HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THƠNG & VĂN HĨA ĐỐI NGOẠI
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MƠN: ỨNG DỤNG NGOẠI GIAO VĂN HĨA
Đề tài: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA
CỦA TỈNH LẠNG SƠN TRONG 10 NĂM QUA ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỊA
PHƯƠNG.
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Thanh Bình
Sinh viên thực hiện: Đào Thùy Linh
Mã sinh viên: TT46B-049-1923
Hà Nội, Tháng 12/2021
MỤC LỤC
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
3
Lý do chọn đề tài
3
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4
2.1. Mục đích nghiên cứu
4
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4
Đối tượng nghiên cứu
4
Phương pháp nghiên cứu
4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
6
Cơ sở lý luận
6
1.1. Khái niệm văn hóa
6
1.2. Khái niệm Ngoại giao văn hóa
6
1.3. Khái niệm Thương hiệu địa phương, Thương hiệu quốc gia
7
2. Cơ sở thực tiễn
8
CHƯƠNG II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
11
Tổng quan về tỉnh Lạng Sơn
11
Lợi thế các thủ pháp văn hóa, cơng cụ văn hóa, con đường văn hóa trong ngoại giao văn
hóa nhằm xây dựng thương hiệu mỗi địa phương
12
2.1. Âm nhạc trong văn hóa
12
2.2. Ẩm thực trong văn hóa
17
2.3. Lễ hội trong văn hóa
21
Phân tích thành tựu và hạn chế của việc sử dụng Ngoại giao văn hóa của tỉnh Lạng Sơn
trong 10 năm gần đây
25
3.1. Thành tựu
25
3.2. Hạn chế
26
Đề xuất khuyến nghị, giải pháp đẩy mạnh việc sử dụng Ngoại giao văn hóa trong thực tiễn
để xây dựng thương hiệu tỉnh của tỉnh Lạng Sơn
28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
31
1
2
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo
quyết định số 208/2011/QĐ-TTg, ngày 14/2/2011 nêu quan điểm: “Ngoại giao văn hóa cùng với
ngoại giao kinh tế và ngoại giao chính trị là ba trụ cột của nền ngoại giao toàn diện, hiện đại Việt
Nam. Ba trụ cột này gắn bó, tác động lẫn nhau, góp phần thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng
và Nhà nước. Ngoại giao chính trị có vai trị định hướng, ngoại giao kinh tế là nền tảng vật chất
và ngoại giao văn hóa là nền tảng tinh thần của hoạt động đối ngoại”. Song song với đó, Văn
kiện Đại hội XIII nêu rõ: “Tổ chức tốt công tác thông tin đối ngoại tuyên truyền, quảng bá hình
ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam ra thế giới”.
Từ sau khi đất nước được hồn tồn giải phóng năm 1975, nhất là từ khi tiến hành công
cuộc đổi mới đất nước năm 1986, chúng ta đã nỗ lực xây dựng đất nước, thay đổi nhận thức của
thế giới về Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực xây dựng thông điệp quốc gia, thể hiện
những giá trị cốt lõi của đất nước trong sự chuyển động không ngừng của thế giới.
Thương hiệu của một quốc gia thường được nhìn nhận ở sáu khía cạnh nổi bật: Dân số/con
người; văn hóa; du lịch; xuất khẩu; sự minh bạch trong quản trị của chính phủ; sự hấp dẫn về đầu
tư và nhập cư. (Theo Marco Casanova - người sáng lập Tổ chức tư vấn toàn cầu về Thương hiệu
quốc gia và định vị thương hiệu) Những yếu tố nền tảng kể trên đang đưa Việt Nam trở thành
một trong những điểm đến hấp dẫn về thu hút đầu tư, du lịch khám phá văn hóa đặc sắc, cảnh
quan thiên nhiên... trong thời gian tới. Con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất để
truyền tải thông điệp về một Việt Nam hịa bình, ổn định, an tồn, thân thiện và đáng sống tới
cộng đồng quốc tế và thế giới chính là thơng qua “ngoại giao văn hóa”. Ngược lại, thơng điệp
quốc gia cũng cần tái khẳng định việc bảo vệ bản sắc văn hóa, bảo tồn di sản và sự tồn vẹn lãnh
thổ của đất nước. Khi ấy, cái tên Việt Nam sẽ trở thành một thương hiệu gần gũi và tin cậy của,
để dải đất hình chữ S có phần khiêm tốn trên bản đồ thế giới lại là miền đất được cộng đồng
quốc tế nhắc nhớ và tìm tới nhiều nhất.
Góp nên sự thành cơng của xây dựng thương hiệu quốc gia, việc xây dựng thương hiệu địa
phương cũng đang dẫn được các địa phương trên cả nước quan tâm và thực hiện một cách
nghiêm túc. Thực hiện đường lối của Đảng và chính sách đối ngoại của Nhà nước ta, trong
những năm qua, tỉnh Lạng Sơn luôn quan tâm, tích cực chỉ đạo, triển khai các hoạt động ngoại
giao văn hóa. Chiến lược ngoại giao văn hóa trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 xác định phát triển văn hóa, trong đó có cơng tác ngoại giao văn hóa là yếu tố quan trọng
trong chiến lược phát triển bền vững; đồng thời chủ động gắn cơng tác ngoại giao văn hóa với kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của tỉnh.
Là một người con sinh ra tại nơi đây, cá nhân tôi nhận thấy việc sử dụng ngoại giao văn
hóa để xây dựng địa phương tuy đã được triển khai nhưng chưa hiệu quả. Vì thế, tiểu luận này sẽ
phân tích việc sử dụng các thủ pháp văn hóa của tỉnh Lạng Sơn để thiết lập, thúc đẩy quan hệ
đối ngoại với các đối tác cần thiết nhằm thấy được vai trò hiệu quả của việc ứng dụng ngoại
giao văn hóa trong xây dựng thương hiệu địa phương.
Tiểu luận gồm 3 phần chính:
-
Luận về lợi thế các thủ pháp văn hóa, cơng cụ văn hóa, con đường văn hóa trong ngoại
giao văn hóa nhằm xây dựng thương hiệu mỗi địa phương
3
-
Phân tích thành tựu và hạn chế của việc sử dụng Ngoại giao văn hóa của tỉnh Lạng Sơn
trong 10 năm gần đây
-
Đề xuất khuyến nghị, giải pháp đẩy mạnh việc sử dụng Ngoại giao văn hóa trong thực
tiễn để xây dựng thương hiệu tỉnh của tỉnh Lạng Sơn
Cá nhân thực hiện hy vọng rằng, nội dung tiểu luận sẽ góp phần đề xuất những biện pháp
ứng dụng cho thực tiễn ngoại giao văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn cũng như đất nước Việt Nam.
2.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Chiến lược Ngoại giao văn hố góp phần hỗ trợ sự phát triển của tỉnh Lạng Sơn mà vẫn
bảo vệ được mục tiêu phát triển của đất nước.
- Tìm hiểu những ảnh hưởng của yếu tố đối với ngoại giao văn hoá tại địa phương trong bối
cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
- Đánh giá vai trò của ngoại giao văn hoá đối với việc xây dựng thương hiệu tỉnh Lạng
Sơn, những tác động tích cực và tiêu cực.
- Trên cơ sở thực trạng sử dụng ngoại giao văn hóa hiện nay, đưa ra những đề xuất phương
hướng, giải pháp nhằm góp phần nâng cao vai trị của Ngoại giao văn hóa để xây dựng
thương hiệu tỉnh Lạng Sơn và thương hiệu Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, tiểu luận đặt ra những nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
(i) Cơ sở lý luận về văn hóa và ngoại giao văn hóa
(ii) Tìm hiểu hình thức và tác dụng của một số thủ pháp văn hóa trong Ngoại giao văn hóa
của tỉnh Lạng Sơn
(iii) Tìm hiểu những khó khăn và thách thức của việc dùng các thủ pháp văn hóa trong
Ngoại giao văn hóa
(iv) Một số khuyến nghị, đề xuất giải pháp dùng văn hóa trong ngoại giao văn hóa khả
dụng, hiệu quả nhằm phát huy vai trị của Ngoại giao văn hố đối với xây dựng thương
hiệu tỉnh Lạng Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung.
4
3.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của tiểu luận là các hình thức và tác dụng của một số thủ pháp
văn hóa trong Ngoại giao văn hóa trong 10 năm qua, để xây dựng thương hiệu mỗi địa
phương và thương hiệu Việt Nam
Lấy tỉnh Lạng Sơn và Việt Nam trong quan hệ với nước láng giềng, cụ thể là Trung Quốc
làm không gian nghiên cứu.
4.
Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ hình thức và tác dụng của một số thủ pháp văn hóa trong Ngoại giao văn hóa
nhằm thiết lập, thúc đẩy quan hệ đối ngoại với các đối tác cần thiết, tiểu luận sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: phân tích, tổng hợp, hệ thống và logic. Bên cạnh đó,
phương pháp thống kê, so sánh, dự báo cũng được vận dụng nhằm góp phần hỗ trợ trong
quá trình nghiên cứu và thực hiện tiểu luận.
5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm văn hóa
Trong cuộc sống, người ta nói rất nhiều đến văn hóa: văn hóa ứng xử, văn hóa Văn Lang,...
Khái niệm văn hóa đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, theo đó cũng có những định nghĩa
khác nhau về văn hóa ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Theo UNESCO: với nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng diện
mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia
đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa khơng chỉ bao gồm nghệ thuật, văn
chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những
truyền thống, tín ngưỡng…”. cịn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống
biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có
đặc thù riêng”…1
Trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng:
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích
lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với mơi trường tự nhiên
và xã hội của mình.
Tóm lại, theo nghĩa rộng, văn hoá là tất cả sự sáng tạo của con người; theo nghĩa hẹp, văn
hoá là những khái niệm theo một lĩnh vực nào đó mà nó được gắn chữ văn hoá. Văn hoá theo
nghĩa rộng nhất bao gồm tất cả những sản phẩm vật thể và phi vật thể do con người sáng tạo ra
và mang tính giá trị. Do đó văn hố được hình thành từ khi con người biết sáng tạo. Văn hoá
gồm tất cả những sản phẩm vật chất (văn hoá vật thể) và tinh thần (văn hoá phi vật thể) do con
người tạo ra. Vậy, không không phải tất cả những sản phẩm do con người sáng tạo ra đều là văn
hoá mà chỉ những sản phẩm có chứa đựng giá trị mới được coi là văn hóa. Văn hóa chỉ con
người mới có, là một đặc trưng của con người, chỉ con người mới biết vận dụng tinh thần và lý
trí để vượt bản năng, cải thiện cuộc sống của chính mình, làm cho mối tương giao với người
khác tốt đẹp hơn, nâng tâm hồn lên khỏi những hệ lụy vật chất. Con người là một vật mang văn
hoá tiêu biểu. Các giá trị văn hố vật chất có thể mất đi, nhưng nếu con người – vật mang văn
hố cịn thì nền văn hoá vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển.
1.2. Khái niệm Ngoại giao văn hóa
Ngoại giao văn hóa là hoạt động ngoại giao gắn liền với văn hóa. Trong thời đại tồn cầu
hóa và với sự nổi trội của xu hướng “đối thoại thay cho đối đầu”, ngoại giao văn hóa được xem
là một trong 3 trụ cột chính của hoạt động ngoại giao, bên cạnh ngoại giao chính trị và ngoại
giao kinh tế. 2
Về khái niệm ngoại giao văn hóa, Cựu ngoại trưởng Mỹ George P. Shultz quan niệm rằng,
“chúng ta nhổ cỏ từ khi mới nhú, chúng ta xây dựng lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau để tạo nền
tảng vững vàng cho việc giải quyết mọi khủng hoảng phát sinh. Ngoại giao văn hóa, do vậy, là
1
Tìm hiểu về “văn hóa”, vksdanang.gov.vn,< online, truy cập
23.11.2021
2
Ngoại giao văn hóa (Cultural diplomacy),
nghiencuuquocte,< online, truy
cập 23.11.2021
6
việc gieo mầm, thông qua việc trao đổi ý tưởng và hình mẫu, mỹ học và nhận thức tâm linh, văn
hóa và nghệ thuật để tạo điều kiện cho mảnh đất ngoại giao đơm hoa kết trái.”3
Thái Lan quan niệm “Ngoại giao văn hóa là biện pháp ngoại giao nhằm quảng bá đất nước con
người Thái Lan, gồm cả lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội, văn học nghệ thuật, âm
nhạc, hội họa, thơng qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó giới thiệu ẩm thực được đặt lên
hàng đầu"". Người ta thường gọi Thái Lan là bếp ăn của thế giới cũng bắt nguồn từ nét đặc sắc
giới thiệu ẩm thực trong Ngoại giao văn hóa.
PGS. TS Lê Thanh Bình viết trong cuốn sách Văn hố đối ngoại Việt Nam trong quá trình
hội nhập quốc tế thì định nghĩa ngoại giao văn hố như sau: “Có thể hiểu ngoại giao văn hoá là
việc sử dụng các giá trị văn hố, hình thức văn hố, lợi thế văn hoá để thúc đẩy quan hệ với các
quốc gia khác, đồng thời sử dụng nội dung ngoại giao, quan hệ ngoại giao để tơn vinh giá trị văn
hố dân tộc, giao lưu, trao đổi để các quốc gia, dân tộc ngày càng hiểu biết và tôn trọng các giá
trị văn hoá và bản sắc của nhau. Các hoạt động ngoại giao trong thời gian qua của nhiều quốc gia
đã tạo dựng hình ảnh tốt đẹp về đất nước, quảng bá văn hố và ngơn ngữ của mình trên tồn thế
giới, thúc đẩy quan hệ song phương và đa phương tích cực”.
Qua những quan niệm khác nhau về “Ngoại giao văn hóa” đã nêu, có thể định nghĩa
“Ngoại giao văn hóa là một hoạt động ngoại giao đặc thù, sử dụng cơng cụ văn hóa để đạt được
các mục tiêu của ngoại giao và sử dụng ngoại giao để tôn vinh vẻ đẹp của văn hóa. Các hoạt
động ngoại giao văn hóa được thực hiện thơng qua việc áp dụng các hình thức văn hóa, nghệ
thuật bao gồm: nghệ thuật, lịch sử, tư tưởng, truyền thống văn hóa, thơng tin, ẩm thực, các ấn
phẩm văn học...”4
1.3. Khái niệm Thương hiệu địa phương, Thương hiệu quốc gia
Xây dựng thương hiệu địa phương là một thuật ngữ mới, bao trùm cả việc xây dựng thương hiệu
quốc gia, thương hiệu khu vực và thương hiệu thành phố. Đó là q trình truyền thơng hình ảnh
địa phương đến các khu vực thị trường mục tiêu, là một cơng cụ để các thành phố có thể xác
định bản thân và thu hút sự chú ý một cách tích cực trong bối cảnh đầy ứ thơng tin trên phạm vi
quốc tế. Xây dựng thương hiệu địa phương là xây dựng và phát triển một bản sắc riêng cho địa
phương đó. Do đó, thương hiệu địa phương không phải chỉ là việc xây dựng những đô thị với
những tòa nhà to lớn, những giá trị vật chất hữu hình mà chính là phải tạo ra những giá trị vơ
hình mang nhận thức tích cực về địa phương.5
Trong tiến trình tồn cầu hố và mạng lưới hố của thế giới, mỗi địa phương đều phải cạnh tranh
với các địa phương khác, bởi chúng ta đều phải cạnh tranh thu hút khách hàng, khách du lịch,
các doanh nghiệp, vốn đầu tư, thậm chí cả sự tơn trọng và quan tâm của mọi người. Các thành
3
Phạm Minh Sơn, Giáo trình Ngoại giao văn hóa, Học viện Báo chí và Tun truyền, 2017
nội dung cốt lõi của nền ngoại giao nhân dân tháng 9/2005
4
Phạm Thái Việt, Lý Thị Hải Yến, Ngoại giao Văn hóa: Cơ sở lý luận, Kinh nghiệm quốc tế và Ứng dụng. NXB
Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2004, tr.77
5
Lê Quốc Vinh, XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỊA PHƯƠNG TRONG TỔNG THỂ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ, eliteprschool.edu.vn,
< />e/> , online, truy cập ngày 15/11/2021
7
phố, các trung tâm quyền lực về kinh tế và văn hoá của các quốc gia, đang càng ngày càng phải
gia tăng sự quan tâm đến sự cạnh tranh quyết liệt, dành giật các nguồn đầu tư, nhân lực và danh
tiếng.
Về lý luận, chuyên gia thương hiệu người Anh, Simon Anholt, người đưa ra khái niệm “Nation
brand” (Thương hiệu quốc gia) vào những năm 90 của thế kỷ trước, trong một cuốn sách “Brand
New Justice: How branding places and products can help the developing world” đã dám mạnh
mẽ khẳng định “Thương hiệu quốc gia sẽ là một công cụ thực thi công lý trong thiên niên kỷ
mới” với ý nghĩa rằng nó sẽ giúp các quốc gia kém phát triển có cơ hội vươn lên trong bối cảnh
tồn cầu hóa nếu biết vận dụng đúng cách. Điều đó đã được chứng minh bằng sự càn quét của
“Korean Wave” (Làn sóng Hàn Quốc) hay gần đây là hình ảnh của đất nước Bhutan nhỏ bé
nhưng hạnh phúc nhất thế giới.
Tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng nhìn chung các độc giả đều cho rằng thương hiệu quốc
gia phải gắn liền với hình ảnh của quốc gia. Về mặt thực tiễn, từ năm 2005, Simon Anholt đã
phối hợp với GMI đánh giá và công bố xếp hạng thương hiệu quốc gia cho hơn 35 quốc gia trên
thế giới. Ông đã nghiên cứu và đưa ra xếp hạng thương hiệu quốc gia dựa trên 6 tiêu chí gồm:
văn hóa và truyền thống; xuất khẩu; du lịch; đầu tư và di trú; con người và năng lực điều hành
của nhà nước. Thương hiệu quốc gia cần được hiểu với quan điểm “xem đất nước là một sản
phẩm”. Nó là những ấn tượng, niềm tin và cảm xúc tốt đẹp mà các đối tượng bên ngoài (người
tiêu dùng, khách du lịch, nhân tài, nhà đầu tư và chính khách) dành cho một đất nước. Thương
hiệu quốc gia là một phạm trù phức tạp và đa diện bao gồm cả với những hình ảnh đặc trưng về
hàng hóa, thắng cảnh, con người, văn hóa, ứng xử chính trị của chính quyền với các vấn đề đáng
quan tâm của thế giới... vốn là những yếu tố sau đó sẽ cộng hưởng và tạo nên lịng tin, cảm xúc
và sự đồng cảm cá tính thương hiệu trong lòng các đối tượng mục tiêu.6
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Ảnh hưởng của Ngoại giao văn hóa đến việc xây dựng Thương hiệu quốc gia
Có ba cách tiếp cận chính về thương hiệu quốc gia, từ các góc độ kinh tế – kỹ thuật, văn hóa, và
chính trị – đối ngoại, trong đó cách tiếp cận từ góc độ chính trị và đối ngoại ngày càng trở nên
phổ biến hơn. Những người tiếp cận theo góc độ chính trị coi thương hiệu quốc gia là nỗ lực tập
thể của chính phủ để quản lý hình ảnh của quốc gia nhằm thúc đẩy du lịch, đầu tư và quan hệ đối
ngoại. Theo cách tiếp cận này, thương hiệu quốc gia là một cơng cụ chính trị hữu hiệu của các
quốc gia, nhất là những nước nhỏ và ở vùng ngoại vi muốn nâng cao vị thế kinh tế và cạnh tranh
với các quốc gia mạnh hơn về kinh tế, tài chính và quân sự.7
Mỗi quốc gia đều có một “thương hiệu” riêng, đều có một hình ảnh nhất định trong con mắt cộng
đồng quốc tế, dù quốc gia đó mạnh hay yếu, hiện đại hay lạc hậu, phát triển hay không phát triển.
Theo sự phát triển của lịch sử và tiến bộ của con người, hình ảnh đất nước khơng phải là bất biến
mà vẫn có thể thay đổi. Vì vậy, mỗi thời kỳ và giai đoạn phát triển của đất nước cần có chiến
lược quảng bá hình ảnh đất nước riêng và đặc thù phù hợp.
6
Lương Hà, Xây dựng thương hiệu quốc gia, lienhiephoi.soctrang.gov.vn
online, truy cập ngày
27/11/2021
7
Đặng Cẩm Tú, Vũ Lê Thái Hoàng, Xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia: Tiếp cận từ góc độ chiến lược đối
ngoại, nghiencuuquocte.org < />online, truy cập ngày 30/11/2021
8
Tạo dựng, quảng bá hình ảnh quốc gia là tổng hợp tất cả các hoạt động lý luận và thực tiễn trên
tất cả các phương tiện của đời sống nhằm ngày càng phát huy được những thế mạnh, những vẻ
đẹp của đất nước (từ điều kiện tự nhiên đến điều kiện xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, con
người,...), đồng thời khắc phục và xóa dần những nhược điểm, hạn chế của đất nước đó. Trong
đó, con người là yếu tố quan trọng, bởi mỗi người dân chính là một “sứ giả” của đất nước, có vai
trị kết nối văn hóa, thể hiện hình ảnh đẹp về đất nước trong lòng người dân nước khác.
Trong những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực triển khai các hoạt động quảng bá hình ảnh quốc gia
thơng qua các phương thức quảng bá như thông tin tuyên truyền đối ngoại; hợp tác quốc tế trong
tổ chức các sự kiện văn hóa, sản xuất các sản phẩm văn hóa; xây dựng các cơ sở, cơng trình văn
hóa, lịch sử; giao lưu văn hóa, giáo dục, trao đổi các đồn văn hóa nghệ thuật và tổ chức các hoạt
động văn hóa thơng qua cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, qua các hoạt động xúc tiến
đầu tư, thương mại. Hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với những giá trị văn hóa độc đáo,
đặc sắc trở nên gần gũi hơn đối với người dân các nước sở tại. Mối quan tâm tìm hiểu về Việt
Nam từ phía các nước trên thế giới ngày càng được khẳng định và thúc đẩy rộng rãi hơn, có
chiều sâu hơn và mang tính thực tiễn hơn. Thơng tin về Việt Nam đã được giới thiệu nhanh
chóng, hiệu quả, phù hợp với mọi đối tượng, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với người dân các nước.
Qua đó, bạn bè quốc tế, nhất là các nước có ít thơng tin về Việt Nam, có thể hiểu rõ, hiểu đúng
về Việt Nam, tin tưởng vào đường lối đổi mới, hội nhập quốc tế của Việt Nam, đánh giá đúng
những tiềm năng, lợi thế và sự đóng góp của Việt Nam vào tiến trình phát triển chung của khu
vực, thế giới.8
2.2. Ảnh hưởng của Ngoại giao văn hóa đến việc xây dựng hình ảnh thương hiệu tỉnh Lạng
Sơn
Xây dựng thơng điệp quốc gia và thương hiệu địa phương khơng cịn là câu chuyện mới trên thế
giới. Rất nhiều quốc gia đã và đang tiến hành, trong đó nhiều quốc gia xây dựng thành công
thông điệp nổi bật, ghi đậm dấu ấn trong nhận thức của người dân tồn cầu. Thơng điệp quốc gia,
thương hiệu địa phương giúp các quốc gia tăng cường sự hiểu biết, đặc biệt là sự tin tưởng lẫn
nhau, qua đó củng cố những nền tảng hợp tác trên mọi lĩnh vực, cấp độ. Ở Việt Nam, câu chuyện
xây dựng thông điệp quốc gia hay thương hiệu địa phương tuy đã có những bước đi ban đầu
nhưng vẫn cịn nhiều điều mới mẻ đối với cả chính quyền, doanh nghiệp lẫn người dân. Đây
cũng là một trong những cơ hội tiềm năng phát triển du lịch mạnh mẽ của các tỉnh ở quốc gia
Việt Nam và đặc biệt là tỉnh Lạng Sơn - một địa phương giàu bản sắc văn hóa, phong tục, tập
quán và lễ hội.
Lạng Sơn - một trong những tiểu vùng văn hóa tiêu biểu của vùng Đơng Bắc nói riêng và cả
nước nói chung, là tỉnh có bề dày lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, mảnh đất hội tụ và sinh
tồn của 7 dân tộc anh em như: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, Mơng và các dân tộc ít
người khác. Mỗi dân tộc tuy khơng hình thành nên những địa bàn định cư riêng biệt những có sự
tập trung ở một số vùng nhất định, với những bản sắc văn hóa riêng. Bên cạnh đó cũng có một số
dân tộc sinh sống hòa thuận, quây quần bên nhau tạo nên sự giao thoa văn hóa hết sức đa dạng.
Đồng thời, với vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ giao lưu văn hóa, kinh tế với Trung Quốc, điểm
8
Hoa Nguyễn, Xây dựng, quảng bá hình ảnh quốc gia trong chiến lược ngoại giao văn hóa, tapchicongsan.org.vn
< />h-anh-quoc-gia-trong-chien-luoc-ngoai-giao-van-hoa.aspx> online, truy cập ngày 30/11/2021
9
giao thoa hội tụ của nhiều nền văn hóa đã hình thành nên một diện mạo văn hóa Xứ Lạng đa
dạng trong thống nhất và mang tính đặc thù riêng của vùng.
