Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

SKKN 2020 2021 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ 56 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 17 trang )

SKKN: “Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi”
PHÒNG GD - ĐT CHỢ MỚI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẪU GIÁO MỸ HIỆP
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Mỹ hiệp, ngày 25 tháng 11 năm 2020
BÁO CÁO
THỰC HIỆN SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN, GIẢI PHÁP KỸ THUẬT, QUẢN LÝ,
TÁC NGHIỆP, ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT
I. Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên:
LÊ THỊ LỤA
Nữ
- Ngày tháng năm sinh: 17/6/1991
- Nơi thường trú: Ấp Trung Châu, Xã Mỹ Hiệp, Huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang
- Đơn vị cơng tác: Trường Mẫu Gíao Mỹ Hiệp
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên dạy lớp lá 2
- Trình độ chun mơn: ĐHSP Mầm Non
- Lĩnh vực cơng tác: Chun mơn
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
- Tình hình đơn vị: Trường mẫu giáo Mỹ Hiệp gồm có 27 thành viên, trong đó: 1 Hiệu
trưởng, 1 Phó hiệu trưởng, 1 kế tốn, 1 y tế học đường, 1 văn thư + thủ quỷ, 4 cấp
dưỡng, 1 bảo vệ và 17 giáo viên.
+ Trường có 3 điểm trường: 1 điểm chính và 2 điểm phụ: Điểm chính ở ấp Tây Hạ, xã
Mỹ Hiệp, điểm phụ 1 ở ấp Trung , xã Mỹ hiệp và điểm phụ 2 ở ấp Đông Châu xã Mỹ
Hiệp, cả 3 điểm trường điều được trang bị cơ sở vật chất khang trang tương đối đầy đủ
tiện nghi.
+ Trường có tổ chức bán trú cho 3 khối lớp: 1 lớp mầm, 3 lớp chồi và 4 lớp lá.
1. Thuận Lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu trong việc thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn.


- Do lớp ở điểm chính gần với văn phịng nên cũng có nhiều điều kiện để tham khảo ý
kiến của Ban giám hiệu trong cơng tác chun mơn để kịp thời sửa chữa hồn thành tốt
nhiệm vụ.
- Phòng học được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho nhu cầu chăm sóc giáo
dục trẻ.
- Được phụ huynh học sinh quan tâm và hỗ trợ trong hoạt động chăm sóc giáo dục cho
các cháu.
- Bản thân đạt chuẩn về chuyên môn và được đi tập huấn chương trình giáo dục mầm
non mới.
- Đa số trẻ có học qua lớp mầm chồi.
2. Khó khăn:
- Trường Mẫu giáo Mỹ Hiệp là trường ở nơng thơn, đa số phụ huynh làm vườn trồng
xồi nên rất bận rộn chưa thực sự quan tâm đến con, kinh tế cịn khó khăn nên phụ
1

1


SKKN: “Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi”
huynh chưa quan tâm đến việc học tập vui chơi của trẻ, họ đưa con em họ đến lớp với
mục đích là nhờ cơ giáo cho ăn uống ngủ nghỉ, vì vậy việc học tập vui chơi của trẻ chưa
đạt kết quả..
- Một số phụ huynh học sinh ít quan tâm đến việc học của trẻ, việc phối hợp với phụ
huynh học sinh trong cơng tác chăm sóc giáo dục cháu chưa đồng đều.
- Tên sáng kiến: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ 5-6 TUỔI
- Lĩnh vực/môn: chuyên mơn
III. Mục đích u cầu của sáng kiến.
- Giáo dục lễ giáo ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Qua giáo dục
lễ giáo với nhiều hình thức khác nhau, trẻ sẽ tiếp thu và sẽ học theo sự thể hiện của từng
nhân vật của các bài thơ, câu chuyện, hình ảnh… Biến những cái có trong bài thơ, câu

