Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Ngoại giao văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.26 KB, 16 trang )


Ngoại giao văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng cho Việt Nam

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................3
1.Quan điểm và thực tiễn ngoại giao văn hóa của Việt Nam......................................4
1.1.Quan điểm của Việt Nam về ngoại giao văn hóa.................................................4
1.1.1.Định nghĩa................................................................................................................................4
1.1.2.Chức năng................................................................................................................................4
1.1.3.Mục tiêu..................................................................................................................................5
1.1.4.Chủ thể....................................................................................................................................5

1.2.Thực tiễn ngoại giao văn hóa của Việt Nam........................................................6
1.2.1.Chính sách ngoại giao văn hóa của Việt Nam...........................................................................6
1.2.2.Thực tiễn triển khai và một số thành tựu................................................................................6
1.2.3.Hạn chế....................................................................................................................................7

2.Kinh nghiệm các nước trên thế giới về ngoại giao văn hóa.....................................7
2.1.Nhật Bản...............................................................................................................7
2.2.Hoa Kỳ................................................................................................................... 9
2.3.Hàn Quốc............................................................................................................10
3.Đánh giá và đề xuất ứng dụng cho Việt Nam.........................................................11
3.1.Đánh giá.............................................................................................................. 11
3.2.Đề xuất ứng dụng cho Việt Nam........................................................................12
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................16

2


Ngoại giao văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng cho Việt Nam



LỜI MỞ ĐẦU
Ngoại giao văn hóa là một trong những thành tố chính trong quan hệ ngoại giao
của thế kỷ 21, bởi lẽ Ngoại giao văn hóa có khả năng giảiquyeetit những thách thức lớn
của thời đại chúng ta theo hướng bền vững đó là những thách thức về sự bất bình đẳng,
bất công bằng, nghèo đói và xung đột.
Trong xu thế hội nhập với thế giới ngày càng sâu rộng và thời đại toàn cầu hóa
hiện nay, cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa được
xác định là một trong ba trụ cột của ngoại giao hiện đại. Ngoại giao văn hóa được ví
như “quyền lực mềm” vừa có khả năng lan tỏa bền bỉ, vừa có tác dụng thẩm thấu lâu
dài.
Có rất nhiều nước trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn trong các
hoạt động ngoại giao văn hóa như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, hoạt động
ngoại giao văn hóa ở Việt Nam lại chưa thực sự hiệu quả, cần ứng dụng một cách hợp
lý kinh nghiệm ngoại giao văn hóa từ các nước khác.
Tiểu luận gồm 3 phần chính: Phần 1 trình bày một cách khái quát quan điểm và
thực tiễn ngoại giao văn hóa ở Việt Nam; Phần 2 đề cập đến kinh nghiệm ngoại giao
văn hóa của các nước trên thế giới; Phần 3 sẽ là những đánh giá và đề xuất ứng dụng
các kinh nghiệm này cho Việt Nam
Cá nhân thực hiện hy vọng rằng, nội dung tiểu luận sẽ góp phần đề xuất những
biện pháp ứng dụng các kinh nghiệm quốc tế cho thực tiễn ngoại giao văn hóa ở Việt
Nam.
Sinh viên thực hiện

3


Ngoại giao văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng cho Việt Nam
1. Quan điểm và thực tiễn ngoại giao văn hóa của Việt Nam
1.1.


