Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

CHẾ độ PHONG cấp RUỘNG đất THỜI lý TRẦN nội DUNG và hệ QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.71 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM LỊCH SỬ

BÁO CÁO GIỮA KÌ

CHẾ ĐỘ PHONG CẤP RUỘNG ĐẤT THỜI LÝ-TRẦN:
NỘI DUNG VÀ HỆ QUẢ

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
1.
2.
3.
4.

ĐINH THỊ CẨM LY
VÕ HỒNG NGỌC
DƯƠNG THỊ QUỲNH NHƯ
LÊ THỊ NHƯ ÁNH

MSSV:
MSSV:
MSSV:
MSSV:

CẦN THƠ, NĂM 2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM LỊCH SỬ

B2008700


B2008642
B2008711
B2000508


MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................i
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài................................................................................ii
3. Mục đích nghiên cứu......................................................................................iv
4. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................iv
4.1 Đối tượng nghiên cứu...............................................................................iv
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................iv
5. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................iv
5.1 Phạm vi thời gian......................................................................................iv
5.2 Phạm vi không gian...................................................................................iv
6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................iv
6.1 Phương pháp lịch sử.................................................................................iv
6.2 Phương pháp logic.....................................................................................v
6.3 Phương pháp tổng hợp tài liệu...................................................................v
6.4 Phương pháp đánh giá tổng hợp...............................................................v
7. Đóng góp của đề tài.........................................................................................v
7.1 Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo..........................................................v
7.2 Đối với phát triển kinh tế xã hội................................................................v
7.3 Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu.........vi
8. Bố cục của đề tài.............................................................................................vi

B. NỘI DUNG
Chương 1

TỔNG QUAN ĐẠI VIỆT THỜI LÝ-TRẦN
1.1 Tình hình chính trị..............................................................................................1
1.1.1 Tình hình chính trị dưới thời Lý...............................................................1


1.1.2 Tình hình chính trị dưới thời Trần...........................................................4
1.2 Tình hình kinh tế.................................................................................................7
1.2.1 Tình hình kinh tế dưới thời Lý..................................................................7
1.2.2 Tình hình kinh tế dưới thời Trần............................................................11
1.3 Tình hình xã hội.................................................................................................14
1.3.1 Tình hình xã hội dưới thời Lý.................................................................15
1.3.2 Tình hình xã hội dưới thời Trần.............................................................15
Tiểu kết chương 1..............................................................................................16
Chương 2
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH PHONG CẤP RUỘNG ĐẤT THỜI
LÝ-TRẦN
2.1 Chế độ phong cấp ruộng đất dưới thời Lý......................................................17
2.1.1 Chế độ phong cấp thực ấp.........................................................................17
2.1.2 Chế độ phong cấp thực ấp kèm thực phong.............................................18
2.1.3 Chế độ phong cấp thác đao điền...............................................................20
2.1.4 Chế độ phong cấp ấp thang mộc...............................................................21
2.1.5 Chế độ phong cấp ruộng chùa..................................................................21
2.2 Chế độ phong cấp ruộng đất dưới thời Trần...................................................21
2.2.1 Chế độ phong cấp thái ấp..........................................................................22
2.2.2 Chế độ phong cấp điền trang....................................................................25
2.2.3 Chế độ phong cấp ấp thang mộc...............................................................27
2.2.4 Chế độ phong cấp ruộng chùa..................................................................28
Tiểu kết chương 2..............................................................................................29

Chương 3

NHẬN XÉT CHUNG
3.1 . Đặc điểm...............................................................................................................
3.1.1 Ruộng đất dưới thời Lý-Trần đều là ruộng đất cơng...................................
3.1.2 Hình thức phong cấp thực ấp, thực ấp kèm thật phong phát triển mạnh
mẽ ở nhà Lý............................................................................................................
3.1.3 Sự xuất hiện của hình thức phong cấp thái ấp, điền trang ở nhà Trần......
3.2 . Hệ quả..................................................................................................................
3.2.1 Tích cực.........................................................................................................
3.2.1.1 Khen thưởng những người có cơng lao.....................................................
3.2.1.2 Xây dựng củng cố bộ máy nhà nước..........................................................


3.2.1.3 Đoàn kết nhân dân và vảo vệ đất nước......................................................
3.2.2 Hạn chế..........................................................................................................
3.2.2.1 Hạn chế quyền lực......................................................................................
3.2.2.2 Tài chính của đất nước bị suy giảm...........................................................
3.2.2.3 Xâm phạm đến đất của nhân dân..............................................................
3.3 Bài học lịch sử........................................................................................................
3.3.1 Trọng dụng nhân tài cho đất nước
3.3.2 Sự quản lý của nhà nước đối với đất đai
3.3.3 Nhà nước giữ những vùng đất trọng yếu
Tiểu kết chương 3..................................................................................................
Kết luận về vấn đề nghiên cứu.............................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................
PHỤ LỤC...............................................................................................................


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người chúng ta khi sinh ra chúng ta sống ở đâu? Chúng ta trồng lương thực ở

đâu? Chúng ta buôn bán và đi lại ở đâu? Và còn rất nhiều câu hỏi như thế nữa. Nhưng
chung quy các câu hỏi đó chỉ có một câu trả lời duy nhất đó là “đất”. Và đất là một
nguồn tài nguyên vô cùng quý giá gắn liền với quá trình phát triển của xã hội lồi
người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất và văn minh tinh
thần đều được xây dựng trên nền tảng của việc sử dụng đất đai-là nguồn tài nguyên
quý giá của thiên nhiên mang lại cho con người. Các triều đại đi trước luôn cố gắng để
giữ gìn bờ cõi, từng tấc đất vì vốn dĩ “tấc đất tấc vàng”, từ Ngô, Đinh, Tiền Lê rồi đến
thời Lý-Trần,…ruộng đất được quản lí từ trung ương đến địa phương. Bên cạnh đó hầu
hết các cuộc chiến tranh xâm lược, tranh giành với nhau đều có xuất phát điểm là
chiếm lấy phần lãnh thổ, đất đai của nước khác để mở rộng và phát triển đất nước của
mình. Do vậy, dù là thời kì nào thì đất đai vẫn là một bộ phận thiết yếu đóng vai trị
quan trọng khơng thể thiếu của một đất nước. Nước ta vốn dĩ đi lên từ nền nông
nghiệp lúa nước, do đó nếu muốn phát triển nơng nghiệp cần phải đẩy mạnh việc bảo
vệ lãnh thổ và quản lý đất đai. Đồng thời, cũng cần phải phát triển sản xuất góp phần
thúc đẩy tích cực nền nơng nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được những thành tựu nêu trên
thì việc sử dụng đất đai, phong cấp ruộng đất như thế nào là hiệu quả và hợp lí, cũng
chính là một cơ sở vơ cùng quan trọng cho q trình phát triển của đất nước. Vì thế,
việc nghiên cứu chế độ phong cấp ruộng đất ở hai thời này sẽ mang lại nhiều bài học
bổ ích và có giá trị cho sự phát triển kinh tế-xã hội ngày nay.
Nước ta vào thời Lý-Trần đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất
nước và để lại dấu ấn sâu đậm trong xã hội trên mọi phương diện. Đây cũng chính là
thời kỳ hưng thịnh bậc nhất của chế độ phong kiến của nước ta. Thời Lý-Trần một thời
kỳ với những chính sách quy lệ của nhà nước về ruộng đất, khơng chỉ vậy ruộng đất
cịn được phong cấp cho các cơng thần có cơng với đất nước hay bổng lộc cho quan lại
tương đương với tiền bạc. Ruộng đất thời xưa là tư liệu chủ yếu của dân ta vì nước ta
là nước nơng nghiệp lâu đời, là một thứ rất thiêng liêng và quý báu không chỉ từ xưa
1


mà đến nay cũng vậy. Vì thế, nhận thấy tầm quan trọng của ruộng đất nên việc nghiên