Việc ứng dụng các thủ pháp ngoại giao văn hóa trong xây dựng thương hiệu địa phương khơng
những giúp mở rộng giá trị sản phẩm văn hóa mà cịn giúp bảo tồn, duy trì lâu bền những giá trị
văn hóa đang ngày càng bị mai một hoặc bị phá hủy bởi thời gian hay bởi sự lãng quên của
người dân bản địa. Nếu khơng có sự ứng dụng này, sản phẩm văn hóa chỉ đơn thuần có giá trị
lịch sử, nghệ thuật hay khoa học khơng có đóng góp tạo nên một bản sắc riêng của xứ Lạng, một
thương hiệu địa phương hoàn chỉnh.
10
CHƯƠNG II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan về tỉnh Lạng Sơn
Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A,
4B, 279 đi qua, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây như Cao Bằng,
Thái Ngun, Bắc Kạn, phía Đơng như tỉnh Quảng Ninh, phía Nam như Bắc Giang, Bắc
Ninh, thủ đơ Hà Nội và phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa
khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới. Mặt khác, có đường sắt liên vận quốc tế, là điều
kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học – công nghệ với các tỉnh phía Nam
trong cả nước, với Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á, châu Âu và các
nước khác… Vì thế, các thủ pháp và cơng cụ ngoại giao văn hóa ln được triển khai và
vận dụng triệt để.
Tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là đồi núi
Nền nhiệt khơng q cao là nét đặc trưng của khí hậu Lạng Sơn. Mùa đông tương đối dài
và khá lạnh. Tuy nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, nhưng khí hậu ở Lạng Sơn có nét đặc
thù của khí hậu á nhiệt đới. Độ ẩm cao (trên 82%) và phân bố tương đối đều trong năm.
Sự phân bố khí hậu này đã cho phép Lạng Sơn có thể phát triển đa dạng phong phú các
loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới, và nhiệt đới. Đặc biệt là các loại cây trồng dài ngày như
hồi, trám, quýt, hồng, đào, lê, thông, cà phê, chè, và các cây lấy gỗ…
Địa hình ở Lạng Sơn chủ yếu là đồi, núi thấp, độ cao trung bình là 252 m so với mực
nước biển, nơi thấp nhất là 20 m, cao nhất là đỉnh Phia Mè thuộc khối núi Mẫu Sơn 1.541
m.
11
Giống như các tỉnh miền núi phía Bắc, Lạng Sơn là tỉnh có các dân tộc ít người chiếm số
đơng (84,74% tổng số dân của tỉnh). Là nơi chung sống của nhiều dân tộc anh em, trong
đó người Nùng chiếm 43,9%, người Tày 35,3%, người Kinh chiếm 15,3%, tập trung phần
lớn ở các thị xã, thị trấn; người Dao chiếm 3,5%, dân tộc Hoa, Sán Chay, Mông và các
dân tộc khác chiếm khoảng 1,4%.9
Lạng Sơn là một tỉnh có lợi thế lớn về phát triển ngành du lịch, bởi sự kết hợp phong phú,
hài hồ giữa vị trí địa lý, thiên nhiên, lịch sử và con người. Lạng Sơn là vùng biên giới,
cửa khẩu ở phía Bắc nước ta, lại nằm trên đường giao thông hết sức thuận lợi nối với thủ
đô Hà Nội, thường xuyên thu hút khách du lịch tham quan, giao lưu, trao đổi, hoạt động
thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, thiên nhiên đã ban tặng cho Lạng
Sơn nhiều hang động, núi rừng tự nhiên và phong cảnh đẹp với khí hậu mùa hè mát mẻ,
dễ chịu, được coi là một điểm nghỉ mát, an dưỡng lý tưởng đối với các du khách từ xa
đến như động Tam Thanh, động Nhị Thanh, núi nàng Tơ Thị, khu du lịch Mẫu Sơn…
Lạng Sơn cịn là nơi nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử như ải Mục Nam Quan, ải Chi
Lăng, Thành nhà Mạc đã bao lần chứng kiến các trận đánh đuổi quân xâm lược trong suốt
tiến trình dựng nước và giữ nước, hay với nền văn hoá Bắc Sơn, căn cứ Cách mạng Bắc
Sơn. Con người cần cù mến khách cùng với các lễ hội, truyền thống văn hoá làm cho
Lạng Sơn luôn là điểm du lịch hấp dẫn đối với khách thập phương
2. Lợi thế các thủ pháp văn hóa, cơng cụ văn hóa, con đường văn hóa trong ngoại giao
văn hóa nhằm xây dựng thương hiệu mỗi địa phương
2.1. Âm nhạc trong văn hóa
2.1.1. Nguồn gốc
Từ xưa, mảnh đất Lạng Sơn đã được coi là phên dậu, thành trì quan trọng của Tổ Quốc và là
điểm đến của nhiều dòng người xuôi ngược tụ về sinh cơ lập nghiệp. Và cũng trong dịng chảy
lịch sử văn hóa đó, dân ca Xứ Lạng hình thành và phát triển với nét đặc sắc riêng mà trải qua bao
thăng trầm cho đến ngày nay, vẫn được người Xứ Lạng nâng niu, gìn giữ.
Tại Lạng Sơn hiện có 7 dân tộc chính: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hoa, Mơng và Sán Chay (hay cịn
gọi là Cao Lan, Sán Chỉ). Những làn điệu dân ca của các dân tộc đã cùng hòa quyện tạo nên bức
tranh nghệ thuật dân gian đặc sắc của Xứ Lạng. Tuy nhiên, làn điệu dân ca của mỗi dân tộc lại
được thể hiện thông qua những sắc thái, cách thức và tên gọi khác nhau như: người Tày có hát
then, đàn tính, hát lượn, cị lẩu, hát ví, hát phong slư; người Nùng có hát sli, hát hèo phưn; người
Dao có làn điệu páo dung; với người Mông, dân ca giao duyên của họ chia làm 2 mảng chính là
hát đối đáp và hát tự sự; dân ca giao duyên của người Sán Chay ở Lạng Sơn được gọi là sắng cọ
hoặc piac nhặt cọ; hát giao duyên của người Hoa tại Lạng Sơn được gọi là shán cố (hát Sơn ca).
2.1.2. Đặc điểm âm nhạc
Sau thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, cá nhân tạm chia dân ca Lạng Sơn thành 4 nhóm cơ bản:
Nhóm 1: Dân ca giao duyên.
9
Lạng Sơn vài nét tổng quan, langson.gov.vn, < />online, truy cập ngày 1/11/2021
12
Nhân dân các dân tộc Lạng Sơn sử dụng dân ca giao duyên trong các dịp gặp gỡ, trao gửi tâm
tình và tìm hiểu nhau. Ngồi ra, dân ca giao duyên còn được coi như một thước đo tài năng đánh
giá khả năng đối đáp ứng xử trong những canh hát. Như đã nói, mỗi dân tộc ở Lạng Sơn lại có
lối hát giao duyên riêng:
Người Tày: Hát lượn, hát hoa tình, hát ví, hát phong slư.
Người Tày ở Lạng Sơn chủ yếu hát lượn slương với giai điệu nhẹ nhàng, da diết và thường cao
trào ở đầu và nhẹ dần về sau. Phong slư Lạng Sơn là hình thức ngâm thơ cổ truyền của người
Tày mang âm hưởng trữ tình nhưng thường mang tiết tấu nhanh và giai điệu tương đối khác biệt
khiến người nghe có thể phân biệt được. Hát hoa tình và hát ví phổ biến ở vùng Tràng Định và
Bắc Sơn. Đặc điểm chung của hai loại hình dân ca này là sử dụng tiếng Kinh trong ca hát và nét
giai điệu gần gũi với dân ca của người Kinh. Có lẽ q trình cư trú xen kẽ, giao thoa văn hóa và
tộc người đã tạo nên nét đặc sắc này.
Câu lạc bộ hát then - đàn tính của Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn
Người Nùng: Hát sli, hát hèo phưn.
Ở Lạng Sơn hiện có 4 ngành Nùng chính là Nùng Cháo, Nùng Phàn Slình, Nùng Inh và Nùng
An. Mỗi một ngành Nùng lại có một hình thức dân ca giao dun đặc trưng riêng: Nùng Cháo có
13
sli slình làng, Nùng phàn slình có sli sloong hau, Nùng Inh có sli inh và Nùng An có hát hèo
phưn. Đối với người Nùng An, đây là ngành Nùng có nguồn gốc từ huyện Quảng Uyên (tỉnh Cao
Bằng), bên cạnh việc đưa nghề rèn nông cụ truyền thống họ còn đem cả hát hèo phưn đến Tràng
Định, làm giàu màu sắc cho dân ca Nùng của Lạng Sơn nói chung và Tràng Định nói riêng.
Người Dao: Ở Lạng Sơn có 4 ngành Dao là Lù gang, Lù đạng, Thanh y và Dao đỏ. Tuy các
ngành khác nhau nhưng họ đều có chung 1 làn điệu dân ca giao duyên gọi là Pả dung (páo dung).
