Tải bản đầy đủ (.pdf) (334 trang)

H thng phuc li thanh ph h chi min

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.96 MB, 334 trang )

Ủy ban Nhân dân TP.HCM
Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM

Hệ thống phúc lợi
ở thành phố Hồ Chí Minh
với mục tiêu tiến bộ
và cơng bằng xã hội
(Bản phúc trình tổng kết đề tài nghiên cứu)

Trần Hữu Quang
(chủ nhiệm đề tài)

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 4-2009


Mục lục
trang
Mục lục ................................................................................................................... 2
Lời cám ơn .............................................................................................................. 6
Tóm tắt.................................................................................................................... 7
Mở đầu .................................................................................................................. 17
Phần I. Vấn đề, cách tiếp cận và phương pháp .................................................. 20
A. Nhiệm vụ, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu .................................................. 20
B. Những câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 21
C. Một số khái niệm chính................................................................................. 22
1. Phúc lợi ..................................................................................................... 22
2. Phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, và bảo hộ xã hội........................................ 23
3. Bảo hiểm xã hội......................................................................................... 24
4. Nhà nước phúc lợi ..................................................................................... 25
5. Chính sách xã hội ...................................................................................... 26


6. Tiến bộ xã hội............................................................................................ 27
7. Công bằng xã hội....................................................................................... 28
D. Những câu hỏi lý thuyết ................................................................................ 28
E. Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 29
F. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 30
G. Các mẫu điều tra ........................................................................................... 30
1. Mẫu điều tra các hộ gia đình...................................................................... 31
2. Mẫu điều tra giáo viên ............................................................................... 32
3. Mẫu điều tra bác sĩ và y tá ......................................................................... 33
Phần II. Các lý thuyết và các chính sách phúc lợi xã hội trên thế giới.............. 35
A. Các quan niệm về phúc lợi xã hội và nhà nước phúc lợi ................................ 35
B. Các lý thuyết phân loại các hệ thống phúc lợi xã hội ..................................... 41
C. Những hệ thống phúc lợi xã hội ở một số quốc gia ........................................ 53
1. Ở các nước Tây phương............................................................................. 54
2. Ở các nước Á châu .................................................................................... 62
Phần III. Phúc lợi xã hội ở Việt Nam : các quan niệm,
và đặc điểm của một số lĩnh vực phúc lợi ......................................... 71
A. Những dạng thức phúc lợi xã hội trong lịch sử .............................................. 71
B. Các quan niệm về phúc lợi xã hội ở Việt Nam ngày nay................................ 73
1. Các quan niệm của giới nghiên cứu ........................................................... 74
a. Về phúc lợi xã hội và chính sách xã hội ................................................. 74
b. Về khái niệm công bằng xã hội .............................................................. 77
c. Những nhận định về thực trạng và yêu cầu cải tổ
hệ thống phúc lợi xã hội ........................................................................ 80
2. Quan điểm của Đảng CSVN về chính sách xã hội và phúc lợi xã hội ......... 84
C. Một số tiểu hệ thống phúc lợi ở Việt Nam và ở TP.HCM .............................. 87
1. Chính sách bảo hiểm xã hội và các chính sách trợ giúp xã hội ................... 87
a. Chính sách bảo hiểm xã hội ................................................................... 87
b. Các chính sách trợ giúp xã hội ............................................................... 93
2. Hệ thống bảo hiểm y tế ............................................................................ 100

a. Quá trình xây dựng hệ thống ................................................................ 100
b. Mức độ bao phủ................................................................................... 104

2


c. Những chính sách trợ giúp xã hội về bảo hiểm y tế .............................. 108
d. Vấn đề bội chi quỹ bảo hiểm y tế ......................................................... 111
3. Hệ thống giáo dục.................................................................................... 116
a. Sự phát triển về qui mô của hệ thống giáo dục ở TP.HCM ................... 117
b. Quá trình thực hiện chủ trương "xã hội hóa" ........................................ 121
c. Chính sách thu học phí......................................................................... 128
d. Lao động và thu nhập của nhà giáo ...................................................... 134
4. Hệ thống y tế ........................................................................................... 142
a. Mạng lưới bệnh viện ở TP.HCM .......................................................... 142
b. Quá trình "xã hội hóa" tại các bệnh viện .............................................. 148
c. Chính sách thu viện phí........................................................................ 151
d. Lao động và thu nhập của bác sĩ và y tá ............................................... 154
5. Chính sách về nhà ở và tình hình xây cất nhà ở........................................ 160
a. Chính sách về nhà ở ............................................................................. 160
b. Tình hình nhà ở và xây cất nhà ở ......................................................... 163
Phần IV. Tình hình hưởng dụng các phúc lợi giáo dục, y tế
và nhà ở của các hộ gia đình dân cư TP.HCM ............................... 170
A. Các đặc điểm nhân khẩu và mức sống
của các hộ gia đình trong mẫu điều tra......................................................... 170
B. Tình hình học hành và chi phí giáo dục ....................................................... 176
1. Mức độ đi học và nghỉ học....................................................................... 176
2. Chi phí giáo dục ...................................................................................... 184
a. Học phí và các khoản thu khác............................................................. 184
b. Hiện tượng đi học thêm ....................................................................... 190

c. Chi phí học hành trong tổng chi tiêu của hộ gia đình............................ 194
d. Chi tiêu của người dân và chi tiêu của nhà nước cho giáo dục.............. 198
C. Tình hình chăm sóc y tế của các hộ gia đình ............................................... 203
1. Số người có thẻ bảo hiểm y tế.................................................................. 203
2. Tình hình sức khỏe và chăm sóc y tế........................................................ 207
3. Nơi điều trị, số lần điều trị và số ngày nằm bệnh viện.............................. 210
a. Tổng số những người phải đi điều trị ................................................... 210
b. Những người phải nằm bệnh viện (tức bệnh nhân nội trú).................... 214
4. Chi phí điều trị ........................................................................................ 218
a. Chi phí điều trị của các hộ và các bệnh nhân........................................ 218
b. Chi phí y tế trong ngân sách gia đình ................................................... 221
c. Mức độ chi trả của cơ quan bảo hiểm y tế ............................................ 227
d. Nguồn viện phí trong tổng thu của các bệnh viện................................. 229
D. Tình hình nhà ở và nhu cầu nhà ở của các hộ gia đình................................. 234
a. Hiện trạng nhà ở .................................................................................. 234
b. Nhu cầu nhà ở và khả năng tài chính.................................................... 239
Phần V. Nhận định kết luận .............................................................................. 243
A. Một số nhận định kết luận........................................................................... 243
1. Xu hướng "hàng hóa hóa" các dịch vụ phúc lợi cơ bản ............................ 243
2. Xu hướng chuyển gánh nặng chi phí từ nhà nước sang người dân ............ 246
3. Thực trạng bất bình đẳng trong việc cung ứng
và thụ hưởng các lợi ích phúc lợi ............................................................. 249
4. Những vấn đề phát sinh trong quá trình "xã hội hóa"
và tự chủ hóa tài chính tại các cơ sở phúc lợi cơng lập............................. 254
5. Tính chất của hệ thống phúc lợi ở TP.HCM : chưa bảo đảm
được mục tiêu hướng đến tiến bộ xã hội và công bằng xã hội .................. 259
B. Một số kiến nghị ......................................................................................... 265
3



Phụ lục 1. Một số văn bản pháp qui liên quan tới các chính sách xã hội
và các lĩnh vực giáo dục, y tế và nhà ở................................................ 268
A. Một số chính sách xã hội............................................................................. 268
B. Bảo hiểm xã hội .......................................................................................... 270
C. Bảo hiểm y tế .............................................................................................. 271
D. Lĩnh vực giáo dục ....................................................................................... 273
E. Lĩnh vực y tế ............................................................................................... 278
F. Lĩnh vực nhà ở ............................................................................................ 281
G. Chủ trương "xã hội hóa" các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa ................... 284
Phụ lục 2. Một số bảng thống kê ......................................................................... 286
Phụ lục 3. Các bản câu hỏi điều tra ..................................................................... 303
A. Phiếu thăm dò ý kiến giáo viên ................................................................... 303
B. Phiếu thăm dò ý kiến bác sĩ và y tá ............................................................. 311
C. Phiếu thăm dị ý kiến các hộ gia đình .......................................................... 318
Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 325

4


Ban chủ nhiệm của đề tài :
- Trần Hữu Quang, chủ nhiệm đề tài
- Võ Cơng Nguyện, phó chủ nhiệm đề tài
- Phan Văn Dốp, thành viên
- Đỗ Văn Bình, thành viên
- Lê Minh Tiến, thành viên
Cộng sự viên nghiên cứu :
Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Thị Oanh, Phan Văn Nghiệm,
Phan Văn Dốp, Đỗ Văn Bình, Lê Minh Tiến, Nguyễn Cơng Thắng,
Nguyễn Hữu Nguyên, Nguyễn Minh An, Trần Thị Thảo.
Đoàn Hữu Hồng Khun, Phạm Thanh Duy, Phạm Thanh Thơi,

Nguyễn Đức Lộc, Phan Thanh Lời, Nguyễn Thị Nhung.
Cộng tác viên điều tra :
Nguyễn Thị Bích Phượng, Nguyễn Thị Mỹ Linh, Phan Nguyễn
Trung Minh, Nguyễn Hải Loan, Nguyễn Thị Phượng Linh, Nguyễn Thị
Lê Uyên, Tạ Doãn Cường, Trịnh Thị Thúy Là, Nguyễn Anh Đức,
Phạm Thanh Giang, Ninh Thị Vui, Hồ Kim Liên, Mã Thị Hồng, Trương
Đăng Hoài, Nguyễn Thị Hương Lam, Phạm Thị Mỹ Trinh, Nguyễn Thị
Cẩm Duyên, Nguyễn Thị Lành, Trần Văn Cường, Nguyễn Thị Hằng,
Trương Thị Thu, Nguyễn Thị Quỳnh Nguyên, Lê Hồng Ngọc Bích, và
các anh chị điều tra viên khác.

