Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Môn CHÍNH SÁCH đối NGOẠI một số nước lớn, CHÍNH SÁCH đối NGOẠI TOÀN cầu của ANH và QUAN hệ với VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.2 KB, 45 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA CÁC NƯỚC LỚN
ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI TỒN CẦU CỦA ANH VÀ
QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY.


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Vương quốc Anh là một quốc đảo nằm ở tây Bắc châu Âu, gồm 4 vùng

lịch sử dân tộc: Anh, Scotland, Bắc Ireland và xứ Wales. Lịch sử ngoại giao Anh
là những cuộc xâm chiếm thuộc địa mà đã có thời họ ngẩng cao đầu với thế giới
và tự hào rằng: “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh” (The sun never
set upon on Empire).
Là một cường quốc công nghiệp và hàng hải trong thế kỷ 19, nước Anh
thường được gắn liền với danh hiệu quốc gia góp phần "hình thành nên thế giới
hiện đại" khi đóng vai trị quan trọng hàng đầu trong việc phát triển các tư tưởng
về sở hữu, chủ nghĩa tư bản và dân chủ nghị viện phương Tây cũng như có
những đóng góp to lớn trong văn học, nghệ thuật, khoa học và công nghệ của
nhân loại. Ở thời cực thịnh, Đế quốc Anh trải dài trên hơn một phần tư bề mặt
Trái Đất và chiếm một phần ba dân số thế giới, biến nó trở thành đế chế lớn nhất
trong lịch sử. Tuy nhiên, sang đến nửa đầu thế kỷ 20, sức mạnh của nó dần suy
giảm sau những hậu quả của hai cuộc chiến tranh thế giới. Nửa sau thế kỷ 20, đế
quốc này tan rã và Vương quốc Anh đã tái lập lại hình ảnh quốc gia thịnh vượng
về kinh tế phát triển của mình.
Bước sang thế kỉ 21, xu thế tồn cầu hố đã làm thay đổi cơ bản tình hình


thế giới, dẫn tới một sự phụ thuộc lẫn nhau sâu sắc cả về chính trị, kinh tế và
anh ninh giữa các quốc gia. Lợi ích quốc gia chính là mục tiêu sau cùng mà các
nước hướng đến, đồng thời nó chỉ được thực hiện thông qua hợp tác quốc tế. Là
một cường quốc trên thế giới với vị thế đã được củng cố từ quá khứ, Vương
quốc Anh đang ngày càng khẳng định sức mạnh của mình với thế giới thơng qua
chính sách đối ngoại mang tính tồn cầu.
Cũng trong thời điểm này, khu vực Đông Nam Á đang nổi lên là một khu
vực có vị trí chiến lược quan trọng bởinó nằm trên tuyến đường biển nối liền
3


các khu vực có tiềm lực kinh tế, chính trị và quân sự như Đông Bắc Á, Ấn Độ,
Trung Đông, Australia và nhiều nước thuộc khu vực Thái Bình Dương. Bên
cạnh đó, tiềm lực kinh tế của đại đa số các quốc gia trong khu vực liên tục tăng
trưởng ở mức cao, các hình thức liên kết và hợp tác giữa các thành viên trong
khối ASEAN không ngừng được đẩy mạnh, tạo cho khu vực Đông Nam Á trở
thành một trong những trung tâm kinh tế, chính trị của khu vực châu Á – Thái
Bình Dương. Nhận thấy tiềm năng và lợi ích to lớn từ khu vực này, Vương quốc
Anh đã tăng cường hợp tác, thúc đẩy quan hệ hữu nghị với các quốc gia trong
khối ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Trong bối cảnh trên, tiểu luận này sẽ tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu về
chính sách đối ngoại tồn cầu của Anh. Đồng thời, tìm hiểu quan hệ ngoại giao
Anh- Việt trong giai đoạn hiện nay, về thách thức và triển vọng. Từ đó thấy rõ
được sự thống nhất trong chính sách đối ngoại tồn cầu của Anh và việc cụ thể
hóa chính sách đó trong quan hệ với một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á
là Việt Nam.
2.

Tình hình nghiên cứu
Anh là một cường quốc trên thế giới, do đó chính sách đối ngoại của Anh


được rất nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu chun sâu.Ở Anh,
các cơng trình nghiên về vấn đề này rất đa dạng, phổ biến và được đăng tải
trên website của Chính phủ và Bộ ngoại giao Anh. Ở Việt Nam có một số
nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Anh trong bối cảnh lịch sử mới, đặc
biệt từ sau năm 1991. Có thể thấy một số tài liệu liên quan như: “Chính sách
đối ngoại của một số nước lớn sau chiến tranh lạnh” – Nguyễn Xuân Phách
(1999); giáo trình “Chính sách đối ngoại của một số nước lớn trên thế giới”PGS.TS Phạm Minh Sơn.

4


3.

Mục đích nghiên cứu
Mục đích của tiểu luận là đi sâu phân tích những nhân tố tác động đến

việc hình thành chính sách đối ngoại tồn cầu của Anh, sự triển khai chính sách
đó đối với từng châu lục và các nước lớn trên thế giới.Đồng thời, tiểu luận cũng
làm rõ mỗi quan hệ ngoại giao Anh- Việt hiện nay để củng cố thêm cho sự
thống nhất trong chính sách đối ngoại của Anh với các nước Đông Nam Á mà
đại diện là Việt Nam, đánh giá những thách thức và triển vọng của quan hệ hai
nước trong thời gian tới.
4.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách đối ngoại của Anh bao gồm

những nhân tố cơ bản tác động đến sự hình thành chính sách đối ngoại, nội
dung và sự triển khai chính sách đối ngoại đó; mối quan hệ Việt-Anh thơng qua

chính sách đối ngoại giữa hai nước, thách thức và triển vọng tỏng thời gian tới.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chính sách đối ngoại của nước Anh
trong giai đoạn hiện nay.
5.

Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận gồm 3 chương 9 tiết.

5


CHƯƠNG I: NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN HIỆP VƯƠNG QUỐC ANH

1.1Khái quát về nước Anh
1.1.1 Khái quát chung

Tên nước: Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (United Kingdom
of Great Britain and Northern Ireland)
Thể chế chính trị: Qn chủ lập hiến
Thủ đơ: London (7,3 triệu người).
Vị trí địa lý: Vương quốc Anh nằm ở Tây Âu, giáp Cộng hòa Ai-Len,
biên giới dài 360km. Anh gồm vùng trung tâm và hai phần ba hịn đảo Anh,
cộng các hịn đảo ngồi khơi như Đảo Wight và Đảo Scilly.

6


Khí hậu: Anh có khí hậu biển ơn đới hải dương
Diện tích: 244.820km2; diện tích đất liền 241.590km2; diện tích biển

3.230km2
Dân số: 63.395.574 người (theo Wiki: 7/2013), đông dân thứ 5 châu Âu
sau Liên Bang Nga, Đức, Thổ Nhĩ Kì, Pháp (năm 2013)
Quốc khánh: 11/6- kỷ niệm chính thức ngày sinh Nữ Hoàng Elizabeth II.
Đồng tiền: Pound (Bảng Anh - GBP); 1 GBP = 1,9 USD
Các dân tộc: Người Anh 83,6%, người Scotland 8,6%; người xứ Wales
4,9%; người Bắc AiLen 2,9%
Ngơn ngữ: Tiếng Anh là tiếng phổ thơng. Ngồi ra có các tiếng địa
phương như tiếng Welsh, tiếng Scottish
Tơn giáo: Đa số theo đạo Tin Lành/ Anh Giáo
1.1.2 Chính trị
Liên hiệp Vương quốc Anh là nước quân chủ lập hiến, có hệ thống luật
pháp theo mơ hình Luật án lệ. Các thể chế chính trị chính bao gồm: Nữ hồng,
Cơ quan lập pháp, Cơ quan hành pháp.


Nữ hồng

Là Ngun thủ quốc gia, đứng đầu Cơ quan Lập pháp và Hành pháp,
Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang và là người đứng đầu Giáo hội Anh.
Trên thực tế, quyền lực của Nữ hồng chỉ có tính chất tượng trưng. Ngoài ra,
Nữ Hoàng là nguyên thủ quốc gia của 15/48 nước thuộc Khối Liên Hiệp Anh.


Cơ quan lập pháp

Quốc hội Anh được cấu thành bởi 3 thành phần: Vua (hay Nữ Hoàng),
Thượng Viện và Hạ Viện, và cả ba thành phần chỉ họp chung trong những sự
7



kiện đặc biệt (như khi Nữ Hoàng khai mạc Quốc hội mới) và chỉ mang ý nghĩa
tượng trưng. Hạ viện là cơ quan duy nhất được dân bầu và trên thực tế là cơ
quan lập pháp chủ yếu.
+ Thượng viện - (House of Lords): Còn gọi là Viện Nguyên Lão, hiện
có 674 nghị sỹ, nhiệm kỳ 5 năm, gồm các Thượng nghĩ sỹ cha truyền con nối có
dịng dõi q tộc và Hoàng gia, Thượng nghị sĩ là những chức sắc quan trọng
của Giáo hội Anh, và những chính khách có cơng lao lớn với đất nước.
+ Hạ viện (House of Commons): Là Cơ quan lập pháp chủ yếu gồm 659
nghị sỹ, được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Chức
năng chính là thơng qua các đạo luật, các chủ trương, chính sách lớn về kinh tế,
xã hội, chính trị đối nội và đối ngoại, giám sát hoạt động của chính phủ. Từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Đảng Bảo Thủ và Công Đảng thay nhau
chiếm đa số trong Hạ Viện. Hiện nay Công Đảng chiếm đa số tuyệt đối và là
đảng cầm quyền. Sau tuyển cử 7/6/2001, Công Đảng chiếm 412 ghế, Bảo Thủ
166 ghế, Dân chủ tự do 52 ghế. Ngồi ra cịn các đảng mang tính chất địa
phương như đảng Plaid Cymru ở Xứ Uên, đảng Quốc gia Scốt ở Scotland, đảng
Liên hiệp Ulster ở Bắc Ai-len.


Cơ quan hành pháp

+ Thủ tướng: do Nữ hoàng bổ nhiệm và được Hạ viện thơng qua. Chức
năng chính là điều hành nội các, kiến nghị cho Nữ hoàng bổ nhiệm các giám
mục và quan tồ. Thủ tướng có quyền, được sự đồng ý của Nữ Hoàng, tuyên bố
giải tán Quốc Hội và định ngày tuyển cử Quốc Hội.
+ Nội các: Khoảng 20-22 thành viên do Thủ tướng chỉ định và Nữ Hoàng
phê duyệt, bao gồm các Bộ trưởng các Bộ, Bộ trưởng không Bộ. Chức Quốc Vụ
khanh tương đương với chức vụ Thứ trưởng của Việt Nam. Từ năm 1995, dưới
chính quyền của Đảng Bảo Thủ có chức Phó Thủ tướng. Hiện nay dưới chính

