Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

giao an boi duong hoc sinh gioi dia li lop 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.4 KB, 29 trang )

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ 8

Phần lớp 8
BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHỐNG SẢN.
I.

Vị trí địa lí, hình dạng , kích thước và giới hạn của châu lục.

1.Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước Châu Á.
Vị trí địa lí:
Điểm cực Bắc nằm ở 77044’B.
Điểm cực Nam nằm ở vĩ độ 1016’B.
Điểm cực Tây nằm ở vĩ độ 26010’Đ.
Điểm cực Đông nằm ở vĩ độ 169040’T.
Về hình dạng: châu Á có bề mặt dạng hình khối vĩ đại nhất. Đường
bờ biển tuy bị chia cắt mạnh, có nhiều vịnh , nhiều bán đảo lớn, nhưng do diện
tích lục địa rất rộng nên sự chia cắt lãnh thổ theo chiều ngang vẫn không đáng
kể. Phần lục địa có dạng hình khố như vậy làm cho vùng trung tâm lục địa như
Trung Á và nội Á nằm cách bờ biển rất xa, có nơi tới 2500km.
Về kích thước: Diện tích phần đất liền 41,5 triệu km2.
Châu Á nằm trải dài trên một không gian rất rộng, khoảng từ cực Bắc
xuống gần xích đạo tới gần 8500km và từ bờ Tây sang bờ Đông lên tới gần
9200km.
Như vậy: Châu Á có vị trí nằm kéo dài từ vùng cực cho tới xích đạo, có kích
thước khổng lồ và có bề mặt dạng khối vĩ đại. Đó là những điều kiện cơ bản
ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành khí hậu và cảnh quan tự nhiên.
2. Giới hạn châu Á


Châu Á, trừ phần phía Tây giáp với châu Âu bằng đất liền, phía Tây Nam
nối liền với châu Phi bằng 1 eo đất nhỏ gọi là eo Xuyê, còn 3 mặt giáp với biển


và đại dương, rộng lớn
Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương- Đây là đại dương nằm trên các vĩ độ cận
cực và cực, thời tiết quanh năm giá buốt, mặt biển bị bao phủ bởi 1 lớp băng rất
dày
Phía Đơng giáp Thái Bình Dương.
Phía Đơng Nam tiếp giáp với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương có một
hệ thống các bán đảo, các biển và vịnh biển xẽn kẽ nhau rất phức tạp, đó là khu
vực Đơng Nam Á.
Phía Nam, châu Á tiếp giáp với Ấn Độ Dương. Bờ biển bị cắt xẻ mạnh
thành 3 bán đảo là Trung Ấn, Ấn Độ và Arabi.
Tóm lại, các biển và đại dương bao quanh châu Á không những làm giới
hạn tự nhiên cho lục địa mà còn ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện tự nhiên cũng
như sự phát triển kinh tế xã hội của các nước hải đảo và ven bờ. Đặc biệt, Thái
bình Dương và Ấn Độ Dương rộng lớn bên cạnh châu Á khổng lồ tạo nên sự
tương phản mạnh mẽ giữa biển và đất liền, là một trong những ngun nhân làm
cho hồn lưu gió mùa phát triển và phân bố rộng ở châu Á hơn bất kì một châu
lục nào khác trên thế giới.
II.

Đặc điểm địa hình, khống sản
1. Đặc điểm địa hình
Địa hình châu Ấ rất phức tạp và đa dạng, ¾ diện tích là các núi,
sơn ngun và cao ngun, chỉ ¼ là các đồng bằng thấp và bằng phẳng.
Nhìn chung, các đồng bằng, các sơn nguyên rộng và bằng phẳng hình
thành trên các vùng nền và các chế độ kiến tạo tương đối n tĩnh. Cịn
các vùng núi hình thành trong các đới uốn nếp, được nâng lên mạnh vào
cuối Tân sinh.


