Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

TÀI CHÍNH CÔNG TY đa QUỐC GIA FORD MOTOR COMPANY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.22 KB, 10 trang )

TÀI CHÍNH CƠNG TY ĐA QUỐC GIA
FORD MOTOR COMPANY
Câu 1:
 Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty Ford:

Ford Motor là một công ty sản xuất thương mại ơ tơ đa quốc gia, có trụ sở chính
tại bang Michigan, Mỹ. Được thành lập năm 1903 bởi Henry Ford với 12 nhà đầu tư
tại một nhà máy cũ với 28,000 USD tiền mặt đầu tư.
Năm 1903 – 1908, Ford đã cho ra mắt các mẫu xe A, B, C, F, K, N, R và S. Năm
1904, nhà máy quốc tế đầu tiên của Ford được xây dựng tại Walkerville (nay là
Windsor), Ontario. Nó được thành lập để bán xe khơng chỉ ở Canada mà cịn trên khắp
Đế quốc Anh ở thời điểm đó. Năm 1908, mẫu xe mới Ford T được sản xuất hàng loạt
theo dây chuyền. Doanh thu của công ty thời điểm này tăng vọt, số lượng xe bán được
lên đến con số hàng triệu.
Năm 1951, Ford dấn thân vào lĩnh vực nghiên cứu siêu dẫn. Thành cơng sau hơn
10 năm, phịng thí nghiệm Ford đã tạo ra một thiết bị giao thoa lượng tử siêu dẫn. Nửa
sau thập niên 90, mảng kinh doanh ô tô đem về cho Ford một khoảng lợi nhuận lớn.
Ford cũng từ đó trở thành một trong những thương hiệu uy tín trên toàn cầu.
Những năm đầu thế kỷ 21, Ford Motor lần đầu rơi vào khủng hoảng. Năm 2006,
công ty báo lỗ lên đến 12.7 tỷ USD và ước tính sẽ khơng có lợi nhuận đến hết năm
2009. Kết thúc năm 2007, tình hình có chuyển biến khả quan hơn trước khi Ford báo
lỗ 2.7 tỷ USD. Năm 2009, mọi thứ bắt đầu lại với Ford khi được hãng ô tô hàng đầu tại
Mỹ cung cấp dòng động cơ EcoBoost mạnh mẽ, từ đó Ford trở thành lựa chọn phổ
biến cho các khách hàng có nhu cầu mua ơ tơ trên tồn thế giới.
Hiện nay, qua 117 năm hình thành và phát triển của mình, Ford khơng chỉ dừng lại
ở việc sản xuất và kinh doanh ơ tơ mà cịn có những phát minh mới thể hiện sự quan
tâm đối với cộng đồng như sản xuất xe có khả năng diệt Covid-19 hay áo khoát cảm
xúc bảo vệ người đi xe đạp,…
 Hình thức đầu tư của Cơng ty Ford tại Việt Nam:

1




Ford Việt Nam được thành lập vào năm 1995, với hình thức đầu tư là cơng ty liên
doanh giữa Tập đồn Ford Motor có trụ sở tại Michigan, Mỹ (75%) và Công ty Diesel
Sông Công (25%) với tổng vốn đầu tư hiện nay là hơn 126 triệu USD. Hoạt động của
Ford tại Việt Nam bao gồm lắp ráp xe hơi, tiếp thị, bán hàng và chăm sóc khách hàng.
Ford có văn phịng đại diện tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, ngồi ra Ford cịn vận hành
nhà máy lắp ráp tại Hải Dương.
Ưu điểm của hình thức đầu tư: Hình thức liên doanh có ít rủi ro hơn, vì mỗi bên
đối tác chỉ chịu rủi ro với phần đóng góp của mình, trong trường hợp của Ford khi đầu
tư vào Việt Nam thì chỉ chịu 75% rủi ro với cơng ty, 25% rủi ro cịn lại là do cơng ty
đối tác của Ford tại Việt Nam – Công ty Diesel Sơng Cơng đảm nhiệm. Với hình thức
đầu tư này, Ford cịn có thể học hỏi thêm về mơi trường kinh doanh nội địa từ đối tác
trước khi thành lập chi nhánh sở hữu tồn bộ hay có thể mua lại toàn bộ khi đã đủ kinh
nghiệm trên thị trường Việt Nam.
Hạn chế của hình thức đầu tư: Hạn chế đáng quan tâm của hình thức đầu tư này
là việc có thể xảy ra tranh chấp giữa các bên sở hữu khi xảy ra bất đồng trong việc đưa
ra các quyết định của cơng ty, tuy nhiên hạn chế này có khả năng xảy ra cao ở các
công ty liên doanh 50:50, đối với Ford thì liên doanh 75:25 nên các tranh chấp có lẻ sẽ
ít xảy ra hơn.
 Ứng dụng mơ hình OLI để giải thích quyết định thành lập Cơng ty tại Việt Nam:

Mơ hình OLI hay cịn gọi là mơ hình chiết trung, là một lý thuyết trong kinh tế học
được xuất bản bởi John H.Dunning vào năm 1979. Theo mơ hình này, đầu tư trực tiếp
nước ngồi (FDI) được thực hiện hiệu quả khi thỏa ba điều kiện sau: Lợi thế sở hữu;
Lợi thế địa điểm và Lợi thế nội bộ hóa. Áp dụng mơ hình này để ý giải quyết định
thành lập công ty của Ford tại Việt Nam như sau:
Lợi thế sở hữu (Ownership advantage): Lợi thế sở hữu thường được xem là vơ
hình, lợi thế này liên quan đến thương hiệu, danh tiếng, các lợi thế cạnh tranh như độ
tin cậy. Trước khi gia nhập thị trường Việt Nam, thì Ford đã có lịch sử 92 năm hoạt

động, quy mô sản xuất ô tô lớn thứ hai tại Mỹ (sau General Motors) với nhiều chi
nhánh lớn nhỏ và đã định vị được thương hiệu của mình ở nhiều quốc gia trên thế giới
như liên doanh tại Trung Quốc (Changan Ford), Đài Loan (Ford Lio Ho), Thái Lan
(AutoAlliance Thailand), Thổ Nhĩ Kỳ (Ford Otosan) và Nga (Ford Sollers).
Lợi thế địa điểm (Location advantage): Việc thành lập công ty tại Việt Nam giúp
Ford tiết kiệm được khoản phải trả cho nhân cơng vì chi phí lao động ở Việt Nam vào

2


những năm 1995 thấp hơn so với tại Mỹ. Đối với Ford khi lựa chọn tham gia vào Việt
Nam bằng hình thức liên doanh với Cơng ty Diesel Sơng Cơng – là một đối tác Việt
Nam giúp Ford tận dụng được tối đa các nguồn lực về tài nguyên cũng như nhân cơng.
Ngồi ra, việc lập cơng ty tại Việt Nam cịn giúp Ford giảm được các chi phí liên quan
đến thuế khi xuất khẩu sang nước ngoài.
Lợi thế nội bộ hóa (Internalization advantage): Tại Việt Nam vào những năm
1995 thì cơng nghệ liên quan đến sản xuất ơ tơ hầu như cịn chưa phát triển nên việc
th một cơng ty có cơng nghệ phù hợp để cung ứng dịch vụ độc lập cho Ford là một
điều khó khăn. Bởi vậy, hình thức liên doanh là một hình thức phù hợp để Ford thâm
nhập thị trường Việt Nam. Ngoài ra thì vì thị trường Việt Nam thời điểm đó cịn khá
mới, nên Ford khơng thể nào kiểm sốt được hết các đơn vị đại diện mình tại nước sở
tại nên để giảm thiểu các rủi ro thì việc sản xuất nội bộ là an toàn nhất.
Câu 2:
 Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty Ford: Trên thế giới, Ford là một công ty
sản xuất thương mại ô tô đa quốc gia, với các hoạt động chính là sản xuất và thương
mại các loại ô tô, phụ tùng, dịch vụ liên quan. Ngồi ra, Ford cịn có một tổ chức tín
dụng chuyên cho vay để mua xe.
Tại Việt Nam, hoạt động của Ford bao gồm lắp ráp xe hơi, tiếp thị, bán hàng và
chăm sóc khách hàng.
 Thị phần:


Ford là nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai của Mỹ (sau General Motors) và lớn thứ năm
trên thế giới (sau Toyota, VW, Hyundai-Kia và General Motors) dựa trên lượng xe sản
xuất năm 2015. Ford hiện đang hoạt động trên khắp Bắc Mỹ và hơn 125 quốc gia trên
thế giới. Công ty sản xuất rất nhiều loại ô tô với hai hãng chính là Ford và Lincoln.
Hiện nay tại Việt Nam, Ford hoạt động kinh doanh các dòng xe như Ranger,
Explorer, EcoSport, Transit, Everest, Focus. Doanh số kết thúc năm 2018 của Ford là
24,636 xe được bán, đạt thị phần 8.6%. Tính đến tháng 6/2019, Ford Việt Nam liên tục
mở rộng hệ thống quản lý ủy quyền và trung tâm dịch vụ với 41 cơ sở trên toàn quốc.
 Đối thủ cạnh tranh:
Đối với các công ty đa quốc gia như Ford thì đối thủ cạnh tranh là một vấn đề
đáng quan tâm vì cơng ty hoạt động trên rất nhiều quốc gia nên quy mô và số lượng
đối thủ cạnh tranh là khá lớn. Các đối thủ cạnh tranh đến từ các nước phương Tây của
Ford là Mercedes-Benz, Chevrolet, Volvo, BMW, đây là các đối thủ đáng gờm với sản
phẩm tốt và chất lượng cao. Tuy nhiên, những đối thủ cạnh tranh này cũng có những

3


hạn chế là giá thành khá cao và đặt biệt tiêu tốn nhiều năng lượng. Các đối thủ đến từ
Châu Á của Ford là Honda, Toyota, Mazda, Isuzu, Kia, Huyndai, Nissan, trong đó thì
Toyota là đối thủ lớn nhất của Ford – đây là công ty sản xuất ô tô dẫn đầu thế giới về
sản lượng ô tô sản xuất mỗi năm đạt 10 triệu xe. Gần đây vào tháng 3/2020, Toyota
tung thông tin sắp cho ra mắt Toyota GR Hilux – một phiên bản hiệu suất cao của
dòng xe Hilux nhằm cạng tranh với Ford Ranger Raptor.
Nói riêng tại thị trường Việt Nam, ngoài các đối thủ kể trên thì Vinfast đang là đối
thủ đáng gờm của Ford, đây thương hiệu sản xuất ô tô đầu tiên của Việt Nam, có lợi
thế “sân nhà” rất lớn khi hiểu và nắm bắt được tâm lý của người Việt hơn bất cứ đối
thủ nước ngoài nào khác.
 Chiến lược kinh doanh: Bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát


triển đều phải có chiến lược kinh doanh hồn hảo cho mình, Ford cũng khơng ngoại lệ.
Với thế mạng là một trong những công ty lớn nhất trong ngành sản xuất và kinh doanh
ô tô, Ford luôn cải thiện, thay đổi để có những chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.
Chiến lược kinh doanh của Ford được thể hiện trong kế hoạch “One Ford” của hãng
được khởi xướng bởi CEO Allan Mullally vào tháng 9/2006, mục đích của One Ford là
giúp hãng mở rộng thị phần và mang lại thành cơng trên tồn cầu. One Ford là chiến
lược 4 điểm, bao gồm:
- Cơ cấu lại doanh nghiệp để duy trì lợi nhuận tại thời điểm hiện tại và thay đổi
-

mơ hình kinh doanh hỗn hợp.
Thúc đẩy phát triển các sản phẩm mới có giá trị sử dụng cao để đáp ứng được

nhu cầu cho khách hàng.
Thực hiện các chính sách về cân đối tài chính.
Nâng cao tinh thần và sức mạnh làm việc nhóm.
Kết quả mà One Ford mang lại cho cộng đồng là những giá trị bền vững nhất, thể

-

hiện ở: Sản phẩm tốt (được thể hiện ở yếu tố chất lượng cao, thân thiện với môi trường
và an toàn cho người sử dụng); Doanh nghiệp vững mạnh (dựa trên sự đa dạng về cơ
cấu sản phẩm và thị phần trên toàn cầu); Một thế giới tốt đẹp (thể hiện qua chiến lược
phát triển bền vững của Ford).
Tại Việt Nam, chiến lược kinh doanh của Ford là tập trung vào việc đảm bảo có
những sản phẩm hợp lý, động cơ thiết kế phù hợp với điều kiện địa hình và với các
thiết kế đặc trưng mới nhất. Đặt mục tiêu chất lượng cao cho sản phẩm và lấy xe nhập
khẩu làm chuẩn để đảm bảo rằng các sản phẩm lắp ráp trong nước ít nhất cũng đạt
được chất lượng như sản phẩm nước ngoài.


