Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ận dụng nội dung của công nghiệp hóa XHCN theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta trong quá trình đổi mới kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.3 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Hiện nay nước ta đang bước vào thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là
nhiệm vụ trọng tâm bởi chỉ có con đường cơng nghiệp , hóa hiện đại hóa mới đưa nước ta
trở nên giàu mạnh, đồng thời xây dựng được một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh,
từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, từ đó rút ngắn khoảng cách lạc hậu với các nước
phát triển, hòa vào dòng thác chung của nhân loại . Đại hội VIII của Đảng nhận định rằng
nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đặt ra cho thời kỳ đầu là
chuẩn bị tiền đề cho cơng nghiệp hóa cơ bản đã hoàn thành cho phép nước ta bước vào
thời kỳ mới đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước . Đảng ta đã đưa ra những
quan điểm mới chỉ đạo q trình thực hiện cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong
điều kiện mới . Những quan điểm này được Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung
ương khóa VII và tiếp tục được bổ sung hồn thiện trong các Đại hội VIII , IX, X, XI của
Đảng . Một trong những quan điểm cơ bản đó là “Vận dụng nội dung của cơng nghiệp
hóa XHCN theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta trong quá trình đổi mới kinh tế”.
Thực hiện đề tài này, chúng em muốn thể hiện cái nhìn của mình về cơng nghiệp
hóa - hiện đại hóa, về nền kinh tế tri thức, vai trò của nền kinh tế tri thức và bảo vệ tài
nguyên môi trường trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đồng thời
có thể rút ra được những kiến thức cần thiết trong đồng thời có thể rút ra được những
kiến thức cần thiết cho mình trong cơng việc cũng như cuộc sống sau này.


NỘI DUNG
PHẦN 1: NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THỜI
KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
Kế thừa những quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng không ngừng và
thời kỳ quá độ lên CNXH; xuất phát từ đặc điểm, điều kiện của Việt Nam, Hồ Chí Minh
đã khẳng định: Thời kỳ quá độ “là thời kỳ dân chủ mới”, tiến dần lên CNXH. Ở Việt Nam
là hình thái quá độ gián tiếp với: “Đặc điểm to nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu
tiến thẳng lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”(1). Đặc
điểm này chi phối tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm từng bước xóa bỏ
triệt để các tàn tích của chế độ thực dân, phong kiến, đồng thời từng bước gây dựng các


mầm mống cho CNXH phát triển, đó là một tất yếu.
Theo đó, quá độ lên CNXH là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và
lâu dài chứ “không thể một sớm một chiều”(2). Bởi vì, “chúng ta phải xây dựng một xã
hội hồn tồn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta phải thay đổi
triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ hàng ngàn năm... biến
nước ta từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp”(3). Tuy nhiên, muốn
“tiến lên chủ nghĩa xã hội” thì khơng phải “cứ ngồi mà chờ” là sẽ có được chủ nghĩa xã
hội. Nếu nhân dân ta mọi người cố gắng, phấn khởi thi đua xây dựng, thì thời kỳ q độ
có thể rút ngắn hơn.
Về nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên CNXH. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Phải
tạo ra những điều kiện cần và đủ về cơ sở vật chất; đồng thời, Đảng phải “lãnh đạo toàn
dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội”(4). Trong
đó, “nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ
thuật của chủ nghĩa xã hội,... tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có cơng nghiệp và nơng
nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ
nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là
nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”(5).
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, mối quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh là làm
sao cho Đảng không mắc các bệnh quan liêu, xa dân, thối hố biến chất, làm mất lịng


tin của dân, suy giảm năng lực lãnh đạo của Đảng. Đồng thời phải chú trọng xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ngày càng trong sạch, vững mạnh và hoạt động
hiệu quả, thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nội dung nhiệm vụ cụ thể trong thời kỳ quá độ lên CNXH rất
toàn diện. Trên lĩnh vực kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất là vấn đề mấu chốt, tăng
năng suất lao động trên cơ sở công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, cùng với thiết lập quan
hệ sản xuất, cơ chế quản lý kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, ngành, vùng, lãnh thổ
trong thời kỳ quá độ. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng quan hệ phân phối và quản lý
kinh tế. Theo Người, quản lý kinh tế phải dựa trên cơ sở hạch toán, đem lại hiệu quả cao,

