Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận Luật môi trường khoa luật UEH PHÁP LUẬT QUẢN lý CHẤT THẢI NGUY hại HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.8 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN MƠN LUẬT MƠI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI
NGUY HẠI HIỆN NAY

GVHD

: NGUYỄN THỊ ANH

SV thực hiện: TRẦN THỊ BÍCH HUỆ
Lớp

: LA002 – K43

MSSV

: 31171023412

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
1


MỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt....................................................................................3
Lời nói đầu........................................................................................................4
1. Một số vấn đề lý luận về pháp luật quản lý CTNH.......................................5


1.1 Định nghĩa chất thải nguy hại.................................................................5
1.2 Quy định pháp luật về quản lý CTNH.....................................................6
1.3 So sánh quy định quản lý CTNH ở LBVMT 2014 và Dự thảo LBVMT
sửa đổi 2020..................................................................................................8
1.4 Kinh nghiệm quản lý CTNH của các nước ............................................8
2. Thực trạng công tác quản lý CTNH hiện nay................................................9
2.1 Thực tiễn phát sinh và vi phạm pháp luật quản lý CTNH.......................9
2.2 Những bất cập pháp luật về quản lý CTNH..........................................10
2.3 Hạn chế trong công tác giám sát tại các cơ sở và thanh tra xử lý vi phạm...
…………………………….……………………………………………………………………. 13
3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật quản lý CTNH
.........................................................................................................................15
3.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật.............................................................15
3.2 Giải pháp về nhận thức, chuyên môn....................................................16
Kết luận...........................................................................................................17
Danh mục tài liệu tham khảo...........................................................................18


2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS

Bộ luật hình sự

CQQLNN

Cơ quan quản lý nhà nước


CTNH

Chất thải nguy hại

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

ĐƯQT

Điều ước quốc tế

LBVMT

Luật bảo vệ môi trường

UBND

Uỷ ban nhân dân

3


Lời nói đầu
Chất thải nguy hại (CTNH) đã và đang tác động tiêu cực cao đến con người
và môi trường. Đặc biệt đối với các nước đang trong thời kỳ cơng nghiệp hóa
như Việt Nam, lượng CTNH ngày càng tăng do hoạt động công nghiệp và một
phần phải chịu từ việc nhập khẩu sản phẩm từ các nước phát triển. So với trước
đây, hệ thống văn bản pháp luật về quản lý CTNH hiện nay khá đầy đủ và rõ
ràng. Tuy nhiên sau một thời gian thực thi, các quy định pháp luật về quản lý

CTNH còn nhiều bất cập, cơng tác quản lý lỏng lẻo, khiến tình trạng vi phạm
trong lĩnh vực CTNH ngày càng diễn biến phức tạp.Từ đó quản lý CTNH được
đặt ra như một vấn đề cấp thiết cần hoàn thiện, khắc phục để nâng cao hiệu quả
kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường tại Việt Nam. Bài viết nêu ra những vấn đề lý luận
pháp luật về quản lý CTNH và chỉ ra thực trạng, bất cập các quy định pháp luật
về vấn đề này. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp hồn thiện.

4


1.

Một số vấn đề lý luận về pháp luật quản lý CTNH

1.1. Định nghĩa chất thải nguy hại
Thuật ngữ “chất thải nguy hại” bắt đầu xuất hiện từ những năm 70 của thế
kỷ XX. Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về CTNH trên thế giới, điển
hình như:
Ở Cannada, CTNH được định nghĩa là những chất mà do bản chất và tính
chất của chúng có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi
trường. Và những chất này yêu cầu các kỹ thuật xử lý đặc biệt để loại bỏ hoặc
giảm đặc tính nguy hại của nó.
Ở Mỹ (được đề cập trong luật RCRA), CTNH là những chất nằm trong
danh sách CTNH của EPA, có một trong 04 đặc tính cháy nổ, ăn mịn, phản ứng
và độc tính.
Chương trình mơi trường của Liên Hợp Quốc (1985): CTNH là chất thải
phóng xạ, chất thải y tế và các chất thải (dạng rắn, lỏng, bán rắn-semisolid và các
bình chứa khí) mà do hoạt tính hóa học, độc tính, nổ, ăn mịn hoặc có đặc tính
khác, gây nguy hại hay có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người hoặc
mơi trường bởi chính bản thân chúng hay khi được cho tiếp xúc với chất thải

