Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Thiết kế phân xưởng sản xuất giấy bao gói chất lượng cao 50

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.4 KB, 52 trang )

Phần thứ nhất
Mở đầu
I. Tầm quan trọng và sự ra đời của ngành giấy.

Có thể nói giấy và các sản phẩm từ giấy
đóng vai trị hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực và
hoạt động của con người, đặc biệt trong xã hội văn
minh giấy khơng thể thiếu được, nó là một trong những
vật dụng gần gũi nhất với con người. Giấy ngoài việc
sử dụng để cung cấp phương tiện ghi chép, lưu chữ và
phổ biến thơng tin, nó cịn dùng rộng rãi để bao gói,
làm vật liệu xây dựng, vật liệu cách điện. Ngồi
những ứng dụng truyền thống đó, việc sử dụng và ứng
dụng giấy, các sản phẩm từ giấy hầu như khơng có giới
hạn, một số sản phẩm mới đang và sẽ tiếp tục được
khám phá, phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực điện,
điện tử.
Bên cạnh những công dụng quan trọng của giấy, thì nghành
cơng nghiệp giấy cịn tạo ra nhiều việc làm, góp phần nâng cao đời sống
nhân dân và tăng thu nhập cho mỗi quốc gia.
Có thể nói, sự tiến bộ của mỗi quốc gia, sự văn minh của lồi
người ln gắn chặt với sự phát triển của nghành giấy, tức là không thể tách
rời một nền văn minh với sự đa dạng về chủng loại các sản phẩm giấy chất
lựơng cao cũng như những ứng dụng khơng giới hạn của giấy. Hơn thế nữa
hồn tồn có thể dùng năng suất giấy, khối lượng tiêu thụ giấy tính theo đầu
người, để đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia hay của toàn xã hội.
Với tầm quan trọng như vậy mà nó được ra đời từ rất sớm, ngay từ
rất xa xưa, người Ai cập cổ đại đã biết làm những tờ giấy viết đầu tiên từ việc đan
các lớp mỏng của các thân cây lại với nhau. Nhưng sự làm giấy đầu tiên thực sự
xuất hiện ở Trung Quốc vào khoảng một trăm năm trước cơng ngun. Thời kỳ đó
người ta đã biết sử dụng huyền phù của xơ sợi tre, nứa hoặc cây dâu tằm cho nên


các tấm phên bằng tre nứa để thoát nước, và hình thành tờ giấy ướt, sau đó được
phơi nắng để có tờ giấy hồn thiện. Sau vài thế kỷ, sự làm giấy đã được phát triển
ra các khu vực khác và dần dần lan ra toàn thế giới, đầu tiên là sang Triều tiên năm
348, sang Nhật năm 610, sang Italya năm 1270, sang Pháp năm 1380, sang Anh
năm 1740, sang Bắc Mĩ năm 1690. Du nhập vào Việt nam vào thế kỷ thứ VII có
hai loại giấy là: giấy mật hương và giấy gió, làm thủ cơng chất lượng tốt dùng cho
vua chúa viết văn tự lưu trữ.


Cùng với sự phát triển của KHKT và công nghệ, hiện nay
nghành sản xuất giấy là một trong nghành kỹ nghệ cao, sản xuất liên tục, tự
động hoá và cơ khí hố hầu như hồn tồn, tốc độ máy xeo đạt tới 1000 ÷
2000 m / phút.
Bên cạnh đó ở một số quốc gia và một số vùng vẫn còn sản
xuất giấy thủ cơng do chưa có điều kiện phát triển hoặc duy trì nghề truyền
thống dân tộc hay sản xuất một số mặt hàng giấy đặc biệt.
II. Nghành công nghiệp giấy thế giới và đông á.

Hiện nay dân số trên thế giới khoảng trên sáu tỉ người, mức
tiêu thụ giấy bình quân là 45kg / người, đứng đầu là Phần lan: 318 kg /
người; Hoa kỳ: 304 kg / người; Hà lan: 303 kg / người; Thuỵ điển: 240 kg /
người; Nhật bản: 227 kg / người; nước tiêu thụ ít nhất là Togo và Mali là
dưới 1 kg / người (theo số liệu năm 1992).
Sản lượng giấy carton: 233,2 triệu tấn / năm trong đó: giấy in
báo 32 triệu tấn, giấy in viết 63 triệu tấn carton 57,6 triệu tấn.
Quốc gia sản xuất nhiều giấy nhất là Mĩ
69,5 triệu tấn / năm; Nhật 26,8 triệu tấn / năm;
Canađa: 16,6 triệu tấn / năm; Trung quốc 13,3 triệu
tấn / năm.
Trong những năm gần đây mức tăng trưởng trung bình của

toàn nghành là 3% (riêng khu vực Châu á Thái Bình Dương đạt 6% / năm).
Theo dự đốn của các nhà nghiên cứu từ nay đến năm 2005, mức tăng
trưởng của thế giới sẽ đạt 2,7% / năm, về sản phẩm giấy các loại đạt 4 ÷ 5% /
năm. Mức tiêu thụ trung bình sẽ đạt hơn 45 kg / người / năm với sự phân bố:
+ Bắc Mỹ: 294 kg / người / năm
+ Tây Âu: 166 kg kg / người / năm
+ Nhật: 233 kg / người / năm
+ Các nước còn lại 13 kg / người / năm.
Bên cạnh sự cải tiến về cơng nghệ, máy móc thiết bị cũng
khơng ngừng được hiện đại hố về mọi mặt. Ngày nay đã có những máy xeo
giấy báo có khổ rộng, lưới rộng 9,15m, tốc độ đạt 700m / phút, công suất
150 ngàn tấn / năm.


Nằm trong sự vận động, chuyển mình mạnh mẽ của công
nghiệp giấy thế giới. Khu vực Châu á và các nước vùng Đông á với dân số
3,5 tỉ người chiếm 53,8% dân số thế giới, đã và đang có những chuyển biến
tăng cả về chất lượng và số lượng sản phẩm (hiện tại sản xuất được 53,6
triệu tấn / năm, tiêu thụ 58,6 triệu tấn / năm và các mức tiêu thụ bình qn
tính theo đầu người là 19,2 kg / người / năm).
Các nước Đơng á gồm: Phi líp, Đài loan, Thái lan, Lào, Căm
pu chia, Miến điện, Malaysia, Indonexia, Trung quốc, Bắc triều tiên. Dân số
khoảng hai tỷ người mức tiêu thụ bình quân theo đầu người 1992:
+ Nhật bản:
+ Đài loan:

158,7 kg.

+ Hàn Quốc:


19,2 kg.

+ Trung quốc:

13kg.

+ Indonexia:

16 kg.

+ Thái lan:

18,3 kg.

+ Việt nam:

3,4 kg.

