Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Bai thu hoach BDTX 12214143

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.02 KB, 20 trang )

Trường Tiểu học Trần Phú
Tổ Khối 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Năm học 2017-2018
Họ và tên giáo viên: Châu Ngọc Vũ Lâm
Ngày tháng năm sinh: 12/06/1984
Tổ chuyên môn: Khối 5
Năm vào ngành giáo dục: 2003
Nhiệm vụ được giao trong năm học: Giáo viên Dạy Mĩ Thuật
- Căn cứ Thông tư số 32/2011-BGDĐT ngày 8/8/2011 của Bộ Giáo dụcĐào tạo Ban hành Chương trình bồi dường thường xuyên giáo viên tiểu học;
- Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 ban hành Quy
chế bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục
thường xuyên;
- Căn cứ công văn số 8576/BGDĐT- NGCBQLGD ngày 13/12/2012 của Bộ
trường Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai thực hiện công tác
bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường
xuyên;
Căn cứ vào kế hoạch BDTX của BGH Trường TH Tần Phú, năm học 20172018.
(Mã mơ đun TH12)
LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁC NỘI DUNG
GIÁO DỤC Ở TIỂU HỌC
I. Đặt vấn đề:
Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp đó là một trong những nội
dung trọng tâm Bộ GD-ĐT yêu cầu trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục
trung học cơ sở năm học 2012-2013. Dạy học theo hướng tích hợp là một trong
những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học


trong nhà trường phổ thơng và trong chương trình xây dựng mơn học. Quan điểm
tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về q trình học tập
và quá trình dạy học.
Thực tiển đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục và
dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm
cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học,
các mặt giáo dục được thực hiện riêng lẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm
giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy
đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.
Tích hợp là một tiến trình tư duy và nhận thức mang tính chất phát triển tự


nhiên của con người trong mọi lĩnh vực hoạt động khi họ muốn hướng đến
hiệu quả của chúng (...), là vấn đề của nhận thức và tư duy của con người, là
triết lý chi phối, định hướng và quyết định thực tiễn hoạt động của con người.
Lý thuyết tích hợp được ứng dụng vào giáo dục trở thành một quan điểm lý
luận dạy học phổ biến trên thế giới hiện nay. Xu hướng tích hợp cịn được gọi
là xu hướng liên hội đang được thực hiện trên nhiều bình diện, cấp độ trong
quá trình phát triển các chương trình giáo dục.
*Tích hợp là một tiến trình tư duy và nhận thức mang tính chất phát triển tự
nhiên của con người trong mọi lĩnh vực hoạt động khi họ muốn hướng đến
hiệu quả của chúng (...), là vấn đề của nhận thức và tư duy của con người, là
triết lý chi phối, định hướng và quyết định thực tiễn hoạt động của con người.
+ Tích hợp: Là sự hịa trộn nội dung giáo dục môi trường và sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất,
gắn bó chặt chẽ với nhau.
II. Nội dung
1. Các yêu cầu của một kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp.
- Trang bị cho học sinh hiểu biết những kiến thức cần thiết, cơ bản về những nội
dung cần được tích hợp để từ đó giáo dục các em có những cử chỉ, việc làm, hành

vi đúng đắn.
- Phát triển các kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong học
tập cũng như trong thực tiển cuộc sống.
- Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học.
- Nội dung tích hợp phải phù hợp với từng đối tượng học sinh ở các khối lớp thông
qua các môn học và hoạt động giáo dục khác nhau.
- Tránh áp đặt, giúp học sinh phát triển năng lực
2.Các nội dung cần tích hợp giáo dục trong các môn học và hoạt động
giáo dục ở tiểu học.
Ý nghĩa của dạy học theo quan điểm tích hợp
Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực
khoa học giáo dục (GD), khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để
chỉ một quan niệm GD toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con
người phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Tích hợp cịn có nghĩa là thành lập một loại
hình nhà trường mới, bao gồm các thuộc tính trội của các loại hình nhà trường vốn
có.
Trong dạy học (DH) các bộ mơn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các
nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền thống
từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết
vào những nội dung vốn có của mơn học, ví dụ: lồng ghép nội dung GD dân số,
GD mơi trường, GD an tồn giao thông trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt
hay Tự nhiên và xã hội… xây dựng mơn học tích hợp từ các mơn học truyền thống.
Tích hợp là một trong những quan điểm GD đã trở thành xu thế trong việc xác
định nội dung DH trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình mơn


học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở
những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình DH.
Dạy học theo hướng lồng ghép tích hợp thực hiện ở một số nội dung môn học và
các hoạt động giáo dục: nội dung tích hợp được bao gồm những nội dung như Tích

hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo
dục phòng chống tham nhũng; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ
môi trường; giáo dục về dân số, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục
về tài nguyên và môi trường, chủ quyền biển đảo theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Mức độ tích hợp tùy theo từng môn học, nội dung để lựa chọn mức độ tích hợp, đối
với bộ mơn tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh thì mức độ tích hợp từ liên hệ ( chỉ khai thác nội dung bài học và liên hệ với
kiến thức về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mức độ hạn chế), tích hợp bộ phận (
chỉ một phần của bài học, hoạt động thực hiện nội dung giáo dục về tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh, mức độ trung bình) đến tích hợp tịan phần ( cả một bài có nội
dung trùng khớp với nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mức
độ cao nhất)
Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp
trong GD và DH sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức
tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với HS so với việc các môn
học, các mặt GD được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm
GD nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ
phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Nhiều nước
trong khu vực Châu Á và trên thế giới đã thực hiện quan điểm tích hợp trong DH
và cho rằng quan điểm này đã đem lại hiệu quả nhất định.
Ở Việt Nam, Thời Pháp thuộc, quan điểm tích hợp được thể hiện trong một số
môn ở trường tiểu học như mơn «Cách trí », sau đổi thành mơn « Khoa học thường
thức ». Mơn học này cịn được dạy một số năm ở trường cấp I của miền Bắc nước
ta.
Từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựng môn “Tìm hiểu Tự nhiên và xã
hội” theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện và môn học này được thiết kế để
đưa vào DH ở trường cấp I từ lớp 1 đến lớp 5. Chương trình năm 2000 đã được
hồn chỉnh thêm một bước, quan điểm tích hợp đã được thể hiện trong CT & SGK
và các hoạt động DH ở tiểu học. Tuy nhiên khái niệm tích hợp vẫn cịn mới lạ với
nhiều GV. Một số đã có nhận thức ban đầu nhưng còn hạn chế về kĩ năng vận

