Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

CAC NHAN t NH HNG DN s BIN DNG c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.4 KB, 10 trang )

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA ĐỒNG
YÊN NHẬT BẢN
Đồng YÊN là đồng tiền được lưu hành rộng rãi nhất sau đồng tiền USD và
EUR. Mặc dù nhu cầu cao phải nhập khẩu gần như tất cả các mặt hàng, nhưng
Nhật Bản nhanh chóng trở thành nước xuất khẩu lớn nhất trong ngành công
nghiệp, tiêu biểu là các thương hiệu Sony, Hitachi, Honda, Nissan và Toyota. Vì
vậy, mà nền kinh tế Nhật Bản luôn gắn liền với các cơ sở sản xuất. Là một nước
xuất khẩu nên nhu cầu về đồng YÊN khi phải trả các hàng hóa và dịch vụ được
cung cấp bởi các cơng ty Nhật Bản cũng khá cao. Cùng tìm hiểu các yếu tố ảnh
hưởng tới tỷ giá hối đoái của cặp tiền tệ phổ biến USD/YÊN.
Sau 1971 với sự sụp đổ của chế độ tiền tệ Bretton Woods, quan hệ tiền tệ
giữa các nước được thả nổi, điển hình là ở các nước tư bản, trong đó có Nhật Bản.
Với cơ chế này, tỷ giá hối đoái của các nước biến động hàng ngày, hàng giờ trên thị
trường do ảnh hưởng của nhiều nhân tố như lạm phát, lãi suất ở các nước, tình hình
kinh tế - chính trị - xã hội... Mặt khác, tiền tệ có thể coi là một mặt hàng có giá trị,
vậy về bản chất nó giống như bất kỳ một loại mặt hàng nào trong nền kinh tế, tức
là sẽ vận động theo quy luật cung-cầu. Tuy nhiên cần nhấn mạnh ngay rằng xét về
phạm vi ảnh hưởng tỷ giá hối đoái bao giờ cũng được coi là loại giá quốc tế, và
mốc thời gian từ năm 2008-2017 kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu là
mốc thời gian thế giới cũng như Nhật Bản có rất nhiều biến động về mọi mặt kinh
tế, chính trị, xã hội nên tỷ giá hối đoái đồng Yên Nhật bị tác động bởi nhiều nhân
tố cùng một lúc chứ không phải bởi một nhân tố chủ yếu nào
1. Chính sách kinh tế vĩ mơ của chính phủ Nhật Bản
Trải qua hơn “Hai thập kỷ mất mát”, chính phủ Nhật Bản vẫn ln phải
gồng mình để đồng n hạ giá, ngăn ngừa mối nguy giảm phát, thực hiện mọi
phương pháp để đạt mục tiêu lạm phát 2-3%/ năm. Do đó, có thể nói chính sách
kinh tế vĩ mơ của chính phủ ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự biến động tỷ giá hối đoái
của đồng Yên so với đồng USD.
Về mặt chính sách điều hành, khi cựu thủ tướng Koizumi lên nắm quyền
năm 2001, chính phủ Nhật mới thực sự tiến hành tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
một cách triệt để. Cho đến nay các nhà kinh tế vẫn chưa biết rõ tái cấu trúc hay