5


Lời cám ơn
Chúng tôi trân trọng cám ơn tất cả những người đã hết lịng ủng hộ, khuyến khích, thảo
luận, và góp ý với chúng tơi, nhất là những người đã trực tiếp tham gia vào cơng trình
nghiên cứu này mà nếu thiếu những cơng sức của họ thì cơng trình này khơng thể thực
hiện và hồn thành.
Chúng tơi chân thành cám ơn ông Nguyễn Quang Vinh, chuyên viên xã hội học, Viện
Phát triển Bền vững vùng Nam bộ, ThS Nguyễn Thị Oanh, chuyên viên phát triển cộng
đồng và công tác xã hội, ThS Đỗ Văn Bình, Phó trưởng Khoa xã hội học, Đại học Văn
Hiến, kiêm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và tư vấn công tác xã hội và phát triển
cộng đồng (SDRC), ThS Lê Minh Tiến, giảng viên xã hội học Đại học Mở TP.HCM,
bác sĩ Phan Văn Nghiệm, Trưởng phòng nghiệp vụ y, Sở Y tế TP.HCM, bác sĩ Nguyễn
Chí Hùng, Giám đốc Bệnh viện Bình Dân, ông Nguyễn Công Thắng, biên tập viên của
Thời báo Kinh tế Sài Gịn – những người đã khơng quản ngại thời gian và công sức để
tham gia nghiên cứu một số chuyên đề trong khuôn khổ đề tài này.
Chúng tơi cũng xin bày tỏ lịng tri ân tới PGS-TS Phan Xuân Biên, Trưởng ban Tuyên
giáo Thành ủy TP.HCM, cựu giám đốc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn

TP.HCM và cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội TP.HCM, PGS Đỗ Thái Đồng,
cựu chuyên viên xã hội học thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM,
TS Nguyễn Thị Hậu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, TS Nguyễn
Hữu Nguyên, Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, bà Nguyễn Minh An, Chánh văn
phòng Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM và Viện Nghiên cứu Xã hội
TP.HCM, PGS-TS Bùi Thế Cường, Viện trưởng Viện Phát triển Bền vững vùng Nam bộ,
thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, TS Võ Cơng Nguyện, Phó viện trưởng Viện Phát
triển Bền vững vùng Nam bộ, TS Phan Văn Dốp, quyền giám đốc Thư viện Khoa học Xã
hội TP.HCM, TS Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, ơng
Nguyễn Văn Ngai, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, Ban giám đốc Sở Y
tế TP.HCM, Ban giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM, ông Trần
Hữu Phúc Tiến, Giám đốc Trung tâm Hợp điểm, các ban giám đốc và các bác sĩ, y tá
các bệnh viện cũng như các ban giám hiệu và các giáo viên các trường phổ thông mà
chúng tôi đã đến khảo sát và phỏng vấn, Ủy ban nhân dân TP.HCM và các ủy ban nhân
dân các quận huyện và phường xã, các tổ dân phố và các gia đình mà chúng tơi đã tiếp
xúc và phỏng vấn, cùng tất cả các anh chị điều tra viên thuộc Trung tâm Khoa học Xã
hội và Nhân văn TP.HCM, Viện Nghiên cứu Xã hội TP.HCM, Viện Phát triển Bền vững
vùng Nam bộ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, Đại học Mở TP.HCM,
Đại học Văn Hiến, Trung tâm nghiên cứu và tư vấn công tác xã hội và phát triển cộng
đồng (SDRC), cùng các cán bộ và công nhân viên thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và
Nhân văn TP.HCM (nay là Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM).
Trần Hữu Quang (chủ nhiệm đề tài)

6


Tóm tắt
Kể từ khi chuyển sang mơ hình kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa vào cuối thập niên 1980, bên cạnh quá trình cải tổ cơ chế quản
lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế, diện mạo của hệ thống phúc lợi xã

hội cũng thay đổi gần như toàn diện : hệ thống phúc lợi xã hội của thời quan
liêu bao cấp đã bị giải thể, nhưng một hệ thống phúc lợi xã hội mới vẫn chưa
được xác lập một cách rõ ràng, vững chắc, và vẫn cịn đang chất chứa nhiều
tình trạng mâu thuẫn và bất ổn ở nhiều mặt.
Cho đến nay, ngoài những chương trình trợ giúp xã hội và xóa đói giảm
nghèo đối với một số đối tượng mục tiêu, nhà nước đã và đang tiếp tục từng
bước cắt bỏ hoặc giảm bớt một số khoản phúc lợi xã hội cơ bản vốn bao cấp
hoàn toàn trước đây đối với đại đa số nhân dân, như nhà ở (đã bãi bỏ hồn
tồn sự bao cấp), giáo dục (học phí và các khoản thu ngày càng tăng), và y tế
(thiết lập chế độ viện phí cũng theo hướng ngày càng tăng). Cuộc sống của
khá đơng các hộ gia đình người dân vì thế không thể không bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, để đảm bảo theo đuổi mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh", đường lối của Đảng và nhà nước luôn
nhấn mạnh rằng phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển xã hội và văn hóa,
q trình tăng trưởng kinh tế khơng thể tách rời khỏi mục tiêu tiến bộ và công
bằng xã hội.
Nhưng trong thực tế, q trình chuyển đổi về chính sách phúc lợi xã hội
diễn ra khơng hồn tồn sn sẻ như mong muốn, và thực tế cho thấy đang
nảy sinh không ít vấn đề bức xúc và gai góc.
Khái niệm phúc lợi xã hội thường được hiểu là bao gồm nhiều lĩnh vực
và chương trình đa dạng trong đó có những hệ thống chính như bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bao phủ những lĩnh vực chủ yếu như chăm sóc sức khỏe,
giáo dục, nhà ở, chính sách đối với người hưu trí, gia đình có cơng, chăm sóc
gia đình thương binh, liệt sĩ, các chính sách trợ cấp thất nghiệp và tạo cơng ăn
việc làm, các chính sách xóa đói giảm nghèo, cứu trợ người nghèo, người bị
tai nạn hoặc gặp thiên tai, giúp đỡ người tàn tật, mồ côi… Mặc dù lĩnh vực
nào cũng quan trọng, nhưng khuôn khổ đề tài nghiên cứu này chỉ giới hạn vào
phạm vi khảo sát ba tiểu hệ thống phúc lợi mang tính chất thiết yếu nhất và
đụng chạm đến cuộc sống hàng ngày của hầu hết các hộ gia đình, đó là giáo
dục, y tế, và nhà ở.


7


Nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu này là khảo sát nhằm mô tả và đánh giá
hiện trạng của ba tiểu hệ thống nói trên trong khn khổ hệ thống phúc lợi xã
hội ở TP.HCM, để xem xét coi các tiểu hệ thống này hiện nay hoạt động ra
sao, mức độ hưởng dụng của các tầng lớp dân cư trong các lĩnh vực này thế
nào, và từ đó đánh giá xem hoạt động của các tiểu hệ thống này có hiệu quả
đến đâu xét dưới góc độ hướng đến mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội. Mục
tiêu của đề tài là đưa ra những luận cứ khoa học và thực tiễn để góp phần vào
việc xây dựng một hệ thống quan điểm về phúc lợi xã hội và góp phần vào
việc cải cách, hồn thiện hệ thống chính sách phúc lợi xã hội của TP.HCM
Đề tài này đã thực hiện tổng cộng ba cuộc điều tra trên địa bàn
TP.HCM : cuộc điều tra các hộ gia đình dân cư vào tháng 9-2008 tại 11 quận
huyện với tổng số mẫu điều tra là 1.000 hộ gia đình ; cuộc điều tra giáo viên
vào tháng 1-2007 tại 12 trường ở nội thành và ngoại thành với tổng số mẫu
điều tra là 363 giáo viên ; và cuộc điều tra bác sĩ và y tá vào tháng 4-2006 tại
10 bệnh viện với tổng số mẫu điều tra là 129 bác sĩ và 64 y tá.
Sau q trình phân tích diễn tiến của các chính sách cũng như phân tích
tình hình thụ hưởng những lợi ích phúc lợi giáo dục, y tế cũng như tình hình
nhà ở nơi các hộ gia đình dân cư, cơng trình nghiên cứu này đã nhận diện ra
một số xu hướng và vấn đề nổi bật đáng chú ý như sau.
1. Xu hướng "hàng hóa hóa" các dịch vụ phúc lợi cơ bản
Trong thời bao cấp, các lĩnh vực giáo dục và y tế đều được nhà nước
đảm nhiệm chủ yếu về mặt tài chính, người dân hầu như khơng phải đóng góp
khoản nào. Riêng về nhà ở thì nhà nước có chính sách phân phối nhà ở cho
những người lao động thuộc khu vực nhà nước.
Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế-xã hội, các chính sách
trên lần lượt được thay đổi một cách căn bản theo hướng "xóa bao cấp" và