cứu chế độ phong cấp ruộng đất ở thời kỳ này cho thấy được tình hình kinh tế lúc bấy
giờ, về chính trị trong nước ra sao để hiểu rõ hơn đất nước đã làm những gì để đạt
được nhiều thành tựu như thế.
Ngồi ra, chế độ phong cấp ruộng đất ln ln gắn chặt với vấn đề nơng nghiệp,
vì vậy tự bản thân nó đã mang tính khoa học và tính xã hội. Cùng với đó, q trình tư
hữu hóa ruộng đất đã diễn ra, nhiều cuộc đấu tranh nhằm tranh giành quyền điều hành,
kiểm sốt làm thao túng nội bộ. Vì vậy, việc nghiên cứu chế độ phong cấp ruộng đấy
trở nên cấp thiết và có tính thời sự.
Đó là những lí do để đề tài “Chế độ phong cấp ruộng đất thời Lý-Trần” được
chúng tôi chọn thực hiện nhằm nghiên cứu sâu hơn về phong cấp ruộng đất và sự tác
động của chế độ này đối với kinh tế nông nghiệp thời Lý-Trần. Từ đó, có thể hiểu biết
thêm phần nào về các chính sách được nhà nước đưa ra nhằm tái hiện một phần của
đất nước ta thời Lý-Trần. Thơng qua đó, góp phần nâng cao sự hiểu biết về chính sách
ruộng đất và có những hướng đi đúng đắn, phù hợp cho sự phát triển của đất nước
trong giai đoạn hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Vấn đề chính sách ruộng đất thời Lý - Trần là một trong những vấn đề đang được
các nhà nghiên cứu quan tâm. Đề tài này đã được các tác giả nghiên cứu trước đó như
Vũ Huy Phúc, Nguyễn Minh Cảnh, Trần Trọng Kim đã dày cơng nghiên cứu. Trong
đó, có lẽ tiêu biểu nhất là tác giả Trương Hữu Quýnh, ông là một trong những người
tiên phong đi đầu về tìm hiểu chế độ ruộng đất từ các thế kỷ. Để nghiên cứu, tìm hiểu
đề tài này khơng thể khơng kể đến tác phẩm Chế độ ruộng đất Việt Nam thế kỷ XI –
XVIII (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004) của tác giả Trương Hữu Quýnh. Tác
phẩm nghiên cứu này đã phác họa được các chính sách ruộng đất của mỗi triều đại,
đặc biệt là triều đại Lý - Trần qua chính sách phong cấp ruộng đất. Nghiên cứu về đề
này tác giả đã đưa ra những quan điểm về các hình thức phong cấp “bằng nhiều hình
thức khác nhau từ phong hộ đến phong đất, nhà nước quân chủ trung ương tập quyền
đã từng bước tăng cường quyền lực thực sự của mình đối với ruộng đất công làng xã”

2



[10, tr.120]. Tác phẩm này là một nguồn tư liệu để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và mở
rộng thêm những hiểu biết về chính sách ruộng đất thời Lý - Trần.
Nghiên cứu về chính sách phong cấp ruộng đất thời Lý - Trần, chúng tôi muốn đề
cập đến công trình Đại Việt sử kí tồn thư (Nxb Văn Hóa – Văn Nghệ, Thành Phố Hồ
Chí Minh, 1697) của tác giả Ngô Sĩ Liên. Đây được xem là một công trình nghiên cứu
xuất sắc của nền sử học Việt Nam. Bằng các phương pháp nghiên cứu đa dạng như:
phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp tổng hợp và phân tích…cơng trình
nghiên cứu đã mang đến cho người đọc những giá trị bổ ích và nhiều bài học kinh
nghiệm sâu sắc. Đồng thời, từ cơng trình tác giả đã cung cấp cho chúng ta nguồn tư
liệu đáng quý, đưa ra những lập luận để lí giải và đưa ra nhiều ý gợi mở. Thơng qua
nội dung của cơng trình, tác giả đã nêu sơ lược về chính sách ruộng đất trong đó có
chính sách phong cấp ruộng đất thời Lý - Trần. Từ đó góp phần đánh dấu một bước
phát triển trên con đường phong kiến hóa của chế độ tư hữu nhà nước về chính sách
ruộng đất điều đó được khẳng định “Chẳng những thái ấp của ta bị tước mà bổng lộc
của các ngươi cũng về tay kẻ khác” [6, tr.83].
Ngồi ra khơng thể khơng nói đến cơng trình Đại Cương Lịch Sử Việt Nam tập 1
của các tác giả: Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Minh Cảnh, Phan Đại Doãn (Nxb Giáo
dục Hà Nội, 2003). Bằng những phương pháp nghiên cứu chuyên sâu và sự lập luận
chắc chắn, các tác giả đã đưa ra nhiều nguồn tư liệu quan trọng trong việc nghiên cứu
về các đề tài như: thời đại nguyên thủy trên đất nước Việt Nam, thời kì dựng nước và
giữ nước qua các triều đại, những chuyển biến về kinh tế - xã hội bao gồm các chính
sách ruộng đất. Bên cạnh đó, cơng trình đã phác họa lên đặc điểm riêng của chính sách
phong cấp ruộng đất qua một khía cạnh của hình thức ban cấp ruộng đất dưới thời Trần
“Điều lệ điền trang năm 1266 đã đẩy nhanh sự phát triển sở hữu lớn của các quý tộc
Trần, tạo một bước chuyển biến mạnh mẽ mở rộng hình thái kinh tế phong kiến” [12,
tr.200]. Đây là một cơng trình nghiên cứu bổ ích và có giá trị sâu sắc, đồng thời cơng
trình cịn cung cấp cho chúng ta những nguồn tư liệu tham khảo nhằm gợi mở những
giải pháp cho vấn đề ruộng đất hiện nay.

Để nghiên cứu lịch sử tồn tại của triều đại qua các giai đoạn phát triển trên các lĩnh
vực đời sống, chính trị, xã hội, các chính sách dưới triều Lý, thì có lẽ chúng tơi phải kể
3


đến tác giả Nguyễn Quang Ngọc. Ơng đã thành cơng trong việc đóng góp nhiều cơng
trình nghiên cứu, tiêu biểu là tác phẩm Vương Triều Lý (Nxb, Hà Nội, 2010). Bên cạnh
việc nghiên cứu về các nội dung: thiết lập bộ máy trung ương, xây dựng và phát triển
kinh tế thời Lý. Thơng qua đó, tác giả cũng nêu sơ lược về các chính sách phong cấp
ruộng đất thời Lý“có thể thấy chế độ ban cấp thời Lý tồn tại trên cơ sở hai chế độ
thực ấp và thực phong. Phần thực ấp (số lượng hộ được ăn) theo nhiều nhà sử học là
chỉ có danh mà khơng có thật. Người được ban cấp trên danh nghĩa là được nhận một
số lượng hộ thực ấp (như trên) mới phù hợp và xứng đáng với quan chức và đóng góp
của người đó” [7, tr.413].
Tác giả Lê Thành Khơi đã đóng góp nghiên cứu Lịch Sử Việt Nam từ nguồn gốc đến
giữa thế kỷ XX (Nxb Thế giới, 2014). Bằng phương pháp nghiên cứu, tác giả đã tái
hiện lại một cách khái quát sự hình thành của nhà Lý và sự nối tiếp của nhà Trần, cùng
với đó tác giả cịn cho thấy đặc điểm của chế độ phong cấp ruộng đất thời Trần “Thực
vậy, trong khi ở các thái ấp, công nhân là những người nơng dân tự do, thì ở điền
trang, nhân dân chủ yếu lại là nơ tì, vào thời kỳ có nạn đói hay khủng hoảng, các điền
trang sẽ là nơi thu hút người xiêu tán sẵn sàng đem lại các điều kiện làm người tự do
của họ đổi lấy thân phân nơ tì nhưng được đảm bảo miếng cơm, không phải nộp thuế
và thi hành nghĩa vụ quân sự” [4, tr.206].
Và để nghiên cứu về kinh tế - xã hội, các chính sách ruộng đất dưới thời Trần, cũng
như các thời kỳ khác trong lịch sử dân tộc, là một trong những trọng tâm của các đề tài
nghiên cứu ở Việt Nam. Để làm sáng tỏ về tình hình kinh tế - xã hội bao gồm các
chính sách ruộng đất thời Trần không thể không chú ý đến, tìm hiểu về quá trình hình
thành và phát triển của Thái Ấp - Điền Trang, đây là một trong những chính sách
phong cấp ruộng đất tồn tại dưới thời Trần. Vì vậy, để góp phần nghiên cứu kỹ hơn về
chính sách ruộng đất có thể kể đến cơng trình nghiên cứu Thái ấp - điền trang thời