Về cấu trúc địa hình châu Á có 3 đặc điểm chính sau:

- Châu Á có đầy đủ các kiểu địa hình khác nhau: Các núi cao, sơn
nguyên, cao nguyên và các đồng bằng lớn xen thung lũng rộng và bồn
địa kín…
Các địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu
lục bị chia cắt rất mạnh
- Các hệ thống núi châu Á chạy theo 2 hướng chính:
+ Hướng Đơng Tây hoặc gần Đơng Tây
+ Hướng Bắc Nam hoặc gần Bắc Nam
- Sự phân bố các dạng địa hình khơng đồng đều: Các hệ thống
núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở gần trung tâm lục địa, tạo
thành vùng núi cao đồ sộ hiểm trở nhất trên thế giới.
→Cấu trúc địa hình như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của
các đại dương đối với lục địa: Phần phía Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc
Băng Dương, phần phía Đơng chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương,
phần phái nam và tây nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa
Trung Hải.
3.Khoáng sản
Nguồn khống sản châu Á rất phong phú và có trữ lượng lớn. Các
loại có trữ lượng lớn là dầu mỏ, than đá, sắt. Các kim loại màu như
đồng, chì và bơ xít.
Phần câu hỏi
Câu 1: . Địa hình Châu á có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu và sơng ngịi
*Địa hình làm cho khí hậu châu á phân hoá đa dạng


- Núi, sơn nguyên cao ngăn chặn ảnh hưởng của biển vào đất liền, làm
cho khí hậu phân hố theo chiều đơng tây, tạo ra nhiều kiểu khí hậu. Vd ôn đới
phân hoá thành ôn đới lục địa, ôn đới hải dương, ơn đới gió mùa.
- Ngồi ra, trên núi và sơn ngun cao khí hậu cịn phân hố theo độ cao
*Địa hình có ảnh hưởng đến sơng ngịi:

- Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính, địa hình bị chia cắt phức tạp nên
sơng ngịi châu Á có mạng lưới khá phát triển.
- Địa hình nhiều núi, sơn nguyên cao, sơng có độ dốc lớn nên có giá trị
thuỷ điện và mùa lũ gây thiệt hại lớn.
Câu 2: Nêu đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa
của nó đối với khí hậu?
- Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á :
+ Vị trí địa lí: Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng
cực Bắc đến vùng xích đạo, tiếp giáp với châu Âu và châu Phi và các đại dương
Thái Bình Dương , Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương
+ Kích thước lãnh thổ : Là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44,4
triệu km2 ( Kể cả các đảo)
- Ý nghĩa đối với khí hậu:
+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt
trời phần bố khơng đều , hình thành các đới khí hậu thay đổi từ Bắc đến Nam.
+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khí
hậu: Khí hậu ẩm ở gần biển , khí hậu lục địa khơ hạn.
Câu 3: Dựa vào tập bản đồ thế giới và các châu lục cùng các kiến thức đã học , hãy nêu tên các đồng
bằng lớn và các con sông chảy qua từng đồng bằng đó.

STT

Các đồng bằng lớn

Các sơng chính


1

Tây- xi- bia


Ơ-bi, I-ê-nít-xây

2

Tu-ran

Xưa Đa-ri-a, A-mua Đa-ri-a

3

Hoa Bắc

Hồng Hà

4

Hoa Trung

Trường Giang

5

Ấn- Hằng

Ấn, Hằng

6

Lưỡng Hà


Ti-gi-rơ, Ơ-phơ- rát.

BÀI 2: KHÍ HẬU
A/Lý Thuyết
I.

Đặc điểm khí hậu Châu Á

1. Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng và phức tạp.


a. Khí hậu châu Á phân chia thành nhiều đới khí hậu và nhiều kiểu khí
hậu khác nhau, hay nói cách khác châu Á có gần đầy đủ các đới khí
hậu và kiểu khí hậu trên Trái Đất.
Từ Bắc xuống Nam dọc theo kinh tuyến 800Đ có các đới:
1.Đới khí hậu cực và cận cực
2. Đới khí hậu ơn đới: Kiểu ơn đới lục địa
Kiểu ơn đới gió mùa
Kiểu ơn đới hảo dương.
3.Đới khí hậu cận nhiệt.
Kiểu cận nhiệt Địa Trung Hải
Kiểu cận nhiệt gió mùa
Kiểu cận nhiệt lục địa.
Kiểu cận nhiệt núi cao
4. Đới khí hậu nhiệt đới
Kiểu nhiệt đới khơ
Kiểu nhiệt đới gió mùa
b. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí
hậu lục địa

