Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Trình bày hiểu biết của em về tình hình thực hiện tăng trưởng xanh tại 26 quốc gia thuộc liên minh Châu Âu (EU) trong khối OECD (Kế hoạchchiến lược hành động, các hành động thực tế trong các lĩnh vực và kết quả đạt được). Từ đó đưa ra những bài học kinh n

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.61 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
_______________________

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022

ĐỀ TÀI BÀI TẬP LỚN: Trình bày hiểu biết của em về tình hình thực
hiện tăng trưởng xanh tại 26 quốc gia thuộc liên minh Châu Âu (EU)
trong khối OECD (Kế hoạch/chiến lược hành động, các hành động thực
tế trong các lĩnh vực và kết quả đạt được). Từ đó đưa ra những bài học
kinh nghiệm đối với việc thực hiện tăng trưởng xanh tại Việt Nam.

Họ và tên học viên/sinh viên: Nguyễn Thị Thu Trang
Mã học viên/sinh viên: 1811100575
Lớp: ĐH8QM1
Tên học phần: Tăng Trưởng Xanh
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Mai Lan

Hà Nội – 2021


MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững và là
quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế
- xã hội và bảo vệ môi trường.
Những thập niên qua, những tiến bộ vượt bậc của khoa học, công nghệ,
những đột phá của cách mạng 4.0 đã đem đến nhiều cơ hội cho tăng trưởng. Xu


hướng đầu tư cho các hoạt động sản xuất thơng minh, xây dựng chính phủ điện
tử, đơ thị thơng minh, công nghiệp và nông nghiệp thông minh… đã và đang trở
nên phổ biến. Nhìn lại, tăng trưởng kinh tế, với sự phát triển của khoa học công
nghệ đã tạo ra nhiều đột phá lớn nhưng chưa dẫn đến sự tiến bộ trên diện rộng.
Mơ hình khai thác tài ngun thiên nhiên ở quy mô không bền vững gây ra
nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, ơ nhiễm
mơi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu… đồng thời kéo theo nhiều vấn đề xã hội
phức tạp khác cũng như ảnh hưởng đến cơ hội kinh tế cho các thế hệ tương lai.
Để giải quyết bài toán này, xu thế tăng trưởng xanh trở thành một lựa chọn
tất yếu và là mục tiêu mà mọi quốc gia đang hướng tới. Đây là cách tiếp cận mới
trong tăng trưởng kinh tế, hướng tới sự phát triển hài hòa kinh tế - xã hội với
phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên. Ở phạm vi quốc tế, Thỏa thuận Paris
và các mục tiêu phát triển bền vững đặt ra những kỳ vọng chung về tính bền
vững toàn cầu trong tương lai với những thay đổi mang tính hiệu quả trong các
lĩnh vực.
Theo Tổ chứ Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD: tăng trưởng là thúc đẩy
tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo rằng các nguồn tài sản tự
nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc
sống của chúng ta. Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc
tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng
cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới.
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy
cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được sự
3


thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng
tới nền kinh tế xanh, trung hịa cacbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia
tăng nhiệt độ toàn cầu.
Việc thực hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế và đồng thời đảm bảo cân bằng

những tác động đến môi trường là một vấn đề nan giải và đã được một số nước
thuộc Liên minh Châu Âu (EU) quan tâm, nghiên cứu, xong thực tế đã có các
chiến lược, kế hoạch nhằm mục đích thực hiện một nền tăng trưởng kinh tế vững
mạnh đồng thời cải thiện chẩt lượng môi trường, giảm mức độ sử dụng năng
lượng, ít tạo ra chất thải hơn.

4


I.

CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Ðể giải quyết nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm và suy
thối mơi trường sống, các quốc gia trên thế giới, trong đó có các quốc gia thuộc
liên minh châu Âu đang từng bước chuyển dịch mơ hình sang "kinh tế tuần
hoàn" với mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Ðây là mơ hình kinh tế trong
đó đặc biệt chú trọng đến quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vịng khép kín,
nhằm tránh tạo ra phế thải và ơ nhiễm mơi trường.
Mục tiêu chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành
kinh tế, áp dụng mơ hình kinh tế tuần hồn thơng qua khai thác và sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học
và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ
tầng bền vững để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh
và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Chiến lược cũng đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống và khả
năng chống chịu của người dân với biến đổi khí hậu, bảo đảm bình đẳng về điều
kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển, không
để ai bị bỏ lại phía sau trong q trình chuyển đổi xanh.
Định hướng chung của Chiến lược là tập trung nỗ lực cơ cấu lại nền kinh tế
gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính

thơng qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên dựa
trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số,
phát triển kết cấu hạ tầng xanh, bền vững, xây dựng lối sống xanh, bảo đảm quá
trình chuyển đổi xanh theo nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực
chống chịu trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
Định hướng phát triển đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, Chiến lược chỉ
rõ, nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng
lượng trong hoạt động sản xuất, vận tải, thương mại và công nghiệp; đẩy mạnh
khai thác có hiệu quả và tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng
mới trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng của quốc gia.
5


Phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, hữu cơ bền vững, nâng
cao chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp
thông qua việc điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản và áp dụng các quy trình, cơng nghệ sử dụng tiết kiệm, hiệu
quả giống, thức ăn, vật tư nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên…
- Với những ưu thế trong lĩnh vực quản lý, xử lý nước và rác thải, tái chế
rác thải, vệ sinh môi trường, công nghiệp, nông nghiệp, hàng không… đồng thời
có nhiều tiềm năng trong phát triển năng lượng tái tạo, Pháp là một trong những
nước xếp vị trí hàng đầu thế giới về tăng trưởng xanh.
- CHLB Đức là trung tâm công nghiệp của châu Âu và là nền kinh tế lớn
thứ ba trong khối các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Trong những năm qua, nước Đức luôn là quốc gia đi đầu trên thế giới về phát
triển kinh tế xanh (KTX), đạt được nhiều thành tựu về BVMT và phát triển bền
vững (PTBV).
Kế hoạch hành động một nước Đức không phát thải khí nhà kính vào năm
2050.
- Trước đây, trong những năm thập kỷ 60 Thụy Điển cũng từng là nước có

mơi trường ô nhiễm. Nhờ theo đuổi thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, Thụy
Điển hiện được đánh giá là nước cơng nghiệp phát triển có mơi trường sống
trong lành. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế suy thoái, kinh tế Thụy Điển vẫn tăng
trưởng khá khi so sánh với các nước trong khu vực. Đó là minh chứng về hiệu
quả và giá trị của TTX, đặc biệt là trong lĩnh vực Thụy Điển có thế mạnh như
cơng nghệ mơi trường, thông tin, viễn thông, năng lượng là một trong những
quốc gia đi đầu trong phát triển năng lượng xanh, ít chất thải.
Ngay từ 2010, Stockholm Thụy Điển đã được vinh danh là Thủ đô Xanh
của Châu Âu đầu tiên nhờ cắt giảm khí carbon và nhiều mục tiêu khí hậu khác.
Năm 2016, thành phố thông qua kế hoạch đến năm 2040 khơng sử dụng nhiên
liệu hóa thạch. Cịn kể từ năm 1990 đến nay, thành phố đã cắt giảm 50% lượng
carbon trên đầu người. Vào đầu tháng 10 năm 2019, Stockholm đã đưa ra sáng
6


kiến mang tên Thỏa thuận xanh toàn cầu mới nhằm hưởng ứng Thỏa thuận Paris,
trong đó có mục tiêu giữ cho Trái đất không tăng thêm 1,5 độ C mà các nước đã
cam kết.
II.

HOẠT ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH
2.1 Năng lượng
Sự gia tăng về nhu cầu năng lượng thường nhanh hơn sự gia tăng về sản
xuất trong các giai đoạn đầu của q trình cơng nghiệp hóa; tính co giãn của
nguồn năng lượng chỉ giảm khi nền kinh tế đạt đến giai đoạn mà thị phần của
các ngành công nghiệp dịch vụ tăng lên và có sự xuất hiện của các ngành cơng
nghiệp có hàm lượng cơng nghệ cao. Ngồi ra tiêu thụ năng lượng tiêu dùng
cũng tăng liên tục cho đến khi đạt tới mức thu nhập nhất định. Cùng với việc
tăng thu nhập, nhu cầu năng lượng cũng tăng về chất lượng, hướng tới những
nguồn năng lượng tiên tiến hoặc hiệu quả hơn.