chuyện thành sự hiểu biết và tiếp xúc hàng ngày của mình, trẻ sẽ ngoan hơn, giỏi hơn.
Khi giao tiếp trẻ sẽ nói năng nhẹ nhàng, mạch lạc, có văn hóa trong các câu nói, cử chỉ,
hành động của trẻ với mọi người.
- Qua giáo dục lễ giáo, trẻ sẽ lĩnh hội được những mối quan hệ và tình cảm gia đình,
bạn bè, thầy cơ giáo trong các tác phẩm văn học và các hình ảnh có nội dung giáo dục
trẻ cao, và qua giao tiếp với bạn bè, cô giáo. Đây là phương tiện giáo dục nhằm hình
thành cho trẻ những tình cảm yêu thương gần gũi với mọi người, kính trọng, lễ phép với
người thân của mình.
- Giáo dục lễ giáo góp phần giúp cho các cháu có thể mạnh dạn tự tin hơn khi đến
trường, khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Giáo dục lễ giáo được các cháu thể
hiện qua mọi hoạt động giao tiếp hàng ngày, qua các giờ hoạt động vui chơi và học tập.
Giáo dục lễ giáo còn nhằm hình thành ở trẻ các kỹ xảo và thói quen đạo đức, thói quen
có văn hóa với người lớn, với bạn bè, thói quen nói đúng sự thật, giữ gìn vệ sinh sạch
sẽ, ngăn nắp, làm các cơng việc có ích, có thói quen cố gắng lao động.
1.Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
- Mục tiêu lễ giáo được xem là mục tiêu hàng đầu trong chương trình giáo dục mầm
non hiện nay.Tuy tuổi các cháu cịn nhỏ nhưng việc giáo dục lễ giáo cho các cháu ngay
từ đầu đời là rất quan trọng sẽ hình thành cho trẻ một thói quen, một nề nếp lễ giáo
chuẩn mực, làm tiền đề cho cháu sau này.
- Trường Mẫu giáo Mỹ Hiệp nằm ở bên xã cù lao Giêng, đời sống phụ huynh tương
đối khó khăn, số trẻ từ 2- 4 tuổi đến trường học còn thấp, trẻ 5 tuổi mới được huy động
đến trường…Tôi là giáo viên dạy lớp Lá hàng ngày tôi thường quan sát các bé trong lớp
cũng như khi đi dự giờ ở các lớp khác thông qua tất cả các hoạt động trong ngày đặc
biệt là giờ đón và trả trẻ, các em thường hay quên đi việc thưa chào khi vào lớp, quên đi
câu dạ thưa khi được người lớn hỏi, đôi khi trẻ không chào hỏi phụ huynh, thiếu đi sự
quan tâm, chia sẻ với bạn, khi bạn té vẫn dửng dưng, kĩ năng tự phục vụ bản thân còn
yếu… hoặc thậm chí có khi phụ huynh cịn khơng cho trẻ tự phục vụ và cô giáo cũng lơ
là cho qua dần dần tất cả sẽ hình thành thói quen khơng tốt ở trẻ.
2


2


SKKN: “Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi”
Qua khảo sát thực tế tại lớp tôi như sau:
- 20% trẻ gọi bạn bằng mày tao, chưa biết nhường nhịn bạn khi chơi…
-Trên 50% chưa tự giác chào hỏi người lớn, không dạ thưa khi trả lời, trả lời chưa
tròn câu. Chưa biết xin lỗi khi làm sai…
- 5% trẻ cịn chửi thề.
- 10% trẻ khơng vâng lời cơ, ba mẹ, người lớn trong gia đình…
- 15 % trẻ chưa có kỹ năng tự phục vụ, giữ gìn vệ sinh bảo vệ môi trường…
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
Qua những thực trạng “lễ giáo” trên tôi cảm nhận được chúng ta cũng có giáo dục trẻ
đó nhưng không phải giáo dục sai mà là giáo dục khơng đúng cách, từ đó làm sai lệch đi
những biểu hiện, hành vi ở trẻ.
Bên cạnh đó vì mục tiêu của giảm tỷ lệ sinh con nên số con trong mỗi gia đình ít đi,
thì trẻ ngày càng được nng chiều thái quá. Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan
trọng của giáo dục lễ giáo cho con em lứa tuổi mầm non. Thời gian đầu trẻ đến lớp với
thói quen tự do, hay nói leo, trả lời câu cụt, câu ngắn, ra vào lớp tự nhiên không theo
một nề nếp của lớp.
Người lớn chúng ta thương yêu chiều chuộng, chăm sóc cho trẻ là đúng nhưng đừng
vì vậy mà đưa trẻ lên cao, muốn gì được nấy, khơng giáo dục hay chỉ là giáo dục qua
loa các hành vi “lễ giáo” mặc cho trẻ có nghe khơng hay có thực hiện khơng, đến khi trẻ
có biểu hiện thiếu lễ phép thì người lớn chúng ta lại nhắc qua một lần cho trẻ thôi không
suy nghĩ sẽ dùng biện pháp hay giải pháp nào để giáo dục lại con em mình. Đó chính là
thực tế từ việc chăm sóc – giáo dục trẻ nhỏ ở người lớn chúng ta.
Bản thân là một giáo viên mầm non tôi luôn cố gắng trong chuyên môn, không ngừng
tiếp thu kiến thức, đổi mới phương pháp dạy học “phương pháp lấy trẻ làm trung tâm”,
phát huy tính tích cực của trẻ, phát triển tốt về mọi mặc cho trẻ đặc biệt là lễ giáo của
trẻ, ngay từ mẫu giáo phải tập cho trẻ có những hành vi lễ giáo văn hóa, có thái độ đúng

