Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

ĐỀ TÀI : PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI QUẢNG CÁO NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.95 KB, 15 trang )

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
ĐỀ TÀI : PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SỐT HÀNH VI QUẢNG CÁO NHẰM
CẠNH TRANH KHƠNG LÀNH MẠNH, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI
TỈNH NGHỆ AN

1


MỤC LỤC

MỤC LỤC 2
MỞ ĐẦU

2

NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢNG CÁO NHẰM CẠNH
TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

3

1.1. Những vấn đề chung về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

3

1.2. Quy định về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh 4
a. Đối tượng tác động trực tiếp của hành vi 5
b. Hành vi vi phạm5
c. Về việc gây thiệt hại của hành vi:

5



CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SỐT HÀNH VI QUẢNG CÁO
NHẰM CẠNH TRANH KHƠNG LÀNH MẠNH, QUA THỰC TIỄN ÁP
DỤNG TẠI TỈNH NGHỆ AN 7
2.1. Thực tiễn hoạt động quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh7
2.2. Pháp luật về kiểm soát hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành
mạnh, qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Nghệ An
2.3. Ví dụ thực tiễn

8

9

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ

GIẢI PHÁP VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI

QUẢNG CÁO NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

11

\3.1. Thực trạng của việc kiểm sốt hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng
lành mạnh 11
3.2. Giải pháp về kiểm soát hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành
mạnh 11
KẾT LUẬN 12

2



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

13

MỞ ĐẦU
Cạnh tranh là nền tảng của sự vận hành cơ chế thị trường, thúc đẩy và hợp lí
hóa sản xuất, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội và là động lực cho sự
phát triển chung cho toàn bộ nền kinh tế.
Tuy nhiên để cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo thực sự đem lại những lợi
ích như vậy, bản thân quá trình cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo phải diễn
ra trong khuôn khổ và trật tự nhất định. Tại các quốc gia có nền kinh tế phát
triển đã sử dụng nhiều cơng cụ, chính sách khác nhau để cạnh tranh. Trong số
đó, pháp luật cạnh tranh được coi là công cụ quan trọng nhất và là trung tâm
cơ chế điều tiết cạnh tranh của một nước. Pháp luật cạnh tranh trở thành một
bộ phận cấu thành khung pháp luật kinh tế điều chỉnh nền kinh tế thị trường,
phối hợp đồng bộ và hài hòa với các qui định về nền tự do và binh đẳng trong
kinh doanh của hiến pháp, địa vị pháp lí của doanh nghiệp, các điều kiện gia
nhập và rút khỏi thị trường trong pháp luật đầu tư trong khuôn khổ của hoạt
động thị trường trong giao dịch dân sự và thương mại.
Một trong các lĩnh vực hoat động mà luật cạnh tranh điều chỉnh là hoạt động
quảng cáo, trong đó chủ yếu là hoạt động quảng cáo thương mại. Cùng với sự
phát triển của xã hội, nhận thức và sự hiểu biết của ngươi dân ngày một nâng
cao, đòi hỏi hoạt động quảng cáo thương mại ngày một phát triển về hình thức
lẫn nội dung. Do đó, hoạt động quảng cáo ngày nay diễn ra “khốc liệt” hơn
giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực. Và bên cạnh những
hoạt động quảng cáo “chính thống”, thực hiện trong khuôn khổ điều chỉnh của

3



pháp luật thì vẫn có những hoạt động quảng cáo vi phạm nghiệm trọng luật
cạnh tranh, điều này đa gây tổn thất cho các Doanh nghiệp và gây nhầm lẫn,
thiệt hại cho người tiêu dùng qua các sự việc quảng cáo đã diễn ra trong thời
gian vừa qua.
Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, sẽ tập trung làm rõ các hình thức quảng
cáo cạnh tranh không lành mạnh và các xử lý theo quy định của pháp luật.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢNG CÁO NHẰM CẠNH
TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
1.1.Những vấn đề chung về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh là một vấn đề cần quan tâm trong
nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, hành vi quảng cáo không chỉ đơn
giản là hành vi quảng cáo cho sản phẩm hay doanh nghiệp mà còn là sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh.
Quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh là một hành vi trong số các hành
vi cạnh tranh không lành mạnh. Hiện nay khái niệm của cạnh tranh không
lành mạnh được quy định tại khoản 6 điều 3 Luật cạnh tranh 2018 quy định: "
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với
nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và chuẩn mực khác
trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích
hợp pháp của doanh nghiệp khác". Nhìn chung định nghĩa cạnh tranh không
lành mạnh được ghi nhận trong luật cạnh tranh 2018 tương tự như Điều 10
Công ước Paris và pháp luật các nước có nền kinh tế thị trường trên thế giới,
đây được đánh giá là khái niệm mở. Các nhà lập pháp nước ta có sự học hỏi

4


và tiếp thu kinh nghiệm từ các nước có nền kinh tế phát triển và nền kinh tế
có sự phát triển tương đồng với nước ta.