QE, hay quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế tồn cầu giai đoạn 2000-2006, là
ngun nhân chính dẫn đến sự phục hồi của Nhật bản.
Năm 2006, Ngân hàng Trung ương Nhật ngừng áp dụng chính sách nới lỏng
định lượng (tăng cung tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở). Có điều khi nền
kinh tế Nhật bắt đầu phục hồi và lạm phát xuất hiện trở lại đầu năm 2007 thì nước
Nhật một lần nữa khơng may khi nước Mỹ rơi vào khủng hoảng, rồi tiếp theo
khủng hoảng nợ công châu Âu và cả thế giới rơi vào suy thoái. Đến thời điểm này
Nhật đã chính thức rơi lại vào suy thoái và giảm phát cũng đã quay trở lại. Ngân
hàng Nhật (BoJ) phải cắt lãi suất xuống 0.3% và chính phủ Nhật cũng chuẩn bị cho
gói cứu trợ mới. Tuy nhiên điều kiện kinh tế thế giới hiện tại và sự lên giá của
đồng YÊN là một trở ngại lớn cho giải cứu hiện tại của Nhật. Ngày 12/12/2008,
Chính phủ Nhật Bản đưa ra kế hoạch kích thích kinh tế bổ sung trị giá 23.000 tỷ
YÊN (242 tỷ USD) để giải quyết khó khăn thị trường việc làm ; ngày 29/12/2008,
thông qua ngân sách kỷ lục 88.500 tỷ YÊN (980 tỷ USD) dành cho tài khoá năm
2009 (bắt đầu từ 4/2009). Vào tháng 12/2012, thủ tướng Shinzo Abe (người từng
nắm giử chức vụ Thủ tướng trong giai đoạn 2006-2007) lên nắm quyền và cam kết
sẽ làm hồi sinh kinh tế Nhật Bản. Ơng đề ra chương trình “ba mũi tên” mang tên
Abenomics bao gồm nới lỏng tiền tệ, củng cố tài khóa và tái cấu trúc nền kinh tế.
Trong đó mũi tên thứ nhất là mũi tên tác động trực tiếp tới tỷ giá hối đoái đồng
YÊN.
- Mũi tên thứ nhất là chính sách tiền tệ hay cịn gọi là chính sách nới lỏng tiền tệ là
giảm giá đồng YÊN so với đồng USD và tiền tệ của các đối thủ xuất khẩu ở Châu
Á như Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc. Vào tháng 12/2012, tỷ giá đồng
YÊN/USD rơi vào khoảng 75,1. Cho đến giữa năm 2014, tỷ giá đã giảm xuống
100,1, rồi tụt mạnh nữa xuống 120,1 vào cuối tháng 12/2014. Ngày 2/10/2016 tỷ
giá đồng YÊN/USD ở quanh mức 101,321 (đồng YÊN đang mạnh so với đồng
USD).
- Mũi tên thứ hai là chính sách tài khóa. Chính sách này bao gồm việc giảm thuế và

chi tiêu công nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng.
- Mũi tên thứ ba là tái cấu trúc nền kinh tế được bảo hộ quá mức và bị nhiều luật lệ
kìm hãm của Nhật Bản.


Vào tháng 4/2013 thống đốc NHTW Nhật Bản Haruhiko Koruda đã công bố
rằng cơ quan này đặt mục tiêu đạt được tỷ lệ lạm phát là 2% trong vòng 2 năm
thơng qua biện pháp mở rộng định tính và định lượng tiền tệ (QQME). Quy mơ của
mục tiêu chính sách tiền tệ mới, tiền cơ sở, sẽ được tăng gấp đơi từ 138 nghìn tỷ
N (cuối năm 2012) lên 270 nghìn tỷ N (cuối năm 2014), khơng phụ thuộc
vào xu hướng của lãi suất. Phần đóng góp của tiền cơ sở vào GDP, vốn đã cao chưa
từng thấy, cũng sẽ tăng gấp đôi nhờ biện pháp này, lên gần 60% trong tương lai.
Trên toàn cầu, tỷ lệ tiền cơ sở trên GDP cho tới năm 2007 cịn ở mức thơng thường
là từ 5 đến 10%. Điều này cho thấy Ngân hàng trung ương Nhật Bản đang bước
vào một lĩnh vực chính sách tiền tệ mới. Việc mở rộng khối lượng tiền tệ đã và
đang được thực hiện thông qua việc mua trái phiếu chính phủ Nhật Bản, bao gồm
cả trái phiếu có kỳ hạn dài từ 6 đến 8 năm, nhằm tạo ảnh hưởng về mặt định tính
lên lãi suất trên thị trường vốn trong dài hạn.
Với chính sách này, Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã theo đuổi mục tiêu
đẩy lãi suất trong dài hạn xuống thấp, gây ảnh hưởng tích cực lên sự tiến triển của
tài sản thực và gây ảnh hưởng tiêu cực tới tỷ giá hối đoái của đồng yen. Theo cách
này, Ngân hàng muốn tăng cường nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế và phá vỡ những
triển vọng giảm phát của các thực thể kinh tế. Giá cả cao hơn, tiền lương cao hơn,
nhiều đầu tư hơn và mua nhiều hơn hàng hóa tiêu dùng sẽ xuất hiện ở cuối chuỗi
hiệu ứng. Những lỗ hổng về nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế sẽ được đóng lại.
Sau hai năm thực hiện chính sách kinh tế với tên gọi Abenomics, một sự
phục hồi bền vững cho nền kinh tế Nhật Bản vẫn chưa diễn ra. Trong đó, chính
sách tiền tệ và tài khóa ban đầu đã có một khởi đầu tuyệt vời. Tuyên bố của Thống
đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản Kuroda về sự thay đổi trong chính sách tiền
tệ khơng phải là khơng có hiệu quả, đặc biệt khi chính phủ và quốc hội đã thông