+ Các kiểu khí hậu gió mùa:
Gồm các loại : Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa phân bố ở Nam Á và Đông Nam
Á, kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa và ơn đới gió mùa phân bố ở Đông Á.
Đặc điểm thời tiết: Trong năm có 2 mùa rõ rệt , mùa đơng có gió từ nội địa thổi
ra, khơng khí lạnh và khơ, lượng mưa khơng đáng kể. Mùa hạ có gió từ biển


thổi vào, thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều đặc biệt là Nam á và Đông Nam Á là 2
khu vực có mưa vào loại nhiều nhất thế giới.
+ Các kiểu khí hậu lục địa:
Phân bố chủ yếu ở khu vực nội địa và khu vực Tây Nam Á.
Đặc điểm thời tiết: Mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng. Lượng mưa
thấp 200-500mm, độ bốc hơi lớn nên độ ẩm khơng khí thấp. Hầu hết đều phát
triển cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc.
c. Nguyên nhân của sự phân hóa đa dạng, phức tạp trên của khí hậu châu
á:
+ Do lãnh thổ nằm trải dài từ vùng cực Bắc cho đến vùng xích đạo nên châu Á
có nhiều đới khí hậu khác nhau.
+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn, địa hình có các dãy núi và các sơn nguyên cao
ảnh hưởng đến biển không xâm nhập sâu vào trong đất liền, nên trong mỗi đới
lại chia thành các kiểu khí hậu khác nhau.

B: PHẦN CÂU HỎI
Câu 1. Trình bày đặc điểm và sự phân bố các miền khí hậu của châu á. Giải thích vì sao châu á có
nhiều loại khí hậu?
-

Miền khí hậu lạnh: ( ở phía bắc): gồm tồn bộ miền xibia của Nga. Về mùa đơng rất lạnh,

nhiệt độ trung bình từ -2 đến -500c

-

Miền khí hậu gió mùa ẩm:( ở Đơng á, Đơng Nam á, Nam á). Mùa đơng gió từ lục địa thổi ra,

lạnh, khơ. Mùa hè có gió từ đại dương thổi vào, nóng ẩm
-

Miền khí hậu lục địa:( ở trong vùng nội địa): mùa đơng lạnh, khơ. Mùa hạ nóng khơ.

-

Miền khí hậu cận nhiệt Địa trung hải:( ở phía tây): mùa đơng mưa nhiều, mùa hạ nóng khơ.

Giải thích:
-

Châu á có kích thước khổng lồ.

-

Vị trí trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.

-

Địa hình nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao ngăn chăn ảnh hưởng của biển vào đất liền và

làm cho khí hậu phân hố theo chiều cao.


Câu 3. Khí hậu gió mùa ẩm ở Đơng á, nam á, đơng nam á có đặc điểm chung gì?