233 kg.

Năng lực sản xuất của các nước khơng ngừng tăng trong vịng
mười năm trở lại đây, Thái lan đã đầu tư phát triển 6 lần về bột và giấy
(1995). Trung quốc đã vượt lên đứng thứ tư trên thế giới về sản lượng giấy
(13,3 triệu tấn/ năm) sau Mĩ (69,5 triệu tấn), Nhật (26,8 triệu tấn) và Canađa
(16,6 triệu tấn). Trừ một số nước như Nhật, Trung quốc còn lại hầu hết các
nước Đông á đều phải nhập thêm một lượng lớn giấy, carton và bột giấy để
sản xuất.
III. Thực trạng và triển vọng ngành CN giấy Việt nam.

Việt nam hiện có ngành công nghiệp giấy yếu kém, với mức

tiêu thụ thấp nhất thế giới. Hiện nay có 95 nhà máy lớn nhỏ, trong đó có 9
nhà máy có quy mơ trên 10.000 tấn / năm (chiếm 60% sản lượng). Còn lại
đều có sản lượng < 7000 tấn / năm (chiếm 40%). Tổng cơng suất tồn ngành
về giấy là 230.000 tấn, bột là 190.000 tấn. Mức huy động bình qn 60 ÷
70% công suất thiết kế. Riêng công ty giấy Bãi bằng là vượt công suất thiết
kế và công ty giấy Tân mai là 90%. Mức tăng trưởng bình quân trong những


năm gần đây là: 9,8% / năm. Mức tiêu thụ giấy đạt > 3,4 kg / người / năm
(Châu á là 20kg, thế giới là 95 kg). Các mặt hàng sản xuất chủ yếu là giấy
báo, in, viết, bìa hộp, bao gói, vệ sinh, đạt chất lượng trung bình.
Lượng giấy nhập chiếm 20 ÷ 30% nhu cầu khoảng 60.000 ÷
80.000 tấn/ năm. Lượng giấy xuất khẩu rất nhỏ , trung bình là 4.000 tấn /
năm sang Thái lan, Lào chủ yếu do mục đích trao đổi thương mại hơn là mở
rộng thị trường.
* Những nguyên nhân tồn tại chủ yếu được đánh giá và tổng kết như
sau:
- Xuất phát từ một nền kinh tế kép phát
triển kéo dài, thu nhập quốc dân thấp do đó mức
tiêu dùng cũng thấp.
- Đa số các thiết bị đã quá lạc hậu và lỗi thời trên 20 ÷ 30 năm
khơng được đầu tư cải tạo, thiếu cân đối thiếu đồng bộ.
- Nguồn nguyên liệu không ổn định kéo dài.
- Hạ tầng cơ sở kém ảnh hưởng đến việc
cung cấp nguyên nhiên, vật liệu, và vận chuyển.
- Bộ máy quản lý, nhân sự cồng kềnh, kém
hiệu quả, trình độ đa số cấp quản lý thấp.
- Khơng có kế hoạch phát triển dài hạn
thực sự cho ngành.
- Các chính sách đầu tư cải tạo, đổi mới công nghệ quá phức tạp,

rườm rà, tốn kém.
* Đánh giá khả năng phát triển ở mức cao nhất của các nhà máy:
1.Bãi bằng: 200.000 tấn / năm, tăng 145.000 tấn / năm.
2.Tân mai: 115.000 tấn / năm, tăng 77.000 tấn / năm.
3.Đồng nai: 130.000 tấn / năm, tăng 110.000 tấn / năm.
4.Các nhà máy khác: 200.000 tấn / năm, tăng 100.000 tấn /
năm.


Tổng cơng suất của các nhà máy hiện nay có khả năng phát
triển trong toàn ngành lên khoảng 650.000 tấn / năm, tăng gấp 3 lần so với
hiện nay.
* Triển vọng:
- Ba mục tiêu lớn, tổng quát phát triển ngành
giấy đến năm 2010.
1. Đổi mới và hiện đại hố cơng nghệ kết
hợp hài hoà giữa đầu tư chiều sâu, mở rộng các cơ
sở hiện có và phát triển vùng nguyênliệu, giữa nhu
cầu tiêu dùng và sản xuất, xuất nhập khẩu tăng,
năng lực sản xuất về sản lượng và chất lượng, tăng
khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
2. Bảo vệ môi sinh, môi trường.
3. Khai thác phát triển các nguồn nhân
lực, sản xuất thoả mãn 85% - 95% về các loại giấy
chủ yếu phổ thông và từng bước tham gia hội nhập vào
khu vực và thế giới.
Tổng sản lượng giấy năm 2010 là: 1.050.000 tấn.
Trong đó:

- Giấy văn hố: 370.000 tấn, chiếm 35%.

-

Giấy

bao

-

Các

loại

bì:

630.000

tấn, chiếm 60%.
giấy

khác:

50.000 tấn, chiếm 5%.
* Biện pháp thực hiện: chia làm ba giai đoạn.
+ Giai đoạn 1: 1996 - 2000
Tập chung đầu tư chiều sâu, mở rộng nhằm gia tăng nhanh về
sản lượng và hạ giá thành sản phẩm. Tiến hành các dự án đầu tư trồng rừng.
Trong giai đoạn này thị trường đang chấp nhận những sản phẩm thơng
thường, chất lượng trung bình, sản lượng khơng q cao. Nhưng năng lực
sản xuất lúc này rất hạn chế, công nghệ lạc hậu với định mức tiêu hao
nguyên, nhiên vật liệu cao là một nhược điểm cơ bản. Tăng sản lượng sẽ



tăng năng xuất lao động, giảm các định mức tiêu hao, do đó có thể giảm giá
bán nhằm cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường trong nước.
+ Giai đoạn 2: 2001 - 2005.
Đầu tư chiều sâu, tăng chất lượng, cân đối năng lực sản xuất
bột và giấy đảm bảo khả năng linh hoạt, đa dạng hoá mặt hàng. Tập chung
đưa các dự án xây dựng mới vào hoạt động sau năm năm phát triển thu nhập
và nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng nhanh, đặc biệt là kích thích khuynh hướng tiêu
thụ phong phú đa dạng về công dụng, chất lượng cao, giá thành hạ. Cải tiến
chất lượng chính là chiến lược marketing để củng cố vị chí chiếm giữ trên thị
trường trong nước.
+ Giai đoạn 3: 2006 - 2010.
Hoàn thiện đầu tư chiều sâu để đổi mới công nghệ và phát
triển sản xuất. Tiếp tục đầu tư các dự án mở rộng tiếp theo của các cơng trình
xây mới, nhằm gia tăng sản lượng. Đây là giai đoạn phát triển cả về số lượng
và chất lượng. Sự hoà nhập vào nền kinh tế chung của thế giới sẽ ảnh hưởng
rõ nét trong xu hướng tiêu thụ ở giai đoạn này. Sự phát triển sẽ phải bao gồm
cả lượng và chất, có trình độ kỹ thuật cao hiệu quả hơn.

