Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

CẤU TRÚC ÂM TIẾT VÀ VẤN ĐỀ ÂM ĐỆM TRONG CÁC PHƯƠNG NGỮ TIẾNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.35 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
----™&˜----

BÀI GIỮA KỲ MÔN PHƯƠNG NGỮ HỌC
VÀ PHƯƠNG NGỮ HỌC TIẾNG VIỆT

ĐỀ TÀI:
CẤU TRÚC ÂM TIẾT VÀ VẤN ĐỀ ÂM ĐỆM TRONG
CÁC PHƯƠNG NGỮ TIẾNG VIỆT
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Thị Thúy An
Sinh viên thực hiện:

Lê Thị Anh Đào
Hồ Minh Anh
Nguyễn Ngọc Bảo Châu
Phạm Thị Thuý Kiều Diễm
Nguyễn Thị Thuỳ Duyên
Bùi Thị Thuỳ Duyên
Đinh Thị Hải Hậu
Nguyễn Anh Khoa
Bùi Thị Thuỳ Như
Trần Đặng Phương Thảo
Thi Hồng Bảo Trân
Lương Trầm Anh Vĩ

1856020006
1856202014
1856020017
1856020021


1856020026
1856020027
1856020033
1856020045
1856020066
1856020077
1856020085
1856020094

Tháng 05 năm 2020, TP. Hồ Chí Minh
1


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC:
STT

Họ và tên

1

Lê Thị Anh Đào

2

Hồ Minh Anh

3

Nguyễn Ngọc Bảo Châu


4

Phạm Thị Thuý Kiều Diễm

5

Nguyễn Thị Thuỳ Duyên

6

Bùi Thị Thuỳ Duyên

7

Đinh Thị Hải Hậu

8

Nguyễn Anh Khoa

9

Bùi Thị Thuỳ Như

10

Trần Đặng Phương Thảo

11


Thi Hồng Bảo Trân

12

Lương Trầm Anh Vĩ

Nội dung công việc

2


MỞ ĐẦU
“Phương ngữ (regional dialect, dialect) là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu
hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so
với ngơn ngữ tồn dân hay với một phương ngữ khác.” [1 tr.29] Trên lý thuyết thì khơng
có ngơn ngữ nào khơng có phương ngữ. Phương ngữ là một khái niệm ngơn ngữ học, trong
đó mỗi phương ngữ được đặt trong thế đối lập giữa nó với phương ngữ khác và giữa nó
với tiếng chuẩn. Phương ngữ được hình thành một cách tự nhiên trong lịng một ngơn ngữ
với nhiều ngun nhân mà chủ yếu là do sự biến đổi khác nhau và không đồng đều giữa
các cộng đồng sử dụng ngơn ngữ đó trong một phạm vi địa lý nhất định cùng với việc tiếp
xúc với các ngôn ngữ khác nhau. Đối với người bản ngữ, khả năng tiếp thu và hiểu một
phương ngữ khác thì tùy thuộc vào kinh nghiệm tiếp xúc, giao tiếp và môi trường sống của
mỗi người.
Về sự khác biệt giữa các phương ngữ, ngoài những khác biệt về từ vựng, thỉnh thoảng
gây khó khăn trong giao tiếp, những khác biệt về ngữ âm, giọng nói là khác biệt rõ rệt nhất
và được biểu hiện thường trực trong quá trình nói năng. Việc phân chia tiếng Việt thành ba
vùng phương ngữ lớn: phương ngữ Bắc (PNB), phương ngữ Trung (PNT) và phương ngữ
Nam (PNN) là ý kiến chung của nhiều nhà nghiên cứu và phù hợp với quan niệm dân gian.
Về mặt địa lý thì PNB là từ Thanh Hóa trở ra. Từ Thanh Hóa vào đến Huế là PNT và từ
phía nam đèo Hải Vân trở vào đến cực nam là PNN. Với việc phân chia này sẽ dễ dàng

hơn cho việc nghiên cứu mọi mặt của mỗi phương ngữ từ ngữ âm, từ vựng đến ngữ pháp.
Trong bài báo cáo này chúng tôi chỉ bàn về hai vấn đề của ngữ âm đó là “CẤU TRÚC
ÂM TIẾT VÀ VẤN ĐỀ ÂM ĐỆM TRONG CÁC PHƯƠNG NGỮ TIẾNG VIỆT”. Từ đó
có thể thấy rõ những tác động qua lại của âm đệm và phụ âm đứng trước nó, phụ âm sau
nó làm thay đổi thành phần của âm tiết như thế nào và làm thay đổi toàn bộ cấu trúc âm
tiết.

3


NỘI DUNG BÁO CÁO
I. Âm vị và âm tiết trong tiếng Việt
1.