qua hai ngân sách bổ sung. Ngay lập tức chứng khoán tăng điểm, kỳ vọng kinh
doanh được cải thiện, lợi tức trái phiếu giảm và đồng yen liên tục mất giá. Nhờ vào
mức tăng mạnh mẽ trong tiêu dùng, xây dựng căn hộ và đầu tư công, GDP năm
2013 đã tăng lên mức 1,6%. Tiến triển kinh tế theo hướng tích cực này đạt mức cao
nhất vào quý 1 năm 2014. Người tiêu dùng lúc đó đã đẩy mạnh việc mua hàng hóa
tiêu dùng, do việc tăng thuế tiêu dùng từ 5% lên 8% sắp được áp dụng. Kết quả là
nền kinh tế đã tăng trưởng 2,4% so với quý trước. Nhưng sau khi thuế tiêu dùng
tăng vào ngày 1/4/2014, tiêu dùng cá nhân và tăng trưởng đã sụt giảm. Trong hai
quý tiếp theo, nền kinh tế tăng trưởng ở mức âm, và Nhật Bản lại rơi vào suy thoái


trong thời gian ngắn. Tính trong cả năm 2014, GDP có thể giữ được mức của năm
2013 theo các số liệu thống kê ban đầu của Văn phòng nội các. Xu hướng giá cả
giảm phát có thể được phá vỡ vẫn cịn là điều hồn tồn chưa rõ ràng. Tuy nhiên,
tỷ lệ lạm phát được đo theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lại ở mức tích cực nhờ vào
chính sách mở rộng khối lượng tiền tệ; vào tháng 4/2014 lạm phát tăng lên mức
đỉnh là 2,1%. Nhưng sau đó, do lạm phát lại giảm và vì vậy sự tín nhiệm dành cho
Ngân hàng trung ương Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng, Thống đốc Kuroda thấy cần
thiết phải tăng cường hơn nữa tăng trưởng khối lượng tiền tệ. Ngày 31/10/2014,
ông tuyên bố mở rộng phần đóng góp của tiền cơ sở trong GDP từ 70% lên 75%
tới cuối năm 2015. Để đạt được mục tiêu này, Ngân hàng trung ương hứa hẹn sẽ
tăng khối lượng mua hàng năm trái phiếu chính phủ có kỳ hạn dài từ 50 nghìn lên
80 nghìn tỷ yen cũng như hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp thị trường chứng khoán và
bất động sản. Giống như vào đầu năm 2013, chính sách tiền tệ mở rộng đã có ảnh
hưởng trực tiếp mạnh mẽ lên các thị trường tài chính: lợi tức giảm xuống gần 0%,
chứng khoán tăng trở lại và đồng yen tiếp tục mất giá. Nhưng với giá dầu sụt giảm,
tỷ lệ lạm phát trượt trở lại mức âm - ở mức 0,4% vào tháng 12/2014. Lần này, nền
kinh tế thực tỏ ra không bị ảnh hưởng, do trước hết thiếu những lực đẩy về tài
khóa. Các hộ gia đình cá thể rõ ràng thiếu sức mua để phục hồi tiêu dùng. Tiền
lương thực đã giảm lần nữa vào năm 2014, trong khi tiền lương danh nghĩa trong

cả năm hầu như không tăng hoặc tăng rất ít trong bối cảnh lạm phát tăng nhẹ trở
lại. Ngoài ra, đồng yen mất giá và lãi suất tiền gửi tiết kiệm giảm. Với những điều
kiện này, trước hết chưa thể nhận định là tiêu dùng sẽ tăng trở lại.
Gần ba thập kỷ qua chính phủ Nhật Bản liên tục thay đổi các chính sách để
kiểm sốt và điều hành nền kình tế qua đó đã làm thay đổi giá của đồng Yên. Trong
đó phải nhấn mạnh đến sự kiểm sốt của chính phủ đối với Ngân hảng trung ương
Nhật Bản và vai trò quản lý của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ).
2. Lãi suất ngân hàng trung ương Nhật Bản và lãi suất giữa các nước
a) Lãi suất ngân hàng trung ương Nhật Bản(BOJ)
Đây là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng nhiều đến giá đồng YÊN Nhật.


