Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiểu luận chuyên đề, AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG lý LUẬN và THỰC TIỄN ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.56 KB, 18 trang )

TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ
AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY

1


MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
PHẦN 2. NỘI DUNG

2.1. Khái niệm cơ bản .....................................................................................
2.1.1. Khái niệm .......................................................................................
2.1.2. Một số đặc trưng nổi bật của an ninh phi truyền thống .............
2.1.3. Tác động của vấn đề an ninh phi truyền thống ...........................
2.1.4. Một số vấn đề an ninh phi truyền thống nổi bật hiện nay ...........
2.2. Các vấn đề an ninh phi truyền thống của Việt Nam ............................
2.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tăng cường ứng
phó
với mối đe dọa an ninh phi truyền thống .....................................
2.2.2. Thực trạng vấn đề an ninh phi truyền thống của nước ta...........
2.3. Một số giải pháp nhằm ứng phó với vấn đề an ninh phi truyền
thống của Việt Nam ................................................................................
PHẦN 3. KẾT LUẬN ................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................

2


MỞ ĐẦU


Từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, khái niệm an ninh trong quan hệ quốc
tế ngày càng được mở rộng, dần trở thành an ninh toàn diện và lấy con người
làm trung tâm (an ninh con người), chứ không chỉ là sự an nguy giữa các quốc
gia, các chủ thể chính trong quan hệ quốc tế. Chính vì vậy, bên cạnh các mối
đe dọa về quân sự, đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều yếu tố mới đe dọa
đến an ninh con người, an ninh quốc gia như: khủng bố, dịch bệnh, ơ nhiễm
mơi trường, biến đổi khí hậu, ma túy, tội phạm xuyên quốc gia... Từ đó xuất
hiện thuật ngữ “an ninh phi truyền thống” để phân biệt với các thách thức an
ninh truyền thống.
Quan niệm, cách tiếp cận, ứng phó về an ninh phi truyền thống rất đa
dạng. Đây là vấn đề mới và rất phức tạp, phạm vi mở rộng trên nhiều lĩnh
vực. Tuy nhiên, giới học giả và chính giới đã xây dựng được nhiều nhận thức
chung cơ bản như thách thức an ninh phi truyền thống đe dọa sự sinh tồn và
phát triển của con người, cộng đồng xã hội, quốc gia dân tộc và nhân loại. Vì
vậy, ứng phó với thách thức an ninh phi truyền thống cần huy động những
chủ thể, nguồn lực và sử dụng phương thức hoàn toàn khác với ứng phó với
thách thức an ninh truyền thống. Do tầm quan trọng của vấn đề, nên tôi đã lựa
chọn chủ đề này để viết tiểu luận của mình.

3


PHẦN 2. NỘI DUNG
2.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN

2.1.1. Khái niệm
Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, an ninh phi truyền thống trở
thành một thuật ngữ phổ biến trong các hội nghị, diễn đàn khu vực, quốc
tế, cũng như trong hợp tác song phương và đa phương giữa các chủ thể
trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về an

ninh phi truyền thống. Tùy thuộc vào cách nhìn nhận, lợi ích và hồn
cảnh cụ thể mà mỗi quốc gia, tổ chức lại đưa quan niệm khác nhau về an
ninh phi truyền thống. Ranh giới giữa khái niệm an ninh truyền thống và
an ninh phi truyền thống cũng rất mong manh, có sự chuyển hóa nhanh
chóng trong nhiều trường hợp, đơi khi có sự chồng lấn. Hiện nay có hai
luồng quan điểm chính về an ninh phi truyền thống:
Một là, an ninh phi truyền thống là sự tổng hợp các thách thức đặt ra
đối với con người và các nhà nước - các chủ thể chính trong quan hệ quốc tế,
bao gồm an ninh qn sự, chính trị, kinh tế, xã hội, mơi trường. An ninh phi
truyền thống không đối lập với an ninh truyền thống mà là mở rộng nội hàm
của khái niệm an ninh truyền thống - vốn lấy an ninh quân sự làm trung tâm.
Căn cứ xuất phát của quan niệm này là do tính tương đối của an ninh phi
truyền thống, một mối đe dọa an ninh phi quân sự có thể chuyển hóa thành
xung đột vũ trang, chiến tranh.
Hai là, an ninh phi truyền thống được quan niệm khác với an ninh
truyền thống, tức là không bao gồm yếu tố quân sự, quốc phòng. Trường phái
thứ hai rõ ràng hơn về mặt định nghĩa, nhưng giống với trường phái trên ở
chỗ các vấn đề an ninh phi truyền thống đều có thể dẫn tới xung đột, chiến
tranh. Ở Việt Nam, quan điểm chính thống và quan niệm của hầu hết các học
giả theo cách tiếp cận của trường phái thứ hai, tức quan niệm an ninh phi