dụng.
Hiện nay, trên tồn thế giới mỗi ngày có khoảng 2000 cuốn sách được xuất bản,
điều ấy đủ thấy không thể học tập như cũ và giảng dạy như cũ theo chương trình và
sách giáo khoa (CT & SGK) gồm quá nhiều môn học riêng rẽ, biệt lập với nhau.
Mặt khác, sự phát triển của khoa học trên thế giới ngày càng nhanh, nhiều vấn đề
mới DH cần phải đưa vào nhà trường như: Bảo vệ môi trường, GD dân số, GD
pháp luật, phòng chống ma túy, GD sức khỏe, an tồn giao thơng…, nhưng quỹ
thời gian có hạn, khơng thể tăng số mơn học lên được. Việc tích hợp nội dung một


số mơn học là giải pháp có thể thực hiện được nhiệm vụ GD nhiều mặt cho HS mà
không quá tải.
Tích hợp là quan điểm hịa nhập, được hình thành từ sự nhất thể hóa những khả
năng, một sự quy tụ tối đa tất cả những đặc trưng chung vào một chỉnh thể duy
nhất. Khoa học hiện nay coi trọng tính tương thích, bổ sung lẫn nhau để tìm kiếm
những quan điểm tiếp xúc có thể chấp nhận đựợc để tạo nên tính bền vững của q
trình DH các mơn học.
Trong một số mơn học, tư tưởng tích hợp được tiếp nhận với các mức độ thấp
và khác nhau như: Lồng ghép - là đưa thêm nội dung cần học tương tự với mơn
học chính; tích hợp - là sự kết hợp tri thức của nhiều môn học tạo nên mơn học mới
Quan điểm tích hợp và phương pháp dạy học theo hướng tích hợp đã được GV
tiếp nhận nhưng ở mức độ thấp. Phần lớn GV lựa chọn mức độ tích hợp “liên mơn
hoặc tích hợp “nội mơn. Các bài dạy theo hướng tích hợp sẽ làm cho nhà trường
gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của cộng đồng. Những nội dung
dạy HS nhỏ tuổi theo các chủ đề “Gia đình”, “Nhà trường”, “Cuộc sống quanh ta”,
“Trái đất và hành tinh”…làm cho HS có nhu cầu học tập để giải đáp được những
thắc mắc, phục vụ cho cuộc sống của mình và cộng đồng. Học theo hướng tích hợp
sẽ giúp cho các em quan tâm hơn đến con người và xã hội ở xung quanh mình, việc
học gắn liền với cuộc sống đời thường là yếu tố để các em học tập. Những thắc mắc
nảy sinh từ thực tế làm nảy sinh nhu cầu giải quyết vấn đề của các em. Chẳng hạn

“vì sao có sấm chớp?’, “vì sao khơng được chặt cây phá rừng?”, “vì sao….?.”
Thực tế ở một số trường tiểu học cho thấy, các bài sọan để DH theo hướng tích
hợp đã giúp cho GV tiếp cận tốt nhất với CT & SGK mới. Bài dạy linh hoạt, HS
học được nhiều, được chủ động tìm tịi, chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kĩ năng.
Muốn tiến hành có hiệu quả, cần phải chú trọng đến việc bồi dưỡng GV. GV phải
hiểu được thế nào là tích hợp, phải nghiên cứu chương trình, tài liệu xem nó dựa
trên mơn khoa học xác định nào, có thể mở rộng quan hệ tương tác với các khoa
học khác như thế nào, mức độ tích hợp thể hiện ra sao?...
Từ thực tiễn GD tiểu học ở nhiều nước và Việt Nam cho thấy, DH theo hướng tích
hợp là xu thế mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng, đặc biệt là các nước trong
khu vực châu Á - Thái Bình Dương. GV tiểu học khi đã quen với cách dạy tích hợp
thì việc xử lí các tình huống GD trở nên mềm dẻo hơn. DH theo hướng tích hợp
phát huy được tính tích cực của HS, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp
DH ở trường tiểu học.
2. Phương pháp lựa chon địa chỉ tích hợp và xác định mức độ tích hợp trong các
bài học của từng môn học và hoạt động giáo dục của tiểu học.
Tích hợp trong chương trình tiểu học sau 2000
b. Phương pháp
Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp
vào các bài dạy, tùy theo từng mơn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như
liên hệ, lồng ghép bộ phận, tồn phần,...từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị
sống cho học sinh.