Trần (Thế kỷ XIII -XIV) (Nxb, Khoa học xã hội, Hà Nội, 2019) của tác giả Nguyễn Thị
Phương Chi. Đây được xem là cơng trình nghiên cứu tiêu biểu, thơng qua đó tác giả đã
phác họa rõ nét về tình hình của xã hội Đại Việt dưới thời Trần trên các cục diện kinh
tế, chính trị, quân sự, xã hội...Đây thực sự là một đề tài nghiên cứu hay, với nội dung
4


nghiên cứu mới mẻ tác giả đã đưa ra những đánh giá, nhận xét về Thái ấp - điền trang,
đồng thời nêu lên ý nghĩa tích cực của loại hình phong cấp này đối với việc kết hợp
nhiệm vụ vừa xây dựng vừa bảo vệ đất nước dưới thời Trần.
Tác phẩm có giá trị khoa học nêu trên chính là kim chỉ nam để tác giả kế thừa vị trí
một cách có chọn lọc nội dung phù hợp góp phần hồn thiện phần nghiên cứu của
mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hướng đến 3 mục tiêu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu tổng quan về chế độ phong cấp ruộng đất thời Lý-Trần từ thế kỷ XIXIV.
- Sự ảnh hưởng của chính sách phong cấp ruộng đất từ thế kỷ XI-XIV đối với xã hội
đương thời.
- Rút ra bài học kinh nghiệm từ chính sách trên cơ sở nghiên cứu lịch sử thời Lý-Trần
nhằm giải quyết các vấn đề ruộng đất.
4. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính đề tài là: Chế độ phong cấp ruộng đất thời Lý-Trần.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu về các chính sách phong cấp ruộng đất cho quan lại, người có cơng với
đất nước,… của Đại Việt thời Lý-Trần từ thế kỷ XI-XIV, tác động đến kinh tế cũng
như đời sống xã hội thời bấy giờ.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1 Phạm vi thời gian
Đề tài nghiên cứu được xác định trong khoảng thời gian từ thế kỷ XI-XIV, tức là từ

khi nhà Tiền Lê sụp đổ, Lý Cơng Uẩn lên ngơi hồng đế đã thiết lập chính sách ruộng
đất của nhà Lý, trong đó có chính sách phong cấp ruộng đất. Cho đến khi nhà Lý sụp
đổ, nhà Trần lên nắm quyền kế thừa và phát triển chính sách ruộng đất từ nhà Lý bắt
đầu năm 1226-1400.
5.2 Phạm vi không gian
Giới hạn không gian nghiên cứu của đề tài đó là: chế độ phong cấp ruộng đất thời
Lý-Trần: nội dung và hệ quả.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này tiếp cận lịch sử theo hướng lý thuyết từ đó đưa ra những phương pháp
nghiên cứu sau:
6.1 Phương pháp lịch sử
Phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu đặc trưng của đề tài nghiên cứu lịch
sử. Phương pháp lịch sử được vận dụng nhằm tái hiện chân thực hoàn cảnh lịch sử một
5


cách khái quát nhất, làm cho người đọc có thể hình dung ra bức tranh lịch sử và bối
cảnh lịch sử của nước ta ở thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XIV. Cụ thể ở đây là chính sách
phong cấp ruộng đất thời Lý-Trần. Thông qua nguồn sử liệu nhóm tơi đã vận dụng
phương pháp lịch sử để nghiên cứu nhằm mơ tả một cách chính xác nhất về chế độ
phong cấp ruộng đất thời Lý-Trần một cách khách quan và đúng nhất với hiện thực
lịch sử.
6.2 Phương pháp logic
Phương pháp logic được vận dụng trong việc hệ thống hóa các sự kiện lịch sử, hình
thành ý kiến nhận xét, đánh giá khoa học về vấn đề được nghiên cứu, nhằm tìm ra bản
chất, quy luật vận động và phát triển của vấn đề nghiên cứu. Về đề tài này nhóm tác
giả đã vận dụng phương pháp logic vào trong tồn bộ nội dung nghiên cứu chính sách
phong cấp ruộng đất thời Lý-Trần. Trên cơ sở đó nhóm tác giả đã đưa ra các nhận xét,
đánh giá khoa học về những đặc điểm của chế độ phong cấp ruộng đất thời Lý-Trần.
6.3 Phương pháp tổng hợp tài liệu

Thông tin và tài liệu nghiên cứu được thu thập chủ yếu từ các nguồn như sách báo,
các trang thông tin trên internet, và các nguồn sử liệu quan trọng, nhằm đảm bảo độ tin
cậy và khoa học về chuyên môn lịch sử. Thơng qua phương pháp tổng hợp tài liệu
nhóm tác giả đã nghiên cứu tổng quan về việc nghiên cứu chính sách ruộng đất thời
Lý-Trần, và hình thành cơ sở quan trọng về lí luận và thực tiễn cho đề tài nhằm đảm
bảo tính khoa học, khách quan và sáng tạo.
6.4 Phương pháp đánh giá tổng hợp
Đây là phương pháp được tiến hành thông qua việc sử dụng tổng hợp các kết quả của
việc xử lí các số liệu thống kê, tổng hợp các nguồn tài liệu. Từ đó, tiến hành nhận xét
đánh giá tổng thể một cách khách quan về chế độ phong cấp ruộng đất thời Lý-Trần.
7. Đóng góp của đề tài
7.1 Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Cung cấp nguồn tư liệu quan trọng trong học tập và là cơ sở để sinh viên nghiên cứu,
đi sâu vào các lĩnh vực, khối ngành như: lịch sử, luật đất đai, quản lý đất đai…
Cung cấp nguồn tư liệu hữu ích về lịch sử ruộng đất thời Lý-Trần cùng với đó là nội
dung chuyên sâu về vấn đề phong cấp ruộng đất ở thời Lý-Trần từ thế kỷ XI-XIV.
Thơng qua đề tài có thể giúp sinh viên lĩnh hội được nhiều kinh nghiệm và kĩ năng:
kĩ năng tìm kiếm thơng tin, đọc và chọn lọc nguồn tư liệu, tự phát triển tư duy tích cực,
tự nghiên cứu, tìm tịi và học hỏi. Qua đó, kết quả nghiên cứu còn để lại những bài học
6


kinh nghiệm có giá trị hữu ích về giáo dục từ đó góp phần mang lại niềm say mê học
tập, nghiên cứu và nâng cao tay nghề chuyên sâu cho sinh viên ngành lịch sử.
7.2 Đối với phát triển kinh tế-xã hội
Kết quả nghiên cứu đã đúc kết một số bài học kinh nghiệm từ lịch sử nhằm cho
chúng ta hiểu biết thêm về vấn đề phong cấp ruộng đất của 2 triều đại thịnh vượng
nhất của chế độ phong kiến Việt Nam đó là nhà Lý và nhà Trần. Qua đó, cho chúng ta
thấy sự đa dạng của chính sách phong cấp ruộng đất, từ đó chúng ta rút ra được nguồn
tư liệu quý báo phục vụ cho việc nghiên cứu. Mặt khác cho chúng ta hiểu biết sâu sắc

hơn về chế độ phong cấp ruộng đất góp phần vào việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước cho mai sau.
7.3 Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
Bổ sung thêm tư liệu lịch sử cho các đơn vị tham khảo.
Gợi mở thêm các vấn đề về phong cấp ruộng đất thời đại Lý-Trần, qua đó nâng cao
sự nghiên cứu của sinh viên trường đại học.
8. Bố cục của đề tài
Chương 1. Tổng quan Đại Việt thời Lý-Trần.
Chương 2. Nội dung cơ bản của chính sách phong cấp ruộng đất thời Lý-Trần.
Chương 3. Nhận xét chung.