Quan điểm của Việt Nam về ngoại giao văn hóa
1.1.1. Định nghĩa

Có nhiều quan điểm khác nhau về ngoại giao văn hóa của Việt Nam. Có ý kiến
cho rằng, ngoại giao văn hóa là hoạt động ngoại giao vì văn hóa và bằng văn hóa và là
sản phẩm chung của chính sách văn hóa và chính sách ngoại giao; nhằm nâng cao hình
ảnh và vị thế quốc gia, mở rộng giao lưu văn hóa với thế giới và tạo điều kiện môi
trường thuận lợi cho hội nhập quốc tế.1 Theo một quan điểm khác, ngoại giao văn hóa
là một lĩnh vực hay hình thức ngoại giao thông qua công cụ văn hóa để thiết lập, duy trì
và phát triển quan hệ đối ngoại nhằm đạt được các mục tiêu lợi ích cơ bản của quốc gia
là an ninh, phát triển và mở rộng ảnh hưởng. 2 Một số ý kiến khác lại cho rằng, ngoại
giao văn hóa là một hoạt động của văn hóa đối ngoại triển khai trong một khoảng thời
gian nhất định nhằm đạt được những mục tiêu trính trị, đối ngoại bằng các hình thức
văn hóa; được nhà nước tổ chức, ủng hộ và bảo trợ. 3
Tổng hợp từ các quan điểm trên, có thể định nghĩa ngoại giao văn hóa là một
hoạt động ngoại giao đặc thù, sử dụng công cụ văn hóa để đạt được các mục tiêu của
ngoại giao và sử dụng ngoại giao để tôn vinh vẻ đẹp của văn hóa. Các hoạt động ngoại
giao văn hóa được thực hiện thông qua việc áp dụng các hình thức văn hóa, nghệ thuật
bao gồm: nghệ thuật, lịch sử, tư tưởng, truyền thống văn hóa, thông tin, ẩm thực, các ấn
phẩm văn học…4
1.1.2. Chức năng
Theo PGS. TS. Phạm Thái Việt và ThS. Lý Thị Hải Yến, trong cuốn Ngoại giao
văn hóa: Cơ sở lý luận, Kinh nghiệm quốc tế và Ứng dụng, ngoại giao văn hóa có 5
chức năng cơ bản, cụ thể như sau:
Mở đường: văn hóa là chất dễ thẩm thấu, dễ gây thiện cảm nên có thể phá được
rào cản chính trị, quân sự, tạo thuận lợi cho quan hệ chính trị, kinh tế quốc tế phát triển.
1

Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, Ngoại giao Văn hóa và Văn hóa Ngoại giao, tham luận tại Hội thảo

Quốc gia “Ngoại giao Văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế, phục vụ hòa bình, hội nhập và phát
triển bền vững”.
2
Kỷ yếu Hội thảo Ngoại giao Văn hóa Việt Nam và đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, 10/06/2009.
3
Kỷ yếu Hội thảo Ngoại giao Văn hóa Việt Nam và đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, 10/06/2009.
4
Phạm Thái Việt, Lý Thị Hải Yến. Ngoại giao Văn hóa: Cơ sở lý luận, Kinh nghiệm quốc tế và Ứng dụng. Nxb
Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2004, tr.77.

4


Ngoại giao văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng cho Việt Nam
Xúc tác: ngoại giao văn hóa có thể được sử dụng làm chất xúc tác, gắn kết về
tinh thần, thúc đẩy ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, thông qua việc gắn nội
dung văn hóa với các hoạt động chính trị và kinh tế đối ngoại của đất nước.
Quảng bá: quảng bá và tôn vinh những nét văn hóa độc đáo về đất nước, con
người Việt Nam, làm cho thế giới hiểu đúng và có thiện cảm với Việt Nam, qua đó
nâng cao vị thế và hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.
Vận động: vận động UNESCO công nhận mới các di sản văn hóa vật thể và phi
vật thể của Việt Nam là di sản văn hóa của nhân loại, các khu dự trữ sinh quyển, công
viên địa chất là khu dự trữ sinh quyển và công viên địa chất thế giới…, qua đó giới
thiệu các nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế và du lịch.
Tiếp thu: hỗ trợ việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa, tri thức, khoa học tiên
tiến của nhân loại vào Việt Nam, làm phong phú hơn kho tàng văn hóa và tri thức của
Việt Nam, đảm bảo giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
1.1.3. Mục tiêu
Ngoại giao văn hóa có ba mục tiêu chung của ngoại giao, đó là góp phần đảm
bảo an ninh quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vị thế quốc gia

trên trường quốc tế.
Bên cạnh đó, ngoại giao văn hóa có các mục tiêu cụ thể như sau: nâng cao sự
hiểu hiết về đất nước, con người và nền văn hóa quốc gia; tạo dựng thương hiệu cho
quốc gia; củng cố lòng tin cho việc xây dựng quan hệ hữu nghị lâu dài với cộng đồng
quốc tế; làm giàu đẹp hơn bản sắc văn hóa dân tộc thông qua giao lưu văn hóa, tiếp thu
văn hóa thế giới.
1.1.4. Chủ thể
Chủ thể của ngoại giao văn hóa bao gồm nhà nước và nhân dân, trong đó nhà
nước là chủ thể chính, thực hiện chính sách đối ngoại nói chung và hoạch định, triển
khai chính sách ngoại giao văn hóa nói riêng. Chủ thể thứ hai là nhân dân, vì trong điều
kiện ngoại giao kênh 2 phát triển mạnh hiện nay, nhân dân ngày càng trở thành chủ thể
chính của nhiều hoạt động văn hóa, vừa là người tổ chức thực hiện, vừa là người biểu
diễn. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, chỉ có nhà nước/chính phủ mới là chủ thể của
ngoại giao văn hóa, còn nhân dân thuộc lĩnh vực ngoại giao công chúng.
5


Ngoại giao văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng cho Việt Nam
1.2.