* Đầu tư chiều sâu và mở rộng.
Đơn vị tính : Tấn/Năm
1996 - 2000
Bột

Giấy

2001 - 2005
Bột


Giấy

2006 – 2010
Bột

Giấy

Bãi bằng

148.000

100.000

148.000

170.000

218.000

200.000

Tân mai

65.000

58.000

75.000

65.000


125.000

115.000

Đồng nai

18.000

30.000

68.000

50.000

118.000

110.000

Ngoài ra các nhà máy trong tổng công ty cũng thực hiện các dự án cải
tạo, nâng cấp, nhưng với sản lượng nhỏ hơn cụ thể là 6 nhà máy trực thuộc
như: Việt trì, Bình an, Hồng văn thụ, Hồ bình, Vạn điểm. Sẽ gia tăng thêm
50.000 tấn.


Việc klhai thác chiều sâu và mở rộng các nhà máy giấy hiện có sẽ có những
ưu điểm sau:
- Giảm chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, do đó tỉ suất đầu tư thấp.
- Giảm thời gian đầu tư, do đó thời gian thu
hồi vốn và có lãi nhanh.

- Tận dụng được lao động có sẵn, giảm chi phí thu hút lao động, cán
bộ kỹ thuật và các chi phí tạo dựng cuộc sống ban đầu.
Nhược điểm cơ bản là khi đầu tư chiều sâu là sự
hạn chế quy mơ phát triển và tính ổn định, đồng bộ
và kế hoạch điều phối thường phức tạp. Tuy nhiên
những lợi ích căn bản là có lãi nhanh, thời gian
thi cơng ngắn, ít vốn đầu tư. Là những yếu tố luôn
được những nhà đầu tư coi trọng hàng đầu.
* Đầu tư xây mới.
Địa điểm

Sản lượng

Sản lượng mở rông

theo thiết kế

giai đoạn sau

Mặt hàng

Thanh hố

50.000

100.000 Bìa hộp, bao gói

Kontum

50.000


200.000 Bìa hộp, giấy viết

Long thành

150.000

200.000 Bìa hộp, bao gói, giấy viết

Lâm đồng

150.000

300.000 Bao gói xi măng

Hồ bình mới

100.000

200.000 Bao gói xi măng

Cần thơ

50.000

100.000 Bìa hộp, bao gói, giấy báo

* Biện pháp:
- Tìm đối tác tài trợ chính cho dự án.
- Mời tư vấn nước ngoài thẩm định đầu tư kỹ thuật.

- Đối tác và tổng cơng ty giấy sẽ lựa chọn các hình thức hợp tác hoặc kinh
doanh.
* Quy hoạch vùng nguyên liệu:


Đối với Việt nam ngun liệu thơ chủ yếu thích hợp cho sản
xuất bột giấy là những loại cây ngắn ngày, mọc nhanh như: luồng, vầu, tre,
nứa, ...
Những cây thuộc họ tre nứa có chu kỳ khai thác 3 - 4 năm cho xơ sợi
trung bình, chúng là những nguyên liệu tốt sau cây thơng để sản xuất giấy
bao gói, giấy in, viết, bìa hộp carton ... Cây thân gỗ như: bạch đàn, chám, bồ
đề, mỡ, ... thuộc họ gỗ lá rộng. Gỗ lá kim như: thông hai, ba lá đang được sử
dụng với số lượng khơng nhiều vì là loại cây có tốc độ tăng trưởng chậm,
việc trồng rừng hạn chế.
Để sản xuất được 1,2 triệu tấn giấy như kế hoạch cần một khối lượng lớn
nguyên liệu bao gồm:
Gỗ lá kim: 200.000 m3 / năm.
Gỗ lá rộng: 1400.000 m3 / năm.
Tre nứa: 2000.000 tấn / năm.
Phế liệu: 500.000 tấn / năm.
Quy hoạch rừng cho nguyên liệu giấy:
- Khu trung tâm bắc bộ: 65.000 ha gồm: tre, nứa, bồ đề, bạch đàn.
- Bắc khu 4 cũ: 50.000 ha gồm: luồng.
- Tây Bắc cũ: 50.000 ha gồm: tre, nứa, bạch đàn.
- Tây nguyên: 100.000 ha gồm: Thông hai, ba lá, tre, nứa, bạch đàn.
- Đơng nam bộ: 65.000 ha.
Hiện nay, tình trạng hẫng hụt và hiếm hoi về lao động kỹ thuật trong đội
ngũ cơ cấu những người làm giấy ở mọi trình độ là một thực tế đáng quan
tâm. Bởi sự phồn vinh của mỗi quốc gia, sự thành đạt của từng ngành nghề
phụ thuộc vào sự chăm lo nguồn nhân lực được chun mơn hố.

Sự cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước địi hỏi nguồn nhân lực có
trình độ kỹ thuật cao, có khả năng tiếp cận và nắm bắt công nghệ hiện đại, kỹ
thuật tiên tiến. Giáo dục đào tạo cịn phải tính đến và coi trọng cả ba mặt:
quy mô, chất lượng và hiệu quả. Đào tạo phải xuất phát từ thực tế sản xuất
và gắn liền với sản xuất. Đào tạo là trách nhiệm của toàn ngành, trước tiên là
của các nhà trường, viện và các trung tâm nghiên cứu chuyên ngành. Muốn


xây dựng đất nước chúng ta phải có vốn mà vốn trước hết là trí thức. Tóm
lại, xuất phát từ một nền kinh tế đang phát triển; một ngành công nghiệp giấy
lạc hậu, việc định hướng chiến lược phát triển ngành giấy đến năm 2010
trong vòng 10 năm tới là tạo ra bước ngoặt, cách mạng trong đầu tư, đổi mới
thiết bị, con người, kể cả quản lý và đào tạo cho một ngành giấy mới hoà
nhập và tiến kịp thế giới.