*Phương pháp.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thảo luận.
- Phương pháp đóng vai.
*Việc phát triển và thực hiện chương trình sau 2000 theo định hướng dạy học tích

cực đã làm thay đổi quan niệm và cách biên soạn, cách sử dụng sách giáo khoa:
chuyển từ quan niệm là “pháp lệnh”, là một tài liệu chứa đựng kiến thức có sẵn để
giáo viên truyền đạt cho học sinh” sang là “phương tiện chính thức để định hướng
cho giáo viên tổ chức hoạt động học tập nhằm giúp học sinh tự học, tự phát hiện, tự
chiếm lĩnh tri thức mới, biết vận dụng chúng theo năng lực của từng cá nhân” (Đỗ
Đình Hoan 2002, tr.75). Sự thay đổi quan niệm về sách giáo khoa đòi hỏi các nhà
biên soạn sách giáo khoa phải thay đổi cấu trúc nội dung theo hướng tích hợp
nhằm:
- Giải quyết sự mất cân đối giữa khối lượng, mức độ nội dung từng giai đoạn học
tập
- Tăng cường sự hỗ trợ nhau giữa các nội dung trong từng môn học và giữa các
môn học, xoá bỏ những trùng lặp, tăng khả năng thực hành, vận dụng.
- Gia tăng các hoạt động thực hành.
Định hướng tích hợp của chương trình tiểu học sau 2000 được thể hiện ở những
mức độ khác nhau:
(1) Hình thành các mơn học tích hợp: Tự nhiên – Xã hội (1991-1996 ); tích hợp
mơn Sức khỏe với mơn Tự nhiên- xã hội và mơn Khoa học (2001); tích hợp Mỹ
thuật với Kỹ thuật thành mơn Nghệ thuật.
(2) Tích hợp các mạch kiến thức, kỹ năng trong một số môn học: tích hợp 4 kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết và kiến thức văn hố, xã hội, tự nhiên, tích hợp giữa phát
triển năng lực sử dụng ngôn ngữ với phát triển nhân cách trong mơn Tiếng Việt;
tích hợp các yếu tố đại số vào mạch số học trong mơn Tốn, tích hợp cung cấp kiến
thức sơ giản toán học và phát triển năng lực tư duy và giải quyết vấn đề ; tích hợp
các nội dung giáo dục khác vào các môn học như giáo dục môi trường, giáo dục
quyền trẻ em, giáo dục giới tính, giáo dục dân số; giáo dục các giá trị sống; phòng
chống các bệnh tật và tệ nạn xã hội.
Mục đích của giải pháp tích hợp được phát biểu trong tài liệu chương trình tiểu học
là nhằm làm giảm sự năng nề, gia tăng khả năng vận dụng thực hành và tính thực
tiễn của chương trình, tạo điều kiện cho người học phát triển năng lực (Đỗ Đình
Hoan, 2002).

Tích hợp trong chương trình tiểu học sau 2015
Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã nêu rõ: “…thực hiện đổi mới chương
trình SGK từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực học sinh”. Chương
trình hướng tới mục tiêu phát triển năng lực không chỉ dựa vào tính hệ thống, logic
của khoa học tương ứng khi xác định nội dung học tập mà còn gắn với các tình


huống thực tiễn, chú ý đến khả năng học tập và nhu cầu, phong cách học của mỗi
cá nhân học sinh. Các u cầu này địi hỏi chương trình cần được phát triển theo
định hướng tích hợp nhằm tạo điều kiện cho người học liên tục huy động kiến thức,
kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực môn học và hoạt động giáo dục khác nhau để thực
hiện các nhiệm vụ học tập. Qua đó, các năng lực chung cơ bản cũng như năng lực
chuyên biệt của người học được phát triển.
Theo báo cáo kết quả của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt
Nam trong Hội thảo “Dạy học tích hợp- Dạy học phân hóa trong chương trình giáo
dục phổ thông” vừa được Bộ GD-ĐT tổ chức vào tháng 12/2012, CTGDGPT sau
2015, “Dạy học tích hợp là q trình dạy học trong đó giáo viên tổ chức hoạt động
để học sinh huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thơng qua đó hình thành những kiến thức, kĩ
năng mới từ đó phát triển những năng lực cần thiết” Nhóm nghiên cứu Viện Khoa
học Giáo dục Việt Nam, 2012). Định hướng tích hợp sẽ thực hiện trong chương
trình GDPT theo hình thức và mức độ tích hợp trong phạm vi hẹp và tích hợp trong
phạm vi rộng. Hai hướng tích hợp này phần nào tương thích với định hướng tích
hợp đa mơn và tích hợp liên mơn như đã đề cập ở trên. Phương án tích hợp đã được
đề xuất cho việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau 2015 ở
cả ba cấp: tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thơng như sau:
Ở tiểu học, tương tự như chương trình tiểu học hiện hành, tăng cường tích hợp
trong nội bộ mơn học Tốn, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội (các lớp 1, 2,
3) và lồng ghép các vấn đề như mơi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số,
sức khỏe sinh sản…, vào các môn học và hoạt động giáo dục. Bên cạnh đó, hai

mơn học mới được ra đời trên cớ sở kết hợp các mơn học có nội dung liên quan với
nhau. Đó là môn Khoa học và Công nghệ được xây dựng trên cơ sở hai môn Khoa
học và môn Công nghệ (Kĩ thuật) ở các lớp 4 và 5 trong chương trình hiện hành.
Mơn thứ hai là Tìm hiểu xã hội được xây dựng từ môn Lịch và Địa lý của chương
trình tiểu học hiện hành và bổ sung một số vấn đề xã hội). Các môn học này dự
kiến sẽ được xây dựng theo mơ hình: cơ bản đảm bảo tính logic hệ thống của các
phân mơn, nội dung chương các phân mơn được sắp xếp sao cho có sự hỗ trợ lẫn
nhau tránh trùng lắp; đồng thời hệ thống các chủ đề liên kết giữa các phân môn sẽ
được phát triển tạo điều kiện cho các kiến thức, kĩ năng, năng lực chung được rèn
luyện.
Tự nhận xét, đánh giá kết quả học MODULE TH 12
Tự chấm điểm: 9
Tự xếp loại: Tốt
(Mã mơ đun TH 21)
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TRÌNH DIỄN MICROSOFT POWERPOINT
TRONG DẠY HỌC
1. Các tính năng cơ bản của phần mềm trình diễn Microsoft powerPoint.
Microsoft PowerPoint là một chương trình ứng dụng của bộ phần mềm văn
phịng Microsoft Officce. Microsoft Powerpoint có đầy đủ các tính năng để