Âm vị và vấn đề âm vị trong tiếng Việt

Thuật ngữ âm vị (phoneme) được hiểu là đơn vị nhỏ nhất, tối giản của âm vị học. Nó
là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, được thể hiện bằng một chùm các nét khu biệt xuất hiện
đồng thời và có giá trị khu biệt ý nghĩa. Tuỳ theo cơ cấu ngữ âm của từng ngơn ngữ, mỗi
ngơn ngữ có một hệ thống âm vị riêng. Tiếng Việt nói riêng, các ngơn ngữ đơn lập nói
chung, đơn vị ngữ âm quan trọng nhất là âm tiết.
Âm tiết tiếng Việt có tư cách ngôn ngữ học đặc biệt mà về một phương diện nào đó,
chẳng hạn về chức năng cấu tạo tín hiệu ngơn ngữ, nó có thể sánh với các âm vị trong các
thứ tiếng châu Âu. Thế nhưng, âm tiết tiếng Việt cũng khơng hồn tồn ngang bằng với
âm vị (âm tố) như các thứ tiếng châu Âu vì bằng cách này hay cách khác nó có thể phán
tích ra thành các yếu tố nhỏ hơn, mang những chức năng nhất dịnh mà ở một chừng mực
nào đó có thể xem chúng như những âm vị trong các ngôn ngữ châu Âu. Chúng tơi hồn
tồn ủng hộ quan niệm về cơ cấu ngữ âm tiếng Việt cùng với việc phân tích âm vị học đối
với các âm tiết tiếng Việt của tác giả Nguyễn Quang Hồng. Theo đó, mọi âm tiết Việt được
phân biệt với nhau theo các bộ phận: phụ âm đầu, vần cái, thanh điệu và âm đệm.

2.

Cấu trúc của âm tiết tiếng Việt

Âm tiết trong tiếng Việt có tính độc lập cao, có khả năng biểu hiện ý nghĩa, đặc biệt
âm tiết có một cấu trúc chặt chẽ. Mơ hình âm tiết tiếng Việt khơng phải là một khối không
thể chia cắt là một cấu trúc. Theo Đoàn Thiệt Thuật trong Ngữ âm tiếng Việt đã trình bày
về cấu trúc của âm tiết tiếng Việt là cấu trúc hai bậc, ở dạng đầy đủ nhất gồm có 5 thành
tố và mỗi thành tố đó một chức năng riêng. Dưới đây là mơ hình âm tiết tiếng Việt và các
thành tố của nó.

4


Phân tích một âm tiết đầy đủ các thành phần ta thấy âm tiết tiếng Việt có ba bộ phận mà
người bản ngữ nào cũng nhận ra: Thanh điệu, phần đầu và phần sau. Phần đầu của âm tiết được
xác định là âm đầu, vì ở vị trí này chỉ có một âm vị tham gia cấu tạo. Phần sau của âm tiết được
gọi là phần vần. Vần là một thành phần âm tiết ngang hàng với âm đầu và âm đệm, và nó gồm hai
âm vị: nguyên âm và âm cuối là những thành tố trong cùng thành phần âm tiết là vần, chúng ở cấp
độ nhỏ hơn âm đầu, âm đệm và vần.
Âm đầu: Có những cách mở đầu âm tiết khác nhau (tắc, xát, rung), chúng có tác dụng khu
biệt các âm tiết. Vd: toán – hoán.
Âm đệm: Có tác dụng biến đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu, nó có chức năng khu
biệt các âm tiết. Vd: tốn – tán.
Âm chính: Mang âm sắc chủ đạo của âm tiết và là hạt nhân của âm tiết. Vd: túy – túi.
Âm cuối: Có chức năng kết thúc âm tiết với nhiều cách khác nhau (tắc, không tắc...) làm
thay đổi âm sắc của âm tiết và do đó để phân biệt âm tiết này với âm tiết khác. Vd: bàn – bài.
Năm thành tố trên ở âm tiết nào cũng có, đó là 5 thành phần của âm tiết, mỗi thành phần
làm thành một trục đối lập (các âm tiết đối lập nhau theo từng trục, hay cịn gọi là đối hệ). Ví dụ:
Khun – Kh-w-ye-n.

Âm vị ở các vị trí được quy định dứt khốt. Ở vị trí phụ âm đầu và ngun âm, có thể gặp
mọi phụ âm, mọi ngun âm khơng hạn chế. Trái lại, ở vị trí âm đệm chỉ có một âm duy nhất là [w-] . Ở vị trí âm cuối cũng rất hạn chế chỉ có từ 3 đến 5 đôi phụ âm tùy theo phương ngữ và hai
bán nguyên âm. Những phụ âm này khác với phụ âm đầu.
Dưới đây là tất cả những âm vị có thể gặp ở các vị trí trong các cấu trúc âm tiết. Những
mũi tên chỉ sự kết hợp các âm vị vị trí khác nhau. Cịn chữ bên trái là phiên âm, còn chữ bên phải
trong ngoặc đơn là chữ viết.

5


6


3.