khác.
Tại Việt Nam, Điều 3.13 LBVMT 2014 định nghĩa: “Chất thải nguy hại là
chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn,
gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác”. Như vây, xác định CTNH dựa vào
yếu tố có chứa các tính chất nguy hiểm, có thể gây nguy hại trực tiếp đến con
người và mơi trường. So với LBVMT 2014 thì Dự thảo sửa đổi LBVMT 2020 đã
sửa đổi định nghĩa CTNH theo hướng toàn diện hơn khi quy định CTNH theo
hướng là chất thải vượt ngưỡng CTNH.
5


Nhìn chung khái niệm CTNH các nước đều đề cập đến 4 đặc tính cơ bản: cháy
nổ, ăn mịn, độc tính và hoạt tính.
1.2. Quy định pháp luật về quản lý CTNH
Pháp luật về quản lý CTNH là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều
chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể liên quan đến CTNH đối với cơ quan quản lý
nhà nước về môi trường với nhau trong quy trình quản lý CTNH nhằm bảo vệ
mơi trường và sức khỏe cộng đồng. Đây là công cụ quản lý CTNH hữu hiệu nhất
thơng qua thể chế hóa hoạt động quản lý CTNH bằng pháp luật.
Sau khi LBVMT năm 2014 dành riêng mục 2 chương IX về quản lý CTNH
có hiệu lực. Nhiều văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết về quản lý CTNH cũng
được ban hành như: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, Thông tư số 36/2015/TTBTNMT, nghị định số 40/2019/NĐ-CP,...Thời gian qua Việt Nam cũng đã tích
cực hội nhập, tham gia nhiều ĐƯQT về quản lý CTNH như: công ước Basel,
công ước Stokholm, công ước Marpol,...
Pháp luật về môi trường tạo ra một khung pháp lý điều chỉnh cụ thể quy
trình quản lý CTNH từ giai đoạn phát sinh, thu gom, vận chuyển đến xử lý. Cụ
thể:
 Giai đoạn phát sinh CTNH: chủ nguồn thải phải lập hồ sơ đăng kí với
CQQLNN về mơi trường; cơ sở xử lý CTNH phải đáp ứng đầy đủ các điều
kiện quy định tại Điều 93 LBVMT 2014 và Điều 8 thông tư 36/2015/TTBTNMT và được Bộ TN&MT cấp giấy phép.

 Giai đoạn phân loại, thu gom: trong trường hợp chủ nguồn thải không đáp
ứng được quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì kí hợp đồng chuyển giao cho
cơ sở được cấp giấy phép xử lý CTNH1.

1

Điều 91 Luật Bảo vệ môi trường 2014

6


 Giai đoạn vận chuyển: thiết bị vận chuyển phải là những phương tiện
chuyên dụng được đăng kí trong giấy phép. Vận chuyện CTNH sang các
nước phải tuân thủ theo ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên2.
 Giai đoạn xử lý: CTNH phải được xử lý riêng biệt, tùy theo đặc thù mà có
phương pháp xử lý khác nhau.
Đồng thời, cũng quy định rõ trách nhiệm của những chủ thể liên quan đến
hoạt động quản lý CTNH từ cá nhân, tổ chức đến các CQQLNN về môi trường
bởi CTNH phát sinh từ nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp,
y tế,...
i.
ii.

iii.

Trách nhiệm chủ nguồn thải: thực hiện các trách nhiệm quy định Điều 7
thông tư 36/2016/TT-BTNMT.
Trách nhiệm chủ xử lý CTNH: thực hiện các trách nhiệm tại Điều 12 nghị
định 38/2015/NĐ-CP và các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định từ
Khoản 2 đến Khoản 13 Điều 9 thông tư 36/2016/TT-BTNMT.