Thực tiễn ngoại giao văn hóa của Việt Nam
1.2.1. Chính sách ngoại giao văn hóa của Việt Nam

Nhận thức chung về vai trò, tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa của lãnh đạo
các cấp, các ngành đã được tăng cường đáng kể. Chính sách ngoại giao văn hóa của
Việt Nam được thể hiện thông qua Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020 do
Thủ tướng Chính phủ ban hành. Theo đó, để đạt được các mục tiêu của ngoại giao văn
hóa, cần triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp chính sách và các biện pháp cụ thể.
Các biện pháp chính sách bao gồm: tăng cường lý luận và nhận thức về ngoại
giao văn hóa; tiếp tục xây dựng và hoàn hiện cơ chế, chính sách về ngoại giao văn hóa.

Các biện pháp cụ thể bao gồm: đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân
lực cho công tác ngoại giao văn hóa; bảo đảm nguồn lực cho ngoại giao văn hóa; gắn
kết các hoạt động ngoại giao văn hóa với công tác về cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài; gắn kết ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị và kinh tế; đẩy mạnh
quảng bá hình ảnh Việt Nam; đa dạng hóa các loại hình vận động danh hiệu quốc tế và
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
1.2.2. Thực tiễn triển khai và một số thành tựu
Công tác ngoại giao văn hóa được Nhà nước ta triển khai mạnh mẽ cả ở trong
nước và trên thế giới. Ngoại giao văn hóa đã bước đầu gắn kết với ngoại giao chính trị,
nội dung văn hóa được đưa vào đề án hoạt động đối ngoại trong các chuyến thăm của
Lãnh đạo cấp cao, chương trình làm việc của cơ chế song phương, trên các diễn đàn đa
phương như UNESCO, ASEAN, ASEM... Các chương trình biểu diễn nghệ thuật, triển
lãm nhạc cụ, tranh ảnh giới thiệu về đất nước con người Việt Nam cũng được tổ chức
nhân các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao, nhằm tăng cường hiểu biết giữa Việt Nam
với bạn bè quốc tế, qua đó cũng giới thiệu về tiềm năng kinh tế, du lịch của đất nước.
Hoạt động ngoại giao văn hóa cũng góp phần tích cực hỗ trợ các địa phương tổ
chức các lễ hội văn hóa có yếu tố quốc tế, qua đó giúp địa phương quảng bá các lễ hội,
di sản, danh lam thắng cảnh, thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại, phục vụ cho mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Các địa phương tích cực phát hiện và
xây dựng lộ trình vận động các tổ chức quốc tế công nhận các danh hiệu văn hóa. Đến
nay, Việt Nam đã được UNESCO công nhận 2 di sản thiên nhiên thế giới, 5 di sản văn
hóa thế giới, 8 kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.
6


Ngoại giao văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng cho Việt Nam
1.2.3. Hạn chế
Mặc dù ngoại giao văn hóa đã đạt được những thành tựu nhất định trong những
năm qua nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao. Cụ thể là, nội dung và hình
thức của các hoạt động chưa tương xứng với yêu cầu cụ thể của từng loại đối tượng và

địa bàn; các sản phẩm văn hóa còn ít và chất lượng chưa cao; nguồn nhân lực cho công
tác ngoại giao văn hóa còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng; cơ sở vật chất, kỹ
thuật phục vụ công tác ngoại giao văn hóa còn thiếu và lạc hậu; công tác phối hợp giữa
các ngành và cơ quan tham gia vào hoạt động ngoại giao văn hóa chưa thực sự chặt chẽ.
Nhìn chung, các sản phẩm văn hóa của Việt Nam đem giới thiệu ra các nước chưa thật
sự sâu sắc; những sản phẩm giới thiệu văn hóa Việt Nam ra nước ngoài như sách, báo,
CD... còn nghèo nàn về nội dung, đơn điệu về hình thức, các phương tiện truyền tải văn
hóa cũng chưa đạt hiệu quả cao.
2. Kinh nghiệm các nước trên thế giới về ngoại giao văn hóa
2.1.

Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia rất thành công với các hoạt động ngoại giao văn hóa, tạo
dựng và phát huy ảnh hưởng của Nhật Bản ra khắp thế giới thay cho sức mạnh quân sự,
nổi bật là thành tựu đưa nước Nhật ra thế giới với hình ảnh quốc gia của hoa anh đào,
núi Phú Sĩ và truyền thống văn hóa lâu đời. Để làm được điều đó, Nhật Bản đã rất coi
trọng đầu tư vào việc triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa. Ngoại giao văn hóa
Nhật Bản được thực hiện dự trên ba trụ cột chính là truyền bá, hấp thụ và cộng sinh:
mang văn hóa tự thân truyền bá ra ngoài, hấp thu văn hóa ngoại quốc ưu tú trong giao
lưu và cộng sinh ra cái mới.
Truyền bá: Các công cụ truyền bá chủ chốt là sự phổ cập tiếng Nhật, giao lưu
văn hóa, nghệ thuật hiện đại, tác phẩm văn học và nghệ thuật sân khấu như truyện
tranh, hoạt hình, âm nhạc, điện ảnh,… Sách lược ngoại giao văn hóa Nhật Bản cũng
không quên lực ảnh hưởng truyền bá đối ngoại của loại văn hóa đời sống như văn hóa
khoa học và văn hóa thời trang. Nhật Bản đã mở hàng trăm trung tâm văn hóa Nhật
Bản, trung tâm dạy tiếng Nhật, cho người nước ngoài, tại Nhật và tại rất nhiều quốc gia
trên thế giới; tài trợ cho sinh viên Nhật ra nước ngoài du học; tăng cường quảng bá các
sản phẩm văn hóa Nhật ra thế giới như truyện tranh, hoạt hình anime (hoạt hình được
sản xuất theo phong cách vẽ riêng của Nhật Bản), búp bê Hello Kitty…; tổ chức các

7


Ngoại giao văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng cho Việt Nam
hoạt động giới thiệu văn hóa truyền thống như trà đạo, hoa anh đào, võ thuật. Bên cạnh
đó, ẩm thực Nhật Bản với cách chế biến đặc trưng như sushi, sashimi cũng được truyền
bá rộng rãi trên thế giới, chỉ riêng ở Việt Nam cũng có đến hàng trăm nhà hàng ẩm thực
Nhật Bản. Ngoài các hoạt động quảng bá bên ngoài, Chỉnh phủ Nhật Bản cũng không
ngừng tranh thủ các đối tượng nước ngoài, đặc biệt là các đoàn ngoại giao. Mỗi khi có
dịp lễ hội, Hoàng gia Nhật thường tổ chức các hoạt động giới thiệu hoa anh đào cho các
đoàn ngoại giao tại Nhật Bản.
Hấp thu: Với lịch sử hấp thu văn hóa ngoại lai, trong quốc sách văn hóa, Nhật
hấp thu chủ thể văn hóa khác nhau trong lĩnh vực khác nhau để làm nguồn hoạt lực kích
thích văn hóa Nhật Bản. Khi đề xuất quan niệm hấp thu, Nhật Bản đã để điểm đặt lực
của ngoại giao văn hóa vào “hấp thu có tính sáng tạo” đồng thời muốn làm cho Nhật
Bản trở thành “căn cứ sáng tạo văn hóa” tràn đầy sức sống. Các phương thức thúc đẩy
hấp thu văn hóa là tích cực tiếp nhận lưu học sinh nước ngoài và đưa vào hạng mục
“loại hình nhập cư”, cung cấp điều kiện cư trú thích đáng cho người nước ngoài; thúc
đẩy giao lưu nhân tài tạo cơ hội cho họ cư trú, nghiên cứu và dùng thể chế linh hoạt thu
dùng nhân tài quốc tế.
Cộng sinh: Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong việc kêu gọi các nước cùng bảo vệ
các giá trị văn hóa chung của nhân loại, với mục tiêu nâng cao lòng tôn sung và cộng
sinh. Nhật Bản chủ trương việc trao đổi văn hoá trên thế giới không nên dẫn đến sự
xung đột giữa các nền văn hoá, mà tất cả các nền văn hoá nên được xem như là những
tài sản đặc biệt của con người, tất cả những gì là văn hoá thì phải cùng nhau bảo vệ. Do
đó một định hướng về chính sách trao đổi văn hoá của Nhật là tập trung nhấn mạnh vào
tầm quan trọng của di sản văn hoá nhân loại, việc trao đổi văn hoá quốc tế chính là để
làm giàu cho văn hoá nhân loại. Hiện nay, một hình thức trao đổi văn hoá đang nổi lên
ở Nhật Bản là khuyến khích các hoạt động chung, mang tính đa dân tộc. Thay vì đưa
các nghệ sĩ Nhật Bản ra nước ngoài biểu diễn, thì những nỗ lực như cùng sản xuất

những bộ phim, những buổi trình diễn nghệ thuật…
Công tác xã hội hóa các hoạt động ngoại giao văn hóa của Nhật Bản cũng được
đẩy mạnh với việc đa dạng hóa các thành phần ngoại giao văn hóa, bao gồm cả các
doanh nhân lớn, các cơ quan đại diện ngoại giao của Nhật Bản ở nước ngoài và cộng
đồng người Nhật trong và ngoài nước.
8


Ngoại giao văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng cho Việt Nam
2.2.

