Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Trình bày hiểu biết của em về tình hình thực hiện tăng trưởng xanh tại Trung Quốc (Kế hoạchchiến lược hành động, các hành động thực tế trong các lĩnh vực và kết quả đạt được). Từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm đối với việc thực hiện tăng trưởng xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.5 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022
ĐỀ TÀI BÀI TẬP LỚN: Trình bày hiểu biết của em về tình hình thực
hiện tăng trưởng xanh tại Trung Quốc (Kế hoạch/chiến lược hành động,
các hành động thực tế trong các lĩnh vực và kết quả đạt được). Từ đó
đưa ra những bài học kinh nghiệm đối với việc thực hiện tăng trưởng
xanh tại Việt Nam.

Họ và tên học viên/sinh viên: Vũ Văn Long
Mã học viên/sinh viên: 1811100463
Lớp: ĐH8QM1
Tên học phần: Tăng Trưởng Xanh
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Mai Lan

Hà Nội - 2021


MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, việc các quốc gia chủ động trong việc hướng tới nền kinh tế các bon
thấp là một hướng đi, góp phần giảm thiểu các nguy cơ do biến đổi khí hậu. Hơn nữa,
người tiêu dùng đang ngày càng yêu cầu cao về việc được sử dụng các sản phẩm an
tồn với khí hậu, các doanh nghiệp ngày càng có trách nhiệm đối với việc phát thải khí
nhà kính đã mở ra những hướng đi mới cho ngành cơng nghiệp hàng hóa các bon thấp.
Theo tổ chức sáng kiến tăng trưởng xanh của Liên Hợp Quốc GEI, Tăng trưởng
xanh hay xây dựng nền kinh tế xanh là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ


sở hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và
tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyên
thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự bất cơng trong xã hội.[1]
Trung Quốc, mới đây, chính thức vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất
thế giới. Đi kèm với điều đó, Trung Quốc cũng là quốc gia có lượng phát thải cao nhất
trên thế giới, hiện Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực trong nước và quốc tế về
yêu cầu giảm mức khí thải. Việc khai thác, tận dụng các nguồn lực tối đa nhằm phục
vụ phát triển kinh tế, làm cho nguy cơ cạn kiệt về tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm, suy
thối ln thường trực nếu như khơng có một cách nhìn, một sự quan tâm đáng kể nào.
Việc thực hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế và đồng thời đảm bảo cân bằng những
tác động đến môi trường là một vấn đề nan giải và đã được Trung Quốc quan tâm,
nghiên cứu, trong thực tế Trung Quốc đã có các chiến lược, kế hoạch nhằm mục đích
thực hiện một nền tăng trưởng kinh tế vững mạnh đồng thời cải thiện chẩt lượng môi
trường, giảm mức độ sử dụng năng lượng, ít tạo ra chất thải hơn.

3


1. Kế hoạch, chiến lược tăng trưởng xanh tại Trung Quốc.
Kể từ khi cải cách và mở cửa vào cuối những năm 1970, nền kinh tế của Trung
Quốc đã phát triển với tỉ lệ trung bình hàng năm là 9%. Bảo vệ mơi trường cũng là một
tiến trình quan trọng: từ năm 2005 đến 2010, mức tiêu thụ năng lượng trên mỗi đơn vị
GDP giảm 19.1%, nhu cầu oxi hoá học giảm 12.5% và khí thải lưu huỳnh giảm 14.3%.
Tuy nhiên tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng khiến Trung Quốc phải trả giá đắt về
môi trường, với ô nhiễm khơng khí, suy thối đất và tổn thất đa dạng sinh học tăng lên
đáng kể. Từ đó, Trung Quốc đã nhận thấy rằng chuyển đổi xanh nền kinh tế sẽ là lựa
chọn chiến lược tốt nhất để hạn chế các tác động xấu đến tài nguyên, suy thoái sinh
thái và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Luật Xây dựng của Cơng hồ nhân dân Trung Hoa năm 1998.
Luật Quy hoạch đơ thị và nơng thơn Cộng hồ nhân dân Trung Hoa năm 2008.

