
rõ ràng về giới hạn tổng thể các giảm phát thải trung hạn đối với các nước công
nghiệp hóa. Tuy nhiên, trong khi giới hạn giảm phát thải từ 25 đến 40%, đã nêu
trong Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC (AR4), xuất hiện trở lại trong các kết
luận của AWG-KP, ngôn ngữ được dùng cũng tương tự như trong các kết luận
trước đây và thiếu vắng một cam kết xác định. Theo một số nhà đàm phán, lý do
chủ yếu là một số nước thuộc khối Bảo hộ không tự nguyện cam kết giảm phát
thải trung hạn tại thời điểm này. Tuy nhiên nhiều đại biểu cũng cho rằng còn
thiếu những nỗ lực nghiêm túc nhằm đạt được một thỏa thuận về vấn đề đó ngay
tại Pô-dơ-nan, có thể vì các đại biểu nhận thức rằng không khí chính trị chưa đủ
chín muồi cho những cuộc thảo luận như vậy. Nhìn chung hầu hết các đại biểu
đều cảm thấy những kết quả có được của AWG-KP là khiêm tốn, mới chỉ giới
hạn trong chương trình công tác năm 2009 và thỏa thuận rằng các cam kết tương
lai của các nước Phụ lục I “về nguyên tắc” nên là những mục tiêu giảm và giảm
nhẹ phát thải định lượng (QELROs). Những đại biểu đặt ít kỳ vọng vào hội nghị
cho rằng có thể trông đợi kết quả ít hơn thế nhiều vì các nước còn chờ thời điểm
thị trường sụt giảm tới đáy và nước Mỹ có chính quyền mới.
Về Quỹ Thích ứng
Ngoài chương trình làm việc Pô-dơ-nan về chuyển giao công nghệ, còn có
một kết quả cụ thể của Hội nghị Pô-dơ-nan là đưa Quỹ Thích ứng vào hoạt động
nghiệp vụ. COP/CMP4 đã thông qua một số quyết định về vấn đề này, trong đó
có việc sắp xếp để Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) và Ngân hàng Thế giới
(WB) quản lý Quỹ Thích ứng. Điều quan trọng là cả ba phương thức tiếp cận

Quỹ đều có thể được sử dụng, đó là: thông qua các tổ chức thực hiện, các tổ
chức quốc gia được chỉ định, và các Bên tiếp cận trực tiếp. Vì vậy hy vọng từ
năm 2009 Quỹ bắt đầu cung cấp tài chính cho các chương trình và dự án thích
ứng tại các nước đang phát triển.
Thắng lợi liên quan đến Quỹ Thích ứng mới chỉ tạm thời do thiếu nguồn
bổ sung an toàn cho Quỹ. Hiện chưa đạt được thỏa thuận về mở rộng tỷ lệ chia
sẻ lợi nhuận (hoặc “thuế thích ứng”) đối với Cơ chế Cùng thực hiện và Cơ chế
Buôn bán phát thải trong lần thứ hai xem xét lại Nghị định thư như quy định
trong Điều 9. Như nhiều đại biểu dự đoán, những cuộc tham vấn về vấn đề này
đều khó khăn và không thể đạt được thỏa thuận, dẫn đến việc COP/CMP 4 kết
thúc xem xét lại lần hai Nghị định thư mà không đạt được bất kỳ kết quả quan
trọng nào. Hầu hết các nước đang phát triển thể hiện sự thất vọng sâu sắc về thất
bại trong việc tăng kinh phí cho Quỹ Thích ứng.
Trong khi nhiều Bên và nhiều đại diện khối tư nhân đặt hy vọng vào việc
tăng cường CDM khi xem xét lại Nghị định thư theo quy định trong Điều 9,
nhưng điều đó đã không đạt được. Tuy nhiên AWG-KP đã nhất trí là tại khóa
họp tháng 3 hoặc tháng 4/2009 sẽ xem xét những vấn đề liên quan đến các Cơ
chế Nghị định thư cho giai đoạn sau 2012.
Từ Pô-dơ-nan đến Cô-pen-ha-gen: Những nhiệm vụ chủ yếu trong năm tới
Trong năm 2009, nhiệm vụ chủ yếu của hai nhóm AWG-KP và AWG-
LCA là hình thành văn kiện đàm phán chính thức để có thể gửi cho các Bên ít
nhất 06 tháng trước khi khai mạc COP 15 tại Cô-pen-ha-gen vào tháng 12/2009
theo đúng các thủ tục pháp lý. Hội nghị Pô-dơ-nan được dư luận rộng rãi coi là
một bước đi thắng lợi trên phương diện thủ tục vì đã trao quyền cho Trưởng các
Nhóm công tác chuẩn bị văn kiện cho cuộc gặp vào tháng 3 hoặc tháng 4 năm
2009 tại Bon.
Nhiệm vụ trao cho Nhóm AWG-LCA trong năm 2009 sẽ không dễ dàng.
Nhóm sẽ phải đi tới thỏa thuận về cả bốn mảng cấu thành Kế hoạch hành động
(giảm nhẹ, thích ứng, công nghệ và tài chính) và chia sẻ tầm nhìn. Đây là Nhóm
công tác duy nhất có đại diện của tất cả các Bên, kể cả Mỹ, các nước đang phát