từng bước áp dụng nguyên tắc hạch toán kinh tế. Năm 1989, lần đầu tiên sau
ngày giải phóng, người dân TP.HCM phải đóng học phí cho con em mình và
phải đóng viện phí khi chữa chạy bệnh tật tại bệnh viện, tức là khơng cịn
được hưởng chế độ giáo dục miễn phí và y tế miễn phí như trước. Chế độ
phân phối nhà ở cho cán bộ và công nhân viên nhà nước cũng được chính thức
bãi bỏ vào năm 1992 để bắt đầu thực hiện chế độ đưa tiền nhà ở vào tiền
lương.
Kết quả cuộc khảo sát vào cuối năm 2008 cho biết mức chi cho giáo
dục của người dân TP.HCM nói chung khá nặng. So với các địa phương khác,
các trường học ở TP.HCM khơng chỉ có mức học phí cao hơn, mà cả các
khoản thu khác cũng cao hơn, học sinh đi học thêm nhiều hơn, và chính vì thế
8


mà mức chi bình quân cho một học sinh ở thành phố này luôn luôn cao hơn
các nơi khác, và nặng hơn xét về mặt tỷ trọng trong ngân sách gia đình, nhất
là nơi các tầng lớp nghèo và trung lưu dưới. Chi phí y tế hiện nay cũng khá
nặng đối với ngân sách gia đình của dân cư TP.HCM, nhất là khi gia đình có
người lâm bệnh nặng. Điều này đặc biệt là gánh nặng đối với tầng lớp dân cư
nghèo : tuy tầng lớp này chi ít hơn, nhưng tỷ trọng chi phí điều trị bệnh tật lại
chiếm mức cao hon so với các hộ gia đình khá giả. Lĩnh vực nhà ở coi như đã
hồn tồn xóa bao cấp, và người dân phải hoàn toàn tự lực cánh sinh trong
việc đi tìm nhà và mua nhà hay xây nhà. Kết quả điều tra cho biết khả năng tài
chính của phần lớn các hộ gia đình hiện nay đều khó lịng mua nổi một căn
nhà, và tình hình thiếu nhà ở cũng như ở nhà chật chội chiếm một tỷ lệ không
nhỏ nơi các hộ đang sinh sống trong thành phố này. Như vậy, điều có thể thấy
rõ là các chủ trương xóa bao cấp và thu phí trong các lĩnh vực giáo dục, y tế
và nhà ở đã làm gia tăng mạnh mẽ gánh nặng trong ngân sách gia đình người
dân.
Ngồi lĩnh vực nhà ở là lĩnh vực đã xóa bỏ bao cấp hồn tồn, thì trong

hai lĩnh vực giáo dục và y tế, khi thực hiện chế độ đóng phí và áp dụng
ngun tắc lấy thu bù chi, những sự thay đổi này thực chất bao hàm một ý
tưởng rõ rệt không thể phủ nhận là chuyển các dịch vụ phúc lợi cơ bản này
thành hàng hóa. Mặc dù ngân sách nhà nước hàng năm vẫn dành một khoản
không nhỏ cho giáo dục và y tế, nghĩa là vẫn tiếp tục bao cấp hai lĩnh vực
phúc lợi trọng yếu này, nhưng đồng thời lại chủ trương tăng phí từng bước,
tức là gia tăng dần dần mức đóng góp từ ngân sách gia đình người dân. Ngoại
trừ những người có thẻ bảo hiểm y tế, cịn lại những người dân khác đều phải
trả tiền thì mới được hưởng dịch vụ. Như vậy, những lợi ích phúc lợi cơng
này, trong thực tế, khơng cịn hồn tồn được coi là quyền của người dân
(quyền được học tập và quyền được chăm sóc sức khỏe) theo đúng nghĩa của
từ này.
Điều này có nghĩa là, ngồi lĩnh vực nhà ở, chiều hướng cải tổ trong hai
lĩnh vực phúc lợi giáo dục và y tế cũng đã và đang chủ yếu đi theo xu hướng
"hàng hóa hóa" các dịch vụ phúc lợi, chứ khơng phải đi theo xu hướng "phi
hàng hóa hóa" các dịch vụ này (de-commodification) mà một nhà nước phúc
lợi thường phải chủ trương, như Gøsta Esping-Andersen đã nhấn mạnh.
2. Xu hướng chuyển gánh nặng chi phí từ nhà nước sang người dân
Theo kết quả tính tốn của chúng tơi, nếu tỷ lệ chi cho học hành của
người dân trên cả nước chiếm khoảng 35-39% trong tổng chi phí xã hội cho
giáo dục vào năm 2006, tức đã rất cao so với các nước trong khu vực (phần
chi của ngân sách nhà nước chiếm khoảng 61-65%), thì riêng tại TP.HCM,
9


cán cân cịn nghiêng nặng hơn nữa về phía người dân : các hộ gia đình dân cư
phải chi tới 66% trong tổng chi phí xã hội cho giáo dục tại thành phố này (còn
phần chi của ngân sách nhà nước là 34%).
Trong lĩnh vực y tế, theo cuộc khảo sát của chúng tôi tại 10 bệnh viện ở
TP.HCM, phần ngân sách nhà nước cấp chỉ chiếm bình quân khoảng 22%

trong tổng thu năm 2005 của các bệnh viện này. Các nguồn thu khác bao gồm
bảo hiểm y tế (chúng tôi ước lượng khoảng trên dưới 15%) và phần lớn cịn lại
là viện phí (khoảng trên dưới 65%). Trong khi đó, trên cả nước, tỷ lệ chi từ
ngân sách nhà nước cho y tế tính trong tổng chi phí xã hội cho y tế cũng có
chiều hướng giảm dần trong những năm qua, từ con số 30,1% vào năm 2000,
28,5% năm 2001, 25,7% năm 2005.
Năm 2007, theo tính tốn của chúng tôi, ngân sách nhà nước của TP.HCM
chỉ chi 24%, cịn các hộ gia đình dân cư chi tới 76% trong tổng chi xã hội cho y
tế.
Như vậy, nhìn chung hai lĩnh vực giáo dục và y tế, chúng ta có thể nhận
thấy hệ quả của các nỗ lực huy động sức dân thơng qua các chính sách thu học
phí cũng như chính sách thu viện phí trong những năm qua, hay nói khác đi là
hệ quả của xu hướng "hàng hóa hóa" các dịch vụ phúc lợi cơ bản này, thực
chất chính là chuyển gánh nặng chi phí giáo dục cũng như chi phí y tế từ phía
nhà nước sang người dân, với mức độ cao hơn hẳn so với nhiều nước khác
trong khu vực.
Tuy nhiên, hậu quả của xu hướng chuyển gánh nặng chi phí sang người
dân khơng xảy ra một cách đồng đều nơi các tầng lớp dân cư, mà diễn ra theo
chiều hướng ngày càng thiệt thòi cho những tầng lớp dân cư nghèo khổ và dễ
bị tổn thương.
3. Thực trạng bất bình đẳng trong việc cung ứng và thụ hưởng các
lợi ích phúc lợi
Kết quả điều tra cho biết giữa các tầng lớp dân cư ở TP.HCM có một sự
chênh lệch đáng kể trong việc thụ hưởng các lợi ích phúc lợi giáo dục và y tế.
Mặc dù TP.HCM là nơi đã có tỷ lệ phổ cập giáo dục rất cao ở bậc tiểu
học, trung học cơ sở, cũng như khá cao ở bậc trung học phổ thông, nhưng mức
độ thụ hưởng dịch vụ phúc lợi giáo dục cơng vẫn có xu hướng diễn ra khơng
đồng đều. Gia đình nghèo chi cho việc học hành của con em ít hơn, có tỷ lệ
con em nghỉ học kể từ lứa 15 tuổi trở lên đông hơn, nhưng đồng thời lại phải
gánh chịu tỷ trọng chi phí giáo dục trong ngân sách chi tiêu của gia đình cao

hơn so với những gia đình khá giả, mặc dù số tiền chi cho giáo dục của những
hộ này (số lượng tuyệt đối) luôn thấp hơn nhiều so với số tiền của các hộ khá
10


giả. Nói cách khác, càng nghèo thì chi phí cho giáo dục của con em càng là
gánh nặng đối với ngân sách chi tiêu của gia đình.
Những nhóm hộ khá giả chi bình quân cho một học sinh cao hơn, cho
con em đi học thêm nhiều hơn, và có tỷ lệ con em học lên cấp trung học phổ
thông cũng như lên bậc đại học nhiều hơn hẳn so với con em những nhóm hộ
nghèo. Nói cách khác, kể từ bậc trung học phổ thông, con em các tầng lớp gia
đình trung lưu và khá giả ở TP.HCM được thụ hưởng phúc lợi giáo dục của
nhà nước nhiều hơn so với các gia đình nghèo.
Nền giáo dục, trong trường hợp này, thay vì là một nhân tố thúc đẩy sự
bình đẳng như mọi người kỳ vọng, thì lại có nguy cơ biến thành một nhân tố
góp phần vào q trình phân hóa xã hội.
Trong lĩnh vực y tế, kết quả khảo sát tại TP.HCM cho thấy rằng khi gia
đình có người bị bệnh nặng, các hộ gia đình nghèo vẫn đưa bệnh nhân đi điều
trị nội trú tại bệnh viện với tỷ lệ khơng thua kém gì so với các hộ khá giả. Đây
là một dấu hiệu tích cực chứng tỏ xu hướng công bằng trong việc thực hiện
nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe của hệ thống y tế ở TP.HCM.
Số liệu khảo sát cũng khơng cho thấy có tình trạng lạm dụng thẻ bảo
hiểm y tế ở TP.HCM. Số lần đi khám bệnh, số ngày nằm bệnh viện giữa người
có thẻ bảo hiểm y tế so với người khơng có thẻ khơng chênh lệch nhau bao
nhiêu. Thậm chí ngược lại, cịn có tình trạng khoảng một nửa khơng sử dụng
thẻ bảo hiểm y tế để thanh tốn viện phí.
Tuy nhiên, khi phân tích cơ cấu chi trả viện phí bảo hiểm y tế theo các
tầng lớp dân cư, thì chúng tơi lại chứng kiến một tình trạng chênh lệch đáng
kể giữa các tầng lớp dân cư. Nhóm gia đình khá giả nhất không những chi cho
y tế và chăm sóc sức khỏe nhiều hơn so với nhóm gia đình nghèo nhất, mà còn