Người Mông: Người Mông ở Lạng Sơn cư trú chủ yếu ở huyện Tràng Định và huyện Bắc Sơn.
Trong đó, người Mơng ở Tràng Định thuộc ngành Na Miểu (Mông đen – Hmub), người Mông ở
Bắc Sơn thuộc ngành Mông trắng. Dân ca giao duyên của người Mơng Lạng Sơn chia làm 2
mảng chính là hát đối đáp (Hu nhạu) và hát tự sự (hát ống), trong đó chủ yếu là hát tự sự, lối hát
đối đáp đã bị mai một.
Người Sán Chay: Người Sán Chay ở Lạng Sơn cư trú chủ yếu ở huyện Lộc Bình và Hữu Lũng.
Trong đó, Sán Chay ở Lộc Bình thuộc nhóm Sán Chỉ và Sán Chay ở Hữu Lũng thuộc nhóm Cao
Lan. Dân ca giao duyên của người Sán Chay ở Lạng Sơn được gọi là Sắng Cọ hoặc Piac nhặt cọ.
Ngoài ra trong các lễ cúng cộng đồng, người Sán Chay cịn có múa tắc xình để mô phỏng các
động tác trong lao động như tra hạt, phát cây, trỉa bắp,…
Người Hoa: Trước đây, người Hoa có dân số khá đông ở Lạng Sơn. Sau năm 1979, đa phần họ
trở về Trung Quốc. Đến nay, dân ca người Hoa đã gần như vắng mặt trong đời sống sinh hoạt
cộng đồng của Xứ Lạng nói chung và bản thân người Hoa nói riêng. Lối hát giao duyên của
người Hoa được gọi là Shán Cố (hát Sơn ca). Hát Shán cố có âm điệu vui tươi, rộn ràng.
Nhóm hai: Dân ca nghi lễ
Dân ca nghi lễ được xướng lên trong các nghi lễ gắn với gia đình và cộng đồng như giải hạn, đầy
tháng, tang ma,… Thơng thường, hình thức dân ca này do các ông thầy Mo, thầy Tào, bà Then,
bà Pựt hát với phần đệm là các nhạc cụ thuộc bộ gõ, bộ tự thân vang như trống, chiêng, não bạt,
thanh la, chng đồng, xóc nhạc,… hoặc các loại đàn, sáo như đàn nhị, đàn nguyệt,… Trong đó
tiêu biểu nhất là cây đàn then trong diễn xướng then của người Tày, Nùng. Ngồi ra, cịn có một
số loại hình dân ca nghi lễ mà người xướng lên khơng phải thầy cúng mà là những người bình
thường nhưng có khả năng ca hát như hát lượn Nàng Hai (xã Chí Minh, Tràng Định), hát quan
làng trong đám cưới và khóc tang lễ (hảy phji).
Nhóm ba: Dân ca sinh hoạt
Mảng dân ca sinh hoạt chủ yếu được diễn xướng trong các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, trong
lao động sản xuất. Trong đó phổ biến nhất là hát kể chuyện (cỏ lẩu) trong đám cưới, hát ru con
và đặc biệt là hát đồng dao của trẻ nhỏ trong những buổi lao động. Ngồi ra, nếu xét trên khía
cạnh tiết tấu và cường độ trong âm nhạc thì những câu nói có vần điệu trong trị “lày cỏ” của
người Tày, Nùng cũng là một hình thức dân ca.
Nhóm bốn: Sân khấu dân gian
Đến nay, hầu hết các hình thức kịch hát sân khấu dân gian của Lạng Sơn đều đã mai một như sân
khấu chèo (vùng Bắc Sơn và Hữu Lũng trước đây cũng đã có những gánh chèo nghiệp dư), sân
khấu tuồng người Hoa và tuồng dá hai người Nùng. Tuy nhiên các hình thức diễn xướng dân
14
gian mang đặc trưng sân khấu chuyên nghiệp như then, pựt (người Tày, Nùng) và hầu thánh
(người Kinh) vẫn được duy trì trong các nghi lễ tâm linh.
Về với Xứ Lạng, ta không chỉ được nghe các làn điệu dân ca của đồng bào các dân tộc thiểu số
anh em mà còn được thưởng thức những làn điệu dân ca miền đồng bằng Bắc Bộ do những dòng
người di cư từ miền xuôi lên làm ăn sinh sống hoặc đi phu, đi lính, đặc biệt là những đồn
thương nhân mang lên. Trong đó, hát chầu văn là một loại hình dân ca đặc sắc của người Kinh và
khá phổ biến ở Lạng Sơn. Hát chầu văn gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ. Ở Lạng Sơn,
hệ thống di tích thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu phân bố hầu khắp các huyện trong tỉnh với các ngôi
đền nổi tiếng như đền Bắc Lệ, đền Đèo Kẻng, đền Chầu Lục (huyện Hữu Lũng), đền Suối Lân,
đền Mỏ Ba (huyện Chi Lăng), đền Kỳ Cùng, đền Mẫu Thoải, đền Cô Bé Thượng Ngàn (Tp Lạng
Sơn), đền Mẫu Đồng Đăng (huyện Cao Lộc),…Các ngơi đền này đều là di tích trọng điểm trong
tín ngưỡng thờ Mẫu và các vị thánh được thờ tại đây cũng là những vị thánh giữ vai trò quan
trọng trong hệ thống thần linh của tín ngưỡng thờ Mẫu như Chầu Lục, Chầu Bé, Chầu Năm,
Chầu Mười,… Vơ hình chung, mảnh đất Lạng Sơn cũng trở thành một “thánh địa” của tín
ngưỡng thờ Mẫu và là điểm hành hương của các tín đồ. Cung văn phục vụ các đền ở Lạng Sơn
đa phần đều là người địa phương, họ được các cung văn kỳ cựu ở miền xuôi lên truyền nghề.
Tuy nhiên trong quá trình tiếp thu nghề cũng như quá trình hành nghề, các cung văn ở Lạng Sơn
đã hình thành nên lối hát văn mang đậm màu sắc, phong cách Xứ Lạng. Nếu hát văn Nam Định
mang nét cổ điển, hát văn Hà Nội, Hải Phịng có nét thanh lịch, thì hát văn ở Lạng Sơn lại mang
đậm màu sắc dân gian các dân tộc thiểu số. Như vậy cũng có thể coi hát văn là một loại hình dân
ca của Xứ Lạng.
Ngồi ra, trong q trình sinh sống xen kẽ, dân ca các dân tộc ở Lạng Sơn cịn có sự giao thoa
mạnh mẽ cả về âm nhạc, lời ca cũng như phương thức diễn xướng. Điều này thấy rõ nhất trong
hát ví của người Tày ở huyện Bắc Sơn và hát hoa tình ở Tràng Định. Các hình thức dân ca này
đều có chung đặc điểm là sử dụng hầu như toàn bộ tiếng Kinh để hát ca hát. Đồng thời hát ví và
hát hoa tình có nét giai điệu rất gần với lối hát nói trong sân khấu Chèo. Đặc điểm này cũng là
một trong những gợi mở để nghiên cứu về lịch sử hình thành tộc người.10
2.1.3. Xây dựng thương hiệu địa phương qua âm nhạc
-
Hội bảo tồn dân ca tỉnh Lạng Sơn: Hội được thành lập ngày 4/5/2010 với 142 hội viên.