người sử dụng có thể biên tập các trình diễn bằng văn bản, các biểu đồ số liệu,
các trình diễn bằng hình ảnh, âm thanh... Microsoft Powerpoint có các chức
năng cho phép người sử dụng chọn các kiểu mẫu trình diễn đã được thiết kế sẵn
hoặc tự thiết kế cho mình một kiểu trình diễn riêng tuỳ theo yêu cầu cơng việc
hoặc ý tưởng của người trình bày.
Một số tính năng thiết kế cơ bản
Sử dụng phần mềm thiết kế trình chiếu khơng phải là mục đích của giáo trình này.
Ở đây chỉ giới thiệu một số tính năng cơ bản nhất có thể khai thác nhằm mục đích
thiết kế bài thuyết trình khoa học. Để theo học phần này dễ dàng, người học cần

biết sử dụng ở mức độ căn bản một phần mềm thiết kế trình chiếu. Các hướng dẫn
sau đây là dành cho phần mềm Microsoft PowerPoint XP, bản tiếng Anh, chạy
dưới hệ điều hành Windows XP. Nhấn lên siêu liên kết để xem hình minh hoạ.
Tạo hình nền
Hình nền là một yếu tố có thể tạo ra ấn tượng lâu dài cho người nghe, nếu sử dụng
đúng cách trong thiết kế. Thường hình nền là một hình ảnh có liên quan chặt chẽ
đến nội dung trọng tâm hoặc chủ đề của bài thuyết trình. Hình nền nên có độ đồng
đều về màu sắc để khơng ảnh hưởng đến độ rõ nét của các thành phần nội dung khi
thuyết trình. Nên cân nhắc về màu sắc giữa chữ viết và các thành phần khác đối với
hình nền sao cho phù hợp.
Các bước tạo hình nền như sau:
 vào trình đơn View. Master, chọn Slide Master (quản lí bản phim), nền bản
phim sẽ được hiện ra cùng với các thông số định dạng các thành phần;
 không thay đổi gì các thơng số đó, vào trình đơn Insert. Picture, chọn From
File(chèn hình ảnh từ thư mục cá nhân);
 chọn đường dẫn về thư mục lưu hình ảnh cần lấy làm nền, chọn đúng tên tập
tin đó và nhấn nút Insert (chèn hình vào bản phim mẫu);
 thay đổi kích thước hình ảnh bằng cách dùng chuột nhấn và kéo các biên,
hoặc di chuyển hình ảnh đến đúng vị trí cần xuất hiện trong mỗi bản phim;
 thường hình nền được định dạng mờ để làm nổi bật nội dung, do đó nhấn
chuột phải lên hình và chọn Format Picture (định dạng hình);
 chọn thẻ Picture, mục Color, chọn Washout (chế độ bóng);
 xong nhấn nút OK và chọn Close Master View để đóng cửa sổ quản lí bản
phim lại;
 tất cả các bản phim sẽ đều được chèn hình nền như đã thiết lập, nếu chưa vừa
ý thì có thể vào lại View. Master > Slide. Master để chỉnh sửa.
Định dạng đầu và chân bản phim
Chức năng thông tin của bản phim trình chiếu khơng giống như của trang bài viết,
do đó khơng nên q lạm dụng các định dạng đầu và chân bản phim. Thông
thường, trong bài thuyết trình khoa học chỉ nên để tối đa một số thông tin cơ bản ở

chân trang giúp người nghe định vị tốt, hoặc vài thông tin nhận diện nữa nếu cần
phân phát bản in.
Cách định dạng đầu và chân bản phim như sau:


vào trình đơn View. Header and Footer (hiển thị cơng cụ định dạng đầu và
chân bản phim);
 trong thẻ Slide, đánh dấu chọn mục Date and time nếu muốn cho hiển thị
ngày giờ trên bản phim,
o chọn Update automatically nếu muốn ngày giờ tự động thay đổi theo
ngày mở tập tin ra, với các lựa chọn kiểu ngày giờ và ngôn ngữ khác
nhau,
o chọn Fixed nếu muốn hiển thị một ngày giờ cố định, và phải nhập trực
tiếp chuỗi ngày giờ vào ô trống bên cạnh;
 chọn Slide number nếu muốn cho hiển thị số thứ tự bản phim;
 chọn Footer để cho hiển thị thông tin ở chân bản phim, và gõ chuỗi văn bản
trực tiếp vào ô trống bên cạnh;
 nếu chọn Don't show on title slide thì phần thiết lập đầu và chân như trên sẽ
không áp dụng cho bản phim đầu tiên (dành cho tên bài thuyết trình);
 nhấn nút Apply để chỉ áp dụng cho bản phim đang xem xét, hoặc nút Apply
to Allđể áp dụng cho tất cả các bản phim.
Định dạng phông nền
Nếu khơng sử dụng hình nền, việc định dạng phơng nền có vai trị quan trọng giúp
trình bày nội dung thuyết trình được rõ ràng, dễ theo dõi. Các bước chèn hình nền
như sau:
 vào trình đơn Format. Background (định dạng phông nền);
 nhấn lên danh sách cuốn, chọn:
o một màu (đồng nhất) trong danh sách các màu vừa sử dụng,
o More Colors để chọn được nhiều màu khác (đồng nhất)
o Fill Effects để chọn các kiểu phơng nền khơng có màu đồng nhất (nền