Các loại hình âm tiết

Mơ hình âm tiết tiếng Việt không phải là một khối không thể chia cắt mà là một cấu
trúc. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt là một cấu trúc hai bậc, ở dạng đầy đủ nhất gồm 5 thành
tố, mỗi thành tố có một chức năng riêng. Trong âm tiết có hai âm vị bao giờ cũng phải có
mặt đó là nguyên âm và thanh điệu. Ở những vị trí khác trong âm tiết âm vị có thể vắng
mặt. Ví dụ một từ đơn tiết có đầy đủ tất cả những thành phần như “Hoàng” H-w-a-ng
(thanh 2).
Nếu chúng ta lần lượt cho vắng mặt ở các vị trí âm vị trong âm tiết ta có 8 loại hình
âm tiết khác nhau.
1.

Hồng- Hwang- Hồng

2.


Hồng – hOang- hàng

3.

Hồng – Oồng-ồng

4.

Hồng- OOang – àng

5.

Hồng- hoaO- hịa

6.

Hồng- hOaO- Hà

7.

Hồng- OoaO-ịa

8.

Hồng- OoaO- à

Đây là loại hình âm tiết trong tiếng Việt với những cách mở đầu và kết thúc âm tiết
khác nhau. Âm đầu có những cách mở đầu âm tiết khác nhau (tắc, xát, rung), chúng có tác
dụng khu biệt các âm tiết:

1. Mở đầu kín (có phụ âm đầu và âm đệm hồng, hịa).
2. Mở đầu nửa kín (có phụ âm đầu, vắng âm đệm hàng, hà).
3. Mở đầu nửa hở (vắng phụ âm đầu và có âm đệm oàng, òa).
4. Mở đầu hở (Vắng phụ âm đầu và vắng âm đệm àng, à).
Còn dựa vào cách kết thúc, các âm tiết được chia thành hai loại lớn: mở và khép.
Trong mỗi loại lại có hai loại nhỏ hơn. Như vậy có 4 loại âm tiết như sau:
1. Những âm tiết được kết thúc bằng một phụ âm vang (/m, n, ŋ/...) được gọi là những
âm tiết nửa khép.

7


2. Những âm tiết được kết thúc bằng một phụ âm không vang (/p, t, k/) được gọi là
những âm tiết khép.
3. Những âm tiết được kết thúc bằng một bán nguyên âm (/w, j/) được gọi là nhữngâm
tiết nửa mở.
4. Những âm tiết được kết thúc bằng cách giữ nguyên âm sắc của nguyên âm ở đỉnh
âm tiết thì được gọi là âm tiết mở.
Chúng ta sẽ thấy trong phương ngữ Nam khơng có âm đệm [-w-] do đó mà một số
loại hình âm tiết giảm đi và hơn thấy số lượng âm tiết trong mỗi loại hình ở phương ngữ
Miền Nam cũng giảm đi rất nhiều so với phương ngữ Bắc.
II.

Vấn đề âm đệm trong các phương ngữ tiếng Việt
1.

Khái quát về âm đệm và vị trí của âm đệm trong tiếng Việt

Âm đệm có tác dụng biến đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu, nó có chức năng
khu biệt các âm tiết.

Âm đệm được ghi bằng con chữ “u” và “o”.
-

Ghi bằng con chữ o khi đứng trước các nguyên âm “a, ă, e”.

-

Ghi bằng con chữ u khi đứng trước các nguyên âm “y, ê, ơ, â”.

Âm đệm không xuất hiện sau các phụ âm b, m, v, ph, n, r, g. Trừ các trường hợp:
-

Sau ph, b: thùng phuy, voan, ô tô bt (là từ nước ngồi)

-

Sau n: thê noa, nỗn sào (2 từ Hán Việt)

-

Sau r: rồn roạt.(1 từ)

-

Sau g: gố (1 từ)

Những quan niệm khác nhau về vị trí âm đệm trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt. Trước
hết, để tiện cho việc phân loại các quan niệm khác nhau về âm đệm trong tiếng Việt, chúng
tôi tạm phân chia các quan điểm về âm đệm của Tiếng Việt ra như sau:
Quan điểm cho rằng âm đệm là một dơn vị chiết đoạn: Khi khẳng định âm đệm là

một đơn vị chiết đoạn, các tác giả đồng thời khẳng định vị trí của âm đệm trong cấu trúc
âm tiết Tiếng Việt. Tiêu biểu cho quan điểm này có thể kể tên các tác giả như: Đoàn Thiện
Thuật (Ngữ âm tiếng Việt), Nguyễn Hữu Quỳnh (Giáo trình tiếng Việt hiện đại), Cù Đình
Tú - Hồng Văn Thung - Nguyễn Ngun Trứ (Khái quát về lịch sử tiếng Việt và ngữ âm
8


