Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

SKKN Ngoc Anh MN 32

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.11 KB, 10 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÁT HẢI

TRƯỜNG MẦM NON 3-2

BẢN MƠ TẢ SÁNG KIẾN
Giải pháp:‘‘Tạo các tình huống có vấn đề gây hứng thú tích cực
và phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ lớp 4 tuổi B
trường mầm non 3-2 thông qua việc sử dụng đá cuội
trong hoạt động tạo hình”

Tác giả : Phùng Ngọc Anh
Trình độ chuyên môn : Cao đẳng sư phạm mầm non
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị : Trường mầm non 3-2
Điện thoại liên hệ: 0967472470

Cát Hải,ngày 15 tháng 12 năm 2017


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến : ‘‘ Giải pháp tạo các tình huống có vấn đề gây hứng thú
tích cực và phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ lớp 4 tuổi B trường mầm non
3-2 thông qua việc sử dụng đá cuội trong hoạt động tạo hình”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Phục vụ cơng tác dạy trẻ 4 tuổi hoạt động
tạo hình tại lớp 4 tuổi B- Trường mầm non 3-2- Huyện Cát Hải.
3. Tác giả :
- Họ và tên : Phùng Ngọc Anh
- Sinh ngày 26/10/1992
- Đơn vị công tác : Trường mầm non 3-2
- Trình độ chun mơn: Cao Đẳng
- Chức vụ : Giáo viên


- Điện thoại di động: 0967472470
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến :
- Tên đơn vị: Trường mầm non 3 -2
- Địa chỉ: Số 69 - Tổ dân phố 6 - Đường Hà Sen - Thị trấn Cát Bà - huyện
Cát Hải - thành phố Hải Phịng
- Điện thoại: 0313688360.
I. MƠ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT:
1. Thực trạng của giải pháp đã làm :
Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình là một hoạt động vơ cùng phong
phú, đa dạng, và hấp dẫn, nó đóng vai trị rất quan trọng trong việc phát huy được
sự khéo léo, trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ. Tổ chức cho trẻ tham gia
hoạt động học tạo hình giúp trẻ tìm hiểu cái hay cái đẹp, cái mới lạ trong tự nhiên,


trong cuộc sống từ đó trẻ cảm nhận được sự vui tươi sinh động của mọi vật, của
cuộc sống, trẻ thêm yêu cảnh vật quanh mình, say mê khám phá những điều kì diệu
của cuộc sống xung quanh.
Trước đây việc sử dụng đá cuội vào hoạt động tạo hình là rất ít trong khi các
phế, phụ phẩm như đá cuội đang sẵn có và có rất nhiều để cho các cháu có thể sử
dụng tái tạo làm đồ chơi cho chính mình. Khi món đồ chơi tự tay mình làm ra, các
cháu sẽ cảm thấy yêu quý và thích thú hơn rất nhiều so với đồ chơi mua sẵn. Đây
cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quý sức lao động ngay khi còn bé. Xuất
phát từ những ý tưởng nêu trên, tôi nghĩ rằng việc dạy cho trẻ tự làm đồ chơi là
việc làm hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non.
+ Ưu điểm:
- Tổ chức các tiết hoạt động tạo hình bằng những nguyên liệu tự mua có màu
sắc hấp dẫn và cũng có những ưu điểm nhất định nên vẫn được nhiều giáo viên áp
dụng trong việc dạy các tiết học tạo hình.
- Giáo viên nhàn hơn và ít nảy sinh ra những tình huống ngồi dự tính của
cơ.

- Giáo viên khơng mất nhiều thời gian tìm nguyên vật liệu để dạy học.
+ Hạn chế :
- Khi làm đồ chơi giáo viên chưa chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
nên đưa ra yêu cầu cao hơn so với trẻ.
- Phương pháp hướng dẫn cịn gị bó, áp đặt chưa phát huy được tính độc lập
sáng tạo ở trẻ.
- Trẻ chỉ tiếp thu những tri thức của cô mà ko có cơ hội để thể hiện các kỹ
năng , kinh nghiệm sống của bản thân vào việc tạo ra sản phẩm trong quá trình học.