4


truyền thống không bao gồm các yếu tố quân sự, quốc phòng.
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, an ninh phi truyền thống bao gồm
7 lĩnh vực: kinh tế, lương thực, sức khỏe, mơi trường, con người, cộng đồng
và chính trị. Ở cấp độ khu vực, an ninh phi truyền thống được hiểu là những
vấn đề về các loại tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm khủng bố và
ma túy đe dọa an ninh khu vực và thế giới, đồng thời tạo ra những thách thức

mới đối với hịa bình, ổn định trong và ngồi khu vực.
2.1.2. Một số đặc trưng nổi bật của an ninh phi truyền thống
Về tổng thể, nhận thức về an ninh phi truyền thống xuất hiện khá muộn
so với an ninh truyền thống và có nhiều điểm khác biệt.
Một là, về nội hàm, an ninh phi truyền thống liên quan đến nhiều lĩnh
vực, nhiều vấn đề (khủng bố, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ma túy, tội phạm
xun quốc gia, mơi trường, lương thực, nhân quyền...) trong khi đó an ninh
truyền thống chủ yếu liên quan đến chính trị, quyền lực, quân sự....
Hai là, về đối tượng, đối tượng của an ninh phi truyền thống rộng hơn
rất nhiều so với an ninh truyền thống, không chỉ là các quốc gia độc lập, có
chủ quyền, mà cịn bao gồm con người... An ninh phi truyền thống ít liên
quan đến chủ quyền quốc gia còn an ninh truyền thống gắn liền với chủ
quyền quốc gia.
Ba là, phương thức ứng phó của các quốc gia đối với các thách thức an
ninh phi truyền thống phức tạp, đa dạng hơn rất nhiều, có sự tham gia của các
tổ chức xã hội, thậm chí là các cá nhân và các giải pháp chính trị, qn sự
thường khơng hiệu quả.
Bốn là, việc phân biệt đâu là vấn đề an ninh truyền thống, an ninh phi
truyền thống chỉ mang tính tương đối bởi sự đan xen, chồng lấn nội dung
giữa hai vấn đề này. Nội hàm vấn đề an ninh phi truyền thống có tính chất
“động” và “mở” cùng với thời gian, nội hàm của nó có thể cịn tiếp tục được
mở rộng hơn. Trong quá trình phát triển có những vấn đề mất đi, có những
vấn đề phát triển hơn, có những vấn đề thu hẹp hoặc mở rộng. Như vấn đề
5


dân di cư đã có trong lịch sử xong hiện nay vấn đề di cư trở thành vấn đề
nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến nhiều quốc gia, tình hình kinh tế chính
trị chung.
2.1.3. Tác động của vấn đề an ninh phi truyền thống

Trong lịch sử, loài người đã từng chịu nhiều tác động từ các mối đe dọa
an ninh phi truyền thống như các đại dịch bệnh, đói nghèo, thảm họa tự
nhiên... Phạm vi tác động của vấn đề an ninh phi truyền thống đã vượt ra khỏi
biên giới quốc gia lãnh thổ và lợi ích an ninh quốc gia dân tộc của một nước.
Tính chất nguy hiểm của các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
không chỉ biểu hiện ở mức độ hủy hoại, sự tàn phá của nó đối với cuộc sống
con người, mà cịn đặt ra nhiều thách thức đối với sự ổn định xã hội, sự tồn
vong của cả cộng đồng, sự phát triển của quốc gia. An ninh phi truyền thống
tác động đến hiệu quả hợp tác và hội nhập toàn cầu, thậm chí cịn làm nảy
sinh các vấn đề về an ninh qn sự, chính trị.
Tồn cầu hóa, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia tăng lên, thế
giới nhỏ bé nhưng lại khó kiểm sốt hơn, kém an tồn hơn, các mối đe dọa
An ninh phi truyền thống có mức độ nguy hiểm, sức ảnh hưởng rộng hơn, tốc
độ lây lan thông tin nhanh nên tác động ở phạm vi rộng lớn hơn.
Để giải quyết và đối phó phải có sự nỗ lực chung của cộng đồng quốc
tế với những giải pháp và bước đi phù hợp, kế hoạch tổng lực các biện pháp
kinh tế, chính trị, quốc phịng, an ninh, đối ngoại, pháp luật, văn hóa, xã
hội,...
2.1.4. Một số vấn đề an ninh phi truyền thống nổi bật hiện nay
Vấn đề an ninh phi truyền thống nổi bật và tác động trực tiếp nhất hiện
nay là chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Hành động khủng bố là những hành động
sử dụng bạo lực, có tính tốn trước nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể,
thông thường là mục tiêu chính trị. Trong những hành động này, yếu tố “kích
thích nỗi sợ hãi” lây lan được cho là then chốt, và sự tàn nhẫn, coi thường các
giá trị nhân bản, hướng vào những nơi đông người là những đặc điểm nổi bật.
6