- Mùa hạ: gió từ đại dương thổi vào mang theo nhiều hơi nước, làm cho thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều
- Mùa đơng: gió từ lục địa thổi ra, tạo thời tiết khơ và lạnh
Câu 4. Châu á có mấy loại khí hậu phổ biến, nêu đặc điểm và vùng phân bố của chúng?
- Có 2 loại khí hậu phổ biến|
+ Khí hậu gió mùa: Ơn đới gió mùa và cận nhệt gió mùa ở Đơng á, nhiệt đới gió mùa ở Đơng
Nam á, Nam á.
Đặc điểm: Mùa hạ: gió từ đại dương thổi vào mang theo nhiều hơi nước, làm cho thời tiết
nóng ẩm, mưa nhiều.Mùa đơng: gió từ lục địa thổi ra, tạo thời tiết khô và lạnh
+ Khí hậu lục địa: gồm cận nhiệt lục địa, ơn đới lục địa, nhiệt đới khô. Phân bố ở Tây Nam á,
Vùng nội địa
Đặc điểm: mùa hạ nóng khơ, mùa đông lạnh khô. Lượng mưa chỉ khoảng
200- 500mm, lượng bốc hơi rất lớn nên độ ẩm khơng khí rất thấp.
Câu 5. Gió mùa là gì? Nguồn gốc hình thành gió mùa châu á? Trình bày sự đổi hướng gió theo
mùa ở Châu á.
- Gió mùa là gió thổi theo từng mùa, có cùng phương nhưng ngược hướng và tính chất trái ngược
nhau.
- Nguồn gốc hình thành: Sự chênh lệch khí áp theo mùa giữa lục địa Châu á với 2 đại dương và Thái
Bình Dương và ấn Độ Dương, làm phát sinh gió thổi thường xuyên và đổi hướng theo mùa.
- Sự đổi hướng gió theo mùa ở Châu á:
Mùa đơng: Gió từ áp cao xibia thổi về hạ áp xích đạo và nam TBD, tính chất lạnh khơ. Mùa hạ
gió từ áp cao nam AĐD, nam TBD về hạ áp Iran, tính chất nóng ẩm mưa nhiều
Câu 6. Nêu đặc điểm gió mùa ở Đơng Nam á, Nam á. Vì sao chúng có đặc điểm khác nhau như
vậy?
- Đặc điểm: Mùa hạ gió từ áp cao Nam AĐD về hạ áp Iran: nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đơng gió từ áp
cao Xibia về hạ áp XĐ: lạnh khô.
- Ng nhân: Mùa hạ gió xuất phát từ đại dương thổi vào mang theo nhiều hơi nước
Mùa đơng gió xuất phát từ lục địa lạnh phía Bắc thổi về


Câu 7. Dựa vào biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở

I-an-gun.:
a)

Nêu nhận xét về nhiệt độ, lượng mưa. Cho biết biểu đồ thuộc kiểu khí hậu nào?

b)

Giải thích vì sao I-an-gun lại mưa rất nhiều vào mùa hạ?

HD: a, nhận xét:
Nhiệt độ cao quanh năm. nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng 25 0c(tháng 1). Nhiệt độ cao nhất

-

khoảng 320c (tháng 4, 5). Có 2 lần nhiệt độ cực đại (tháng 4,5 và tháng 10,11).
Mưa: lượng mưa lớn, mưa phân bố theo mùa, mùa hạ mưa nhiều (tháng 5-10). Mùa đông mưa

ít.

Thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
b. GiảI thích: Do mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào mang nhiều hơi nước.

E- ri- at:
- Nhiệt độ: chênh lệch nhiệt độ lớn (biên độ nhiệt năm lớn). Tháng có nhiệt độ cao nhất khoảng 38 0C
(tháng 7). Tháng có nhiệt độ thấp nhất khoảng 130C (tháng 1).
- Lượng mưa: mưa rất ít, mưa chỉ xuất hiện vào các tháng mùa đông, tháng mưa cao nhất cũng chỉ
khoảng 200 mm (tháng 2). Một số tháng khơng có mưa (tháng 7,8,9).
=> kết luận: Đây là khu vực có khí hậu nhiệt đới khô.

U- lan-ba-to:

- Nhiệt độ: chênh lệch nhiệt độ chênh lệch rất lớn trong năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất khoảng 24 0C
(tháng 6). Tháng có nhiệt độ thấp nhất khoảng – 120C (tháng 1).
- Lượng mưa: Rất ít. Mưa tập trung vào các tháng mùa hạ. Tháng mưa nhiều nhất khoảng 500 mm
(tháng 6). Một số tháng hầu như khơng có mưa (tháng 10,11,12)
=> kết luận: ơn đới lục địa.

Câu 8: Dựa vào bảng : Nhiệt độ, lượng mưa trung bình tháng tại Thượng Hải (Trung Quốc)
Th
áng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


11

12


Yếu
Tố
Nhiệt độ

3,2

4,1

8,0

13,5

18,8

23,1

27,1

27,0

22,8

17,4

11,3


5,8

59

59

83

93

93

76

145

142

127

71

52

37

(0C)

Lượng

mưa
(mm)

Hãy vẽ biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa và xác định địa điểm này thuộc kiểu khí hậu nào?