Luật tiết kiệm năng lượng của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 2008.
Quy định về tiết kiệm năng lượng xây dựng dân dụng 2008.
Quy định tiết kiệm năng lượng cho các tổ chức công cộng 2008. [5]
Tháng 7 năm 2007, Đề xuất hướng dẫn để cải thiện và củng cố dịch vụ tài chính
cho lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường do Ngân hàng nhân dân Trung
Quốc ban hành.
Tháng 11 năm 2007, Đề xuất hướng dẫn về Cấp tín dụng để tiết kiệm năng lượng
và giảm thiểu phát thải do CBRC ban hành.
Tháng 04 năm 2012, Hướng dẫn cho tín dụng xanh do CBRC ban hành.
Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2006 -2010) của Trung Quốc đặt mục tiêu là giảm
20% cường độ năng lượng chung của nền kinh tế.
Kế hoạch 5 năm về Phát triển kinh tế và xã hội Quốc Gia lần thứ 12 của Trung
Quốc đặt ra khuôn khổ chiến lược để đạt được tăng trưởng xanh và phát triển bền
vững.
Kế hoạch phát triển xanh này đưa ra định hướng cho cả giai đoạn 5 năm trong kế
hoạch (2011 – 2015), cũng như giai đoạn trung và dài hạn. Mục tiêu chiến lược tổng
thể của nó là phát triển kinh tế bao trùm, xanh và cạnh tranh.
Các mục tiêu chính bao gồm:
4


- Giảm 16% cường độ năng lượng (tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị GDP)
- Tăng năng lượng không hoá thạch lên 11.4% tổng năng lượng sử dụng.ư
- Giảm 17% cường độ Carbon (lượng khí thải carbon trên một đơn vị GDP) [6]
Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021 – 2025): mục tiêu về lượng khí thải carbon vào
năm 2030 và trở thành quốc gia "trung tính với carbon" vào năm 2060. Cơ quan
chuyên trách nhắc lại các mục tiêu của quốc gia này là cắt giảm 18% lượng khí thải
carbon dioxide và 13,5% cường độ năng lượng vào năm 2025, theo kế hoạch bao gồm
giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025.
Luật thúc đẩy sản xuất sạch hơn và các biện pháp tạm thời đánh giá sạch hơn

năm 2002 bởi nDrC và Mep. Đồng thời chính phủ phát hành thêm hai thư mục hướng
tới công nghệ sản xuất sạch hơn, liên quan đến chín ngành cơng nghiệp chủ chốt và
113 tiêu chuẩn sản xuất sạch.
Các chính sách về tiêu dùng:
- Luật tiêu thụ bền vững và Luật mua sắm xanh được ban hành.
- Ngắn hạn: Hỗ trợ tài chính cho người tiêu dùng các hàng hố xanh.
- Trợ cấp cho hàng hoá sử dụng điện hiệu quả, xe oto năng lượng mới.
- Trung và dài hạn: Thuế thải cácbon và thuế môi trường được thiết kế và thực
hiện.
Các chính sách tài chính: Xây dựng một hệ thống thuế xanh và tăng chi tiêu ngân
sách phát triển của nền kinh tế cacbon thấp.
- Kết hợp chi phí mơi trường và suy thoái tài nguyên trong việc định giá năng
lượng.
- Hỗ trợ tài chính cho tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và đổi mới cơng
nghệ cacbon thấp.
Chính sách về năng lượng công nghệ: Ưu tiên tiết kiệm tài nguyên và phát triển
đa dạng các nguồn năng lượng.
Chính sách quản lý, giáo dục: Nâng cao nhận thức quốc gia và các hoạt động
giáo dục, thiết lập các hệ thống thông tin công khai liên quan đến pháp luật, tiêu
chuẩn, thủ tục, cơng nghệ, hàng hố.