đắn đối với mọi người xung quanh. Giáo dục lễ giáo nhằm hình thành cho trẻ cở sở ban
đầu về nhân cách con người văn hóa văn minh hiện đại.
Chính vì thế việc giáo dục lễ giáo ở trẻ cịn gặp nhiều khó khăn. Có rất nhiều biện
pháp tuy nhiên vẫn chưa mang lại hiệu quả cao do mang nặng tính chất học, khơng tạo
được sự hứng thú ở trẻ vì ở độ tuổi này vui chơi là hoạt động chủ đạo, trong trị chơi trẻ
bắt đầu hình thành chú ý có chủ định và ghi nhớ có chủ định. Khi chơi trẻ tập trung chú
ý tốt hơn và ghi nhớ được nhiều hơn, trẻ tham gia với tinh thần say mê và tự nguyện.
Xuất phát từ những vấn đề trên nên tôi quyết định nghiên cứu “Một số biện pháp giáo
dục lễ giáo cho trẻ lớp lá” để giúp trẻ lớp tơi nói riêng và tất cả các cháu mẫu giáo nói
chung phát triển một cách tồn diện chẳng những về đức trí thể mĩ mà hình thành hành
vi lễ giáo ngay từ bậc mầm non.
3. Nội dung sáng kiến.
3.1. Tiến trình thực hiện:
3

3


SKKN: “Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi”
- Từ tình hình thực tế của lớp.
- Nghiên cứu tài liệu.
- Đưa ra các biện pháp áp dụng trên trẻ và phụ huynh.
- Kết quả thu được sau khi áp dụng các biện pháp.
3.2. Thời gian thực hiện: Tháng 9/2019 đến tháng 10/2020
3.3. Biện pháp tổ chức:
3.3.1.Biện pháp 1: Lập kế hoạch giáo dục lễ giáo cho trẻ.
-Xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch chủ đề, kế hoạch giáo dục hàng ngày ( mục
tiêu, kế hoạch tuần….) và tuyên truyền với phụ huynh để phối hợp.
Ví dụ: Đầu năm chúng ta sẽ lập kế hoạch để giáo dục lễ giáo cho trẻ trong 1 năm học
như sau:

Nề nếp Tháng 9:
- Lễ giáo: Đến lớp biết chào cô về nhà chào ông bà, cha mẹ.
- Biết đi vệ sinh đúng nơi qui định.
- Biết để đồ dùng các nhân đúng nơi qui định.
- Biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
THÁNG 10:
- Biết chào cô, chào ba mẹ, chào khách một cách chủ động tự giác.
- Biết gọi bạn bằng bạn
- Biết giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
- Biết chơi với bạn, không giành đồ chơi với bạn.
- Biết bỏ rác vào thùng rác, gặp rác nhặt rác bỏ vào thùng.
THÁNG 11:
- Biết nhận quà bằng hai tay, biết cảm ơn, xin lỗi.
- Trẻ biết tự phục vụ ( kê bàn ghế,tự xúc cơm ăn, xếp nệm gối…).
- Có thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể (mặt mũi, chân tay, quần áo, đầu tóc…gọn
gàng, sạch sẽ ).
- Khơng nói tục, chửi thề
THÁNG 12:
- Trẻ biết tự giác chào cô, chào ông bà cha mẹ..
- Phát biểu trọn câu, rõ nghĩa, biết hỏi và trả lời trọn câu với người lớn.
- Dọn dẹp đồ chơi, đồ dùng, bàn ghế gọn gàng sau khi chơi, học
- Có ý thức giữ vệ sinh trong và ngồi lớp
THÁNG 1:
- Có ý thức chào cơ chào khách
- Biết tự giác giúp cô giúp bạn
4