tiếng Việt hiện đại), Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hồng Trọng Phiến (Cơ sở ngơn
ngữ học và tiếng Việt), Uỷ ban khoa học xã hội (Ngữ pháp tiếng Việt), Hữu Đạt - Trần Trí
Dõi - Đào Thanh Lan (Cơ sở tiếng Việt).
Quan điểm cho rằng âm đệm là một đơn vị siêu đoạn: Theo quan điểm này có các tác
giả: Hồng Cao Cương, Phan Ngọc, Nguyễn Quang Hồng... bTiêu biểu nhất cho quan điểm
này là tác giả Hoàng Cao Cương. Tác giả này cho rằng nếu coi âm đệm là một đơn vị chiết
đoạn như nhiều tác giả khác quan niệm (tiêu biểu là Đoàn Thiện Thuật) là một quan niệm
sai lầm vì những lý do sau:
- Nếu xét theo quan niệm hệ thống, âm đệm muốn trở thành một tiểu hệ thống trong
hệ thống âm thanh tiếng Việt thì phải có ít nhất 3 đơn vị (vì có 3 đơn vị thì mới có những
mối quan hệ để trở thành hệ thống được). Trong khi đó, theo tác giả Đồn Thiện Thuật chỉ
có 2 âm đệm /w/ và /zero/. Do đó mới chỉ có một quan hệ nên chưa thể tạo thành một tiểu
hệ thống tương đương với các tiểu hệ thống khác (âm đầu, âm chính, âm cuối) trong hệ
thống âm tiết tiếng Việt.
- Xét về lịch sử, các yếu tố từ vựng tương ứng với các tiết vị chứa âm đệm thường có
phần tiền âm tiết (âm tiết một trong một cấu trúc âm tiết). Nét nổi trội trong các yếu tố từ
hình này là yếu tố/ đặc tính [+trịn mơi].
Từ những lý do nêu trên, tác giả coi âm đệm như một đơn vị siêu đoạn tính.
2.

Âm đệm trong các phương ngữ tiếng Việt
2.1.


Âm đệm trong kết hợp với phụ âm trước nó

Theo Hoàng Thị Châu, “âm tiết tiếng Việt là một thể thống nhất hữu cơ trong đó các
bộ phận của nó có quan hệ với nhau khơng giống âm tiết của một ngôn ngữ biến tố” [1].
Nếu như cách kết hợp của phụ âm đầu và nguyên âm là tự do, nghĩa là phụ âm đầu nào
cũng kết hợp được với ngun âm, thì âm đệm ngược lại. Âm đệm có mối quan hệ chặt
chẽ với các âm vị đứng trước và sau nó và nó có sự hạn chế nhất định về cách kết hợp.
Nguyên tắc thứ nhất, hai âm có đặc tính giống nhau sẽ khơng kết hợp được với nhau.
Chẳng hạn, âm đệm [-w-] là âm có tính mơi thì sẽ khơng kết hợp được với các phụ âm mơi,
vì thế mà trong chính tả, chúng ta sẽ khơng nhìn thấy các từ moa, boa, muy, phoe, ph,
voa, voă,...(sự kết hợp của phụ âm m, b, v, ph với vần oa, oă, uâ, uy, oe, uê).
9


Một điều chú ý là âm [y] (tức là i trịn mơi) trong tiếng Pháp, khi vay mượn sang tiếng
Việt sẽ chuyển thành “uy”. Vì thế có thời gian xuất hiện các từ xe buýt, buycaret, buyngari,
và trong từ toàn dân có từ phuy nước. Vì có sự tiếp xúc và ảnh hưởng từ bên ngoài vào như
vậy nên âm đệm [-w-] có sự động chạm biến đổi trước kia không hề xuất hiện sau âm môi,
bây giờ lại xuất hiện. Dù bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi từ ngồi đến (tiếng Pháp) nhưng
tiếng Việt vẫn giữ tính cấu trúc của mình. Thể hiện ở chỗ “xe buýt” thành “xe bít”, cái
“phuy nước” thành cái “phi nước”.
a.

Phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung

Âm đệm [-w-] ít ảnh hưởng nhiều đến âm tiết. Trừ những phụ âm vừa nêu, nó có thể
kết hợp với hầu hết các phụ âm đầu.
Ví dụ: tuyết nguyệt [twiet ngwiet], khuya khoắt [xwiet xwat], quấy quá [kwaj kwa],...
Âm đệm [-w-] ở hai vùng phương ngữ này cũng thường có trường hợp khơng có phụ âm
đầu, chẳng hạn các từ: oa, uyê, oan, uỳnh uỵch,... Ta có thể thêm trước nó phụ âm và thêm

nguyên âm sau nó, vì vậy âm âm đệm khơng phải là phụ âm đầu và cũng không được xem
là một nguyên âm hoàn chỉnh.
b.