Câu 9: Chứng minh khí hậu châu á phân hóa đa dạng . Giải thích ngun
nhân của sự phân hóa đó?
a. Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng
+ Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau. Từ vùng cực Bắc đến
vùng xích đạo lần lượt có các đới khí hậu : Đới khí hậu cực và cận cực, đới khí
hậu ơn đới, đới khí hậu cận nhiệt, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu xích đạo.
- Các đới khí hậu châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau .
+ Đới khí hậu ôn đới: Kiểu ôn đới lục địa, kiểu ôn đới gió mùa, kiểu ơn đới hải
dương.
+ Đới khí hậu cận nhiệt: Kiểu cận nhiệt Địa Trung Hải, kiểu cận nhiệt gió mùa,
kiểu cận nhiệt lục địa và kiểu núi cao.
+ Đới khí hậu nhiệt đới: Kiểu nhiệt đới khơ, kiểu nhiệt đới gió mùa.
b.Giải thích
+ Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau do lãnh thổ trải dài từ
vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.
+ Các đới khí hậu châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau
là do lãnh thổ rất rộng, có các dãy núi và sơn nguyên ngăn ảnh hưởng của biển


xâm nhập sâu vào nội địa. Ngoài ra, trên các núi và sơn ngun cao, khí hậu cịn
thay đổi theo chiều cao.
Câu 10: Trình bày đặc điểm các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục
địa ở châu Á?
a. kiểu khí hậu gió mùa
- Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu: Khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở

Nam Á và Đông Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và ơn đới phân bố ở Đơng
Á.
- Trong các khu vực khí hậu gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa đơng có
gió từ nội địa thổi ra, khơng khí khơ và lạnh , mưa khơng đáng kể. Mùa hạ có
gió từ đại dương thổi vào lục địa , thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều . Đặc biệt,
Nam Á và Đơng Nam Á là 2 khu vực có lượng mưa vào loại lớn nhất thế giới.
b. Các kiểu khí hậu lục địa.
- Phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á .
- Tại các khu vực trên về mùa đông khô và lạnh , mùa hạ khơ và nóng. Lượng
mưa trung bình năm thay đổi từ 200-500mm, độ bốc hơi rất lớn nên độ ẩm
khơng khí ln thấp.
- Hầu hết các vùng nội địa và Tây Nam Á đều phát triển cảnh quan bán hoang
và hoang mạc.
Câu 11: So sánh sự khác nhau của các kiểu của các kiểu khí hậu gió mùa và
các khí hậu lục địa ở châu Á . cho biết Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào?
* Sự khác nhau của các kiểu khí hậu
- Các kiểu khí hậu gió mùa:
+ Phân bố : khí hậu gió màu nhiệt đới phân bố ở Nam Á và Đơng Nam Á, khí
hậu gió mùa cận nhiệt và ơn đới phân bố ở Đông Á.


+ Đặc điểm: Trong năm có 2 mùa rõ rệt ( mùa đông lạnh khô, mưa không đáng
kể, mùa hạ nóng ẩm và mưa nhiều)
- Các kiểu khí hậu lục địa:
+ Phân bố : chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á.
+ Đặc điểm: Mùa đơng khơ và lạnh , mùa hạ khơ và nóng. Lượng mưa trung
bình năm thay đổi từ 200- 500mm, độ ẩm khơng khí ln thấp.
* Việt Nam thuộc kiểu khí hậu: Nhiệt đới gió mùa

BÀI 3: SƠNG NGỊI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á

A. Lý Thuyết.
1. Đặc điểm chung của sông ngịi .
- Sơng ngịi châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sống lớn:
Ơ bi, I-ê-nít xây, Lê-na, A- mua, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Kong.
- Do phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, sự phân bố mạng lưới sông và chế
độ nước sông trên lục địa phân bố không đồng đều.
- Ở Bắc Á, mạng lưới sông ngịi dày đặc và các sơng chảy từ Nam lên
Bắc. Về mùa đơng các sơng bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan ,
mực nước sông dâng lên nhanh và thường gây ra lũ lớn.
- Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có mưa nhiều nên ở
đây có mạng lưới sơng dày đặc và có nhiều sơng lớn. Do ảnh hưởng của chế độ


gió mùa, các sơng có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn
nhất vào cuối đông đầu xuân.
- Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khơ hạn
nên sơng ngịi kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do băng tuyết tan từ
các núi cao cung cấp, ở đây vẫn có 1 số sơng lớn: Xưa-đa-ri-a, A-mu-đa-ria( Trung Á), Ti-gro, Ơ- phơ-rát ( Tây Nam Á). Lưu lượng nước sông ở khu vực
này càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị “ chết” trong các hoang mạc
cát.
- Các sơng ở Bắc Á có giá trị chủ yếu về giao thông và thủy điện, sông ở
các khu vực khác có vai trị cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác
thủy điện, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