kẻ ô, nền chấm, nền hoa văn,...);
 nhấn nút Apply để chỉ áp dụng cho bản phim đang xem xét, hoặc nút Apply
to Allđể áp dụng cho tất cả các bản phim.
Sắp xếp các yếu tố trong bản phim
Các yếu tố sau khi được chèn vào bản phim có thể được sắp xếp theo những cách
khác nhau, phục vụ cho các ý tưởng trình bày cụ thể: nằm ở lớp trên hay dưới, gom
thành một nhóm hay tách rời một nhóm,...
 Giống như trong văn bản, một bản phim có nhiều lớp song song với mặt
phẳng màn hình. Các yếu tố đặt trên cùng lớp sẽ được hiển thị ngang hàng
nhau. Hoặc nếu yếu tố A nằm ở lớp trên và yếu tố B ở lớp dưới, phần nào
của B nằm trong tầm che phủ của A thì sẽ bị che lấp, khơng thấy được trên
văn bản.
Để thay đổi cách sắp xếp của một yếu tố, nhấn chuột phải lên biên của yếu tố đó, để
thay đổi một nhóm yếu tố, nhấn giữ phím Shift và lần lượt chọn từng yếu tố, sau
đó:
 chọn Grouping nếu muốn gom hay tách nhóm:



chọn Group để gom lại thành một nhóm,
o chọn Ungroup để tách các thành phần trong nhóm ra,
o chọn Regroup nếu muốn các thành phần vừa tách được gom trở lại
thành nhóm;
chọn Order nếu muốn thay đổi vị trí lớp hiển thị:
o chọn Bring to Front để cho hiển thị ở lớp trên cùng,
o chọn Send to Back để cho hiển thị ở lớp dưới cùng,
o chọn Bring Forward để đưa lên lớp liền trên,
o chọn Send Backward để đưa xuống lớp liền dưới.
o




Chèn các yếu tố
Để trình bày bản phim, mọi yếu tố nội dung đều phải được chèn vào thơng qua
trình đơn Insert. Các loại yếu tố có thể chèn vào bản phim đều được bố trí thành
một mục trong trình đơn này: Picture (hình ảnh), Diagram (sơ đồ), Text
Box (khung chữ),Movies and Sounds (các tập tin âm thanh và
phim), Table (bảng), Chart (biểu đồ),Object. Microsoft Equation 3.0 (cơng thức
tốn học), Hyperlink (siêu liên kết đến một tập tin khác, bản phim khác trong cùng
bài, một địa chỉ thư điện tử hay một địa chỉ mạng),...
Chèn các nút hành động
Khi đang trình bày, bài thuyết trình được chiếu lên máy chiếu ở chế độ chiếu, chỉ
có các hiệu ứng đã thiết lập hoạt động theo lệnh từ chuột hoặc bàn phím. Nếu cần
di chuyển đến một vị trí khác trong bài, hoặc nếu cần thêm một số hành động
khác mà khơng phải chờ trình diễn hết các yếu tố trong bản phim đang chiếu, cũng
không cắt ngang chế độ chiếu, thì cơng cụ hữu hiệu nhất là chèn các nút hành động.
Các nút hành động đã được thiết kế sẵn trong phần mềm, chỉ cần chèn vào bằng
cách vào trình đơn Slide Show, chọn Action Buttons. Sau đó sẽ có một danh sách
mở ra để lựa chọn, chỉ cần rà chuột lên các nút để xem nhãn và chọn nút nào phù
hợp với nhu cầu: Home (về trang tiếp đón); Back or Previous (về bản phim
trước); Forward or Next (qua bản phim sau); Beginning (về bản phim đầu); End (về
bản phim cuối);Return (quay trở lại vị trí đang trình diễn); Sound (mở một tập tin
âm thanh); Movie(mở một tập tin phim),...
Áp dụng hiệu ứng động cho các yếu tố
Để lập hiệu ứng cho yếu tố nào, nhấp chọn yếu tố đó rồi vào trình đơn Slide Show.
Custom Animation, danh sách hiệu ứng sẽ xuất hiện ở cột bên phải màn hình.
ChọnAdd Effect cùng với một kiểu hiệu ứng nào mong muốn (cần thử nhiều lần để
tìm được hiệu ứng ưng ý).
Khi muốn điều chỉnh hiệu ứng đã áp dụng cho một hay nhiều yếu tố trong bản
phim, nhấp chọn hoặc cho con trỏ vào bên trong yếu tố đó, ở cột hiệu ứng bên tay

phải:
 chọn Remove để bỏ hẳn hiệu ứng;
 nếu muốn điều chỉnh, trong ô Modify chọn:


Start: On Click cho hiệu ứng trình diễn khi nhấp chuột (hoặc chọn
kiểu khác nếu muốn),
o Direction. In hay Out cho hiệu ứng hướng vào tâm hay hướng ra bìa
của bản phim,
o kiểu tốc độ trình diễn trong Speed,
o nút mũi tên lên hoặc xuống trong ô Re-Order ở cuối cột danh sách để
thay đổi thứ tự xuất hiện của các yếu tố trên màn hình khi thuyết trình.
Áp dụng cách chuyển tiếp bản phím
2. Thực hành các tính năng cơ bản của phần mềm trình diễn Microsoft
powerPoint để xây dựng một tệp tin trình diễn phục vụ cho việc dạy học ở
tiểu học:
Trình chiếu PowerPoint
Trình chiếu PowerPoint là cho slide chạy trong chế độ “tồn màn hình”.
Thơng qua màn hình đó tất cả những người trong nhóm có thể xem nội dung mà
bạn tạo một cách có thứ tự và để chạy bạn chỉ cần kích chuột hoặc hoặc ấn một
nút.
Để xem một Slide Show từ slide đầu tiên
- Từ menu View, kích vào Slide Show
Để xem một Slide Show từ slide hiện hành
- Kích vào biểu tượng Slide Show ở phía bên trái của màn hình PowerPoint hoặc
nhấn phím Shift + F5
Để chuyển sang một slide tiếp theo trong khi trình chiếu
- Ấn phím Enter
Để chuyển về một slide trước đó trong khi trình chiếu
- Ấn phím Backspace

Để chuyển đến một slide đặc biệt trong khi trình chiếu
- Kích chuột phải vào slide hiện hành và chọn Go to Slide
- Chọn slide bạn muốn
Tạm dừng trình chiếu Slide
- Kích chuột phải vào slide hiện hành (trong khi đang trình chiếu) và lựa
chọn Pause
Trở về một màn hình đen
- Kích chuột phải vào slide hiện hành (trong khi đang trình chiếu)
- Trỏ vào Screen và chọn Black Screen
Trở về một màn hình trắng
- Kích chuột phải vào sile hiện hành (trong khi đang trình chiếu)
- Trỏ vào Screen và chọn White Screen.
Các tùy chọn con trỏ
Automatic Pointer là con trỏ mặc định trong trình chiếu slide. Khi thiết lập tự động,
con trỏ sẽ biến mất sau 15 phút.
Sử dụng con trỏ mũi tên
- Con trỏ mũi tên (Arrow) luôn ln hiển thị trong suốt q trình trình chiếu
o


Lựa chọn con trỏ mũi tên
- Kích chuột phải vào slide hiện hành (trong khi đang trinh chiếu)
- Chọn Pointer Options và kich vào Arrow
Đổi con trỏ thành cái bút
Bằng cách đổi con trỏ thành cái bút, bạn có thể viết vào slide cả trong lúc trình diễn
slide
- Kớch chuột phải vào slide hiện hành (trong khi đang trình chiếu)
- Chọn Pointer Options và kích vào Pen
Thay đổi màu sắc bút
- Kích phải vào slide hiện hành (trong khi đang trình chiếu).

- Chọn Pointer Options và kích vào Ink Color
- Lựa chọn màu mà bạn muốn

Kích vào nút Apply to All Slides
1.
MS PowerPoint: Mẹo hay làm slide trình diễn thêm phong phú
Với PowerPoint, bạn có thể dễ dàng trình bày ý tưởng của mình thơng qua hình
ảnh, chữ viết và âm thanh.
Tự nhận xét, đánh giá kết quả học MODULE TH 21
Tự chấm điểm: 9
Tự xếp loại: Tốt

( MÔ ĐUN TH 41)
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
1. Một số vấn đề chung về giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động giáo dục
(mục đích, yêu cầu…).
"Kỹ năng sống" là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử
phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các


tình huống của cuộc sống. Có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con
người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh.
Người có kỹ năng sống phù hợp sẽ ln vững vàng trước những khó khăn, thử
thách; biết ứng ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường
thành công hơn trong cuộc sống, luôn u đời và làm chủ cuộc sống của chính
mình. Ngược lại người thiếu kỹ năng sống thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong
cuộc sống.
Vậy, làm thế nào để chúng ta giáo dục kỹ năng sống cho học sinh?
* Mục đích:

Thơng qua những hoạt động trên, rèn luyện cho các em học sinh tính đồn kết tập
thể, khả năng làm việc theo nhóm. Đồng thời xây dựng tinh thần chia sẻ, ý thức
trách nhiệm cho các em.
Chính nhờ việc chú trọng giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp của nhà trường đã tạo tinh thần đồn kết, gắn bó, quan tâm giúp
đỡ lẫn nhau trong học tập. học sinh nỗ lực tiếp thu bài giảng và tìm tịi những kiến
thức liên quan đến bài học để liên hệ áp dụng vào thực tiễn, qua đó phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Các em cảm thấy rất vui và biết thêm
nhiều kiến thức. Nhờ đó em biết tự chăm sóc bản thân như là tự sắp xếp góc học
tập thật ngăn nắp, tự giặt quần áo cho mình. Ngồi ra, em cịn giúp bố mẹ nhiều
việc nhà .Đây được xem là bước tiến quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao
chất lượng giáo dục xem học sinh là trung tâm, góp phần tạo điều kiện cho việc
hồn thiện nhân cách học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
2. Các nội dung kĩ năng sống có thể tích hợp lồng ghép trong các hoạt động
văn nghệ, các hoạt động thể dục thể thao, các sinh hoạt tập thể, các hình thức
ngoại khóa dã ngoại…
* Nội dung:
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường,ngồi việc lồng
ghép vào các mơn học hàng ngày, chúng tơi hoạt động ngồi giờ lên lớp là một
trong những con đường giáo dục có hiệu quả trong việc giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh. Chính vì thế ngoài việc xây dựng và hoàn thiện các quy tắc ứng xử văn
hóa trong nhà trường, bằng nhiều hình thức khác nhau nhà trường thường xuyên tổ
chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa với các cuộc thi như lồng ghép trong các
hoạt động văn nghệ, các hoạt động thể dục thể thao, các sinh hoạt tập thể, trò chơi
dân gian, các hình thức ngoại khóa dã ngoại,…Ngồi ra việc tổ chức sân chơi như:
Hội khỏe Phù Đổng, Học sinh kể chuyện tấm gương đạo đức, cho các em đi thăm
quan các di tích lịch sử ở địa phương, thăm quan thắng cảnh; tham gia các hoạt
động dọn vệ sinh bảo vệ môi trường, dọn vệ sinh khu tượng đài liệt sĩ, tổ chức các
hoạt động quyên góp ủng hộ bạn nghèo, bạn bị bệnh tật hiểm nghèo...là những nội
dung rất thiết thực để giáo dục KNS cho học sinh.