Phần thứ hai
Lập luận kinh tế và
chọn địa điểm xây dựng

I. Lập luận kinh Tế.

Với một vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Nó khơng những phục vụ cho học tập, khoa học kỹ thuật mà nó cịn là một
mặt hàng xuất khẩu đem lại lợi nhuận khá cao.
Đặc điểm của ngành công nhiệp giấy là vốn đầu tư xây dựng
nhà máy nhỏ, thu nhập lớn, thời gian thu hồi vốn đầu tư nhanh. Vì vậy đây là
ngành có khả năng mang lại lợi nhuận cơ bản cho đất nước, góp phần cải
thiện đời sống nhân dân.
Trong những năm gần đây ngành công nghiệp giấy đã có

những bước nhảy vọt (tăng 3% / năm ), có những nơi đạt tới 6% / năm (khu
vực Châu á Thái bình dương). Nguyên nhân của sự gia tăng này có thể giải
thích:
+ Sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.
+ Sự bùng nổ thông tin quảng cáo, in ấn, sao chép và lưu giữ ngày càng
tăng.
+ Hoạt động văn hoá giáo dục ngày càng phát triển.
+ Sự phát triển của ngành du lịch, dịch vụ, thương mại cùng với sự
phát triển của ngành giấy thế giới, ngành giấy Việt nam cũng có
những biến đổi sâu sắc.
Trong vịng 3 năm trở lại đây đã nâng mức tiêu thụ giấy từ 3kg
lên 5kg / người / năm. Với những mục tiêu lớn của ngành giấy là tới năm
2010 là đạt mức tiêu thụ 13 - 20 kg giấy / người / năm. Sản xuất trong nước
đáp ứng 25 - 90 % nhu cầu trong nước.
Với tổng sản lượng 1,05 triệu tấn / năm. Ngành giấy đã đề ra 3
mục tiêu lớn để phát triển ngành giấy đến năm 2010, được chia làm 3 giai
đoạn thực hiện đến nay đang tiến triển rất tốt.


Tổng công ty giấy đã ưu tiên mở rộng và nâng công suất cho
một số nhà máy lớn như: Bãi bằng, Đồng nai, Tân nai. Và đã khởi công xây dựng
một số nhà máy mới:
+ Thanh hoá giai đoạn I

50.000 tấn / năm.

+ Kontum giai đoạn I

50.000 tấn / năm.


+ Cần thơ giai đoạn I

50.000 tấn / năm.

+ Long thành giai đoạn I
+ Lâm đồng giai đoạn I

150.000 tấn / năm.
150.000 tấn / năm.

Với nhiệm vụ thiết kế được giao:
Thiết kế nhà máy sản xuất giấy bao gói, năng xuất 200.000 tấn
/ năm. Điều này hoàn toàn phù hợp với toàn cảnh trong nước và chiến lược phát
triển của toàn ngành.
II. Chọn địa điểm xây dựng.

Muốn xây dựng một nhà máy bất kỳ nào, ngoài việc nắm rõ
nhu cầu của thị trường thì việc chọn địa điểm xây dựng là hết sức quan
trọng, nó góp phần vào việc phân vùng kinh tế, lao động và dân cư.
Những yêu cầu tối thiểu của việc lựa chọn địa điểm xây dựng
là nhà máy phải đặt gần khu nguyên liệu, đảm bảo cho sự hoạt động liên tục
của nhà máy. Ngoài ra nhà máy phải đặt gần nơi tiêu thụ sản phẩm, gần
nguồn nhân lực, nằm trong khu liên hiệp công nghiệp. Mặt khác nhà máy
phải nằm trong chiến lược, quy hoạch lâu dài của nhà nước.
Phù hợp với chiến lược phát triển của ngành giấy đến năm
2010 là mở rộng một số nhà máy lớn và xây dựng mới một số nhà máy,
nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước. Với đề tài thiết kế nhà máy sản xuất giấy
bao gói chất lượng cao, năng suất 200.000 tấn / năm. Và là một sinh viên của
ngành giấy tôi chọn địa điểm xây dựng tại Ba Vì - Hà Tây
Với địa điểm đó có những ưu điểm sau:

* Vị trí địa lý:
- Vị trí này gần đường quốc lộ.


- Nằm cạnh sông Hồng. Thuận lợi cho nguồn nước cấp và
nước thải.
- Vùng nguyên liệu dồi dào.
- Cách Hà nội 40 km về phía Nam.
III. Lập luận chọn dây chuyền và thuyết minh dây chuyền.

Dây truyền sản xuất được lựa chọn dựa trên cơ sở mặt hàng
cần sản xuất, nguyên liệu và năng suất của nhà máy.
Theo nhiệm vụ thiết kế một nhà máy sản xuất giấy bao góichất lượng cao, năng suất 200.000 tấn / năm, tiêu chuẩn chất lượng như sau:
(Tiêu chuẩn ngành số 24 TCN 69 - 2000).
- Định lượng 80 g m2.
- Chỉ số xé (không nhỏ hơn):
+ Chiều dọc 6,4 m N. m2 / g
+ Chiều ngang 8,1 m N. m2 / g
- Độ dài đứt (không nhỏ hơn):
+ Chiều dọc 5.500 m.
+ Chiều ngang 3.000 m.
- Độ hút nước Cobb60 30 g / m2.
- Độ ẩm 7 ± 2 %.
- Độ nghiền 28 0SR.
- Nguyên liệu: Bột Kraf nhập ngoại
Để đảm bảo độ bền của tờ giấy tôi chọn phương thức nghiền
nhuyễn thớ vừa.
Để tăng hiệu quả kinh tế có sử dụng keo nhựa thông.
Để đảm bảo năng suất chọn loại máy xeo
lưới đơi dùng để sản xuất giấy bao gói.

* Vì dây chuyền này có những ưu điểm sau:
- Yêu cầu đầu tư kinh tế không cao quá.


- Dễ tự động hoá trong vận hành.
- Tốc độ máy cao (năng suất cao)
- Sàng sử dụng trong nhà máy là sàng áp lực ly tâm. Loại sàng
này có hiệu suất, năng suất cao, giá thành phù hợp. Mặt hàng sản xuất có chỉ
tiêu 0SR cụ thể nên chọn đồng bộ loại máy nghiền cơn MKHO4 vì loại máy này
có năng suất nghiền lớn.
Bơm sử dụng trong q trình vận chuyển bột
dùng bơm ly tâm vì nó có năng suất cao, dễ vận hành
sửa chữa.
Để đảm bảo vệ sinh mơi trường chọn dây chuyền sản xuất
khép kín, bột giấy đã qua xử lý nghiền được đưa vào bể chứa. Bể này cung
cấp cho toàn bộ máy xeo.
Do yêu cầu của mặt hàng nên nồng độ bột lên lưới là 0,4%. Do
đó ta phải pha lỗng bột. ở đây ta dùng nước dưới lưới để pha loãng bột. Sau
khi pha loãng bột song bột được tiếp tục đưa đến bộ phận lọc cát. Hệ thống
này gồm 3 cấp lọc cát hình cơn. Do đó tổn thất rất nhỏ (0,1%). Sau đó bột
được đưa đến sàng tinh để loại bỏ phần xenluloza thơ, có kích thước lớn tổn
thất khâu này là (1 ÷ 5%). Tại đây sàng áp lực loại này làm ln nhiệm vụ
phá bọt chân khơng, sau đó bột được đưa tới hòm phun áp lức, tại đây dùng
loại “hịm phun áp lực loại kín”. Từ hịm phun, bột được phun lên lưới đơi,
được thốt nước đều trên cả hai lưới do đó nó tạo ra tờ giấy có hai mặt nhẵn
như nhau. Nhờ hệ thống (suất đỡ, hòm hút chân không, trục bụng). Sau khi
qua lưới bột được hình thành tờ giấy ướt có độ khơ bắt buộc là 18 - 20 %.
Giấy ướt ra máy xeo lại được đưa vào hệ thống ép, hệ thống này như sau: (ép
chân không, ép thường, ép láng). Giấy sau khi ép sẽ có độ khơ là 34 ÷ 40 %.
Bề mặt nhẵn hơn, các sơ sợi tiếp tục sít sao hơn. Sau đó để đạt độ khơ theo

