Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

PHÂN TÍCH VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ – MARKETING


Mẫu trang phụ bìa

PHÂN TÍCH VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
CƠNG TY CỔ PHẦN VĨNH HỒN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: GS. TS ĐỒN THỊ HỒNG VÂN

NHĨM 5 – LỚP VB218B
Đào Xn Anh
Trần Công Uẩn
Huỳnh Quang Huy
Trần Thị Anh Thư
Phan Lê Ngọc Trang
Nguyễn Thị Kim Vân
Nguyễn Hồng Hải Uy

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2016
1


MỤC LỤC
PHẦN 1: TỔNG QUAN CƠNG TY
1.1 Thơng tin chung về Vĩnh Hồn
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
PHẦN 2: TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ GIÁ TRỊ CỐT LÕI
2.1 Tầm nhìn
2.2 Sứ mệnh


2.3 Giá trị cốt lõi
PHẦN 3: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI
3.1 Mơi trường vĩ mơ
3.1.1 Yếu tố kinh tế
3.1.2 Yếu tố tự nhiên, văn hóa, xã hội
3.1.3 Yếu tố chính trị, pháp luật
3.1.4 Yếu tố cơng nghệ
3.2 Môi trường vi mô
3.2.1 Nhà cung ứng
3.2.2 Khách hàng
3.2.3 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
3.2.4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
3.2.5 Sản phẩm thay thế
3.3 Ma trận EFE
3.4 Ma trận CPM
PHẦN 4: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN TRONG
4.1 Hoạt động chủ yếu
4.1.1 Đầu vào
4.1.2 Vận hành

2


4.1.3 Đầu ra
4.1.4 Marketing và bán hàng
4.2 Hoạt động hỗ trợ
4.2.1 Quản trị
4.2.2 Nhân sự
4.2.3 R&D
4.2.4 Tài chính

4.3 Ma trận IFE
PHẦN 5: MA TRẬN SPACE
PHẦN 6: MA TRẬN SWOT
PHẦN 7: MA TRẬN QSPM
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUY ƯỚC CHUNG VÀ TỪ VIẾT TẮT
Cơng ty

Cơng ty Cổ phần Vĩnh Hồn

Vĩnh Hồn

Cơng ty Cổ phần Vĩnh Hoàn

VASEP

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

EU

Liên minh Châu Âu

Bộ NN và PTNT

Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn


AEC

Cộng đồng kinh tế ASEAN

FTA

Hiệp định thương mại tự do

TPP

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương

IUU

Luật truy xuất nguồn gốc từ khai thác thủy sản

USDA

Bộ Nông nghiệp Mỹ

FSIS

Cục thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm Mỹ

DOC

Bộ Thương mại Mỹ

3



4


PHẦN 1: TỔNG QUAN CƠNG TY
1.1 Thơng tin chung về Vĩnh Hồn
 Tên doanh nghiệp (tiếng Việt): Cơng ty Cổ phần Vĩnh Hoàn.
 Tên doanh nghiệp (tiếng Anh): Vinh Hoan Corporation.

 Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5103000069 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp ngày 17/04/2007.
 Vốn điều lệ: 300.000.000.000 VNĐ (Ba trăm tỷ đồng).
 Người đại diện theo pháp luật: Bà TRƯƠNG THỊ LỆ KHANH – Chủ tịch
Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng Giám Đốc.
 Trụ sở chính: Quốc lộ 30, Phường 11, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
 Điện thoại: (84-67) 891.166
 Fax: (84-67) 891.672
 Website: www.vinhhoan.com.vn
 Email:
 Hoạt động kinh doanh chính của Cơng ty theo Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp bao gồm:
-

Nuôi trồng thủy sản nội địa;

-

Mua bán nông sản nguyên liệu và sơ chế, mua bán nguyên vật liệu phục
vụ sản xuất, chế biến thủy hải sản, chế biến thức ăn thủy sản;


-

Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản;

-

Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất, chế biến thủy hải
sản, chế biến thức ăn thủy sản;

5


-

Mua bán thủy hải sản, mua bán nông sản thực phẩm, súc sản phục vụ
sản xuất, chế biến thủy hải sản, chế biến thức ăn thủy sản;

-

Xay xát thóc lúa, đánh bóng gạo, mua bán, xuất nhập khẩu gạo;

-

Chiết xuất, sản xuất và xuất nhập khẩu Gelatin, Collagen thủy phân;

-

Mua bán hóa chất phục vụ sản xuất, chế biến thủy hải sản, chế biến
thức ăn thủy sản, nhập khẩu, kinh doanh thuốc thú y thủy sản; sản xuất

thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản.

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
1997: Cơng ty tư nhân Vĩnh Hồn được thành lập tại thị xã Sa Đéc, tỉnh
Đồng Tháp.
1999: Chuyển đổi thành Cơng ty TNHH Vĩnh Hồn; xí nghiệp chế biến thủy
sản đầu tiên tại thị xã Cao Lãnh, Đồng Tháp đi vào hoạt động.
2000: Được cấp mã số xuất khẩu sang thị trường Châu Âu (DL.147)
2005: Nâng cấp nhà máy với hệ thống băng tải tự động; đạt chứng nhận ISO
9001:2000, ISO 14001:2004, BRC: 2005 và IFS version 4.
2007: Xí nghiệp chế biến thủy sản thứ hai (DL.61) đi vào hoạt động;
Thành lập CTCP Thức Ăn Thủy Sản Vĩnh Hồn 1;
Thành lập Cơng ty Vĩnh Hồn (USA) Inc. tại bang California (USA).
Chuyển đổi thành CTCP Vĩnh Hồn, chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở
Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
2008: Xí nghiệp chế biến thủy sản thứ ba (DL.500) đi vào hoạt động.
2009: Nhận chứng chỉ AQUAGAP về ni trồng thủy sản; phịng kiểm
nghiệm của Cơng ty đạt chứng chỉ ISO/IEC 17025:2005.
2010: Đứng đầu ngành cá tra xuất khẩu Việt Nam theo thống kê của Hiệp
Hội Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam (VASEP);
Nhận chứng chỉ GLOBAL G.A.P về nuôi trồng cá tra;
Nhận chứng chỉ ISO 22000 cho hệ thống quản lý chất lượng.
2011: Nhận Huân Chương Lao Động hạng III cho tập thể CTCP Vĩnh Hoàn
và bà Trương Thị Lệ Khanh theo Quyết định số 150/QĐ-CTN ngày 28/01/2011 của
Chủ Tịch Nước;

6


Thành lập CTCP Vĩnh Hoàn Collagen 5.