Biểu đồ 1. Lãi suất Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) trong 10 năm qua
Trước những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế ngày 11/07/2006 lần đầu tiên
sau nhiều năm, BOJ đã tăng lãi suất cơ bản lên 0,25%. Tiếp theo, do những dấu
hiệu cho thấy tình hình kinh tế tăng trưởng ổn định, từ tháng 21/2/2007, Ngân hàng
Nhật Bản nâng lãi suất chính sách (lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng không
cần thế chấp) lên 0,5% và đã có nhiều nhận định rằng Nhật Bản đã thật sự thốt
khỏi tình trạng lãi suất gần 0%. Tuy nhiên, vào hơm 31/10/2008, sau 7 năm, lãi
suất chính sách của Nhật Bản lại được cắt giảm. Do ảnh hưởng nghiêm trọng từ
cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu Lehman Bros. Mức cắt giảm là 0,3 phần trăm,
làm cho lãi suất xuống còn 0,2%. Đồng thời, lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng
Nhật Bản cho các ngân hàng thương mại cũng được giảm 0,25% xuống còn 0,5%.
Việc cắt giảm cả 2 lãi suất này có hiệu lực ngay. Sau đó, giữa tháng 12, lãi suất
chính sách lại giảm tiếp xuống cịn 0,1%. Ngồi ra, từ tháng 11/2008 đến tháng
3/2009, Ngân hàng Nhật Bản sẽ tạm thời giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 0,3% xuống
còn 0,1% để tăng mức thanh khoản cho các ngân hàng thương mại. BOJ đã duy trì
liên tục lãi suất cơ bản đồng YÊN ở mức 0-0,1%/năm từ tháng 12/2008 đến đầu
năm 2016. Và tiếp túc nới lỏng hơn nữa các chính sách tiền tệ. Ngày 29/01/2016
BOJ công bố sẽ áp dụng mức lãi suất âm 0,1%, như một biện pháp nới lỏng tiền tệ

mới nhằm nỗ lực khắc phục tình trạng giảm phát trong bối cảnh nền kinh rế Nhật
Bản đáng đối mặt với suy thối nền kinh tế tồn cầu bất ổn. Đây là lần đầu tiên
BOJ áp dụng mức lãi suất âm, biện pháp này đã có hiệu lực vào ngày 16/02/2016.


Đến cuối năm tài khoá 2016 (03/2017) BOJ đã quyết định vẫn giữ nguyên lãi suất
trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở mưc khoảng 0% cũng như tỷ lệ lãi suất âm
0,1% đối với một số khoản tiền gửi ngân hàng thương mại.
Dù mức lãi suất ở Nhật Bản thay đổi không nhiều và dao động cũng không
lớn trong nhiều năm qua những bất kì một động thái nào của BOJ về lãi suất cũng
sẽ ảnh hưởng đến giá đồng YÊN trong các thời điểm nhất định.
Ví dụ: Trong phiên giao dịch ngày 29/01/2016, đồng USD và đồng EUR cùng tăng
giá lên mức 120,70 YÊN đổi 1 USD và 131,60 YÊN = 1 EUR từ mức 118,82
YÊN/USD và 130,00 YÊN/EUR, số liệu thống kê được ghi nhật tại New York. Lúc
này giá của đồng YÊN đã xuống thấp nhất trong năm 2016. Nguyên nhân là do
ngày 29/01/2016 BOJ đã gây bất ngờ với quyết sách áp dụng lãi suất âm để ngăn
chặn mối nguy giảm phát.
b) Lãi suất giữa các nước
Giá trị hiện thời của đông YÊN Nhật cũng chịu ảnh hưởng khá lớn từ lãi suất
cơ bản tại Mỹ. Sự chênh lệch giữa lãi suất cơ bản ở Mỹ so với lãi suất cơ bản tại
Nhật Bản cũng là nguYÊN nhân chủ yếu gây ra sự biến động về tỷ giá giữa hai
đồng tiền mạnh này. Nếu các điều kiện và môi trường kinh doanh của các nước là
tương đương nhau, nước nào có lãi suất ngắn hạn cao hơn thì vốn ngắn hạn sẽ chảy
vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do dó sẽ làm cho cung ngoại hối
tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi, tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống. Khi Nhật Bản liên
tục giữ mức lãi suất dao động 0 - 0,1% thậm chí là -0,1% và lãi suất cơ bản Mỹ
liên tục cao hơn so với Nhật Bản, thì đồng YÊN Nhật giảm giá. Về mặt lý thuyết là
như vây, thực tế cũng đã chứng minh giá trị hiện thời của đồng Yên liên quan nhiều
đến lãi suất cơ bản tại Mỹ. Điển hình, giá đồng Yên xuống thấp liên tục trong năm