u cầu thì ta phải cho giấy đi qua bộ phận sấy, bộ phận này chia làm 3 tổ:
+ Tổ đầu có tác dụng làm tăng nhiệt độ.
+ Tổ giữa có tác dụng giữ nhiệt cố định.
+ Tổ cuối có tác dụng làm lạnh.
Trong mỗi tổ lại có các lơ sấy được sắp xếp một cách hợp lý.
Nhiệt sấy ở đây ta dùng nhiệt của hơi bão hoà. Sau khi sấy giấy đạt độ khô


theo yêu cầu và được đưa đến bộ phận ép quang, tại bộ phận này bề mặt giấy
được nhẵn bóng hơn. Sau đó được cuộn lại và cắt quận theo yêu cầu của
khách hàng.


Phần thứ ba
Cơ sở lý thuyết cộng nghệ sản xuất giấy
I. Nguyên liệu.

Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất giấy là bột Xenluloza. Trong
bột Xenluloza bao gồm: Xenluloza, Hêmixenlulo và một phần lignin,
...Xenlulo là một cácbon hyđrat. Công thức phân tử (C6H10O5)n với n là độ
trùng hợp có giá trị từ 500 ÷ 1.000 tuỳ từng loại nguyên liệu khác nhau, n
càng cao thì độ bền của vật liệu xenlulo càng lớn, sự giảm mức độ trùng hợp
dưới một mức nào đó sẽ làm giảm giá trị độ bền của giấy thành phẩm.
Cơng thức hố học
h
ho oh

c h 2o h

oh

h

hh

h

h
o

h
oh

o
c h 2o h

h

oh

oh

h

o

h

o
h


h

h

c h 2o h
o

h
o

h
oh

h

h

oh

o
c h 2o h

oh

h

n- 2

Thành phần chính trong bột xenluloza là xenlulo, cịn một
phần là hemixnlulo. So với xenlulo thì hemixenlulo có cấu tạo rất phức tạp,

trong đó các đơn vị mắt xích là các anhydro của các loại sacarit khác nhau.
Đó là đồng phân tập thể của các hexa, pentoza và các dẫn suất của axit
ủonic. Hemixenlulo có khối lượng phân tử nhỏ nên dễ bị thuỷ phân trong
mơi trường kiềm, vì vậy người ta dùng nó làm ngun liệu cho chế biến hố
học. Nhưng với sản xuất giấy thì có tác dụng tăng sự trương nở của sơ sợi
tạo điều kiện cho sự hình thành tờ giấy có độ bền cao.
Lignin có cấu tạo từ các khung mắt xích phenyl propan (một
phần nhỏ lignin còn lại sau khi rửa và tẩy). Lignin là phần khơng cần thiết
đối với sự hình thành tờ giấy chất lượng tốt. Do vậy trong quá trình chế biến
ta cố gắng loại bỏ lignin; lignin làm cho tờ giấy có màu tối, biến chất khi bảo
quản.
Bột xenluloza chủ yếu được sản xuất từ gỗ, đây là nguyên liệu
khá dồi dào xơ sợi xenlulo. Hiện tại gỗ cung cấp 93 ÷ 95% nhu cầu xơ sợi
xenlulo cho sản xuất giấy.


Ngồi bột xenlulo từ gỗ, giấy cịn được sản xuất từ các nguồn
khác như: rơm, rạ, tre, nứa, vầu, ... và giấy loại (ở Việt nam hàng năm thu
hồi khoảng 150. 000 tấn giấy loại tương ứng với sản lượng gỗ khai thác 100
nghìn ha rừng). Đây cũng là một hướng đáng chú ý hiện nay khi mà nguồn
gỗ thiên nhiên đang dần cạn kiệt và vấn đề môi trường càng trở nên cấp thiết
hơn bao giờ hết, nó có tác động đến giá thành giấy sản xuất ra.
Để xơ sợi có ích cho việc làm giấy, chúng phải được sử lý để
thích nghi với q trình sản xuất tức là khả năng làm thành tờ giấy đồng đều,
phát triển các mối liên kết bền vững giữa các xơ sợi, giữa các điểm tiếp xúc.
Quá trình nghiền và đánh bột có thể loại bỏ những thành phần có hại cho quá
trình sản xuất giấy (được trình bày ở phẩn lý thuyết nghiền). Cho phép xơ
sợi xenlulo được hydrat hoá, trương nở, tăng tính mềm dẻo và khả năng liên
kết của chúng.
Ngồi tính năng tự nhiên, xơ sợi xenlulo cịn đóng một vai trị

quan trọng là: Q trình hình thành giấy xảy ra trong môi trường nước, xơ
sơi được hấp thụ nước nhanh và phân tán dễ dàng trong huyền phù bột nước,
khi xơ sợi ướt được nhóm lại với nhau trong lúc vận hành để hình thành tờ
giấy thì mối liên kết được xúc tiến bằng cách thu hút các phân tử nước lại
với nhau và đối với nhóm OH- bề mặt của xenlulo liên kết với nhau bằng liên
kết hydro trong khi các xơ sợi riêng lẻ có độ bền kéo cao thì các thơng số độ
bền giấy phụ thuộc vào liên kết giữa các xơ sợi, sự nghiền bột, đánh bột có
xu hướng làm giảm độ bền liên kết.
Hầu hết các sản xuất giấy đều sử dụng chất phụ gia phi xenlulo
thì khả năng hấp thụ và giữ lại nhiều thứ nguyên liệu thay đổi là rất quan
trọng: Khả năng xơ sợi hấp thụ và hút bám các chất phụ gia tan phụ thuộc
vào di lực của xơ sợi và sự liên kết các phụ gia trên xơ sợi.
Quá trình làm giấy là quá trình biến đổi gỗ, tre, nứa, ... thành
xơ sợi. Hay nói cách khác là làm đứt các liên kết trong cấu trúc gỗ. Công
việc này có thể thực hiện bằng các phương pháp khác nhau: cơ học, hoá học,
nhiệt cơ hoặc phối hợp các phương pháp đó.
1. Bột cơ học.