sử dụng tốt các địn bẩy để phát triển sản xuất.
Trên lĩnh vực chính trị, nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vai
trò lãnh đạo của Đảng; quan tâm củng cố mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, nịng cốt
là liên minh cơng nhân - nơng dân - trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhằm khơng
ngừng tăng cường khối đại đồn kết dân tộc vì sự nghiệp xây dựng CNXH.
Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, xây dựng nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng
và mấu chốt của văn hóa là xây dựng con người có đạo đức cách mạng, con người mới xã
hội chủ nghĩa với đức - tài gắn bó hữu cơ với nhau, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân,
trung thành với sự nghiệp cách mạng xây dựng nền văn hóa mới, lối sống mới. Về xã hội,
thực hiện sự phân phối theo lao động, thi hành chính sách xã hội vì tồn dân, bình đẳng.
Mấu chốt của vấn đề xã hội là đảm bảo công bằng xã hội hướng vào phát triển con
người, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài, vừa là mục tiêu, vừa là động của sự phát triển xã
hội.
Về bước đi, biện pháp trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Hồ Chí Minh đã xác định
bước đi, cách làm phù hợp, Người khẳng định: Chúng ta cũng phải có phương pháp xây
dựng CNXH của riêng mình, gắn với thực tiễn và lịch sử của Việt Nam. Bước đi trong
xây dựng XHCN ở nước ta là “phải làm dần dần”, ai nói dễ là chủ quan và sẽ thất bại,
phải thực hiện “đi bước nào vững chắc bước ấy”.
Hồ Chí Minh cịn chỉ ra những biện pháp hết sức quan trọng để xây dựng CNXH,
đó là: Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng, lấy xây dựng


làm chính; kết hợp thực hiện hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ, đồng thời tiến hành hai
chiến lược cách mạng; xây dựng CNXH phải có kế hoạch, biện pháp và quyết tâm. Đặc
biệt, Người xác định biện pháp cơ bản, lâu dài quyết định nhất trong xây dựng CNXH ở
nước ta là phát huy sức mạnh toàn dân, đem của dân, tài dân, sức dân dưới sự lãnh đạo
của Đảng để làm lợi cho dân.
PHẦN 2. VẬN DỤNG NỘI DUNG CỦA CƠNG NGHIỆP HĨA XHCN THEO TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở NƯỚC TA TRONG Q TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ
Sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH của nước ta đứng trước những thuận lợi và khó

khăn mới so với thời kỳ Hồ Chí Minh cịn sống.
Đó là nước ta đã hình thành cơ chế thị trường, kinh tế nước ta vẫn kém phát triển,
bốn nguy cơ như Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đại hội VII đã chỉ ra và
những thách thức lớn đối với sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH. Một yêu cầu lớn đặt ra
cho nước ta để thực hiện CNH, HĐH là tranh thủ thời cơ, phát huy thuận lợi, khắc phục
khó khăn, đẩy lùi nguy cơ, vượt qua thử thách. Vận dụng những quan điểm của Hồ Chí
Minh về CNH XHCN trong giai đoạn cách mạng mới, chúng ta có thể đề cập chủ yếu
trên một số vấn đề sau đây:
- Trong CNH, HĐH đất nước, vấn đề quan trọng là tìm và khai thác các nguồn lực.
Trong các nguồn lực, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phải coi nội lực là chính, có tính chất
quyết định, nguồn lực bên ngồi đóng vai trị quan trọng.
Hồ Chí Minh ln ln nhấn mạnh ý chí tự lực tự cường. Sự nghiệp CNH, HĐH
phải là sự nghiệp của toàn dân, của các thành phần kinh tế. Tâm lý ỷ lại bên ngoài là hoàn
toàn xa lạ đối với việc cần phải dẩy mạnh CNH HĐH. Trong tình hình hiện nay, hợp tác
quốc tế được đặt trên một cơ sở mới khi mà hệ thống XHCN khơng cịn, sự giúp đỡ kiểu
cũ trong thời kỳ bao cấp cũng khơng cịn thì lại càng khơng được ỷ lại, trông chờ. Hơn
nữa, mọi sư viện trợ từ nguồn vốn bên ngoài phải được sử dụng một cách có hiệu quả
nhất trên tinh thần dựa vào sức mình là chính.
Nhưng tự lực tự cường khơng có nghĩa là đóng cửa mà cần phải tăng cường mở
rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh.