được hưởng mức chi trả của cơ quan bảo hiểm y tế nhiều hơn hẳn so với
những nhóm gia đình nghèo. Do thành phần cấu tạo đối tượng của hệ thống
bảo hiểm y tế hiện nay chỉ chú trọng tới những ngành nghề thuộc khu vực
chính thức, nên tình hình phân bổ ngân sách chi trả viện phí của cơ quan bảo
hiểm y tế trong thực tế đã mang tính chất thiên vị cho những tầng lớp trung
lưu và khá giả, và thiệt thòi đối với những tầng lớp nghèo.
Như vậy, việc khảo sát thực tế cho thấy đang tồn tại một thực trạng bất
bình đẳng rõ rệt trong việc cung ứng và thụ hưởng các lợi ích phúc lợi giáo
dục và y tế. Mặc dù đã có những chính sách trợ giúp xã hội hướng đến những
đối tượng nghèo và khó khăn, nhưng hiệu quả của các chính sách này vẫn
khơng làm giảm được bao nhiêu mức độ chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư
trong việc hưởng dụng các lợi ích phúc lợi giáo dục và y tế.
11


4. Những vấn đề phát sinh trong quá trình "xã hội hóa" và tự chủ
hóa tài chính tại các cơ sở phúc lợi cơng lập
Những biện pháp thu học phí và thu viện phí xuất hiện vào cuối thập
niên 1980, khi mà hầu hết trường học và bệnh viện đều đang lâm vào tình thế
khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Lúc ban đầu, những biện pháp này được
đề ra như một giải pháp tình thế mang tính cấp bách và chữa cháy nhằm hỗ trợ
thêm cho ngân sách của các đơn vị sự nghiệp này và nhất là cải thiện đời sống
cho giáo viên và bác sĩ, y tá vốn hồi ấy hết sức khó khăn. Việc thu phí được
thực hiện ngay tại từng trường, từng bệnh viện, và do vậy vơ hình trung đã
biến các đơn vị này thành những đơn vị sự nghiệp có thu. Đó là chưa kể sự
sinh sơi của các loại hình dạy thêm, làm thêm, phịng khám ngồi giờ, khu
dịch vụ... hết sức đa dạng, khơng khác gì bao nhiêu so với những "kế hoạch
B" hay "xí nghiệp đời sống" trong lĩnh vực cơng nghiệp thời bao cấp khó
khăn. Kể từ đó, hầu như đơn vị nào cũng có sổ sách thu chi riêng, và trong
thực tế hầu như được quyền tự mình quyết định khơng ít khoản thu và khoản

chi, từ lâu trước khi chính phủ ban hành qui chế về quyền tự chủ tài chính của
đơn vị sự nghiệp cơng lập. Kiểu cơ chế mang tính vừa phân tán vừa cát cứ ấy
đã tạo nên một nếp quản lý mang nặng xu hướng phường hội và cục bộ hơn là
"tự chủ" theo đúng nghĩa tích cực của từ này. Cái nếp quản lý này dường như
vẫn còn tồn tại dai dẳng nơi khơng ít đơn vị cơng lập ngày nay.
Chính vì thế mà mặc dù Nghị quyết 90/CP (1997) của chính phủ đã nói
rằng xã hội hóa là "vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân,
của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp" trong các lĩnh vực giáo dục,
y tế, văn hóa, và nhấn mạnh rằng chủ trương "xã hội hóa" là một "giải pháp
quan trọng để thực hiện chính sách cơng bằng xã hội", nhưng trong thực tế
vẫn xảy ra một sự ngộ nhận khá phổ biến khi chỉ chú trọng đến việc tăng thu ở
các đơn vị.
Ở đây, theo chúng tôi, nguyên nhân cốt lõi không hẳn nằm ở nhận thức
về chủ trương "xã hội hóa", cho bằng là nằm ngay trong mơ hình tổ chức cũng
như trong cơ chế quản lý tài chính trong các cơ sở cung ứng dịch vụ phúc lợi
công như bệnh viện và trường học mang dáng dấp vừa phân tán vừa phường
hội như đã nói trên.
Trong lĩnh vực giáo dục, ngồi học phí, các trường cịn đề ra hàng loạt
khoản thu mà phụ huynh buộc phải đóng. Mặc dù khơng thiếu văn bản qui
định của nhà nước khá chặt chẽ, nhưng trong thực tế ở các địa phương và các
trường đã tự phát nảy sinh rất nhiều thứ phí và quỹ khác nhau mà các cơ quan
quản lý khơng phải lúc nào cũng có khả năng kiểm soát hết ở từng đơn vị.
12


Mơ hình "trường cơng lập tự chủ tài chính" cũng là một vấn đề cần xem
xét lại. Chúng tôi cho rằng mơ hình này tự bản thân nó là một nghịch lý, vì
một trường cơng lập đang thực hiện nhiệm vụ giáo dục phổ cập khơng thể đi
thu học phí cao, bởi lẽ điều này vi phạm nguyên tắc công bằng mà một trường
công của nhà nước phải bảo đảm. Công phải ra công, tư ra tư.

Nếu quan niệm rằng chủ trương "xã hội hóa" khơng phải là mở rộng sự
tham gia của xã hội vào quá trình thảo luận và thực hiện các dự án giáo dục,
mà chỉ hiểu đây chủ yếu là thu hút sự đóng góp tài chính của các gia đình
người dân cho nhà trường, thì đây là một cách hiểu hồn tồn méo mó và tai
hại. Đối với trường công, không thể suy nghĩ theo lô-gic của một cơ sở tư
nhân là ai chi nhiều tiền thì được hưởng nhiều, ai chi ít hưởng ít. Vì làm như
vậy thì giáo viên và học sinh vùng sâu vùng xa sẽ mãi mãi phải cam chịu thân
phận thiệt thịi mà khơng có quyền địi hỏi gì hơn, đơn giản là do nghèo. Nếu
lập luận rằng phải dựa trên nguyên tắc thu học phí theo khả năng chi trả và
vùng nào giầu có đóng học phí cao thì trẻ em có quyền hưởng dịch vụ giáo
dục tốt hơn so với trẻ em vùng nghèo khổ thì mới "cơng bằng" thì đây quả là
một sự ngộ nhận trầm trọng, vì đã quan niệm khái niệm cơng bằng dựa trên
lơ-gic kinh tế tư nhân hóa hồn tồn, chứ khơng dựa trên lô-gic xã hội của
một nhà nước do dân và vì dân.
Việc tìm cách gia tăng nguồn chi tiêu của người dân (vốn đã hết sức
cao) vào nền giáo dục cơng lập đã góp phần gây ra tình trạng bất bình đẳng về
cơ hội cũng như về điều kiện học tập, khơng chỉ thiệt thịi cho những gia đình
khó khăn, mà cịn tổn hại đến lợi ích lớn hơn của quốc gia vì sẽ làm lãng phí
những nguồn lực trí tuệ có thể có nơi con em gia đình ở vùng sâu vùng xa và
gia đình nghèo.
Trong lĩnh vực y tế, tình hình "xã hội hóa" trong các bệnh viện công lập
không khả quan hơn và cũng gặp phải những vấn đề tương tự như hệ thống
giáo dục. Mặc dù nhà nước đã có những qui định chi tiết về những khoản phí
được phép thu, nhưng trên thực tế, mức phí áp dụng rất khác nhau tùy từng địa
phương, từng bệnh viện, "một số bệnh viện không tuân thủ khung phí quy
định, và một số bệnh viện khác thì lại áp đặt những khoản phụ phí", và "có
những bằng chứng thực tế cho thấy một số giám đốc bệnh viện đã linh hoạt
hơn trong việc phân bổ những khoản thu từ phí". Chủ trương trao quyền tự
chủ tài chính có nguy cơ làm phá vỡ những nguyên tắc công bằng và biến các
cơ sở y tế công lập thành những cơ sở tư nhân.