4



SKKN: “Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi”
- Chăm giơ tay phát biểu, chú ý trong giờ học.
- Trẻ có thói quen nề nếp ăn uống sạch sẽ, văn minh, lịch sự.( Ăn uống gọn gàng,
khơng nói chuyện cười đùa trong khi ăn).
THÁNG 2:
- Mạnh dạn phát biểu, diễn đạt ý tưởng
- Tham gia tích cực, sáng tạo trong các hoạt động
- Biết nhường bạn,
- Giữ gìn, bảo vệ mơi trường, có ý thức tiết kiệm.
THÁNG 3:
- Thể hiện các hành vi văn minh, đạo đức qua ứng xử lễ phép, chào hỏi người lớn.
- Mạnh dạn tự tin chủ động trong giao tiếp.
- Biết tôn trọng những người xung quanh.
- Biết tránh xa những vật dụng nguy hiểm.
THÁNG 4:
- Có hành vi, thái độ thể hiện sự quan tâm đến những người gần gũi.
- Hợp tác chia sẻ với bạn bè trong các hoạt động
- Có thói quen, kĩ năng tốt về giữ gìn sức khoẻ,vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
THÁNG 5:
- Thực hiện thời gian biểu của lớp một cách tự giác
- Tìm hiểu và làm quen với nề nếp và hoạt động ở trường tiểu học.
- Biết giữ yên lặng khi người lớn đang nói chuyện
- Biết tránh xa những nơi nguy hiểm.
Từ kế hoạch năm chúng ta triển khai lồng ghép giáo dục trong từng chủ đề và
trong các hoạt động trong ngày.
Xây dựng kế hoạch và biện pháp thực hiện chuyên đề giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu
giáo, sau mỗi tháng lên kế hoạch có yêu cầu nội dung cao hơn.
3.3.2. Biện pháp 2: Tổ chức lồng ghép giáo dục lễ giáo cho trẻ trong các hoạt động
a. Hoạt động đón trẻ - trả trẻ:
Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình trạng đạo đức của trẻ ở lớp, những

hành vi đẹp và chưa đẹp của trẻ, những phương pháp và cách thức giáo dục trẻ như thế
nào là hợp lí đồng thời tơi cũng thu thập thơng tin của trẻ khi ở nhà để từ đó giữa giáo
viên và phụ huynh sẽ thống nhất trong cách giáo dục lễ giáo cho trẻ.
Rèn luyện kỹ năng chào cô, chào ông bà, ba mẹ khi đến lớp, thân thiện với bạn bè,
nếu trẻ đến lớp khơng chào hỏi thì phải nhắc nhở và yêu cầu trẻ thực hiện lại hành vi đó.

5

5


SKKN: “Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi”

Hình ảnh: bé biết thưa cơ, thưa ơng bà, cha mẹ
b. Hoạt động học:
Lồng nội dung giáo dục lễ giáo vào các mơn học có nhiều ưu thế nhằm hình thành
cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hố như: ngồi học ngay ngắn, trả lời tròn câu,
biết dạ, thưa, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, nhường nhịn bạn, giúp đỡ bạn…
Ví dụ: Hoạt động âm nhạc: qua Nội dung các bài hát” Mời bạn ăn” , “Hoa bé
ngoan”, “ Đi học về”, “ Cháu yêu bà” giáo dục trẻ khi ăn biết mời cô mời bạn, mời mọi
người ăn, biết chăm ngoan vâng lời cô giáo, biết chào hỏi khi đi đến lớp, khi đi học về,
biết thể hiện tình u thương giúp đỡ ơng bà, người lớn.

Hình ảnh: cháu học hát “đi học về”
Hoạt động văn học: qua các câu chuyện kể, các bài thơ chúng ta sẽ hình thành cho
trẻ hành vi, thói quen lễ giáo, trẻ học tập qua những tấm gương trong các câu chuyện.
trẻ nhận biết những việc nên làm và những việc khơng nên làm…
Ví dụ: thơng qua Truyện “ Bác gấu đen và hai chú thỏ”

6


6


SKKN: “Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi”

Hình ảnh: Giờ học kể chuyện
Rèn luyện cho trẻ biết giúp đở người khác khi gặp khó khăn, biết tha thứ khi bạn đã
nhận ra lỗi, biết chào hỏi khi khách đến nhà, biết mời nước cho khách…

Hình ảnh: bé biết chào cô khi cô đến dự giờ lớp
Hoạt động thể chất: trong giờ thể dục sáng, giờ học thể dục: cô giáo giáo dục trẻ
thường xuyên tập thể dục sáng, siêng năng tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh, tăng cường
sức đề kháng, chú ý trong lúc tập không đùa giỡn xô dẩy chen lấn nhau.