Ngay từ cuối năm 1946, trong một bức thư gửi Liên Hiệp quốc, Hồ Chí Minh đã bày tỏ
quan hệ đối ngoại về kinh tế như sau:
"Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và
hợp tác trong mọi lĩnh vực:
a. Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ
thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình.
b. Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho
việc buôn bán và quá cảnh quốc tế.

c. Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự
lãnh đạo của Liên hiệp quốc".
Trong quan hệ kinh tế đối ngoại phục vụ cho sư nghiệp CNH, HĐH theo tư tưởng
Hồ Chí Minh đã nêu trên đây, phải chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới nhưng
kiên quyết giữ vững độc lập, tự chủ. Phải hợp tác trên tinh thần bình đẳng, cùng có lợi
khơng can thiệp công việc nội bộ của nhau. Như vậy, chúng ta khơng hợp tác quốc tế, tạo
ra nguồn lực bên ngồi bằng bất cứ giá nào.
Trong tất cả các nguồn lực để phát triển đất nước nói chung và đối với sự nghiệp
cơng nghiệp hóa XHCN nói riêng, Hồ Chí Minh ln ln nhấn mạnh vai trị quyết định
của nhân tố nguồn lực con người. Trước hết, phải phát huy nguồn lực con người, động
viên toàn dân xây dựng đất nước, khơng ngừng tăng đầu tư cho phát triển.
Nói đến nguồn lực con người, trong thời kỳ hiện nay, đất nước ta đang có thuận lợi
và đồng thời lại có những khó khăn lớn. Cái khó khăn nhiều khi lại nằm trong cái thuận
lợi. Chẳng hạn lực lượng lao động của nước ta đông, trẻ so với tỷ lệ dân cư. Đây là lợi thế
của nước ta so với nhiều nước khác trên thế giới. Có thể coi đây là "tài nguyên" quan
trọng bậc nhất của nước ta.
Nhưng vấn đề đó sẽ trở thành "con dao hai lưỡi", sẽ trở thành một khó khăn lớn khi
nguồn lực con người này có một chất lượng không bảo đảm yêu cầu cho sự nghiệp đẩy
mạnh CNH, HĐH. Nói đến chất lượng nguồn lực này, phải kể đến các yếu tố sau đây: thể
lực; sự giác ngộ chính trị; có tri thức cần thiết cho cơng việc của mình. Ba yếu tố trên đây


là những yếu tố cơ bản trong việc xây dựng nguồn lực con người của CNH, HĐH đất
nước.
Điều này liên quan đến tất cả các ngành, các cấp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giáo
dục cũng như chăm 1o sức khỏe cho con người. Hồ Chí Minh coi trọng yếu tố con người
mà cơ bản là đòi hỏi phải vừa có đức, vừa có tài, trên cơ sở đó có lúc Người cho rằng đức
là gốc.
- Trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, một vấn đề cơ bản được đặt ra theo tư
tưởng Hồ Chí Minh, là cơ cấu cơng - nơng nghiệp. Hồ Chí Minh xác định nền kinh tế

nước ta đi bằng hai chân: công nghiệp và nông nghiệp. Do vậy, trong CNH, HĐH, trước
hết phải chú trong tới CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.
Từ một nước nơng nghiệp lạc hậu đi lên CNXH, Hồ Chí Minh coi nông nghiệp là
một cơ sở cho phát triển công nghiệp, đồng thời công nghiệp phải thúc đẩy nông nghiệp
phát triển. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra ở các vùng khác nhau tùy theo điều kiện
của từng vùng nhưng nhìn một cách tổng thể của cả nước vẫn là cơ cấu công - nông
nghiệp.
Thực hiện các Nghị quyết Đại hội VIII, IX trên vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp và
nông thôn là phải chú trọng phát triển nơng nghiệp một cách tồn diện (hiểu nơng nghiệp
bao gồm cả nơng - lâm - ngư nghiệp), hình thành các vùng chuyên canh tập trung để tạo
ra nhiều hàng hóa có chất lượng cao, số lượng bảo đảm để cung ứng tốt cho nhu cầu thị
trường trong nước và thị trường ngồi nước đồng thời đáp ứng tốt cho cơng nghiệp chế
biến. Phát triển nơng nghiệp tồn diện với chất lượng tốt cũng là để bảo đảm an toàn
lương thực cho tồn xã hội, nhân tố bảo đảm cho chính sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH
đất nước.
CNH, HĐH nông nghiệp và nơng thơn cịn u cầu phải thực hiện thủy lợi hóa, điện
khí hóa, cơ giới hóa sinh học hóa, v.v... Coi trọng việc đưa tiến bộ khoa học vào nông
nghiệp, trước hết là tạo giống, nguồn nguyên liệu lớn, chất lượng cao cho công nghiệp
chế biến. Phát triển mạnh cơ sở chế biến nông - lâm - thủy sản và các cơ sở nông nghiệp
vệ tinh cho công nghiệp ở thành thị. Phát triển các ngành, các làng nghề truyền thống.