Nói tóm lại, q trình thực hiện chủ trương "xã hội hóa" cũng như chủ
trương trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp phúc lợi công lập
cho thấy đã và đang xuất hiện những vấn đề hết sức gai góc và cấp bách về
13


mặt quan điểm triết lý xã hội cũng như quan điểm kinh tế-chính trị đối với mơ
hình tổ chức và cơ chế quản lý của nhà trường và của bệnh viện.
5. Tính chất của hệ thống phúc lợi ở TP.HCM : chưa bảo đảm được
mục tiêu hướng đến tiến bộ xã hội và cơng bằng xã hội
Nhìn lại kết quả khảo sát ba lĩnh vực phúc lợi giáo dục, y tế và nhà ở,
chúng ta có thể nhận thấy đây đều là những mối bận tâm lớn trong cuộc sống
của phần đơng các hộ gia đình dân cư ở TP.HCM từ tầng lớp trung lưu trở
xuống, nhưng nặng nề nhất là tầng lớp trung lưu dưới và tầng lớp nghèo.
Trong những năm qua, chính quyền TP.HCM đã có nhiều nỗ lực trong
việc bảo đảm các nhu cầu phúc lợi cơ bản của người dân như giáo dục và y tế
(ngoại trừ nhà ở), cũng như trong các chính sách trợ giúp các tầng lớp nghèo và
khó khăn. Nhưng tình hình thực tế cho thấy vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề mâu
thuẫn và bất ổn trong quá trình hình thành một hệ thống phúc lợi xã hội theo
hướng tiến bộ và cơng bằng xã hội mà chính quyền thành phố cần tiếp tục xem
xét để cải tổ.
Mặc dù mức thu nhập bình quân đầu người ở thành phố này cao hơn
các địa phương khác, nhưng điều này khơng có nghĩa là mọi cư dân ở đây đều
có mức sống cao hơn các nơi khác. Đành rằng đại đa số cư dân TP.HCM đều
được học hành, chữa bệnh, có nhà ở, nhưng khơng phải ai cũng chi phí như
nhau và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản này giống nhau. Việc phân tích mức
độ thụ hưởng các lợi ích phúc lợi dựa trên cách tiếp cận cơ cấu xã hội cho
thấy rõ rệt tình hình bất bình đẳng xã hội và phân hóa xã hội đang diễn ra
trong cộng đồng cư dân thành phố này. Một thực tế cần thấy rõ là giá cả sinh
hoạt cũng như giá nhà đất ở thành phố này đắt đỏ hơn các nơi khác, các loại

chi phí phải trả trong trường học và bệnh viện ở đây cũng cao hơn. Chính vì
thế mà, theo kết quả điều tra, những tầng lớp trung bình và nghèo ở thành phố
này phải gánh chịu những tỷ trọng chi phí dành cho việc học hành và chạy
chữa bệnh tật trong ngân sách gia đình nặng nề hơn so với những tầng lớp khá
giả, cũng như so với các tầng lớp trung bình và nghèo ở các địa phương khác.
Và mặt khác, những tầng lớp này cũng chịu nhiều thiệt thịi vì khơng được
hưởng những lợi ích phúc lợi công cộng (như giáo dục và bảo hiểm y tế)
nhiều bằng những tầng lớp có thu nhập khá giả.
Một trong những căn nguyên của hiện tượng bất bình đẳng và phân hóa
xã hội trong lĩnh vực phúc lợi, đó là q trình "hàng hóa hóa" các dịch vụ
phúc lợi, mà ở thành phố này, theo nhận xét của chúng tôi, q trình ấy diễn
ra cịn mạnh hơn so với các địa phương khác.
Xét một cách tổng quát, có thể nói hệ thống phúc lợi xã hội (hiểu theo
14


nghĩa rộng, tức là bao gồm cả hệ thống giáo dục, hệ thống y tế, hệ thống bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các chính sách trợ giúp người nghèo và cứu trợ xã
hội...) ở TP.HCM hiện nay tuy có đáp ứng được một số nhu cầu phúc lợi cơ
bản của người dân, ngoại trừ nhà ở, nhưng vẫn chưa bảo đảm được yêu cầu
tái phân phối thu nhập xã hội theo hướng tiến bộ và công bằng xã hội. Mặt
khác, điều cịn đáng lo ngại hơn là mơ hình phúc lợi này đang có xu hướng trở
thành một nhân tố góp phần vào q trình tái sản xuất một cấu trúc xã hội
ngày càng phân hóa và bất bình đẳng.
Một cách tổng quát, hệ thống phúc lợi ở TP.HCM nói riêng cũng như
của cả nước nói chung đã chuyển từ một mơ hình phúc lợi phổ qt
(universalist) thời bao cấp xã hội chủ nghĩa sang mơ hình chủ yếu mang tính
chất nghiệp hội (corporatist). Sở dĩ chúng tơi coi hệ thống hiện nay mang tính
chất nghiệp hội là do hai cột trụ chính của hệ thống này là bảo hiểm xã hội và
bảo hiểm y tế vẫn còn giới hạn đối tượng tham gia chủ yếu là những người lao

động trong khu vực chính thức, và dựa trên cơ sở đóng phí.
Xét dưới góc độ quyền lợi xã hội của người dân, hạn chế lớn nhất của
hệ thống phúc lợi hiện nay là khơng mang tính chất phổ quát. Nhiều tầng lớp
xã hội chưa được tham gia vào hệ thống này, trong đó phần lớn là những tầng
lớp có thu nhập thấp và cuộc sống bấp bênh.
Hạn chế thứ hai là một số thành tố quan trọng của hệ thống này như
giáo dục và y tế, thay vì cần vươn tới nguyên tắc phổ quát để đáp ứng nhu cầu
mọi người dân một cách cơng bằng, thì trong thực tế hiện nay lại có xu hướng
ngày càng "hàng hóa hóa" các dịch vụ này, như áp dụng chế độ thu phí ngay
trong trường cơng, đóng học phí cao thì mới được hưởng điều kiện học tập tốt
hơn, đóng viện phí càng nhiều thì càng được chữa trị và chăm sóc chu đáo
hơn... nói tóm lại là ngày càng đi theo lơ-gic kinh tế tư nhân hóa ngay trong
những đơn vị cung ứng dịch vụ phúc lợi công lập.
Hạn chế lớn thứ ba của hệ thống phúc lợi này là chưa xây dựng được
một khuôn khổ định chế tài chính hay tín dụng thích hợp nhằm làm sao cho
người dân giải quyết được nhu cầu nhà ở.
Nếu một số chính sách phúc lợi xã hội ở TP.HCM nói riêng và ở Việt
Nam nói chung hiện nay đang gián tiếp phản ánh và thậm chí củng cố tình
trạng bất bình đẳng xã hội, thì phải chăng hệ luận là cần loại bỏ hệ thống phúc
lợi này để chuyển sang một hệ thống khác vận hành theo cơ chế thị trường,
với quan điểm cho rằng chỉ thị trường mới có cơ chế hữu hiệu và "bàn tay vơ
hình" của nó chính là chiếc đũa thần có thể đem lại ấm no và bình đẳng cho
mọi người như trường phái kinh tế tân tự do luôn hô hào ? Chúng tôi không
nghĩ như vậy.
15


Karl Polanyi từng cho rằng lịch sử xã hội các nước công nghiệp trong
thời kỳ ban đầu là kết quả của cả hai luồng vận động cùng một lúc (double
movement) : luồng thứ nhất là sự khuếch trương của thị trường, và luồng vận

động thứ hai đi kèm theo, đó là sự kiềm chế và ngăn chặn của các định chế
chính trị và xã hội đối với luồng vận động thứ nhất nhằm chống lại những tác
động tai hại của một nền kinh tế do thị trường kiểm soát.
Theo Bùi Đình Thanh, "bản thân kinh tế thị trường khơng tự động đảm
bảo cho cơng bằng xã hội. Phải có những điều tiết của xã hội thông qua nhà
nước để phân phối lại những kết quả hoạt động kinh tế theo hướng bảo đảm
công bằng xã hội (...). Không thể đồng ý với quan niệm cho rằng nếu coi
trọng công bằng xã hội thì khó lịng tập trung các nguồn lực bên trong và bên
ngoài để phát triển kinh tế. (...) Theo tư duy kinh tế mới, đầu tư cho các lĩnh
vực xã hội cũng là trực tiếp đầu tư cho kinh tế, nhất là xét theo triển vọng dài
hạn."
Một hệ thống phúc lợi xã hội tự nó khơng thể giải quyết được vấn đề
bất bình đẳng trong xã hội, bởi lẽ điều này phụ thuộc vào cả một hệ thống các
chính sách vĩ mơ của nhà nước như chính sách tài chính, chính sách thuế
khóa, chính sách lương bổng... Tuy vậy, hệ thống phúc lợi vẫn là một thành tố
không thể thiếu trong một hệ thống chính sách kinh tế-xã hội quốc gia nhằm
giúp cho xã hội có thể "tự bảo vệ mình trước những mối hiểm họa cố hữu của
một hệ thống thị trường tự điều tiết", nói theo ngơn từ của Polanyi.
Vì thế, việc xây dựng một hệ thống phúc lợi xã hội vững mạnh là điều
cần thiết và tất yếu của bất cứ xã hội nào thực sự muốn bảo vệ các cơng dân
của mình. Đặc trưng cốt lõi của hệ thống phúc lợi này chính là bảo vệ các
quyền xã hội của công dân, tức là quyền được đáp ứng những nhu cầu thiết
yếu nhất để có được một cuộc sống tử tế, xứng đáng với phẩm giá con người.
Sở dĩ hệ thống phúc lợi xã hội mang ý nghĩa lớn lao đối với người dân
là vì, trong các xã hội ngày nay, xu hướng áp đảo là xã hội vận hành phụ
thuộc vào thị trường, chứ khơng phải ngược lại. Hiểu theo nghĩa đó, có thể nói
chính hệ thống phúc lợi xã hội là một định chế quan trọng giúp cho người dân
xác lập lại tư thế con người cũng như tư thế công dân của mình một cách đúng
đắn trong một xã hội dân chủ và văn minh.