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là quốc gia sử dụng rất thành công các công cụ của ngoại giao văn hóa,
đó là văn hóa đại chúng và truyền thông đại chúng. Các giá trị Mỹ được các ngước khác
thán phục, bắt chước, đi theo con đường của Mỹ để cố đạt đến trình độ phồn thịnh và
mở cửa của Mỹ.
Trước khi đưa các giá trị Mỹ ra bên ngoài, thì việc xây dựng và củng cố các giá
trị đó trong dân chúng Mỹ phải là bước đi tiên quyết. Bởi vậy, các chính sách giáo dục,
văn hóa đối nội Chính phủ Mỹ đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của ngoại
giao văn hóa.
Một điểm nổi bật trong nền ngoại giao văn hóa Mỹ đó là bên cạnh các tác nhân
nhà nước còn có sự hiện diện rất đáng kể của các tác nhân đến từ khu vực doanh nghiệp
phi nhà nước. Bộ phận này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát tán các giá trị
Mỹ ra khắp toàn cầu, khi theo đuổi các mục tiêu và các hoạt động vì lợi ích của riêng
mình. Các sản phẩm truyền thông và văn hóa Mỹ có được tầm với toàn cầu là nhờ sức
đẩy của lợi nhuận và các quy luật cạnh tranh kinh tế.
Các vật mang văn hóa đại chúng chính là hàng tiêu dùng được sản xuất hang
loạt. Mỹ hiện nay không có đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này. Mỹ luôn giữa vai trò
là người đi đầu trong việc chế tạo, sản xuất, tại chính, xử lý và phát tán các tri phức hữ

quan. Có thể thấy rõ trong các trường hợp nhạp Pop, McDonald, MTV và Hollywood…
Phim ảnh, tạp chí, âm nhạc, TV và các công ty thương mại là các kênh phát tán văn hóa
Mỹ ra toàn thế giới.
Không chỉ là nước xuất khẩu văn hóa đại chúng mạnh nhất thế giới, Mỹ còn
chiếm vị trí chủ đạo trong truyền thông đại chúng với cơ sở hạ tầng thông tin tiên tiến,
đội ngũ chuyên gia đông đảo và chuyên nghiệp. Mỹ đi đầu trong tất cả các lĩnh vực
truyền thông như sách, báo in, tạp chí, phát thanh, truyền hình. Hiện nay, Mỹ khống chế
sản xuất và chế tác 75% chương trình truyền hình toàn cầu.
Nhờ các tổ hợp truyền thông mà sự khuếch tán hàng hóa, thông điệp văn hóa của
Mỹ trở nên xa hơn và rộng hơn. Điện ảnh Hollywood và nhạc Pop của Mỹ đã đạt tới
tầm với toàn cầu. Ngành công nghiệp giải trí của Mỹ đã phát tán các giá trị mỹ thông
qua các ấn phẩm văn hóa ra toàn thế giới.
9


Ngoại giao văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng cho Việt Nam
2.3.

Hàn Quốc

Vào những thập niên 50, 60 thế kỷ trước cũng là một nước nghèo như ta, nay đã
vươn lên như một cường quốc châu Á, thông qua xuất khẩu văn hóa và các sản phẩm
công nghiệp văn hóa, cụ thể:
Về công nghiệp điện ảnh: tiếp thu tinh hoa điện ảnh thế giới để sáng tạo ra một
phong cách làm phim riêng. Do nắm bắt được tâm lý giới trẻ trong nước đã chán ngán
dòng phim xã hội đen, phim chính luận khô khan,…Hàn Quốc tung ra những bộ phim
có nội dung nhẹ nhàng, lấy bối cảnh chính từ xã hội hiện đại, giải quyết những mâu
thuẫn gần gũi với cuộc sống đời thường, xoay quanh chữ hiếu, tình yêu chung thủy và
các giá trị gia đình châu Á, song họ lại rất chú trọng đến ngoại hình của diễn viên, cảnh
quay đẹp, nhạc phim hay, có sức cạnh tranh với phim nước ngoài, đã biến Liên hoan