5


Chính sách đổi mới cơng nghệ: tăng cường đầu tư nghiên cứu và phát triển các
bon thấp. [8]

2. Hoạt động của Trung Quốc trong việc thực hiện tăng trưởng xanh
 Năng lượng


Từ 2002 – 2005: Để đảo ngược sự gia tăng bất ngờ về cường độ năng lượng,
chính phủ đã huy động chiến dịch quốc gia thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả, đặc
biệt là nhắm vào các doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng lớn nhất và kém hiệu quả nhất .
Chương trình “Top 1.000” nhắm mục tiêu vào khoảng 1.000 công ty (tiêu thụ khoảng
một phần ba năng lượng của cả nước) để cải thiện hiệu quả.
Đóng cửa các cơ sở công nghiệp và năng lượng kém hiệu quả. Thống kê cho thấy
số nhà máy đóng cửa tương đường khoảng 16% quy mô công suất được thêm vào
cùng một khoảng thời gian.
Sau khi Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 được thơng qua, một chương trình “Top
10.000” mới, được mơ phỏng theo Chương trình “Top 1.000” nhưng bổ sung thêm thứ
tự quy mô của các công ty vào hỗn hợp được xây dựng và triển khai. [6]
Thành lập các quỹ công nghiệp chuyên dụng của nhà nước, tăng cường khả năng
tiếp cận vốn tư nhân hoặc hỗ trỡ chính sách cơng nghiệp thơng qua tiếp cận các khoản
vay ưu đãi hoặc quy R&D.
Chính quyền Trung Quốc mới đây đã khởi động hệ thống mua bán điện “xanh”
thí điểm để định hướng xã hội tiêu thụ năng lượng “xanh” và đẩy nhanh q trình
chuyển đổi sang cơng nghệ carbon thấp, cụ thể là người tiêu dùng năng lượng sẽ tích
cực giao dịch trực tiếp với các cơng ty sản xuất năng lượng gió và năng lượng mặt trời.
[2]
 Tài chính xanh

Năm 2009, ngân hàng phát triển trung quốc đã cho vay 139 tỷ NDT cho dự án
tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Ngân hàng nông nghiệp đã phủ quyết 83 dự án cho vay do rủi ro môi trường và
hỗ trợ 1803 các dự án giảm phát thải. Theo nDrC, các khoản đầu tư tích luỹ vào các dự
án tiết kiệm năng lượng đạt hơn 600 tỷ NDT từ 2006 – 2010 trong đó khoảng 50% đến
từ các khoản vay ngân hàng.
6



Năm 2007, thí điểm chương trình bảo hiểm mơi trường lần đầu tiên được triển
khai do Cục Bảo vệ Môi trường Nhà nước và Uỷ ban Quản lý Bảo hiểm Trung Quốc
cùng ban hành “Đề xuất hướng dẫn về Bảo hiểm Trách nhiệm Mơi trường” để kêu gọi
các ngành có rủi ro môi trường cao như các ngành công nghiệp kim loại nặng thực
hiện đăng ký bảo hiểm trách nhiệm môi trường. [6]
 Công nghiệp