7

7


SKKN: “Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi”

Hình ảnh: cháu tập thể dục cùng cơ
Hoạt động tạo hình: “vẽ chân dung cơ giáo” các con thể hiện tình cảm của mình đối
với cơ giáo ra sao? Giáo dục cháu biết u thương, kín trọng, vâng lời cơ giáo.
Hoạt động làm quen với toán: cháu biết chờ đến lượt, giữ trật tự và biết cất dọn đồ
dùng ngay ngắn gọn gàng sau khi thực hiện xong…
c. Thông qua hoạt động vui chơi:
Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi trẻ được
thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau phản ánh sinh hoạt cuộc sống của người

lớn, tôi tiến hành lồng ghép lễ giáo vào vui chơi, qua đó trẻ được đối thoại những câu
chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay, cô giáo theo dõi quan sát
lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Qua đó giúp trẻ
hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp.
Ví dụ: Trị chơi “ Khách đến nhà chơi” giúp trẻ học được qui tắc ứng xử tôn
trọng người khác.
-Trẻ đóng vai chủ nhà thì phải biết chào hỏi, mời ngồi, mời uống nước…
-Trẻ đóng vai khách thì mặc quần áo gọn gàng, chào hỏi lịch sự, vào nhà thì phải
nhẹ nhàng khơng nghịch phá…
Ví dụ : Qua trò chơi bán hàng: bán nước giải khát
Người bán hàng hỏi: - Cơ, chú uống gì ạ?
Khách hàng: ở đây có bán các loại nước gì vậy cơ.
Người bán hàng :- Dạ thưa cơ ở đây chúng tơi có bán các loại sinh tố, nước ngọt,
dừa tươi, nước cam… Cô muốn uống loại nào vậy?
- Dạ cô cho tôi ly nước cam nhé!
- Cơ ơi tính tiền đi!
Người bán hàng :- Dạ mười ngàn cô ạ!
- Cám ơn cô, lần sau mời cô ghé quán tôi nữa nhé !

8

8


SKKN: “Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi”

9

9



SKKN: “Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi”

Hình ảnh: Bé tham gia hoạt động chơi
Qua hoạt động vui chơi cháu mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếp, trong
ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình. Dần dần trẻ hết nói trống khơng,
biết nói và trả lời đầy đủ câu, biết xưng hơ chuẩn mực đối với cô và bạn.
d. Giáo dục lễ giáo ở mọi lúc mọi nơi đối với trẻ
Trong giờ chơi tự do, hay giờ lao động, hoạt động ngoài trời nếu cháu làm việc gì
sai đối với bạn, cơ giáo nhắc nhở trẻ phải biết xin lỗi cô, xin lỗi bạn, ai cho gì thì nhận
bằng hai tay và nói cháu cảm ơn cơ, chú.
Giờ chơi cơ giáo dục trẻ đồn kết với bạn bè, khơng tranh giành đồ chơi.
Giờ dạo chơi sinh hoạt ngồi trời.
Ví dụ: Tham quan nhà bếp.
Cô đàm thoại với trẻ:
Khi đi tham quan các con phải đi như thế nào?
- Khi đến gặp các cơ cấp dưỡng thì các con sẽ làm gì? (chào hỏi cơ).
- Khi đến nơi tham quan thì các con có được chạy lung tung khơng? Có được lấy
hay sờ các đồ dùng trong nhà bếp khơng? Vì sao?
- Nếu khơng có các cơ cấp dưỡng thì chuyện gì sẽ xãy ra?
- Để thể hiện tình u thương kính trọng các cơ thì các con sẽ làm gì?
Giáo dục trẻ kính trọng, u thương các cơ cấp dưỡng, ăn hết suất, không làm đổ
thức ăn, ăn xong biết để chén muỗng đúng nơi qui định…

10

10


SKKN: “Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi”


Hình ảnh: cháu cố gắng ăn hết suất ăn của mình
Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh mơi trường, vệ sinh lớp, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè,
mọi người xung quanh.