2012: Nhận Huân Chương Lao Động hạng II cho tập thể CTCP Vĩnh Hoàn
theo Quyết định số 1261/QĐ-CTN ngày 21/08/2012 của Chủ Tịch Nước;
Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên nhận chứng nhận nuôi bền
vững ASC (Aquaculture Stewardship Council) cho trại nuôi cá tra.
2013: Khởi công xây dựng nhà máy sản xuất Collagen và Gelatin với công
suất 2.000 tấn thành phẩm/năm.
2014: Vĩnh Hồn là cơng ty thủy sản duy nhất lọt vào danh sách 50 công ty
niêm yết tốt nhất Việt Nam do tạp chí Forbes bình chọn;
Thối vốn khỏi mảng kinh doanh thức ăn viên thơng qua việc chuyển
nhượng tồn bộ cổ phần tại CTCP Thức Ăn Thủy Sản Vĩnh Hoàn 1 và mua lại
99,06% cổ phần CTCP Thực Phẩm Xuất Khẩu Vạn Đức Tiền Giang để tập trung
nguồn lực vào ngành nghề cốt lõi.
2015: Nhà máy sản xuất Collagen và Gelatin đi vào hoạt động;
Thành lập Công ty Octogone Holdings Pte Ltd. tại Singapore.
3/2/2016: Nâng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Thủy sản Cửu Long từ 22,8% lên
55,5% nhằm mục đích tận dụng dây chuyền sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng sẵn
có cho sản phẩm cá tra.

7


PHẦN 2: TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ GIÁ TRỊ CỐT LÕI
2.1 Tầm nhìn
Vĩnh Hồn phấn đấu trở thành cơng ty hàng đầu, có uy tín và phát triển bền
vững về nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra của Việt Nam với chiến lược tối ưu
hóa chuỗi giá trị của ngành hàng cốt lõi theo hướng áp dụng kỹ thuật cơng nghệ cao.
2.2 Sứ mệnh
Vĩnh Hồn có trách nhiệm:
 Xây dựng và bảo vệ thương hiệu cá tra của Việt Nam;
 Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững dựa trên những

nguồn lợi được khai thác có trách nhiệm;
 Cung cấp nguồn thực phẩm ngon, an toàn và tốt cho sức khỏe cho người
tiêu dùng;
 Mang lại giá trị cho đời sống địa phương thông qua những đóng góp từ
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, có tinh thần trách nhiệm với
cộng đồng và ln giữ gìn uy tín của Cơng ty;
 Mang lại niềm tin, giá trị, doanh thu và lợi nhuận cho khách hàng, nhà
cung cấp đồng thời thỏa mãn kỳ vọng của cổ đông Công ty;
 Đảm bảo cho người lao động có được việc làm ổn định và đời sống kinh
tế ngày càng được cải thiện.
2.3 Giá trị cốt lõi
Sản xuất và kinh doanh có đạo đức và trách nhiệm;
Dám cam kết và tôn trọng cam kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh;
Hoạt động sản xuất kinh doanh hòa hợp với môi trường sinh thái, bảo vệ
nguồn lợi tự nhiên;
Tinh thần nỗ lực để cải thiện và chiến thắng đối thủ bằng cạnh tranh lành
mạnh với nỗ lực không ngừng để tạo sự khác biệt và mang tính tiên phong trong đổi
mới công nghệ và phát triển sản phẩm;

8


Hướng đến và đạt được những bước hoàn thiện lớn thông qua những cải
thiện nhỏ và liên tục.
PHẦN 3: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI

3.1 Mơi trường vĩ mơ
3.1.1 Yếu tố kinh tế
So với các năm trước, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang các thị
trường lớn trên thế giới đang có dấu hiệu đi xuống. Theo VASEP, trong năm 2015,

giá trị xuất khẩu cá tra ước đạt 1,58 tỷ USD, giảm 10,4% so với năm 2014. Trong 8
thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam thì có đến 6 thị trường giá trị xuất
khẩu giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, Mỹ là thị trường nhập khẩu cá tra lớn
nhất của Việt Nam khi chiếm 21,9% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này lại giảm
5,6%, EU giảm 14,3%, ASEAN giảm 4,3%, Brazil giảm 39,8%, Mexico giảm
13,2%, Colombia giảm 13,9%. Chỉ có giá trị xuất khẩu sang Anh tăng 17%, Trung
Quốc – Hồng Kông tăng 42% và Saudi Arabia tăng 2,4%. Theo VASEP, hiện cũng
chỉ còn hơn 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ.
Trái ngược với sự sụt giảm của toàn ngành, tổng kim ngạch xuất khẩu của
Vĩnh Hoàn trong năm 2015 đạt 250 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ. Trong đó,
riêng xuất khẩu cá tra đạt 236 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ. Vĩnh Hồn tiếp
tục giữ vị trí là Cơng ty xuất khẩu cá tra hàng đầu Việt Nam, là một trong số ít
những Cơng ty duy trì mức tăng trưởng doanh số cao trong bối cảnh xuất khẩu toàn
ngành sụt giảm do nền kinh tế thế giới suy thoái, chưa lấy lại được đà tăng trưởng
và phục hồi chậm, nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu giảm tạo ra vòng xốy giảm giá
cho hầu hết các mặt hàng nơng thủy sản. Ngồi ra, biến động tỷ giá cũng có ảnh
hưởng rất lớn đến ngành xuất khẩu. Trong năm 2015, tỷ giá USD tăng mạnh một
mặt giúp doanh nghiệp xuất khẩu được lợi. Mặt khác, cùng với việc đồng USD
mạnh lên thì đồng nội tệ tại các thị trường xuất khẩu chính như EU, Canada, Úc,
Nhật, v.v lại mất giá nhiều so với đồng đô Mỹ khiến cho giá cả các mặt hàng xuất
khẩu của Việt Nam vào thị trường này trở nên đắt hơn, từ đó nhu cầu nhập khẩu
giảm, gây nên áp lực giảm giá đối với mặt hàng thủy sản trên thị trường này, dẫn