Sau sự kiện ngày 11/9, có thể nói chủ nghĩa khủng bố đã trở thành mối đe đọa
lớn nhất cho các quốc gia.

Một thách thức an ninh phi truyền thống nghiêm trọng khác là biến đổi
khí hậu. Sự biến đổi khí hậu tồn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.
Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao;
là các hiện tượng thời tiết bất thường, cực đoan như bão lũ, sóng thần, động
đất, hạn hán và giá rét kéo dài... dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và xuất
hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm...
Ô nhiễm môi trường cũng đang trở nên ngày càng nghiêm trọng. Đó là
tình trạng mơi trường bị ơ nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học, bức xạ, tiếng
ồn... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các cơ thể sống khác. Ơ
nhiễm mơi trường xảy ra là do con người và cách quản lý của con người. Ơ
nhiễm mơi trường dẫn tới phá vỡ cấu trúc môi trường sinh thái tự nhiên, vấn
đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội
bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Tình trạng tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao, buôn bán
phụ nữ và trẻ em diễn biến rất phức tạp. Trong những năm gần đây tội phạm
cơng nghệ cao, tình trạng mua bán phụ nữ và trẻ em - một hình thức nô lệ
hiện đại đang ngày càng gia tăng một cách đáng kể ở nhiều quốc gia trên thế
giới. Đây không còn là vấn đề riêng biệt của mỗi nước mà nó đã mang tính
tồn cầu, thu hút sự quan tâm của nhiều chính phủ, nhiều tổ chức quốc tế và
tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em
thường gắn liền với các hành vi xuất, nhập cảnh trái phép, mại dâm, lạm dụng
tình dục và bóc lột lao động, trong đó mua bán phụ nữ và trẻ em nhằm mục
đích mại dâm chiếm tỉ lệ đáng kể.
Vấn đề an ninh mạng, an ninh thơng tin đang nổi lên vì sự phát triển
vượt bậc của công nghệ mạng và Internet cùng với các website thông tin trực
tuyến trong các lĩnh vực của cuộc sống đã làm cho nhu cầu triển khai các hệ
thống ứng dụng trong lĩnh vực mạng máy tính và truyền thông tăng lên nhanh
7



chóng. Tuy nhiên, tình hình mất an ninh mạng đang diễn biến phức tạp và
xuất hiện nhiều nguy cơ đe dọa đến việc phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo
quốc phòng, an ninh. Đặc biệt số vụ tấn công, xâm nhập hệ thống thông tin
đang gia tăng ở mức báo động về số lượng, đa dạng về hình thức, tinh vi về
công nghệ.
Các vấn đề khác rất đáng quan tâm như an ninh nguồn nước, an ninh
lương thực, an ninh năng ỉượng cũng đang nổi lên gay gắt, nhất là an ninh
lương thực. Theo định nghĩa của Tổ chức Nơng lương quốc tế (FAO) thì an
ninh lương thực là mọi người có quyền tiếp cận các thực phẩm một cách an
toàn, bổ dưỡng, đầy đủ mọi lúc mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và
năng động. Việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia được nhiều nước đặt
lên vai trị quan trọng trong chương trình nghị sự và hành động của quốc gia
mình, đặc biệt là việc ưu tiên phát triển nông nghiệp. Trong thời đại ngày nay,
vấn đề an ninh lương thực còn là vấn đề toàn cầu và là mối quan tâm chung
của toàn nhân loại với sự ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu, ơ nhiễm
mơi trường và sự gia tăng dân số.
Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia đã sử dụng các mơ hình kinh tế
nơng nghiệp kết hợp với những ước tính về lượng khí CO 2 thải ra mơi trường
và dự báo phát triển tồn cầu để đánh giá tác động của tình trạng biến đổi khí
hậu đối với sản lượng lương thực, thương mại và tiêu dùng tồn cầu tính đến
năm 2050. Kết quả cho thấy, từ nay tới 2050, nếu lượng khí CO 2 thải ra mơi
trường tiếp tục duy trì ở mức hiện tại thì tỷ lệ tăng dự trữ thực phẩm tồn cầu
sẽ giảm 1/3 so với dự tính. Trong khi theo ước tính, trong khoảng thời gian
này dân số thế giới sẽ tăng từ 7 lên 9 tỷ người, đặt ra yêu cầu sản lượng lương
thực phải tăng với tỷ lệ cao hơn để đáp ứng đủ nhu cầu cho tất cả dân số thế
giới.
Chính vì vậy, các chun gia cảnh báo với tốc độ tăng nhiệt như hiện
nay, điều này sẽ rất khó, thậm chí khơng thể thực hiện. Một khi sản lượng thu
hoạch sụt giảm, giá thực phẩm sẽ tăng cao, buộc người dân phải cắt giảm
8