Từ thực tế công tác giảng dạy tôi đã lựa chọn ‘‘Tạo các tình huống có vấn đề
gây hứng thú tích cực và phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ 4 tuổi thông
qua việc sử dụng đá cuội trong hoạt động tạo hình” để đăng ký sáng kiến, giải
pháp năm 2018.
II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN :
2.1. Tạo tình huống, yếu tố bất ngờ để thu hút sự chú ý, hứng thú của trẻ vào hoạt
động tạo hình.
2.2. Gợi mở giúp trẻ liên hệ thực tế, phát huy tối đa trí tưởng tưởng và sáng tạo cho
trẻ.
1. Tính cấp thiết :
Việc tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình sử dụng đá cuội là một
trong những cách để lôi kéo, thu hút sự hứng thú, kích thích trẻ sáng tạo và phát
triển trí tưởng tượng phong phú. Giáo viên sẽ lựa chọn những nội dung phù hợp có
tính kích khả năng sáng tạo của trẻ để trẻ hứng thú tích cực hơn trong giờ hoạt động
tạo hình. Việc sử dụng đá cuội trong hoạt động tạo hình sẽ nâng cao tính chủ động,
trí tưởng tượng và óc sáng tạo cho trẻ, nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá
nhân nhiều hơn, được tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng của mình giúp trẻ
phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức kĩ năng của trẻ
được củng cố và bổ sung.
Bản thân tôi và một số đồng nghiệp đã áp dụng hình thức này vào quá trình

giảng dạy đã đạt được kết quả tốt, việc lựa chọn giải pháp sử dụng đá cuội trong
hoạt động tạo hình ngày càng phong phú, hấp dẫn , phù hợp với trẻ. Đặc biệt là sản
phẩm từ những viên đá cuội do trẻ chính tay tạo ra giúp trẻ thêm u thích mơn học
tạo hình.
2. Tính mới,tính sáng tạo
a. Tính mới


Tính mới ở đây là, từ trước đó giáo viên đã có đổi mới trong phương pháp tổ
chức các hoạt động tạo hình cho trẻ, tuy nhiên việc tạo các tình huống bất ngờ và
sử dụng các nguyên vật liệu mới chưa được áp dụng nhiều. Thay cho các giờ học
làm mẫu, quan sát đồ vật có sẵn trước đó, các tình huống bất ngờ được đưa vào
ngay từ đầu đến cuối hoạt động ln gây hứng thú, kích thích được trí tưởng tượng
và óc sáng tạo của trẻ. Qua những viên đá cuội cô đưa ra buộc trẻ phải tư duy, sáng
tạo do đó phát triển tính chủ động của trẻ, thỏa mãn được tính tị mị và thích khám
phá của trẻ. Giúp trẻ yêu thiên nhiên và gần gũi với thiên nhiên. Trẻ biết diễn tả các
sự vật hiện tượng trong các hoạt động ở các góc độ khác nhau.
Thực tế, đồ chơi cho trẻ có rất nhiều và phong phú nhưng làm thế nào để trẻ
có thể hoạt động say mê với những viên đá cuội do cơ và trẻ nhặt được lại là một
vấn đề khó. Những yếu tố bất ngờ bao giờ cũng gây được sự chú ý đặc biệt với trẻ.
Vì vậy, giáo viên cần tận dụng thời gian ở mọi lúc, mọi nơi trong những hoàn cảnh
khác nhau để tạo ra sự bất ngờ đối với trẻ.
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có những cơ hội hay chờ cơ hội để đưa
trẻ vào hoạt động mà giáo viên cũng cần suy nghĩ tạo ra nhưng cơ hội hết sức tự
nhiên, đơn giản như vốn dĩ nó có. Trẻ em rất nhạy cảm, mỗi một sự thay đổi dù chỉ
rất nhỏ cũng gây sự chú ý, nhất là sự thay đổi ấy lại tạo ra một cái mới lạ. Chẳng
hạn, lớp học là nơi hằng ngày trẻ sống, được học tập, vui chơi. Mọi trang trí trong
phịng học cũng như đồ dùng, đồ chơi q đỗi quen thuộc trở lên bình thường,
khơng có gì đáng chú ý. Nhưng chỉ cần có một sự xuất hiện mới là lập tức thu hút
được sự chú ý của trẻ. Bởi vậy tôi đã thường tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ .Khi tạo

cho trẻ những cơ hội và tình huống như vậy tơi thấy trẻ ở lớp tơi vơ cùng thích thú,
trẻ say mê, tích cực, sáng tạo tự tay mình làm ra được rất nhiều sản phẩm đẹp và
phong phú. Trẻ lớp tôi luôn hào hứng và mong đợi những tiết hoạt động tạo hình
tiếp theo.