Tính đến hết năm 2018, các nguồn năng lượng tái tạo chiếm xấp xỉ 24%
tổng lượng tiêu thụ năng lượng tồn cầu. Khơng chỉ có khả năng đáp ứng nhu
cầu năng lượng ngày càng tăng, đảm bảo an ninh năng lượng đối với các quốc
gia, việc sử dụng năng lượng tái tạo còn giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu, bảo
vệ mơi trường và mang lại lợi ích kinh tế bền vững. Nhằm thực hiện Hiệp định
Paris về biến đổi khí hậu, cộng đồng quốc tế đặt mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào
năng lượng hóa thạch và nâng tỷ trọng của năng lượng tái tạo trong tổng lượng
tiêu thụ năng lượng toàn cầu lên khoảng 40% vào năm 2040.
EU đặt ra một mục tiêu mới cần phải thực hiện, đó là từ nay tới năm 2030,
32% năng lượng sản xuất tại châu Âu là từ nguồn năng lượng tái tạo. Các chế độ
hỗ trợ đối với năng lượng tái tạo sẽ được cải thiện và các thủ tục hành chính liên
quan tới lĩnh vực năng lượng này cũng được đơn giản hóa.
Trong Khái niệm năng lượng quốc gia, Đức đã xây dựng hướng dẫn nguồn
tiếp tục mở rộng hướng dẫn cho sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và tăng
hiệu quả sử dụng năng lượng. Trong sản xuất điện, Đức đặt mục tiêu nâng tỷ lệ
năng lượng tái tạo từ 17% lên hơn 80% vào năm 2050, trong khi từng bước loại
7


bỏ hoàn sản xuất điện từ các nhà máy điện hạt nhân vào năm 2022. Cắt giảm khí
nhà kính (GHG) xuống 40% vào năm 2020 và ít nhất 80% vào năm 2050. Trong
lĩnh vực năng lượng hiệu quả, Đức dự định để giảm tiêu thụ năng lượng sơ cấp
bằng 20% năm 2020 và 50% vào năm 2050 so với mức tiêu thụ năm 2008. Nhìn
chung, “khái niệm năng lượng” bao gồm hơn 100 biện pháp cụ thể trong lĩnh
vực điện, nhiệt và vận chuyển.
Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo được coi như là một lĩnh vực
điển hình của Đức trong triển khai kinh tế xanh. Giống như nhiều nước trên thế
giới, Đức đã thực hiện chiến lược chuyển đổi hệ thống năng lượng thành “Nền
kinh tế năng lượng xanh”. Mục tiêu tổng quát của việc chuyển đổi này là để
giảm phát thải khí nhà kính và giảm sự phụ thuộc lớn vào nhập khẩu năng

lượng.
2.2 Giao thông
IPCC đã chỉ ra rằng cần phải tiết kiệm thêm 50% nhiên liệu cho toàn bộ xe
cộ trên thế giới vào năm 2050 thì mới có thể ổn định khí thải từ giao thơng
đường bộ. Sáng kiến Tiết kiệm nhiên liệu tồn cầu (Global Fuel Economy
Initiative) được đưa ra bởi UNEP, cùng IEA, Quỹ FIA (Liên đoàn Internationale
de l'Automobile) và Diễn đàn Giao thơng vận tải quốc tế (International
Transport Forum), đã tìm cách tăng gấp đôi khả năng tiết kiệm nhiên liệu, điều
này là phù hợp với khuyến nghị của IPCC và G8.
Trong lĩnh vực giao thông, EU sẽ áp dụng định mức sử dụng tối thiểu 14%
nhiên liệu từ nguồn năng lượng tái tạo (nhiên liệu sinh học thế hệ thứ hai, vì
nhiên liệu sinh học thế hệ thứ nhất được sản xuất từ lương thực sẽ đạt trần ở
mức 7% tổng lượng tiêu thụ nhiên liệu của lĩnh vực giao thông EU). Nhiên liệu
sinh học chiết xuất từ lương thực, như dầu cọ, sẽ từng bước hạn chế từ nay tới
năm 2030.
2.3 Nông nghiệp
Châu Âu đẩy mạnh nông nghiệp “xanh”