16


Hệ thống phúc lợi ở thành phố Hồ Chí Minh
với mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội
Trần Hữu Quang

Mở đầu
Trong thời kỳ quản lý theo mơ hình kế hoạch hóa tập trung và quan liêu
bao cấp trước đây, nhà nước đóng vai trị là nhà quản lý tồn diện, bao trùm hầu
như mọi lĩnh vực và mọi định chế kinh tế, văn hóa và xã hội. Nhà nước được
quan niệm như có nghĩa vụ chăm lo cho tồn bộ đời sống người dân, từ cơm áo
gạo tiền, cho tới từng cây kim, sợi chỉ. Nhưng kể từ khi chuyển sang mơ hình
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào cuối thập niên 1980, một
mặt nhằm năng động hóa và đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, mặt khác vì
khơng thể dựa vào nguồn lực ngân sách nhà nước có hạn, nên nhà nước đã bắt
tay vào việc tiến hành cải tổ cơ chế quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh
tế, cũng như đối với các lĩnh vực xã hội và văn hóa.
Trong khn khổ của những giải pháp cải tổ ấy, diện mạo của hệ thống
phúc lợi xã hội cũng thay đổi gần như toàn diện : hệ thống phúc lợi xã hội của
thời quan liêu bao cấp đã bị giải thể, nhưng một hệ thống phúc lợi xã hội mới vẫn
chưa được xác lập một cách rõ ràng, vững chắc, và vẫn cịn đang chất chứa nhiều
tình trạng mâu thuẫn và bất ổn ở nhiều mặt. Cho đến nay, bên cạnh việc thiết lập
những chương trình trợ giúp xã hội và xóa đói giảm nghèo đối với một số đối
tượng mục tiêu, nhà nước đã và đang tiếp tục từng bước cắt bỏ hoặc giảm bớt
một số khoản phúc lợi xã hội cơ bản vốn bao cấp hoàn toàn trước đây đối với đại
đa số nhân dân, như nhà ở (đã bãi bỏ hoàn toàn sự bao cấp), giáo dục (học phí và
các khoản thu ngày càng tăng), và y tế (thiết lập chế độ viện phí cũng theo hướng
ngày càng tăng). Cuộc sống của khá đông các hộ gia đình người dân vì thế khơng
thể khơng bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, để đảm bảo theo đuổi mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh", đường lối của Đảng và nhà nước luôn nhấn
mạnh rằng phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển xã hội và văn hóa, q
trình tăng trưởng kinh tế không thể tách rời khỏi mục tiêu tiến bộ và công bằng
xã hội. Trong bài phát biểu tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khoá XI vào cuối tháng
10-2004, khi đề cập tới lĩnh vực phúc lợi xã hội, thủ tướng Phan Văn Khải từng
17


khẳng định lại chủ trương ấy trong bối cảnh cải cách như sau : "Chế độ của
chúng ta luôn luôn coi trọng yêu cầu nâng cao các phúc lợi cơ bản của nhân dân.
Song việc thực hiện yêu cầu đó khơng thể chỉ dựa vào ngân sách nhà nước, duy
trì bao cấp tràn lan mà phải chuyển sang cơ chế dịch vụ phù hợp với kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa."1
Nhưng trong thực tế, quá trình chuyển đổi về chính sách phúc lợi xã hội
diễn ra khơng hồn tồn sn sẻ như mong muốn, và thực tế cho thấy đang nảy
sinh khơng ít vấn đề bức xúc và gai góc mà báo chí lâu nay đã phản ánh trên
nhiều khía cạnh khác nhau. Chỉ đơn cử một thí dụ : trong hầu hết các trường
cơng lập ngày nay, tuy mang danh nghĩa là công lập, nhưng phụ huynh vẫn phải
đóng rất nhiều loại phí mang tên khác nhau đến mức mà ở một số trường, nếu
cộng lại thì một gia đình nghèo khó lịng kham nổi. Điều tương tự cũng đang xảy
ra đối với các bệnh nhân khi phải vào điều trị trong các bệnh viện công lập.
Trong khi đó, lương chính thức của phần đơng giáo viên và bác sĩ vẫn không đủ
sống, mà ngân sách nhà nước thì lại quá eo hẹp.
Trong bài phát biểu nói trên, Thủ tướng Phan Văn Khải nhận định : "Hiện
nay, các đơn vị công lập chiếm tỷ trọng lớn trong các lĩnh vực giáo dục, y tế,
khoa học công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, phần lớn hoạt động theo cơ chế
sự nghiệp cơng ích, với nguồn kinh phí dựa chủ yếu vào ngân sách nhà nước.
Việc duy trì cơ chế này dẫn tới tình trạng vừa bất cập, vừa không hợp lý trong
hoạt động dịch vụ và là một nguyên nhân khiến cho lĩnh vực văn hóa, xã hội phát

triển chậm hơn lĩnh vực kinh tế." Và hậu quả đáng ngại là tình hình này "dẫn tới
nhiều hiện tượng tiêu cực trái đạo đức nghề nghiệp mà xã hội đã lên án gay gắt".2
Tình trạng này cho thấy phải chăng đang tồn tại nhiều vấn đề lúng túng và
mâu thuẫn ngay trong đường lối cũng như trong hệ thống các chính sách phúc lợi
xã hội dành cho người dân trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường.
Cho đến nay, thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
về cơ cấu và chính sách kinh tế, nhưng về q trình hồn thiện các chính sách
của nhà nước đối với hệ thống phúc lợi xã hội thì chưa có đề tài nghiên cứu nào
tiếp cận một cách có hệ thống. Vì thế, thực tiễn đặt ra nhu cầu cần tiến hành một
cuộc khảo sát nhằm đánh giá lại diện mạo hiện trạng của hệ thống này ở
TP.HCM. Điều này lại càng mang tính chất cấp bách khi mà nhà nước đang có
chủ trương bắt tay vào việc đẩy mạnh thực sự quá trình "xã hội hóa" các hoạt
động có liên quan tới các lĩnh vực phúc lợi xã hội của người dân.

1

Xem Nhân dân, số ra ngày 26-10-2004, trang 4.

2

Xem Nhân dân, số đã dẫn.

18


Với ý hướng đó, Ủy ban Nhân dân TP.HCM đã yêu cầu và giao cho Trung
tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM thực hiện đề tài nghiên cứu mang
tên là "Hệ thống phúc lợi ở thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu tiến bộ và cơng
bằng xã hội".
Đề tài đã được triển khai từ giữa năm 2005 tới nay. Ngồi việc tích lũy và

tham khảo các tài liệu nghiên cứu và các văn bản pháp qui có liên quan ở trong
nước và ngồi nước, chúng tơi đã trực tiếp tiến hành thực hiện năm cuộc điều tra
thực địa bằng kỹ thuật bản câu hỏi và kỹ thuật phỏng vấn nhóm cũng như phỏng
vấn sâu :
(a) cuộc điều tra bác sĩ và y tá vào tháng 4-2006 tại 10 bệnh viện, trong đó
có hai bệnh viện tư (tổng số mẫu điều tra là 193 bác sĩ và y tá, và 24 thành viên
ban giám đốc các bệnh viện) ;
(b) cuộc điều tra giáo viên tiểu học và giáo viên phổ thông vào tháng 1 và
2-2007 tại 12 trường ở nội thành và ngoại thành (tổng số mẫu điều tra là 363 giáo
viên) ; và
(c) cuộc điều tra các hộ gia đình về các lĩnh vực giáo dục, y tế và nhà ở
vào tháng 9 và 10-2008 tại 11 quận huyện, trong đó có bốn quận nội thành, bốn
quận vùng ven và ba huyện ngoại thành (với tổng số mẫu điều tra là 1.000 hộ gia
đình).
Ngồi ra, chúng tơi cũng đã tiến hành một cuộc khảo sát mang tính chất
tham khảo về hệ thống phúc lợi xã hội (tập trung vào ba lĩnh vực giáo dục, y tế
và nhà ở) trong vòng 11 ngày ở Thái Lan và Singapore vào hạ tuần tháng 112005.