Trách nhiệm Tổng cục môi trường: quản lý, kiểm tra hoạt động, các hồ sơ
liên quan đến các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy
phép quản lý CTNH do Bộ TN&MT cấp; Sao gửi Giấy phép xử lý CTNH
hoặc Quyết định thu hồi Giấy phép do Bộ TN&MT cấp đến UBND cấp
tỉnh, Sở TN&MT nơi có địa điểm cơ sở xử lý được cấp phép; xây dựng và

iv.

vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia.3
Trách nhiệm Sở TN&MT: các trách nhiệm tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 14
nghị định 38/2015/NĐ-CP và quản lý hoạt động và hồ sơ liên quan đến các
tổ chức, cá nhân có Giấy phép quản lý CTNH do tỉnh cấp; công khai thông
tin; lập báo cáo định kỳ.
Chế tài xử phạt vi phạm các hành vi vi phạm quản lý CTNH là phương tiện

răn đe, giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào mức độ vi phạm mà
2

Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường 2014
Điều 10 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và môi trường về
quản lý chất thải nguy hại
3

7


các chủ thể vi phạm pháp luật quản lý CTNH sẽ phải chịu trách nhiệm hành
chính hoặc trách nhiệm hình sự. Mức xử phạt hành chính về quản lý CTNH quy
định tại Điều 21, 22, 23 Nghị định 155/2016/NĐ-CP đã nâng mức phạt lên so với
nghị định 179/2013/NĐ-CP. Đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức đối với tổ

chức gấp hai lần so với quy định tại Nghị định này.
1.3. So sánh quy định quản lý CTNH ở LBVMT 2014 và Dự thảo LBVMT
sửa đổi 2020
Dự thảo gộp các quy định về quản lý chất thải rắn, CTNH, chất thải y tế
nguy hại vào cùng điều khoản. Nhiều quy định về quản lý CTNH trong Dự thảo
được sửa đổi bổ sung theo hướng chặt chẽ, chi tiết hơn, như: quy định về phân
nhóm CTNH; quy định chi tiết hơn về vận chuyển CTNH; cấm chôn trực tiếp
chất thải, chỉ được phép chôn lấp chất thải khi đã qua xử lý; chuyển chất thải
phóng xạ sang phạm vi quản lý của Luật Năng lượng nguyên tử; bổ sung điều
kiện cơ sở xử lý CTNH phải nằm trong khu xử lý chất thải tập trung.
1.4. Kinh nghiệm quản lý CTNH của các nước
Luật pháp môi trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc coi khía cạnh quan trọng
nhất là giảm thiểu phát sinh chất thải, tiếp đó là tái sử dụng chất thải. Việc phân
loại CTNH và không nguy hại dựa trên hệ thống phân loại và dán nhãn các chất
và chế phẩm nguy hiểm để đảm bảo áp dụng các nguyên tắc tương tự trong tồn
bộ vịng đời của vật liệu. Việc phân loại như vậy đảm bảo CTNH được xác định
và lưu ý; đồng thời các loại CTNH khác nhau không được trộn lẫn và CTNH
không được trộn lẫn với chất thải không nguy hại. Nhưng quy định này không áp
dụng đối với chất thải hỗn hợp phát sinh từ các hộ gia đình sản xuất.
Ngun tắc chính quản lý CTNH của các nước này là ghi nhãn bổ sung, lưu
giữ hồ sơ và có trách nhiệm kiểm sốt, giám sát các hoạt động từ "cái nôi đến
ngôi mộ", tức là từ phát sinh chất thải đến xử lý cuối cùng.
8


Ở Nhật Bản, việc xử lý CTNH theo các quy định về Chất thải được quản lý đặc
biệt. Cấm đồng xử lý chôn lấp các CTNH và chất thải không nguy hại tại cùng
một bãi. Trên thực tế, việc xác định chất thải nào độc hại hay không độc hại có
thể khác nhau tùy theo vùng. Ví dụ, trong một số trường hợp, một số loại nhựa
có thể độc hại về mặt hóa học hoặc có khả năng độc hại, tuy nhiên, tại Nhật Bản,