8


Ủy ban Nông nghiệp của Nghị viện châu Âu (EP) vừa thông qua các quy
định về điều chỉnh các khoản trợ cấp nông nghiệp trị giá hàng trăm tỷ euro của
Liên hiệp châu Âu (EU). Các quy định này nhằm khuyến khích nơng dân châu
Âu áp dụng các mơ hình sản xuất thân thiện với môi trường, giúp nông nghiệp
EU trở nên “xanh” hơn.
Ba điều luật mà Ủy ban Nông nghiệp của EP vừa thông qua nhằm cơ cấu
lại các khoản chi tiêu trong một chương trình mang tên Chính sách nơng nghiệp
chung (CAP) của EU, trong đó nơng dân là đối tượng được hưởng lợi. CAP
dành 387 tỷ euro, chiếm hơn 30% ngân sách của EU, để hỗ trợ trực tiếp cho

nông dân và phát triển nông thôn giai đoạn 2021 - 2027. Đây là một trong các nỗ
lực của EU nhằm cắt giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính - một trong
những tác nhân chính của tình trạng biến đổi khí hậu. Trong đó, riêng ngành
nơng nghiệp đã tạo ra 10% lượng khí thải của EU. CAP dành các khoản trợ cấp
(còn gọi là “tiền thưởng”) để khuyến khích nơng dân chuyển đổi mơ hình sản
xuất có hại cho mơi trường sang mơ hình canh tác thân thiện với thiên nhiên.
Trong đó, chính phủ các nước thành viên EU có nghĩa vụ chi trả 20% khoản
“tiền thưởng” này cho nông dân trong giai đoạn 2023 - 2024 và tăng lên 25%
trong giai đoạn 2025 - 2027.
EU cũng quy định nâng diện tích đất canh tác dành cho nông nghiệp hữu cơ
lên 25% vào năm 2030, so với 8,5% hiện nay. Ủy viên phụ trách Nông nghiệp
của EU Janusz Wojciechowski nhấn mạnh, CAP khuyến khích thưởng tiền cho
những nông dân tuân thủ nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường như chuyển
đổi sang nông nghiệp hữu cơ, giảm lượng nước thải ra môi trường và không để
đất hoang hóa. Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra kế hoạch “Từ trang trại đến bàn ăn”
nhằm cải thiện nguồn lương thực, đặc biệt bằng cách tăng tỷ trọng của nông
nghiệp hữu cơ và tuân thủ đa dạng sinh học. Kế hoạch cũng đẩy mạnh quảng bá
các sản phẩm hữu cơ mang biểu tượng của EU bằng cách tăng cường sự hiện
diện của chúng trong các nhà hàng, bếp ăn trường học và thị trường. Theo số
9


liệu thống kê của EC, doanh số bán các sản phẩm hữu cơ tại châu Âu đã tăng
gấp đôi trong vịng 10 năm, có nghĩa mỗi người tiêu dùng châu Âu chi 84 euro
hằng năm cho các sản phẩm hữu cơ.
EU sẽ áp dụng lộ trình truy nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm nơng
nghiệp theo hướng khuyến khích và tạo điều kiện cho các sản phẩm hữu cơ được
dễ dàng tiêu thụ tại chợ và siêu thị. Ngược lại, sản phẩm của các doanh nghiệp
hoặc trang trại chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sẽ bị hạn chế
đưa ra thị trường. Các nỗ lực của EU là nhằm mục tiêu đưa châu Âu trở nên

xanh hơn.
III.