phủ mới chức vụ này vẫn được duy trì.
8


1.1.3 Kinh tế
Kinh tế Anh là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, chủ yếu dựa vào
khu vực kinh tế tư nhân (chiếm 80% sản lượng và 75% lao động). Trong những
năm 80, dưới thời Thủ tướng M.Thatcher, Anh đi đầu các nước phương Tây
trong việc tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước.
Trong thời gian qua, nền kinh tế đã có những thành tựu quan trọng như :
duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao so với các nước EU, trung
bình 2,5%/năm trong 5 năm qua; thất nghiệp thấp, khoảng 2.9% ( năm 2006);
lạm phát thấp khoảng 3% năm 2006. GDP năm 2006 đạt 1.900 tỷ USD, thu
nhập bình quân đầu người: 31.000 USD (theo số liệu năm 2006).
Các ngành kinh tế mũi nhọn: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm; sản xuất
thép, đóng tàu, khai thác than; các ngành cơng nghiệp hố chất, điện tử; viễn
thông, công nghệ cao; dệt, may mặc.
Về thương mại: xuất khẩu đạt 469 tỷ USD, nhập khẩu đạt 603 tỷ USD
(số liệu năm 2006). Thị trường chủ yếu là EU, chiếm 53% tổng xuất khẩu và
52% tổng nhập khẩu của Anh, sau đó đến Mỹ, Nhật, Trung Quốc. Xuất khẩu
hàng hố và dịch vụ của Anh tính theo đầu người cao hơn Mỹ hoặc Nhật. Hàng
xuất chủ yếu gồm sản phẩm dịch vụ, công nghiệp chế tạo, chất đốt, hoá chất,
lương thực, đồ uống, thuốc lá trong khi hàng nhập khẩu chủ yếu gồm nguyên
nhiên liệu, sản phẩm công nghiệp chế tạo, lương thực.
Về đầu tư: Anh đứng thứ 4 thế giới về đầu tư ra nước ngoài chiếm
khoảng 6,1% tổng đẩu tư của thế giới và thứ 7 thế giới về nhận đầu tư nước
ngoài, chiếm 3,8% tổng đầu tư thế giới (2006). Tổng đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của Anh : 626 tỉ Bảng Anh. Tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Anh :
398 tỉ Bảng Anh (năm 2006).
1.2Tình hình thế giới và khu vực

9


1.2.1 Tình hình thế giới
Năm 1991, sự tan rã của Liên bang Xô Viết và các nước Xã hội Chủ
nghĩa ở Đơng Âu đã chính thức kết thúc thời kỳ chiến tranh lạnh. Trật tự thế
giới hai cực Xô - Mĩ khơng cịn tồn tại, trật tự thế giới mới đang trong quá trình
hình thành theo xu hướng đa cực, nhiều trung tâm với sự vươn lên mạnh mẽ của
các cường quốc như Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc.
Bên cạnh đó, tuy hịa bình thế giới đã được củng cố, nguy cơ chiến tranh
thế giới bị đẩy lùi rõ rệt nhưng hịa bình ở nhiều khu vực lại bị đe dọa. Các cuộc
xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ diễn ra ở nhiều nơi mà phần lớn
đều có căn nguyên lịch sử nên việc giải quyết là khơng thể nhanh chóng dễ
dàng.
Bước sang thế kỉ XXI với sự tiến triển của xu thế hịa bình, hợp tác và
phát triển, các dân tộc hi vọng về một tương lai tốt đẹp của loài người. Nhưng
trong cuộc tấn công khủng bố bất ngờ ngày 11 - 9 - 2001 ở Mĩ đã mở đầu cho
một thời kì biến động lớn trong tình hình thế giới. Sự kiện này đã đặt các quốc
gia - dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố đầy tệ hại
với những nguy cơ khó lường. Nó đã gây ra những tác động to lớn, phức tạp đối
với tình hình chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế.
Trong bối cảnh chung đó nổi lên một số đặc điểm phát triển cơ bản của
thế giới như sau:
Xu thế phát triển lấy kinh tế trọng điểm: Bài học của thời kỳ chiến tranh
lạnh đã chứng tỏ phương pháp quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị - qn sự là
chủ yếu khơng cịn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước
Mỹ - Xơ và "một bị thương một bị mất". Vì vậy, sau chiến tranh lạnh, tất cả các
quốc gia đều đang ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và tập trung mọi sức
lực vào việc phát triển kinh tế. Các nước ngày càng nhận thức sâu sắc rằng, sức
10