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng như các quá trình hoạt động giáo
dục khác trong nhà trường đều có cấu trúc xác định. Nội dung giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh tập trung vào các kỹ năng tâm lý - xã hội là những kỹ năng được


vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác với người khác và giải
quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống. Những nội dung
này hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ em, là những kiến thức tối thiểu để các em có
thể tự lập... Và mục đích quan trọng nhất là giúp các em tự tin hơn, tự lập hơn trong
cuộc sống”. Vì vậy khi tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tăng
cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cấn:
- Bám sát vào nội dung của giáo dục kỹ năng sống và vận dụng linh hoạt các nội
dung của giáo dục kỹ năng sống tuỳ theo từng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp và điều kiện cụ thể.
- Xác định rõ các nội dung giáo dục kỹ năng sống (xác định rõ các kỹ năng sống
cần hình thành và phát triển cho học sinh) để tích hợp vào nội dung của hoạt động
giáo dục ngồi giờ lên lớp.
- Tạo ra động lực cho học sinh, làm cho học sinh tham gia một cách tích cực vào
q trình hình thành kỹ năng sống nói chung và kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng
ra quyết định, kỹ năng tự nhận thức về bản thân, kỹ năng ứng phó với cảm xúc...
3. Phương pháp và kĩ thuật tích hợp lồng ghép các nội dung kĩ năng
sống trong các hoạt động giáo dục.
3.1. ĐẢM BẢO THỰC HIỆN TỐT CÁC NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG
Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại
và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có
nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kỹ năng sống đơn giản
là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những
thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
Vì thế giáo viên cần nắm rõ nắm rõ 5 nguyên tắc về giáo dục kĩ năng sống cho

học sinh. :
+ Tương tác: các kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết vấn đề … được hình
thành tốt trong quá trình HS tương tác với bạn bè và những người xung quanh. Tạo
điều kiện để các em có dịp thể hiện ý kiến của mình và xem xét ý kiến của người
khác... Do vậy GV cần tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác trong các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục kỹ năng sống cho các em.
+ Trải nghiệm: Cần phải có thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp cho HS được hoạt động thực, có cơ hội thể hiện ý tưởng, có cơ hội xử lí các
tình huống cũng như phản biện…Kỹ năng sống chỉ được hình thành khi người học
trải nghiệm qua thực tế và nó có kĩ năng khi các em được làm việc đó.
+ Ngun tắc tiến trình và ngun tắc thay đổi hành vi: Giáo viên không thể giáo
dục kỹ năng sống trong một lần mà kỹ năng sống là một quá trình từ nhận thứchình thành thái độ- thay đổi hành vi. Thay đổi hành vi của một con người đặc biệt
hành vi tốt là q trình khó khăn. Do vậy giáo dục kỹ năng sống không thể là ngày
một ngày hai mà phải là một quá trình và cần duy trì nó khơng thể là cú nhát, nửa
vời được.


+ Thời gian và môi trường giáo dục: Giáo dục giáo dục kỹ năng sống được thực
hiện mọi lúc mọi nơi; giáo dục kỹ năng sống được giáo dục trong mọi mơi trường
như gia đình, nhà trường, xã hội; cần phải tạo điều kiện tối đa cho HS tham gia vào
các tình huống thật trong cuốc sống.
Do đó trong q trình tổ chức hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp tăng
cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải đảm bảo thực hiện tốt các nguyên
tắc giáo dục kỹ năng sống.
3.2. PHÁT HUY VAI TRÒ TÁC DỤNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP ĐỂ GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNG CHO HỌC SINH.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động được tổ chức theo mục tiêu,
nội dung, chương trình dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bản chất của hoạt động
này là thơng qua các loại hình hoạt động, các mối quan hệ nhiều mặt, nhằm giúp

người học chuyển hoá một cách tự giác, tích cực tri thức thành niềm tin, kiến thức
thành hành động, biến yêu cầu của nhà trường thành chương trình hành động của
tập thể lớp học sinh và của cá nhân học sinh,tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm tri
thức, thái độ , quan điểm và hành vi ứng xử của mình trong mơi trường an tồn,
thân thiện có định hướng giáo dục.
Thơng qua hoạt động ngồi giờ lên lớp
có thể giúp học sinh sống một cách an tồn , khoẻ mạnh có khả năng thích ứng với
biến đổi của cuộc sống hàng ngày.Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù
hợp với lứa tuổi như : kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kỹ năng tổ chức quản
lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng
tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; củng cố, phát triển các hành vi,
thói quen tốt trong học tập, lao động và cơng tác xã hội.Bồi dưỡng thái độ tự giác
tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm
chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ
đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Như vậy, hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp thực sự cần thiết và có nhiều khả năng giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh. Do đó cần phát huy tối đa vai trò, tác dụng và hiệu quả của hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp để tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
* MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ
1. Thiết kế các chủ đề giáo dục kỹ năng sống phù hợp với nội dung các hoạt
động thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
-Tạo ra nội dung giáo dục mang tính trọn vẹn, thống nhất giữa nội dung giáo dục
kỹ năng sống và nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Việc thiết kế các chủ đề giáo dục kỹ năng sống phù hợp với chủ đề của hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện qua các bước sau:
+ Giáo viên phải nắm vững chương trình, phân phối chương trình hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp của từng khối lớp, đặc biệt là khối lớp giảng dạy và thực hiện
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Giáo viên nắm được nội dung của các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục cho học
sinh.