KẾT QUẢ TRONG THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH
3.1 Năng lượng
- Qua nghiên cứu điển hình tại địa phương ở Áo, sáng kiến xây dựng một
hệ thống sưởi sử dụng năng lượng mặt trời ở quy mơ hộ gia đình dùng cho cuối
tuần (vào những năm 1990 tại một thị trấn nhỏ vùng nơng thơn ở Gleisdorf) đã
hình thành và được nhân rộng sang các khu vực xung quanh bởi một viện nghiên
cứu hàng đầu.
- Tiến sĩ Christian Holter, cùng với công ty của ông ấy là S.O.L.I.D đã xây
dựng hệ thống sưởi bằng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới trên mái của một
sân vận động ở Trung Quốc và hiện họ đang xây dựng một hệ thống trữ nhiệt có
thể duy trì nhiệt trong suốt mùa đơng cho thành phố Graz với dân số là 300.000
người.
- Xe điện được trợ giá
- Hệ thống làm mát dùng năng lượng mặt trời của Viện nghiên cứu AEE
Intec
- Đức được xem như là một điển hình về việc mở rộng khai thác và sử dụng
hiệu quả năng lượng tái tạo. Thị phần năng lượng tái tạo trong tổng sơ đồ sản
xuất điện năng đã tăng từ 6% năm 2000 lên 16% năm 2009. Năm 2010, chỉ
riêng ngành năng lượng tái tạo đã tạo ra khoảng 340.000 việc làm, hầu hết từ
10


năng lượng sinh khối, năng lượng gió và năng lượng mặt trời so với ngành công
nghiệp than non chỉ tạo ra 50.000 việc làm từ các hoạt động khai thác mỏ cho tới
các nhà máy điện.
- Gia tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng nguồn năng lượng cung cấp
hàng năm. Năm 2014, năng lượng tái tạo đã cung cấp khoảng 160,6 tỉ kwh

tương đương 26,6% tổng lượng điện năng của Đức. Tỷ lệ tiêu thụ điện năng từ
năng lượng tái tạo đã tăng từ 5% những năm 1990 lên 27,8% năm 2014.
- Giảm phát thải khí nhà kính Theo thống kê của Đức, việc sử dụng năng
lượng tái tạo ở Đức đã giúp cắt giảm một lượng đáng kể khí nhà kính qua các
năm. Năm 2011, tổng lượng phát thải khí nhà kính giảm được từ việc thúc đẩy
sử dụng năng lượng tái tạo là 129,3 triệu tấn CO2. Năm 2014 tổng lượng này đã
tăng lên 148 triệu tấn.
- Tạo ra nhiều việc làm mới từ thúc đẩy năng lượng tái tạo Đến năm 2013,
thúc đẩy năng lượng tái tạo ở Đức đã tạo ra gần 371.400 việc làm, tập trung chủ
yếu vào năng lượng gió, mặt trời và sinh khối. Đức hiện là quốc gia hàng đầu
EU trong việc tạo việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
3.2 Giao thông
- Thực hiện giao thông bền vững: Chính quyền liên bang, các bang và các
cấp cơ sở ở Đức xác định thực hiện phát triển hệ thống giao thông xanh, bền
vững. Các loại thuế xăng dầu liên bang, thuế bán xăng dầu và các quy định áp
dụng thuế cáo đối với đối tượng sử dụng và sở hữu xe máy và khuyến khích gia
tăng nhu cầu sử dụng xe ơ tơ nhỏ ít gây ơ nhiễm mơi trường. Năm 2008, thuế
buôn bán xe máy ở Đức cao gấp 3 lần ở Mỹ, và thuế xăng dầu gấp 9 lần. Tuy
nhiên, thuế xăng dầu không áp dụng cao hơn đối với các chi phí giao thơng của
các hộ gia đình.
Người dân Đức cũng sở hữu ít xe ơ tô hơn và các xe thường sử dụng năng
lượng hiệu quả hơn. Do vậy, giao thông chiếm khoảng 14% chi phí của các hộ
gia đình ở Đức. Chính phủ liên bang Đức cung cấp một quỹ đầu tư cho giao
thông công cộng địa phương. Quỹ này hỗ trợ cải thiện giao thông địa phương
11


thông qua hỗ trợ các dự án về phương tiện giao thông công cộng, đường đi bộ và
phát triển xe đạp. Các bang của Đức phân bổ các quỹ liên bang vào cải thiện hệ
thống đường sắt khu vực và điều phối các dịch vụ giao thơng cơng cộng tồn