nhựa được phân loại là chất thải rắn và được xử lý giống như chất thải thực
phẩm và vườn. Ngoài ra, điều quan trọng cần cân nhắc là việc quản lý các CTNH
gia đình khác nhau phụ thuộc vào chính sách của từng địa phương. Ví dụ, hầu
hết các thành phố cấm sơn và thuốc trong chất thải sinh hoạt và thu gom riêng
đèn huỳnh quang hoặc nhiệt kế, bình xịt và pin, trong khi một số thành phố thì
khơng làm như vậy4.
2. Thực trạng cơng tác quản lý CTNH hiện nay
2.1. Thực tiễn phát sinh CTNH và vi phạm pháp luật quản lý CTNH
Gánh nặng lớn từ lượng CTNH phát sinh làm gia tăng áp lực đối với sự an
tồn của mơi trường. Theo dữ liệu tổng hợp của Bộ TN&MT, năm 2019 lượng
CTNH phát sinh khoảng 874.589 tấn. Nguồn phát sinh chủ yếu từ hoạt động
công nghiệp, trọng điểm là các khu công nghiệp phía nam phát sinh từ 82.000 134.000 tấn/năm. Việc nhập khẩu phế liệu cũng đã đưa nhiều CTNH vào nước ta
như: vỏ ơ tơ, tàu biển có các tạp chất, đồ điển tử đã qua sử dụng,... Giữa tháng
6.2018 vừa qua, lực lượng Hải quan đã phải báo động tình trạng hàng ngàn
container phế liệu vô chủ đã nhập vào VN gây ùn ứ cảng.
Ước tính CTNH từ hoạt đơng nơng nghiệp là 9000 tấn/năm. Ngồi ra, cả nước
cịn tồn lưu gần 50 tấn thuốc bảo vệ thực vật; 37.000 tấn hóa chất bị tịch thu
đang chờ xử lý - đây đều là những chất thải có tính phát tán nhanh.
Trong lĩnh vực y tế, tổng lượng CTNH phát sinh khoảng 21.374 tấn (tăng 591
tấn so với năm 2017), trong đó chất thải lây nhiễm chiếm gần 91% tổng lượng.
4

Bộ Tài nguyên và môi trường (2020), Báo cáo kinh nghiệm các nước trong quản lý môi trường, Hà nội

9


Trong khi đó cả nước hiện nay có 118 cơ sở xử lý CTNH (tăng 05 cơ sở so với
năm 2017) được cấp phép với công suất xử lý khoảng 1.500 nghìn tấn/năm5.
Chi phí chi trả để xử lý CTNH khá cao nên nhiều cá nhân, doanh nghiệp

khơng hề có ý thức vệ mơi trường, vì mục đích lợi nhuận mà cố tình vi phạm
bằng những thủ đoạn tinh vy. Hiện nay tồn tại tình trạng CTNH bị các cơ sở xử
lý CTNH hoặc chủ nguồn thải chia nhỏ, trộn lẫn vào chất thải thơng thường để
giảm bớt chi phí xử lý hoặc một số trường hợp thu gom CTNH nhưng không xử
lý đạt quy chuẩn mà vận chuyển trái phép, lén lút đổ trộm ra mơi trường6. Điển
hình một số vụ việc như: Tháng 5/2019, hàng chục thùng phuy chứa CTNH đổ
trộm ở Đại lộ Thăng Long; đổ trộm dầu thải gây “cuộc khủng hoảng” nước sạch
Sơng Đà (Hịa Bình), Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã mơi trường xanh chôn lấp trái
phép hàng chục tấn CTNH,....
2.2. Những bất cập pháp luật về quản lý CTNH
Thứ nhất, quy định về quá trình phân loại, thu gom, vận chuyển chưa được
quy định chi tiết và thiếu tính khả thi. Cụ thể:
Chưa có chế tài cụ thể áp dụng việc phân loại CTNH tại nguồn. Đây là một
điểm yếu kém trong pháp luật quản lý CTNH của nước ta so với các nước. Đồng
thời thiếu sự đồng bộ trong quá trình thu gom CTNH. Đây là nguyên nhân dẫn
đến tình trạng lượng CTNH công nghiệp và làng nghề gia tăng, nhiều loại CTNH
được thu gom cùng rác thải sinh hoạt rồi đổ tập trung tại các bãi rác công cộng.
Theo Điều 9.2 thơng tư 36/2015/TT-BTNMT thì chủ thể xử lý CTNH “chịu
tồn bộ trách nhiệm đối với hoạt động của phương tiện vận chuyển không