Khái niệm quảng cáo được quy định tại khoản 1 điều 2 Luật quảng cáo
2012 sửa đổi bổ sung 2018 : ''Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện
nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích
sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ khơng có mục đích sinh lợi; tở chức, cá nhân kinh
doanh sản phẩm, hàng hố, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách
xã hội; thông tin cá nhân''.Hoạt động quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác
động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng
bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản
phẩm hay dịch vụ của người bán nhằm thu được lợi nhuận một cách hiệu quả
nhất. Mặt hàng của hoạt động quảng cáo phong phú và đa dạng gồm hàng hóa
và dịch vụ.
Hiện nay, luật cạnh tranh chưa có quy định về hành vi quảng cáo nhằm
cạnh tranh không lành mạnh nhưng theo luật quảng cáo 2012 sửa đổi bổ sung
2018 có quy định,cụ thể tại khoản 12 điều 8 về hành vi cấm trong hoạt động
quảng cáo: '' Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy
định của pháp luật về cạnh tranh". Các nhà lập pháp vẫn hay đưa ra một danh
sách liệt kê thay cho khái niệm cụ thể, việc liệt kê này cụ thể hóa những hành
vi bị coi là quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh. Tạo cơ sở pháp lý vững
chắc cho việc thực hiện và kiểm tra hoạt quảng cáo của doanh nghiệp.
1.2.Quy định về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Quy định của Luật Cạnh tranh 2018 mở rộng phạm vi áp dụng không chỉ
với so sánh trực tiếp mà với hành vi so sánh nói chung không phân biệt hình
thức so sánh là trực tiếp hay gián tiếp chỉ quy định điều kiện với trường hợp
so sánh là cạnh tranh không lành mạnh khi không chứng minh được nội dung.
Như vậy, quy định mới của Luật Cạnh tranh 2018 về hành vi cạnh tranh

5


không lành mạnh so sánh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đáp ứng yêu

cầu thực tế của thị trường hiện nay với các hình thức cạnh tranh ngày càng đa
dạng, phong phú về phương thức, hình thức. Đồng thời, góp phần bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Chủ thể thực hiện hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Căn cứ vào Điều 2 Luật Cạnh tranh 2018 thì chủ thể tiến hành các hoạt
động kinh tế nhằm mục đích lợi nhuận. Chủ yếu là các doanh nghiệp tham gia
hoạt động kinh doanh trên thị trường.Bao gồm mọi tổ chức hay cá nhân tham
gia hoạt động tìm kiếm lợi nhuận một cách thường xuyên và chuyên nghiệp
đều có thể là chủ thể thực hiện hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không
lành mạnh.
Cấu thành hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh vi phạm điểm a Khoản
5 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018: “ Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn
cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều
kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp
nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;”
a. Đối tượng tác động trực tiếp của hành vi
Khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ. Đối tượng tác động gián tiếp là các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh
trên thị trường.
b. Hành vi vi phạm
Là hành vi đưa thông tin sai lệch gây nhầm lẫn về các thông tin liên quan
đến xuất xứ, chất lượng, công dụng,… của sản phẩm. Quảng cáo gây nhầm
lẫn là việc đưa ra các thơng tin có thể khơng hồn tồn sai lệch so với thực tế
nhưng lại không đầy đủ, không rõ ràng làm cho khách hàng hiểu nhầm về
hàng hóa, dịch vụ hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