triển, cùng tham gia thảo luận vấn đề giảm nhẹ phát thải. Chính vì vậy, các cuộc
đàm phán về mục tiêu dài hạn toàn cầu, có thể được so sánh với những nỗ lực
giảm phát thải của các nước phát triển và hoạt động giám sát, báo cáo và kiểm
tra (MRV) trong bối cảnh những hoạt động giảm nhẹ phát thải của nước đang
phát triển thích hợp về mặt quốc gia trở thành vấn đề trung tâm. Điều quan trọng
là MRV cũng áp dụng cho sự hỗ trợ của nước phát triển cho các nước đang phát
triển thông qua công nghệ, tài chính và tăng cường năng lực và do vậy các
phương thức thực hiện những việc đó sẽ phải được xác định. Về mặt cung cấp
tài chính và chuyển giao công nghệ, Nhóm AWG-LCA sẽ đối mặt với thách
thức phải đạt được thỏa thuận về cách thức tài trợ cho cả hoạt động giảm nhẹ và
thích ứng, và tạo thuận lợi cho việc phát triển và chuyển giao công nghệ. Việc
đánh giá các đề xuất nêu trong văn kiện tổng hợp cũng sẽ là một phần của nhiệm
vụ này.
Nhóm AWG-KP lại có mục tiêu rõ ràng cho năm 2009 đạt được thỏa
thuận về những cam kết trong tương lai của các nước Phụ lục I cho giai đoạn
sau 2012. Vì vậy một số nước đang phát triển có phần thất vọng khi thấy thiếu
sự sắp xếp nhiệm vụ rõ ràng trong chương trình làm việc năm 2009 của Nhóm
AWG-KP. Tuy nhiên nhiều nước phát triển cảm thấy hài lòng với văn bản xác
nhận một lần nữa bản chất lặp đi lặp lại của chương trình và việc thỏa thuận
“duy trì cách tiếp cận chặt chẽ” giữa Công ước và Nghị định thư liên quan đến
những cam kết của các Bên thuộc Phụ lục I.
Dựa theo vài tín hiệu ở Pô-dơ-nan, một số đại biểu dự đoán mối quan hệ
giữa cách đi của Công ước và của Nghị định thư có thể sẽ trở nên tương ứng hơn
trong năm 2009. Nhiều nước phát triển duy trì quan điểm là công việc của hai
Nhóm công tác nên được điều phối sao cho trong cả hai Nhóm, ví dụ vấn đề
giảm nhẹ phát thải, đều do các nước phát triển xử lý. Tại Pô-dơ-nan, Na Uy, EU
và những nước khác cũng ám chỉ đến một “thỏa thuận trọn gói” hoặc “thỏa
thuận toàn diện” tại Cô-pen-ha-gen và Niu-di-lân đề xuất hình thành một Ủy ban
toàn thể và tiến đến cơ sở cho một văn kiện đàm phán đơn giản vào tháng 6 năm
2009. Tuy nhiên nhiều nước đang phát triển và Mỹ kiên quyết phản đối mọi ý đồ