9


đến lợi nhuận của các Công ty Việt Nam giảm và các doanh nghiệp xuất khẩu cầm
chừng. Thêm vào đó, một số đối thủ cạnh tranh nước ngoài đã chủ động phá giá
đồng nội tệ để tạo thế mạnh cạnh tranh về giá. Cụ thể như Ấn Độ, Indonesia,
Malaysia đã giảm giá đồng nội tệ so với đồng đô Mỹ khiến cho giá thành sản xuất

tôm cao hơn thị trường 30%. Dẫn đến không thể bán ra được, tuy nhiên vẫn phải
duy trì nhập vào khiến cho lượng tồn kho lên đến hàng ngàn tỷ đồng, đây là vấn đề
đang phải đối mặt của ông vua tôm Minh Phú.
Mặc dù kinh tế thế giới đang suy thối và cịn nhiều bất ổn, nền kinh tế Việt
Nam lại có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm 2014, cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và
cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2014, cho thấy nền kinh tế Việt Nam phục
hồi rõ nét. Tỉ lệ lạm phát trung bình 10 tháng đầu năm 2015 là 0.7% trong khi mức
cùng kì năm ngối là 4.6%. Lạm phát thấp đã tạo điều kiện cho lãi suất giảm. Từ
đó, doanh nghiệp có cơ hội vay vốn sản xuất với lãi suất thấp, làm cho chi phí sản
xuất và giá thành hạ.
Theo VASEP, năm 2016 được dự báo tiếp tục là năm khó khăn của ngành
thủy sản, nhất là mặt hàng cá tra xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu cá tra sẽ tiếp tục giảm
và ước đạt 1,5 tỷ USD, giảm 5% so với năm 2015.
3.1.2 Yếu tố tự nhiên, văn hóa, xã hội
 Yếu tố tự nhiên
Với đường bờ biển dài 3200 km, vùng đặc quyền kinh tế 1 triệu km 2 và vùng
mặt nước nội địa 1,4 triệu ha rộng lớn, đặc biệt là vùng nước Đồng Bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) đã tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển ngành nuôi trồng, chế biến
thủy sản. Xuất khẩu thủy sản đã trở thành một trong những lĩnh vực chủ lực của nền
kinh tế cả nước. Trong đó Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp là vùng trọng điểm
nuôi trồng cá tra,cá basa của cả nước, đã đáp ứng được đầy đủ nhu cầu nguyên liệu
cho các Công ty chế biến thủy sản xuất khẩu. Và Vĩnh Hoàn đã chọn đặt trụ sở tại
Đồng Tháp và các nhà máy chế biến tại Tiền Giang, An Giang để tận dụng sự ưu đãi
của thiên nhiên này.

10


Đặc tính của những loại cá nước ngọt như cá tra, cá basa là dễ ni, ít bệnh,

sinh sản nhiều, đặc biệt rất thích hợp với điều kiện mơi trường vùng nước tại khu
vực ĐBSCL. Tuy nhiên, Từ tháng 12/2015, vùng ĐBSCL đã phải chịu những hiện
tượng khô hạn, nắng nóng và xâm nhập mặn chưa từng thấy trong lịch sử khi lượng
nước đổ về sơng Cửu Long q ít khiến mực nước sông Mekong xuống thấp nhất
trong nhiều thập kỉ nên nước biển tràn vào sâu hơn dẫn đến hiện tượng xâm nhập
mặn. Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của El Nino khiến nhiệt độ tăng cao, mùa
mưa năm 2015 ít, lũ nhỏ và kết thúc sớm làm mùa khô năm 2016 đến sớm hơn 2
tháng so với mọi năm. Việc xây dựng đập thủy điện của các nước ở thượng nguồn
làm ảnh hưởng đến dòng chảy và mực nước ở khu vực hạ nguồn. Hệ quả là, nước ở
vùng ĐBSCL bị nhiễm mặn và không thể dùng để sinh hoạt hay tưới tiêu làm ảnh
hưởng trầm trọng đến nông nghiệp. Đặc biệt đối với thủy sản, các con sông, kênh
rạch bị nhiễm mặn đã làm chết rất nhiều loài cá do cá ở khu vực này đều là cá nước
ngọt và không chịu được sự thay đổi độ mặn đột ngột trong nước. Riêng đối với cá
tra, tuy lồi cá này có thể chịu được độ mặn trong khoảng từ 2-10 phần ngàn, trong
khi độ mặn được dự báo ở khu vực ĐBSCL có thể đạt đến 6 phần ngàn hoặc cao
hơn nhưng việc thay đổi độ mặn đột ngột vẫn có thể gây ảnh hưởng đến năng suất
cá, đặc biệt với các tỉnh gần khu vực cửa sông như Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền
Giang. Riêng đối với khu vực An Giang và Đồng Tháp sẽ ít chịu ảnh hưởng hơn do
nằm gần thượng nguồn, vì vậy vùng ni của Vĩnh Hồn hiện tại khơng chịu ảnh
hưởng q lớn bởi hiện tượng ngập mặn.
Bên cạnh đó, ơ nhiễm mơi trường do dư lượng chất hóa học và dược phẩm
trong nước chưa qua xử lý hoặc không qua xử lý đúng quy trình khơng chỉ làm ơ
nhiễm mơi trường xung quanh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các ao ni.
 Yếu tố văn hóa, xã hội
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu ăn uống của người dân cũng thay đổi,
kéo theo đó là nhu cầu ăn các sản phẩm tươi sống như cá, tôm thay cho thịt đỏ tăng
lên đáng kể. Các món ăn được chế biến từ cá và tôm tươi sống ngày càng xuất hiện
nhiều trong bữa ăn của người dân, đặc biệt là ở các nước phát triển như Mỹ và châu
Âu. Đây là những lục địa có dân số già trong độ tuổi từ 50 trở lên chiếm đến hơn


11


30% tổng dân số. Theo báo cáo của Tổ chức Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang
phát triển Hà Lan (CBI), nhu cầu tiêu dùng thủy hải sản của các nước thuộc EU cao
nhất đối với người trong độ tuổi từ 50 trở lên. Đây chính là yếu tố thuận lợi đối với
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này.
Sự phát triển mạnh mẽ của các đơ thị, người dân khu vực thành phố nói riêng
và người dân cả nước nói chung, nề nếp sinh hoạt ngày càng tất bật nên dần dần có
sự chuyển đổi về thói quen ưa dùng hàng tươi sống sang mặt hàng đơng lạnh. Bên
cạnh đó, hệ thống siêu thị càng ngày càng phát triển mạnh tạo điều kiện thuận lợi
cho việc thúc đẩy tiêu thụ mặt hàng thủy sản đông lạnh.
Cùng với sự phát triển đô thị, các khu công nghiệp cũng không ngừng mở
rộng, đi kèm là các bếp ăn công nghiệp cũng như nhu cầu về sự ổn định về chất
lượng cũng như số lượng nguyên liệu chế biến thực phẩm của các bếp ăn. Mặt hàng
thủy sản đông lạnh đáp ứng tốt về yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng,
cũng như thị hiếu của các bếp ăn cơng nghiệp.
Từ đó, cho thấy được rằng thị trường bán lẻ thủy sản đông lạnh trong nước
này một mở rộng, có rất nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản
khai thác. Tuy nhiên, xu hướng người tiêu dùng vẫn thích dùng sản phẩm thủy sản
tươi sống hơn, nên muốn khai thác triệt để thị trường này, các doanh nghiệp cần tạo
sự khác biệt cho mặt hàng thủy sản đông lạnh thông qua các sản phẩm có giá trị gia
tăng.
Nhìn chung, hình ảnh cá tra Việt Nam trên thị trường quốc tế có những điểm
tích cực nhưng vẫn còn chịu một số ảnh hưởng tiêu cực. Trước tiên, cá tra có xuất
xứ Việt Nam tại thị trường Mỹ, châu Âu được ưa chuộng vì lồi cá thịt trắng này có
giá cả phải chăng, thịt cá săn chắc thơm ngon được rút xương và lạng da nên dễ
dàng trong chế biến. Năm 2011, Hiệp hội Thủy sản Quốc gia Mỹ (NFI) đã công bố
danh sách 10 loại thủy sản được ưa chuộng nhất tại Mỹ. Theo đó cá tra, cá basa Việt
Nam tiếp tục gia tăng vị thế, nhảy vọt từ vị trí thứ 9 lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp

hạng 10 lồi thủy sản được ưa chuộng nhất trên thị trường Mỹ, điều này phần nào
đã khẳng định được vị trí của cá tra Việt Nam trong lòng người tiêu dùng Mỹ.

12


Tuy nhiên, hình ảnh cá tra Việt Nam trong mắt các nhà bán lẻ tại châu Âu đã
bị ảnh hưởng bởi các báo cáo tiêu cực từ các phương tiện truyền thông và chiến
dịch do các đối thủ cạnh tranh thực hiện. Loài cá này đã gặp một số vấn đề về danh
tiếng liên quan đến chất lượng, an toàn thực phẩm, lo ngại về vấn đề xã hội và môi
trường cũng như sức khỏe và an sinh động vật. Cụ thể là chương trình truyền hình
bơi nhọ hình ảnh cá tra phát sóng tại Đức năm 2011 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến
hoạt động xuất khẩu cá tra của Việt Nam ở quốc gia này cũng như một số nước Bắc
Âu khác.
3.1.3 Yếu tố chính trị, pháp luật
 Văn bản pháp luật được ban hành
Ngày 04/12/2009, Thủ Tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2033/QĐ-TTg
phê duyệt “Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm
2020”. Mục tiêu của đề án là đến năm 2020 diện tích mặt nước ni cá tra đạt 7.600
– 7.800 ha, sản lượng cá nguyên liệu đạt 2 triệu tấn; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt
2,6 – 3 tỷ USD. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo đề án là tổ chức lại sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm, xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, tăng cường công
tác quản lý nhà nước và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống, nuôi
thương phẩm, sản xuất thức ăn và xử lý môi trường nuôi nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm, xây dựng hệ thống thống kê, dự báo thị trường và nâng cao năng lực cho
hoạt động xúc tiến thương mại từ đó đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững cho
ngành sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL.
Sau nhiều năm chuẩn bị, lấy ý kiến các bên liên quan để xây dựng Nghị định
cá tra, ngày 29/04/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36/2014/NĐ-CP về
nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra. Nghị định là cột mốc quan trọng khẳng

định quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng, quản lý ngành cá tra theo hướng
bền vững và phát triển cá tra thành sản phẩm xuất khẩu chiến lược và có tác động
lớn đến các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra tại Việt Nam. Vào ngày
29/7/2014, Bộ NN và PTNT đã ban hành Thông tư số 23/2014/TT-BNNPTNT
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2014. Thông tư này hướng dẫn cụ thể việc
kiểm tra điều kiện nuôi, cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi và xác nhận đăng ký nuôi

13


cá tra thương phẩm; kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trong chế biến, xuất
khẩu sản phẩm cá tra; xác nhận hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra.
Hiệp hội cá tra Việt Nam cũng khởi động dự án thương mại điện tử ngành cá
với việc thành lập website www.mekongfishmarket.com. Đây là kênh thông tin về
doanh nghiệp, sản phẩm, chuẩn nhà máy chế biến, vùng nguyên liệu cho các thành
phần tham gia cung cấp cá tra xuất khẩu, đồng thời là kênh thông tin tin cậy cho các
nhà nhập khẩu nước ngoài. Trang tin này được thiết kế ưu tiên tính năng tự cập nhật
của nhà cung ứng sản phẩm cá tra trên thị trường quốc tế thông qua hoạt động của
Hiệp hội cá tra Việt Nam. Việc thực hiện chương trình khởi động dự án thương mại
điện tử ngành cá nhằm xây dựng uy tín và khả năng tiêu thụ, giảm thiểu chi phí giao
dịch cho ngành cá tra Việt Nam.
 Hiệp định thương mại được ký kết
Bắt đầu từ năm 2016, với sự hình thành của Cộng đồng kinh tế ASEAN
(AEC), một loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới giữa Việt Nam –
EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN được ký kết, đặc biệt là Hiệp định Đối tác
Xuyên Thái Bình Dương (TPP) hứa hẹn đem lại những lợi ích, cơ hội lớn cho xuất
khẩu ngành thủy sản nói chung và ngành cá tra nói riêng. Cụ thể, hội nhập sẽ giúp
ngành thủy sản gia tăng đầu tư, mở rộng thị phần, thúc đẩy sản xuất trong nước,
tăng hàm lượng chế biến và có nhiều cơ hội phát triển hơn khi tiếp cận những thị
trường này. Khi các FTA này có hiệu lực sẽ giúp ngành thủy sản Việt Nam có thể

tiếp cận với mức thuế quan ưu đãi (0%) khi xuất khẩu vào các quốc gia thành viên.
Điều này giúp tăng sức cạnh tranh về giá cho doanh nghiệp Việt Nam khi cạnh
tranh với các nước xuất khẩu khác như Indonesia, Thái Lan, Philippines, Ecuador,
Argentina và Ấn Độ vì các nước này khơng có FTA với các nước nhập khẩu thủy
sản lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản.
 Rào cản thương mại
Từ năm 2010 trở đi, EU áp dụng Luật truy xuất nguồn gốc từ khai thác thủy
sản (IUU), theo đó tất cả các lô hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường này phải
cung cấp đầy đủ các thông tin truy xuất về nguồn gốc như thông tin về cơ sở nuôi,
ao nuôi, các chứng chỉ được cấp, v.v...