7


B. NỘI DUNG

Chương 1
TỔNG QUAN ĐẠI VIỆT THỜI LÝ-TRẦN
1.1 Tình hình chính trị
1.1.1 Tình hình chính trị dưới thời Lý
Sau khi lên ngôi vua, Lý Thái Tổ cho dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La vào
năm 1010 và đổi tên kinh đô mới là thành Thăng Long (nằm ở trung tâm Hà Nội
ngày nay). Sở dĩ nhà Lý cho dời kinh đô Thăng Long là do Hoa Lư là nơi núi non
hiểm trở thích hợp với tính chất phòng ngự trong điều kiện đất nước vừa mới ổn
định, chưa vững chắc. Nhưng đến nhà Lý, tình hình nước ta trở nên ổn định hơn
và cần phát triển kinh tế đất nước nên việc dời đô về vùng đồng bằng, trung tâm
đất nước, nơi giao thông thủy bộ thuận tiện là việc cần thiết, nơi đây có đủ điều
kiện trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa,…của nước nhà làm cho đất
nước trở nên ngày càng hưng thịnh. Đồng thời việc dời đô này chứng tỏ khả năng,
lịng tự tin, tâm huyết và sức mạnh có thể bảo vệ đất nước của dân tộc ta, cũng ở
đây nhà vua cho xây dựng nhiều thành lũy, đền chùa, cơng trình,…để bảo vệ nó và

từ đó nơi đây trở thành kinh đô của nhiều triều đại cho đến ngày nay. Cùng với
tinh thần tự chủ đó, vào năm 1054 vua Lý Thánh Tông cho đổi tên nước là Đại
Việt, đây là niềm tự hào của cả một dân tộc và Đại Việt trở thành quốc hiệu được
sử dụng lâu dài trong lịch sử chế độ phong kiến.
Tổ chức chính quyền từ trung ương đến địa phương
Từ những yêu cầu khách quan và các nhân tố khác đã tạo điều kiện cho triều
Lý tiến tới xây dựng chính quyền nhà nước. Và cơng cuộc xây dựng chính quyền
nhà nước được bắt đầu từ vua Lý Thái Tổ, gồm cấp trung ương và cấp địa phương.
Tổ chức chính quyền cấp trung ương dưới thời Lý được thiết lập như sau:“Vua là
người đứng đầu nhà nước với danh xưng Hoàng đế, giữ quyền quyết định tối cao
mọi việc của nhà nước. Hoàng đế nhà Lý tự xưng là Thiên tử, cho lập các ngôi vị
1


Hoàng hậu và Thái tử và theo nguyên tắc chung là cha truyền con nối, đồng thời
tiến hành phong chức tước cho các quý tộc dòng dõi họ Lý. Cơ quan văn phòng
giúp việc cho vua là bao gồm các Sảnh và Hàn lâm viện. Các cơ quan chuyên
môn dưới triều Lý bao gồm nhiều cấp bậc khác nhau. Tất cả gồm có bậc chánh và
tịng cho các chức quan văn võ cao cấp của triều đình. Đứng đầu hệ thống quan
văn, quan võ là Tể tướng và Á tướng…Dưới Tể tướng và Á tướng là chức quan
thừa hành cao cấp gọi là Hành khiển…Cơ quan cao cấp dưới triều Lý cịn có Khu
mật viện và Lục bộ…cơ quan chun mơn quan trọng dưới triều Lý là Ngự sử đài
có nhiệm vụ can gián vua và giám sát quan lại…” [18, tr.86].
Về tổ chức chính quyền quản lý ở địa phương thì nhà Lý cho đổi 10 lộ thời Lê
thành 24 lộ nhỏ hơn cho phù hợp với công tác quản lí đất nước, ở những vùng xa
kinh đơ, miền núi triều Lý cho thiết lập đơn vị hành chính cấp châu tương đương
với cấp huyện, phủ. Một số tài liệu ghi lại rằng vào triều Lý có khoảng 52 châu
với diện tích khác nhau, ở khu vực biên giới triều đình thành lập đơn vị trại-đây là
nơi tích trữ lương thực, phịng biên cương nên quy mơ cũng khơng đồng đều. Căn
cứ theo đặc điểm dân cư cũng như địa lí mà triều đình đã ban hành những cách

thức quản lí phù hợp với nơi đó như: lộ, phủ, châu, trại. Dưới các lộ, phủ, châu,
trại là các huyện hoặc hương dưới cấp nữa thì có giáp, đơn vị hành chính cấp cơ
sở là thơn (khu vực đồng bằng), sách hoặc động (khu vực miền núi) còn ở kinh
thành Thăng Long có giai hoặc phường (khoảng 61 phường).
Đứng đầu cấp lộ là chức Thông phán, cấp phủ là chức Tri phủ hoặc Phán phủ,
cấp châu do Tri châu, các vùng biên giới là Quan mục, cấp Trại do các tù trường là
người dân tộc địa phương đứng đầu. Cấp huyện do Huyện lệnh đứng đầu, cấp giáp
do các chức Quản giáp và Chủ đơ cai quản. Nhìn chung, tổ chức bộ máy nhà nước
dưới nhà Lý khá hoàn thiện và đáp ứng được tình hình đất nước bấy giờ.
Tổ chức quân đội
Công cuộc xây dựng đất nước của nhà Lý được tiến hành vào lúc giặc ngoại xâm
đang lâm le xâm chiếm nước ta. Chính vì lẽ đó mà để củng cố thêm hệ thống chính trị và
sẵn sàng đương đầu với quân xâm lược nhà Lý đã chủ trương tăng cường tổ chức lực
2


lượng quân đội và chia thành hai loại: quân cấm vệ và quân các lộ. Quân cấm vệ là lực
lượng thường trực của triều đình, có nhiệm vụ bảo vệ kinh thành được tuyển lựa kỹ càng,
cẩn thận và tổ chức huấn luyện chu đáo. Quân các lộ là lực lượng bảo vệ địa phương, làm
nhiệm vụ canh phòng bảo vệ các lộ, phủ, châu. Ngoài ra, các tù trưởng và vương hầu đều
có lực lượng vũ trang riêng và nằm trong tầm kiểm sốt của triều đình. Ngay triều Lý,
nghĩa vụ binh dịch đã được đặt ra, với chế độ đăng kí hộ khẩu và tuyển binh chặt chẽ,
mỗi dân đinh khi đến 18 -20 tuổi gọi là Hoàng nam, là lực lượng dự bị, còn từ 20-60 tuổi
gọi là Đại hoàng nam, là lực lượng thực hiện nghĩa vụ binh dịch khi cần thiết và phải
đăng kí vào sổ quân để triều đình thuận tiện điều động khi có chiến tranh, vào thời bình
thì họ sẽ thay phiên nhau một phần quay trở về làm ruộng một phần thì ở lại qn ngũ để
canh phịng. Đó gọi là chính sách “ngụ binh ư nơng” có từ thời Tiền Lê và đến thời Lý
được ban hành hoàn chỉnh, điều này vừa đảm bảo về yêu cầu quốc phòng mà lại đảm bảo
lực lượng lao động cần thiết cho sản xuất nông nghiệp mà nhà nước không phải chi quá
nhiều cho việc ni lính. Qn đội nhà Lý đạt tới trình độ huấn luyện tinh thơng và được

chia thành các đơn vị quân, vệ và bao gồm các binh chủng là: bộ binh, thủy binh, kỵ
binh, kèm theo đó là các vũ khí được trang bị như gươm, giáo, đao, cung, nỏ,…
Luật pháp
Cùng với sự phát triển của chế độ trung ương tập quyền, ở thời Lý hoạt động lập pháp
cũng được tăng cường. Vào năm 1042, vua Lý Thái Tơng cho ban hành bộ Hình thư bao
gồm 3 quyển được biên soạn, theo Đại Việt sử kí tồn thư có ghi lại rằng“Trước kia,
trong nước có việc kiện tụng phiền nhiễu, quan giữ việc hình câu nệ luật văn cốt làm
khắc nghiệt, thậm chí bị oan uổng. Vua lấy làm thương xót, sai Trung thư sửa định luật
lệnh, châm chước cho thích dụng với thời bấy giờ, chia ra mơn loại, biên ra điều khoản,
làm sách Hình luật của một triều đại, để cho ngời xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống
chiếu ban hành dân ấy làm tiện” [8, tr.263]. Đây là bộ luật được xem như là bộ luật đầu
tiên của lịch sử Việt Nam, điều này đã thể hiện một bước tiến quan trọng trong việc quản
lý đất nước, chứng tỏ tính chất của một nhà nước trung ương tập quyền cùng với những
lập pháp-thiết chế tương đối phù hợp với đương thời. Bộ luật này đề ra“nhằm bảo vệ
quyền lợi của nhà nước trung ương tập quyền, của giai cấp thống trị, trước hết là của
3