B: BÀI TẬP
Câu 1: Trình bày đặc điểm sơng ngịi châu Á (giống Phần lí thuyết)
Câu 2: Vì sao sơng I-ê-nít- xây về mùa xn thường có lũ lớn?
Trả lời:
Sơng I-ê-nít-xây về mùa xn thường có lũ lớn vì sơng chảy ở khu vực có
khí hậu ơn đới lạnh, mùa đơng dài nước đóng băng, mùa xn đến băng tan. Là

con sơng chảy từ Nam lên Bắc, băng tan ở thượng lưu trước nước lũ dồn xuống
trung và hạ lưu, vì băng ở hạ lưu chưa tan đã chắn dòng nước lại, tràn lênh láng
ra hai bên gây lũ lụt lớn.
Câu 3: Nêu đặc điểm các đới cảnh quan ở châu Á
- Cảnh quan tự nhiên phân hóa rất đa dạng
+ Rừng lá kim có diện tích rất rộng, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Tâyxibia và một phần ở Đông xi-bia


+ Rừng cận nhiệt ở Đông Á và rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam á và Nam
Á là các loại rừng giàu có bậc nhất thế giới. Trong rừng có nhiều loại gỗ tốt,
nhiều động vật quý hiếm.
- Ngày nay, trừ rừng lá kim đa số các cảnh quan rừng, xa van và thảo
nguyên đã bị con người khai phá, biến thành đất nông nghiệp, các khu dân cư và
khu công nghiệp.
Câu 4: Chứng minh rằng cảnh quan tự nhiên châu Á phân hóa rất đa
dạng với nhiều loại . Giải thích nguyên nhân của sự phân bố một số cảnh
quan ở châu Á
Trả lời:
a. Cảnh quan tự nhiên châu Á phân hóa rất đa dạng với nhiều loại:
+ Rừng lá kim ( tai-ga) có diện tích rất rộng, phân bố chủ yếu ở đồng
bằng Tây xi bia, sơn nguyên Trung xibia, và 1 phần ở Đông xi bia.
+ Rừng cận nhiệt ở Đông Á và rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam á và Nam
Á là các loại rừng giàu có bậc nhất thế giới. Trong rừng có nhiều loại gỗ tốt,
nhiều động vật quý hiếm.
- Ngoài ra ở châu Á cịn có các cảnh quan : đài nguyên, rừng hỗn hợp và
rừng lá kim, thảo nguyên, rừng và cây bụi lá cứng địa trung hải, xa van,
cây bụi, hoang mạc và bán hoang mạc, cảnh quan núi cao.
Câu 5: Nêu những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á đối
với sản xuất và đời sống?
Trả lời:

Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú
+ Nhiều loại khống sản có trữ lượng lớn, đáng chú ý nhất là than, dầu
mỏ, khí đốt, sắt, thiếc.