4


Câu 3:
Vào đầu năm 2020, Ford công bố khoản đầu tư bổ sung tại Việt Nam, trị giá 82
triệu USD để nâng cấp nhà máy lắp ráp Hải Dương từ công suất 14,000 xe/năm lên
40,000 xe/năm. Quyết định đầu tư mở rộng sản xuất của Ford tại Việt Nam dựa trên
nhu cầu ổn định và ngày càng tăng của người tiêu dùng với các dòng xe của Ford và
dự báo lạc quan cho tương lai phát triển của ngành ô tô Việt Nam. Khoản đầu tư bổ
sung này nâng tổng vốn đầu tư của Ford tại Việt Nam lên mức hơn 200 triệu USD. Kế
hoạch nâng cấp và mở rộng nhà máy Hải Dương được chia thành hai giai đoạn, triển
khai từ năm 2020 và dự kiến hoàn thành vào giữa năm 2022.
Vào ngày 14/01/2020, tỷ giá VND/USD bán ra theo ngân hàng Vietcombank là
23,235. Ford quyết định đầu tư vào Việt Nam vào thời gian này thì số tiền đầu tư bằng
VND tương đương là:
82 triệu USD × 23,235 VND/USD = 1,905,270,000,000 VND(hơn 1,900 tỷ VND)
Tỷ giá trên thị trường vào đầu năm 2020 được đánh giá là đã hạ nhiệt hơn so với
cuối năm 2019, tỷ giá đã giảm 10 điểm, tương đương 0.05% so với thời điểm cuối năm
2019. Cụ thể tỷ giá vào ngày 01/12/2019 là 23,245 VND/USD theo ngân hàng
Vietcombank, nếu Ford quyết định đầu tư vào Việt Nam tại thời điểm này thì số tiền
đầu tư bằng VND là:
82 triệu USD × 23,245 VND/USD = 1,906,090,000,000 VND
82 triệu USD × (23,235 – 23,245) VND/USD = - 820,000,000 VND
Lúc này, số tiền chênh lệch của khoảng đầu tư 82 triệu USD tương đương VND là
820 triệu. Khoảng chênh lệch này là do sự biến động tỷ giá ở cuối năm 2019 so với
đầu năm 2020, kiến cho số tiền đầu tư bằng VND mà nhà máy Hải Dương nhận được
giảm một khoảng 820 triệu , hay nói cách khác là nhà máy Ford tại Hải Dương lỗ 820
triệu VND. Cịn đối với cơng ty mẹ Ford tại Mỹ thì đây là một khoản lời khi đồng Việt
Nam đang mất giá so với đô la Mỹ.

Đến đầu tháng 11/2021, thì tỷ giá VND/USD tiếp tục giảm, tỷ giá VND/USD theo
Vietcombank vào 01/11/2021 chỉ ở mức 22,850.
82 triệu USD × (23,235 – 22,850) VND/USD = 31,570,000,000 VND
Với mức tỷ giá lúc này, đồng Việt Nam đang lên giá so với đô la Mỹ, nếu Ford
quyết định đầu tư thì khoản chênh lệch là hơn 31 tỷ VND là khoản lỗ đối với công ty
mẹ Ford, và là khoản lãi đối với nhà máy lắp ráp Ford tại Hải Dương.
Qua phân tích sự biến động tỷ giá trên thì có thể thấy Cơng ty Ford có thể gặp rủi
ro tỷ giá khi quyết định đầu tư vào các thời điểm khác nhau. Để phòng hộ rủi ro tỷ giá
thì Ford tại Việt Nam có thể sử dụng các biện pháp phòng hộ như sử dụng hợp đồng kỳ