2005.

Biểu đồ 2. Tỷ giá hối đoái JPY/USD năm 2005
Năm 2005, khi mà BOJ vẫn cố định lãi suất 0%, cùng lúc đó cục dự trữ liên
bang Mỹ (FED) lại liên tục tăng lãi suất đến 8 lần, mỗi lần 0,25%, từ mức 2,25%
đầu năm lên tới 4,25% cuối năm. Chính sự chênh lệch lớn giữa lãi suất cơ bản của
Mỹ và Nhật Bản đã làm cho đồng Yên Nhật xuống giá, từ 103,34 JPY/USD đầu
năm giảm xuống còn 118,46 JPY/USD cuối năm. Giảm 15,12 JPY/USD. Việc này
được lí giải: Khi lãi suât của Mỹ tăng liên tục ăng cao nó đã thu hút dịng vốn đầu
rư từ bên ngồi chảy vào Mỹ để hưởng tỷ suất lợi tức cao hơn so với các khu vực
khác giúp cho đồng USD mạnh hơn, Đồng thời dòng vốn ra của Mỹ cũng đã có xu
hướng giảm bớt vì các nhà đầu tư trong nước tìm thấy cơ hội lợi nhuận lớn hơn tại
chính thị trường trong nước và điều này càng củng cố thêm giá trị của đồng USD
so với các đồng tiền khác trong đó có đồng n Nhật. Cịn khi lãi suất của Nhật ở
mức quá thấp 0% đã khuyến khích các nhà đầu từ vay bằng đồng Yên Nhật, rồi sau


đó đầu tư vào những lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao hơn. Điều này đồng nghĩa với
việc Yên sẽ bị bán ra với số lượng lớn và do đó sẽ bị mất giá.
Tuy nhiên, tại khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, lý thuyết này khơng cịn
đúng khi áp dụng với đồng Yên, khi lãi suất cơ bản của Mỹ (0,25%) và Nhật Bản
(0-0,1%) không chênh lệch quá nhiều, và nền kinh tế thế giới nói chung, kinh tế
Nhật Bản nói riêng có nhiều biến động.
3. Thảm hoạ động đất sóng thần
Ngày 11/3/2011, trận động đất và sóng thần kinh hồng tấn cơng vùng Đơng
Bắc Nhật Bản khiến hơn 18.000 người chết và mất tích, gây ra sự cố hạt nhân tồi tệ
nhất thế giới kể từ sau thảm họa hạt nhân Chernobyl ở Ukraine năm 1986. Sau
thảm họa kép, cả thế giới khâm phục trước một Nhật Bản kiên cường vượt lên nỗi
đau và sự phục hồi thần kỳ ở những khu vực bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, bên cạnh