5

tham khảo ngày
24/05/2020
6
/>tham khảo ngày 26/05/2020

10



chính chủ trong q trình vận chuyển chất thải nguy hại”. Nhưng không
quy định sẽ chịu trách nhiệm ra sao, hình thức như thế nào.
Điều 8.2 thơng tư 36/2015/TT-BTNMT quy định : “phương tiện vận chuyển
chất thải nguy hại phải có hệ thống định vị vệ tinh (GPS) được kết nối mạng
thông tin trực tuyến”. Điều khoản này chưa khả thi trong thực tiễn ngày nay. Bởi
lẽ, tại Việt Nam hệ thống định vị GPS chưa được sử dụng nhiều và vẫn còn là
một khái niệm xa lạ đối với chủ thể hoạt động liên quan đến xử lý CTNH tại VN,
khơng chỉ chi phí cao mà để hoạt động bình thường địi hỏi phải có kết nối mạng
ổn định. Vì thế hồn tồn có thể xảy ra trường hợp khơng ghi lại được hành trình
vận chuyển khi đi vào nơi khơng có mạng7.
Thứ hai, quy định về cung ứng dịch vụ quản lý CTNH: (1) về hợp đồng
dịch vụ quản lý CTNH: LBVMT 2014 và các văn bản dưới luật hướng dẫn về
quản lý CTNH hiện chưa có quy định cụ thể về nội dung, hình thức của hợp
đồng dịch vụ quản lý CTNH (gồm các loại hợp đồng thoả thuận thu gom, vận
chuyển, xử lý CTNH). Đây là một thiếu xót bởi nhu cầu giao kết của các chủ
nguồn thải ngày càng cao và khơng có quy định rõ về những điều khoản cơ bản
phải có trong nội dung hơp đồng sẽ khơng bảo đảm được lợi ích cân bằng của
các bên, đây cũng là căn cứ giải quyết khi xảy ra tranh chấp giữa các bên chủ
thể. Khơng có sự thống nhất về hình thức hợp đồng sẽ phần nào gây khó khăn
cho cơng tác kiểm tra của CQQLNN về môi trường.
(2) Về mức giá dịch vụ: Ở nghị định 38/2015/NĐ-CP hoạt động quản lý CTRSH

được điều chỉnh về giá dịch vụ8.Trong khi đó, lại khơng điều chỉnh hoạt động
quản lý CTNH, chất thải rắn công nghiệp thông thường . Đây là lý do tại sao giá
dịch vụ xử lý CTRSH của mọi cơ sở xử lý đều phải được Sở Tài chính hoặc Bộ
Tài chính thẩm định và UBND cấp tỉnh phê duyệt. Khơng có các quy định cụ thể
7

tham khảo ngày 26/05/2020
Điều 25, 26 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và

phế liệu
8

11


hướng dẫn về mức giá dịch vụ quản lý CTNH, các chủ thể cung ứng dịch vụ này
có thể tùy tiện áp dụng mức giá cho dịch vụ của mình mà các chủ nguồn thải
khác sẽ khơng có căn cứ nào để xác định mức giá được đưa ra có phù hợp hay
không9.
Thứ ba, về chế tài xử phạt vi phạm quy định quản lý CTNH: Điều 236
BLHS 2015 quy định mức phạt hành chính và xử lý hình sự dựa trên số lượng
CTNH thuộc Phụ lục A Công ước Stockholm mà người phạm tội thải ra môi
trường và mức độ nguy hiểm của chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ
môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mà cá nhân phạm tội có thể bị phạt
tiền từ 50 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm
hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 10 năm. Ngồi ra, có thể cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Tuy nhiên,
đối tượng giới hạn của điều khoản này chỉ là cá nhân phạm tội, cịn trách nhiệm
hình sự của pháp nhân phạm tội – các chủ thể vi phạm quản lý CTNH trong sản
xuất nhiều hơn cả thì chưa được quy định. Điều 78, 79 luật này có quy định về
việc pháp nhân gây thiệt hại mơi trường bị đình chỉ hoạt động nhưng chỉ dừng lại
ở mức chung chung, khơng biết mức độ thiệt hại ra sao thì bị đình chỉ hoạt động.
Do đó mà chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe. Một số doanh nghiệp có nguồn thải
lớn vẫn cố ý vi phạm và chịu nộp phạt bởi lẽ mức phí này thấp hơn chi phí xử lý
CTNH theo đúng yêu cầu, quy trình luật định mà chế tài trách nhiệm hình sự thì
chưa được quy định rõ ràng.
Thứ tư, quy định về trách nhiệm giám sát của chủ nguồn thải: theo thơng tư
36/2015/TT-BTNMT thì chủ nguồn thải không phải giám sát hoạt động quản lý
CTNH sau khi đã chuyển giao. Việc loại bỏ trách nhiệm giám sát này tuy tinh