5


hạn hay hợp đồng quyền chọn. Tuy nhiên, vì khơng có thơng tin cụ thể về việc Ford
Việt Nam có sử dụng biện pháp phịng hộ hay khơng nên những biện pháp phịng hộ
sau đây là giả định mà cơng ty nên thực hiện tại thời điểm đó. Lấy thời điểm phòng hộ
là cuối năm 2019 và đầu năm 2020 như thơng tin nêu ở trên.
Phịng hộ bằng hợp đồng kỳ hạn: Cuối năm 2019, dự đoán tỷ giá giảm nên nhà
máy Ford tại Hải Dương quyết định mua hợp đồng bán kỳ hạn 82 triệu USD, với tỷ giá
thực hiện là 23,240. Vào tháng 1/2020, khi công ty mẹ Ford đầu tư 82 triệu USD vào
nhà máy lắp ráp Ford tại Hải Dương, thì tỷ giá lúc bấy giờ giảm xuống mức 23,235.
Khi nhà máy Ford tại Hải Dương thực hiện hợp đồng kỳ hạn thì số VND thu được là:
82 triệu USD × 23,240 VND/USD = 1,905,680,000,000 VND
82 triệu USD × (23,240 – 23,235) VND/USD = 410,000,000 VND
Vậy nếu mua hợp đồng kỳ hạn thì khoảng chênh lệch lúc này chỉ cịn 410 triệu
VND thay vì 820 triệu VND như khi khơng phịng hộ bằng hợp đồng kỳ hạn. Khoản
tổn thất có thể kiểm sốt khi phịng hộ bằng hợp đồng kỳ hạn là 410 triệu đồng.
Phòng hộ bằng hợp đồng quyền chọn: Cuối năm 2019, dự đoán tỷ giá giảm,
nhưng vì khơng chắc chắn dự đốn này có thể xảy ra hay khơng, nên nhà máy Ford tại
Hải Dương quyết định mua hợp đồng quyền chọn bán 82 triệu USD với tỷ giá thực

hiện là 23,240 và phí thực hiện quyền chọn là 2 VND/USD. Vào tháng 1/2020, khi
công ty mẹ Ford đầu tư 82 triệu USD vào nhà máy lắp ráp Ford tại Hải Dương, thì tỷ
giá lúc bấy giờ giảm xuống mức 23,235. Nhà máy lắp ráp Ford tại Hải Dương quyết
định thực hiện hợp đồng (23,240 > 23,235). Số tiền VND tương đương 82 triệu USD
đầu tư mà nhà máy lắp ráp Ford tại Hải Dương nhận được là:
82 triệu USD × (23,240 – 2) VND/USD = 1,905,516,000,000 VND
1,905,516,000,000 VND - 82 triệu USD × 23,235 VND/USD = 246,000,000 VND
820,000,000 – 246,000,000 = 574,000,000 VND
Nếu phịng hộ bằng hợp đồng quyền chọn thì khoảng lỗ của nhà máy lắp ráp Ford
tại Hải Dương chỉ là 574 triệu VND thay vì 820 triệu VND khi khơng phịng hộ bằng
hợp đồng quyền chọn. Khoản tổn thất có thể kiểm sốt khi phịng hộ bằng hợp đồng
quyền chọn là 246 triệu đồng.
Câu 4:
 Tình huống rủi ro doanh nghiệp đặc thù: Ford cố tình bán hộp số lỗi ra thị trường,
bất chấp rủi ro của khách hàng.
Trong một báo cáo gây chấn động, tờ The Detroit Free Press đã phỏng vấn nhiều
nhân viên Ford giấu tên. Những người này khẳng định Focus và Fiesta bị lỗi hộp số từ
đầu nhưng Ford vẫn cố tình bán xe ra thị trường.

6


Ford giới thiệu hộp số ly hợp kép PowerShift bắt đầu từ Fiesta 2011 và Focus
2012. Hộp số này vẫn được sử dụng tới Focus 2018 và Fiesta 2019. Hàng nghìn phản
ánh của chủ xe đã được gửi tới Ford. Hộp số này có thể trượt về N dù người lái khơng
có chủ ý sang số, điều này gây nguy hiểm cho người và phương tiện khi vận hành hoặc
đỗ xe.
Tuy nhiên, các khiếu nại này đều không được giải quyết triệt để. Được biết thì
Ford đã chi rất nhiều tiền để phát triển hộp số này, đây thực sự là vấn đề nghiêm trọng
và nan giải. Chính vì vậy, Ford được cho đã phớt lờ thực tế, vẫn bán xe lỗi hộp số ra