phim Pusan trở thành một dạng Liên hoan phim Cannes của châu Á.
Truyền thông: được coi là một phương tiện quảng bá hình ảnh Hàn Quốc ra toàn
cầu, trở thành một ngành kinh tế truyền thông mũi nhọn. Hàn Quốc có rất nhiều hãng
truyền hình tư nhân, cạnh tranh quyết liệt với Đài truyền hình TƯ KBS của Chính phủ.
Các thông tin truyền tải trên các hãng này không bao giờ lấy lại của nhau, nhưng nội
dung đều nhằm mục tiêu quảng bá ra thế giới hình ảnh văn hóa, đất nước và con người
Hàn Quốc - vừa truyền thống, vừa hiện đại .
Ngành công nghiệp giải trí rất phát triển, như âm nhạc, gam-show, talk-show,…
với hình ảnh các ca sĩ, diễn viên đẹp - nhờ công nghệ lăng xê - tạo ra các thần tượng,
góp phần Hàn hóa thanh thiếu niên nhiều nước, trong đó có cả Trung Quốc và Việt
Nam.
Thời trang và mỹ phẩm của Hàn Quốc đều có sức cạnh tranh mạnh mẽ, bỏ xa
nhiều đối thủ, như Nhật Bản, mang lại lợi nhuận lớn với các thương hiệu như De Bon,
E 100, Double Rich,…
Du lịch: do ảnh hưởng của phim ảnh Hàn Quốc, du khách đổ sang Hàn Quốc
ngày càng nhiều, để được thăm các cảnh đẹp trong phim, thăm các trường quay, các
danh thắng,…Trong năm 2011, Hàn Quốc thu hút được 8,8 triệu du khách nước ngoài,
nhất là từ Trung Quốc .

10


Ngoại giao văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng cho Việt Nam
3. Đánh giá và đề xuất ứng dụng cho Việt Nam
3.1.

Đánh giá

Các kinh nghiệm quốc tế từ các nước đã nêu trong phần trên đều có đặc điểm
chung là sử dụng hiệu quả các hình thức quảng bá văn hóa, cả đặc trưng và đại chúng.

Bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông đại chúng đều được sử dụng một cách hiệu
quả để phát tán các thông điệp văn hóa từ trong nước ra ngoài thế giới. Truyền thông và
văn hóa trước hết cần phải trở thành những ngành công nghiệp, và đo đó, cần phải đi
theo tiến trình xã hội hóa để có thể bước vào cuộc cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, sức lan tỏa của một nền văn hóa không chỉ phụ thuộc vào các phương
tiện giúp nó khuếch tán; mà quan trọng hơn cả là còn phụ thuộc vào tỷ trọng văn minh
(các giá trị duy lý, nhân văn, sang tạo và lợi ích) mà nền văn hóa đó chuyển tải vào
trong các sản phẩm của nó khi đưa ra bên ngoài.
Xét về bối cảnh, mỗi nước lại có các điều kiện cụ thể khác nhau như chế độ
chính trị, sức mạnh của nền kinh tế, bản sắc văn hóa, hạ tầng thông tin, thành phần sở
hữu… Do đó, việc ứng dụng các kinh nghiệm đó có thể dẫn đến những kết quả rất khác
nhau ở mỗi nước. Nói cách khác, đứng trước những nhu cầu giống nhau, không phải lúc
nào các nhà nước cũng phản ứng như nhau, mà trái lại, cần phải tìm kiếm các cách thức
hợp lý nhất phù hợp nhất với hoàn cảnh để có thể đạt được mục đích.
Văn hóa vốn dĩ tự nó không phải là sức mạnh, mà cần được chuyển hóa thành
sức mạnh. Có hai cách thức chính, đó là sử dụng truyền thông đại chúng – văn hóa đại
chúng và xuất khẩu văn hóa. Để quá trình này diễn ra hiệu quả, mỗ quốc gia phải định
hình được đâu là bản sắc ưu tú của mình, và cái gì cần được đưa ra bên ngoài.
Xét trường hợp Việt Nam hiện nay, sức mạnh cứng chưa đủ mạnh, mà sức mạnh
mềm cũng đang yếu, khả năng tác động quốc tế chưa nhiều, sức hấp dẫn về văn hóa
cũng chưa đáng kể. Một cách quảng bá văn hóa được nhiều nước hiện nay làm rất tốt là
quảng bá hình ảnh đất nước qua phim ảnh, âm nhạc, ẩm thực… nhưng Việt Nam lại
chưa tận dụng tốt điều này. Tuy nhiên, văn hóa là một lợi thế của Việt Nam, chúng ta
hoàn toàn có thể tăng cường và phát huy sức mạnh mềm của mình, bắt đầu từ văn hóa.

11


Ngoại giao văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng cho Việt Nam
3.2.