Hoạt động chủ yếu của Hội là sưu tầm, quảng bá, nghiên cứu, phổ biến truyền dạy dân
ca, thành lập các câu lạc bộ (CLB) dân ca truyền thống. Đến nay, Hội đã phát triển được
gần 1.000 hội viên yêu thích các làn điệu dân ca của các dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Sán
Chỉ… sinh hoạt tại 50 CLB với nhiều độ tuổi khác nhau, hoạt động trên tinh thần tự
nguyện, tự trang trải kinh phí sinh hoạt ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Từ năm 2010
đến nay, Hội đã mở gần 200 lớp đàn và hát dân ca cho hàng ngàn lượt người tham gia,
nhiều lớp chủ yếu ở các bộ mơn: hát then, hát sli sình làng, sli sloong hàu, hát lượn, quan
làng, cỏ lẩu, phong slư… Hội cũng quan tâm tổ chức trên 100 cuộc giao lưu liên xã, liên
huyện, với các tỉnh bạn nhằm phát huy các làn điệu dân ca trong đời sống cộng đồng của
các dân tộc với nhiều chương trình tiêu biểu như: lễ hội xuân ở các địa phương; hội xuân
Chợ Bãi (Văn Quan), hội xn Tơ Hiệu (Bình Gia), chợ tình Tân Thành (Cao Lộc)…
10
Nguyễn Văn Bách, Bảo tồn dân ca xứ Lạng, vietbacact.edu.vn/
< online, truy cập ngày 4/12/2021
15
Giao lưu với Hội Bảo tồn dân ca của các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Thái
Nguyên…
Bên cạnh đó, trong gần 10 năm qua (2010 – 2019), Hội đã đề xuất nhiều giải pháp và
phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bảo tồn và phát huy các vốn di sản văn hóa
trong cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng như: tổ chức các hội hát sli sloong hàu, háng pỉnh
12/8 âm lịch năm 2013, 2014; Liên hoan dân ca Lễ hội xuân 2013; Liên hoan các câu lạc
bộ văn nghệ quần chúng năm 2014, thí điểm đưa dân ca vào chợ phiên năm 2018, đưa
dân ca đến các điểm du lịch, di tích, danh thắng vào đầu năm 2019…
Đặc biệt, Hội đã hoàn thành xuất sắc 1 đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu, đề xuất
những giải pháp để bảo tồn, phát huy dân ca Xứ Lạng trong đời sống cộng đồng thời kỳ
đổi mới, hội nhập và phát triển hiện nay” với 5 cuộc tọa đàm, hội thảo, 7 báo cáo chuyên
đề, đề xuất 8 nhóm giải pháp, 14 mơ hình hoạt động thiết thực, phù hợp, hiệu quả.
-
Trải nghiệm dân ca Lạng sơn qua sự kiện và giáo dục: Cùng với thành phố Lạng Sơn,
thời gian qua, cơ quan chức năng các huyện trên địa bàn tỉnh cũng rất tích cực, chủ động
trong hoạt động đưa dân ca trở thành sản phẩm du lịch. Cụ thể, dân ca các dân tộc tỉnh
Lạng Sơn (then, sli, lượn, páo dung của người Tày, Nùng, Dao…) thường được biểu diễn
tại các điểm du lịch tại các xã Hữu Liên, Yên Thịnh (Hữu Lũng), Mông Ân, Thiện Hịa
(Bình Gia), Vũ Lăng, Chiến Thắng, Bắc Quỳnh (Bắc Sơn), làng du lịch văn hóa thơn Pị
Kít, xã Khuất Xá (Lộc Bình); điểm du lịch Thác Xăng, Thác Mây (Văn Lãng)… để biểu
diễn phục vụ du khách. Được biết, khoảng 70% du khách đến các điểm du lịch cộng đồng
trên địa bàn tỉnh đều yêu cầu trải nghiệm nghe hát dân ca. 11
Để bảo tồn di sản văn hóa, trong đó có các làn điệu dân ca, trước tiên cần thực hiện bảo tồn từ
yếu tố con người – chủ thể của di sản. Do đó, từ năm 2015 đến nay, trung bình mỗi năm, sở tổ
chức từ 2 đến 5 lớp truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc cho người dân thuộc nhiều
lứa tuổi tại cơ sở. Đồng thời, hỗ trợ nhạc cụ và một số trang phục biểu diễn cho người dân. Các
lớp truyền dạy đa phần gắn với các điểm du lịch trong tỉnh. Đặc biệt, hiện nay, chúng tôi đã và
đang thực hiện nghiên cứu, sưu tầm nhiều làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống để từ đó tạo ra
sản phẩm du lịch đa dạng phục vụ du khách.
Cùng với truyền dạy, từ năm 2016 đến nay, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên
tạo ra không gian văn hóa giúp cho các loại hình dân ca được bảo lưu và phát huy thông qua các
sự kiện như tại các lễ hội: đền Kỳ Cùng – Tả Phủ, Bủng Kham, hội Háng Pỉnh (Hội Bánh nướng)
tại thành phố Lạng Sơn; Tuần Văn hóa – Du lịch, Lễ hội Hoa Đào; Liên hoan du lịch Mẫu Sơn…
11
Tuyết Mai, Đưa dân ca Xứ Lạng trở thành “đặc sản” của du lịch, Baolangson.vn,
< online, truy cập
ngày 5/11/2021
16
Thực hành hát Then trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Năm 2019, Lạng Sơn là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc có di sản văn hố “Thực hành
Then” của đồng bào dân tộc Tày – Nùng – Thái vừa được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa
phi vật thể đại diện nhân loại. Ngay sau khi “Thực hành Then” được UNESCO vinh danh, ngành
văn hóa thể thao và du lịch đã xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật
thể đại diện của nhân loại “Thực hành Then”, trong đó vừa bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ, đảm bảo đồng bộ theo các quy định của Công ước UNESCO vừa đảm bảo phù hợp với điều
kiện thực tế của địa phương.
2.2. Ẩm thực trong văn hóa
2.2.1. Nguồn gốc
Đóng góp vào bức tranh tổng thể của ẩm thực Việt Nam không thể không nhắc đến nghệ thuật
ẩm thực Xứ Lạng với những nét riêng biệt, rất bình dị, đời thường song cũng rất tinh tế. Qua trải
nghiệm ẩm thực, thưởng thức những món ngon, du khách có cơ hội cảm nhận thêm những nét
đẹp văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc miền biên cương của Tổ quốc.
Lạng Sơn là vùng biên cương phía Bắc Tổ Quốc với địa hình núi cao, mùa đơng lạnh giá và
những món ẩm thực mang hơi thở của núi rừng. Mỗi đồ ăn, thức uống, trái cây đặc sản của Xứ
Lạng đều ẩn chứa những nét văn hóa đặc trưng, là tính cách, là phong vị, là thành quả của cả một
quá trình lao động sản xuất sáng tạo, nét phong tục, tập quán và những tri thức dân gian quý báu
mà vẫn được người dân bảo tồn, gìn giữ và duy trì từ bao đời nay.
2.2.2. Đặc điểm ẩm thực
Trong kho tàng văn hóa ẩm thực, Việt Nam là quê hương của nhiều món ăn ngon, từ những món
ăn dân dã trong ngày thường đến những món ăn cầu kỳ để phục vụ lễ hội và cung đình đều mang
những vẻ riêng. Mỗi vùng miền trên đất nước lại có những món ăn khác nhau và mang ý nghĩa
riêng biệt tạo nên bản sắc của từng dân tộc. Nó phản ánh truyền thống và đặc trưng của mỗi cư
dân sinh sống ở từng khu vực. Văn hóa ẩm thực Lạng Sơn cũng có những nét đặc sắc tiêu biểu
17
tạo nên sự khác biệt và dường như khi nhắc đến Lạng Sơn không ai là không nhớ tới những sản
phẩm đã làm nên “thương hiệu” cho xứ Lạng.
Khâu nhục
Món khâu nhục được biến tấu bởi người Tày Nùng Lạng Sơn
Khâu nhục bắt nguồn từ Trung Quốc và được du nhập vào Việt Nam qua sự biến tấu của người
dân tộc Tày, Nùng và theo thời gian, nó đã chiếm được cảm tình trong lịng thực khách và trở
thành món ăn đặc sản nổi tiếng của nơi này. Khâu nhục gây chú ý ngay từ cái tên lạ tai. Nó xuất
phát từ phiên âm tiếng Hoa: “khâu” có nghĩa là hấp đến mềm gục, cịn “nhục” có nghĩa là thịt =>
“khâu nhục” có thể hiểu là “thịt được hấp nhừ”. Khâu nhục ăn cùng cơm trắng hoặc xôi là ngon
nhất. Thịt lợn ngọt mềm cùng lớp bì vàng rộm ngon mắt, mùi thơm ngào ngạt của món ăn này
đảm bảo sẽ đánh thức vị giác của mọi thực khách. Khâu nhục làm ra cần một q trình dày cơng,
vì vậy mà nó cũng đem đến một vị ngon xứng đáng với vị trí đặc sản của nơi đây.
Đào Mẫu Sơn
18
Nhắc tới món ngon xứ Lạng hẳn ai cũng từng nghe tới đào Mẫu Sơn. Hoa đào nơi đây có màu
sắc đỏ thắm tươi tắn, khi kết trái có vị ngon ngọt chẳng nơi nào sánh bằng. Đào Mẫu Sơn thường
được người dân tộc Dao trồng dưới các khe sâu vùng núi Mẫu Sơn. Quả đào to, giòn, vị ngọt
thanh đậm chất núi rừng. Chính vị ngọt lịm, giịn tan, mùi thơm rất đặc trưng mà bất cứ ai đã
từng nếm loại quả này đều có ấn tượng khó quên. Người ta giải thích rằng đào Mẫu Sơn chịu thứ
nắng gió khắc nghiệt nên quả mới ngọt lành như vậy
4. Na Chi Lăng
Vào đầu những năm 1980, cây
na dai được vài hộ dân ở xã
Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn mang
từ Hoài Đức (Hà Nội) về trồng
thử giữa cheo leo vách núi đá
Cai Kinh. Khi đó, vì thiếu đất
canh tác, điều kiện sinh hoạt
thiếu thốn, người dân phải thay
đổi quan niệm canh tác bằng
cách vác đất lên núi đá để
trồng thử nghiệm cây na.