mức tiêu thụ bằng cách thay đổi thực đơn và mức độ năng lượng cung cấp
mỗi ngày. Những thay đổi này sẽ kéo theo nhiều tác động lớn hơn khác về
sức khỏe.
Vấn đề đi cư xuyên biên giới: Với hơn một triệu người tị nạn và người
di cư tràn vào châu Âu trong năm 2015, "lục địa già" đang thật sự đối mặt với
thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Cuộc
khủng hoảng di cư chưa từng có kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai; Trong
năm vừa qua, hơn 1.006.000 người tị nạn và người di cư đã ồ ạt vào châu Âu.
Trong đó, hơn 972 nghìn người đã vượt biển để tới “lục địa già” và chỉ có 34
nghìn người đi tìm “miền đất hứa” bằng đường bộ. Nếu như số người tới
châu Âu bằng đường biển trong năm 2014 dừng lại ở mức 216 nghìn người
thì con số này trong năm vừa qua đã lớn gấp hơn bốn lần.
Và trong thời gian tới chắc chắn làn sóng di cư xuyên biên giới sẽ diễn
ra ngày càng mạnh mẽ hơn do các yếu tố chiến tranh, khủng bố, biến đổi khí
hậu,... và đây là vấn đề thách thức rất lớn yêu cầu các quốc gia phải chung tay
giải quyết.
Tình trạng bệnh dịch lây lan ngày càng nhanh. Hiện nay trên thế giới
đang phải đối mặt với rất nhiều loại dịch bệnh, trong đó có rất nhiều bệnh
dịch rất nguy hiểm, khả năng tử vong rất cao và khơng có thuốc chữa, hoặc
thuốc chữa rất hiếm như HIV/AIDS, Ebola, cúm H5N1, H7N9, dịch tả,
SARS, virus zika,... Trong điều kiện thế giới kết nối nhanh chóng như hiện
nay thì việc lây lan các bệnh dịch là vơ cùng nhanh chóng và nguy hiểm.
2.2. Các vấn đề an ninh phi truyền thống của Việt Nam
2.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tăng cường ứng phó với
mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Đối với nước ta, vấn đề an ninh phi truyền thống được Đảng và Nhà
nước ta nhận thức từ rất sớm. Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về
Chiến lược an ninh quốc gia (năm 1998) đã cảnh báo và chỉ ra các yếu tố