14


Bắt đầu từ 01/03/2016, việc giám sát nhập khẩu cá da trơn vào Mỹ được
chuyển từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) sang Cục thanh tra an toàn vệ sinh thực
phẩm (FSIS) và thời gian chuyển tiếp là 18 tháng. Theo đó, FSIS sẽ kiểm sốt tồn
bộ quy trình từ con giống đến sản phẩm sau khi đóng gói và xem xét những nhà
máy đạt được tiêu chuẩn tương đồng với các quy chuẩn như các doanh nghiệp tại
Mỹ. Trong thời gian chuyển tiếp, các doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục xuất khẩu
sang Mỹ phải nộp hồ sơ để được xét duyệt và FSIS chưa yêu cầu các doanh nghiệp
phải đảm bảo quy trình như trong Đạo luật Farm Bill nhưng sẽ đến các nhà máy
định kỳ hàng quý để kiểm tra và đưa ra khuyến nghị cải thiện. Trong giai đoạn này,
các doanh nghiệp cần cải thiện các tiêu chuẩn chất lượng theo khuyến nghị của
FSIS. Đến 30/08/2017, các doanh nghiệp không đạt được chứng nhận tương đồng
sẽ không được xuất khẩu cá tra vào Mỹ. Có thể thấy, Mỹ đã chuyển từ chỉ kiểm tra
sản phẩm nhập khẩu sang Mỹ sang kiểm sốt tồn bộ quy trình sản xuất của các
doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam xuất sang Mỹ sẽ
chỉ bị ảnh hưởng từ quý 4 năm 2017. Để có thể tiếp tục xuất sang Mỹ, ngoài việc
phải đảm bảo chất lượng toàn bộ quy trình sản xuất, chính phủ Việt Nam cũng cần

có hệ thống kiểm tra chất lượng tương đương với tiêu chuẩn của Mỹ nên sẽ cần có
sự hợp tác giữa doanh nghiệp và các cơ quan kiểm duyệt.
Chính sách chống bán phá giá của Mỹ vẫn tiếp tục nhằm vào các doanh
nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy sản vào thị trường nước này. Theo đó, nếu bị kết
luận bán phá giá cá tra, cá basa vào Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị đánh thuế
từ 36% đến 68%. Ngày 22/03/2016, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố phán quyết
cuối cùng mức thuế chống bán phá giá trong đợt xem xét hành chính lần thứ 11
(POR11) đối với cá tra phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam giai đoạn từ 01/08/2013
đến 31/07/2014. Theo đó, mức thuế mà hai bị đơn bắt buộc là Hùng Vương và
Thuận An phải chịu lần lượt là 0,41 USD/kg và 0,97 USD/kg, cao hơn so với phán
quyết sơ bộ trước đó. Mức thuế các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra khác của Việt
Nam phải chịu trong đợt xem xét này là 0,69 USD/kg, tăng 0,09 USD/kg so với
mức thuế phán quyết sơ bộ đưa ra. Với mức thuế trên, rất khó để các doanh nghiệp
cá tra Việt Nam đưa hàng vào Mỹ.

15


Như vậy với những yêu cầu kỹ thuật ngày càng khắt khe của thị trường Mỹ
và EU cùng những trói buộc về quy trình sản xuất và hàng rào thuế quan của các thị
trường này đang trở thành thách thức lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt
Nam.
3.1.4 Yếu tố công nghệ
Ngành chế biến cá tra xuất khẩu chịu sự quản lý gắt gao về các qui định an
toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, thị trường các nước Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản là
những thị trường khó tính ln quy định rất khắt khe về tiêu chuẩn an tồn vệ sinh
thực phẩm, địi hỏi đầu tư về công nghệ chế biến, sản xuất, xử lý nước thải hiện đại.
Cụ thể là các chứng nhận nuôi trồng quốc tế như Aquagap, GlobalGap (các
tiêu chuẩn an toàn và bền vững cho sản phẩm nơng nghiệp trên tồn thế giới), BAP,
BRC và IFS, HACCP về chất lượng và an toàn thực phẩm. ISO14001: hệ thống xử

lý nước thải hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế cho chất lượng nước
đầu ra.
Các doanh nghiệp cá tra phải tích cực thay đổi kỹ thuật công nghệ phù hợp
với yêu cầu chất lượng xuất khẩu của các nước tiên tiến trên thế giới, hoàn chỉnh hệ
thống quản lý và cơ sở vật chất cho các vùng nuôi trên các nền tảng chính bảo vệ
mơi trường và quan tâm đến các yếu tố xã hội, cộng đồng, đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm và khả năng truy xuất nguồn gốc.
3.2 Môi trường vi mô
3.2.1 Nhà cung ứng
Hiện nay, thị trường cá tra nguyên liệu đang đầy biến động. Nếu như cuối
năm 2015, thị trường cá vẫn còn dư thừa cá quá lứa, cá trong lứa đủ tiêu chuẩn xuất
khẩu cũng ế ẩm thì từ cuối tháng 2 vừa rồi, nguyên liệu bị thiếu hụt gây nên cơn sốt
giá cá.
Theo số liệu từ Chi cục Thủy sản các tỉnh ĐBSCL và Tổng cục Thủy sản, 03
tháng đầu năm 2016, diện tích nuôi mới cá tra các tỉnh ĐBSCL là 658 ha (giảm
20% so với cùng kỳ năm 2015), diện tích thu hoạch là 581 ha (giảm 19% so với
cùng kỳ năm 2015), sản lượng đạt 183.000 tấn (giảm 12% so với cùng kỳ năm
2015) với năng suất trung bình đạt 315 tấn/ha (so với năm 2015 là 285 tấn/ha).

16


Khảo sát tại nhiều vùng nuôi cá tra trọng điểm ở các tỉnh ĐBSCL cũng cho
thấy tình trạng thiếu cá nguyên liệu loại 700 – 900g diễn ra phổ biến, thị trường chỉ
còn vài chục ngàn tấn cá trọng lượng 1 – 1,5kg, loại đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào
châu Âu, Mỹ thì rất khan hiếm.
Hiệp hội Cá tra thống kê tại hầu hết các vùng chủ lực, phần lớn diện tích ao
hồ trước đây ni cá tra thì nay người ni đã bỏ trống, phần cịn lại được chuyển
đổi ni các lồi cá khác để bán nội địa. So với vụ cá năm 2015, diện tích ni năm
2016 giảm tới 50%, có địa phương như Hậu Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Vĩnh Long