nhà vua. Củng cố chế độ đẳng cấp, hạn chế sự bành trướng thế lực của bọn quan liêu
quý tộc, bảo vệ nguồn bóc lột của nhà nước. Đối với tội thập ác, đặc biệt tội chống đối
lại nhà Lý thì bị hình phạt rất nặng, tàn khốc như bị xẻo thịt, róc xương ở chợ, bị tùng
xẻo, chặt chân, tay. Pháp chế thời Lý cũng có những mặt tích cực như coi trọng việc bảo
vệ và phát triển sức sản xuất của dân tộc, quan tâm đến đời sống của con người, thể hiện
tinh thần nhân ái trong pháp trị”[13, tr.130-131], đặc biệt chế độ tư hữu về ruộng đất
cũng đã bắt đầu xuất hiện và được nhà nước thừa nhận. Bên cạnh đó, pháp luật nhà Lý
bảo vệ sự ổn định của gia đình theo trật tự Nho giáo với những quy tắc chặt chẽ như
người trong nhà không được tố cáo lẫn nhau, kể cả bố, mẹ, vợ chồng, tơi tớ,…Dù có
nhiều điều khoảng nghiêm ngặt nhưng do chịu ảnh hưởng của Phật giáo nên bộ luật cũng
áp dụng một số chính sách nhân đạo và tiến bộ. Đây được xem như nền tảng quan trọng
của pháp lý Đại Việt cho các triều đại sau kế thừa và phát huy.

Chính sách đối ngoại-đối nội
Thời Lý nhà nước vẫn thực hiện chính sách ngoại giao trên sự kế thừa từ thời ĐinhTiền Lê. Triều Lý chủ trương giao hảo với các nước láng giềng, nhưng kiên quyết chống
trả nếu họ xâm lược nước ta. Triều đình thường cử các đoàn sứ giả sang Tống nộp cống
phẩm, đối với Chămpa và Chân Lạp nhà Lý giữ yên biên giới. Cịn về đối nội, triều Lý
chưa có sức ảnh hưởng mạnh đến vùng núi để chi phối và quản lý. Nên ở vùng núi biên
cương sự cai quan nằm trong tay các tù trưởng người dân tộc thiểu số và để làm mối quan
hệ đó trở nên tốt hơn nhà Lý đã dùng quan hệ hôn nhân để ràng buộc và mua chuộc các
tù trưởng, từ đó các tù trưởng sẽ trở thành những người đắc lực hỗ trợ triều đình quản lý
đất nước vùng núi cao biên cương. Nhờ các chính sách đối ngoại-đối nội mềm dẻo mà
triều đình đã có thể ngăn chặn được nạn phân tán, cát cứ ở vùng núi cao khơng chỉ vậy
mà cịn nhiều lần dẹp tan ý định và những lần xâm chiếm của ngoại xâm, điều này đã góp
phần giữ vững bờ cõi biên cương, ổn định tình hình trong nước.

4


1.1.2 Tình hình chính trị dưới thời Trần
Đến đời vua Lý Anh Tơng (1138-1175) chính sự dần dần suy yếu, đến đời vua
Lý Huệ Tông, do ông bị bệnh nên khơng thể tiếp tục quản lí đất nước dẫn đến
chính quyền trung ương sa sút, xã hội hỗn loạn, đời sống nhân dân trở nên khó
khăn và khổ cực. Nhiều cuộc đấu tranh, khởi nghĩa nổi dậy của nhân dân liên tiếp
nổ ra. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các thế lực phong kiến nổi dậy tranh
giành quyền lợi lẫn nhau. Trong triều, quyền hành lúc này thực sự rơi vào tay Điện
tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ, ông là một người tài giỏi, thông minh và mưu lược.
Lợi dụng cơ hội đó, họ Trần giả danh giúp họ Lý trở nên nổi lên từng bước thâu
tóm bộ máy nhà nước, làm lủng đoạn binh quyền. Vào đời vua Lý Huệ Tơng
khơng có con trai, chỉ có hai người con gái. Người công chúa thứ nhất đã gả cho
Trần Liễu. Người công chúa thứ là Lý Chiêu Hồng được vua Huệ Tơng chọn làm
người nhường ngơi kế vị.
Năm 1226, Lý Chiêu Hồng nhường ngơi cho Trần Cảnh tại điện Thiên An.

Trần Cảnh lên ngơi hồng đế, đại xá thiên hạ, lập nên triều đại nhà Trần, đây là
thực chất là một cuộc hơn nhân chính trị mà Trần Thủ Độ đã âm mưu để chuyển
giao quyền lực từ nhà Lý sang nhà Trần. Từ đây, nhà Lý suy vong nhà Trần tiếp
tục chế độ trị vì đất nước tương tự như nhà Lý. Sự xác lập của nhà Trần đầu thế kỷ
XIII là sự đáp ứng yêu cầu lịch sử đặt ra cho dân tộc Đại Việt.
Nhà Trần trải qua mười ba đời vua từ đời vua Thái Tông (1226-1258) đến đời vua
Hiển Tông (1329-1341) đã xây dựng một đất nước với nền độc lập-tự chủ được giữ vững
đồng thời có một nền kinh tế phát triển hưng thịnh. Vào thời Trần, nhà nước với nhân dân
cùng nhau ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên giành thắng lợi và giữ vững
toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc. Qua đó, cho thấy khả năng lãnh đạo sáng suốt của vua
quan thời Trần, cùng với sự tin tưởng, ủng hộ tuyệt đối của nhân dân đối với triều đình
kết hợp với tinh thần đồn kết, ý chí quyết tâm chống quân xâm lược, đây chính là những
điều kiện quyết định làm nên thắng lợi cho cuộc kháng chiến.
Tổ chức bộ máy nhà nước trung ương
5


Tổ chức bộ máy chính quyền trung ương dưới triều Trần đã hoàn chỉnh hơn so với
triều Lý. Đứng đầu nhà nước vẫn là vị hồng đế nhưng vẫn có sự khác biệt so với thời
Lý, các vua Trần đặt lệ nhường ngơi sớm cho con và tự mình xưng là Thái thượng hồng,
cùng con trơng nom việc nước. Đây chính là cách nhằm đảm bảo vị trí vững chắc và khả
năng quyền lực trong tay vua, tránh xảy ra những vụ việc tranh chấp ngơi vị giữa các vị
hồng tử. Đồng thời giúp cho vua con làm quen dần với việc trị nước trong thời gian vua
cha còn sống, và đến khi vua cha (Thái thượng hoàng) qua đời thì vua con (hồng đế) đã
có đủ bản lĩnh, uy tín để cầm quyền, đủ khả năng để ngăn chặn và đẩy lùi các thế lực
ngấp nghé ngôi vua.
Năm 1242, nhà Trần đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ. Dưới lộ, phủ có châu,
huyện, xã. Chế độ quan lại nhà Trần nói chung cũng giống ở nhà Lý nhưng có quy
củ và đầy đủ hơn. Các chức vụ từ trung ương đến địa phương đều có sự cải biến.
Nhà vua nắm quyền lực tối cao quyết định tất cả. Khác ở thời Lý, tất cả các chức

vụ cao cấp trong triều đình đều nằm trong tay q tộc, tơn thất, nhằm tập trung
mọi quyền hành về dịng họ mình. Và để bảo vệ địa vị cai trị độc tôn của dịng họ
mình, nhà Trần cịn quy định những người trong hồng tộc phải kết hơn với nhau.
Ngồi ra, nhà Trần còn đặt thêm một số chức quan phụ trách các công việc chuyên
môn như Hà đê sứ lo về công tác đê điều, Khuyến nông sứ lo về việc khuyến
khích sản xuất nơng nghiệp, Đồn điền sứ lo về việc tổ chức khai hoang lập đồn
điền.Dưới triều Trần, việc thi cử được tổ chức có quy củ để tuyển chọn đội ngũ
quan lại cho triều đình. Ngồi ra, những người khơng đỗ đạt nhưng có tài vẫn có
thể cân nhắc, trọng dụng. Dưới thời Trần, quan lại được cấp lương và được hưởng
lệ tập ấm.
Nói chung, bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức quy mô hơn thời Lý. Bộ
máy này góp phần củng cố sức mạnh của nhà nước trung ương.
Về tổ chức quân đội
Quân đội dưới triều Trần được chia làm hai loại là quân cấm vệ và quân các lộ. Quân
cấm vệ có nhiệm vụ bảo vệ kinh thành và quân các lộ có nhiệm vụ bảo vệ ở các địa
phương. Việc tuyển chọn binh lính trong nhân dân theo chế độ “ngụ binh ư nông” tiếp tục
6