Coi trọng việc giải quyết nước sạch, phát triển các cơng trình điện, đường, trường, trạm ở
nơng thơn, tạo ra bộ mặt nông thôn mới khang trang, sạch đẹp, văn minh.
Đồng thời với những nhiệm vụ trên đây, phải hoàn thành cơ bản việc giao đất khốn
rừng cho hộ nơng dân, điều chỉnh việc phân bổ vốn và huy động thêm nguồn vốn cho
phát triển nông - lâm - ngư nghiệp và kinh tế nơng thơn. Có chính sách khuyến khích và
trợ giúp nơng dân trong xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển giao cơng nghệ, giải quyết khó
khăn về vốn, về giá cả vật tư nông nghiệp và hàng nông sản, về thị trường tiêu thụ nông
sản v.v...

- Thực hiện CNH, HĐH theo tư tưởng Hồ Chí Minh địi hỏi phải đẩy mạnh việc xây
dựng giai cấp công nhân.
Hồ Chí Minh ln ln trăn trở đối với việc xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam.
Một yêu cầu đặt ra hiện nay là phải nhanh chóng xây dựng giai cấp công nhân đông về số
lượng, mạnh về chất lượng.
Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp, tức là lực lượng sản xuất sẽ đạt trình dộ tương đối hiện đại, lao động sử dụng
bằng máy móc sẽ thay thế phần lớn lao động thủ công, cơ bản thực hiện được điện khí
hóa tồn quốc, năng suất lao động xã hội cao, GDP tăng từ 8 đến 10 lần so với năm 1990,
công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP và trong lao động xã hội thì
số lượng giai cấp cơng nhân Việt Nam sẽ phải phát triển vượt bậc.
Trong số lượng ngày càng tăng của giai cấp công nhân, cơ cấu sẽ rất da dạng, nằm
trong tất cả các khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, liên doanh, kể cả trong nhưng
công ty có vốn 100% của nước ngồi. Trước đây, trong các nước tư bản chủ nghĩa, CNH
phải trải qua thời gian dài hàng trăm năm; vì thế cơ cấu giai cấp - xã hội cũng biến đổi
một cách lâu dài. Còn với thời gian khoảng hơn 20 năm, ở nước ta, sự chuyển biến cơ cấu
ấy là rất nhanh, vì vậy còn phải chú ý đến cả sự ổn định xã hội, nghĩa là nó phải được
diễn ra theo tính tất yếu sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
Nhưng thời kỳ CNH, HĐH ở nước ta khơng chỉ làm cho giai cấp cơng nhân có sự
tăng cường về số lượng và biến đổi về coư cấu giai cấp đó trong các khu vực kinh tế mà
cịn và chủ yếu là sự tăng cường chất lượng. Nói đến giai cấp công nhân để đảm nhận vai


trị lãnh đạo cách mạng là nói đến giai cấp công nhân tiên tiến, nghĩa là công nhân của
nền đại công nghiệp, hiểu theo nghĩa công nhân đã được giác ngộ sâu sắc về chính trị, về
ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong đại cơng nghiệp và trình độ học vấn, trình độ tay nghề
cao v.v.. Vì vậy, đây là một nhiệm vụ quan trọng, một yêu cầu nghiêm khắc đối với q
trình xây dựng giai cấp cơng nhân trong thời kỳ CNH, HĐH.
Trong việc xây dựng giai cấp công nhân, cần chú ý ở vấn đề nhận thức coi đó là một
điều kiện rất cơ bản để xây dựng đảng, xây dựng chế độ XHCN và bảo đảm cho thắng lợi

của sự nghiệp CNH, HĐH. Phải chú trọng nâng cao giác ngộ giai cấp, tinh thần yêu
nước, tự lực tự cường và đặc biệt là nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp cho công
nhân. Chú trọng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân. Phải tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, vai trò của các tập thể chính trị - xã hội,
đặc biệt là vai trị của Cơng đồn trong việc tập hợp, vận động cơng nhân xây dựng đất
nước.


KẾT LUẬN
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam đã thể
hiện những nội dung đặc sắc, trên cơ sở kế thừa và phát triển sáng tạo những giá trị của
chủ nghĩa Mác - Lênin vào đặc điểm, tình hình xã hội Việt Nam. Thực tiễn luôn vận động
biến đổi và đang đặt ra nhiều vấn đề mới, những nội dung tư tưởng về thời kỳ quá độ của
Người vẫn giữ nguyên giá trị, cần tiếp tục bổ sung, phát triển trong điều kiện mới.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2011, t.12, tr. 411.
(2) (3) Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2000, t.10, tr. 324, 329.
(4) (6) Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2000, t.8, tr. 174, tr. 267.
(5) Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2000, t.13, tr. 13.
(7) (8) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI,
Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2011, tr. 76, 70.
(9) Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, H, 2011, t.6, tr. 13.



×