giảm thủ tục cho DN nhưng chưa phù hợp với nguyên lý “người sản sinh chất
9

tham khảo ngày 28/05/2020

12


thải phải chịu trách nhiệm tới cùng đối với chất thải phát sinh”. Khi không phải
chịu sự kiểm tra giám sát của chủ nguồn thải dễ gây ra tình trạng một số chủ thể
cung ứng dịch vụ quản lý CTNH thực hiện không đúng yêu cầu trong hợp đồng
hoặc sau khi thu gom đã đổ trộm CTNH ra môi trường10. Minh chứng cho điều
này là thực tiễn đã xảy ra một số vụ việc như: Công ty TNHH SX TM DV Môi
trường Việt Xanh sau khi thu gom CTNH, bùn thải nguy hại từ các chủ nguồn
thải đã không xử lý đúng quy trình đã định mà vận chuyển từ Bình Dương về
chơn trộm TP Hồ Chí Minh vào tháng 11/2019, hay vụ việc công ty TNHH Môi
trường Phú Hà vận chuyển CTNH thu gom về một nhà kho ở thủ đô xử lý trong
khi Giấy phép xử lý CTNH do Bộ TN&MT cấp thì chỉ có một nhà máy xử lý ở
Trạm Thản,...
Ngoài ra, các quy định về quản lý CTNH dường như chưa phù hợp cho các
cơ sở phát sinh CTNH với số lượng nhỏ, đặc biệt là các nguồn thải dưới
10kg/năm. Vì hiện nay khơng có quy định đề cập tới thời hạn lữu giữ CTNH tại
cơ sở. Nhiều doanh nghiệp chỉ phát sinh CTNH chủ yếu từ khối văn phịng,
bóng đèn, ắc quy, với số lượng ít mà chi phí để đáp ứng đủ các yêu cầu xử lý
CTNH khá cao. Mà hiện nay lại không có quy định đề cập tới thời hạn hay khối
lượng được phép lữu giữ CTNH tại cơ sở.
2.3. Hạn chế trong công tác giám sát tại các cơ sở và thanh tra xử lý vi
phạm
Công tác giảm sát lỏng lẻo cũng là một trong những nguyên nhân chính
khiến việc quản lý CTNH ở nước ta còn yếu kém, cụ thể:

Quá trình kiểm tra, hoạt động quản lý CTNH tại các cơ sở vẫn còn nhiều
yếu kém và chưa đúng quy định tại thơng tư 36/2015/TT-BTNMT, trong đó có cả
một số cơ sở đã được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải và chiếm tỷ lệ cao là các cơ
10