truyền thống của các của các thời trước, nhằm bảo đảm số quân cần thiết khi có ngoại
xâm. Các tướng cao cấp trong quân đội phần lớn là người họ nhà vua. Bên cạnh đó, các
vương hầu, quý tộc cũng được phép thành lập quân đội riêng, trong những lúc chiến
tranh, nhà nước được quyền điều động để đánh giặc, nhằm bảo vệ đất nước. Trong cuộc
duyệt binh năm 1284 ở Vạn Kiếp chuẩn bị chống quân Nguyên, riêng quân địa phương
của các vương hầu đã lên tới 20 vạn.
Ngoài ra, về binh chủng gồm có bộ binh, thủy binh, kỵ binh và tượng binh.
Bên cạnh lực lượng bộ binh hùng mạnh, lục lượng thủy binh của nhà Trần cũng rất
lợi hại gồm nhiều chiếc thuyền lớn nhỏ với lực lượng được huấn luyện chu đáo và
có những cấp chỉ huy tài năng. Về trang bị vũ khí thời Trần gồm có gươm, giáo,
cung tên và cả súng ống. Đây chính là lực lượng hùng hậu 3 lần đều đánh bại qn

Mơng-Ngun để bảo vệ tồn vẹn nền độc lập cho dân tộc.
Về luật pháp
Nhà Trần rất quan tâm đến công tác lập pháp. Năm 1230, vua Trần cho khảo định lại
luật lệ các đời trước, soạn thành bộ Quốc triều thông chế gồm 20 quyển. Đến năm 1341,
vua Trần Dụ Tông giao cho Trương Hán Siêu và Nguyễn Trung Ngạn cùng soạn bộ Hình
luật thư gồm 1 quyển. Bộ hình luật nay khơng cịn nữa do qn Minh cướp mất trong thời
gian chúng xâm lược và đô hộ nước ta vào đầu thế kỷ XV. Một số ghi chép còn lại về sau
cho biết: theo luật, tội phản lại triều đình thì bị xử nặng nhất, nói chung là phải giết hết
thân tộc. Những người bị các tội nhẹ hơn thì đày làm “điền hồnh” cày 3 mẫu ruộng
cơng, nộp tô mỗi năm 300 thăng (trường hợp các điền hoành ở Cảo xã). Chế độ sở hữu tư
nhân về ruộng đất và tài sản được bảo vệ, con nợ khơng trả được nợ có thể bị chủ nợ bắt
giam cho đến khi trả hết nợ lãi và gốc. Nhìn chung, so với thời Lý, hệ thống luật pháp
dưới thời Trần có phần nghiêm khác, hồn chỉnh và quy củ hơn, việc xét xử cũng nghiêm
túc hơn.
Về hoạt động ngoại giao
Từ sớm, nhà Trần đã giữ quan hệ hòa hảo với nhà Tống và theo lệ cũ sang triều cống
cho đến khi nhà Tống mất. Năm 1258, nhà Trần cử sứ giả sang Mông Cổ và định lệ 3
năm cống một lần. Nhưng do mưu đổ muốn bành trướng của nhà Mông-Nguyên làm cho
7


mối quan hệ giữa 2 nước trở nên căng thẳng và dẫn đến cuộc chiến tranh. Sau khi kháng
chiến chống Mông-Nguyên thắng lợi, quan hệ giữa 2 nước Trần và Ngun trở lại hịa
hảo. Nhà Trần ln ln củng cố và giữ vững độc lập, kiên quyết chống trả các thế lực
ngoại xâm để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
Với những chính sách về chính trị của hai triều đại Lý-Trần cho thấy rằng bộ
máy nhà nước trung ương tập quyền ở hai thời kỳ này từng bước được hồn thiện
và chặt chẽ. Dẫn theo đó là sự phát triển về kinh tế, xã hội, văn hóa…thời bấy giờ.
1.2 Tình hình kinh tế
1.2.1 Tình hình kinh tế dưới thời Lý

Nông nghiệp
Khi kinh đô đã được dời ra Thăng Long, đất nước ổn định nhà nước bắt đầu chăm lo
cho đời sống nhân dân, trong đó đặc biệt chú ý tới nơng nghiệp vì đây là mưu cầu ni
sống người dân. Nông nghiệp là một cơ sở quan trọng của nền kinh tế nên nhà nước luôn
ra sức chăm lo phát triển nền kinh tế nông nghiệp để thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Vì nước ta là một nước nơng nghiệp từ ngàn xưa nên chính sách kinh tế nơng nghiệp ln
gắn liền với chính sách ruộng đất và gắn liền với người dân. Nông nghiệp ở đây được coi
là gốc của nền kinh tế nên các vua nhà Lý đã kế tục nghi thức của nhà Tiền Lê đó là nghi
thức cày ruộng tịch điền, đây khơng đơn thuần chỉ là một nghi thức mà nó cịn thể hiện ở
chỗ nhà nước ln ra sức quan tâm tới sản xuất nông nghiệp của người dân, nghi thức
này cịn đáng trân q ở chỗ nhà vua đích thân cày ruộng để cầu cho mưa thuận gió hịa
mùa màng bội thu để người dân phát triển kinh tế, việc nhà vua đích thân cày ruộng cịn
thể hiện sự gắn bó mật thiết của vua và dân. Nhà Lý cịn giao đất của mình cho làng xã
quản lý gọi là đất cơng làng xã, ngồi ra cịn dùng đất của mình để ban thưởng cho quan
lại, cơng thần, nhưng loại đất ban thưởng này hầu như chỉ hưởng một đời. Đó cũng được
xem như một hình thức quản lý đất của nhà vua. Vì nhà vua khơng thể nào quản lý được
hết tất cả ruộng đất của mình, mặc dù giao đất cho người dân hay ban thưởng cho các
quan lại, cơng thần thì quyền quản lý tối cao cũng nằm trong tay vua. Những hình thức
giao đất cho người dân như vậy cũng góp phần khơng nhỏ trong việc phát triển kinh tế
nơng nghiệp, vì khi giao đất cho người dân cày cấy khi đến mùa thu hoạch thì người dân
8


phải nộp thuế lại cho triều đình. Chính điều này đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của
nông nghiệp.
Để có thêm nguồn lao động cho nơng nghiệp nên ngay sau khi lên ngôi Lý
Thái Tổ đã xuống chiếu truyền cho những người bỏ trốn khỏi đất nước phải trở về,
việc làm này không chỉ giúp người dân trở về q hương của mình mà cịn giúp
cho nơng nghiệp có thêm nguồn lao động. Để tăng cường nguồn lao động giúp cho
kinh tế nông nghiệp phát triển nhà Lý đã ban hàn chính sách “ngụ binh ư nơng”,