Trung Quốc phấn đấu đến 2020 đạt 15% lượng điện sản xuất từ năng lượng tái
tạo, giảm 45% lượng carbon khí thải. Xu hướng phát triển xanh tại Trung Quốc bắt
đầu bằng kế hoạch 5 năm từ năm 2011. Chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa hơn 2.000
doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.
Đầu tiên là Chương trình Khu cơng nghiệp sinh thái, được khởi xướng vào năm
2003 nhằm thúc đẩy chuyển đổi các khu công nghiệp truyền thống sang mơ hình "tiết
kiệm tài ngun" và "sản xuất sạch", hay xây dựng các khu công nghiệp mới dựa trên
sự "cộng sinh công nghiệp" và nguyên tắc sản xuất sạch.
Trên nền tảng đó, mơ hình Khu cơng nghiệp "kinh tế tuần hồn" (CEDIP) được
Chính phủ giới thiệu vào năm 2005, dựa trên nguyên tắc giảm thiểu, tái sử dụng, tái
chế (3R) và giảm phát thải. Theo đó, mơ hình "kinh tế tuần hồn" chú trọng việc quản
lý và tái tạo tài ngun theo một vịng khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải. Đây là cơ
sở để Trung Quốc tiếp cận nền "kinh tế tuần hoàn" song song với việc thúc đẩy phát
triển bền vững đô thị xung quanh các SEZ; đồng thời, cũng là nội dung chính trong
Chiến lược phát triển trung hạn của Trung Quốc giai đoạn 2006 - 2010 (Kế hoạch 5
năm lần thứ 11).[4]
Đến năm 2012, CEDIP đã được áp dụng đồng loạt trên hầu hết các khu cơng
nghiệp theo Chương trình Chuyển đổi tuần hồn các khu cơng nghiệp (CTIP), nhằm
hướng tới Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 và thực hiện các cam kết về biến đổi khí hậu
tồn cầu. Trong đó, Trung Quốc khơng chỉ chú trọng vào phát triển khu cơng nghiệp
bền vững mà cịn thúc đẩy các ngành cơng nghiệp có giá trị gia tăng cao như năng
lượng mới, công nghệ sạch và công nghệ thông tin.[4]
Cùng với CTIP, vào năm 2013, Chính phủ đã phát động Chương trình Khu cơng

nghiệp phát thải các bon thấp (LCIP) nhằm hướng tới mục tiêu Hiến pháp mới của

7


Trung Quốc là "nền văn minh sinh thái". Chương trình nhấn mạnh việc kiểm soát và
định lượng phát thải các bon và phát triển cơ sở hạ tầng tại các Khu cơng nghiệp. [4]
Ban hành các chính sách cơng nghiệp mới nhằm hỗ trợ các ngành năng lượng
sạch và các công nghệ liên quan.
Các ngành được nhằm mục tiêu bao gồm các ngành công nghệ năng lượng hạt
nhân, năng lượng mặt trời, gió, năng lượng sinh khối...
Năm 2015, Chính phủ Trung Quốc đưa ra Kế hoạch “Made in China 2025” là kế
hoạch 10 năm của Trung Quốc nhằm nâng cấp nền tảng sản xuất của Trung Quốc bằng
cách phát triển nhanh 10 ngành công nghệ cao. Đứng đầu trong các ngành này là ô tô
điện, các phương tiện sử dụng năng lượng mới khác, công nghệ thông tin và viễn
thông thế hệ mới, cơng nghệ rơ bốt và trí tuệ nhân tạo tiên tiến.
Năm 2002, nDrC và Mep ban hành luật khuyến khích sản xuất sạch hơn và các
biện pháp tạm thời kiểm tốn sản xuất sạch hơn và chính phủ ban hành 9 ngành công
nghiệp chủ chốt và 113 tiêu chuẩn sản xuất sạch và “luật khuyến khích sản xuất sạch
hơn” mới. [8]
 Thành phố xanh

MEP thúc đẩy “Mô hình bảo vệ mơi trường thành phố” trong 1997.
Bắc Kinh, Thượng Hải và các thành phố lớn khác đều thực hiện tiêu chuẩn
“Trung Quốc 5” năm 2013.
Tỉnh Sơn Đông bắt đầu loại bỏ những chiếc xe rẻ tiền từ 2013, tỉnh cũng cung
cấp các ưu đãi khuyến khích việc thay thế các xe tải nặng.
NDrC cơng bố một chính sách mua sắm mới: Từ năm 2014 – 2016, ít nhất 30%
xe mới được mua bởi các tổ chức chính phủ nên là “ Xe sử dụng năng lượng mới”. [6]
 Nông nghiệp