tham khảo ngày 26/05/2020

13


sở quy mô nhỏ (>600kg/năm). Theo báo cáo của Sở TN&MT trong 3 năm qua,
Sở tiến hành kiểm tra việc quản lý CTNH tại 44 cơ sở, nhưng có tới 34 cơ sở vi
phạm về quản lý, phân loại, lưu giữ, vận chuyển CTNH.
Hiện nay, đơn vị trực tiếp quản lý hoạt động xử lý CTNH là chính quyền
địa phương. Tuy nhiên, các bán bộ chuyên môn về quản lý chất thải của địa
phương còn thiếu cả về “lượng” và “chất”. Khi vẫn xảy ra tình trạng đổ trộm
nhiều, phát hiện ít thì người dân, doanh nghiệp sẽ vẫn cịn tiếp diễn xả thải
không đúng quy định. Vụ việc đổ trộm CTNH trên đại lộ Thăng Long sẽ cho ta
cái nhìn rõ hơn về thực tế những hạn chế này. Cụ thể:
Đầu tháng 8/2019, hàng chục chiếc thùng phuy chứa chất thải công nghiệp nguy
hại bị các đối tượng đổ trộm bên vệ đường của đại lộ Thăng Long. Đến ngày 2/9
lại phát hiện nhiều thùng phuy chứa CTNH được vứt ngay bên vệ đường tại km
3 + 800 Đại lộ Thăng Long hướng Hòa Lạc. Đến ngày 3/9 hiện tượng này lại tái
diễn. Mức độ nguy hại, cách phòng tránh khi tiếp xúc còn được ghi rõ trên thùng
phuy. Theo những thơng tin đó, đây là hóa chất có tên gọi là Toluene – loại hóa
chất dễ cháy, độc hại, phơi nhiễm liên tục gây nứt nẻ da, gây nguy hiểm cho thai
nhi. Người dân phản ánh tình trạng này đã tái diễn nhiều lần trong thời gian dài
nhưng khơng được chính quyền địa phương xử lý kịp thời. Chi nhánh Cầu Diễn,
Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội đã nhiều lần gửi báo cáo kiến
nghi các đơn vị chức năng xem xét, xử lý. Nhưng khơng có hồi đáp và xử lý

chính đáng từ cơ quan chức năng. Và đến nay vẫn chưa tìm ra thủ phạm . Vậy
liệu cơ quan chức năng bất lực, yếu kém hay làm ngơ vi phạm? Qua vụ việc này
cho thấy cơng tác kiểm tra giám sát cịn lỏng lẻo, lực lượng chức năng thiếu hụt
khi việc đổ trộm 1 loại CTNH liên tục tái diễn tại một khu vực nhưng không
được phát hiện xử lý kịp thời; phân cấp cơ quan chức năng xử lý hành vi đổ trộm
CTNH chưa rõ ràng.
14


3.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật quản lý
CTNH
Để khắc phục các bất cập về quản lý CTNH thì dưới đây là một số giải pháp

được đề xuất theo hướng xây dựng các một hệ thống pháp luật “cứng” đồng thời
không quên kết hợp các chính sách “mềm”.
3.1. Kiến nghị hồn thiện pháp luật
Thứ nhất, cần bổ sung các quy đinh hướng dẫn chi tiết và phù hợp với thực
tiễn về phân loại, thu gom, vận chuyển. Cụ thể: Bổ sung các hình thức trách
nhiệm pháp lý đối với vi phạm quy định phân loại CTNH tại nguồn, nên học hỏi
kinh nghiệm các nước về quy định này. Giữ nguyên Điều 8.2 của thông tư
36/2015/TT-BTNMT nhưng cần phổ biến, hướng dẫn các kiến thức về hệ thống
định vị GPS rộng rãi.
Thứ hai, ban hành quy định hướng dẫn về hình thức, các điều khoản cơ bản
về hợp đồng dịch vụ quản lý CTNH. Bản chất ở đây là quan hệ dân sự giữa các
chủ thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, vì lẽ đó pháp luật mơi trường
khơng nên can thiệp q sâu vào thỏa thuận về giá cung ứng dịch vụ quản lý
CTNH của các bên trong hợp đồng. Thay vào đó, Luật chỉ đưa ra những quy
định về nguyên tắc xác định giá, các cơ sở tính chi phí quản lý CTNH để giúp

các bên xác định mức giá dịch vụ quản lý CTNH phù hợp.
Thứ ba, bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với tội phạm quy
định tại điều 236 BLHS 2015, quy định về các yêú tố để đánh giá mức độ gây
thiệt hại nào thì bị đình chỉ có thời hạn, mức nào thì đình chỉ hoàn toàn để khắt
khe và chi tiết hơn trong chế tài xử phạt, trách bỏ lọt tội phạm, vì mức thiệt hại
cho tội phạm vi phạm quản lý CTNH gây ra là vô cùng lớn, ảnh hưởng lâu dài
trong tương lai. Tăng nặng hình phạt để đảm bảo tính răn đe.
15