và Tiền Giang giảm tới 60 – 80%.
Tình trạng thiếu hụt nguyên liệu cá đã ở mức trầm trọng ngay từ đầu năm
2016, điều này xuất phát từ nguyên nhân trong suốt cả năm 2015, giá cá tra chỉ duy
trì ở mức quá thấp so với chi phí ni trồng, buộc người dân phải chuyển đổi ni
các loài cá khác hoặc bỏ trống ao. Bản thân nhiều doanh nghiệp cũng khơng lường
trước được tình hình, họ dựa vào việc thu mua cá giá rẻ từ nông dân nên ỷ lại không
đầu tư nuôi hoặc liên kết với dân, dẫn đến bây giờ cũng không chủ động được
nguyên liệu.
Đây là lần đầu tiên sau mười năm, ngành cá tra mới phải đối mặt với tình
trạng thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng như vậy. Các nhà máy chế biến sẽ không thể
chạy tối đa công suất do thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, dẫn đến chi phí sản xuất
ngày càng tăng.
Theo nhiều nhận định nguyên liệu cá tra còn thiếu hụt đến hết q 1/2017, vì
hiện có rất ít ao hồ được thả cá cho vụ năm 2016. Trong cả năm 2015, giá cá chỉ
đứng ở mức 17.000 – 18.000 đồng, thấp hơn giá thành 2.000 – 3.000 đồng. Trong
khi năm 2016, ngồi một ít sản lượng cá cịn tồn đọng từ năm 2015 chuyển qua,
lượng cá tra nuôi vụ mới trong dân và doanh nghiệp chỉ đáp ứng được khoảng 50%
(tương đương khoảng 500.000 tấn) so với nhu cầu phục vụ chế biến và xuất khẩu
trong cả năm 2016 là 1,2 – 1,4 triệu tấn nguyên liệu. Do đó, tới đây, một điều chắc
chắn rằng, các nhà máy không tự chủ được nguyên liệu hoặc không đủ năng lực tài
chính để mua cá của dân sẽ gặp khó khăn.

17


Nhà cung ứng

Sản phẩm/ dịch vụ cung cấp

CTCP thức ăn thủy sản Vĩnh Hồn 1


Thức ăn viên

Cơng ty TNHH Lâm Gia Huynh Đệ

Thức ăn viên và thuốc thú y

Công ty TNHH Bao bì Phú Sỹ

Bao bì

Các cá nhân ni cá

Cá tra nguyên liệu

3.2.2 Kháchh3.2.2 Khách hàng
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu cá
tra từ ngày 01/01/2016 đến ngày 28/02/2016 đạt gần 237 triệu USD, tăng 5,6% so
với cùng kỳ năm 2015. Việt Nam là nước xuất khẩu cá tra lớn nhất trên toàn thế

giới với giá trị xuất khẩu 9T2015 đạt 1.16 tỷ USD nhờ vào hơn 200 công ty xuất
khẩu địa phương. Trong khi Hoa Kỳ đã vượt qua EU trở thành thị trường lớn nhất
của Việt Nam, xuất khẩu sang Trung Quốc và Hồng Kông tăng trưởng mạnh nhất,
đạt 115 triệu USD trong 9T2015, tăng 50% so với cũng kỳ năm ngoái.

3.2.3 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Với sự tác động tích cực từ nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên thuận lợi,
sự quan tâm hỗ trợ từ phía Chính Phủ, thị hiếu tiêu dùng trên thế giới, tạo nên sự
phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, với tổng cộng


18


hơn 200 Doanh nghiệp. Điều này cho thấy sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh
nghiệp trong nước.
 CTCP Hùng Vương
Đang là doanh nghiệp đứng thứ hai trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu cá tra.
Với vốn điều lệ hơn 1,8 ngàn tỷ đồng, gấp 3 lần vốn điều lệ của Vĩnh Hồn.
Tuy nhiên, CTCP Hùng Vương khơng chỉ tập trung vào chế biến xuất khẩu
cá tra mà đầu tư khá nhiều lĩnh vực, với 22 Công ty con. Đơn cử như Công ty Việt
Thắng, chuyên sản xuất thức ăn cá tra có thị trường lớn nhất đồng bằng Sơng Cửu
Long, và đang có dấu hiệu đẩy mạnh ở thị trường thức ăn gia xúc.
Ngoài ra năm 2014, CTCP Hùng Vương đầu tư nhà máy chế biến cá Alaska
Pollock tại Nga, và trong thời gian gần đây, Hùng Vương tiến hành thâu tóm Cơng
ty Russia Fish, một Cơng ty chun kinh doanh, phân phối, bán lẽ hải sản tại Nga.
Vấp phải rào cản kinh tế là thuế chống phá giá của chính phủ Mỹ ($0.41/kg)
nên trong thời gian tới, Hùng Vương giảm bớt sự tập trung vào thị trường Mỹ, thay
vào đó sẽ là thị trường Trung Quốc, các nước trong khu vực và thị trường nội địa.
 CTCP Nam Việt
Do ơng Dỗn Tới làm Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị với
vốn điều lệ hiện nay là 660 tỷ đồng. Trụ sở đặt tại thành phố Long Xun tỉnh An
Giang.
Nam Việt hiện đang có hai Cơng ty con là TNHH Ấn Độ Dương chuyên chế
biến dầu cá, bột cá, nhà máy đông lạnh và Công ty TNHH Cromit Nam Việt chuyên
sản xuất Ferrochrome.
Công ty từng giữ vị trí dẫn đầu xuất khẩu thủy sản 3 năm liền, kim ngạch
xuất khẩu đạt 85 triệu USD. Nam Việt tập trung vào thị trường châu Âu (40%).
3.2.4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Indonesia đất nước được đánh giá là có tiềm năng ni cá tra khơng thua gì
Việt Nam, đang có chiến lược xây dựng thương hiện cá tra, tập trung vào chất lượng

sản phẩm cũng như hệ thống phân phối.
Thái Lan vốn là nước xuất khẩu thủy hải sản lớn, đang có kế hoạch đẩy
mạnh đầu tư ni cá tra.

19


Một số nước khác bắt đầu nghiên cứu triển khai nuôi cá tra như Philippines,
Jamaica và Puerto Rico (Châu Mỹ).
3.2.5 Sản phẩm thay thế
Bất chấp cuộc chiến dai dẳng với các loại cá khác, cá tra Việt Nam đã dần
được biết đến nhiều hơn ở Mỹ từ năm 2003 và đã chiếm lấy vị trí thứ 6 của đối thủ
trong xếp hạng 10 loại thủy sản tiêu được thụ nhiều nhất ở Mỹ theo bình quân đầu
người từ năm 2011.