Hình ảnh: Bé giúp cơ vệ sinh lớp học

11

11


SKKN: “Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi”
Trẻ ở trường cả ngày, ngồi các hoạt động có chủ đích trẻ được chơi tự do, cơ giáo
phải là người thường xuyên quan sát trẻ khi thấy trẻ có hành vi đúng cô kịp thời động
viên trẻ. Việc giáo dục lễ giáo có thể tiến hành mọi lúc, mọi nơi.
Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ cơ ân cần và chuẩn mực trong xưng hô với bố mẹ trẻ, tập
cho trẻ đến lớp chào cơ, sau đó chào tạm biệt bố mẹ để vào lớp học.
Khi tổ chức cho trẻ ăn, cô mời trẻ và gợi ý để trẻ mời cô, mời các bạn cùng ăn cơm.
Giờ ăn phụ, quà chiều khi cô đưa cho trẻ quà, cô gợi ý để trẻ biết nói: Con cảm ơn cơ và
biết nhận quà khi người lớn cho bằng hai tay.
Khi có khách đến lớp, cô phải là người chào trước, trẻ sẽ chào theo cơ, từ đó tập cho
trẻ thói quen chào hỏi khi có khách vào lớp. Kết hợp giáo dục trẻ chào mời khách khi
đến nhà.
Tâm lý của con người thích được khen hơn là chê nhất là đối với trẻ lúc nào cũng
muốn được khen và khen nhiều. Hằng ngày vào giờ nêu gương cuối ngày trước khi cắm
cờ, cơ giáo cho trẻ tự nhận xét về mình trong ngày đó có bạn nào có hành vi lời nói hay
cơ nêu gương ra cho cả lớp. Ngồi ra, vào mỗi sáng đưa ra những tiêu chuẩn bé ngoan
về lễ giáo để trẻ thực hiện. Cuối tuần bao giờ cũng có tiết mục kể chuyện về gương tốt,
tuần nào cũng vậy không bao giờ bỏ qua.

* Lưu ý khi tổ chức giáo dục lễ giáo cho trẻ:
- Để đạt được nội dung giáo dục lễ giáo cho từng tháng thì cần áp dụng một số phương
pháp sau và tuỳ vào thời điểm, hoàn cảnh khác nhau mà chúng ta luân phiên vận dụng
như: tình huống, nêu gương, khen ngợi và chê trách, dùng tình cảm, làm gương cho trẻ
noi theo..
- Chúng ta thường xuyên nhắc nhở trẻ mọi lúc mọi nơi, rèn luyện và hình thành cháu có
phong cách nề nếp tốt trong hoạt động học tập vui chơi, ăn, ngủ…Tạo điều kiện cho trẻ
phát huy tính tích cực sáng tạo. Trẻ sai ơ chổ nào thì cho trẻ thực hiện ngay chổ đó. cần
thực hành rèn luyện cụ thể từng cá nhân trẻ sau khi đã dạy kiến thức chung cho cả lớp.
Ví dụ: khi đưa ly nước cho trẻ, trẻ quên cám ơn hay không lấy bằng 2 tay thì cơ sẽ
khơng đưa ly nước cho trẻ và hỏi : Khi cơ đưa đồ cho con thì con phải làm gì? trẻ sẽ
nhớ và thực hiện.
- Tăng cường làm và sưu tầm nhiều đồ chơi đẹp và sáng tạo trẻ mầm non
- Tiết dạy tích hợp nhẹ nhàng, dùng câu hỏi mở và đồ dùng đồ chơi phù hợp, hấp
dẫn.
- Thương u, chăm sóc, dạy dỗ trẻ, ln tạo bầu khơng khí đầm ấm, gần gũi giữa cơ và
trẻ, đúng nghĩa “cô giáo như mẹ hiền”.
- Xưng hô thân mật, âu yếm với trẻ, không xưng hô mày tao, tôi với trẻ.
- Phải công bằng vô tư, không đánh mắng, la hét làm trẻ sợ hãi.
- Tôn trọng trẻ khơng nói lấn át, hoặc cắt ngang lời trẻ.
- Khi nhờ trẻ làm việc gì cơ cũng phải cám ơn trẻ.
- Cố gắng thường xuyên trò chuyện với trẻ, khi trẻ hỏi cô phải trả lời đầy đủ, tránh trả
lời qua loa cho qua chuyện.
12

12


SKKN: “Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi”
- Cơ phải kiên trì, giúp đỡ những trẻ yếu, chậm hiểu, hay nghịch ngợm…động viên và