6



c. Về việc gây thiệt hại của hành vi:
Dựa vào các thông tin quảng cáo, người tiêu dùng sẽ đem so sánh với
các sản phẩm tương tự của công ty khác, cùng loại sản phẩm mà hai nơi sản
xuất khác nhau, hay giá thành, chất lượng… khác nhau. Việc quảng cáo gian
dối dẫn đến việc người mua lầm tưởng mà bỏ qua sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh, gây thiệt hại cho họ.
Về chế tài áp dụng cho quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Căn cứ vào Nghị định 71/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết luật cạnh tranh về xử
lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh xử phạt như sau:
“Điều 33. Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi quảng
cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong
các nội dung: Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại,
bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, người sản xuất, nơi
sản xuất, người gia công, nơi gia công; cách thức sử dụng, phương thức phục
vụ, thời hạn bảo hành; các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.
Ngoài việc bị phạt tiền còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử
phạt bổ sung và biện pháp khắc phục Hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 28
của Nghị định này.”
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI QUẢNG CÁO
NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH, QUA THỰC TIỄN ÁP
DỤNG TẠI TỈNH NGHỆ AN
2.1. Thực tiễn hoạt động quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

7


Luật Cạnh tranh 2018 sửa đổi được xem là một bước tiến quan trọng, từng
bước tiệm cận với hệ thống pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, sau khi Luật đi vào
thực tế, nhiều vấn đề gây tranh cãi và đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi

của người tiêu dùng cũng như của các bên liên quan, nhất là trong hoạt động
quảng cáo.
Luật Cạnh tranh bộc lộ nhiều điểm còn bất cập và khó khăn khi đưa vào thực
tế áp dụng. Trong đó có hoạt động quảng cáo, với tư cách là một phần vô
cùng quan trọng đối với hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp. Minh
chứng là hoạt động quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh đang ngày
có xu hướng gia tăng.Nguyên nhân phần lớn là do các doanh nghiệp mặc dù
nắm rõ luật pháp nhưng vẫn cố tình vi phạm nhằm đạt được mục tiêu
marketing của mình. Nghịch lý nữa là một khi các doanh nghiệp lớn bị kiện
hoặc điều tra về các vi phạm về cạnh tranh, các hệ thống thông tin đại chúng
thường bị lôi vào cuộc. Cùng với việc rầm rộ đưa tin, thương hiệu và thông
tin về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bị kiện xuất hiện khắp mọi nơi.
Người tiêu dùng tăng mức độ nhận diện thương hiệu và sản phẩm của doanh
nghiệp bị kiện. Lợi ích cho việc marketing dưới hình thức này thường áp
dụng cho trường hợp doanh nghiệp có hành vi quảng cáo so sánh hoặc bắt
chước.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh đang ngày càng có chiều hướng gia tăng
tại Việt Nam. Theo số liệu tổng kết cuối năm 2018 của Cục và Bảo vệ người
tiêu dùng, Việt Nam có đến gần 400 hồ sơ khiếu nại vi phạm cạnh tranh và
hơn 200 vụ việc được điều tra, xử lý. Nếu như so với mức ngân sách nhà
nước thu về từ xử lý vi phạm cạnh tranh năm 2007 là 85 triệu đồng thì đến
năm 2016 con số này đã lên đến 2,114 tỷ đồng.

8


Hiện nay, năng lực quản lý của Cục Quản lý cạnh tranh ngày cang được nâng
cao, cho nên số lượng các vụ việc do Cục khởi xướng ngày càng phổ biến.
Thậm chí, sự nhận biết về các quy định của Luật Cạnh tranh đối với các
doanh nghiệp và người tiêu dùng ngày càng rộng do đó những vụ vi phạm

nhỏ đều được quan tâm đúng mực.
2.2. Pháp luật về kiểm sốt hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng lành
mạnh, qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Nghệ An
Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất hàng hóa, cung
ứng dịch vụ, là cơ sở khẳng định vị trí của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có thể mang lại những hậu quả
xấu đối với nền kinh tế, nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng. Cạnh tranh
làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, gây ra hiện
tượng độc quyền, làm phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo; cạnh tranh không lành
mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật… Do vậy,
hoạt động cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh trên thị trường bao giờ cũng
phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của nhà nước và tư
duy cạnh tranh từ đối đầu sang hợp tác cùng có lợi là xu hướng tất yếu bảo
đảm cho nền kinh tế phát triển bền vững.
Trong chiến lược phát triển kinh tế tại tỉnh Nghệ An luôn kết hợp chặt
chẽ giữa tư duy pháp lí và tư duy kinh tế. Thời gian gần đây, các doanh
nghiệp đều có quy định nghĩa vụ thực thi luật và chính sách về cạnh tranh
nhằm bảo đảm điều chỉnh các hành vi phản cạnh tranh gây ảnh hưởng đến
quan hệ thương mại, đầu tư, phúc lợi người tiêu dùng trong nước cũng như
nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ dược phẩm, khám chữa
bệnh, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa báo động về việc họ đang từng bước bị loại
khỏi thị trường ở địa phương, trong khi các cơ quan quản lý hầu như bất lực

