Luật Tố tụng dân sự
MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................................................................1
A.MỞ ĐẦU................................................................................................................................................................2
B.NỘI DUNG.............................................................................................................................................................2
1. Khái niệm cấp xét xử...................................................................................................................................2
2. Nội dung của nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong Tố tụng dân sự....................................2
3. Điều kiện đảm bảo thực hiện nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử................................................4
4. Ý nghĩa của nguyên tắc hai cấp xét xử.........................................................................................................6
II. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong Tố tụng dân sự...................................6
III. Hướng hoàn thiện pháp luật...........................................................................................................................8
C.KẾT LUẬN...............................................................................................................................................................9
Bài tập học kỳ Trang 1
Luật Tố tụng dân sự
A. MỞ ĐẦU
Thực hiện chế độ hai cấp xét xử là một nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét
xử của Tòa án Việt Nam. Chính vì vậy cùng với việc quy định cụ thể trong Luật tổ
chức Tòa án nhân dân 2002, nguyên tắc này còn được ghi nhận trong rất nhiều văn
bản pháp luật của nước ta. Hiện nay, nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử được
quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004. Nhận thức được tầm quan trọng của
nguyên tắc này, em đã chọn đề tài “Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong
tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện”
B. NỘI DUNG
I. Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự.
1. Khái niệm cấp xét xử.
Hiện nay ở Việt Nam chưa có một khái niệm pháp lý chính thức về cấp xét
xử.Tuy nhiên, khái niệm cấp xét xử trong khoa học pháp lý Liên Xô được thừa nhận
khá phổ biến ở nước ta. Theo đó cấp xét xử được hiểu là : “giai đoạn xem xét vụ án tại
Toà án với thẩm quyền xác định”
1
.
Để bảo đảm tính chính xác, khách quan trong phán quyết của Toà án, bảo vệ các
quyền tự do dân chủ của công dân, các quốc gia đều áp dụng nguyên tắc vụ án có thể
được tổ chức xét xử nhiều lần và tổ chức hệ thống Toà án để thực hiện nguyên tắc đó
trong thực tế. Cấp xét xử không đơn thuần chỉ là thủ tục tố tụng; nó còn liên quan
nhiều đến cách tổ chức tố tụng, tổ chức Toà án để thực hiện việc xét xử lại vụ án.
Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử. Tức vụ án mà
bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án bị kháng cáo,
kháng nghị trong thời hạn định luật được Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại theo thủ
tục phúc thẩm. Còn các bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật được xem
xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
2. Nội dung của nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong Tố tụng dân sự.
Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử là quan điểm chung có hướng chỉ đạo
trong tổ chức tố tụng. Nguyên tắc này được tổ chức thực hiện bằng các quy định cụ
1
Từ điển bách khoa pháp lý - NXB Bách khoa Xô Viết 1984, tr126.
Bài tập học kỳ Trang 2
Luật Tố tụng dân sự
thể của thủ tục tố tụng trong pháp luật tố tụng của mỗi quốc gia. Thủ tục tố tụng càng
chính xác thì nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử càng phát huy hiệu quả của
nó trong bảo đảm xét xử đúng đắn, khách quan vụ án và bảo vệ có hiệu quả quyền của
người tham gia tố tụng.
Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử được quy định tại Điều 17 - BLTTDS:
“1. Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định
của Bộ luật này.
Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật; đối với bản án, quyết
định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án,
quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
2. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm
pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái
thẩm theo quy định của Bộ luật này”.
Ngoài ra, nguyên tắc này còn được quy định thêm về thời hạn kháng cáo và
kháng nghị tại Điều 245, 247, 252 – BLTTDS
2
. Từ các quy định của BLTTDS có thể
hiểu nội dung cơ bản của nguyên tắc này như sau :
Thứ nhất, các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo kháng nghị
theo quy định của pháp luật tố tụng thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Theo đó các
bản án, quyết định của tòa án sơ thẩm khi ban hành sẽ chưa có hiệu lực pháp luật ngay
mà được trù liệu một thời hạn nhất định cho các đương sự kháng cáo, viện kiểm sát
kháng nghị. Hết thời hạn đó mà các chủ thể không kháng cáo, kháng nghị thì bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật, còn nếu bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị
thì sẽ phải được xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm.
Tuy nhiên, phạm vi phúc thẩm là chỉ xét lại những nội dung do đương sự kháng
cáo và bị giới hạn bởi phạm vi mà bản án sơ thẩm đã giải quyết. Toà phúc thẩm không
2
Tham khảo thêm quy định cụ thể trong phần phụ lục đính kèm
Bài tập học kỳ Trang 3
Luật Tố tụng dân sự
thể giải quyết những yêu cầu mới vì nếu như vậy sẽ vừa xét xử sơ thẩm vừa xét xử
phúc thẩm ngay nên sẽ vi phạm nguyên tắc hai cấp xét xử.