thách thức đối với an ninh quốc gia của Việt Nam; trong đó, có vấn đề an
9


ninh phi truyền thống. Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng và
từng bước đề ra những chủ trương, đối sách thích hợp đối với an ninh phi
truyền thống và gắn các chủ trương, đối sách đó với các quan điểm, tư duy
đổi mới kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại trong thời kỳ đổi
mới đất nước. Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ: “...chủ động ngăn
chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch
và sẵn sàng ứng phó với các mối đe doạ an ninh phi truyền thống mang tính
tồn cầu, khơng để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống” đã khẳng định
nhận thức, quan điểm nhất quán về những nội dung, thách thức của an ninh
phi truyền thống đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới,
được biểu hiện ở các điểm cơ bản sau:
Một là, văn kiện Đại hội XI của Đảng bước đầu đã phân định một cách
tương đối rõ nội hàm khái niệm an ninh truyền thống và an ninh phi truyền
thống phù hợp với thực tiễn đất nước, khu vực và quốc tế trong giai đoạn hiện
nay. Theo đó, an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống là hai khái
niệm độc lập nhưng có nội hàm đan xen, hồ quyện, tác động và chuyển hố
lẫn nhau. Trong đó, an ninh phi truyền thống bao hàm cả loại hình có chủ thể
và khơng có chủ thể, nhưng dù ở loại hình nào, nó đều tác động tiêu cực trên
nhiều mặt đối với an ninh quốc gia cả trước mắt và lâu dài, ảnh hưởng đến sự
phát triển bền vững của đất nước, vững mạnh của chế độ XHCN và vai trị
lãnh đạo độc tơn của Đảng, an ninh phi truyền thống là sản phẩm, xu thế tất
yếu của tồn cầu hố và hội nhập quốc tế, nên mang tính tồn cầu, nhưng
được biểu hiện ở những phạm vi và cấp độ khác nhau (quốc gia, khu vực và
thế giới). Do đó, an ninh phi truyền thống là thách thức chung của toàn nhân
loại mà Việt Nam khơng thể đứng ngồi cuộc.
Hai là, với tinh thần đổi mới, sáng tạo, linh hoạt “nắm bắt thời cơ, vượt

qua thách thức”, Đảng ta đã nhận thức rõ các thách thức an ninh phi truyền
thống đối với an ninh quốc gia của đất nước; trên cơ sở đó, chúng ta xác định
ngày càng rõ hơn nội hàm của an ninh - quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Bên
10


cạnh mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, tồn vẹn lãnh
thổ, chúng ta cịn phải tập trung bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, an ninh
kinh tế, an ninh tư tưởng - văn hoá và an ninh xã hội; giữ vững trật tự, kỷ
cương, chủ động giải quyết có hiệu quả các mâu thuẫn nội sinh, như: các
tranh chấp, khiếu kiện, đình cơng, lãn công trong nhân dân khi mới phát sinh,
ngay từ cơ sở, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên
từng địa bàn và cả nước.
Ba là, xuất phát từ tính phức tạp, đa dạng, “khơng biên giới” đang trở
thành thách thức tồn cầu của an ninh phi truyền thống, Đảng ta đã chủ
trương kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước
với sức mạnh quốc tế để chủ động ứng phó có hiệu quả với các mối đe dọa an
ninh phi truyền thống. Theo đó, quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta
là: trên cơ sở phát huy nội lực là chủ yếu, tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác
quốc tế với tất cả các nước trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền,
thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau.
Đồng thời, khẳng định chính sách đối ngoại trước sau như một của Việt Nam;
sẵn sàng là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng
quốc tế, nhất là trong hợp tác đối phó với an ninh phi truyền thống. Việt Nam
“Tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc
đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống, và nhất là tình trạng
biến đổi khí hậu; sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu
vực có liên quan về vấn đề dân chủ, nhân quyền...”, góp phần giữ vững an
ninh quốc gia và ổn định chính trị của đất nước.
Để sẵn sàng đối phó có hiệu quả với các mối đe dọa an ninh phi truyền

thống, mang tính tồn cầu, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị trong
bối cảnh hội nhập, điều quan trọng là phải quán triệt sâu sắc quan điểm, tư
tưởng, phương châm chiến lược quốc phòng - an ninh của Đảng.
2.2.2. Thực trạng các vấn đề an ninh phi truyền thống của nước ta
Những năm gần đây, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống như:
11


khủng bố quốc tế, biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia, thiên tai, dịch
bệnh, an ninh nguồn nước và thảm họa môi trường,... đã gây những tổn hại
nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc gia của nhiều
nước trong khu vực và quốc tế, không ngoại lệ, Việt Nam cũng là nước chịu
nhiều ảnh hưởng từ các mối đe dọa an ninh phi truyền thống:
Một là, nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố. Hiện nay Việt Nam là nước
được xác định là điểm đến an tồn, tình hình chính trị xã hội ổn định, an ninh
được tăng cường, người dân và doanh nghiệp yên tâm sinh sống và làm ăn
kinh doanh. Tuy nhiên các mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố cũng tiềm ẩn
nhiều phức tạp, nhất là các phần tử thánh chiến theo đạo Hồi có thể lấy Việt
Nam làm điểm trung chuyển, các phần tử khủng bố như người Ngô Duy Nhĩ
của Trung Quốc trong năm 2015 đã vượt biên sang Việt Nam qua biên giới
Việt Nam - Trung Quốc tại khu vực tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh; các lực lượng
thù địch cũng luôn lợi dụng các tôn giáo như Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Tin
lành,... gây kích động nhằm tạo bất ổn cho nước ta.
Hai là, nguy cơ biến đổi khí hậu: Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang
diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất,
là băng tan, nước biển dâng cao; là các hiện tượng thời tiết bất thường, bão
lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài... dẫn đến thiếu lương thực,
thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm...
Việt Nam là 1 trong 7 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sự biến đổi khí
hậu và dâng cao của nước biển, đó là sự giảm đi của diện tích đất quốc gia