Bột cơ học được sản xuất từ rất lâu bằng
phương pháp cơ học thông thường nhất là công nghệ
bột mài khối gỗ hoặc khúc gỗ được ép theo chiều
dọc, tỳ vào lô đá mài nhám quay, xơ sợi bị xé ra
khỏi gỗ được mài và rửa ra khỏi lô bằng nước, hỗn
hợp xơ sợi và các đoạn xơ loãng được sàng để loại
bỏ các mảnh sợi và các cụm xơ q kích thưóc. Sau
đó được cơ đặc để loại bỏ nước và tạo thành dung
dịch bột phù hợp cho việc sản xuất giấy. Để sản
xuất ra bột chất lượng tốt, đồng đều và có hiệu quả
cao thì địi hỏi phải khống chế cẩn thận độ nhám bề

mặt lô dao mài, áp lức tỳ, nhiệt độ nước rửa và tốc
độ quay.
Trong thời gian gần đây sản xuất bột cơ học là xe và nghiền gỗ
được thực hiện dưới các đĩa nghiền quay của thiết bị nghiền đĩa, dưới tác
dụng của hoá chất hoặc nghiền làm mềm sơ bộ mảnh gỗ để thay đổi nhu cầu
năng lượng và các tính chất bột thành phẩm, còn gọi là bột cơ nhiệt.
Ưu điểm của phương pháp sản xuất giấy từ bột cơ học là biến
đổi được 95% gỗ thành bột, loại bột này có độ đục cao (hàm lượng lignin
gần như cịn ngun), tính chất in tốt, nhưng giấy kém bền và dễ mất mầu
khi bảo quản hay đưa ra ánh nắng mặt trời. Để đạt được tờ giấy có độ bền
(Xé, kéo, chịu lực, tăng độ trẵng) thì cần phải pha thêm bột hoá học sợi dài
vào bột cơ học. Hiện nay do vấn đề môi trường và phương pháp sản xuất bột
nghiền cơ đang phát triển, các bột nghiền cơ mới hoàn tồn thoả mãn đầy đủ,
thay thế các loại bột hố học hạn chế sự ơ nhiễm mơi trường.
2. Bột hố học.
Bột hoá học thu được khi tách các loại lignin, một phần
hemixenlulo, ... dưới tác dụng của hoá chất, áp suất và nhiệt độ, để loại hầu
hết xenlulo hemixenlulo ở dạng nguyên dạng sợi. Dưới tác dụng của các tác
nhân lignin được cắt nhỏ các phân tử có khối lượng phân tử nhỏ và hoà tan
vào dung dịch dưới dạng muối phenolat. Trong thực tế các phương pháp sản
xuất bột hoá học loại bỏ hầu hết lignin ra khỏi tế bào gỗ nhưng chúng phá
huỷ một phần lượng xenlulo và hemixenlulo nhất định, nên hiệu suất sản


xuất bột hoá thấp hơn bột cơ, thường chỉ khoảng 40 ÷ 50% lượng gỗ ban
đầu.
Trong sản xuất bột hố học, mảnh gỗ (chiều dài khoảng 25 mm)
được nấu với dung dịch hoá chất (NaOH, NaOH + Na2S hoặc H2SO3) ở t0 và
áp suất cao. Nhìn chung trên thế giới có 2 phương pháp nấu chính:
- Phương pháp nấu kiềm.

- Phương pháp nấu axit.
Phương pháp nấu kiềm có nhiều ưu điểm trong cơng việc thu
hồi hố chất và độ bền của bột sản xuất ra cao. Ngoài hai phương pháp trên
một số dung môi hữu cơ đang được nghiên cứu để áp dụng vào quy trình
nấu. Bột sau nấu được rửa sạch dịch đen (các chất hữu cơ tan trong dịch nấu
dưới dạng muối) bằng phương pháp nấu như khuếch tán, lọc rửa chân khơng.
Tiếp đó bột được qua cơng đoạn tẩy trắng bằng các chất có tính oxy hố
mạnh nhằm loại bỏ nốt phần lignin còn lại trong xơ sợi. Các chất thường
dùng như clo, hypoclorit, peoxyt, ... Bột sau tẩy có màu trắng thích hợp cho
sản xuất các loại giấy có độ trắng cao.

3. Bột bán hố học.
Là bột sản xuất phối hợp hai phương pháp hoá học và cơ học,
thực chất các mảnh gỗ được làm mềm hoặc nấu cục bộ với hố chất, sau đó
được đưa vào máy nghiền thành bột, hiệu suất 85 ÷ 90% tuỳ từng loại
nguyên liệu.
4. Bột thứ cấp.

Là loại bột thu được từ các phế liệu từ các sản phẩm bị đứt, bị
rách ở máy xeo, bị xén ở phân xưởng hoàn thành, các loại giấy phế liệu,
được phân loại đưa vào máy nghiền thuỷ lực qua các công đoạn tẩy mực
(nếu có) và tuyển nổi các loaị bột này có độ bền cơ lý thấp hơn so với các
loại bột trên, thường được dùng để sản xuất các loại giấy carton, sản phẩm
xây dựng, giấy in báo và đơn thêm các loại bột hoá hay bột cơ để tăng hiệu
quả kinh tế hạ giá thành sản phẩm.


II. Nghiền bột xenlulo

1. Khái niệm chung.


Nguyên liệu xơ sợi xenlulo sau khi được gia cơng bằng
phương pháp hố học, nhiệt, cơ, ... có thành phần chủ yếu là xenlulo, tồn tại
ở dạng xơ sợi. Để có đủ tính chất hình thành các loại sản phẩm giấy, bột
xenlulo cần được đưa qua nghiền.
Quá trình nghiền bột giấy là quá trình dùng lực cơ học tác
dụng lên xơ sợi xenlulo trong hỗn hợp bột nước, làm biến đổi về mặt cấu
trúc hoá lý nhằm đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng của mặt hàng giấy.
2. Tác dụng của nghiền tới xơ sợi.