Thứ tư, bổ sung quy định chuyển giao trách nhiệm giám sát trong quy trình
quản lý CTNH.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần ban hành những quy định về khối lượng, thời
hạn lưu trữ CTNH tại cơ sở. Nên quy định thời hạn lưu giữ dài hơn cho những
cơ sở phát sinh số lượng CTNH nhỏ vì nếu quy định thời hạn như nhau dễ dẫn
tới các cơ sở không thu gom đủ số lượng để xử lý mà giá cho mỗi lần xử lý thì
khá cao.
3.2. Giải pháp về nhận thức, chuyên môn
Công tác tuyên truyền giáo dục: khuôn khổ pháp luật là cần thiết nhưng để
giảm thiểu vi phạm thì ý thức cá nhân, tổ chức đóng vai trị quan trọng khơng
kém. Do đó cần tun truyền nâng cao kiến thức của người dân về tác hại mà
CTNH gây ra. Nhà nước nên tạo động lực cho các cơ sở sử dụng các công nghệ
xử lý tiên tiến bằng các chính sách như giảm thuế, khen thưởng...
Nâng cao năng lực, trách nhiệm của CQQLNN về môi trường, bổ sung lực
lượng chức năng thực hiện công tác giám sát, thanh tra hoạt động quản lý
CTNH. Khuyến khích đầu tư, xây dựng các cơ sở xử lý CTNH theo hướng tập
trung, cơng nghệ hiện đại; bên cạnh đó xây dựng các cơ sở tái chế chuyên sâu
đối với các loại CTNH đặc thù. Bên cạnh đó, nên hạn chế cấp phép xử lý bằng
biện pháp chơn lấp, hóa rắn đối với các loại CTNH có khả năng tái chế, tái sử
dụng; đẩy mạnh việc thực hiện thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ phát sinh từ các

hộ gia đình, cá nhân.
Kết Luận
Thời gian qua với q trình cơng nghiệp hóa và phát triển các ngành nghề
kinh tế làm phát sinh ngày càng lớn lượng CTNH, vi phạm trong lĩnh vực này
ngày càng nhiều đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đời sống
16


người dân. Xuất phát từ những thiệt hại to lớn mà CTNH đem lại, quản lý CTNH
đang là nội dung quan trọng nhất của lĩnh vực quản lý môi trường. Hệ thống
pháp luật hiện nay đã tạo ra hành lang pháp lý tương đối đầy đủ về quản lý
CTNH, điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của các các chủ thể liên quan trong quy
trình triển khai thực hiện từ khi phát sinh CTNH đến giai đoạn xử lý cuối cùng
và các chế tài xử phạt vi phạm. Tuy nhiên cũng khơng tránh khỏi bộc lộ những
bất cập, thiếu sót chưa phù hợp với thực tiễn sau một thời gian thi hành, cùng với
công tác kiểm tra giám sát lỏng là hai nguyên nhân chủ yếu khiến công tác quản
lý CTNH gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục những bất cập hiện nay, nâng cao
hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý CTNH cần tiến hành hoàn hiện các quy
định pháp luật và một số giải pháp về chuyên môn, đồng thời nâng cao nhận thức
tự giác bảo vệ môi trường của người dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật:

17


1.

Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 23

tháng 06 năm 2014.

2.

Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ
về quản lý chất thải và phế liệu.

3.

Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và môi trường về quản lý chất thải nguy hại.

Tài liệu tham khảo khác:
1.

Bộ Tài nguyên và môi trường (2020), Báo cáo kinh nghiệm các nước trong
quản lý môi trường, Hà nội.

2.

Phạm Thu Hằng, Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải nguy hại ở Việt
Nam hiện nay xem trực tuyến tại ( truy cập ngày 26/05/2020).

3.

Trần Linh Huân (2018), Giá cung ứng dịch vụ quản lý chất thải nguy hại
dưới góc độ pháp luật mơi trường xem trực tuyến tại
( truy cập ngày 28/05/2020).

4.


Trần Linh Huân (2018), Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng dịch vụ quản lý
chất thải nguy hại dưới góc độ luật mơi trường xem trực tuyến tại
( truy cập
ngày 26/05/2020 ).

5.

Yên Thi (2020), Minh bạch hóa quản lý chất thải nguy hại xem trực tuyến
tại ( truy cập ngày 24/05/2020).
18


6. Quang Vũ (2019), Còn "lỗ hổng" trong quản lý chất thải nguy hại xem
trực tuyến tại ( truy cập ngày
26/05/2020).

19



×