mạnh của mỗi quốc gia là một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính lành
mạnh và một nền cơng nghệ có trình độ cao.
Xu thế hịa dịu trên quy mơ thế giới, hịa bình thế giới được củng cố:
Các nước lớn điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng xây dựng quan hệ
bạn bè chiến lược ổn định và cân bằng hướng về lâu dài.
Đây là đặc điểm chủ yếu và nổi bật của quan hệ giữa các nước lớn trong
thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Sự điều chỉnh ấy là to lớn và sâu sắc. Xuất phát từ
lợi ích chiến lược căn bản của mình, các cường quốc tiến hành điều chỉnh lại
chính sách đối ngoại để tìm chỗ đứng tốt nhất, xây dựng khn khổ quan hệ
mới ổn định lâu dài, xác lập các điều kiện quốc tế có lợi hơn, mở rộng hệ thống
an ninh quốc gia, tạo ra khơng khí quốc tế để xây dựng kinh tế nước mình như
mục tiêu chủ yếu trong quá trình điều chỉnh.
Trước những mâu thuẫn tranh chấp với nhau, các nước lớn đều tìm kiếm
các biện pháp với xu hướng thông qua đối thoại, thỏa hiệp và tránh xung đột.
Đặc điểm nổi bật trong các quan hệ điều chỉnh giữa các nước lớn hiện nay là
tính hai mặt. Sự khác nhau về ý thức hệ và chạy đua về lợi ích, tranh giành ảnh
hưởng quyết định tính hai mặt trong chính sách đối ứng, quyết định sự tồn tại
song song giữa hợp tác và cạnh tranh, giữa mâu thuẫn và hài hòa, tiếp xúc và
kiềm chế. Sự khác nhau về nền tảng kinh tế cịn có thể dẫn tới sự mất cân bằng
mới.
Xu thế tồn cầu hóa và các tổ chức liên minh quốc tế:Đó là một xu thế
ngày càng phát triển với những nét nổi bật là :
Sự phát triển nhanh chóng của nền thương mại thế giới: Quan hệ chặt chẽ
và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng lên.Việc
chấm dứt tình trạng chia cắt thế giới thành hai hệ thống xã hội đối lập nhau càng
thúc đẩy nền kinh tế thế giới trở thành tồn cầu hóa.
11



Cuộc cách mạng về liên lạc viễn thông với những máy tính, vệ tinh viễn
thơng, sợi quang học và việc vận chuyển cực nhanh của điện tử đã thúc đẩy
mạnh mẽ q trình tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Đã hình thành một hệ
thống liên lạc tồn cầu. Tốc độ thơng tin tồn cầu được tăng lên hàng triệu lần.
Khơng có hệ thống này thì khơng thể ra đời những cơng ty xun quốc gia và
khơng thể có cuộc cách mạng về tài chính trên thế giới.
Ngày nay hầu như ở khắp các lục địa, khu vực đều có các tổ chức liên
minh kinh tế với những quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Hiện nay trên thế giới có
hơn 4000 tổ chức quốc tế, trong đó có khoảng 300 tổ chức liên quốc gia. Các tổ
chức quốc tế rất đa dạng, chức năng cũng không dừng lại ở việc giải quyết các
cuộc xung đột quốc tế và khủng hoảng.
Các tổ chức quốc tế quan trọng hàng đầu là Liên Hợp Quốc (UN), Quỹ
tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và Tổ chức thương mại thế giới
(WTO)...
1.2.2 Tình hình khu vực Châu Âu
Vào đầu thập kỷ 90, tình hình thế giới biến tạo điều kiện cho tiến trình
nhất thể hóa châu Âu. Liên minh châu Âu có cơ hội thốt khỏi sự khống chế của
Mĩ kể từ khi chiến tranh lạnh chấm dứt, hai cực Xô – Mỹ khơng cịn. Từ đó
vươn lên giành ảnh hưởng và quyền chủ đạo các công việc ở châu Âu.
Hiệp ước Maastricht được 12 nước châu Âu ký kết tháng 07 – 02 – 1991 đánh
dấu một giai đoạn mới trong tiến trình tạo dựng một liên minh ngày càng chặt
chẽ giữa nhân dân các nước châu Âu.
Tuy nhiên EU cũng gặp khơng ít khó khăn bởi gặp phải sự cạnh tranh gay
gắt của Mỹ, Nhật Bản...Trước những biến đổi của thế giới và châu Âu như vậy,

12


các thành viên EU phải mở rộng liên kết kinh tế sang lĩnh vực chính trị, lĩnh vực

chính sách đối ngoại và quốc phòng.
Năm 1985 Thỏa thuận Schengen đã tạo ra các biên giới mở bỏ kiểm
soát hộ chiếu giữa các quốc gia thành viên.
Tháng 3/1995, bảy nước EU hủy bỏ sự kiểm sốt đi lại của cơng dân các
nước này qua biên giới của nhau.
Ngày 1/1/1999, đồng tiền tệ chung cho hầu hết quốc gia Châu Âu,
đồng euro, được phát hành, chính thức liên kết đồng tiền của mỗi quốc gia
thành viên. Đồng tiền tệ mới được đưa vào lưu hành năm 2002 và các đồng tiền
tệ cũ bị bãi bỏ. Chỉ ba nước trong số 15 quốc gia thành viên khi ấy quyết định
không sử dụng đồng euro (Anh Quốc, Đan Mạch và Thụy Điển).
Năm 2004 EU kết nạp 10 quốc gia thành viên mới. Hai nước nữa gia
nhập năm 2007, nâng số thành viên lên 27 quốc gia.
Một hiệp ước thành lập một hiến pháp cho Liên minh Châu Âu được ký
kết tại Rô-ma năm 2004, dự định thay thế tồn bộ hiệp ước trước đó bằng một
tài liệu duy nhất. Tuy nhiên, nó đã khơng được thông qua sau khi bị các cử tri
Pháp và Hà Lan bác bỏ trong cuộc trưng cầu dân ý.
Năm 2007, các quốc gia thành viên đồng ý thay thế đề xuất này bằng
một Hiệp ước Cải cách mới, sẽ sửa đổi chứ khơng thay thế các hiệp ước đang
có. Hiệp ước này được ký ngày 13 tháng 12 năm 2007, và sẽ có hiệu lực vào
tháng 1 năm 2009 nếu được phê chuẩn trước thời hạn đó. Hiệp ước này sẽ khiến
Liên minh Châu Âu lần đầu tiên có một Chủ tịch và một Bộ trưởng ngoại giao
thường trực.
Đầu năm 2010, khủng hoảng nợ công châu Âu đã bùng nổ, đầu tiên là Hy
Lạp vào khi chi phí cho các khoản nợ Chính phủ liên tục tăng lên. Cuộc khủng
13


