Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

PHUONG PHAP GIAI TRAC NGHIEM chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.47 KB, 2 trang )

PHƯƠNG PHÁP TỔNG QUÁT GIẢI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Thi trắc nghiệm không giống thi tự luận ở một điểm là: thi tự luận câu dễ
nằm trước câu khó nằm sau, cịn thi trắc nghiệm thì các câu được đặt vào vị
trí bất kì.
Bước 1: “XƠI THỊT”
- Đọc tồn bộ đề trắc nghiệm từ trên xuống rồi từ dưới lên, vừa đọc
vừa khoanh nhưng chỉ khoanh những câu lý thuyết dễ (thường là lí
thuyết mức thấp: [B] hoặc [H] ).
- Ngay cả một câu gồm A, B, C, D khi đọc đến B thấy đúng thì tạm tíck vào
trước B và đọc nốt C, D để quyết định có chọn B hay không. Cách này rất
hiệu quả trong các câu mà phương pháp dài, loằng ngoằng.
- Những câu chưa làm được mà đã có một đáp án tạm coi là tin tưởng nhất
lóe lên ở trong đầu thì đánh dấu tick  (nhưng chưa khoanh tròn) vào trước
phương án trả lời đó trong đề.
Bước 2: “NHAI GÂN”
-Gạch chân những câu có cụm từ “ câu sai ”, “ không đúng”, “ khơng
phải”,…và cẩn thận với các câu đó trước khi khoanh trịn.
- Giải nhanh các câu tính tốn [vận dụng- VD] áp dụng công thức
đơn giản, nhưng nhớ đổi đơn vị hợp pháp các đại lượng trong công thức.
- Trong giai đoạn này vẫn gặp một số câu chưa làm được thì tạm thời bỏ qua
những câu đó, kể cà những câu vận dụng phức tạp dù nghĩ ra cách làm cũng
khơng làm.
Bước 3: “GẶM XƯƠNG” (Chỉ dành khoảng ¼ thời gian của phần trắc
nghiệm)
- Rà lại từ trên xuống, cân nhắc những câu khó đã tíck tạm thời
trong bước 1 và 2 trước khi khoanh tròn;
- Giải những câu vận dụng nâng cao khó xơi cịn chừa lại.
-Trước khi nộp, phải khoanh (theo cảm tính, hên xui) những câu thực sự
“bí”để may được 25%, khơng nên bỏ sót khơng khoanh một câu nào.

Một số thủ thuật (chiêu) làm bài thi trắc nghiệm


Chiêu thứ 1 Khi trong 4 phương án trả lời, có 2 phương án hoặc 2 cặp phương án là phủ định
của nhau, thì câu trả lời đúng chắc chắn phải là một trong hai phương án này.
Chiêu thứ 2 Khi 4 phương án đề ra của đại lượng cần tìm có tới 3, 4 đơn vị khác nhau thì hãy
khoan tính tốn, nên kiểm tra về đơn vị hợp pháp của đại lượng đã cho.
Chiêu thứ 3 Đừng vội vàng “khoanh trịn” khi con số bạn tính được trùng khớp với con số của
một phương án trả lời nào đấy, hãy xem lại cơng thức, đơn vị có hợp pháp chưa?
Chiêu thứ 4 Phải cân nhắc các con số kết quả thu được từ bài tốn có phù hợp với những kiến
thức trong phạm vi đã biết, đã học không?.
Chiêu thứ 5 Luôn luôn cẩn thận với những cụm từ phủ định trong câu hỏi, cả trong các phương
án trả lời, như“ câu sai ”, “ không phải”... Haỹ cẩn thận với các cụm từ in đậm, in
nghiêng, viết hoa, gạch chân, vv ….vì đó là dấu hiệu của cạm bẫy!.
Hãy nhớ mỗi kì thi có khơng ít sĩ tử “trận vong” chỉ vì những chữ “khơng”, “câu sai” chết người!
Chiêu thứ 6 Phải cảnh giác với những câu hỏi “ Nhận định (phát biểu) sau là đúng hay
sai…”.Hãy đọc cho kỹ hết câu hỏi, suy xét rồi mới trả lời kẽo bị sụp hố!
Chiêu thứ 7


Đặc điểm của bài kiểm tra trắc nghiệm là phạm vi bao quát kiến thức rộng, có khi chỉ những
“lưu ý”, “nhận xét” nhỏ hoặc những tình huống xãy ra trong khi thực hành thí nghiệm, trong
thực tế đời sống lại giúp ích cho bạn rất nhiều khi lựa chọn phương án trả lời.
Nắm chắc kiến thức và tự tin với kiến thức mà mình có, sẽ khơng bị nhiễu vì dữ kiện cho dư hoặc
các phương án đưa ra gần giống như nhau, chỉ khác nhau “ một, hai từ chết người”!.
GOOD LUCK !
Trung tâm Minh Trí, 82/8 Lê Lợi



×