thị trường vì biết rằng nếu dừng lại và sửa chữa, chi phí sẽ đội lên rất lớn, nhận xét của
một kỹ sư khác được tờ The Detroit Free Press đăng tải.
Tổng cộng đã có 13,000 vụ kiện liên quan đến lỗi sản xuất này, điều này ảnh
hưởng không hề nhỏ đến danh tiếng cũng như thương hiệu của Ford. Tháng 5/2019,
Ford đồng ý bồi thường 35 triệu USD cho các chủ xe Focus 2012 – 2016 và Fiesta
2011 – 2016. Tuy nhiên, khoản bồi thường này vẫn bị xem là quá có lợi cho Ford.
Ở Việt Nam, khá nhiều xe Ford Focus và Fiesta bị lỗi hộp số đã được bán ra thị
trường cho đến khi hai hãng xe này bị “khai tử” vào năm 2018.
Rủi ro này đã xảy ra với Ford, nhưng cũng có thể trong tương lai sẽ lại lặp lại. Để
phịng ngừa rủi ro này thì Ford nên cơ cấu và quản trị nghiêm lại bộ máy tổ chức, vì
đây là lỗi nội bộ từ những người đứng đầu khi biết hộp số xe lỗi nhưng vẫn phớt lờ để
bán xe ra thị trường. Mặc dù việc phớt lờ này có thể tránh cho Ford được khoảng chi
phí lớn để sửa chữa lại ngay tại thời điểm đó, nhưng tính trên góc độ lâu dài thì đây
quả là một giải pháp khơng khơn khéo, nó sẽ làm uy tín của Ford trong lịng khách
hàng giảm đi đáng kể.
 Tình huống rủi ro quốc gia đặc thù: Ford đối mặt với khoản phạt 1.3 tỷ USD vì
gian lận thuế.
Trong nhiều năm nay, mẫu xe Ford Transit Connect được sản xuất và lắp ráp tại
Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó nhập khẩu trở lại Mỹ. Tại đây, tồn bộ các trang bị như kính cửa
sổ và ghế ngồi sẽ bị tháo bỏ để hoán cải thành xe tải van. Việc làm này của Ford bị
Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ cáo buộc là hành động "né" thuế của thương
hiệu xe Mỹ.
Được biết, Mỹ đang áp thuế ở mức ưu đãi 2.5% cho xe thương mại nhập khẩu từ
châu Âu. Mặt khác mức thuế cho xe tải nói chung và xe tải van nói riêng khi nhập vào
Mỹ lên đến 25%. Nhưng đến năm 2013, Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ đã thay

7


đổi luật, áp mức thuế chung 25% cho cả hai loại xe kể trên. Ford sau đó đã kiện quyết

định thay đổi luật của Cục Hải quan và Biên phòng, tuy nhiên lại thua ngay tại Tịa án
Tối cao. Vì vậy mà Ford sẽ bị truy thu thuế cho toàn bộ các lô xe gian lận thuế mà
thương hiệu này đã nhập khẩu từ trước đó.
Tháng 06/2021 vừa qua, Ford đã tiết lộ thêm về thiệt hại của hãng sau khi để thua
vụ kiện tại Tòa. Hãng xe Mỹ cho biết Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ đang xem
xét mức phạt tiền từ 652 triệu USD cho đến 1.3 tỷ USD. Như vậy, ngoài khoản thuế bị
truy thu ước tính 181 triệu USD, Ford sẽ có nguy cơ nộp phạt 1.3 tỷ USD vì trốn thuế.
Đại diện của Ford cho biết sẽ kháng cáo lệnh xử phạt của Cục Hải quan và Biên
phòng, cũng như khoản truy thu thuế nói trên. Theo thơng cáo mới nhất do Ford cơng
bố: "Chương trình Transit Connect được thiết kế và thực hiện tuân thủ theo quy định
thuế ở thời điểm áp dụng. Chúng tôi sẽ không ngừng ra sức bảo vệ hoạt động của
Ford và kháng cáo bất kỳ khoản truy thu hay lệnh xử phạt nào. Lập luận của tòa hoàn
toàn đi ngược với quy định tiền lệ, bao gồm cả các phán quyết có lợi cho Cục Hải
quan và Biên phịng".
 Tình huống rủi ro tồn cầu đặc thù: Xe ơ tơ máy dầu diesel đang dần bị xóa bỏ vì ơ