9


trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như chuyển giá, mua bán, sáp
nhập ở tầng trên và ở bên ngồi tỉnh, trốn thuế bằng cơng nghệ cao, điều
khiển vốn giữa các cơng ty trong cùng tập đồn…
Về kiểm sốt hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh của tỉnh

vẫn đang được chú trọng. Trước bối cảnh sức ép thịn trường ngày càng gay
gắt, các doạnh nghiệp luôn coi quảng cáo như một công cụ hữu hiệu trong
việc thuyết phục người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của mình, từ đó dẫn đến
tình trạng hoạt động quảng cáo ngày càng có nhiều biến tướng về cả nội dung
và hình thức, tiềm ẩn nguy cớ bị doanh nghiệp làm dụng để lừa dối khách
hàng bằng những chiêu trò tinh vi. Có thể nói rằng, trong số những hình thức
quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh luôn được các doanh nghiệp sử
dụng phổ biến. Những loại hình quảng cáo khiến người tiêu dùng nhầm lẫn,
khiến cho họ mua sản phẩm với chất lượng giá cả không đúng như mong
muốn của mình. Không chỉ gây thiệt hại cho người dùng mà còn tác động xấu
tới các nhà kinh doanh chính xác khiến cho thị trường gtrowr nên bất ởn.
Trước tình hình đó, tỉnh đã có những biện phạps nhằm hạn chế nhưng song
tình trạng vẫn ngày càng phức tạp và tinh vi.
2.3. Ví dụ thực tiễn
Vụ việc nước mắm Cửa Hội và nước mắm Tân Hội về quảng cáo cạnh tranh
không lành mạnh .
Công ty cổ phần chế biến thủy sản và dịch vụ Cửa Hội và Công ty cổ phần
Thủy sản Nghệ An cùng bán một sản phẩm nước mắm mang thương hiệu Cửa
Hội và Tân Hội . Cùng nhận được chứng nhận của cục Sở hữu trí tuệ về nhãn
hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp. Tháng 7 năm 2017 công ty cổ phần
thủy sản Nghệ An kiện công ty cổ phần chế biến thủy sản và dịch vụ Cửa Hội

10


đã vi phạm khoản 12 điều 8 luật quảng cáo 2012 sửa đổi bổ sung 2018
về :''Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của
pháp luật về cạnh tranh''. và khoản 5 điều 45 luật cạnh tranh 2018 khi công
tyy cổ phần chế biến thủy sản và dịch vụ Cửa Hội cho phát sóng một đoạn
quảng cáo với hình ảnh so sánh một chén nước mắm màu nâu nhạt ( sản phẩm

nước mắm Cửa Hội) và một chén nước mắm màu đậm hơn ( của doanh
nghiệp khác) với thông điệp " nước có màu đâm hơn có phẩm màu độc hại,
khơng đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm" gây hoang mang cho người tiêu
dùng và phản ứng tiêu cực với nước mắm có màu sẫm hơn. Như vậy, công
ty cổ phần thủy sản Nghệ An có lập luận rằng, Công ty cổ phần chế biến thủy
sản và dịch vụ Cửa Hội đã "so sánh hàng hóa của mình với hàng hóa cùng
loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung " với sản
phẩm nước mắm Tân Hội và đưa thông tin gian dối – toàn bộ chén nước
mắm màu đậm hơn là có nhuộm màu và gây nhầm lẫn –toàn bộ chén nước
mắm có màu đậm hơn đều có chứa phẩm màu độc hại.
Căn cứ tại điều 90 về Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh:
''1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, báo cáo điều
tra và kết luận điều tra, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra một
trong các quyết định sau đây:
a) Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh;
b) Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh điều tra bổ sung trong trường
hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập chưa đủ để xác định hành vi vi phạm
quy định của pháp luật về cạnh tranh. Thời hạn điều tra bổ sung là 30 ngày kể
từ ngày ra quyết định;
c) Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.