Phương ngữ Nam

Trong phương ngữ Nam (PNN), khu vực địa lý từ đèo Hải Vân đến mũi Cà Mau),
âm đệm [-w-] tác động mạnh mẽ đến phụ âm đầu cụ thể như sau:
Sơ đồ: Tác động giữa âm đệm và phụ âm đầu trong PNN

10


Trong PNN, âm đệm [-w-] tác động đến những phụ âm mạc và phụ âm hầu theo lối
đồng hóa ngược tạo nên hai kiểu biến đổi.
(1) Đồng hóa hồn tồn phụ âm đầu, dẫn đến kết quả là phụ âm đầu biến mất hẳn
để xuất hiện một phụ âm mới là [w]. Gọi là đồng hóa hồn tồn vì dù nó là phụ âm hầu
hay âm mạc, vơ thanh hay hữu thanh, tắc hay xát đều không để lại một dấu vết khu biệt
nào. Trong trường hợp chính tả khơng ghi lại phụ âm đầu, sự biến đổi vẫn xảy ra. Chỉ thấy
ở phương ngữ Nam, khơng có ở các phương ngữ khác.
Ví dụ : từ “oan” ở phương ngữ Bắc phát âm là [qwan], còn ở phương ngữ Nam phát
âm là [wan].
qw -> w

hw -> w

ngw -> w

kw -> w


oan [wang]

hoa huệ [wa wệ]

nguyễn [wiễng]

qua [wa]

uyên [wiêng]

huy hoàng [ wi:

ngoài [wàj]

quên [wên], [wơn]

nguy [wi:]

quần [wừng]

uỳnh uỵch [wừn
wựt]

wàng]
huênh hoang [wân
wang]

(2) Đồng hóa bộ phận: Phụ âm chỉ bị mơi hóa, cịn các tính chất khác vẫn được
giữ lại: Xw > f (tính chất xát, vơ thanh được giữ lại): khoai [fai], khoái [fái], khuya khoắt
[fia fắt]... Riêng trường hợp gw trong tiếng Việt chỉ có 1 trường hợp từ “gố”, lẽ ra [gw] ở

đây trở thành [v] nhưng lại chuyển thành [j] như những âm tiết khác bắt đầu bằng [v] trong
PNN. Vì vậy con đường biến đổi ở đây là: gw > v > j, “bà góa” [bà já]. [-w-] bị triệt tiêu
sau những phụ âm còn lại, tức những phụ âm răng, lợi, ngạc. Vd: tuyên truyền [tiêng
triềng], xuân xanh [xưng xanh], lý luận [lí lựng], nhuần nhuyễn [nhừng nhiễng],…

11


Âm đệm [-w-] bị triệt tiêu sau những phụ âm răng, lợi, ngạc: tuyên truyền [tiêng
triềng], xuân xanh [xưng xanh], lý luận [lí lựng], nhuần nhuyễn [nhừng nhiễng],...
2.2.

Âm đệm trong kết hợp với phụ âm sau nó

Âm đệm [-w-] khơng kết hợp với mọi phụ âm đầu, nó cũng khơng kết hợp tự do với
mọi nguyên âm. Tức là do u cầu đối lập nên các âm đồng tính khơng kết hợp với nhau.
Vì là âm mơi nên âm đệm [-w-] khơng đứng trước các ngun âm trịn mơi. Sẽ không kết
hợp với: Nguyên âm đơn [u,ô,o], nguyên âm đôi []. Nó khơng kết hợp với các ngun
âm đơn [u, ô, o] và [uô] trong các phương ngữ đều không kết hợp với bán nguyên
âm cuối [-w]. Ta không thể có những vần uw, ơw, ow, w như ở các ngơn ngữ khác. Hiện
tượng những âm đồng tính khơng thể kết hợp với nhau cho thấy [uô] là một nguyên âm
chuyển sắc tức là ngun âm đơi.
Ví dụ: Chng chùa buông xuống
[cuông cuồ buông suống]
Và [uô] không phải là một kết hợp gồm một bán nguyên âm [w] với một nguyên âm, kiểu
như: hoảng loạn [hwảng lwạn], thuế khóa [thuế xwá].
Dưới đây, chúng tơi tình bày các kết hợp với nguyên âm sau âm đệm trong ba vùng
phương ngữ:
a.


Phương ngữ Bắc

Trong PNB, âm đệm [-w-] không kết hợp với các nguyên âm [ư] và [ươ], cũng như
[ư] và [ươ] không kết hợp với âm cuối [-w].
Ví dụ: "ưu" phát âm thành [iw]: cứu [kíw]
"ươu" phát âm thành [iêw]: hươu [hiêw]
Ngồi 6 nguyên âm kể trên [u, ô, o, ư, uô, ươ], âm đệm [-w-] kết hợp được với tất cả
các ngun âm khác.
Ví dụ: tốn [twan]
uy quyền [qwi kwiền]
hoa hịe [hwa hwè]
b.