hoảng sau đó đã lan sang Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan và Áo... Ngay
cả Italia nền kinh tế lớn thứ 8 thế giới cũng đang bên bờ của sự sụp đổ. Nợ cơng
của Italia tính đến cuối tháng 6/2012 đã tăng lên tới 1.973 tỷ Euro. Italia là thị

trường trái phiếu lớn nhất ở châu Âu, vì vậy có nguy cơ tạo ra một hiệu ứng
domino lớn hơn rất nhiều so với Hy Lạp.
Trước những biến đổi to lớn của tình hình thế giới cũng như ở Châu Âu,
Vương quốc Anh phải điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình sao cho phù
hợp và đảm bảo được lợi ích quốc gia của mình.

14


CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ SỰ TRIỂN KHAI
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI TOÀN CẦU CỦA ANH
Anh là Uỷ viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, thành viên
quan trọng trong NATO, thành viên EU, thành viên G8, đứng đầu Khối Thịnh
Vượng chung gồm 54 nước (chủ yếu là những nước thuộc địa cũ của Anh), và là
thành viên của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng khác. Anh đặt quan hệ ngoại
giao với 165 nước trên khắp thế giới. Do đó, Anh thực hiện chính sách đối ngoại
mang tính tồn cầu.
Mục tiêu chính sách đối ngoại của Anh hiện nay là:
Thứ nhất: Ưu tiên đối ngoại hàng đầu là củng cố và phát triển quan hệ
đồng minh chiến lược với Mỹ trong đó NATO là hạt nhân quan trọng.
Thứ hai: Phát triển quan hệ với EU nhưng không đối trọng với Mỹ, tăng
cường ảnh hưởng và sự lãnh đạo của Anh tại châu Âu, phát huy vai trò cầu nối
giữa châu Âu và Mỹ.
Thứ ba: Tăng cường sức mạnh Khối Thịnh vượng chung.
Thứ tư: Phát huy vai trò của Liên Hiệp Quốc trong các hoạt động gìn giữ
an ninh và hồ bình, phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, hợp tác
quốc tế trong các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo mang tính tồn
cầu, và bảo vệ nhân quyền.
Thứ năm: Đi đầu trong các vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững.

Gần đây Anh bắt đầu đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN và châu Á,
khu vực trước đây Anh chưa mấy chú trọng.
15


16


2.1 Sự triển khai chính sách đối ngoại của Anh đối với các châu lục
2.1.1 Đối với châu Á
Châu Á là châu lục rộng lớn nhất và đông dân nhất thế giới với 4 tỉ người,
chiếm 60 % dân số hiện nay của thế giới. Châu Á trước đây từng là thuộc địa cũ
của Anh còn hiện nay, các nước châu Á đang trở thành những điểm sáng trên
thế giới, nhất là kinh tế. Dự báo đến năm 2050, 3 trong số 4 nền kinh tế hàng
đầu thế giới sẽ thuộc châu Á lần lượt là: Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản.
Chính vì vậy, hiện nay, Anh đang bắt đầu thực hiện các chính sách đối ngoại ưu
tiên hàng đầu của mình như đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN và châu Á.
Nguyên nhân lí giải cho chính sách đối ngoại coi trọng châu Á của Anh
là:
Trước hết, Anh muốn tăng cường quan hệ kinh tế với các nước trong bối
cảnh kinh tế là ưu tiên hàng đầu hiện nay của các nước. Châu Á với nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú. Châu Á – châu lục của các nền kinh tế năng
động: Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ...
Thứ hai, Anh vốn rất am hiểu châu lục này vì đã có thời gian dài trong
lịch sử thống trị khu vực này.
Thứ ba, Anh không muốn bị gạt ra khỏi chính sách của các nước châu Á
trong bối cảnh nhiều cường quốc khác như: Mỹ, Nga... đều đang thực hiện
“chính sách hướng đơng”.
Chính sách đối ngoại của Anh đối với Châu Á có các nội dung như sau:
Đầu tiên là củng cố vai trò và vị trí của mình tại các thuộc địa cũ trong

khu vực như Ân Độ, Hồng Kông, Thái Lan….
17


Hai là: Thấy được lợi ích trong phát triển quan hệ hợp tác kinh tế với
Châu Á.
Ba là: Tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác quốc tế với Việt Nam.
Bốn là: Nâng cao hay là tăng cường vai trò của mình thơng qua các ảnh
hưởng về khủng hoảng kinh tế đối với châu lục này nói chung và các nước trong
châu lục nói riêng.
Năm là: Để có được một cửa ngõ đi vào khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương thì Anh thực hiện chính sách hướng Đơng, chú trọng phát triển quan hệ
với Nhật, biểu hiện cụ thể như: Ký hiệp ước hữu nghị và thân thiện (1854),
thành lập diễn đàn Anh Nhật vào thế kỷ XXI. Quan hệ thương mại giữa hai
nước cũng phát triển mạnh. Năm 2008 là năm tổ chức 150 năm kỷ niệm quan hệ
ngoại giao Anh – Nhật.
Bên cạnh đó thì Anh cịn đưa ra một số nguyên tắc cơ bản khi thực hiện
quá trình hợp tác ngoại giao vừa tăng cường hợp tác nhưng vừa phải cảnh giác
trước ảnh hưởng của các nước lớn trên thế giới đến khu vực này.
2.1.2 Đối với châu Âu (EU)
Anh đặc biệt coi trọng phát triển quan hệ và hợp tác với các nước châu
Âu, nhất là trong khuôn khổ của tổ chức Liên minh châu Âu (EU). Trước hết, vì
Anh nằm trong châu lục này, nên việc hợp tác rất dễ dàng, đặc biệt việc đi lại
giữa các nước trong Liên minh châu Âu (EU) ngày càng thuận tiện. Đây là cơ
hội lớn để các nhà đầu tư các nước châu Âu khác vào Anh và ngược lại. Thứ
hai, thơng qua EU, Anh có nhiều cơ hội mở rộng hợp tác với các nước và các
khu vực khác trên thế giới, tiêu biểu nhất hiện nay là với ASEAN. Thứ ba,
thông qua EU để tiến tới cân bằng trong quan hệ với Mỹ.