bang. Nhiều bang ở Đức đặt ra yêu cầu tối thiểu chỗ đỗ xe trong quy hoạch phát
triển địa phương. Chính quyền bang và liên bang đưa ra khung giao thông bền
vững hơn, nhưng các thành phố đóng vai trị quan trọng trong phát triển và thực
hiện các chính sách đổi mới, sáng tạo.
3.3 Nông nghiệp
- Nhằm thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ, vào tháng 7/2002, Chính phủ Đức đã
phê chuẩn và ban hành Luật canh tác hữu cơ. Đạo luật có hiệu lực kể từ ngày
1/1/2009 sau khi được điều chỉnh cho phù hợp với luật EU. Sau khi Luật canh
tác hữu cơ được ban hành, Kế hoạch canh tác hữu cơ cũng đã được khởi động và
cùng năm đó, Liên đồn Cơng nghiệp thực phẩm hữu cơ Đức (BOLW) được ra
đời. Đến năm 2010, nhãn hiệu xác nhận sản phẩm hữu cơ đạt chuẩn được giới
thiệu đến công chúng. Để đạt được chứng chỉ nhãn hiệu này, các nhà sản xuất
tại Đức phải đảm bảo không sử dụng bất kỳ loại phân bón nào trong 3 năm gần
nhất. Theo thống kê Liên đồn Cơng nghiệp thực phẩm hữu cơ Đức, năm 2017,
thị trường nông sản hữu cơ của nước này đạt 10 tỷ Euro, chiếm gần một phần
ba thị trường châu Âu khi đó (37,3 tỷ Euro) và lớn nhất khối EU với tổng giá trị
thị trường đạt 34,3 tỷ Euro.
- Xây dựng “Làng thông minh” (Smart Village) đang được xem là một giải
pháp hữu hiệu góp phần hiện đại hóa khu vực nơng thơn châu Âu, cải thiện đời
sống của người dân nơi đây. Trong bối cảnh nhiều vùng nông thôn đang phải đối
mặt với những thách thức ngày càng tăng cao bởi sự già hóa dân số, mức độ cô
lập với các khu vực thành thị, khả năng tiếp cận dịch vụ cơng, tình trạng di
cư…, các giải pháp về phát triển nền tảng kỹ thuật số, ứng dụng đổi mới sáng
tạo… là những hành động cụ thể mà chương trình “Làng thơng minh” ở châu Âu
hướng tới. Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 28% dân số, 76,1% diện tích khu vực
Liên minh châu Âu (năm 2020), đóng góp 15,3% giá trị gia tăng của khu vực,
12


song cải thiện cuộc sống của người dân ở khu vực nông thôn luôn được xem là

một trong những trọng tâm ưu tiên trong các chính sách của EU.
Trong giai đoạn thí điểm chương trình “Làng thơng minh”, những kết quả
ban đầu được ghi nhận ở một số vùng nông thơn châu Âu. Có thể kể đến như
chính sách hướng tới vùng nông thôn kỹ thuật số được áp dụng ở Cornwall
(Anh). Đây là khu vực hẻo lánh, nhiều ngôi làng bị cô lập về kinh tế, địa lý và
xã hội, đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số. Với việc thực hiện chương
trình “Làng thơng minh”, Cornwall được đánh giá đạt được nhiều kết quả trong
chiến lược tích hợp số hóa khu vực nơng thơn, nhiều kinh nghiệm được đúc rút
cho việc hoạch định chính sách ở cả cấp quốc gia và khu vực. Những sáng kiến
được chính quyền khu vực triển khai, bao gồm chương trình đào tạo gắn kết số
hóa, chương trình phát triển các trung tâm số trong cộng đồng, đổi mới hệ thống
y tế gắn với điện tử hóa... Trong đó, chương trình số hóa ở Cornwall với việc
tiếp cận internet băng thơng rộng được coi là xóa bỏ những rào cản về khoảng
cách thơng qua kết nối kỹ thuật số. Chương trình “Làng thông minh” đã triển
khai kết nối băng thông rộng cáp quang đến 95% hộ gia đình và doanh nghiệp ở
Cornwall. Số lượng người dân ở đây truy cập internet tăng từ 20% lên
50%. Nhiều sáng kiến được chính quyền khu vực đưa ra thu hút được người dân
thông qua các mạng lưới truyền thông kết nối, các trung tâm truy cập số nhanh
tại những khu vực sinh hoạt cộng đồng.
IV.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Cần phải nâng cao tuyên truyền và nhận thức về tăng trưởng xanh trong
cộng đồng bằng các chương trình và chiến lược cụ thể.
Cần sự chuyển biến mạnh mẽ về tư duy liên quan tới bảo vệ môi trường và
tăng trưởng kinh tế. Sự thay đổi và phát triển tư duy gắn liền với các chính sách
ưu tiên và chiến lược cụ thể đối với các ngành có tiềm năng và trong từng giai
đoạn cụ thể.
Cân nhắc và lựa chọn các lĩnh vực và địa phương để thực hiện thí điểm
chính sách kinh tế xanh, từ đó sẽ rút kinh nghiệm và nhân rộng mơ hình cho các