Bột giấy sau khi được qua nghiền, các thớ sợi sẽ bị đánh tơi
theo chiều dài, cắt ngắn theo chiều ngang, hai đầu bị chổi hoá và trương nở
mạnh. Kết quả làm bột giấy có chiều dài đồng đều, chiều ngang nhỏ hơn,
tăng lực liên kết hyđro giữa các bề mặt xơ sợi khi hình thành tờ giấy.
Nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc xơ sợi, trong quá trình nghiền
bột người ta đã đưa ra nhiều giả thiết khác nhau như thuyết biến đổi hoá học
của Giou và Paladen. Thuyết biến đổi vật lý, thuyết biến đổi hoá lý. Ngày
nay người ta cho rằng, quá trình nghiền dưới tác dụng của lực cơ học các xơ
sợi bị cắt ngắn và trương nở mạnh, phân tơ chổi hoá trở nên rất mềm dẻo. Do
vậy các xơ sợi dễ đan dệt với nhau, tăng bề mặt tiếp xúc, tăng lực ma sát tạo
điều kiện cho quá trình ra keo sau này, tăng độ bền cơ học, tờ giấy sẽ trở nên mềm
dẻo, nhẵn phẳng và đồng đều hơn.
Trong quá trình nghiền cơ học làm dập nát màng tế bào khó
thấm nước tạo điều kiện cho nước thẩm thấu vào tế bào tiếp xúc với các
phần tử xenlulo, làm cho xenlulo hấp thụ nước và trương nở trong nước.
Chính nhờ q trình này mà xenlulo giải phóng ra nhóm (OH-)tự do trên bề
mặt đại phân tử của nó. Hình thành các liên kết kết cấu hydro giữa nhóm
(OH) tự do của phân tử xenlulo này với nước, phân tử nước với xenlulo kia.
Chính lực liên kết cầu nối này tạo nên độ bền ướt của tờ giấy. Cầu nối hydro
được miêu tả như sau:

o
h
o
h

h
o

o

o
h

h
o

h

h
o

h

h

o
h

o


h

h
o

h


* Sự trương nở của xenlulo qua hai giai đoạn:
+ Tạo vỏ solvat quanh đại phân tử, làm yếu liên kết (chưa đứt,
năng lượng tạo thành giảm, ∆G < 0). Sự sắp xếp của hệ giảm ∆S giảm, dẫn
đến quá trình toả nhiệt ∆H < 0. Bột xenlulo tiếp tục bị tác dụng đến lúc nào
đó lực liên kết giảm nhanh, một số phân tử ở ngoài bị tách ra như pentozan
tạo ra lớp màng keo trên bề mặt xenlulo làm cho độ nhớt dung dịch tăng lên.
+ Giai đoạn hydrat: Giai đoạn này giải phóng ra các nhóm OHtrên bề mặt xơ sợi, là cơ sở đầu tiên tạo ra liên kết giấy.
Sau khi nghiền xơ sợi liên kết với nhau bằng liên kết hydro,
trong quá trình sản xuất giấy được làm bay hết nước (sấy khô), dẫn đến xơ
sợi bị xít lại gần nhau, đan dệt với nhau, giảm sức căng bề mặt. Độ bền của
giấy do tổng liên kết hydro quyết định.
Tóm lại: Nghiền là phương pháp cơ học tác động vào bó sợi xenlulo làm

cho chúng thay đổi về mặt lý học (cát, xé, phân tơ, chổi hố) và hố học: tạo
ra các nhóm OH- tự do, tạo liên kết hydro sau khi nghiền, tạo ra sợi mảnh,
mềm mại (do làm bật lignin), trên bề mặt xơ sợi có độ nhớt nhất định. Bản
chất của nghiền là: cắt, phân tơ, chổi hoá và trương nở tạo liên kết hydro.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nghiền bột.

Độ nghiền được đo bằng độ oSR: Đặc trưng cho khả năng thoát nước của
xơ sợi. Kết quả quạn trọng nhất của quá trình nghiền là tạo ra các nhóm OH tự do trên bề mặt xơ sợi, dẫn đến việc hình thành các cầu nối xenlulo với
nhau tạo thành cấu trúc bền của tờ giấy. Việc giải phóng ra càng nhiều các

nhóm OH- tự do càng xuất hiện nhiều cầu nối, và như vậy làm cho tờ giấy
càng bền. Do vậy các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nghiền cũng ảnh
hưởng đến độ bền của tờ giấy.
a. ảnh hưởng của áp lực nghiền. (Png)


Đây là yếu tố quan trọng có tính quyết định trong
q trình nghiền bột. áp lực nghiền được tính bằng
lực đè của dao bay và ứng lực của dao đế, áp lực
nghiền ảnh hưởng trực tiếp đến quá trrình cắt và
trương nở của xenlulo. áp lực nghiền lớn dẫn đến
cắt lớn và trương nở giảm, ngược lại các áp lực
nghiền nhỏ thì cắt nhỏ và trương nở tốt hơn. Đối
với các loại giấy mỏng thì có độ bền cao, cần
nghiền ở áp lực thấp và thay đổi áp lực nghiền một
cách từ từ. Nói chung nghiền ở áp lực thấp làm cho
tờ giấy có độ bền cơ lý cao hơn. Ngồi ra áp lực
nghiền cịn phụ thuộc vào loại thiết bị. Thường chọn
nghiền áp lực nhỏ hơn áp lực cho phép và còn phụ
thuộc vào dao và chất lượng làm dao.
b. ảnh hưởng của thời gian nghiền.

Đây là yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình nghiền. Thời gian nghiền
dài, bột trương nở tốt hơn, nói chung để đảm bảo tính kinh tế phải tuỳ thuộc
loại giấy mà quy định thời gian cho phù hợp.

c. ảnh hưởng của nhiệt độ nghiền.

Trong quá trình nghiền, nhiệt độ tăng do masát giữa bột và
thiết bị, giữa bột với bột. Khi nhiệt độ tăng làm giảm quá trình trương nở của

xơ sợi dẫn đến giảm độ bền cơ lý của tờ giấy, cho nên trong quá trình sản
xuất phải làm sao cho nhiệt độ giảm trong quá trình nghiền bằng cách lắp cơ
cấu rửa để lấy nước nóng ra và thay nước lạnh vào (nghiền bể) hệ thống làm
mát (máy nghiền côn). Thực tế thường nghiền ở nhiệt độ < 400C.

d. ảnh hưởng của nồng độ bột.

Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính
chất của bột sau nghiền. Nếu thấy nồng độ thấp,


lượng bột qua dao ít, do vậy bột chịu áp lực nghiền
riêng lớn, xơ sợi bị cắt ngắn hơn. Như vậy nồng độ
bột thấp phù hợp với nghiền bột thớ ngắn. Ngược
lại nồng độ bột cao, áp lực nghiền riêng nhỏ, q
trình phân tơ chổi hố chiếm ưu thế. Nồng độ bột
cao thích hợp với nghiền bột nhuyễn thớ dài.
e. ảnh hưởng của pH.

Thực nghiệm sản xuất đã rút ra:
- ở pH = 3,1 ÷ 6, khả năng trương nở của xenlulo khơng tốt
(do mơi trường mang tính axit nên nhóm OH- khó tạo liên kết hydro với các
nhóm lân cận). Độ bền cơ lý, nhất là độ chịu bục của giấy giảm nhanh.
- ở pH = 6 ÷ 8,5 khơng ảnh hưởn đến q trình nghiền và tính
chất của giấy.
- ở pH = 9 ÷ 10 q trình trương nở xảy ra
tốt hơn nhưng độ bền cơ lý của giấy cũng khơng cao.
Tốt nhất là duy trì nghiền ở pH = 8÷ 8,5. Để tạo
mơi trường này, trong q trình nghiền cho thêm một
lượng kiềm nhỏ.