11


2. Thời hạn xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong trường hợp điều
tra bổ sung là 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, báo cáo điều tra và kết
luận điều tra bổ sung.''
Mặc dù, Cục Quản lý cạnh tranh ra quyết định hoàn toàn hợp lý trong trường
hợp này. Tuy nhiên, trong thực tế, việc đưa những thông tin sai bất kể đối với
đối tượng nào hồn tồn có thể ảnh hưởng đến mơi trường cạnh tranh lành

mạnh của doanh nghệp , và nằm trong sự điều chỉnh, mục tiêu quản lý của
Luật Cạnh tranh. Chính vì vậy, cần có những văn bản giải thích rõ hơn và phù
hợp với thực tế để có thể xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh trong
môi trường cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp hiện nay.
Trong đa số trường hợp, thiệt hại cho người tiêu dùng do hành vi quảng cáo
nhằm mục tiêu cạnh tranh không lành mạnh rất khó để có thể ước lượng và
người tiêu dùng phải tự chịu thiệt hại trong trường hợp này.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ

GIẢI PHÁP VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI

QUẢNG CÁO NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
3.1. Thực trạng của việc kiểm soát hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng
lành mạnh
Trong điều kiện hiện nay, hồn thiện pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm
cạnh tranh không lành mạnh cần thực hiện theo những hướng sau đây :
Đảm bảo mục tiêu của pháp luật cạnh tranh nhằm bảo vệ môi trường cạnh
tranh công bằng, lành mạnh, bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng
Đảm bảo nguyên tắc và cơ chế áp dụng pháp luật xử lý hiệu quả cả các hành
vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Tạo lập cơ sở pháp lý Cho việc sử dụng tập quán, chuẩn mực thông thường
về đạo đức kinh doanh trong xác định và xử lý hành vi quảng cáo nhằm cạnh
tranh không lành mạnh

12


3.2. Giải pháp về kiểm soát hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng lành
mạnh
Hồn thiện nội dung pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo:

Thứ nhất, pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo cần xác định
bản chất “thương mại” của hoạt động quảng cáo để từ đó xác định các hành vi
quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Thứ hai, pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo cần bổ sung các
quy định để làm rõ tiêu chí nhận diện hành vi cạnh tranh không lành mạnh
trong lĩnh vực quảng cáo
Thứ ba, pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo cần bổ sung các
quy định và chế tài phù hợp để đảm bảo các chủ thể phải tuân thủ chuẩn mực
thông thường về đạo đức kinh doanh khi thực hiện cạnh tranh trong lĩnh vực
quảng cáo
Thứ tư, pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo cần làm rõ cấu
thành pháp lý của các loại hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành
mạnh
Thứ năm, pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo cần hướng
dẫn cụ thể việc áp dụng chế tài dân sự đối với hành vi cạnh tranh không lành
mạnh trong lĩnh vực quảng cáo; Thứ sáu, pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh
vực quảng cáo cần bổ sung các quy định để đảm bảo tính độc lập của cơ quan
quản lý nhà nước về cạnh tranh
Đởi mới quy trình xây dựng và hồn thiện pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh
vực quảng cáo
Tăng cường tính cơng khai, minh bạch và sự tham gia đóng góp ý kiến của
nhân dân, của đối tượng điều chỉnh, đối tượng chịu sự tác động của văn bản
quy phạm pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo

13


Nâng cao nhận thức cho cộng đồng doanh nghiệp và quần chúng nhân dân
về pháp luật về cạnh tranh nói chung và pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh
vực quảng cáo nói riêng

KẾT LUẬN
Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh đã gây ảnh hưởng xấu
đến môi trường cạnh tranh hiện nay. Khi nền kinh tế của Việt Nam đang hội
nhập việc quảng cáo cho các doanh nghiệp là cần thiết nhưng việc quảng cáo
đảm bảo tính trung thực cần được chú ý. Pháp luật nước ta cần bổ sung đầy
đủ hơn nữa về pháp luật cạnh tranh chống hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh
không lành mạnh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật
- Luật cạnh tranh 2018
- Luật quảng cáo 2012 sửa đổi bổ sung 2018
Tài liệu tham khảo
- Giáo trình luật cạnh tranh trường Đại học luật Hà Nội
- Giáo trình pháp luật về cạnh tranh- Đại học Luật Huế
- Xung quanh thương hiệu nước mắm cửa hội sự cạnh tranh không làn
mạnh />ngày 31/10/2017

14

cập

nhật


- Tạp chí tài chính - TS Vũ Ngọc Tuấn ,thực trạng cạnh tranh không lành
mạnh trong doanh nghiệp và một số kiến nghị cập nhật ngày 24/1/2020

15




×