Việc tạo ra những yếu tố bất ngờ thu hút sự chú ý của trẻ đã khó song việc
duy trì sự hứng thú của trẻ cũng đòi hỏi phải khéo léo, Vì vậy, giáo viên phải biết
khai thác những gì gần gũi với nhu cầu, hứng thú của trẻ và tuyệt đối tránh gị ép,
áp đặt trẻ theo ý mình.
Tất cả những sản phẩm do trẻ làm ra đã được tơi cùng trẻ sử dụng trang trí
mơi trường hoạt động. Trẻ cảm thấy vơ cùng thích thú khi sản phẩm của mình làm
ra có ý nghĩa với cuộc sống, sinh hoạt và học tập của mình.
Việc lựa chọn đá cuội phù hợp để làm sẽ góp phần duy trì hứng thú cho trẻ,
nếu không biết lựa chọn phù hợp khiến trẻ khó thực hiện được dẫn đến chán nản.
Để làm được một loại đồ chơi nào đó, tơi thường nhắc trẻ lưu ý đến chọn những
viên đá cuội cho phù hợp.
Đây là biện pháp thực sự mang lại hiệu quả trong việc tổ chức hoạt động tạo
hình cho trẻ. Giáo viên cần biết vận dụng khéo léo trong mọi hoàn cảnh khác nhau.
Khi thì tạo tình huống gây những yếu tố bất ngờ đối với trẻ, khi thì biết vận dụng
những tình huống phát sinh trong đời sống hằng ngày. Tất cả đều phải được khai
thác một cách triệt để trên cơ sở hứng thú và xuất phát từ nhu cầu hoạt động của
trẻ. Có như vậy, trẻ tích cực hưởng ứng và hoạt động mang lại hiệu quả cao.
b. Tính sáng tạo
Tính sáng tạo cịn được thể hiện ở hình thức tổ chức các hoạt động. Trước
đây, giáo viên thường cho trẻ quan sát , và sau đó trẻ thực hiện dưới sự hướng dẫn
của cơ thì nay việc thực hiện các hoạt động tạo hình đó đã được cơ tạo ra các tình
huống có vấn đề để gây húng thú tích cực , qua đó phát triển được trí tưởng tượng
và óc sáng tạo cho trẻ.
Có thể nói tranh làm bằng đá cuội là một hình thức khó không chỉ với trẻ mà

ngay cả với giáo viên bởi nó địi hỏi phải có trí tưởng tượng phong phú và khả năng
sáng tạo. Tư duy của trẻ là trực quan hình tượng, tất cả những gì trẻ được tận mắt


nhìn thấy sẽ khắc sâu trong trí nhớ của trẻ, từ đó giúp trẻ tưởng tượng và phát huy
được óc sáng tạo.
Một thực tế cho thấy nếu muốn vẽ một bức tranh thành phố trong mơ thì trẻ
có thể vẽ đường đi, những ngôi nhà, ngọn đèn, câycối…nhưng việc thực hiện bức
tranh đó bằng đá cuội lại rất khó đối với trẻ. Lúc đầu tơi giúp trẻ vận dụng trí tưởng
tượng của mình từ việc liên hệ giữa những hình ảnh thực ngoài đời với những nét
mang dáng dấp của những hình ảnh ấy làm cho nó gần gũi, sống động. Bằng cách
đấy dần dần trẻ biết tự nhìn ra những bức tranh khác. Trên cơ sở đó trẻ có được
những kỹ năng cần thiết khi sắp xếp các viên đá cuội với các hình dạng khác nhau
và sơn màu để gắn được một bức tranh theo ý tưởng của mình.
Có được sự liên tưởng sắp xếp như vậy mới có được kỹ năng cần thiết cho
việc tạo hình. Để có được một bức tranh đẹp, điều quan trọng đầu tiên đó là bố cục
tranh. Các chi tiết trong tranh phải được bố trí sắp xếp hợp lý về đường nét, hình
mảng, màu sắc, đậm nhạt, hình khối… để tạo lên vẻ đẹp, hợp với ý đồ bài học.
Việc dạy trẻ quan tâm đến bố cục của tranh quyết định đến kết quả của bài, gợi ý
giúp trẻ thể hiện rõ trọng tâm nội dung của tranh, ngoài ra biết kết hợp với một vài
chi tiết có tính bổ trợ cho nơi dung tranh.
Ngồi ra, điều đáng quan tâm khác là dạy trẻ biết diễn tả những sự vật, hiện
tượng trong các dạng hoạt động và ở các góc độ khác nhau. Mọi sự vật hiện tượng
nếu nhìn ở các góc độ khác nhau sẽ cho ta những hình ảnh riêng, những gì ở gần
nhìn thấy to, rõ nên khi hướng dẫn trẻ, tôi lưu ý với trẻ để những viên đá to ở phía
dưới, phía ngồi và chọn đá nhỏ để gắn bố trí ở trên và phía trong. Muốn cho bức
tranh thật hơn, gần gũi và sinh động hơn thì khi gắn đá cuội để làm các con vật, tôi
cũng dạy trẻ một số kỹ năng dơn giản để thể hiện chúng ở trạng thái hoạt động.
Để có một sản phẩm tạo hình phong phú, sáng tạo, trẻ cần phải được bàn
bạc, trao đổi những ý tưởng định thể hiện trong tranh với bạn bè, với cô. Để hoạt