nhiễm mơi trường.
Vào năm 2017, London tun bố sẽ bắt đầu thu phí độc hại 10 bảng Anh đối với
các động cơ diesel không đạt tiêu chuẩn đi vào thành phố vào bắt đầu từ tháng 10.
Thông tin này lập tức làm xáo trộn thị trường xe, lượng xe máy dầu chỉ cịn chiếm
40% tổng tiêu thụ ơ tô vào những tháng đầu năm 2017, giảm 45.8% so với năm 2016.
Trước đó, 13 nước Châu Âu và Bắc Mỹ đã công bố lên kế hoạch cấm tất cả xe động cơ
xăng và diesel vào năm 2050.
Ford là một trong những thương hiệu xe có lượng xe sử dụng động cơ diesel
không hề nhỏ, mẫu bán chạy nhất của hãng là Ford Focus cũng sử dụng máy dầu. Tại
Việt Nam, xe máy dầu của Ford cũng được tiêu thụ khá mạnh, khơng có thống kê chi
tiết số lượng xe máy dầu của Ford tại Việt Nam, nhưng gần như các dòng xe cỡ lớn
đều sử dụng máy dầu. Trong đó, đến 90 – 95% dịng xe mini bus Ford Transit được
tiêu thụ trên thị trường đều dùng động cơ diesel.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Châu Âu (ACEA), sau những vụ bê bối liên

quan đến việc gian lận khí thải cùng những quy định nghiêm ngặt của chính phủ các
nước nhằm hướng tới việc bảo vệ mơi trường thì lượng tiêu thụ ơ tơ dùng động cơ
diesel đang giảm mạnh, và Ford cũng sẽ không nằm ngoài thiệt hại này.

8


Mặc dù vậy, Ford vào thời điểm này vẫn tung ra các dòng xe chạy bằng diesel mới
được cải tiến cho thị trường Mỹ. Vì so với động cơ chạy bằng xăng, động cơ diesel
vẫn có tổng quãng đường đi được cao hơn, từ đó đẩy mức tiết kiệm nhiên liệu trung
bình của phương tiện lên – một điều rất quan trọng để đáp ứng được những quy định
hiệu quả của Chính phủ Mỹ.
Đến năm 2020, Ford đang nỗ lực giảm ơ nhiễm khơng khí bằng cách hợp tác với
nhóm chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về hệ thống lọc khơng khí trong khoang xe và
trang bị các thiết bị này cho hầu hết các dòng xe Ford Ranger và Everest.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Câu 1:
1. Ford Motor Company (2021), Our History,
Truy cập tại: < >.
2. Blog Ford Gia Định (2020), Lịch sử hình thành và phát triển của Ford, truy cập tại: <
>.
3. Ford Việt Nam (2021), Lịch sử Công ty,

Truy cập tại: < >.
4. Tuyết Nhi (2017), Lí thuyết chiết trung (Eclectic theory) là gì?, truy cập tại:
< >.
Câu 2:
1. Ford (2021), Our Brands,


9


truy cập tại: < >.
2. Blog Ford Gia Định (2020), Lịch sử hình thành và phát triển của Ford, truy cập
tại: < >.
Ford (2021), Locations,
truy cập tại: < >.
4. Nhật Minh (2020), Toyota Hilux sắp có bản hiệu suất cao cạnh tranh với Ford
3.

Ranger Raptor, truy cập tại: < >.
5. Ford Thăng Long (2020), Giới Thiệu Về Ford Và Chiến Lược Kinh Doanh Tới
Năm 2020, truy cập tại: < >.
Câu 3:
1. Đình Quý (2020), Ford đầu tư thêm 82 triệu USD tại Việt Nam, nâng công suất
nhà máy gần gấp 3 lần, truy cập tại: < >.
Vietcombank (2021), Tra cứu tỷ giá,
truy cập tại: < />2.

devicechannel=default >.
Câu 4:
1. Minh Châu (2019), Ford cố tình bán Focus và Fiesta lỗi hộp số ra thị trường, truy
cập tại: < >.
2. Thanh Niên Việt (2021), Ford đối mặt với khoản phạt 1,3 tỷ USD vì gian lận thuế,
truy cập tại: < >.
3. Autodaily.vn (2017), Xe ô tô máy dầu diesel đang dần bị xóa bỏ do ô nhiễm môi
trường, truy cập tại: < >.
4. H.Thủy (2017), Ford và General Motors sẵn sàng đưa ra dòng xe động cơ diesel
mới, truy cập tại: < >.

5. Autobikes.vn (2020), Ford nỗ lực giảm ô nhiễm không khí, truy cập tại: <
>.

10



×