18



Tuy nhiên, Anh không tham gia đầy đủ vào tất cả các nội dung hợp tác
với các nước EU, cụ thể là việc không gia nhập Khu vực đồng tiền chung Ơ-rơ
(Euro Zone). Thủ tướng Anh Cameron từng nói: “Tơi khơng đồng ý vì khơng
phù hợp với lợi ích của Anh”. Đây cũng là tính tốn trong chính sách đối ngoại
của Anh. Các nước đầu tàu kinh tế của EU (Đức và Pháp) nhiều lúc mâu thuẫn
với Anh vì những tính tốn thực dụng này, coi việc Anh gia nhập EU nhiều khi
thêm gánh nặng cho tổ chức. Còn với Anh, việc không gia nhập Euro Zone đã
tránh cho nước này bị cuốn vào vịng xốy của cuộc khủng hoảng nợ công diễn
ra ở châu Âu trong vài năm gần đây.
Một trong những mục tiêu hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Anh
hiện naylà:“Phát triển quan hệ với EU nhưng không đối trọng với Mỹ, tăng
cường ảnh hưởng và sự lãnh đạo của Anh tại châu Âu, phát huy vai trò cầu nối
giữa châu Âu và Mỹ”, được cụ thể như sau :
Một là: Tìm kiếm sự ổn định và giảm bớt căng thẳng quốc tế.
Hai là:Chính sách thắt lưng buộc bụng và thắt chặt ngân sách trong kinh
tế được ưu tiên, không sử dụng đồng Ơ-rô.
Ba là: Mọi chính sách đều nhằm thực hiện mục tiêu phát triển vai trị và
vị thế của mình ở EU và cân bằng quyền lực ở châu Âu.
Bốn là : Hào hứng đối với việc gia tăng hội nhập trong EU.
2.1.3 Đối với châu Mỹ
Vương quốc Anh cách châu Mỹ qua Đại Tây Dương, chính vì thế việc
hợp tác, phát triển quan hệ chính trị, kinh tế - thương mại, cũng như nhiều lĩnh
vực khác giữa nước này với “Tân lục địa” khá dễ dàng.

19


Hiện nay, ưu tiên đối ngoại hàng đầu của Anh với châu Mỹ là củng cố và

phát triển quan hệ đồng minh chiến lược với Mỹ, trong đó NATO là hạt nhân
quan trọng. Quan hệ với Mỹ là quan hệ đồng minh chiến lược.
Chính phủ Anh có sự phối hợp chặt chẽ với Hoa kì và coi đây là “hịn đá
tảng”trong chính sách đối ngoại của Anh. Quan hệ giữa Anh và Mỹ kéo dài
trong nhiều thập niên qua bởi vì chính phủ Anh nhận thức sâu sắc rằng quan hệ
chặt chẽ với Hoa kì là cơng cụ tốt nhất để duy trì vai trị cường quốc trong hệ
thống quốc tế. Chính phủ Anh ln hết sức cảnh giác và “chống lại chủ nghĩa
chống Mỹ” trên thế giới.
Quan hệ đồng minh thân cận, hùng mạnh Anh – Mỹ được coi là quan hệ
song phương quan trọng nhất. Biểu hiện của liên minh đó trên các lĩnh vực như
quân sự: ký thỏa thuận an ninh Anh – Mỹ, tổ chức tập trận chung, trao đổi cơng
nghệ và vũ khí qn sự…cịn về kinh tế Anh là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất
vào Mỹ và ngược lại, hợp tác và tham gia trong nhiều tổ chức định chế tài
chính…
Nhưng cũng đáng quan tâm là Anh vẫn cố gắng tạo sự cân bằng trong
quan hệ giữa nước này với Mỹ và giữa nước này với châu Âu: “nửa trong nửa
ngoài châu Âu, gần gũi, liên minh chặt chẽ nhưng không nhất thiết khóa chặt
với Mỹ”.
Chính phủ Anh cũng hết sức coi trọng việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác
khác với các nước thuộc Bắc Mỹ, đặc biệt trong đó là Canada và các nước thuộc
khu vực Mỹ- La Tinh.
Nhìn chung, Anh đã, đang và sẽ tiếp tục tích cực thực hiện chính sách ơn
hịa, cải thiện quan hệ với khu vực này, xây dựng một mơi trường quốc tế hịa
bình, ổn định.