kết nối cách đi của Công ước và của Nghị định thư. Các nước đang phát triển lo
ngại rằng điều đó có thể đánh lạc hướng sự chú ý đến các mục tiêu giảm phát
thải mới đối với các nước công nghiệp hóa quy định trong Nghị định thư. Còn
Mỹ lại tìm cách loại bỏ mọi đề xuất có thể dẫn đến việc đưa vấn đề đó ra thảo
luận liên quan đến Nghị định thư. Vì vậy vấn đề còn phải quyết định trong năm
2009 là làm thế nào loại bỏ được sự trùng lặp công việc theo các cách đi khác
nhau của Lộ trình Bali và cuối cùng thì các cuộc đàm phán sẽ đạt được kết quả
pháp lý gì. Điều quan trọng là các nhà đàm phán tại Cô-pen-ha-gen sẽ phải giải
quyết những vấn đề về thủ tục và pháp lý.
Mọi con đường đều dẫn đến Cô-pen-ha-gen
Trong khi nhiều người cho rằng Hội nghị Pô-dơ-nan đã đạt được một số
tiến bộ và bước đi tích cực, cảm nhận chung là các nhà đàm phán đã không đạt
được bước đột phá nào. Những người đặt hy vọng vào một hành động dứt khoát,
đổ lỗi cho việc thiếu sự lãnh đạo về chính sách và sự quyết định mà theo họ sẽ
báo hiệu một thắng lợi trước mắt trong năm tới. Nhiều người dự đoán thỏa thuận
về những vấn đề cấp bách nhất, trong đó có mục tiêu giảm phát thải dài hạn và
trung hạn và tài chính, sẽ không thể đạt được trước thềm hội nghị Cô-pen-ha-
gen. Điều này làm cho một số người phải xem xét lại kỳ vọng của họ về việc
điều gì sẽ tạo nên thành công tại Cô-pen-ha-gen và sẽ có bao nhiêu chi tiết của
thỏa thuận khí hậu mới cần phải hoàn thành sau 2009.
Điều có thể hiểu là một số đại biểu rời Pô-dơ-nan với những lo lắng khi
cảm thấy rằng trong khi bằng chứng khoa học về sự biến đổi của khí hậu đang
mạnh lên, “tinh thần Bali” lại yếu đi cùng với lập trường của các nước trong
cuộc chiến với biến đổi khí hậu do khủng hoảng kinh tế trầm trọng.
Tuy nhiên, một số khác vẫn không từ bỏ sự lạc quan của mình. Họ dựa
vào những tuyên bố từ cả hai phái EU và Mỹ về những biện pháp khắc phục
khủng hoảng kinh tế có thể đóng góp cho nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu và
chuyển dịch sang nền kinh tế các-bon thấp. Một số đại biểu kỳ cựu, những người
trải qua nhiều thăng trầm của quá trình đàm phán quốc tế cũng cho rằng kết quả
khiêm tốn của hội nghị Pô-dơ-nan có thể là một điểm tích cực trong một kế

hoạch lớn hơn các công việc cần làm. Theo lời một quan sát viên “Cần lưu ý các
đại biểu là thành công không phải là chắc chắn và việc thiếu ý chí chính trị
mạnh mẽ hoàn toàn có thể dẫn đến thất bại trong nỗ lực tạo ra đột phá lịch sử
cần có tại Cô-pen-ha-gen”.
Nguồn: The Earth Negotiations Bulletin
Các nước giàu “keo kiệt” trong cuộc chiến
chống biến đổi khí hậu
Hãng tin Bloomberg cho biết sau hai tuần thảo luận đầy căng thẳng, đại
diện 189 nước đã đồng ý khởi động đàm phán chính thức về một thỏa thuận
chống biến đổi khí hậu. Thỏa thuận này có thể sẽ được ký kết nghị tại Cô-pen-
ha-gen, Đan Mạch (COP 15) vào cuối năm 2009. “Thành công lớn nhất” của
Hội nghị Pô-dơ-nan, như tuyên bố của nước chủ nhà Ba Lan, là việc mở Quỹ Cơ
chế phát triển sạch (CDM) hỗ trợ các nước nghèo xây đê chống lũ, phát triển các
loại ngũ cốc chịu hạn hán và thiết lập các hệ thống cảnh báo bão. Tuy nhiên,
Quỹ CDM hiện tại chỉ có vẻn vẹn 80 triệu USD.
Quá ít ỏi
Bộ trưởng môi trường Cô-lôm-bi-a Juan Lozano nói “Đây là dấu hiệu tồi
tệ trên con đường đến Cô-pen-ha-gen”. Đại diện Ấn Độ Prodipto Ghosh thì than
thở: "Đây có lẽ là một trong những thời điểm đáng buồn nhất mà tôi từng chứng
kiến”. Giám đốc Quỹ Đời sống hoang dã thế giới Kim Carstensen còn nặng lời
hơn: “Cuộc họp là sự phí phạm thời gian”.
Nguồn tài chính của Quỹ CDM lấy từ khoản 2% thu nhập của các dự án
cắt giảm khí nhà kính thông qua Cơ chế phát triển sạch (CDM). Reuters cho biết
tại hội nghị, các nước đang phát triển đề xuất đặt mức thuế 2% đối với mọi giao
dịch của thị trường các-bon, trong đó có các dự án thuộc các cơ chế khác của
Nghị định thư Kyoto là Cơ chế cùng thực hiện và Cơ chế buôn bán phát thải.
Nếu thành công, nguồn tài chính thu được có thể lên đến 2 tỉ USD/năm. Tuy
nhiên, Liên minh châu Âu và các nước giàu khác đã thẳng thừng từ chối với lý
do đề nghị này là “quá vội vã”. Vấn đề này sẽ được xem xét lại trong năm 2009.
Quỹ CDM sẽ chính thức giải ngân vào đầu năm 2009. Đến năm 2012,