những hình ảnh và con số đầy lạc quan thì Chính phủ và người dân Nhật Bản vẫn
cịn phải đương đầu với mn vàn những khó khăn và thách thức do những hậu
quả nặng nề mà cơn sóng thần đã để lại. hông chỉ là những vết thương hữu hình,
thảm họa kép cịn để lại những hệ quả lâu dài chưa thể khắc phục được trong một
sớm một chiều đối với xã hội và kinh tế Nhật Bản.
Cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ tại Fukushima 1 gây chia rẽ dư luận Nhật
Bản, tác động mạnh mẽ tới đời sống chính trị tại đất nước vốn gặp nhiều biến động
trên chính trường này. Sự ra đi của đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) cuối năm 2012
là câu trả lời của cử tri cho những vấn đề ngổn ngang và bế tắc trong chính sách
kinh tế-xã hội của nước Nhật mà một phần trong những bế tắc đó xuất phát từ gánh
nặng tài chính, cơng tác khắc phục sự cố hạt nhân và xử lý hậu quả sau thảm họa
kép.
Trong bối cảnh chính giới và dư luận vẫn cịn những ý kiến trái chiều xung
quanh việc có nên tiếp tục sử dụng năng lượng hạt nhân hay khơng, tồn bộ 48 lò
phản ứng thương mại ở Nhật Bản vẫn đang ngừng hoạt động và Tokyo vẫn nỗ lực
duy trì dịng chảy điện năng ni dưỡng nền kinh tế bằng các nguồn năng lượng
thay thế mà chủ yếu là nhiệt điện với chi phí nhập khẩu cao ngất ngưởng.


Lự
c lượng cứu trợ Nhật Bản nỗ lực khắc phục hậu quả động đất-sóng thần. (Nguồn:
AFP/ TTXVN)
Theo báo cáo sơ bộ ra ngày 10/3, thâm hụt tài khoản vãng lai của Nhật Bản
lên tới 1.589 tỷ yen. Trong khi xuất khẩu của Nhật Bản tăng 16,7% lên mức
5.516,7 tỷ yen nhờ đồng yen giảm giá thì nhập khẩu lại tăng tới 30,3% so với năm
2013 lên mức 7.862 tỷ yen do Tokyo phải tăng nhập khẩu dầu thơ và khí đốt để bù
đắp cho cơn khát năng lượng vì các nhà máy điện hạt nhân đóng cửa. Theo tính
tốn, Nhật Bản phụ thuộc vào nhập khẩu từ bên ngoài mà trong đó chiếm hơn 90%
là nhu cầu về năng lượng. Năng lượng là bài tốn hóc búa nhất đối với Chính phủ
Nhật Bản và là trở ngại lớn nhất khiến chiến lược ba mũi tên của Thủ tướng Abe,

nhằm đưa kinh tế Nhật thoát khỏi gần hai thập kỷ giảm phát, chưa thể phát huy hết
hiệu năng của nó.
Phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Ngân sách Thượng viện sáng 11/3,
Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định “sẽ tái khởi động (các lò phản ứng) đã được Cơ
quan pháp quy hạt nhân khẳng định an toàn bằng những tiêu chuẩn khắt khe đồng
thời nỗ lực để nhận được sự cảm thông của người dân địa phương.” Bên cạnh bài


tốn năng lượng, chi phí khắc phục hậu quả của thảm họa kép là gánh nặng tài
chính lâu dài cho kinh tế Nhật Bản.
Trong khoản ngân sách bổ sung 5.500 tỷ yen cho tài khóa 2013, Tokyo dành
3.130 tỷ yen thúc đẩy hoạt động tái thiết thời kỳ hậu động đất, sóng thần, và các
biện pháp ngăn chặn thảm họa. 80,5 tỷ yen dành cho xử lý phóng xạ tại khu vực
gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 trong khi chỉ có một phần nhỏ cịn lại
là dành cho các chính sách kích thích kinh tế và an sinh xã hội khác. Việc tháo dỡ
Nhà máy Fukushima 1 sẽ là câu chuyện kéo dài hàng thập kỷ trong khi những hệ
quả của sự cố vẫn còn gây đau đầu cho những người trong cuộc.
Rõ ràng thảm hoạ kép động đất sóng thần hạt nhân đã ảnh hưởng khơng nhỏ
đến cán cân thương mại Nhật Bản. Việc Nhật Bản chuyển từ thặng dư thương mại
dài hạn sang thâm hụt thương mại là một nhân tố lớn kiểm soát sức mạnh của đồng
Yên. Thảm họa này khiến xuất khẩu của Nhật giảm mạnh, trong khi nước này phải
nhập khẩu thêm nhiều xăng dầu. Đồng Yên khiến Nhật Bản mất nhiều tiền hơn cho
hoạt động nhập khẩu, nhưng lại đem đến những lợi ích cho tăng trưởng kinh tế của
nước này. Ông Richard Koo, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Viện Nghiên cứu
Nomura đã nhận xét rằng: “Thật khó để nói mức tỷ giá nào là hợp lý”.
4. Tình hình kinh tế - chính trị thế giới




×