4. ảnh hưởng của độ nghiền tới tính chất của giấy. Độ nghiền ảnh hưởng đến
tính chất giấy thể hiện theo đồ thị sau:

% t Ýn h c h Êt g i Êy
4
100

6
5
1

80
3
60
2
7
40
8

20


1. Độ bền kéo: do (liên kết OH và đan dệt
vật lý).
2. Độ bền chịu xé: phụ thuộc (dộ dài xơ sợi, độ mảnh mai)
OH.
3. Độ bền chịu bục: Là trung bình cộng của 1 và 2.
4. Lực liên kết O-H. Khi độ bền tăng thì lực liên kết tăng.
5. Độ biến dạng của giấy.

6. Độ chặt của giấy (g / cm3)
SR tăng thì độ chặt cũng tăng do khả năng đan dệt xit sao
hơn.
7. Độ dài của đường vân thớ (dài xơ sợi). oSR tăng thì độ dài
giảm.
8. Độ hút dịch: Có thể giảm từ 100% xuống 20%.
9. Độ thấu khí: giảm nhanh hơn khi độ oSR tăng.
Như vậy độ nghiền ảnh hưởng rất lớn đến tính chất cơ lý của
tờ giấy. Song bản chất của độ nghiền là do quá trình cắt và trương nở quyết
định. Dựa vào oSR của nghiền khơng thể nói rõ ảnh hưởng của từng yếu tố
đến tính chất của giấy. Cùng một oSR nhưng lại cho ta hai loại giấy khác
nhau.
Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng trên mà yêu cầu chất lượng của
từng loại giấy khác nhau mà người ta chia ra thành các phương pháp nghiền
sau.
5. Các phương pháp nghiền bột.


a. Phương pháp nghiền bột thớ ngắn.

Đầu tiên tiến hành ở áp lực nghiền thấp để phân tơ chổi hoá,
sau đó tăng nhanh áp lực nghiền để cắt ngắn xơ sợi đến kích thước yêu cầu.
Đặc tính của bột sau nghiền: bột có tính đàn hồi cao, tốc độ
thốt nước cao, liên kết giữa các xơ sợi kém chặt chẽ, giấy sản xuất ra có khẳ
năng hút nước dịch lớn. Dùng để sản xuất giấy thấm, giấy vệ sinh, giấy viết,
giấy in ở tốc độ cao.
b. Phương pháp nghiền bột rời thớ vừa.

Đầu tiên tiến hành nghiền ở áp lực nghiền thấp để phân tơ chổi
hố, tiếp đó tăng nhanh áp lực nghiền cao để cắt ngắn xơ sợi đến kích thước

u cầu. Sau đó hạ áp lức để đánh tơ nhẹ, hạn chế q trình chổi hố.
Loại bột này dùng để sản xuất giấy có định lượng khơng lớn,
có độ hút dịch lớn. Dùng để sản xuất giấy thấm, giấy giả da.
c. Phương pháp nghiền bột thớ dài.

Với phương pháp này, tác dụng đánh tơi là chủ yếu, cắt ngắn
ít, thời gian nghiền ngắn, bột thốt nước tốt, độ đồng đều và độ trong suốt
kém. Bề mặt của tờ giấy không nhẵn, nhưng độ bền cơ lý của tờ giấy khá
lớn. Thường dùng sản xuất các loại giấy bao gói.
d. Phương pháp nghiền bột nhuyễn thớ ngắn.

Đặc điểm là thời gian nghiền bột dài, đầu tiên tăng áp lức từ từ
để đánh tơi bột. Sau khi tăng áp lức, ta tăng nhanh áp lực nghiền và nghiền ở
áp lực cao để cắt ngắn xơ sợi đến kích thước yêu cầu ròi hạ áp lức từ từ. Kéo
dài thời gian nghiền ở áp lực thấp để tăng quá trình trương nở đến khi đạt độ
nghiền yêu cầu.
Bột sau nghiền có độ nhớt cao, khó thốt nước, giấy hình
thành có độ đồng đều cao, độ hút dịch nhỏ, độ bền cơ lý cao, thường dùng để
sản xuất giấy cách điện, giấy can vẽ, giấy cuốn thuốc lá và các loại giấy cực
mỏng.

e. Phương pháp nghiền bột nhuyễn thớ vừa.


Phương pháp này tương tự nghiền bột nhuyễn thớ ngắn.
Nhưng ở đây cắt ngắn vừa phải, thời gian nghiền tương đối dài, bột mềm
dẻo, khó thốt nước thường dùng để sản xuất giấy viết, giấy in.
g. Phương pháp nghiền bột nhuyễn thớ dài.

Trong phương pháp này quá trình phân tơ chổi hoá và trương

nở của xơ sợi là chủ yếu, cắt ngắn ít thời gian nghiền dài, bột có độ nhớt cao,
khó thốt nước. Giấy có độ bền rất cao dùng để sản xuất các loại giấy cao
cấp.
Trong thực tế tuỳ thuộc vào yêu cầu của bột cầu nghiền có
từng loại giấy, nguồn gốc xơ sợi, mức độ nấu chín và nồng độ bột mà chọn
thiết bị nghiền cũng như quy trình nghiền cho phù hợp.
6. Thiết bị nghiền
a.Máy nghiền bể.

Cấu tạo:

1. Lô dào bay.
2.Mô núi.
3. Dao đế.
4. Cửa bột ra.

- Lơ dao: Dạng hình trụ có gắn dao (bằng đồng, sắt hoặc bằng
đá) có dạng hình chữ nhật.
- Dao đế là những hộp hình chữ nhật.
+ Hoạt động: Khi dao quay ở khoang hai dao xenlulo chịu lực
đè nén bởi lực quán tính của dao bay và ứng lực của dao đế. Dưới tác dụng
của các yếu tố trên bột giấy bị dập nát và làm cho lớp vỏ xơ sợi có nhiều
lignin bong ra. Trong q trình chuyển động xơ sợi chịu lực ma sát, lực cắt
dẫn đến hiện tượng phân tơ chổi hoá.
+ Ưu điểm: Dễ thay đổi áp lực nghiền, đáp ứng mọi quy trình
sản xuất các mặt hàng cao cấp.
+ Nhược điểm: Năng suất nghiền thấp, chiếm nhiều diện tích
nhà xưởng, chất lượng bột khơng đều, vùng nghiền nhỏ.



×