đặc biệt là đồng bằng Sông Cửu Long, nếu đến năm 2020 mực nước biển
tăng lên 1 m thì Việt Nam sẽ mất đi 20% diện tích đất. Cũng chưa bao giờ
hiện tượng tuyết rơi, băng đá lại xảy ra trên diện rộng ở nước ta như năm
2015 mưa tuyết kéo dài từ Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Nghệ
An,... gây thiệt hại vô cùng lớn đến kinh tế, xã hội.
Ba là, tình trạng ơ nhiễm mơi trường ngày càng nghiêm trọng. Ồ nhiễm
môi trường ở Việt Nam ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển
12


kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và
tương lai. Ví dụ rõ nhất gần đây là tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền
Trung Việt Nam. Một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường
của nước ta là do hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp,
hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Việc thực hiện Luật Bảo
vệ Mơi trường chưa nghiêm túc, vì mục tiêu lợi nhuận mà xem nhẹ việc xử lý
nước thải, rác thải mà xả thẳng trực tiếp ra môi trường. Trong khi năng lực và
phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý, kiểm tra
giám sát về mơi trường cịn nhiều vấn đề. Đặc biệt trong khi các nước trên thế
giới hiện nay đã không sản xuất một số loại hóa chất đặc biệt nguy hiểm độc
hại như Phốt pho vàng thì Việt Nam lại tiếp nhận dây chuyền công nghệ của
Trung Quốc,... để sản xuất như tại khu công nghiệp Tằng Loong, Lào Cai...
Bốn là, các nguy cơ đối với an ninh kinh tế như tình trạng bn lậu, tiểu
ngạch qua biên giới, trốn thuế, làm giả hàng hóa, sử dụng tài nguyên quá
mức, tội phạm, tham nhũng, tội phạm kinh tế diễn ra ngày càng nhiều, mức
độ ngày càng tinh vi, ngoài các yếu tố do nội sinh của nền kinh tế, nước ta
cịn bị ảnh hưởng từ yếu tố bên ngồi như việc điều chỉnh, kỉểm sốt tình
trạng xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu, lối mở của nước bạn Trung Quốc.
Việc bị bạn hàng Trung Quốc cấm nhập khẩu, xuất khẩu gây nên tình trạng ép
giá, tồn ứ hàng tại các cửa khẩu là nỗi ám ảnh đối với người Việt Nam, đặc

biệt là các mặt hàng nông sản, hải sản,...
Năm là, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao, tình trạng
bn bán phụ nữ và trẻ em... đang có xu hướng gia tăng, ở Việt Nam, cùng
với sự tăng trưởng không ngừng về kinh tế, sự ổn định về chính trị, an ninh
quốc phịng, mức sống của người dân được nâng cao, các hoạt động xã hội từ
thiện được mở rộng và phát triển do sự tác động tích cực của cơng cuộc đổi
mới cơ chế quản lí kinh tế và chính sách mở cửa thì một số tệ nạn xã hội đã
phát sinh, phát triển do tác động tiêu cực của nó trong đó có tệ nạn mua bán
phụ nữ và trẻ em. Nhìn một cách tổng quan có thể nói rằng hiện tượng này ở
13