+ Các loại tài nguyên khác như: Đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật và
động vật và rừng rất đa dạng, các nguồn năng lượng (Thủy năng, gió,
năng lượng mặt trời, địa nhiệt….) rất dồi dào. Tính đa dạng của tài
nguyên là cơ sở để đa dạng các sản phẩm.
- Thiên nhiên châu Á cũng gây nhiều khó khăn cho con người:
+ Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khơ cằn rộng lớn, các cùng
khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây
trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng
trọt và chăn nuôi của các dân tộc.
+ Các thiên tai: Động đất, núi lửa, bão lụt….thường xảy ra ở các vùng đảo
và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á gây thiệt hại lớn về người
và của.
Câu 6: Phân biệt cảnh quan thảo nguyên với cảnh quan xavan.( tham
khảo)
Trả lời:
- Thảo nguyên là đồng cỏ thuộc vùng khí hậu ơn đới lucjd dịa. Trên thảo
ngun chỉ có các lồi cỏ chứ khơng có cây bụi thân gỗ xen vào. Thổ
nhưỡng là loại đất đen rất tốt.
- Xavan còn gọi là đồng cỏ cao nhiệt đới phát triển trong các khu vực
nhiệt đới gió mùa hoặc khí hậu nhiệt đới, có mùa mưa và mùa khơ. Lượng
mưa dao động từ 300-1500mm/ năm. Thực vật của xavan gồm các loại cỏ
hòa thảo xen các loại cây bụi thân gỗ như: Keo, bao báp, cọ dầu…thổ
nhưỡng là loại đất feralit đỏ.
Câu 7: Chứng minh rằng chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa
và chế độ nhiệt.

Trả lời:


- Chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa: Mùa mưa, sơng có nước
lớn, cịn mùa khơ nước sông cạn. Điều này thể hiện rõ ở các sông có miền
khí hậu gió mùa. Nước ta nằm trong miền khí hậu gió mùa nên chế độ
nước sơng thể hiện rõ điều đó. Đối với các vùng có mưa quanh năm như
vùng xích đạo thì sơng có nhiều nước và đầy nước quanh năm.
- Chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ nhiệt: Ở miền khí hậu lạnh
vùng cực và vùng ôn đới lạnh, tuy lượng mưa không lớn nhưng sơng có
nhiều nước( do bố hơi kém) và đặc biệt về mùa đơng, sơng bị đóng băng
trong thời gian dài


BÀI 4: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ-XÃ HỘI CHÂU Á
A. Lý Thuyết.
I.

Dân cư

1. Số dân
+ Dân số châu Á ( Không tính phàn lãnh thổ nước Nga thuộc châu Á)
đến năm 2002 có trên 3.766 triệu người. Chiếm 60,6% dân số toàn thế
giới. Gấp 118 lần so với châu Đại Dương, 5,2 lần châu âu, 5 lần so
với châu Phi.
+ Đây là châu lục đông dân nhất thế giới.
2. Sự phân bố dân cư
+ Mật độ trung bình trên 121 người/km 2. So với các châu lục khác
châu Á là nơi có đơng dân cư và mật độ dân số cao nhất thế giới.
- Sự phân bố dân cư trên lục địa không đồng đều:

+ Ở khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Đơng Á là những nơi có mật độ
dân cư rất cao. Ví dụ: ở Nhật Bản mật độ trung bình 337 người/km 2;
Ấn Độ 325 người/km2…. Trong nhiều nước ở các khu vực nói trên, có
nhiều khu vực mật độ lên tứi 500-1000 và đặc biệt Xin-ga-po có mật
độ dân số cao nhất 6.785 người/km2
+ Trong khi đó nhiều khu vực ở Trung Á và nội Á, Tây Nam Á và
Bắc Á cư dân lại rất thưa thớt, mật độ dân số trung bình 1-10


người/km2. Đặc biệt ở nhiều vùng rộng lớn của nội Á như sơn nguyên
Tây Tạng, bồn địa Ta-rim hầu như khơng có người ở.
3. Sự gia tăng dân số.
Đại bộ phận các nước châu Á có tỉ lệ khá cao. Năm 2002, tỉ lệ gia
tăng dân số của châu Á là 1,3%; trong đó có 1 số nước tỉ lệ đó rất cao
như Pakixtan: 2,7%, Palextin 3,5%... Việt Nam : 1,43%
II.