Cải tạo các sa mạc lớn thành các cánh đồng nông nghiệp. Trồng cây để hạn chế
những trận bão cát. Phủ xanh được tiến hành từ sa mạc Mu Us, tiếp theo tiến đến sa
mạc Ta Kli Ma Kan.
Vào năm 2015, Trung Quốc đã bắt đầu thực thi chính sách “3 trợ cấp”, trong đó
có hỗ trợ thực phẩm, hỗ trợ nơng nghiệp tồn diện và hỗ trợ giống. Kết hợp các yếu tố
này lại thành chính sách nhất quán: hỗ trợ và bảo trợ nông nghiệp.
8


Bên cạnh đó, mục tiêu của chính sách cũng được điều chỉnh nhằm bảo vệ năng
suất đất và quy mô canh tác. Các giải pháp chính trong q trình điều chỉnh bao gồm:
80% quỹ hỗ trợ dành cho trợ cấp nơng nghiệp tồn diện, hỗ trợ trực tiếp cho nơng dân
trồng ngũ cốc, và hỗ trợ mua giống mới để tăng năng suất trên diện tích canh tác.
Nơng dân ký hợp đồng để sở hữu đất canh tác và được hưởng trợ cấp. Nông dân
cũng không được phép bỏ đất hoang hay giảm năng suất trên diện tích canh tác. 20%
quỹ dùng để hỗ trợ nơng dân có diện tích canh tác lớn, đặc biệt là những hộ dân trồng
ngũ cốc với quy mơ canh tác lớn, họ có hệ thống tín dụng để đảm bảo. [2]
 Xây dựng

Trung Quốc đã thiết lập các tiêu chuẩn các cơng trình xanh từ đầu những năm
2000. Các luật và quy định khác nhau như: Luật xây dựng, Luật quy hoạch đô thị và
nông thôn, luật bảo tồn năng lượng đã đặt ra các tiêu chuẩn cho các cơng trình xanh.
Năm 2013, Bộ TNMT đã ban hành kế hoạch hành động cơng trình xanh quy định
các yêu cầu nghiêm ngặt hơn đối với các cơng trình dân cư xanh. [2]

3. Kết quả thực hiện tăng trưởng xanh tại Trung Quốc
Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 11, cường độ năng lượng của
nền kinh tế đạt khoảng 19.1%, xấp xỉ với con số 20% đề ra.
Ước tính có khoảng 15.3% nguồn tài trợ kích thích của chính phủ hướng đến đổi

mới, bảo tồn năng lượng, cải thiện sinh thái và tái cơ cấu công nghiệp.
Sau thời gian thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc thu được các kết
quả như:
Thay đổi
Mục tiêu

2010

Trữ lượng đất canh tác
Giảm tiêu thụ nước trên một đơn vị sản lượng công nghiệp
giá trị gia tăng (%)
Tăng hệ số hiệu quả sử dụng nước trong tưới tiêu nông
nghiệp
Tăng sử dụng nhiên liệu không hoá thạch trong tiêu thụ
năng lượng sơ cấp (%)
Giảm tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị GDP (%)
Giảm phát thải CO2 trên một đơn vị GDP (%)
9

1.818

2015

sau 5 năm

1.818

(%)
0
30


0.5

0.53

0.03

8.3

11.4

3.1
16
17


Thay đổi
Mục tiêu
Tổng giảm phát
thải các chất ơ
nhiễm chính (%)
Tăng diện tích rừng

2010

Nhu cầu oxy hố học (COD)
Sulphur Dioxide (SO2)
Ammonia Nitrogen
Nitrous Oxides
Tỉ lệ che phủ rừng (%)

Trữ lượng rừng (m³)