Việt Nam chưa phải là căn bệnh trầm kha, chưa phải là điểm nóng như ở một
số nước khác trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, nó vẫn là vấn đề bức
xúc, nhức nhối và đáng quan tâm, lo ngại của tồn xã hội. Tệ nạn bn bán
phụ nữ và trẻ em xảy ra rất nhiều ở khu vực các tỉnh miền núi, biên giới, dân
tộc thiểu số với trình độ dân trí thấp, cuộc sống khó khăn, nghèo nàn. Tình
trạng bn bán phụ nữ và trẻ em đặc biệt là trẻ em gái sang Trung Quốc làm
mại đâm.
Sáu là, vấn đề an ninh mạng, an ninh thông tin, an ninh vũ trụ ngày
càng diễn biến phức tạp. Hiện nay việc an ninh mạng, an tồn thơng tin ở
nước ta đang bị coi nhẹ và chưa có chế tài xử phạt nghiêm minh, có lẽ việc để
lộ các thông tin cá nhân ở Việt Nam rất đễ dàng, chỉ với khoản tiền nhỏ từ
500.000 đồng đến 1.000.000 đồng là bạn có thể có các thơng tin cá nhân từ số
điện thoại, tên, ngày tháng năm sinh, nơi công tác, địa chỉ gia đình,... từ các
nguồn như viễn thơng, ngân hàng, bảo hiểm. Chưa kể các thông tin khác về
kinh tế, tài khoản, an ninh quốc gia bị mất do việc bảo mật chưa tốt, các
hacker,...
Bảy là, tình trạng an ninh nguồn nước, an ninh lương thực... diễn biến
rất phức tạp. Trong những năm qua, theo đánh giá tổng quát thì nước ta đã

đảm bảo được an ninh lương thực, nhưng trên thực tế việc đảm bảo an ninh
lương thực vẫn chưa bền vững. Trong phạm vi quốc gia vẫn có khu vực này,
khu vực khác bị thiếu đói như các tỉnh Tây nguyên, Tây Bắc,... vẫn phải cần
trợ cấp lương thực của Nhà nước. Và các chuyên gia cho biết, nếu tốc độ xâm
nhập mặn vẫn tiếp diễn như hiện nay, trong 3 năm tới, nền nông nghiệp ở
đồng bằng sơng Cửu Long có thể sẽ bị kiệt quệ; đất nông nghiệp, lương thực
trở nên khan hiếm và đắt đỏ hơn. Và đồng bằng sông Cửu Long sẽ giảm bớt
diện tích nơng nghiệp, giảm diện tích đất trồng cỏ cho gia súc, giảm phát triển
chăn nuôi gia súc; đồng thời sẽ tăng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Nền nông
nghiệp đồng bằng sông Cửu Long sẽ co hẹp đáng kể.
Cuối cùng là nguy cơ dịch bệnh lây lan vào nội địa Việt Nam ngày càng
14


lớn và khó kiểm sốt. Trong điều kiện thế giới kết nối nhanh chóng như hiện
nay thì việc lây lan các bệnh dịch là vơ cùng nhanh chóng và nguy hiểm, vì
vậy Việt Nam hiện nay cũng đang phải đối phó với các loại dịch bệnh như:
Đại dịch HIV/AIDS; dịch bệnh Ebola với 90% bệnh nhân có thể tử vong;
Bệnh cúm H5N1, H7N9, dịch tả, SARS, và mớỉ đây Việt Nam cũng đã cơng
bố có dịch virus zika,...
2.3. Một số giải pháp nhằm ứng phó với các mối đe dọa an ninh
phi truyền thống của Việt Nam
Nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, đối phó thắng lợi với các thách
thức an ninh phi truyền thống; tập trung vào các nội dung sau:
Một là, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho
các cấp, các ngành, lực lượng vũ trang và tồn dân về quyền lợi, trách nhiệm
của cơng dân trong phòng, chống tác động tiêu cực của thách thức an ninh phi
truyền thống, bảo đảm phát triển bền vững. Giải quyết hài hoà, đúng đắn mối
quan hệ tương tác giữa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống
trong bối cảnh tồn cầu hố và ứng phó với an ninh phi truyền thống một

cách chủ động. Đồng thời, nâng cao nhận thức thống nhất về tính nguy hại
nghiêm trọng đang tác động trên quy mơ tồn thế giới của an ninh phi truyền
thống, như: khủng bố quốc tế, bất ổn chính trị - xã hội, tranh chấp chủ quyền
lãnh thổ, thiên tai, dịch bệnh, thiếu hụt tài ngun, ơ nhiễm mơi trường, biến
đổi khí hậu và khủng hoảng tài chính...
Hai là, nêu cao tinh thần và ý thức độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường mà
trước hết, phải tập trung giải quyết tốt những tồn tại trong thể chế, chính sách
của quốc gia; trên cơ sở đó, xác định nghĩa vụ, trách nhiệm và quyết tâm
chính trị cao của Đảng và Nhà nước ta trong thực hiện các cam kết quốc tế
liên quan đến vấn đề toàn cầu và xử lý các mối đe dọa an ninh phi truyền
thống phổ biến trong khu vực.
Ba là, tăng cường công tác nghiên cứu, đánh giá, dự báo kịp thời các
tác động tiêu cực của an ninh phi truyền thống, nhất là vấn đề biến đổi khí
15