Đề xuất ứng dụng cho Việt Nam

Để áp dụng những kinh nghiệm của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã nêu trên một
cách hiệu quả, cá nhân thực hiện xin đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam.
Trước hết, Việt Nam cần xác định rõ mục tiêu của các hoạt động ngoại giao văn
hóa trong từng giai đoạn cụ thể. Ví dụ như hiện nay, hình ảnh con người Việt Nam
đang trở nên xấu xí trong mắt bạn bè quốc tế qua các vụ việc trộm cắp trong siêu thị
nước ngoài, tiếp viên hàng không ăn trộm đồ, biểu tình bạo động chống Trung Quốc ở
Bình Dương…, thì mục tiêu trước mắt cần làm đó là xây dựng lại hình ảnh con người
Việt Nam với những giá trị đạo đức tốt đẹp trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu
này, thì công tác giáo dục tư tưởng, ý thức văn hóa dân tộc, các giá trị sống tử tế cho
mỗi người dân Việt Nam trong và ngoài nước là rất quan trọng. Bên cạnh đó thì việc
nâng cao dân trí cũng rất thiết yếu trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam còn thua kém
các nước về kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật. Giáo dục Việt Nam xưa vốn chịu ảnh
hưởng nặng nề của giáo dục Nho giáo: hiếu cổ (sùng bái cái cũ, “xưa bày, nay làm”),
chủ trương chỉ “thuật nhi bất tác, vô vi vô cải”, chuộng từ chương, háo danh hiệu, bằng
cấp, coi nhẹ thực nghiệp, khoa - kỹ,… Bản chất của giáo dục không phải chỉ là lưu giữ,
truyền bá tri thức cũ, rồi đóng khung lại, “vô vi vô cải”, mà cái chính là phải nghiên
cứu, tìm tòi, thử nghiệm, phát minh,…để sản xuất ra tri thức mới (nhất là giáo dục ở
bậc đại học), biến tri thức khoa học thành công nghệ, tạo ra năng suất cao hơn, sản
phẩm nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, thúc đẩy kinh tế phát triển, tiến tới hình thành nền
kinh tế tri thức. Đến lượt nó, sự phát triển của khoa học - công nghệ lại thúc đẩy cuộc
đua tranh sản xuất tri thức mới lên một tầm cao hơn.
Thứ hai, việc đẩy mạnh quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới cần
được thực hiện một cách hiệu quả hơn. Về di sản thiên nhiên: Việt Nam đã có nhiều
phong cảnh và danh thắng được Unesco công nhận là di sản thiên nhiên hàng đầu của
nhân loại như Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha-Kẻ Bàng, bãi đá cổ Sapa; nước ta có
nhiều bãi biển đẹp (như Ngũ Hành Sơn, NhaTrang), có du lịch sinh thái sông rạch, miệt
vườn Nam bộ độc đáo… Về văn hóa, chúng ta được thừa hưởng của cha ông một nền

văn hóa đa dân tộc, phong phú về thể loại (cả dân gian lẫn bác học, cả văn chương, hội
họa, kiến trúc, lẫn ca múa nhạc) trong đó một số đã được UNESCO công nhận là di sản
văn hóa vật thể và phi vật thể của nhân loại (như kiến trúc cố đô Huế, Tháp Chàm, di
12


Ngoại giao văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng cho Việt Nam
tích thánh địa Mỹ Sơn, nhã nhạc, cồng chiêng, rối nước, quan họ,…). Nhưng được công
nhận rồi không phải để cất vào kho, mà cần tiếp tục được nâng cao, phát triển, đem ra
quảng bá với thế giới, làm cho bạn bè hiểu biết và tìm đến với nền văn hóa độc đáo của
Việt Nam.
Văn hóa ẩm thực Việt Nam vốn có sức hấp dẫn với du khách do khẩu vị Việt
Nam gắn liền với sản vật nông nghiệp nhiệt đới, giúp cho các món ăn Việt Nam bổ
dưỡng mà nhẹ nhàng, thanh lịch, có hương vị và màu sắc riêng. Tuy nhiên chúng ta
cũng chưa phát huy được tối đa lợi thế này, do đó cần đẩy mạnh hơn nữa việc đưa món
ăn Việt vào các nhà hàng trên khắp thế giới, tổ chức các lễ hội ẩm thực…
Sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, chủ yếu được thể hiện ở con người Việt
Nam với truyền thống yêu nước, quật cường chống ngoại xâm, ở sự hài hòa cá nhân-gia
đình-Tổ quốc, ở sự thân thiện, cởi mở, có tinh thần bao dung hòa hợp, không hẹp hòi,
kỳ thị với những cái còn xa lạ đối với mình,… Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay,
chúng ta ko chỉ cần quảng bá những giá trị truyền thống đó mà cần quảng bá những giá
trị con người khác như hiện đại, thông minh, nhạy bén, tử tế…
Về việc quảng bá du lịch, hiện nay vẫn do từng địa phương đảm nhiệm, chủ yếu
như một ngành kinh tế, một nguồn thu cho ngân sách địa phương, chứ chưa thực sự coi
du lịch như một ngành văn hóa, có chức năng hàng đầu là quảng bá những giá trị của
đất nước, văn hóa và con người Việt Nam ra thế giới; vì vậy nó vẫn đang diễn ra một
cách manh mún, sơ sài, nghèo nàn, thiếu một sự phối hợp, liên thông giữa các ngành
với nhau. Du lịch, bản chất nó là văn hóa, gắn liền với vẻ đẹp cảnh quan, di tích lịch sử,
với các lễ hội, festival ca múa nhạc mang màu sắc địa phương, du lịch làng nghề với
các sản phẩm văn hóa biểu tượng cho mỗi vùng miền,…nên cần được liên kết thành các