Thành phần chủng tộc

Cư dân châu Á thuộc 3 chủng tộc lớn của thế giới đó là Mơn-go-lo-it, Ơrơ-pê-ơ-it và Oxtra-lo-it
1.Chủng tộc Môn-gô-lô-it
Gồm dân cư sống ở Đông Á, Đông Nam Á một phần Bắc Á và Nội Á.
Người Mon –gơ-lơ-it có đặc điểm chung là lớp lơng phủ trên người và
mặt ít, tóc đen, thẳng và hơi cứng, da màu và hung, mũi thấp mắt
rộng. Người Môn-gô-lô-it chiếm 1 tỉ lệ rất lớn trong tổng số dân cư
châu Á và được chia thành 2 nhánh hay 2 tiểu chủng khác nhau.
2.Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it
Gồm các dân số sống ở Tây Nam Á và một số và 1 số ở Bắc Ấn Độ,
Trung Á và Nội Á. Người Ơ-rô-pê-ô-it châu Á có đặc điểm da màu tối
hơn, tóc và mắt đen hơn người Ơ-rơ-pê-ơ-it nói chung, đầu dài và tầm

vóc trung bình.
B.BÀI TẬP
Câu 1: Nêu đặc điểm dân cư xã hội châu Á. Những nhân tố nào
ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư và đô thị châu Á

a.Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á
- Số dân đông nhất thế giới: 3766 triệu người (năm 2002)


- Tỉ lệ gia tăng dân số giảm đáng kể, ngang với mức trung bình
năm của thế giới.
(1,3% năm 2002)
- Mật độ dân số cao: 84,8 người/km2.
- Phân bố dân cư không đều: Tập trung ở đồng bằng, ven biển
Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á,( mật độ >100 người/km 2), thưa
thớt ở vùng núi cao, khí hậu lạnh hoặc khô hạn như: Trung Á, Bắc
Á và Tây Nam Á( mật độ dân số 1 người/km2)
- Dân cư châu Á thuộc chủng tộc Mơn-gơ-lơ-ít, Ơ-rơ-pê-ơ-it và
một số ít thuộc chủng tộc Ơ-xtra-lơ-ít. Các chủng tộc này tuy khác
nhau về hình thái nhưng đều có quyền và khả năng như nhau
trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn: Phật giáo, Hồi giáo,
Ki-tô giáo, Ấn Độ giáo.
b. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư và đô thị châu
Á
- Điều kiện tự nhiên và tài ngun thiên nhiên: Khí hậu, địa hình,
nguồn nước, khống sản…
- Điều kiện kinh tế-xã hội : Trình độ phát triển kinh tế, lịch sử khai
thác lãnh thổ va chuyển cư.
Câu 2: Vì sao châu Á đơng dân nhất trên thế giới

- Châu Á có phần lớn diện tích đất đai ở vùng ôn đới,nhiệt đới và
các đồng bằng châu thổ màu mỡ rộng lớn, thuận lợi cho sợ quần
cư của con người.


- Trồng lúa, nhất là lúa nước là nghề truyền thống của dân cư
nhiều vùng thuộc châu Á, nghề này cần nhiều lao động nên trong
thời gian dài, mơ hình gia đình đơng con thường được khuyến
khích.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên mặc dù giảm nhưng vẫn còn cao
(1,3% năm 2002)
Câu 3: Nêu các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng tới sự phân bố dân
cư và đô thị ở châu Á?
- Khí hậu: Nhiệt đới, ơn hịa thuận lợi cho mọi hoạt động của con
người.
- Địa hình: Vùng đồng bằng, trung du( đồi, gò), thuận lợi cho việc
sinh hoạt , sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với nền nông nghiệp
lúa nước vốn phổ biến ở Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, nơi tập
trung đông đúc các đồng bằng châu thổ.
- Nguồn nước: Các khu vực sông là nơi tập trung đông dân cư.
- Sự phân bố của các thành phố của châu Á còn phụ thuộc vào vị
trí địa điểm được chọn để xây dựng thuận lợi cho việc giao lưu với
các điểm quần cư, các khu vực khác, như ven sông, bờ biển , đầu
mối giao thông
Câu 4: Cho biết nguyên nhân của sự ra đời các tôn giáo lớn ở
châu Á?
- sự xuất hiện tôn giáo là do nhu cầu, mong muốn của con người
trong q trình phát triển xã hội lồi người.
- Người xưa luôn cảm thấy yếu đuối, bất lực trước thiên nhiên
hùng vĩ, bao la đầy bí ẩn nên đã gán cho thiên nhiên những sức

mạnh siêu nhiên, chờ sự giúp đỡ của chúng.



×