Thứ hai, bản án, quyết định của tòa án cấp phúc thẩm có hiệu lực pháp luật và
phải được thi hành. Quy định này nhằm bảo đảm cho tính nhanh chóng của tố tụng
cũng như tránh tình trạng lạm dụng quyền yêu cầu xét lại của đương sự để kéo dài vụ
án, pháp luật quy định chỉ cho phép đương sự kháng cáo, viện kiểm sát kháng nghị
một lần.Theo đó, những bản án, quyết định của tòa án phúc thẩm là chung thẩm và
được mọi chủ thể tuyệt đối chấp hành.
Giám đốc thẩm và tái thẩm không phải là cấp xét xử thứ ba mà chỉ là một thủ
tục đặc biệt để xem xét lại những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trong
những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định. Theo quy định của pháp luật tố tụng
dân sự nước ta, chỉ những người có thẩm quyền đứng đầu cơ quan tòa án hoặc viện
kiểm sát mới có quyền kháng cáo giám đốc thẩm hay tái thẩm mà không trao quyền đó
cho các đương sự,
3. Điều kiện đảm bảo thực hiện nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử
• Phương diện lập pháp:
Để thực hiện có hiệu quả nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, các quy
định về thủ tục tố tụng cần thỏa mãn các điều kiện sau:
- Để vụ án được xét xử một cách khách quan, toàn diện, chính xác, phải đảm bảo
đầy đủ các cơ sở pháp lý và tổ chức cho việc xét xử sơ thẩm vụ án. Cùng với đó tòa án
cấp sơ thẩm phải đảm bảo giái quyết mọi vấn đề liên quan đến vụ án.
- Pháp luật phải đảm bảo tối đa quyền kháng cáo của các đương sự đối với bản án,
quyết định sơ thẩm. Đó là các quy định liên quan đến thời hạn kháng cáo, kháng nghị,
liên quan đến quyền hạn của Tòa án cấp phúc thẩm.
- Tính chất của phúc thẩm là xét xử của Tòa án cấp trên trực tiếp đối với vụ án mà
bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn
pháp luật quy định. Thủ tục phiên tòa phúc thẩm phải được tiến hành như xét xử sơ
thẩm, Tòa phúc thẩm có quyền quyết định về thực chất vụ án, nhằm thể hiện đầy đủ
rằng cấp phúc thẩm là một cấp xét xử.
Bài tập học kỳ Trang 4
Luật Tố tụng dân sự
- Nhằm đảm bảo tính ổn định của phần bản án, quyết định không có kháng cáo
hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị, cần phải xác định phạm vi xét xử phúc thẩm
phải được rõ ràng và không vượt quá những vấn đề đã được cấp sơ thẩm xét xử và kết
luận, đồng thời không vượt quá yêu cầu của kháng cáo, kháng nghị.
•Phương diện thực hiện pháp luật:
- Một trong những điều kiện cần thiết và rất quan trọng giúp cho việc nhận thức
pháp luật được đúng đắn, việc áp dụng được thống nhất và dễ dàng là việc giải thích,
hướng dẫn áp dụng pháp luật phải nhanh chóng, kịp thời. Bởi lẽ, muốn thực hiện có
hiệu quả các quy định của pháp luật, trước tiên phải làm cho các quy phạm pháp luật
trở nên dễ hiểu, dễ áp dụng.
- Quy định rõ trách nhiệm của Tòa án cấp sơ thẩm trong việc đảm bảo quyền
kháng cáo, kháng nghị của đương sự. Đảm bảo các điều kiện thuận lợi nhất để chủ thể
có quyền kháng cáo, kháng nghị bản án quyết định sơ thẩm một cách kịp thời và đầy
đủ quyền của mình.
•Phương diện tổ chức.
- Tổ chức hệ thống tòa án và quy định về thẩm quyền xét xử của các tòa án phải
phù hợp khả năng thực tế của từng cấp xét xử, trình độ tổ chức, khả năng chuyên môn
cũng như về điều kiện cơ sở vật chất nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xét xử, đảm bảo
xét xử kịp thời, chính xác và khách quan.
- Tổ chức tòa án theo cấp xét xử phải hạn chế được sự lệ thuộc và can thiệp vào
hoạt động xét xử nhằm đảm bảo sự độc lập trong xét xử, phù hợp với yêu cầu của Nhà
nước pháp quyền.
- Nhằm đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với mô hình tổ chức các cơ quan tiến
hành tố tụng trong cải cách tư pháp, phù hợp với việc thực hiện nguyên tắc hai cấp xét
xử, cần phải đổi mới trong việc tổ chức các cơ quan tiến hành tố tụng khác như Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát cho phù hợp và tương ứng với tổ chức của Tòa án các
cấp.
- Trình độ chuyên môn của người tiến hành tố tụng cần phải được nâng cao. Cần
một đội ngũ người tiến hành tố tụng có chuyên môn đáp ứng yêu cầu của công tác xét
Bài tập học kỳ Trang 5