Không ai ngờ, thử nghiệm này
lại trở thành một phát minh,
cây na sinh sôi nảy nở trong
điều kiện "cái khó ló cái khơn"
của người dân Chi Lăng.
Nhận thấy tiềm năng của loại
cây ăn quả này, nhiều bà con
trong vùng bắt đầu bỏ khoai,
sắn sang trồng na, tuy nhiên,
thời gian đầu, người dân chưa
có kinh nghiệm kỹ thuật, cây
na nào cũng cao tới 3m, phát
triển tự nhiên, ít được chăm
sóc nên quả nhỏ. Cây trồng chỉ
thực sự được quan tâm khi các
thương lái và chính quyền địa
phương phối hợp mở những
lớp tập huấn về kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc. Để đẩy mạnh hoạt động kết nối tiêu thụ sản
phẩm, tỉnh Lạng Sơn đã có những giải pháp, tìm đầu ra cho nơng sản, tránh tình trạng được mùa
mất giá. Với việc đa dạng và chủ động các hình thức xúc tiến thương mại, thay đổi phương thức
bán hàng đi vào chiều sâu, sẵn sàng ứng phó với tình hình dịch bệnh trong tình hình mới, na Chi
Lăng và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn sẽ có đầu ra ổn định. Hình thức đóng gói, bảo quản, dán
tem truy xuất nguồn gốc cũng được chú trọng để lượng na tiêu thụ được nhiều hơn, mang lại giá
trị kinh tế cao hơn cho người trồng. Na Chi Lăng đã trải qua gần nửa thế kỷ để trở thành mặt
hàng nông sản mũi nhọn của tỉnh Lạng Sơn. Loại quả này đã gây dựng được thương hiệu vững
19
chắc, giúp nhiều bà con nông dân vùng cao đổi đời và được kỳ vọng tiếp tục thành công hơn
trong thời gian tới.12
5. Thịt lợn quay
Lợn quay, một món ăn khơng có gì xa lạ với người Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng được coi là
món ăn truyền thống và mang nhiều nét đặc trưng của Xứ Lạng. Lợn quay Lạng Sơn được quay
nguyên con, có màu vàng rộm. Khi ăn sẽ cảm thấy được vị ngọt của thịt, giòn của da lợn, đặc
biệt là mùi thơm của quả và lá mác mật với những nguyên liệu đặc trưng của vùng miền núi.
Trước đây, người Tày thường quay lợn trực tiếp trên ngọn lửa than củi núi đá mất khoảng 2-3
tiếng. Tuy nhiên, dù hiện nay phương thức quay có tiên tiến hơn nhưng hương vị và màu sắc của
thịt lợn quay Lạng Sơn vẫn giữ được nét đặc trưng với những nguyên liệu vô cùng đơn giản.
2.2.3. Xây dựng thương hiệu địa phương qua ẩm thực
Có thể nói, đối với cộng đồng các dân tộc Xứ Lạng, văn hóa ẩm thực không chỉ đơn giản là ở
cách trưng bày hay chế biến món ăn, mà thơng qua đó, cịn thể hiện cả tín ngưỡng, cũng như
những nét văn hóa đặc sắc, tiêu biểu của mỗi dân tộc. 10 năm qua, ngành Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp thiết thực để gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn
hóa ẩm thực Xứ Lạng như: tổ chức các hội thi ẩm thực, trình diễn phương pháp quay lợn, nấu
rượu truyền thống… đồng thời tăng cường quảng bá, giới thiệu đến du khách những món ăn
ngon, nét độc đáo của ẩm thực Xứ Lạng.
Tiêu biểu, từ năm 2016 đến nay, Liên hoan du lịch Mẫu Sơn đều có khơng gian trưng bày riêng
để 11 huyện, thành phố, các doanh nghiệp quảng bá đặc sản trong đó phần lớn là ẩm thực. Đặc
biệt, trong 3 năm (từ 2017-2019), UBND thành phố Lạng Sơn đều tổ chức Hội thi “Hương sắc
ẩm thực Xứ Lạng” với sự tham gia của 8 xã, phường trên địa bàn thành phố, các doanh nghiệp,
nhà hàng, khách sạn nổi tiếng trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận. Các đội thi đã chế biến, trình
diễn những món ăn ngon, những sản vật độc đáo của Xứ Lạng, thu hút hàng ngàn du khách đến
tham quan, thưởng thức.
Đáng chú ý, tại nhiều lễ hội xuân hằng năm, Nhân dân còn tổ chức phần thi bày các mâm cỗ đẹp
cúng Thần Nông, thi quay lợn, gói bánh chưng truyền thống… Qua đó, tôn vinh, giới thiệu tới
các tầng lớp Nhân dân và du khách trong và ngoài tỉnh về di sản văn hóa, ẩm thực của Xứ Lạng,
quảng bá hình ảnh văn hóa, du lịch, ẩm thực của tỉnh nhà với các tỉnh, thành, tạo cơ hội cho các
đơn vị giao lưu, giới thiệu thương hiệu, chào bán các sản phẩm tour, tuyến du lịch dịp cuối năm;
đồng thời liên kết hợp tác phát triển du lịch vùng Đông Bắc Bộ.
Bên cạnh đó, hằng năm, Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh xây dựng từ 2 đến 5 video; in ấn, phát
hành từ 3.000 đến 4.000 tờ rơi, ấn phẩm quảng bá về du lịch, trong đó đều lồng ghép quảng bá
ẩm thực và sản vật Lạng Sơn. Đặc biệt, trong tất cả các gian hàng tham gia các sự kiện hợp tác,
12
Thanh Thư - Hải My, Na Chi Lăng, Vàng mọc trên núi đá vôi, vnexpress.net,
< online, truy cập ngày 5/12/2021
20
xúc tiến, quảng bá du lịch trong nước và quốc tế, trung tâm đều dành riêng 1 gian để trưng bày
về ẩm thực Xứ Lạng.13
Festival ẩm thực Xứ Lạng năm 2021
Festival ẩm thực Xứ Lạng năm 2021: Khu vực quảng bá sản phẩm kích cầu Lạng Sơn có hơn 20
gian hàng đến từ các đơn vị khách sạn, lữ hành và doanh nghiệp trong tỉnh Lạng Sơn. Bên cạnh
đó, khơng gian của Festival còn trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các khu, điểm du lịch trên địa
bàn thành phố. Festival ẩm thực Xứ Lạng là chương trình hưởng ứng chương trình kích cầu du
lịch nội địa do Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động với chủ đề “Người Việt
Nam đi du lịch Việt Nam”. Qua đó, quảng bá, giới thiệu hình ảnh Lạng Sơn – Điểm đến an toàn,
thân thiện, chất lượng và hấp dẫn. Chương trình là sự kiện xúc tiến du lịch uy tín, thu hút sự
hưởng ứng, tham gia của đơng đảo các tỉnh, thành phố trong cả nước và người dân Xứ Lạng; là
cầu nối quảng bá văn hóa, ẩm thực, du lịch giữa thành phố Lạng Sơn và các địa phương. Đây
không chỉ là dịp để các đơn vị địa phương tham gia quảng bá sản phẩm đặc sản của tỉnh nhà, mà
cịn góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của cơ sở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
2.3. Lễ hội trong văn hóa
2.3.1. Nguồn gốc
Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo
hiểm, du lịch giáo dục... gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các
nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào
13
Lạng Sơn phát triển du lịch từ ẩm thực, baolangson.vn
< online, truy cập ngày
5/12/2021
21
những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng...
để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Phần lớn hoạt động du
lịch văn hóa gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa và cũng là dấu ấn bản sắc
văn hóa tại quốc gia đó. Ví dụ, gốc văn hóa phương Đơng là nơng nghiệp ưa tĩnh, ứng xử với tự
nhiên hài hòa, đề cao lối sống cộng đồng, trọng tình nghĩa, ngược lại, gốc văn hóa phương Tây là
du mục ưa động, thích chinh phục tự nhiên, đề cao vai trò cá nhân. Và đây cũng là một trong
những cơ hội tiềm năng phát triển du lịch mạnh mẽ của các tỉnh ở quốc gia Việt Nam và đặc biệt
tỉnh Lạng Sơn một địa phương giàu bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán và lễ hội.