Phương ngữ Trung
12


Trong PNT, với phương ngữ Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên khi nghiên cứu Hoàng Thị
Châu đã cho rằng kết hợp [wâ] ở Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên được thay bằng [wư]: tuần
[twừn], sản xuất [sản swứt], quần quật [kwừn kwựt].
Sự khác nhau giữa -wâ-/-wư- có thể xem như là 1 dấu hiệu để phân biệt phương ngữ
Bắc và phương ngữ Trung. Sơ đồ kết hợp âm đệm w với nguyên âm ở PNB và PNT.
Trong PNT, kết hợp [wâ] ở Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên được thay bằng [wư]: tuần
[twừn], sản xuất [sản swứt], quần quật [kwừn kwựt];
Sự khác nhau giữa -wâ-/-wư- có thể xem như là 1 dấu hiệu để phân biệt phương ngữ
Bắc và phương ngữ Trung.
Sơ đồ kết hợp âm đệm w với nguyên âm ở PNB và PNT
i-

ư


u

iê-

ươ



ê–

ơ

â

ô

e-

a

ă

o

à Ở PNB, âm đệm -w- chỉ kết hợp với phần màu vàng bên trái của hệ thống nguyên âm.
i-

ư


u

iê-

ươ



ê–

ơ

â

ô

e-

a

ă

o

Ở PNT, âm đệm -w- chỉ kết hợp với phần màu vàng bên trái của hệ thống nguyên âm.
Ngoài ra, ở một số thổ ngữ ở vùng Bắc Bình Trị Thiên cịn có hiện tượng âm đệm đồng hóa
nguyên âm: xuân > xun, quần > cùn. Ở Thanh Hóa, âm đệm -w- đồng hóa nguyên âm a theo
sau nó: loạt > [lw ọ:t], đồn > [dw ị:n].
c.


Phương ngữ Nam

Ở PNN khơng có âm đệm [-w-]. Âm [-wâ-] phát âm thành [-ư-] và âm đệm [w-] bị mất đi. Ví dụ: Tuần sản xuất làm quần quật [twừn sản swứt làm wừng wựk].
13


Trong PNN, âm đệm mất đi và còn lại “ư” chứ không phải “â” (vd trên). Đây là bằng
chứng về sự kế thừa cách phát âm của miền Trung trong PNN.
Do 2 xu hướng đồng hóa và triệt tiêu, có ý kiến cho rằng trong PNN khơng có
âm đệm. Ở những vùng bán phương ngữ (các khu vực thành thị) là những vùng pha
trộn nhiều phương ngữ và có đặc trưng ngơn ngữ có xu hướng chuẩn hóa mạnh thì
âm đệm được thể hiện trong những kết hợp với e, a, ă, tức là với những nguyên âm
mở (oe, oa, oă) rõ hơn. Trước nguyên âm a, âm đệm -w- đồng hóa nguyên âm giống
như ở Thanh Hóa (loạt > [lw ọ:t], đồn > [dw ị:n]).
Tuy nhiên, với tình hình ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, nhận định này đã
khơng cịn đúng khi xu hướng chuẩn hóa trong phát âm đã nâng mật độ âm đệm xuất
hiện hầu như trong các trường hợp và chỉ còn lại hiện tượng đồng hóa hồn tồn khi
kết hợp với g, h, k. Chính vì thế mà đây khơng cịn là vấn đề đáng quan ngại. Mặc
dù âm đệm tác động nhiều đến âm tiết trong phương PNN nhưng thực tế chỉ thể hiện
có phần rõ nét trong phong cách thân mật. Trên thực tế vẫn còn nghe thức phia (thức
khuya), phái ăn phai (khoái ăn khoai), ngâm cú pha học (nghiên cứu khoa học), bà
wại (bà ngoại),… nhưng với phong cách ngơn ngữ đặc biệt, thường là bơng đùa. Cịn
trong giao tiếp chính thức, cơng việc, học đường, truyền thơn đại chúng… thì người
nói tự điều chỉnh một cách tự nhiên. Trường hợp đồng hóa hồn tồn khi kết hợp với
g, h, k mặc dù khá phổ biến nhưng cũng không khó điều chỉnh, đồng thời cũng khơng
q phức tạp một phần cũng nhờ môi trường ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh.
2.3.

Âm đệm làm thay đổi cấu trúc âm tiết


Âm đệm có tác dụng biến đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu, nó có chức năng
khu biệt các âm tiết.
Ví dụ: tốn – tán. Qua khảo sát các phần trên: âm đệm trong kết hợp với phụ âm
trước nó và âm đệm trong kết hợp với nguyên âm sau nó. Ta có thể nhận thấy, âm
đệm có khả năng thay đổi cấu trúc âm tiết, cụ thể:

14


(1) Bán nguyên âm [-w]: Là một âm vị, làm một thành phần cấu tạo nên âm tiết,
nhưng là phụ. Giữ chức năng đệm giữa hai thành phần: phụ âm và vần, làm trầm hóa
các âm tiết. Ví dụ: âm tiết “tốn” so với âm tiết “tán” có âm sắc bị trầm đi chút ít.
Bán nguyên âm [-w-] trường hợp này đã có tác dụng trầm hóa âm sắc của âm tiết
sau lúc mở đầu.
(2) Âm đệm [-w-]:
tồn tại trong phương
ngữ Bắc. Nếu ta lần lượt
cho vắng mặt âm vị ở
những vị trí có thể vắng
được (như trên đã làm)
thì trong phương ngữ Bắc có đến tám kiểu kết hợp như chúng ta đã thấy ở trên (ở
phương ngữ Trung cũng có tám kiểu nhưng phương ngữ Nam chỉ có bốn kiểu, sự
giống và khác biệt này sẽ được biết khi nghiên cứu phương ngữ Trung và Nam.
Không tồn tại trong phương ngữ Nam à khẳng định nó chỉ là phụ trong âm tiết tiếng
Việt.
Mất âm vị [-w], phương ngữ Nam sẽ giảm mất một số kiểu âm tiết, chỉ còn lại 4
kiểu kết hợp:
- Hai kiểu mở đầu: t – á – n , á – n
- Hai kiểu kết thúc: t – á – n , t – á
Trong khi phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung, có đến 8 kiểu