tức là cho qn lính ở thời bình thay nhau về làm ruộng, giúp cho sản xuất nông
nghiệp tăng lên, kinh tế ngày càng phát triển. Nhà Lý còn ban hành nhiều biện
pháp giúp cho kinh tế nơng nghiệp như chính sách bảo vệ sức kéo, coi con trâu
như là đầu cơ nghiệp vì Đại Việt lúc bấy giờ đã biết tận dụng sức kéo của động vật
thay cho con người điều này cho thấy sự tiến bộ của nước ta trong phát triển kinh
tế nơng nghiệp, trong chính sách bảo vệ sức kéo còn quy định rõ rằng nếu người
nào phạm tội giết trâu hay trộm trâu thì bị luật phát trừng trị rất nặng. Năm Nhâm
Ngọ (1042) Lý Thái Tông xuống chiếu“Kẻ nào ăn trộm trâu của công phạt 100
trượng, 1 con phạt thành 2 con” [8, tr.271]. Linh nhân thái hậu nói:“Gần đây ở
kinh thành, hương ấp, có nhiều người trốn tránh, lấy việc ăn trộm trâu làm nghề
nghiệp, trăm họ cùng quẫn, mấy nhà cày chung một con trâu. Trước đây ta đã
từng nói việc ấy. Nhà nước đã có lệnh cấm. Nay giết trâu lại nhiều hơn trước”.
Bấy giờ vua mới xuống chiếu“Kẻ nào mổ trộm trâu thì phạt 80 trượng, đồ làm
khao giáp (đày làm kẻ phục dịch trong quân), vợ xử 80 trượng, đồ làm tang thất
phụ (làm việc nhà trong chăn tằm) và bồi thường trâu, láng giềng biết mà không
tố cáo phạt 80 trượng” [8, tr.302]. Những việc làm trên của nhà vua cũng chỉ để
bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp giúp cho năng xuất lao động tăng lên góp phần
giúp nền kinh tế phát triển hơn.
Song với các chính sách bảo vệ sức kéo trên thì nhà nước cịn đặt ra nhiều chính sách
chăm lo phát triển nơng nghiệp cho người dân như việc khẩn hoang và xây dựng nhiều
cơng trình thủy lợi được nhà nước tiến hành với quy mô lớn, rất nhiều đoạn đê quan trọng
dọc các con sông lớn mới được đắp để ngăn lũ, việc đắp đê ngăn lũ này có tầm quan
9


trọng rất lớn trong nông nghiệp, nếu như không đắp đê điều mà lũ tới thì mùa màng của
người dân thiệt hại rất lớn ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của nước nhà. Các vua nhà
Lý đã nhận ra được tầm nhìn quan trọng của việc đắp đê trị thủy nên đã không ngừng
xuống chiếu kêu gọi người dân đắp đê ngăn lũ nên rất nhiều con đê lớn được hình thành
như vào“mùa thu năm 1077 triều đình ra lệnh đắp đê ở sông Như Nguyệt dài 67.380 bộ”

[22, tr.16b-19b], năm 1103“vua xuống chiếu cho trong, ngoài kinh thành đều đắp đê” [7,
tr.30] và vào năm 1108 vua Lý cho đắp đê Cơ Xá (đoạn đê sông Hồng, phường Cơ Xá,
nay vẫn cịn bãi Cơ Xá). Ngồi Thăng Long thì đê điều ở các vùng khác cũng được chú
trọng. Ngồi thiên tai do lũ lụt gây nên thì đất nước ta còn gặp nhiều trận hạn hán gây
nên tình trạng thiếu nước ảnh hưởng đến việc trồng trọt của người dân, nhà Lý đã nhận
thấy mức độ quan trọng của việc thiếu nước nên đã cho đào nhiều kênh mương mới để
giúp cho người dân giữ nước tưới tiêu, nhà nước cịn cho làm hàng loạt các cơng trình
đào vét sơng để phục vụ cho sản xuất của người dân, như vào năm 1029 Lý Thái Tông
cho đào sông Đản Nãi, năm 1051 nhà Lý cho đào Kênh Lẫm, sông Lãnh Kinh năm 1089,
sông Tô Lịch năm 1192.
Những thành tựu trong nông nghiệp của nhà Lý về trị thủy đã góp phần thúc
đẩy nền kinh tế phát triển, các chính sách bảo vệ sức kéo giúp cho năng xuất lao
động tăng lên đáng kể, cuộc sống của người dân được ấm no. Qua đó ta thấy Đại
Việt ở thời Lý đã hết sức chăm lo cho nông nghiệp để giúp đất nước phát triển về
kinh tế và là nền tảng vững chắc cho những cuộc kháng chiến thắng lợi vì nếu như
đất nước khơng ổn định, kinh tế khơng phát triển, người dân đói khổ thì đất nước
sẽ không đủ mạnh để chống lại ngoại xâm. Đại Việt ta dưới thời Lý được biết đến
là triều đại có nhiều năm mùa màng của người dân bội thu như“năm 1016 triều Lý
Thái Tổ, năm 1030, 1044 triều Lý Thánh Tông, các năm 1079, 1092, 1111, 1120,
1123 triều Lý Thái Tông, năm 1131 triều Lý Nhân Tông, năm 1139, 1140 triều Lý
Anh Tơng…. Có năm được mùa lớn nhà vua lại tiếp xuống chiếu tha thuế cho
thiên hạ” [17, tr.143].
Thủ công nghiệp

10


Đại Việt thời Lý lấy nông nghiệp làm nguồn phát triển kinh tế chính nhưng
bên cạnh đó nhà Lý vẫn chú trọng đến sự phát triển của thủ công nghiệp. Thủ công
nghiệp thời này được chia làm hai bộ phận, một của tư nhân, một của nhà nước.

Lực lương lao động cho thủ công nghiệp nhà nước gọi là thợ bách tác, các thợ
bách tác xuất thân chủ yếu là các tù binh, nhiều nhất là tù binh người Chiêm
Thành, các tù nhân được trưng tập làm trong các quan xưởng. Các sản phẩm họ
làm ra dùng để phục vụ cho nhà vua và hoàng cung các sản phẩm ấy khơng được
bán ra ngồi thị trường. Họ làm các việc như đúc tiền, chế tạo binh khí, đóng
thuyền chiến. Ngồi các sản phẩm phục vụ cho quân đội ra thì cịn có các sản
phẩm phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày như tơ lụa, các sản phẩm họ làm ra rất tinh
xảo do các sản phẩm ấy dùng để phục vụ cho vua. Ngồi ra các thợ bách tác cịn
tạo nên nhiều cơng trình kiến trúc và điêu khắc đặc sắc. Chính vì các tác phẩm
tinh xảo đến vậy nên vào năm 1145, nhà vua“cấm các thợ bách tác không được
làm đồ dùng theo kiểu của nhà nước tự tiện bán cho dân gian”[8, tr.316]
Đó là thủ cơng nghiệp của nhà nước cịn với thủ cơng nghiệp của tư nhân tư
thì chủ yếu xuất hiện ở các làng xã, các sản phẩm của họ làm ra phần lớn được
đem trao đổi trên thị trường. So với các triều đại trước như Ngơ-Đinh-Tiền Lê thì
thủ cơng nghiệp của nhà Lý có bước phát triển hơn. Các nghề thủ công truyền
thống như: dệt, làm gốm, chạm khắc, mỹ nghệ, luyện kim đều có bước phát triển
và tiến bộ hơn.
Nghề dệt thời Lý rất phát triển nhà nước đã lập ra Quyến khố ty vào năm 1044
để mua lụa trong dân gian. Để ngày càng phát triển hơn thì nhà nước cịn có cơ sở
nuôi tằm, thu thuế bãi dâu,…. Ở xung quanh kinh đơ có nhiều làng dệt như làng
Trích Sài, làng Nghĩa Đô đều là các làng nổi tiếng với nghề dệt. Và tơ lụa được
sản xuất nhiều ở thời Lý, được các vua nhà Lý dùng để ban thưởng cho các cơng
thần, những người có cơng khi cần thiết. Như năm 1010 sau khi xa giá về châu Cổ
Pháp vua Lý Thái Tổ đã“ban tiền lụa cho các bô lão trong làng theo các thứ bậc
khác nhau”[8, tr.241].
Nghề gốm
11