19


Phần I. Vấn đề, cách tiếp cận và phương pháp
Phần này giới thiệu nhiệm vụ, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, những câu
hỏi nghiên cứu, các khái niệm then chốt, các giả thuyết nghiên cứu, và phương
pháp nghiên cứu.
A. Nhiệm vụ, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Khái niệm phúc lợi xã hội thường được hiểu là bao gồm nhiều lĩnh vực và
chương trình đa dạng trong đó có những hệ thống chính như bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bao phủ những lĩnh vực chủ yếu như chăm sóc sức khỏe, giáo dục,
nhà ở, chính sách đối với người hưu trí, gia đình có cơng, chăm sóc gia đình

thương binh, liệt sĩ, các chính sách trợ cấp thất nghiệp và tạo cơng ăn việc làm,
các chính sách xóa đói giảm nghèo, cứu trợ người nghèo, người bị tai nạn hoặc
gặp thiên tai, giúp đỡ người tàn tật, mồ côi, v.v.
Mặc dù lĩnh vực nào trên đây cũng quan trọng, nhưng do hạn chế về
khuôn khổ, đề tài này sẽ giới hạn vào phạm vi khảo sát ba tiểu hệ thống phúc lợi
mang tính chất thiết yếu nhất và đụng chạm đến cuộc sống hàng ngày của hầu hết
các hộ gia đình, đó là giáo dục, y tế, và nhà ở.
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong những năm qua,
nhưng ba lĩnh vực này hiện nay vẫn đang phải đương đầu với nhiều mắc mứu và
nhiều vấn đề cấp bách cần được giải quyết, cũng như những vấn đề thuộc về
quan điểm và đường lối dài hạn cần được đào sâu và mổ xẻ một cách thấu đáo.
Nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu này là khảo sát nhằm mô tả và đánh giá
hiện trạng của ba tiểu hệ thống nói trên trong khuôn khổ hệ thống phúc lợi xã hội
ở TP.HCM, để xem xét coi các tiểu hệ thống này hiện nay hoạt động ra sao, mức
độ hưởng dụng của các tầng lớp người dân trong các lĩnh vực này thế nào, và từ
đó đánh giá xem hoạt động của các tiểu hệ thống này có hiệu quả đến đâu xét
dưới góc độ hướng đến mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội.
Vì đây là một đề tài nghiên cứu xã hội học, nên việc khảo sát và phân tích
chú trọng tới sự liên kết cũng như sự tác động hỗ tương giữa các nhân tố kinh tế,
chính trị và xã hội. Từ đó, đề tài cũng khơng chỉ dừng lại ở việc khảo sát các mối
quan hệ giữa cấp độ chính sách (của nhà nước) với cấp độ thực hiện chính sách
(của các đơn vị sự nghiệp cơng) và mức độ hưởng dụng chính sách (nơi các tầng
lớp dân cư), mà cịn nhằm phân tích sự chuyển đổi trong quan điểm tư tưởng về
phúc lợi xã hội (biểu hiện qua những nguyên tắc nền tảng chi phối các hoạt động
phúc lợi hiện hành).
20


Dựa trên kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá thực tiễn hoạt động của
ba lĩnh vực phúc lợi giáo dục, y tế và nhà ở, cơng trình nghiên cứu này sẽ nỗ lực

đi đến chỗ nhận diện ra những vấn đề mấu chốt nhằm cung cấp những luận cứ
thực tiễn cho các nhà làm chính sách cũng như cho giới nghiên cứu khoa học xã
hội, đưa ra được một bức tranh khái quát về tình hình cung ứng các dịch vụ phúc
lợi này từ phía các đơn vị sự nghiệp cơng, cũng như tình hình hưởng dụng các
phúc lợi này nơi các gia đình cư dân của thành phố.
Trong ba lĩnh vực giáo dục, y tế và nhà ở, lĩnh vực nào hiện nay, ngoài
nhà nước, cũng đã có sự tham gia ít nhiều của khu vực tư nhân, đặc biệt là lĩnh
vực nhà ở. Tuy vậy, cuộc điều tra này sẽ chủ yếu tập trung khảo sát các lĩnh vực
hoạt động phúc lợi này của khu vực công, tức là của những định chế và tổ chức
do nhà nước đảm nhiệm. Hẳn nhiên, việc nghiên cứu về vai trò của tư nhân trong
lĩnh vực phúc lợi cũng là một điều hết sức cần thiết và cấp bách, nhưng đấy lại là
một vấn đề lớn khác cần được tiếp cận một cách có hệ thống qua một cơng trình
nghiên cứu riêng biệt. Tuy vậy, trong một chừng mực nhất định, đề tài cũng sẽ
dành một phần sự quan tâm đến khu vực tư nhân để có cơ sở đối chiếu trong q
trình phân tích.
Mục tiêu của đề tài là làm sao đưa ra được những luận cứ khoa học và
thực tiễn để góp phần vào việc xây dựng một hệ thống quan điểm về phúc lợi xã
hội và góp phần vào việc điều chỉnh, cải cách và hồn thiện hệ thống chính sách
phúc lợi xã hội của TP.HCM trong chiều hướng tiến tới chỗ bảo đảm được
nguyên tắc tiến bộ và công bằng xã hội. Lẽ tất nhiên, đề tài không thể đi vào chi
tiết của các biện pháp cụ thể, nhưng cuối cùng sẽ cố gắng nêu ra một số đề xướng
về quan điểm cũng như một số kiến nghị cụ thể phù hợp với tầm vóc và khả năng
của TP.HCM.
B. Những câu hỏi nghiên cứu
Nhìn một cách tổng quát về ba lĩnh vực phúc lợi giáo dục, y tế và nhà ở
TP.HCM hiện nay, chúng ta có thể nêu ra một số vấn nạn chính sau đây cần được
lý giải qua cơng trình nghiên cứu này.
a. Do ngân sách nhà nước còn eo hẹp, nên phải chăng hệ thống phúc lợi xã
hội của nhà nước hiện nay, xét riêng ba lĩnh vực giáo dục, y tế và nhà ở, chưa
thoả mãn được một cách đầy đủ các nhu cầu về giáo dục, y tế và nhà ở của

người dân TP.HCM, vì các nhu cầu này đang tăng lên nhanh chóng cả về số
lượng lẫn chất lượng do tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng dân số kể từ
những năm bắt đầu đổi mới trở đi ? Và như vậy, phải chăng lĩnh vực văn hóa-xã
hội đang phát triển chậm hơn so với lĩnh vực kinh tế ? Nếu đúng như vậy, tình
hình này có nguy cơ trở thành một thứ rào cản làm chậm lại bản thân tốc độ phát
triển kinh tế, và nguy cơ không kém quan trọng là làm giảm chất lượng sống và
21


kềm hãm sự phát triển của các yếu tố nhân văn.
b. Mặc dù nhìn chung các chính sách xã hội đã đạt được những thành tựu
đáng ghi nhận trong những năm qua, nhưng phải chăng chính sách phúc lợi xã
hội của nhà nước hiện nay vẫn chưa đảm bảo được mục tiêu tiến bộ và công
bằng xã hội ? Phải chăng chính sách phúc lợi của nhà nước hiện nay chưa thực
sự đến được với những tầng lớp nghèo, yếu thế, dễ bị tổn thương trong cả ba lĩnh
vực giáo dục, y tế và nhà ở ?
c. Phải chăng phương thức quản lý các cơ sở phúc lợi công lập hiện nay
vẫn cịn mang nặng tính hành chính quan liêu, và đang phải đối diện với những
mâu thuẫn và bất hợp lý, dẫn tới những hiện tượng biến tướng tiêu cực đáng lo
ngại ? Do các cơ sở phúc lợi công lập chịu sự quản lý của các cơ quan chủ quản
tương tự như các đơn vị hành chính, nên các đơn vị sự nghiệp công này chưa
phát huy được quyền tự chủ, tính năng động của đơn vị, cũng như trách nhiệm
giải trình của người đứng đầu trong các hoạt động của mình. Thậm chí một số
lĩnh vực cịn mang tính độc quyền và khơng phát huy hiệu quả thực sự đối với lợi
ích của người dân (chẳng hạn như bảo hiểm y tế ) ; phải chăng đó là do thiếu môi
trường cạnh tranh ? Trong bối cảnh bị trói tay về mặt quản lý cũng như về mặt
ngân sách hoạt động (lương chính thức của giáo viên và bác sĩ, y sĩ không đủ
sống, ngân sách quá eo hẹp…), nhiều trường học và bệnh viện phải xoay sở bằng
cách đặt ra đủ loại "phí" buộc phụ huynh hay gia đình người bệnh phải gánh
chịu. Đó là chưa kể việc xuất hiện những khoản lót tay, quà cáp, hoặc hiện tượng

ép học sinh phải đi học thêm, gây phản ứng bức xúc nơi dư luận người dân. Phải
chăng chính những mâu thuẫn và bất hợp lý trong cơ chế quản lý và cơ chế hoạt
động của các cơ sở phúc lợi cơng lập này dẫn tới tình trạng "công không ra
công, tư không ra tư" ? Hậu quả đáng báo động là phát sinh ngày càng nhiều
những hiện tượng tiêu cực làm giảm lòng tự trọng và sứt mẻ thanh danh vốn có
tự bao đời của nhà giáo và thầy thuốc.
C. Một số khái niệm chính
Dưới đây là những định nghĩa về một số khái niệm chính được sử dụng
trong cơng trình này.
1. Phúc lợi
Xét về mặt từ vựng, trong cuốn Từ điển tiếng Việt xuất bản năm 2000
(Hồng Phê chủ biên), khơng có cụm từ "phúc lợi xã hội" (cũng chưa có từ "an
sinh" hay "an sinh xã hội"), mà chỉ có từ "phúc lợi". Phúc lợi được định nghĩa
như sau : "Lợi ích mà mọi người được hưởng không phải trả tiền hoặc chỉ phải
trả một phần. Thí dụ : Nâng cao phúc lợi của nhân dân. Các cơng trình phúc lợi