 Cá rô phi Trung Quốc
Hằng năm, Trung Quốc cung cấp 1,5 triệu tấn cá rô phi ra thị trường thủy sản
thế giới, trong khi cá tra chúng ta chỉ trong khoảng 1,2triệu tấn.
Cá rô phi Trung Quốc hiện tại đang dẫn đầu trong nhóm nhập khẩu cá thị
trắng thị trường Mexico, sau đó đến cá tra của Việt Nam. Đồng thời các doanh
nghiệp xuất khẩu thủy sản Trung Quốc có nhiều chiến dịch quảng bá, xúc tiến
thương mại tốt tại thị trường thủy sản Bắc Mỹ.
Ở thị trường Nga, cá rô phi tập trung vào thị trường bán lẽ thay vì tập trung
vào các chuỗi dịch vụ thực phẩm, giúp cho cá rô phi Trung Quốc ở thị trường này
tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng.
 Cá Alaska Pollock
Cá Alaska Pollock đứng thứ hai về sản lượng cá biển được đánh bắt trên toàn
thế giới. Là cá biển, được đánh bắt, nên cá Alaska Pollock có vị ngọt hơn và dai hơn
cá tra, đồng thời hàm lượng dinh dưỡng cao hơn cá tra. Ngoài ra, cá Alaska Pollock
giá rẽ tương đương, thậm chí có khi rẽ hơn cá tra.


20


Giai đoạn 2007 – 2008, nhiều nước giảm tối đa việc khai thác cá Alaska
Pollock để duy trì sản lượng tự nhiên, làm cho nguồn cung sản phẩm Alaska
Pollock giảm mạnh. Do đó giá cá tra đột ngột tăng vọt do được nhiều nhà nhập
khẩu Âu, Mỹ chọn là sản phẩm thay thế cho cá Alaska Pollock. Sau thời gian giảm
khai thác, hiện nay sản lượng cá minh thái tự nhiên đã phục hồi, người tiêu dùng
châu Âu và châu Mỹ quay lại với sản phẩm truyền thống này.
3.3 Ma trận EFE
STT

CƠ HỘI

Trọng số

Điểm

1

Tỷ lệ lạm phát thấp, lãi suất giảm
Nhu cầu tiêu thụ cá thịt trắng ngày
càng tăng
Thủy sản Việt Nam được nhiều thị
trường ưa chuộng vì chất lượng tốt,
giá rẻ
Mơi trường nước vùng ĐBSCL rất
thích hợp cho việc ni trồng thủy sản
Đề án của Chính phủ về “Phát triển

sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng
ĐBSCL đến năm 2020"
Thị trường còn nhiều tiềm năng phát
triển, đặc biệt là ở mảng bán lẻ và sản
phẩm có các giá trị gia tăng
Chương trình khởi động dự án thương
mại điện tử ngành cá
Tác động tích cực từ các hiệp định
thương mại FTA, TPP
THÁCH THỨC
Kinh tế suy thoái => Nhu cầu nhập
khẩu tại các thị trường lớn như Mỹ,
EU giảm
Rủi ro do biến động tỷ giá
Hình ảnh cá tra VN trên thị trường
quốc tế vẫn còn bị ảnh hưởng tiêu cực
bởi các chiến dịch truyền thơng của
đối thủ
Biến đổi khí hậu, ơ nhiễm môi trường,
xâm nhập mặn
Các rào cản về thương mại và kỹ thuật
ở các nước nhập khẩu

0,01

2

Điểm theo
trọng số
0,02


0,1

3

0,3

0,09

3

0,27

0,07

3

0,21

0,12

4

0,48

0,05

3

0,15


0,02

4

0,08

0,03

4

0,12

0,02
0,02

2
2

0,04
0,04

0,01

3

0,03

0,07


3

0,21

0,12

4

0,48

2
3
4
5
6
7
8

1
2
3
4
5

21


6
7
8

9
10

Mức thuế chống phá giá cao áp vào
các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt
Nam
Cá tra Việt Nam phải cạnh tranh gay
gắt với các loại cá thịt trắng khác
Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh
nghiệp thủy sản trong nước
Nguồn cá tra ngun liệu khơng ổn
định
Chi phí sản xuất ngày càng tăng
TỔNG

0,1

4

0,4

0,05

2

0,1

0,02

4


0,08

0,07
0,03
1

3
3

0,21
0,09
3,31

Qua phân tích ma trận EFE, với mức điểm tổng đạt 3,31 cho thấy Vĩnh Hoàn
đã phản ứng rất tốt với các yếu tố mơi trường bên ngồi.
3.3 Ma trận CPM
Vĩnh Hồn
Hùng Vương
Nam Việt
Các yếu tố thành cơng Trọng
Điểm
Điểm
Điểm
chủ yếu
số
theo
theo
theo
Điểm trọng số Điểm trọng số Điểm trọng số

Uy tín thương hiệu
0,1
4
0,4
3
0,3
2
0,2
Khả năng cạnh tranh về
0,18
4
0,72
3
0,54
1
0,18
giá
Quảng cáo - Marketing
0,05
3
0,15
2
0,1
1
0,05
Năng lực tài chính
0,15
3
0,45
4

0,6
2
0,3
Mức độ đa dạng hóa
0,05
4
0,2
3
0,15
2
0,1
sản phẩm
Thị phần
0,12
4
0,48
3
0,36
2
0,24
Lịng trung thành
0,05
4
0,2
3
0,15
2
0,1
khách hàng
Năng lực sản xuất

0,09
3
0,27
4
0,36
1
0,09
Kinh nghiệm quản lý
0,08
4
0,32
3
0,24
2
0,16
Nguồn nguyên liệu
0,13
3
0,39
4
0,52
2
0,26
Tổng cộng
1
3,58
3,32
1,68
Qua phân tích ma trận CPM, so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp thuộc
lĩnh vực cá tra xuất khẩu là CTCP Hùng Vương và CTCP Nam Việt, Vĩnh Hoàn hơn

hẳn về hầu hết các mặt, vẫn giữ vững vị trí Cơng ty đầu ngành. Riêng về yếu tố
năng lực tài chính, Hùng Vương vượt trội hơn nhờ số vốn điều lệ hơn 1,8 ngàn tỷ

22


đồng, gấp 3 lần vốn điều lệ của Vĩnh Hoàn, dẫn đến năng lực sản xuất và nguồn
nguyên liệu của Vĩnh Hồn khơng đạt bằng Hùng Vương.
PHẦN 4: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
4.1 Hoạt động chủ yếu
4.1.1 Đầu vào
Các Cơng ty con của Vĩnh Hồn lần lượt ra đời trong những năm 2007, 2011
và 2012 đã giúp Vĩnh Hoàn hồn thiện chuỗi khép kín từ ương giống, ni, sản xuất thức
ăn đến chế biến và xuất khẩu cá tra thành phẩm.
Theo báo cáo phân tích của Cơng ty Chứng khoán Bảo Việt cuối năm 2015,
lợi thế dẫn đầu thị phần ngành cá tra (12%), lợi thế chuỗi khép kín và những ưu thế về
năng lực quản lý, về công nghệ kỹ thuật đã giúp Vĩnh Hoàn vượt hẳn các doanh nghiệp
quy mô vừa và nhỏ trong việc thu mua ngun liệu cũng như thâm nhập các thị trường
lớn.