động tạo hình của trẻ thành cơng, tơi thường chia trẻ thành những nhóm nhỏ 3-5


cháu. Tôi tạo điều kiện cho trẻ được trao đổi với nhau, được lắng nghe ý kiến của
bạn, của cô, được đưa ra những ý kiến của mình, trên cơ sở đó trẻ sẽ tự chọn cho
mình cách thể hiện riêng, một phong cách riêng phù hợp với nhu cầu hứng thú của
trẻ.
Để trẻ từ chỗ xem những viên đá như là một vật vô tri đến chỗ trẻ đã biết sử
dụng nó vào trong hoạt động tạo hình, làm cho nó trở nên có ý nghĩa, trẻ u thích
say mê với đủ các loại đá cuội làm ra đồ chơi ngộ nghĩnh và những bức tranh đẹp,
đòi hỏi giáo viên cần phải biết lựa chọn cách tiếp cận, tạo hứng thú với trẻ. Đồng
thời, giáo viên cần phải biết phối kết hợp các biện pháp với nhau nhằm mang lại
những hoạt động hiệu quả, bổ ích và hào hứng cho trẻ.
3. Khả năng áp dụng, nhân rộng.
Sáng kiến ‘‘ Giải pháp tạo các tình huống có vấn đề gây hứng thú tích cực và
phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ lớp 4 tuổi B trường mầm non 3-2 thông
qua việc sử dụng đá cuội trong hoạt động tạo hình”. Có khả năng áp dụng cho tất
cả các giáo viên mầm non khi cho trẻ tham gia hoạt động học tại khối 4 tuổi trên
địa bàn huyện Cát Hải.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp :
a. Hiệu quả kinh tế :
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mặt hàng đồ chơi cho trẻ em đa dạng về
kích thước, chất lượng, chủng loại và giá tiền. Tuy nhiên nguồn gốc xuất xứ lại
không rõ ràng, giá thành lại cao. Trong khi đó, nguyên vật liệu cho trẻ làm đồ chơi
từ đá cuội đảm bảo tính an tồn, khơng tốn tiền, chất liệu thơng dụng – dễ tìm
kiếm, chất liệu tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, phát huy được tính tích cực ở trẻ.
b. Hiệu quả về mặt xã hội :
Thứ nhất về phía giáo viên: Phát huy tối đa sự linh hoạt, sáng tạo của giáo
viên trong việc lựa chọn các nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động tạo hình



cho trẻ.Việc tiến hành một hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu bằng đá cuội
tôi dễ dàng thu hút trẻ , trẻ sôi nổi hơn trong giờ hoạt động phát triển thẩm mĩ. Cô
phát huy được sự khéo léo, trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của mình. Giáo
viên dễ dàng vận chuyển và quản lý đồ dùng và các chi tiết nhỏ gọn, có thể dùng
cho các hoạt động khác: Thiết kế môi trường giáo dục, hoạt động vui chơi theo
hướng đổi mới.
Thứ hai về phía trẻ: Việc sử dụng đá cuội trong hoạt động tạo hình sẽ nâng
cao tính chủ động, trí tưởng tượng và óc sáng tạo cho trẻ, nhằm tạo điều kiện cho
trẻ hoạt động cá nhân nhiều hơn, được tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng
của mình giúp trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến
thức kĩ năng của trẻ được củng cố và bổ sung.
Trẻ hứng thú, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động và khả năng sáng
tạo của trẻ phát triển, đặc biệt là trí tưởng tượng và sự khéo léo của đôi bàn tay đã
tạo ra được rất nhiều sản phẩm đẹp. Trẻ sáng tạo, biết trân trọng và giữ gìn sản
phẩm của mình tạo ra.
Thứ ba về phía nhà trường: Một số giáo viên trong trường đã áp dụng kinh
nghiệm của tôi trong việc tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình và đạt được
kết quả tốt, say sưa tìm tịi sáng tạo những nội dung mới vào tổ chức các hoạt động
tạo hình cho trẻ góp phần nâng cao năng lực chun mơn cho bản thân cũng như
nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
c. Giá trị hàm lợi khác :
Việc tiến hành hoạt động tạo hình từ nguyên vật liệu bằng đá cuội là yêu cầu
cấp thiết trong nhà trường hiện nay. Bằng thực tế đơn giản khi áp dụng các giải
pháp trên để thiết kế một hoạt động tạo hình với các ngun vật liệu bằng đá cuội
sẵn có dễ tìm ở địa phương mình giúp trẻ hoạt động một cách tích cực.


Sử dụng từ những nguyên vật liệu bằng đá cuội lên chi phí thấp, giúp nhà
trường tiết kiệm được nguồn kinh phí cho mua sắm các trang thiết bị dạy học khác.

XÁC NHẬN CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Hiệu trưởng

Lương Thị Bông

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Phùng Ngọc Anh



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×