(3) Âm đệm [-w-] làm tiêu chuẩn phân biệt các phương ngữ tiếng Việt: Phương
ngữ Nam (Đà Nẵng đến Cà Mau): âm tiết khơng có âm đệm [-w]. Ví dụ: thoa dầu
–tha dầu.

15


Phương ngữ Trung, phương ngữ Bắc: có âm đệm [-w]. Ví dụ: xuýt xoa. Giữa 2
phương ngữ Trung và phương ngữ Bắc cũng có nét đối lập trong kết hợp với âm
đệm [-w] nhưng không lớn.
3. Bảng tổng kết âm đệm của các phương ngữ
III. Hiện tượng bỏ âm đệm khi phát âm, viết chính tả của các vùng phương ngữ
Trong kho từ vựng của mỗi người chứa đựng 3 yếu tố cơ bản : ngữ âm, ngữ nghĩa và
chữ viết của từ. Nói đến “kho từ vựng” cũng là nói đến “bộ nhớ biểu tượng chữ viết” của
từ. Các biểu tượng khác nhau của một từ được kích hoạt khi nghe nói hay đọc viết và nhờ
đó cho phép ta hiểu được lời nói hay một bài văn. Khi mỗi thành phần trong số ba loại biểu
tượng này mà bị rối loạn thì sẽ gây khó khăn cho việc học nói, viết hay hiểu ngơn ngữ. Các
thơng tin khác nhau này được lưu trữ trong bộ nhớ, mỗi khi ta tiếp cận với một từ, một câu
nói khi cần thiết, ta có thể truy cập nó một cách nhanh chóng. Trong nghiên cứu liên quan
đến chữ viết hay viết chính tả chẳng hạn, các nhà tâm lí học thường quan tâm nghiên cứu
sự phát triển bộ nhớ từ vựng này ở trẻ em. Vì đó là một trong những cơ chế giúp con người
có thể viết đúng mà đỡ tốn năng lượng nhất. Để viết đúng một từ trẻ có thể truy cập về chữ
viết có sẵn trong bộ nhớ dài hạn của mình hay trong “kho từ vựng”, đồng thời với việc kích
hoạt các biểu tượng về ngữ âm và về ngữ nghĩa của từ và viết lại theo những gì đã có sẵn
trong đầu về từ đó.
Nghiên cứu về khả năng chính tả của học sinh giai đoạn đầu lớp 1, các tác giả Mạc
Thị Vân Nga, Lê Thị Bạch Mai & Nguyễn Thị Hoa (2007) đưa ra các số liệu : tỉ lệ HS viết
sai phụ âm đầu là 55%, trong khi trẻ bỏ chữ cái ghi âm đệm là 82,3%, bỏ chữ cái ghi yếu
tố thứ hai của nguyên âm đôi là 41%, bỏ chữ cái ghi yếu tố thứ nhất của nguyên âm đôi là
2%. Số trẻ bỏ một chữ cái trong tổ hợp chữ cái ghi một số âm đầu như nh, th, ngh, ng,...

không đáng kể. Theo khảo sát của Lê Ngọc Huyền Thu (2004), hiện tượng học sinh lớp 1
viết sai phụ âm cuối thấp hơn so với âm đầu. Kết quả mà Lê Ngọc Huyền Thu (2004) thu
được về trường hợp viết sai âm đầu và âm cuối không hề mâu thuẫn với kết quả của nhóm
tác giả Mạc Thị Vân Nga. (Kết quả khảo sát của chúng tôi (2002) trên đối tượng sinh viên,
học viên ngành giáo dục tiểu học trường ĐHSP TP HCM, lỗi chính tả thường tập trung ở
các chữ ghi âm cuối và dấu ghi thanh, do ảnh hưởng của biến thể phương ngữ. Thực ra kết
16