20.36
137

2015

sau 5 năm

21.66
143

(%)
8
8
10
10
1.3
6

 Lĩnh vực năng lượng tái tạo

Các công ty của Trung Quốc đã sản xuất 31 triệu mét vuông máy nước nóng
năng lượng mặt trời, chiếm 76% sản lượng toàn cầu.
Năm 2009, sản lượng của Trung Quốc chiếm 80% của thế giới và Trung Quốc trở
thành nhà sản xuất máy nước nóng mặt trời hàng đầu thế giới.
Năm 2008, Trung Quốc là nhà sản xuất năng lượng mặt trời quang điện lớn nhất
thế giới vượt qua Nhật Bản và Châu Âu với 98% sản phẩm xuất khẩu ra nước ngồi.
Chính phủ đã hỗ trợ thơng qua MoST như: Quỹ đổi mới công nghệ cho các công
ty công nghệ nhỏ, hồn thuế hoặc miễn phí và thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT

và lãi suất cho vay), phí tiêu thụ điện, bảo lãnh vay vốn của chính phủ, các khoản cho
vay và tín dụng do chính phủ hoặc ngân hàng nhà nước Trung Quốc cung cấp.
Trong những năm thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2006 – 2010), ngành
công nghiệp sản xuất năng lượng mặt trời đã tạo ra 2700 việc làm trực tiếp và 6500
việc làm gián tiếp hàng năm. [5]
 Nông nghiệp

3.4 triệu người tham gia trồng cây và hơn 130 triệu cây xanh được trồng.[2]
Hệ thống tổ hợp nông nghiệp – lâm nghiệp – chăn nuôi Zhagana: Trải dài vùng
đất mà Cao nguyên Tây Tạng, Cao nguyên Loess và lòng chảo Chengdu hội tụ, hệ
thống sản xuất nông nghiệp độc đáo này bao gồm một tổ hợp tự cung tự cấp về nông
nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi kết hợp cả đa dạng cảnh quan ngang và dọc. Hệ
thống này khơng những duy trì sinh kế và an ninh lương thực cho người dân địa
phương, mà còn phục vụ các chức năng sinh thái quan trọng, hỗ trợ bảo tồn đất và
nước cũng như gìn giữ đa dạng sinh học.
 Công nghiệp
10


Tính đến năm 2013, khoảng 13% trong tổng số 1.568 SEZs (cấp quốc gia và cấp
tỉnh) tham gia vào 1 trong 3 Chương trình, trong số đó, 33 SEZs tham gia vào ít nhất 2
Chương trình. Nhờ đó, mơi trường xung quanh các SEZs được cải thiện đáng kể, đảm
bảo cho doanh nghiệp phát triển sản xuất và người dân yên tâm sinh sống.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết họ đã phát triển cơng nghệ biến khí thải
cơng nghiệp thành thức ăn chăn nuôi trên quy mô lớn, động thái có thể giúp nước này
giảm phụ thuộc vào việc nhập khẩu ngun liệu thơ, như đậu tương.
Nhóm nghiên cứu tại Công ty Công nghệ Sinh học Beijing Shoulang và Viện
Nghiên cứu Thức ăn chăn nuôi, thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc
(CAAS), cho biết họ đã phát triển thành cơng phương pháp tổng hợp khí thải cơng
nghiệp có chứa CO và CO2 để tạo ra một loạt protein tế bào tổng hợp có tên

Clostridium autoethanogenum, một loại vi khuẩn được sử dụng để sản xuất ethanol.
Kế hoạch xây dựng Thành Phố Guitang trở thành Thành Phố công nghiệp sinh
thái:
Kế hoạch kêu gọi các xí nghiệp sản xuất đường quy mơ nhỏ chun chở các chất
thải của mình tới tổ hợp công nghiệp sinh thái Guitang và đặt mục tiêu tái sử dụng các
chất thải một cách triệt để nhất: “Tái sử dụng tới 80% xỉ và bã mía, 100% mật rỉ,
100% bã rượu”; đồng thời kêu gọi hợp nhất các vùng trồng mía thành vùng trồng mía
rộng hơn. kế hoạch bao gồm cả việc đào tạo các nhà quản lý cho chính phủ và các
KCN, tổ chức thực hiện KCNST và phổ biến rộng rãi các chiến lược SXSH. Một số
mục tiêu dài hạn của kế hoạch này như sau:
1. Phát triển KCN mía đường sinh thái để có thể trồng cây mía hữu cơ, tăng hàm
lượng đường của cây mía, tăng sản lượng trên 1m2 đất trồng và tăng vụ.
2. Mở rộng các nhà máy giấy với mục tiêu tăng sản lượng lên tới 300.000
tấn/năm.
3. Chuyển đổi một phần sản phẩm đường sang Fructoza là loại tiêu thụ tốt hơn.
4. Tạo điều kiện để sản xuất cồn nhiên liệu từ rỉ mật (công suấ 200.000 tấn/năm).
Sản phẩm cồn nhiên liệu này sẽ góp phần làm ơ nhiễm khơng khí do khí thải của
phương tiện giao thơng.
5. Thơng qua cơng nghệ sử dụng ít clo để tẩy trắng bột giấy, giấy tạo ra từ công
nghệ này sẽ trắng hơn giấy được làm theo công nghệ truyền thống. [6]
11