nguồn tài chính của quỹ có thể đạt đến 300 triệu USD/năm. Tuy nhiên, con số
này vẫn là quá nhỏ bé so với yêu cầu thực tế. Theo dự báo của LHQ, đến năm
2030 các nước nghèo cần tới hàng chục tỉ USD mỗi năm để chống lại thảm họa
biến đổi khí hậu. Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) cho biết tác động của
biến đổi khí hậu - chủ yếu là lũ lụt và bão tố - mỗi năm đẩy khoảng 6 triệu người
lâm vào cảnh mất nhà cửa.
Gập ghềnh đường đến Cô-pen-ha-gen
Tại hội nghị, các nước đang phát triển đề nghị phương Tây đưa ra cam kết
cụ thể về tỉ lệ cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính, tuy nhiên vấp phải sự phản
đối gay gắt của Mỹ, Canada và Nhật. Trung Quốc và Nam Phi đưa ra đề nghị
các nước phát triển chia sẻ công nghệ năng lượng sạch, nhưng không nhận được
bất cứ sự ủng hộ nào từ phía các đối tác giàu có.
“Người ta giả điếc với rất nhiều đề xuất - Bloomberg dẫn lời đại diện
WWF Keya Chatterjee bình luận - Những gì đạt được chỉ là tối thiểu, trong khi
kế hoạch cho năm tới lại đầy tham vọng”. Ông Yvo de Boer, quan chức hàng
đầu LHQ về chống biến đổi khí hậu, thừa nhận một nửa công việc chuẩn bị cho
Cô-pen-ha-gen vẫn chưa hoàn thành. Các chuyên gia cho rằng đà tiến của cuộc
chiến chống biến đổi khí hậu đã mất khi năm 2008 trôi qua lãng phí và các nước
rất khó có thể đạt được một thành tựu thật sự trong năm 2009.
Bất chấp sự bất hợp tác của các nước giàu, nhiều quốc gia đang phát triển
vẫn tự đề ra các mục tiêu cụ thể cho riêng mình. Bloomberg cho biết Bra-din
tuyên bố sẽ giảm nạn phá rừng Amazon tới 70% trong vòng 10 năm, Pê-ru đặt
chỉ tiêu không còn phá rừng vào năm 2020. Trung Quốc cam kết giảm tiêu thụ
năng lượng khoảng 20% vào năm 2010 so với mức 2005, trong khi một số nước
cam kết cắt giảm lượng khí nhà kính đáng kể. Các nước cũng bày tỏ hy vọng tân
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ thúc đẩy các chính sách môi trường mạnh mẽ
như đã cam kết trong giai đoạn tranh cử.
Khóa họp AWG-LCA 5 của Công ước khí hậu và khoá họp AWG-KP 7 của
Nghị định thư Kyoto tại Bonn, CHLB Đức


ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu -
(AWG-KP 7)" do Ban thư
ký Công ước khung về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto tổ chức tại
Bonn, CHLB Đức từ ngày 29 tháng 3 đến ngày 08 tháng 4 năm 2009.
- -
T .
- -
-íc khung cña Liªn hîp quèc vÒ
biÕn ®æi khÝ hËu (COP 15)
Cô-pen-ha-gen 12 năm
2009.
Nội dung chính của AWG-LCA 5
-
.
khung của Liên hợp quốc
về biến đổi khí hậu (Công ước )
.
Nội dung chính của AWG – KP7
khí nhà kính
(KNK)
.
- KNK
ột số vấn đề trong lĩnh vực
LULUCF.
- -
.
:
triển khai các hoạt động
.
ản