“tua”, với sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều địa phương mới thu hút được du khách
đến và ở lại trong nhiều ngày. Quan trọng hơn là cần chú trọng xây dựng hình ảnh con
người Việt Nam hiện đại - với tư cách là “sứ giả” của văn hóa - để họ biết nên có, cần
có thái độ như thế nào khi tiếp xúc với du khách nước ngoài (nụ cười thân thiện, lòng
hiếu khách, sự giúp đỡ vô tư không vụ lợi, rồi ngôn ngữ, y phục, cách ứng xử, giao tiếp,
…phải tỏ ra là người dân của một nước văn hóa).
Thứ ba, cần tăng cường sức mạnh mềm của ngoại giao công chúng để giúp nhân
dân thế giới cập nhật những thông tin đúng đắn về Việt Nam. Nội dung của ngoại giao
13


Ngoại giao văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng cho Việt Nam
công chúng còn được thực hiện thông qua hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, các
tập đoàn kinh tế, các hội thảo khoa học, các khóa tập huấn, các chươg trình tài trợ cho
du học sinh, các cuộc trao đổi, giao lưu văn hóa - nghệ thuật,… với sự tham gia của các
nhà hoạt động xã hội, nghệ sĩ, nhà văn, nhà báo có tên tuổi,… Trong các cuộc giao lưu,
tiếp xúc với công chúng ở các nước sở tại thường diễn ra các cuộc phỏng vấn, tọa đàm,
đối thoại hai chiều, trao đổi trong phạm vi hẹp, những thông tin công chúng họ thu
được tại đây sẽ có tính thuyết phục hơn, trở nên đáng tin cậy hơn. Việt Nam, tùy theo
khả năng hiện nay, có thể từng bước tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế,
vào giải quyết các vấn đề như biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái, cho quân
đội tham gia cứu trợ, cứu nạn trên Biển Đông hay tham gia các lực lượng bảo vệ hòa
bình của LHQ, v.v..Thông qua những hoạt động đó, hình ảnh Việt Nam sẽ được cải
thiện rất nhiều trong con mắt của thế giới.

14


Ngoại giao văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng cho Việt Nam


KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập với thế giới ngày càng sâu rộng và thời đại toàn cầu hóa
hiện nay, cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa được
xác định là một trong ba trụ cột của ngoại giao hiện đại. Ngoại giao văn hóa được ví
như “quyền lực mềm” vừa có khả năng lan tỏa bền bỉ, vừa có tác dụng thẩm thấu lâu
dài.
Để có thể đạt được các thành công trong ngoại giao văn hóa, mỗi nước cần sử
dụng hiệu quả các công cụ đó là truyền thông đại chúng và văn hóa đại chúng, tuy
nhiên đối với mỗi quốc gia, việc làm thế nào để đáp ứng được mục tiêu một cách hiệu
quả lại không hề đơn giản.
Việt Nam cần phân tích các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội một cách kỹ lưỡng
để có thể áp dụng hiệu quả các kinh nghiệm quốc tế về ngoại giao văn hóa, để xây dựng
một hình ảnh Việt Nam đẹp đẽ và vị thế lớn mạnh trong mắt bạn bè quốc tế.

15


Ngoại giao văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng cho Việt Nam

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thái Việt, Lý Thị Hải Yến. Ngoại giao Văn hóa: Cơ sở lý luận, Kinh
nghiệm quốc tế và Ứng dụng. Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2004
2. Website Bộ Ngoại giao Việt Nam: />3. Website Viện nghiên cứu Đông Bắc Á: />4. Website Nghiên cứu Nhật Bản: />5. Website Đại Sứ quán Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam: http://vnm-

hanoi.mofa.go.kr/worldlanguage/asia/vnm-hanoi/main/
6. Website Đại Sứ quán Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam:
/>
16




×