quả này không mâu thuẫn với kết quả của hai nhóm tác giả trên. Vì đối tượng chúng tơi
khảo sát là sinh viên, học viên – những người đã nắm vững các quy tắc chính tả).
Theo TS. Vũ Thị Ân trong nghiên cứu “Về hiện tượng bỏ âm vị - tự vị của học sinh
lớp 1” đã trình bày như sau: “Một số quan sát của chúng tôi cũng cho thấy hiện tượng trẻ
bỏ tự vị khi viết chính tả thường rơi vào âm đệm, hầu như không gặp trường hợp sai do bỏ
âm chính. Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào cho kết quả : trong hệ thống biến thể
âm vị do ảnh hưởng của phát âm phương ngữ lại có âm đệm. Thành thử có thể nghĩ đến
nguyên do từ vị trí và chức năng trong cấu tạo âm tiết tiếng Việt. Với chức năng trầm hố
âm tiết, với vị trí mở đầu phần vần, âm đệm không mang âm sắc chủ yếu của âm tiết, có
thể vắng mặt trong cấu tạo âm tiết. Khi phát âm, âm đệm bao giờ cũng được phát âm lướt
nhẹ hơn so với ngun âm (cho nên có người cịn gọi nó là âm lướt, chẳng hạn so sánh quạ
với cụ ạ, khuy với khui, ta sẽ thấy rõ điều này). Mặt khác, thời gian xuất hiện của âm đệm
rất ngắn. Trong khi nguyên âm lại là thành tố hạt nhân trong âm tiết tiếng Việt, mang âm
sắc chủ yếu của âm tiết, trong quá trình phát âm một âm tiết, nguyên âm giữ vị trí điệu vị
(đỉnh âm tiết) và là thành tố không thể vắng mặt trong cấu tạo âm tiết.” [5]

17


KẾT LUẬN
Mỗi phương ngữ trong tiếng Việt đều có những đặc điểm về ngữ âm, từ vựng đến

ngữ pháp riêng biệt. Nói về âm đệm và kết cấu của âm tiết trong phương ngữ của tiếng
Việt cũng vậy.
Tiếng Việt là một đơn vị ngơn ngữ đơn lập âm tiết tính. Âm tiết chỉ là một đơn vị ngữ
âm, là một khối hồn chỉnh trong phát âm, mơ hình âm tiết tiếng Việt không phải một khối
không thể chia cắt mà là một cấu trúc. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt là một cấu trúc hai bậc,
ở dạng đầy đủ nhất gồm năm thành tố, mỗi thành tố có một chức năng riêng, phân loại
được các loại hình âm tiết. Thơng qua đó làm rõ được sự kết hợp của âm đệm với phụ âm
trước nó và nguyên âm sau nó, cho thấy âm đệm là một âm vị, một thành phần (phụ) cấu
tạo nên âm tiết. Tuy âm đệm chỉ có vai trị phụ đệm giữa phụ âm và vần. Nhưng nó cũng
ảnh hưởng đến khả năng kết hợp giữa các âm vị dẫn đến số kiểu âm tiết ở PNN ít hơn so
với PNB và PNT. Phân biệt rõ ràng nhất ở PNN do ở phương ngữ này âm đệm khơng có,
ngồi ra sự kết hợp âm đệm với phụ âm đầu, âm đệm mất đi dị hóa mạnh hơn so với PNB
và PNT kết cấu âm tiết cũng thay đổi qua sự kết hợp, tác động qua lại làm biến mất một
thành phần của âm tiết. Do đó mà có thể lấy âm đệm [-w-] làm một tiêu chuẩn để phân biệt
3 phương ngữ trong tiếng Việt.
Bên cạnh đó, âm đệm trong các phương ngữ cũng là nguyên nhân gây ra phát âm sai
trong học sinh tiểu học (trường hợp các học sinh lớp 1) trong nghiên cứu mà chúng tơi vừa
trình bày ở trên đã dẫn đến hiện tượng viết sai chính tả với số lượng. Qua đó có thể thấy
rằng vấn đề âm đệm trong các phương ngữ cần được quan tâm nhiều hơn để các học sinh
phân biệt chính tả cũng như viết đúng chính tả.
Trên đây là bài báo cáo của nhóm chúng tơi về đề tài “CẤU TRÚC ÂM TIẾT VÀ
VẤN ĐỀ ÂM ĐỆM TRONG CÁC PHƯƠNG NGỮ TIẾNG VIỆT” hi vọng rằng sẽ giúp
hệ thống lại các vấn đề về âm tiết và âm đệm trong các phương ngữ để từ đó có nhiều
nhữung nghiên cứu và ứng dụng trong giảng dạy để chuẩn hoá việc phát âm và chỉnh tả
học sinh.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Thị Châu (2009), Phương ngữ học tiếng Việt, NXB ĐHQG Hà Nội.
2. Phan Trần Công (2011), Phát âm theo phương ngữ Nam Bộ - những ưu điểm và hạn
chế, bài đăng trong Nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt, Kỷ yếu
Hội thảo Khoa học 2011, NXB Tổng Hợp TP HCM.
3. Hồ Văn Tuyên (2020), Đặc điểm ngữ âm phương ngữ Nam Bộ, Tạp chí Ngơn ngữ
và Đời sống số 1 (293)-2020.
4. Đoàn Thiện Thuật (2003), Ngữ âm tiếng Việt, NXB ĐHQG Hà Nội.
5. Vũ Thị Ân (2007), Hiện tượng bỏ âm vị - tự vị của học sinh lớp 1, ĐH Sư phạm Tp.
Hồ Chí Minh

19



×