2.3.2. Đặc điểm
Nằm ở phía Đơng Bắc Tổ quốc, Lạng Sơn là một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc anh em đã lâu
đời chung sống đoàn kết bên nhau như: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay… Chính đặc điểm
này đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú, giàu bản sắc của nền văn hoá các dân tộc Xứ
Lạng. Ngày nay, trong bối cảnh điều kiện kinh tế – xã hội phát triển, đặc biệt là kinh tế du lịch
với loại hình du lịch văn hố được chú ý hướng đến nhiều thì nền văn hố các dân tộc Xứ Lạng
đã thực sự trở thành một tài nguyên, tiềm năng lớn để Lạng Sơn phát triển mạnh mẽ. Văn hoá
các dân tộc là một nội dung đặc sắc tạo nên sự thu hút, hấp dẫn và riêng có của nền văn hố Xứ
Lạng cũng như sự đa dạng của các loại hình du lịch văn hố ở Lạng Sơn. Chúng ta dễ dàng nhận
thấy, qua một loạt các hoạt động văn hoá, du lịch trong một năm ở Lạng Sơn thì dường như yếu
tố bản sắc văn hố dân tộc là đóng vai trị nịng cốt và xuyên suốt. Tiêu biểu phải kể đến trước
nhất là những lễ hội mùa xn. Trên phơng màu văn hố dân tộc, các lễ hội nổi bật lên, tiêu biểu
cho các lễ hội của cư dân vùng núi phía Bắc. Điều này được thể hiện rõ nét hơn qua những đặc
điểm như, Lạng Sơn có đến 90% các lễ hội được tổ chức hàng năm mang tính chất là lễ hội Lồng
Tồng – lễ hội cầu mùa, cầu mưa, cầu cho mưa thuận gió hồ, mùa màng bội thu, “nhân khang,
vật thịnh”,… Những lễ hội ở mỗi địa phương khác nhau lại mang phong vị và sắc thái đặc trưng
khác nhau không lẫn vào đâu được. Hiện nay, tỉnh Lạng Sơn có 313 lễ hội truyền thống diễn ra
thường xuyên. Các lễ hội được tổ chức chủ yếu tập trung trong tháng Giêng âm lịch hằng năm.
Trong đó có một số lễ hội quy mô lớn, tiêu biểu như: Lễ hội Đền Tả Phủ - Đền Kỳ Cùng (Thành
phố Lạng Sơn), Lễ hội Ná Nhèm (huyện Bắc Sơn), Lễ hội Bủng Kham (huyện Tràng Định), Lễ
hội Đền Mẫu Đồng Đăng (huyện Cao Lộc), Lễ hội chùa Bắc Nga (huyện Lộc Bình), Lễ hội Chùa
Tân Thanh (huyện Văn Lãng), Lễ hội Đền Bắc Lệ (huyện Hữu Lũng),... thu hút đông đảo Nhân
dân và du khách thập phương tham dự. Ngoài các giá trị về tinh thần, văn hóa, lịch sử, các lễ hội
ở Lạng Sơn còn chứa đựng giá trị văn hóa gắn với du lịch, góp phần làm phong phú đời sống văn
hóa, tinh thần của Nhân dân trong tỉnh.14
Lễ hội truyền thống đặc trưng:
- Hội chợ Tam Thanh
Tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, còn có tên gọi là hội chúng sinh. Đến với
ngày hội người ta thắp hương ở chùa cầu trời phật ban phước lành được sống bình an, làm ăn
được tài, được lộc… sau lễ còn tổ chức hội. Hội gồm nhiều hình thức như: Thả cá xuống hồ
14
Vi Thập, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
/tuyengiaolangson.vn< />uan-ly-va-chuc-le-hoi-tren-dia-ban-tinh>, online, truy cập ngày 5/12/2021
22
xuống suối (họ chuẩn bị sẵn) tổ chức múa kỳ lân, sư tử, đánh cờ người… đã tạo nên không khí
tưng bừng và phấn khởi suốt ngày 15 tháng Giêng.
- Hội đền Tả Phủ Kỳ Lừa
Hội đền Tả Phủ: Đền Tả Phủ ở phố Kỳ Lừa, đền thờ Thân Công tài, người có cơng mở phố Kỳ
Lừa và chợ sầm uất từ thế kỷ XVII. Lễ hội hằng năm diễn ra vào ngày 22 - 27 tháng Giêng Âm
lịch để tưởng nhớ công ơn ông: Sau phần tế lễ, hội có nhiều trị vui: múa rồng, sư tử… Đây là
hội có quy mơ, lớn nhất và phong phú đặc sắc nhất trong lễ hội ở Lạng Sơn.
-
Lễ hội đền vua Lê
Lễ hội đền vua Lê diễn ra vào ngày 23 tháng giêng hàng năm, thuộc xã Hoàng Đồng, thành phố
Lạng Sơn là một lễ hội truyền thống mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc.
Nhắc đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, chúng ta nhớ đến kế sách, chiến lược “vây thành, diệt viện”,
của vua Lê Thái Tổ – Lê Lợi, nhớ đến những thắng lợi của chính nghĩa, của tinh thần yêu nước,
sức mạnh đoàn kết dân tộc. Để tưởng nhớ về những trang sử đầy tự hào của dân tộc, nhớ đến
những vị anh hùng dân tộc trong suốt dặm dài cơng cuộc dựng nước và giữ nước, trong đó có
những chiến cơng oanh liệt gắn với mảnh đất Lạng Sơn. Hàng năm vào ngày 23 tháng giêng,
Lạng Sơn lại tổ chức lễ hội đền vua Lê.
Mở đầu lễ hội là lễ khai mạc diễn ra tưng bừng và nhộn nhịp với sự xuất hiện của các đội múa sư
tử, đầy tinh thần thượng võ – một nét đẹp văn hóa giàu bản sắc trong nhiều lễ hội ở Lạng
Sơn.Tiếp đó là chương trình văn nghệ với những tiết mục hát, múa đậm đà bản sắc dân tộc, tạo
được ấn tượng sâu đậm trong lòng người dự hội về những nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân
tộc Xứ Lạng. Đặc biệt, các tiết mục hát then, đàn tính của những người trung cao tuổi và màn hát
múa của các bạn trẻ, các em thiếu nhi càng khiến cho khơng khí buổi khai mạc thêm vui tươi,
náo nức hơn. Ngay sau tiếng trống khai hội, đại biểu, nhân dân và du khách thập phương vào đền
dâng hương, cầu cho “quốc thái dân an”, “nhân khang, vật thịnh”, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
-
Lễ hội Ná Nhèm rước sinh thực khí nam
Lễ hội Ná Nhèm hay lễ hội rước sinh thực khí nam ở xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng
Sơn, diễn ra vào 15 tháng Giêng hàng năm, với ý nghĩa cầu an, cầu mùa màng tươi tốt cho một
năm mới. Nếu như trước kia, ngày hội được tổ chức 3 năm một lần, thì sau này đã duy trì mỗi
năm và được chính thức cơng nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể quốc gia vào năm 2015.
23
Lễ hội Ná Nhèm tại Lạng Sơn
Được biết, "tàng thinh" là linh vật của người đàn ông, được làm bằng gỗ với chiều dài hơn 1m,
đường kính hơn 40cm, được bọc kín trong đình trước khi đem ra làm lễ. Mỗi năm, "tàng thinh"
và "mặt nguyệt" đều được làm mới, thậm chí có sự thay đổi liên tục cả hình dáng lẫn kích thước.
Theo người dân địa phương, khi hai linh vật này giao hịa sẽ tạo ra sự bình an, sinh sôi trong
cuộc sống. Tới cuối ngày, những vật cúng tế này được đem đốt.
2.3.3. Xây dựng thương hiệu địa phương qua lễ hội
Nhân dịp ngày 19/04 – “Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam” được lấy theo Quyết định số
1668/QĐ-TTg ngày 17-11-2008 của Thủ tướng Chính phủ, xin đi sâu vào làm rõ những tiềm
năng, thế mạnh của văn hóa các dân tộc Xứ Lạng trong phát triển du lịch,văn hố.
Cơng tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc gắn với phát triển kinh tế, du lịch được chú
trọng quan tâm. Theo đó, để bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, năm 2015 tỉnh đã lập hồ sơ
trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công nhận 03 lễ hội là di sản văn hóa phi vật
thể cấp quốc gia, gồm: Lễ hội Đền Tả Phủ - Đền Kỳ Cùng (Thành phố Lạng Sơn), Lễ hội Ná
Nhèm (huyện Bắc Sơn), Lễ hội Bủng Kham (huyện Tràng Định). Ngoài ra để góp phần gắn kết
bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa với phát triển du lịch, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành
Nghị quyết số 25-NQ/TU, ngày 31/8/2016 về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh
24