tạo điều kiện cho trẻ theo kịp các bạn.
- Khi trẻ có lỗi cơ phải nhẹ nhàng dỗ dành, giải thích cho trẻ biết nhận ra hành vi đúng –
sai.
3.3.3.Biện pháp 3: Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh:
Xây dựng kế hoạch và biện pháp thực hiện chuyên đề giáo dục lễ giáo cho trẻ, sau
mỗi tháng, lên kế hoạch có yêu cầu nội dung cao hơn. Góc lễ giáo thường để ngồi cửa
lớp để phụ huynh dễ nhìn, biết được kế hoạch chăm sóc của nhà trường để có hướng
nhắc nhở con cái.
Họp phụ huynh đầu năm chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm
của các bậc phụ huynh trong việc giáo dục con trẻ và phối hợp với cô giáo trong việc
xây dựng và hình thành các nền nếp lễ giáo cho trẻ. Cần thông báo cụ thể đến phụ
huynh những nội quy, quy định cụ thể của trường, lớp, thơng qua đó phụ huynh nắm bắt
để phối hợp với nhà trường đạt hiệu quả cao hơn.
Góc lễ giáo của lớp không thể thiếu, đây là biện pháp rất hữu hiệu đối với chuyên đề
lễ giáo, bởi lẽ trẻ có đặc điểm dễ nhớ nhưng lại mau quên. Nếu trẻ thường xuyên được
trực quan bằng hình ảnh những gương tốt hoặc qua thơ, truyện thì trẻ dễ tiếp thu, dễ
phân biệt việc làm nào tốt, việc làm nào xấu và dần hình thành trong trẻ những thói
quen, nền nếp lễ giáo tốt.
Ở góc này chúng ta sưu tầm những tranh ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo hấp dẫn
dán vào cho trẻ xem, kèm theo một bài thơ hay nội dung phù hợp với hình ảnh, thời
gian rảnh cho trẻ đến xem và trò chuyện để giáo dục hành vi của trẻ đối với mọi người,
mọi vật xung quanh, tranh thủ hoàn cảnh phù hợp thường xuyên đàm thoại với trẻ về
những hành vi văn minh trong giao tiếp.
Ví dụ: Cơ giáo dán lên tường bức tranh một em bé đang mời ông uống nước
hoặc một em bé tặng quà cho bà lễ phép bằng hai tay. Trẻ nhìn tranh và biết được hành
động của em bé này ngoan hay hư, nên làm theo hay không.
Mức độ khả thi: Đề tài “Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi” đã và đang áp
dụng cho lớp Lá 2 của tôi phụ trách. Tôi nhận thấy những biện pháp nêu trên rất đơn
giản, bất cứ người giáo viên nào cũng có thể áp dụng thực hiện được cho lớp mình. Nội
dung giáo dục phù hợp với tất cả trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi. Tuy nhiên tùy theo điều kiện của

từng lớp, cô giáo xây dựng kế hoạch khác nhau nhằm mang lại hiệu quả giáo dục cao
cho lớp mình.
IV. Hiệu quả đạt được
*Đối với trẻ:
- Trẻ đã ngoan hơn, lễ phép hơn, trẻ được hình thành những thói quen vệ sinh văn
minh, biết chào hỏi khi có khách đến, biết trao nhận bằng hai tay, biết quan tâm giúp đỡ
bạn bè, cơ giáo, ba mẹ, khơng nói tục, đánh bạn, kính trọng cơ giáo và người lớn, biết
trung thực thật thà, yêu mến tất cả mọi người xung quanh và yêu quê hương đất nước.

13

13


SKKN: “Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi”
- Sau khi tôi áp dụng các biện pháp trên vào trẻ lớp tơi thì chất lượng giáo dục về lễ
giáo tăng lên rõ rệt đó là điều làm tơi phấn khởi, yêu nghề, yêu trẻ càng nhiều. lớp tôi
đạt được kết quả như sau:
Trẻ biết chào hỏi lễ phép
Trẻ biết xưng hô lễ phép
Biết cảm ơn, xin lỗi
Biết giữ gìn, cất, sắp xếp đồ chơi theo quy định
Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh mơi trường
Biết nhường nhịn giúp đỡ bạn
Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp

90,1%
86,4%
82%
90,1%

82%
77,3%
90%

* Đối với giáo viên:
- Bản thân tôi được trao đổi kiến thức và kinh nghiệm dạy trẻ qua các môn học, các
hoạt động, được phụ huynh và các đồng nghiệp quý mến và tin yêu hơn.
- Những biện pháp tôi đã thực hiện giúp cho phương pháp giảng dạy của tôi ngày
càng hoàn thiện và nâng cao hơn. Yêu nghề yêu trẻ nhiều hơn, Tôi vận dụng sáng kiến
kinh nghiệm này để giáo dục cho các cháu mẫu giáo mẫu giáo có hành vi thói quen lễ
giáo văn minh lịch sự, hoàn thiện về nhân cách.
* Đối với phụ huynh
- Giúp phụ huynh hiểu rõ hơn khả năng giao tiếp cũng như cách phát âm của con em
mình để từ đó có thể giúp trẻ phát triển tốt hơn, sửa sai cho trẻ kịp thời trước khi trẻ vào
lớp 1.
- Phụ huynh cũng nhiệt tình, hào hứng và tích cực trong công tác phối hợp cùng giáo
viên thực hiện các biện pháp giúp trẻ phát âm đúng thơng qua trị chơi ở trường cũng
như ở nhà.
- Các bậc phụ huynh có những chuyển biến rõ rệt về lời ăn tiếng nói, về phong cách
và quan tâm ngày càng nhiều đến con em mình.
- Giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo đối với trẻ nhỏ
là quan trọng như thế nào, chúng có mức độ ảnh hưởng đối với sự hình thành nhân cách
của trẻ sau này.
- Phụ huynh cũng nhiệt tình, tích cực trong công tác phối hợp cùng giáo viên thực
hiện tốt các biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ ở trường cũng như ở nhà.
V. Mức độ ảnh hưởng:
- Đối với bản thân: Những biện pháp trên đã được thực hiện ở lớp lá 2 của trường
mẫu giáo Mỹ Hiệp nơi tôi đang công tác và đem đến kết quả tốt: đa số các cháu có nề
nếp trong học tập, cháu lễ phép hơn, biết chào cô, chào khách, đi học về chào ơng bà
cha mẹ, trả lời trịn câu, biết dạ thưa khi nói chuyện với người lớn, biết xin lỗi và cảm

ơn, luôn chủ động giúp đỡ cô và bạn, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh mơi trường
chung,… . Vì thế, tơi mạnh dạn thực hiện trong những năm học tới, tôi tin rằng sáng
kiến này có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả giáo viên giảng dạy ở các lớp trong trường
14

14


SKKN: “Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi”
và có thể áp dụng rộng rãi hơn ở tất cả các trường mầm non, mẫu giáo trong huyện,
tỉnh.
- Đối với học sinh:
+ Biết vâng lời, giúp đỡ bố mẹ, cơ giáo những việc vừa sức.
+ Cố gắng tự hồn thành công việc được giao
+ Biết biểu lộ cảm xúc:vui ,buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ
+ Biết an ủi, chia vui với người thân và bạn bè
+ Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép.
+ Thích chăm sóc cây, con vật quen thuộc.
+ Biết nhắc nhở người khác giữ gìn và bảo vệ mơi trường.
VI. Kết luận
“Trẻ em như một trang giấy trắng, chúng sẽ là những tác phẩm hay hoặc dở điều phụ
thuộc vào những gì bạn viết lên trang giấy ấy”, và hiểu được điều đó tơi là một giáo
viên mầm non luôn ý thức được tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo cho các cháu
ngay từ nhỏ là rất quan trọng, bởi thế tơi ln tìm mọi biện pháp tốt nhất để giúp các
cháu ngoan hơn, lễ phép hơn, có nề nếp trong mọi hoạt động, biết quan tâm giúp đỡ mọi
người xung quanh, đặc biệt là có hành vi đúng chuẩn mực về đạo đức từ đó trẻ có thói
quen vệ sinh văn minh lịch sự, biết tự giác chào hỏi lễ phép, muốn phát biểu phải giơ
tay, nói chuyện phải dạ thưa...
Trên đây là “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi”. Rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của Ban Giám Hiệu và các bạn đồng nghiệp để tơi có thể học

hỏi, trao dồi thêm nhiều kiến thức và rút ra được những kinh nghiệm trong hoạt động
chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn.
Tôi xin cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.

Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến

Người viết sáng kiến

LÊ THỊ LỤA

15

15


SKKN: “Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi”

MỤC LỤC
I.

Sơ lược lý lịch tác giả ………………………………………....Trang 1

II. Sơ lược về đặc điểm tình hình đơn vị ………………………..Trang 1-2
1. Thuận lợi
2. Khó khăn

III.

-


Tên sáng kiến

-

Lĩnh vực
Mục đích u cầu của sáng kiến……………………………........Trang 2

1/ Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến………………..Trang 2-3
2/ Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến …………………………….Trang 3
3/ Nội dung sáng kiến………………………………………………Trang 11-12
3.1.Tiến trình thực hiện
3.2. Thời gian thực hiện
3.3. Biện pháp tổ chức
3.3.1. Biện pháp 1
3.3.2. Biện pháp 2
3.3.3. Biện pháp 3
IV.

Hiệu quả đạt được ………………………………………………Trang 12-13

V.

Mức độ ảnh hưởng………………………………………………Trang 13-14

VI.

Kết luận……………………………………………………….….Trang 14

16


16


SKKN: “Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi”

17

Người viết: Lê Thị Lụa
Chức vụ: Giáo viên
Lĩnh vực: Chuyên
môn
17
Đơn vị: Trường Mẫu giáo Mỹ Hiệp



×