Tuần 33
10/04/2018
Tiết 33
Ngày soạn:
Ngày dạy: 13/04/2018
BÀI 27: LỚP VỎ SINH VẬT, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐÊN SỰ PHÂN BỐ THỰC VẬT. ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm lớp vỏ sinh vật
- Trình bày ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và của con người đến sự phân bố thực vật
và động vật trên Trái Đất
- Biết các tác động tích cực và tiêu cực của con người đến sự phân bố động, thực vật trên
Trái Đất
- Biết được vì sao phải khai thác rừng hợp lí và bảo vệ rừng, bảo vệ những vùng sinh sống
của động, thực vật trên Trái Đất
2. Kĩ năng:
- Mô tả một số cảnh quan tự nhiên trên thế giới: Cảnh quan rừng mưa nhiệt đới, hoang
mạc nhiệt đới
- Xác lập được mối quan hệ giữa thực vật và động vật về nguồn thức ăn
- Quan sát nhận biết sự suy giảm sinh vật
3. Thái độ:
Ủng hộ các hành động tích cực nhằm bảo vệ động, thực vật (rừng) trên Trái Đất, phản đối
các hành động tiêu cực làm suy thoái rừng và suy giảm động vật
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng
lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mơ hình, video clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Tranh ảnh về các loại thực động vật ở các miền khí hậu khác nhau.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học.
6A1..........................................6A2..........................................6A3.........................................
6A4..........................................6A5..........................................6A6.........................................
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1: Nêu các thành phần của đất?
Câu hỏi 2: Trình bày các nhân tố hình thành đất?
3. Tiến trình bài học:
Khởi động:Các sinh vật sinh sống khắp mọi nơi trên bề mặt Trái Đất, chúng phân bố
thành các miền thực - động vật khác nhau, tùy thuộc vào các điều kiện của mơi trường.
Trong sự phân bố đó, con người là nhân tố có tác động quan trọng nhất, cụ thể như thế nào
chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Trình bày được khái niệm lớp 1. Lớp vỏ sinh vật.
vỏ sinh vật.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử
dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; tự học; …
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp
tác.
* Bước 1:
HS đọc mục 1 sgk
* Bước 2:
- Sinh vật tồn tại và phát triển ở những đâu trên
bề mặt trái đất?
(GV gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời).
- Lớp vỏ sinh vật là gì?
Sinh vật sống trong các lớp đất đá,
khơng khí và lớp nước, tạo thành một
lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái
Đất. Đó là lớp vỏ sinh vật.
- Hs trả lời, gv chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của các
nhân tớ tự nhiên đến sự phân bố thực - động
vật trên Trái Đất.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử
dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; tự học; …
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp
tác.
* Bước 1:
- GV giới thiệu H67, H68.
- Hãy cho biết sự khác nhau của thực vật ở 2
nơi này?
- Tại sao có sự khác nhau đó?
2. Các nhân tớ tự nhiên có ảnh
hưởng đến sự phân bố thực - động
vật.
a. Đối với thực vật.
- Khí hậu: Ảnh hưởng rõ rệt đến sự
phân bố và đặc điểm thực vật (lượng
mưa, nhiệt độ).
* Bước 2:
- Ngồi khí hậu ra cịn yếu tố nào nữa?
- Cho ví dụ về mỗi loại đất khác nhau sẽ có cây
trồng phù hợp. Địa phương em có cây trồng
nào?
- Địa hình:
+ Chân núi: Rừng lá rộng.
+ Núi cao: Rừng lá kim.
- Đất:
+ Phù sa: lúa, rau ...
+ Feralit: Cây lấy gỗ, cây ăn quả ...
GV: Mỗi loại đất cung cấp cho cây 1 khoáng
chất nhất định phù hợp với 1 vài loại cây nào
đó.
b. Đối với động vật.
* Bước 3:
- Quan sát H69, 70 cho biết các loài động vật
trong mỗi miền? Vì sao các lồi động vật trong
mỗi miền lại khác nhau?
- Sự ảnh hưởng của khí hậu và thực vật tác
động đến động vật như thế nào?
- Ít chịu ảnh hưởng của khí hậu hơn
(vì động vật có khả năng di chuyển).
- Sự phân bố các lồi thực vật có ảnh
hưởng sâu sắc tới sự phân bố các loài
động vật
- Em hãy kể tên một số lồi động vật trốn rét
bằng cách ngủ đơng, cư trú theo mùa (gấu,
chim ...).
* Bước 4:
- Giáo viên giới thiệu về mối quan hệ giữa thực
vật và động vật
- Cho ví dụ về mối quan hệ giữa thực vật và
động vật?
Hoạt động 3: Tìm hiểu tác động tích cực, tiêu 3. Ảnh hưởng của con người đối với
cực của con người đến sự phân bố thực, sự phân bố thực và động vật trên
động vật trên Trái Đất.
Trái Đất.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử
dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; tự học; …
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp
tác.
* Bước 1:
- Gv chia lớp 2 nhóm. Thảo luận theo nội dung:
+ Nhóm 1 + nhóm 3: Tìm những tác động tích
cực của con người đến sự phân bố động vật thực vật trên trái đất? Ví dụ?
- Con người đã mở rộng phạm vi phân
bố của thực vật và động vật bằng cách
mang các giống cây trồng, vật nuôi từ
nơi này đến nơi khác.
+ Nhóm 2 + nhóm 4: Tìm những tác động tiêu
cực của con người đến sự phân bố động vật thực vật trên trái đất? Ví dụ?
- Con người đã thu hẹp nơi sinh sống
của nhiều loài động, thực vật, việc
khai thác rừng bừa bãi làm cho nhiều
loài động vật mất đi nơi cư trú.
* Bước 2:
- Hs làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trả lời,
nhận xét.
(GV gọi HS yếu dựa vào nội dung TLN trả lời).
- Gv chuẩn xác kiến thức
* Bước 3:
- Trước tình hình đó thì con người cần phải làm
gì để bảo vệ động - thực vật? Liên hệ?
(sách đỏ, sách xanh ... ).
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
1. Tổng kết:
Hãy nêu ảnh hưởng của tự nhiên và con người đối với sự phân bố thực - động vật trên
Trái Đất?
2. Hướng dẫn học tập:
Hướng dẫn học sinh về nhà học bài, ôn tập.
V. PHỤ LỤC:
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………............