22


(như nhà trẻ, lớp mẫu giáo, v.v.). Quỹ phúc lợi của xí nghiệp."3 Định nghĩa này
chỉ nhấn mạnh tới khía cạnh kinh tế (không phải trả tiền hay chỉ trả một phần)
mà chưa đề cập tới những nội hàm của từ này, và chỉ nói một cách mơ hồ là "lợi
ích". Có lẽ cách hiểu này xuất phát từ quan niệm về phúc lợi trong mơ hình quản
lý theo phương thức kế hoạch hóa tập trung trước đây, khi mà người ta thường
hiểu "phúc lợi" là phần thù lao bằng tiền hoặc hiện vật mà người lao động nhận
được từ xí nghiệp, ngồi phần tiền lương, tiền phụ cấp và tiền thưởng, nhằm
được hỗ trợ thêm về mặt đời sống.
Thực ra, từ "phúc lợi" đã xuất hiện trong cuốn Hán Việt từ điển giản yếu
của Đào Duy Anh, xuất bản vào năm 1932, với một định nghĩa ngắn gọn có chú
thích thêm tiếng Pháp như sau : phúc lợi là "hạnh phúc và lợi ích (bonheur et

intérêts)".4
Từ phúc lợi tương ứng với từ welfare trong tiếng Anh, và đã được nhà xã
hội học Anh Gordon Marshall định nghĩa một cách khá đầy đủ như sau : welfare
là "tình trạng hoặc điều kiện làm ăn khấm khá (doing well) hoặc sinh sống đàng
hoàng, hạnh phúc (being well)". Marshall nhận định rằng lúc đầu người ta
thường nói đến từ welfare khi cần có những biện pháp nào đó để bảo vệ tình
trạng phúc lợi của một cá nhân hay một nhóm nào đó ; vì thế, từ này chủ yếu
được sử dụng trong lĩnh vực chính sách (policy), vì nó gắn trực tiếp với những
nhu cầu : "Các chính sách phúc lợi là những chính sách được thiết lập nhằm đáp
ứng những nhu cầu của cá nhân hay của nhóm". Theo Marshall, các nhu cầu ở
đây cần được hiểu không phải chỉ có những nhu cầu tối thiểu để sinh tồn, mà bao
gồm cả những nhu cầu cần thiết cho một "cuộc sống tử tế và xứng đáng" (a
reasonable and adequate life). Các nhu cầu này bao gồm không chỉ một mức thu
nhập tối thiểu để có cái ăn, cái mặc, mà cịn bao gồm nhà ở đàng hồng, giáo
dục, y tế và cơ hội có việc làm.5
2. Phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, và bảo hộ xã hội
Thuật ngữ "phúc lợi xã hội" trong tiếng Việt tương ứng với cụm từ social
welfare trong tiếng Anh. Trong tiếng Hoa, người ta cũng dùng cụm từ "xã hội
phúc lợi" (phiên âm Hán Việt : 社會福利 hay 社会福利, shehui fuli) để nói về
social welfare.

3

4

5

Xem Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Hà Nội, Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng, Trung
tâm Từ điển học, 2000, tr. 790.
Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển giản yếu (1932), Sài Gòn, Nxb Trường Thi, in lần thứ ba,

1957, tr. 137.
Xem Gordon Marshall (Ed.), A Dictionary of Sociology, Oxford, New York, Oxford
University Press, 1998, tr. 701-702.

23


Cịn thuật ngữ "an sinh xã hội" thì tương ứng với cụm từ social security ;
trong tiếng Hoa, người ta dùng cụm từ "xã hội bảo chướng" (phiên âm Hán Việt :
6
社会保障, shehui baozhang). Trong thực tế, trong các tài liệu Anh ngữ, đơi lúc
người ta sử dụng hốn chuyển nhau giữa thuật ngữ social welfare với thuật ngữ
social security. Tuy nhiên, thuật ngữ an sinh xã hội (social security) thường được
hiểu theo nghĩa hẹp hơn thuật ngữ phúc lợi xã hội (social welfare), và chỉ bao
gồm hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách trợ giúp xã hội và
cứu trợ xã hội.
Trong bản phúc trình này, mỗi khi trích dẫn các tài liệu có liên quan,
chúng tơi sẽ dùng thuật ngữ "phúc lợi xã hội" để dịch cụm từ social welfare, "an
sinh xã hội" để dịch cụm từ social security, và "bảo hiểm xã hội" là social
insurance.
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hiểu phúc lợi xã hội là
hệ thống các định chế, các chính sách và các hoạt động nhằm bảo đảm đáp ứng
những nhu cầu thiết yếu nhất của người dân, với mục tiêu là làm sao cho mọi
người dân có được một cuộc sống đàng hồng, tử tế, xứng đáng với phẩm giá
con người. Hệ thống này bao gồm các lĩnh vực như : giáo dục, y tế, bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, các chính sách trợ giúp xã hội (hỗ trợ những tầng lớp nghèo
và khó khăn...) và các chính sách cứu trợ xã hội (cứu trợ thiên tai, dịch bệnh...).
Cịn có một thuật ngữ nữa cũng thường được sử dụng phần nào tương ứng
với hai thuật ngữ phúc lợi xã hội hoặc an sinh xã hội, đó là cụm từ social
protection. Trong tiếng Việt, có người dịch là "bảo đảm xã hội", nhưng cũng có

người dịch là "bảo vệ xã hội" hay "bảo trợ xã hội".7 Theo thiển ý chúng tơi, có lẽ
nên dịch thuật ngữ social protection là sự bảo hộ của xã hội (hay nói gọn là bảo
hộ xã hội) thì thích hợp hơn. Người ta thường hiểu khái niệm này theo nghĩa
rộng, tức là bao gồm hệ thống an sinh xã hội (social security) và hệ thống các
chính sách trợ giúp xã hội (social assistance).
3. Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội (social insurance) là thuật ngữ thường được dùng để chỉ
một chương trình quốc gia mang mục tiêu cung ứng một số dịch vụ xã hội cơ

6

Tuy nhiên, cũng có tác giả như Đỗ Minh Cương lại dịch thuật ngữ social security là "bảo
đảm xã hội". Xem Đỗ Minh Cương, "Một số luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính
sách bảo đảm xã hội ở nước ta", trong Phạm Xuân Nam (chủ nhiệm), Luận cứ khoa học
cho việc đổi mới chính sách xã hội, tài liệu nội bộ, Hà Nội, 1994, tr. 162. Chúng tôi cho
rằng cách dịch này không hợp lý.

7

Thuật ngữ "bảo trợ xã hội" ở Việt Nam hiện nay, kể cả ở Bộ Lao động, Thương binh và Xã
hội, thường được hiểu theo nghĩa trợ giúp xã hội, tương ứng với cụm từ social assistance
trong tiếng Anh ; thí dụ : Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo.

24


bản, do nhà nước trực tiếp đứng ra tổ chức hoặc bảo trợ. Nguyên tắc của hệ thống
này là sự chia sẻ chi phí tài chính giữa các thành viên nhằm đối phó với những
hồn cảnh bất trắc như bệnh tật, mất việc làm, tuổi già... Đối tượng của hệ thống
này là một số tầng lớp dân cư nhất định, với nguồn ngân sách thường là từ tiền

thuế và/hoặc tiền phí đóng góp của những người tham gia. Hệ thống này thường
mang tính cưỡng bách (do nhà nước bắt buộc), nhưng cũng có hệ thống mang
tính tự nguyện.
Có một số khác biệt sau đây giữa bảo hiểm xã hội với bảo hiểm tư nhân :
(a) bảo hiểm xã hội thường mang tính chất bắt buộc, trong khi bảo hiểm tư nhân
thường mang tính tự nguyện ; (b) việc cung ứng các dịch vụ trong hệ thống bảo
hiểm tư nhân dựa trên sự thỏa thuận giữa nhà bảo hiểm với người được bảo hiểm
thông qua một bản hợp đồng, trong khi đó đối với hệ thống bảo hiểm xã hội, thì
thường dựa trên các chế độ chính sách đối với từng tầng lớp dân cư nhất định,
tức là dựa trên quyền được hưởng trợ cấp của người được bảo hiểm ; (c) bảo
hiểm tư nhân thường nhấn mạnh đến tính chất cơng bình (equity) giữa các cá
nhân mua bảo hiểm, cịn bảo hiểm xã hội thì thường nhấn mạnh nhiều hơn tới
tính chất thỏa đáng (social adequacy) của các khoản trợ cấp đối với mọi thành
viên tham gia.
4. Nhà nước phúc lợi
Thuật ngữ "nhà nước phúc lợi" trong tiếng Việt được dịch từ thuật ngữ
welfare state trong tiếng Anh, État providence trong tiếng Pháp, hay
Wohlfahrtsstaat trong tiếng Đức. Thuật ngữ tương ứng trong tiếng Hoa là
福利国家 (fú lì g jiā, phiên âm Hán Việt : "phúc lợi quốc gia").
Thuật ngữ welfare state ra đời trong thập niên 1930, và hầu như khơng có
một định nghĩa thống nhất, đến mức mà Titmuss nói vào năm 1962 rằng "thuật
ngữ này có vẻ như có nghĩa là đủ mọi thứ"!8 Khái niệm welfare state bắt đầu
được sử dụng nhiều trong thập niên 1940, đặc biệt sau Thế chiến thứ II, được
dùng để mô tả những nhà nước có trách nhiệm chủ yếu trong việc cung ứng phúc
lợi xã hội thông qua các hệ thống an sinh xã hội, cung ứng các dịch vụ và các
khoản trợ cấp nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người dân về mặt nhà ở,
y tế, giáo dục và thu nhập.9
Ở đây, chúng tôi hiểu khái niệm nhà nước phúc lợi theo cách mà N.
Abercrombie và một số tác giả đã định nghĩa như sau : "Ý tưởng căn bản của một


8

Richard Titmuss, dẫn lại theo Bent Greve, "What Characterise the Nordic Welfare State
Model", Journal of Social Sciences, Vol. 3, No. 2, 2007, tr. 44.

9

Xem Gordon Marshall (Ed.), A Dictionary of Sociology, Oxford, New York, Oxford
University Press, 1998, tr. 702.

25


×