2050.
:
/cam kết
2050, tuy nhiên năm cơ
ăn cứ thực hiện òn .
KNK dưới mức hoạt động kinh tế thông thường (BAU)
.
-
-
.
HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC KHÍ HẬU VÀ
NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO TRÊN THẾ GIỚI
Số liệu thống kê các dự án CDM trên thế giới (tính đến 31/3/2009)
Theo số liệu thống kê của Ban Thư ký Công ước khí hậu, tính đến ngày
31/3/2009, đã có 1.539 dự án CDM được Ban Chấp hành quốc tế về CDM đăng
ký cho thực hiện. Trung bình mỗi năm các dự án tạo ra gần 279 triệu đơn vị
giảm phát thải được chứng nhận (CER), tức là gần 279 triệu tấn CO
2
tương
đương. Nếu tính đến 2012, năm kết thúc giai đoạn đầu thực hiện các cam kết
trong Nghị định thư Kyoto, tổng số CER do các dự án đã được đăng ký tạo ra sẽ
là hơn 1 tỷ 520 triệu. Nếu tính cho toàn bộ số dự án có trong danh mục, số CERs
dự tính đến 2012 là hơn 2 tỷ 900 triệu đơn vị. Thông tin chi tiết trong bảng dưới
đây.
Số lượng dự án Số CER trung bình
thu được hang năm
Số CER dự tính thu
được tính đến cuối 2012
Số dự án có trong danh
mục: > 4200, trong số đó:

> 2.900.000.000
1539 Dự án đã được đăng

278.676.396 > 1.520.000.000
42 Dự án đang xin đăng

7.829.200 > 20.000.000
Nếu tính cho từng nước chủ trì, số dự án được Ban chấp hành quốc tế về
CDM cho đăng ký thực hiện và tổng CER dự kiến thu được hàng năm, được thể
hiện trên Hình 1 và Hình 2. Có thể thấy ba nước đứng đầu về số dự án được thực
hiện và số CER thu được hàng năm vẫn là Trung Quốc, Ấn Độ và Bra-din.
Trong số đó Trung Quốc có 501 dự án chiếm 32,55% tổng số dự án với số CER
thu được hàng năm là hơn 158 triệu đơn vị, chiếm 56,80%; Ấn Độ có 411 dự án
chiếm 26,71% với số CER thu được hàng năm là gần 34 triệu đơn vị, chiếm
12,18%; Bra-din có 156 dự án chiếm 10,14% với hơn 20 triệu đơn vị CER thu
được hàng năm chiếm 7,2%. Trong nhóm ASEAN, In-đô-nê-xi-a đứng hàng đầu
với 23 dự án CDM được đăng ký thực hiện với số CER thu được hàng năm là
hơn 3 triệu đơn vị; Thái Lan có 15 dự án, mỗi năm thu hơn 1 triệu CER.
Tổng số CERs đã được Ban chấp hành quốc tế về CDM phát hành cho các
nước chủ trì dự án (tính đến 30/3/2009) là hơn 272 triệu đơn vị, trong đó Trung
Quốc nhận được hơn 119 triệu đơn vị, chiếm 43,87%; Ấn Độ được gần 61 triệu
đơn vị chiếm 22,31%; Hàn Quốc được hơn 37 triệu đơn vị chiếm 13,73% và
Bra-din được gần 30 triệu đơn vị chiếm 11,02%. Việt Nam có 3 dự án được
đăng ký với số CER đã được phát hành đợt đầu là 4.486.500 đơn vị, chiếm
1,65% (Hình 3).
Trong số 15 nhóm lĩnh vực có dự án CDM, công nghiệp năng lượng có
nhiều nhất với 1133 dự án, chiếm 59,66%, tiếp sau là lĩnh vực xử lý và chôn lấp
rác thải có 336 dự án, chiếm 17,69%. Lĩnh vực nông nghiệp có 100 dự án, chiếm
5,27%. Riêng lĩnh vực trồng rừng và tái trồng rừng (dự án LULUCEP) mới chỉ
có 3 dự án CDM được đăng ký cho thực hiện.


Hình 1: Số dự án CDM được đăng ký, tính theo nước chủ trì






Hình 2: Số CER dự kiến thu được hang năm, tính theo nước chủ trì

×