 Thuế

Trong khoảng 15 năm qua, việc sử dụng các loại thuế liên quan đến môi trường
đã tăng lên và tỷ trọng doanh thu của Trung Quốc trong tổng thu thuế và GDP đã tăng
lên đáng kể, đặc biệt từ khi thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 11. Doanh thu tạo ra từ
0.4% năm 2000 lên 1.3% GDP năm 2014.
Ở nhiều tình, thuế tài nguyên áp dụng cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên

(quặng kim loại, năng lượng hố thạch, khống sản cơng nghiệp). [3]
 Giao thơng xanh

Năm 2005, hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã phê duyệt “Hướng dẫn về Ưu tiên
phát triển giao thông công cộng đơ thị”, trong đó dự kiến phát triển giao thông công
cộng đô thị như một ưu tiên quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực
giao thông, giảm ùn tắc giao thông, và thiết lập một xã hội tiết kiệm năng lượng.
Năm 2010, bộ Xây dựng và Phát triển Đô thị - Nông thôn của Trung Quốc đã
giới thiệu “Quy trình Lập kế hoạch Hệ thống Giao thơng Tồn diện Đơ Thị” và
“Hướng dẫn Quy hoạch Hệ thống Giao thơng Đơ thị Tồn diện”.
Năm 2003, Bộ Xây dựng trước đây và Bộ Công an cùng nhau phát động một
hoạt động với tên gọi là “Lựa chọn Thành phố Mẫu Giao thông Xanh”. [5]
 Tiêu dùng xanh

Các đồ điện gia dụng được dán nhãn năng lượng rõ ràng, người tiêu dùng được
trợ cấp tiết kiệm năng lượng.
Đến năm 2015, Trung Quốc đã thực hiện đã phát triển dán nhãn năng lượng 10
năm, bao gồm hơn 30 loại sản phẩm của 5000 doanh nghiệp,
Nhà nước cũng công bố biện pháp quản lý nhãn tiết kiệm năng lượng, các dự án
về sản phẩm tiết kiệm năng lượng. [5]
4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Trước hết, cần phải nâng cao tuyên truyền và nhận thức về tăng trưởng xanh
trong cơng đồng bằng các chương trình và chiến lược cụ thể, ví dụ: Trung Quốc đã
thúc đẩy một số biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển giao thông xanh tại các đơ thị.
Thơng qua đó, sẽ đem lại những tác động cụ thể tới cộng đồng một cách nhanh chóng
và hiệu quả.
12