hậu, tội phạm xuyên quốc gia; kiên quyết đấu tranh phòng, chống các tệ nạn
xã hội, hành vi bạo lực; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng bn bán phụ nữ và trẻ
em, buôn bán và sử dụng các chất ma t, làm tốt cơng tác phịng, chống dịch
bệnh. Đồng thời, coi trọng các biện pháp quản lý xã hội, hạn chế mặt tỉêu cực
và ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động lợi dụng mạng in-tơ-nét để truyền bá
tư tưởng phản động, lối sống không lành mạnh.
Bốn là, xây dựng các chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án phát
triển kinh tế - xã hội kết hợp với chú trọng phát triển môi trường xanh, bền
vững theo hướng “năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch”; đồng thời,
từng bước đầu tư các nguồn lực và hoạch định cơ chế chính sách xã hội hố
trong phịng, chống thiên tai, bảo vệ mơi trường.
Năm là, tham gia tích cực và có trách nhiệm vào tiến trình hợp tác quốc
tế và khu vực. Trong đó, chú trọng hợp tác đa phương trên các lĩnh vực kinh
tế, khoa học kỹ thuật, bảo vệ mơi trường sinh thái, dân số, đấu tranh phịng

chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, góp phần giải
quyết các nhân tố gây mất ổn định đang đe dọa môi trường an ninh khu vực.
Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên lĩnh vực chống khủng bố, các loại
tội phạm quốc tế và giải quyết những vấn đề có tính tồn cầu liên quan đến an
ninh quốc gia của Việt Nam.

16


PHẦN 3. KẾT LUẬN
Nói tóm lại, thế giới mà chúng ta đang sống hiện nay đang phát triển
trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, tồn
cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu thế khách quan, việc kết nối và di chuyển
giữa các quốc gia vơ cùng thuận lợi. Chưa có khi nào nhân loại đạt được
những bước tiến dài trên con đường phát triển như ngày nay, nhưng cũng
chưa bao giờ con người phải đối mặt với những nguy cơ đe dọa đến chính sự
tồn vong của mình như bây giờ đặc biệt là các vấn đề an ninh phi truyền
thống như chủ nghĩa khủng bố, cách mạng sắc màu, dịch bệnh, ơ nhiễm mơi
trường, biến đổi khí hậu, ma túy, tội phạm xuyên quốc gia, nguy cơ hạt nhân,
xâm hại văn hóa,... đang đặt ra những yêu cầu bức thiết phải có sự nỗ lực
chung của cả cộng đồng quốc tế để đối phó, vì sự an nguy của mỗi quốc gia
dân tộc cũng như của toàn nhân loại.
Việt Nam cũng phải nhìn nhận, đánh giá và đưa vấn đề an ninh phi
truyền thống đúng với vị trí của nó, Trong khi các nhận thức về vấn đề an
ninh phi truyền thống còn rất mới mẻ đối với cán bộ cơng chức, đảng viên và
người dân của nước ta thì việc tìm hiểu, nghiên cứu lý luận, thực tế, xác định
các mối đe dọa an ninh phi truyền thống từ đó xây dựng các giải pháp và triển
khai thực hiện nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, đối phó thắng lợi với các
thách thức an ninh phi truyền thống của Đảng, Nhà nước và tồn thể cán bộ,
cơng chức, đảng viên và nhân dân là quan trọng nhằm chủ động ứng phó

được với các vấn đề an ninh phi truyền thống, góp phần xây dựng nước ta
phát triển nhanh và bền vững, quốc phòng an ninh được giữ vững, bảo đảm
an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng các khóa từ VI tới
XII, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội hoặc có thể truy cập tại
www.cpv.org.vn.

2.

Bộ Công an, Tài liệu Hội thảo Khoa học về các vấn đề an ninh phi
truyền thống, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Khoa học hình sự, Bộ
Cơng an, Hà Nội, năm 2015.

3.

Giáo trình cao cấp lý luận chính trị, mơn Quan hệ Quốc tế - Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

4.

Tài liệu bài giảng của TS - Thầy giáo Trần Thọ Quang, Viện Quan hệ
Quốc tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.


5.

Tạp

chí

Cộng

sản,

truy

www.tapchicongsan.org.vn.

18

cập

tại

trang

website:



×