13


địa phương khác. Việc thực hiện nên căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng địa phương để có sự điều chỉnh phù hợp, nhằm phát huy tiềm
năng, thế mạnh cả địa phương đó trong thực hiện tăng trưởng xanh.
Cần sớm hoàn thiện hệ thống và cơ chế, chính sách hỗ trợ tài chính xanh
nhằm thúc đẩy phát triển tín dụng xanh, từ thị trường vốn cho doanh nghiệp, các
dự án xanh thông qua niêm yết, phát hành cổ phiếu xanh, trái phiểu xanh,...cho
dự án, chương trình....
Chương trình Tăng trưởng xanh được cụ thể hóa thơng qua “Chiến lược
quốc gia về Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”
do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2012. Đây là bản Chiến lược toàn
diện về lĩnh vực phát triển Tăng trưởng xanh ở Việt Nam, phù hợp với điều kiện
trong nước và bắt kịp với xu hướng chung trên thế giới. Tiếp theo, năm 2014,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng
xanh giai đoạn 2014-2020: Xây dựng thể chế quốc gia và kế hoạch hành động
Tăng trưởng xanh tại địa phương; giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc
đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện xanh hóa sản xuất;
thực hiện xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững.
Từ đó, chúng ta đã có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm dưới đây:
-

Nhận thức rằng bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế khơng loại trừ lẫn nhau

-

mà có thêt cân bằng được
Việc tham gia vào nỗ lực toàn cầu nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu có ảnh

-


hưởng tích cực đến lợi ích trong nước của một quốc gia
Những sắp xếp thể chế hiệu quả có vai trị quan trọng đối với thành cơng của

-

tầm nhìn quốc gia về Tăng trưởng xanh.
Khả năng thành công là lớn hơn khi cơ quan tài chính và kế hoạch trung ương
đóng vai trị chủ động

14


KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hiện nay, không chỉ các quốc gia phát triển như Đức, Thụy
Điển hay một số nước thuộc EU khác mà ngay cả các quốc gia đang phát triển
như Việt Nam cũng cần hướng tới Tăng trưởng xanh. Việt Nam đã thể hiện là
một quốc gia nhanh nhạy trong việc nắm bắt xu thế này của thế giới khi Chính
phủ Việt Nam phê duyệt Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh thời kỳ 20112020 và tầm nhìn đến năm 2050, đồng thời, Việt Nam cũng đã bắt đầu tiến hành
Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020.
Trong tiến trình thực thi kế hoạch này, việc quan sát, nghiên cứu, học hỏi
những kinh nghiệm của các nước đi trước sẽ giúp Việt Nam có cái nhìn khách
quan, đa diện hơn về Tăng trưởng xanh; đồng thời, hạn chế được phần nào
những sai lầm khơng đáng có trong q trình thực hiện chiến lược.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Tài nguyên và Mơi trường Hà Nội, Bài giảng Tăng trưởng

xanh.
2. Chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt
Nam, Trần Ngọc Ngoạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2016.
3. Xây dựng kinh tế xanh – Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức và bài
học cho Việt Nam, Vũ Thị Thanh Xuân, Nghiên cứu Châu Âu, Tạp chí Châu Âu,
Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt, 2016.
4. Germany Green growth in action: OECD, 2016
5. Green growth in Stockholm, Sweden; />6. Economic and environmental trends in Stockholm; />7. Green growth in France; />8. Kinh tế xanh ở CHLB Đức và một số bài học rút ra
9. Chính sách phát triển Kinh tế xanh ở Đức, Tạp trí mơi trường
10. Tăng trưởng xanh và thế mạnh của Pháp, báo Nhân dân

16



×