Cần sự chuyển biến mạnh mẽ về tư duy liên quan tới bảo vệ môi trường và tăng

trưởng kinh tế. Sự thay đổi và phát triển tư duy gắn liền với các chính sách ưu tiên và
chiến lược cụ thể đối với các ngành có tiềm năng và trong từng giai đoạn cụ thể. Một
trong các điểm mạnh của chính sách kinh tế xanh Trung Quốc là việc xác định các
ngành, lĩnh vực có tiềm năng phát triển kinh tế xanh và tập trung đầu tư phát triển các
ngành và lĩnh vực đó.
Cân nhắc và lựa chọn các lĩnh vực và địa phương để thực hiện thí điểm chính
sách kinh tế xanh, từ đó sẽ rút kinh nghiệm và nhân rộng mơ hình cho các địa phương
khác. Việc thực hiện nên căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng
địa phương để có sự điều chỉnh phù hợp, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh cả địa
phương đó trong thực hiện tăng trưởng xanh. Các tỉnh ở Việt Nam có vai trị quan
trọng trong phát triển kinh tế vùng như Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Quảng
Nam...
Cần sớm hoàn thiện hệ thống và cơ chế, chính sách hỗ trợ tài chính xanh nhằm
thúc đẩy phát triển tín dụng xanh, từ thị trường vốn cho doanh nghiệp, các dự án xanh
thông qua niêm yết, phát hành cổ phiếu xanh, trái phiểu xanh,...cho dự án, chương
trình....Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy sự hình thành một hệ thống tài chính
Quốc gia vững chắc, với sự tham gia của các bên liên quan chủ chốt như Ngân hàng
Nhà nước, Bồ Tài chính,...Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng có những chương trình hỗ
trợ cụ thể nhằm khuyến khích các doanh nghiệp cơng nghệ nhỏ.
Cần hồn thiện các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích sự tham gia của khu
vực tư nhân cũng như các bên liên quan trong việc đầu tư, tiếp cận công nghệ sạch
hiện đại của Thế giới và sử dụng năng lượng hiệu quả nhằm thúc đẩy sản xuất xanh
hướng tới phát triển bển vững, tiêu dùng và xây dựng lỗi sống xanh.

KẾT LUẬN
Trung Quốc, là quốc gia có lượng phát thải cao nhất trên thế giới, hiện Trung
Quốc đang phải đối mặt với áp lực trong nước và quốc tế với yêu cầu giảm mức khí
13



thải. Trong khi đó, quốc gia này cũng phải cố gắng duy trì mức tăng trưởng kinh tế
hàng năm 7%, bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cả leo thang và nguy
cơ bất ổn xã hội tăng cao.
Trong bối cảnh đó, việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng thân thiện
hơn với môi trường nhằm hạn chế đến mức tối đa các tác động xấu đến mơi trường
chính là lối đi sáng suốt mà Trung Quốc đã lựa chọn.
Tính đến nay, Trung Quốc đã thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 14 với những
chiến lược mới, những mục tiêu cao hơn về thực hiện Tăng trưởng xanh. Việt Nam ta
là một nước đang phát triển, chúng ta đang đối mặt với những nguy cơ xấu dễ xảy ra
nêu như không áp dụng Tăng trưởng xanh.
Trong q trình đó, việc quan sát, nghiên cứu và học hỏi những kinh nghiệm đi
trước của Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam có những kinh nghiệm quý báu, nhận ra
những sai lầm, hạn chế và có thể áp dụng thành công các chiến lược Tăng trưởng xanh
một cách phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
14


1. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Bài giảng Tăng trưởng xanh.
2. Mỹ và Trung Quốc dẫn đầu trong việc áp dụng năng lượng Xanh - ThienNhien.Net | Con
người và Thiên nhiên.
3. Hệ thống canh tác bền vững tại Tây Ban Nha, Trung Quốc và Hàn Quốc được cơng nhận tồn
cầu... (mard.gov.vn)
4. Chính sách triển khai và phát triển các đặc khu kinh tế xanh của Trung Quốc
(tapchimoitruong.vn)

Tài liệu nước ngoài
5. China’s Progress Towards Green Growth, 5/2018.

6. Development Co – operation Report 2012, Lessons in Linking Sustainability and

Development, Part III – Green growth as a national project in China, Kenya and
Korea.
7. IIED, China’s path to a green economy
8. Energy and Climate Goals of China’s 12th Five – Year Plan

15



×