Mơ hình sản xuất khép kín của Vĩnh Hồn
 Cá giống
Cá giống là một phần khơng thể thiếu trong q trình ni và hiện tại Vĩnh
Hoàn đang sở hữu 26 hecta diện tích ni cá giống. Quy trình ni cá giống được
phân thành nhiều giai đoạn như sau:
Trứng cá (2 tuần) → Cá hương (3,4 tuần) → Cá giống

23



Vĩnh Hồn triển khai ni cá từ giai đoạn cá hương được mua từ trại sản xuất
giống uy tín. Đây là giai đoạn cá vừa đủ lớn, dễ nuôi thả, dễ kiểm sốt về thức ăn,
giúp Cơng ty đảm bảo an toàn vệ sinh nguồn nguyên liệu.
 Thức ăn thủy sản
Nguồn thức ăn cho cá chủ yếu được cung cấp bởi CTCP thức ăn thủy sản
Vĩnh Hoàn 1 - từng là Cơng ty con của Vĩnh Hồn, nay đã được bán cho đối tác
Philippines. Sau phi vụ bán lại nhà máy này, Vĩnh Hồn trở thành nhà phân phối
chính thức, tiếp tục được mua thức ăn từ đối tác nhận chuyển nhượng với mức giá
rẻ và chất lượng hơn, do đối tác mới có khả năng tập trung vào R&D để cải tiến
công thức chế biến thức ăn giúp tăng giá trị dinh dưỡng và hạn chế ô nhiễm môi
trường.
VH sử dụng thuốc thú y thủy sản từ nhà cung cấp chính là Cơng ty Lâm Gia
Huynh Đệ.
Ngồi ra, Cơng ty còn thành lập Trung tâm dịch vụ thú y thủy sản riêng nhằm
hỗ trợ, hướng dẫn các hộ nuôi cá cách ni, chăm sóc và chữa bệnh đúng cách, hiệu
quả và khơng dùng phải các loại thuốc có chứa hoạt chất cấm.
 Hoạt động nuôi trồng cá nguyên liệu
Vĩnh Hồn hiện sở hữu 520 hecta diện tích ni cá tra tại các vùng ni như
Tân Hồ, Tân Thuận Tây, Tân Thuận Đơng, Cồn Tân Thạnh, Mỹ Xương, Bình
Thạnh phân bố tại Đồng Tháp và An Giang, có khả năng cung cấp 100 ngàn tấn cá
tra nguyên liệu, đáp ứng 70% nhu cầu đầu vào của Cơng ty, 30% cịn lại được thu
mua từ các hộ ni ngồi.
Từ năm 2006, Vĩnh Hoàn bắt đầu đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu với
2 vùng nuôi rộng lớn ở Tân Thuận Tây và Tân Hịa (Đồng Tháp). Ngồi ra, Vĩnh
Hồn cịn đầu tư đất cho doanh nghiệp khác thuê ao nuôi cá, sau đó Cơng ty thu
mua lại với giá thị trường. Đây là chiến thuật khá thơng minh, giúp Vĩnh Hồn vừa
có nguồn thu từ việc cho thuê đất, lại vừa đảm bảo được nguồn cá nguyên liệu mà
không phải chấp nhận rủi ro tự đầu tư ni cá.
Trong q trình ni, Cơng ty đặt lên hàng đầu chương trình kiểm sốt vùng
ni và ao ni nhằm mục tiêu xây dựng vùng ni an tồn thân thiện với mơi


24


trường, khơng sử dụng kháng sinh và hóa chất cấm. Công ty tiên phong trong việc
áp dụng các tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt. Từ năm 2009, Công ty đã đạt được
chứng nhận nuôi trồng quốc tế đầu tiên là AQUAGAP, sau đó là Thực hành nơng
nghiệp tốt tồn cầu (GLOBALGAP) và Thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt nhất
(BAP). Đến 2012, Vĩnh Hồn là Cơng ty đầu tiên ở Việt Nam nhận được chứng
nhận của Hội Đồng Quản Lý Ni Trồng Thuỷ Sản (ASC), hồn chỉnh hệ thống
quản lý và cơ sở vật chất cho các vùng nuôi. Công ty cũng đã đầu tư kinh phí thực
hiện quy trình tự xử lý nước cho ao nuôi và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn về môi
trường nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu được thu hoạch từ môi trường nước tốt
nhất và giảm thiểu tối đa các tác động tới điều kiện tự nhiên, góp phần giữ gìn
nguồn nước của dịng sơng Mêkong, đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm.
Vĩnh Hoàn áp dụng một hệ thống truy xuất nguồn gốc phù hợp và chính xác,
đảm bảo sản phẩm cuối cùng được truy ngược trở lại nguồn gốc nguyên liệu. Đầu
tiên, ao nuôi được xác định bằng tên của người nuôi cá hoặc số ao và địa chỉ. Tất cả
nguyên liệu được kiểm tra kháng sinh trước khi mua và giao cho nhà máy. Chỉ có
nguyên liệu với các kết quả kiểm tra đạt, khơng có dư lượng kháng sinh cấm mới
được chấp nhận và đưa vào sản xuất. Với qui trình thu mua và cơng tác kiểm sốt
dư lượng kháng sinh từ nguyên liệu, Công ty đã đảm bảo tốt chất lượng nguyên liệu
đầu vào.
Do đã xây dựng được vùng ni có khả năng đáp ứng đến 70% nhu cầu chế
biến xuất khẩu, đồng thời tổ chức được một mơ hình khép kín từ nhà máy chế biến
thức ăn, vùng nuôi cho đến nhà máy chế biến sản phẩm nên VH có thể phần nào
chủ động về nguồn cung cá nguyên liệu và đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc
tế.
4.1.2 Vận hành
Trước khi cá được đưa vào sản xuất thì cán bộ kiểm tra sẽ kiểm tra lại chất

lượng của cá một lần nữa, chỉ tiếp nhận những ngun liệu khi cá cịn sống, khơng
bị bệnh, khơng nhiễm kháng sinh.
Cá nguyên liệu đạt chuẩn được đưa vào chế biến trên dây chuyền sản xuất
hiện đại được đội ngũ kiểm soát chất lượng giám sát và kiểm tra thường xuyên theo

25


×