20


2.1.4 Đối với châu Phi
Là lục địa lớn thứ ba trên thế giới về diện tích, châu Phi hiện nay có hơn

700 triệu người, giàu tài nguyên thiên nhiên, trong đó có nhiều loại khống sản
trữ lượng lớn nhất thế giới như vàng, kim cương, đồng... Vì thế các nước cơng
nghiệp phát triển, trong đó có Anh rất muốn tận dụng, khai thác nguồn tài
nguyên này của châu Phi. Trong bối cảnh hiện nay, việc hợp tác với các nước
châu Phi thơng qua các hình thức đầu tư, viện trợ có lẽ là phù hợp nhất.
Châu Phi từng là thuộc địa cũ của Anh, là châu lục nhiều tài nguyên nên
Anh đặc biệt quan tâm đến châu Phi là điều tất yếu.Về cơ bản, chính sách đối
ngoại của Vương quốc Anh đối với châu Phi tập trung vào những điểm chính
sau:
Thứ nhất : Hỗ trợ cho cuộc cải cách kinh tế tại châu Phi
Thứ hai : Thành lập ủy ban châu Phi để thúc đẩy phát triển
Thứ ba: Coi châu Phi là trọng tâm trong việc đảm bảo lợi ích của châu lục
này
Hiện nay, Công Đảng đang cầm quyền ở Anh, chú trọng nhiều hơn đến
hợp tác phát triển với các khu vực trên thế giới, nhất là các khu vực còn nhiều
tiềm năng như châu Phi. Bộ Phát triển Quốc tế Anh(DFID) đã thực hiện nhiều
chương trình mục tiêu phát triển quốc tế ở châu Phi. Trong đó có những cam kết
như: xóa đói - giảm nghèo, tăng cường năng lực chính phủ, quyền con người,
phát triển, phụ nữ, y tế, giáo dục, bảo vệ mơi trường, phịng ngừa xung đột, cứu
trợ thiên tai. Viện trợ của Anh chủ yếu được thực hiện qua hai kênh: một nửa
viện trợ thông qua các tổ chức quốc tế (chủ yếu là các tổ chức thuộc hệ thống
Liên hợp quốc), nửa còn lại thông qua kênh song phương. Phần lớn các dự án

21


dùng ODA của Anh đều được thực hiện thông qua các nhà thầu do phía Anh chỉ
định.
Nhìn chung, Vương quốc Anh đã có nhiều cố gắng hỗ trợ tồn cầu cho
cuộc cải cách kinh tế và điều hành tốt hơn tại châu Phi. Anh cho rằng giải quyết

xung đột tại châu Phi là nhiệm vụ quan trọng sống còn để tháo gỡ những bế tắc
kinh tế - chính trị tại châu lục này và coi châu Phi là trọng tâm trong việc đảm
bảo lợi ích của sự thịnh vượng tiếp tục được chia sẻ một cách công bằng và rộng
rãi hơn.
2.1.5 Đối với châu Đại Dương
Châu Đại Dương là châu lục khá rộng lớn cách xa Vương quốc Anh,
nhưng người Anh đã sớm phát hiện ra châu lục này và sau đó là q trình di cư
và thuộc địa hóa của Vương quốc Anh. Quan hệ đặc biệt giữa Anh và Australia
là điển hình cho mối quan hệ giữa nước Anh và châu Đại Dương. Ngoài nguyên
nhân về lịch sử kể trên, còn một nguyên nhân khác khá quan trọng là: trong q
trình phát triển của mình Australia cũng ln coi mình là một phần của châu Âu.
Trong Hiến pháp Australia, quyền hành pháp trao cho vị Thống đốc Toàn
quyền – đại diện cho Nữ hoàng Anh Elizabeth II (cũng là Nữ hoàng Australia).
Gương mặt Nữ hoàng vẫn được in trên các đồng xu của Australia, và chính bà
đã khai trương tòa nhà Quốc hội tại Canberra vào năm 1988 và Nhà hát Opera
Sydney vào năm 1973.
Về kinh tế, hai nước là những đối tác thương mại hàng đầu của nhau.
Năm 2003, Anh là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 6 của Australia (chiếm
khoảng 7%), cũng là thị trường lớn thứ 5 nơi Australia nhập khẩu máy móc cơ
khí. Anh là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Australia trong lĩnh vực dịch vụ.
Thương mại dịch vụ chiếm ưu thế bởi du lịch khi mà số lượng khách du lịch đến
Australia năm 2003 chiếm vị trí thứ 2, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho kinh tế
22


Úc. Tổng quan quan hệ bn bán hàng hóa và dịch vụ, Anh là đối tác thương
mại lớn thứ 4 của Anh. Trong khi đó, về đầu tư, năm 2003, Anh cũng đứng vị trí
thứ 2 về tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Australia, chiếm 27%. Ngược lại,
Anh là địa điểm đầu tư lớn thứ 2 của các nhà đầu tư Australia (chiếm 17% tổng
vốn đầu tư của Australia ra nước ngồi).