Nghề làm gốm ở nhà Lý đã có bước tiến vượt trội, đạt đến trình độ cao của kỹ

thuật sản xuất. Những đồ dùng bằng gốm của thời kỳ này khơng chỉ được chế tạo
tinh xảo mà cịn đa dạng về mẫu mã và màu sắc. Ở thời Lý đã xuất hiện những
trung tâm sản xuất đồ gốm của tư nhân và nhà nước. Sản phẩm của sản xuất tư
nhân dùng để phục vụ cho đời sống của nhân dân trong sinh hoạt hằng ngày như:
nồi, niêu, chén, đĩa, chum…Còn nghề gốm ở triều đình thì sản xuất các đồ vật
phục vụ cho các cơng trình xây dựng có ích của nhà nước như: gạch, ngói…
Ngồi ra cịn có bộ phận sản xuất đồ gốm phục vụ cho các nhu cầu xa xỉ của triều
đình nhưng những bộ phận này hoạt động với quy mơ nhỏ. Ngồi ra để phục vụ
cho các cơng trình xây dựng như chùa chiền thì những cơ sở sản xuất phải làm ra
loại gạch ngói tốt để phục vụ cho các nhu cầu xây chùa. Do chùa chiền được xây
dựng khắp nơi trong nước nên các nghề thủ công phục vụ cho việc xây chùa cũng
xuất hiện, tầng lớp thợ thủ công làm nghề điêu khắc trên đá và gỗ xuất hiện ngày
càng đông. Không chỉ vậy, đúc kim loại ở thời kì này có bước tiến vượt bậc nhất là
kỹ thuật đúc chuông được phát triển mạnh mẽ, hàng loạt các chuông lớn nhỏ ra
đời. Nhà nước cũng đặc biệt quan tâm đến việc đúc chuông như vào năm 1035,
vua Lý Thái Tông đã“xuống chiếu phát 6.000 cân đồng để đúc chuông đặt ở chùa
Trùng Quang”[8, tr.264], không dừng lại ở việc đúc chuông vào năm 1041 nhà
vua lại xuống chiếu“phát 7.500 cân đồng trong kho để đúc tượng Phật Di Lạc và
hai vị Bồ Tát Hải Thanh và Công Đức cùng chuông”[8, tr.270]. Ở nhà Lý không
chỉ phát triển nghề đúc kim loại mà nó cịn phát triển thêm nghề khai thác quặng.
Vì ở vùng núi phía Bắc nước ta có rất nhiều loại khoáng sản quý như vàng, bạc,
thiếc,…
Thương nghiệp
Nội thương
Ở triều Lý, giao thông mở mang và thuận lợi hơn trước từ đường bộ đến
đường thủy nhờ đó việc trao đổi buôn bán qua lại giữa các địa phương và vùng
miền được thuận lợi. Tại nhiều nơi đã xuất hiện chợ, đây là nơi trao đổi hàng hóa
nơng sản và thủ công được sản xuất trong xã hội. Tại kinh đô Thăng Long, có khu
12



vực cư trú, sinh hoạt và làm ăn của cư dân kinh thành, nơi đây chia ra thành nhiều
phố phường chun bn bán hoặc sản xuất các loại hàng hóa. Ở trung tâm Thăng
Long đã xuất hiện những chợ lớn như: chợ Đông, chợ Tây, chợ Nam để trao đổi
buôn bán các loại sản phẩm sản xuất tại kinh thành và vùng lân cận mang tới.
Theo Đại Việt sử kí tồn thư có ghi nhận vào năm 1035 nhà Lý cho“Mở chợ Tây
Nhai và phố dài chợ ấy.” [8, tr.257]. Thời Lý, các vua tiến hành việc đúc tiền để
lưu thông, sử sách ghi lại vào năm 1042 vua Lý Thái Tông cho“đúc tiền Minh
Đạo” [8, tr.263] nhân lúc nhà vua đổi niên hiệu mới là Minh Đạo. Một số loại tiền
đòng của thời Lý như: tiền Thuận Thiên Đại Bảo (1010-1028), Càn Phù Nguyên
Bảo (1039-1042) và Minh Đạo Thông Bảo (1042-1043),…có những năm nước ta
mất mùa đói kém, chẳng hạn vào năm 1156“bị đói to, một thăng gạo giá 70 đồng
tiền” [8, tr.322]. Không chỉ lưu thông mà tiền còn dùng vào việc thu thuế như vào
năm 1013, vua Lý Thái Tông đã“định các loại thuế trong nước:1-Ao hồ ruộng
đất, 2-Tiền và thóc về bãi dâu”[8, tr.243] và cấp phát cho các cai ngục lại. Vào
thời kỳ này tiền cịn để chuộc tội, theo sách Việt sử thơng giám cương mục ghi
rằng:“phàm người được chuộc tội phải tùy theo tội nặng hay nhẹ mà bắt nộp tiền
nhiều hay ít khác nhau” [21, tr.346]. Như vậy, đồng tiền vào thời Lý đóng vai trị
quan trọng khơng chỉ giao lưu bn bán, thu thuế mà còn cả trong pháp luật.
Chứng tỏ kinh tế tiền tệ thời kỳ này đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực đời sống xã
hội.
Ngoại thương
Nước ta đã có quan hệ bn bán với nước ngồi từ khá sớm. Nhưng để thắt
chặt an ninh quốc gia, nên ngay từ khi giao thương bn bán với bên ngồi triều
đình có thái độ đề phịng nghiêm ngặt. Tại biên giới nước ta và phương Bắc có
những nơi giao thương quốc tế thường đặt trên bờ sông, gọi là bạc dịch trường
chẳng hạn như“Một trường ở trại Vĩnh Bình, có lẽ là chợ Kỳ Lừa ngày nay, người
Việt đem các sản vật quí như các thứ hương, sừng tê, ngà voi, tiền đồng,…đến đổi
lấy các thứ vải vóc của người Trung Hoa. Muối của người Việt thì dùng để đổi lấy
vải thường” [1, tr.200]. Bạc dịch trường ở Khâm Châu là lớn nhất“những thương

13


nhân của Đại Việt đã mang cá, sò bằng thuyền chài đến để đổi lấy gạo và vải
thước. Những nhà buôn lớn (phú thương) thường từ châu Vĩnh An phải thơng điệp
cho Khâm Châu. Hàng hóa đem đến bán là bạc, đồng, tiền, trầm hương, quang
hương, thục hương, sinh hương, trân châu, ngà voi, sừng tê,…Cịn thương nhân
Trung Quốc thì đem bán những giấy, bút, gạo, vải…” [20, tr.259]. Ngoài ra cịn có
các đảo Vân Đồn, đảo Ngọc Vừng và đảo Cống Đông mà trung tâm là những bến
trên đảo Vân Hải. Từ những yếu tố trên cho thấy rằng ngoại thương nước ta vào
thời Lý phát triển nhưng vẫn thuộc trong tầm kiểm sốt của nhà nước.
1.2.2 Tình hình kinh tế dưới thời Trần
Qua tình hình chính trị của nhà Trần đã góp một phần to lớn trong việc thiết
lập nền tảng, cơ sở vững chắc cho sự phát triển của đất nước. Thêm vào đó, từ các
chính sách chính trị dưới thời Trần đã tạo điều kiện cho việc xây dựng bộ máy nhà
nước thêm phần hoàn thiện, ổn định. Tuy nhiên, trong từng thời đại không chỉ
điểm qua tình hình chính trị mà tình hình kinh tế cũng là một nét nổi bật. Kinh tế
Đại Việt dưới thời Trần cũng vậy, nó đã phản ảnh những vấn đề liên quan đến các
chính sách và các hoạt động kinh tế từ năm 1225-1400.
Nông nghiệp
Sau khi nhà Lý sụp đổ, nhà Trần lên ngôi và tiếp tục công cuộc trị vì đất nước
như nhà Lý. Việc lo lắng đầu tiên của nhà Trần sau khi lên nắm quyền là nhanh
chóng phục hồi và phát triển kinh tế. Cũng giống như các triều đại Ngô, Đinh,
Tiền Lê, nhà Trần đặc biệt quan tâm và chú trọng đến sự phát triển nông
nghiệp“vào năm 1266, nhà vua cho phép các vương hầu, cơng chúa, phị mã,
cung phi được chiêu tập dân nghèo đi khai hoang các vùng đất ven sông và ven
biển để thành lập các trang ấp riêng” [2, tr.480]. Phần đất mà họ khai khẩn được
sẽ trở thành ruộng tư nhân của quý tộc, đều đó coi như vua ban cấp cho họ để họ
hăng hái tích cực hơn trong cơng cuộc khai hóa, mở rộng diện tích. Vì vậy ruộng
đất là một nguồn tư liệu sản xuất phổ biến của xã hội và đó là cơ sở kinh tế quan

trọng. Về ruộng đất thời Trần, nhà Trần đã kế thừa và phát triển từ các chính sách
ruộng đất của nhà Lý và được chia theo các loại hình sở hữu: ruộng đất thuộc sở
14


×