Tóm lại, Anh ln coi trọng quan hệ với Australia nói riêng và tồn bộ
châu Đại Dương nói chung. Mối quan hệ hình thành từ sớm và ngày càng phát
triển toàn diện trên các lĩnh vực từ: chính trị, kinh tế - thương mại đến văn hóa,
giáo dục.
2.2 Sự triển khai chính sách đối ngoại của Anh với các nước lớn
2.2.1 Đối với Mỹ
Giữa hai nước lớn Anh và Mỹ có lịch sử quan hệ ngoại giao từ lâu đời.
Từ “mối quan hệ đặc biệt” mà Thủ tướng Winston Churchill dung chỉ mối quan
hệ đồng minh với Mỹ sau khi hai nước chia sẻ nhiều điểm chung liên quan đến
cuộc chiến tranh thế giới thứ II đến nay đã có nhiều thay đổi. Cuối tháng
3/2009, khi kêu gọi chính quyền Anh độc lập hơn với Mỹ, một nhóm nghị sỹ
Quốc hội Anh đã đề nghị khơng nên gọi bang giao Anh- Mỹ là “mối quan hệ
đặc biệt” mà nên coi đó chỉ là “một quan hệ đặc biệt”. Tuy nhiên Anh vẫn xem
Mỹ là đồng minh thân cận hùng mạnh, là đối tác chiến lược trong quan hệ quốc
tế và được xem là quan hệ song phương quan trọng nhất.
Anh duy trì chính sách đối ngoại: “nửa trong nửa ngoài châu Âu, gần gũi,
liên minh chặt chẽ nhưng khơng nhất thiết khóa chặt với Mỹ”. Đẩy mạnh hợp
tác toàn diện, hỗ trợ lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực. Cởi mở, thẳng thắn, trung
thực nhìn nhận các vấn đề chung. Sự năng động này tạo thành sức mạnh cốt lõi
của mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Đó là lý do tại sao Mỹ và Anh có các
nhà lãnh đạo của thế giới qua thời gian chiến thắng thách thức, và sẽ phục vụ để
23


cung cấp sự ổn định quan hệ đối tác của hai nước trong một thế giới thay đổi
nhanh chóng.
"Khi Hoa Kỳ và Anh đứng cùng nhau, nhân dân ta và nhân dân trên tồn
thế giới có thể trở nên an toàn hơn và thịnh vượng hơn." - Thủ tướng Cameron
và Tổng thống Obama, tháng 5/2011.
Ngồi ra, Anh cịn là đồng minh quân sự thân cận của Mỹ.Anh và Mỹ đã

chiến đấu với nhau trong sáu chiến dịch lớn trong hai mươi năm qua: Iraq hai
lần, Afghanistan, Kosovo, Bosnia, và Libya.Anh và Mỹ là hai trong số chỉ có
năm nước đồng minh NATO đáp ứng hoặc vượt mục tiêu 2% GDP cho ngân
sách quốc phòng NATO.
Về kinh tế Anh và Mỹ là nhà đầu tư hàng đầu của nhau, người sử dụng
lao động nước ngoài hàng đầu, các đối tác hàng đầu trong lĩnh vực khoa học và
đổi mới, và các điểm đến hàng đầu cho du lịch xuyên Đại Tây Dương và nghiên
cứu ở nước ngoài.
Anh là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Mỹ và ngược lại, hợp tác và
tham gia trong nhiều tổ chức định chế tài chính. Hai nền kinh tế Mỹ và Anh
được gắn bó chặt chẽ. Các công ty Anh chiếm hơn một triệu việc làm ở Hoa Kỳ,
và các công ty Mỹ cung cấp gần 1.000.000 ở Anh. Hai bên đầu tư một nửa
nghìn tỷ USD vào nền kinh tế của nhau. Vương quốc Anh đầu tư vào Hoa Kỳ là
gần 140 lần so với của Trung Quốc, trong thập kỷ qua, đầu tư của Mỹ vào
Vương quốc Anh là bảy lần đầu tư, hình thức đầu tư vào Trung Quốc.
Mối quan hệ thương mại Anh- Mỹ lên đến hơn $ 180 tỷ USD hàng hóa và
dịch vụ trong năm 2010. Vương quốc Anh là đối tác lớn thứ sáu của Mỹ kinh
doanh trên thế giới, và Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Vương quốc
Anh.

24


Về Văn hóa- Giáo dục, việc trao đổi giáo dục giữa hai nước không chỉ
nâng cao kiến thức về học tập các lĩnh vực mà cịn tăng cường tình hữu nghị sự
hiểu biết lẫn nhau và duy trì mối quan hệ đặc biệt của hai nước. Đội ngũ lao
động có tay nghề cao, là rất cần thiết để Mỹ và Anh giữ một lợi thế cạnh tranh
trong thế kỷ XXI.Hơn 60 100 trường đại học hàng đầu thế giới là ở Mỹ hoặc
Anh, bao gồm tất cả trong top 10 và 18 trong top 20.
Về Quốc phòng- An ninh, hai bên đã kí thỏa thuận an ninh Anh- Mỹ, tổ

chức tập trận chung và thường xuyên trao đổi công nghệ và vũ khí quân sự.
2.2.2 Đối với Pháp
Anh và Pháp có quan hệ đồng minh truyền thống lâu dài. Trong những
năm gần đây, hai nước đã trải qua một mối quan hệ rất thân thiết, gần gũi.Ngày
nay, cả Pháp và Vương quốc Anh là quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu
(EU), và người ta ước tính rằng khoảng 400.000 người dân Pháp sống ở Anh,
với số lượng người Anh tương đương sống tại Pháp.
Thủ tướng Anh David Cameronđã cam kết xây dựng một "mối quan hệ
bền vững" với Pháp ngay sau cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp Francois
Hollande trong chuyến thăm đầu tiên của ông đến Anh kể từ khi đắc cử tổng
thống vào tháng 5/2012. Về quan hệ song phương, Thủ tướng Cameron nói:
"Chúng tơi đang cố gắng xây dựng một mối quan hệ tốt và ổn định. Pháp là một
đối tác chủ yếu và quan trọng của Anh."
Trên lĩnh vực kinh tế, hai nền kinh tế Anh và Pháp có quan hệ gắn bó chặt
chẽ với nhau. Các công ty Pháp hiện đang tạo việc làm cho 180.000 người trên
khắp nước Anh, trong khi đó kim ngạch xuất khẩu của Anh sang Pháp nhiều
hơn so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Anh sang Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật
Bản và Thổ Nhĩ Kỳ.

25


×