+ Phân tích chương trình hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp để xác định những
chủ đề nào của chương trình có thể thiết kế được các chủ đề về giáo dục kỹ năng
sống.
2. Vận dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp để thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh.
- Luôn "làm mới" các hình thức thực hiện từng chủ đề của hoạt động giáo dục
ngồi giờ lên lớp
- Đa dạng hố các loại hình hoạt động của hoạt động GD ngồi giờ lên lớp.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp để thu hút học sinh tích cực
tham gia.
- Sự mới lạ bao giờ cũng có sức hấp dẫn đối với học sinh khiến các em say mê
khám phá. Các hoạt động mà nội dung đơn điệu, hình thức khơng phong phú học
sinh dễ chán nản hoặc thờ ơ. Vì vậy cần sử dụng linh hoạt các loại hình hoạt động,
các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thực hiện mục tiêu
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Tự nhận xét, đánh giá kết quả học MODULE TH 41
Tự chấm điểm: 9
Tự xếp loại: Tốt

(MÃ MÔ ĐUN TH 43)
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA CÁC MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC
1.Một số vấn đề chung về môi trường và giáo dục bảo vệ mơi trường:
1. Mơi trường là gì?
* Có nhiều quan niệm về môi trường
- Môi trường là một tập hợp các yếu tố xung quanh hay là các điều kiện
bên ngồi có tác động qua lại (trực tiếp, gián tiếp) tới sự tồn tại và phát triển
của sinh vật.

- Theo điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường (2005) “Môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến
đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người.







Tóm lại : Mơi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân
tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
2. Thế nào là môi trường sống ?
- Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự
nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài
nguyên thiên nhiên, đất, nước và khơng khí, ánh sáng, cơng nghệ, kinh tế,
chính trị, đạo đức, văn hố, lịch sử và mĩ học.
- Mơi trường sống của con người được phân thành : môi trường sống tự
nhiên và môi trường sống xã hội
* Môi trường có các thành phần chủ yếu sau:
Thạch quyển hay địa quyển ( lớp vỏ đất đá ngoài cùng cứng nhất của trái
đất)
Thuỷ quyển (lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh trái đất: nước ngọt, nước
mặn)
Sinh quyển (khoảng không gian có sinh vật cư trú- lớp vỏ sống của trái đất)
Khí quyển (Lớp khơng khí dày bao bọc thuỷ và thạch quyển)
3. Thế nào là ô nhiễm môi trường ?
+ Làm bẩn, thối hố mơi trường sống.
+ Làm biến đổi mơi trường theo hướng tiêu cực tồn thể hay một phần bằng

những chất gây tác hại (chất gây ô nhiễm). Sự biến đổi môi trường như vậy làm
ảnh hưởng trực tiếp
hay gián tiếp tới đời sống con người và sinh vật, gây tác
hại cho nông nghiệp, công nghiệp
và làm giảm chất lượng cuộc sống con
người.
Nguyên nhân của nạn ô nhiễm môi trường là các sinh hoạt hàng ngày
và hoạt động kinh tế của con người, từ trồng trọt, chăn nuôi đến các hoạt động công
nghiệp, chiến tranh và công nghệ quốc phịng,…
4. Vấn đề mơi trường tồn cầu hiện nay là gì?
- Mưa a xít phá hoại dần thảm thực vật.- Nồng độ carbonic tăng trong khí
quyển, khiến nhiệt độ trái đất tăng, rối loạn cân bằng sinh thái.- Tầng ô-zôn bị phá
hoại làm cho sự sống trên trái đất bị đe doạ do tia tử ngoại bức xạ mặt trời.(Tầng ơzơn có tác dụng sưởi ấm bầu khơng khí và tạo ra tầng bình lưu, lọc tia cực tím có
hại cho các sinh vật trên trái đất.)
- Sự tổn hại do các hố chất.
- Nước sạch bị ơ nhiễm.
- Đất đai bị sa mạc hố.
- Diện tích rừng nhiệt đới không ngừng suy giảm.
- Uy hiếp về hạt nhân.
5. Hiện trạng mơi trường Việt Nam :
- Ơ nhiễm mơi trường khơng khí: một số thành phố ơ nhiễm bụi tới mức
trầm trọng; chất thải giao thông, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động
dịch vụ, sinh hoạt của con người…


- Ơ nhiễm mơi trường nước.(Ngun nhân: Nhu cầu nước dùng cho CN, NN,
và sinh hoạt tăng nhanh; nguồn nước bị ô nhiễm; nạn chặt phá rừng; . . .
- Quản lí chất thải rắn: Hiệu quả thu gom thấp, hiệu quả xử lí chưa đạt u
cầu, chưa có phương tiện đầy đủ và thích hợp để xử lí chất thải nguy hại.
* Ngun nhân dẫn đến tình trạng mơi trường ở nước ta như hiện nay.

1/ Nhận thức về môi trường và BVMT của đại bộ phận nhân dân cịn thấp.
2/ Thiếu cơng nghệ để khai thác tài ngun phù hợp.
3/ Sử dụng không đúng kĩ thuật canh tác, sử dụng thuốc không đúng kĩ thuật
và lạm dụng thuốc. .
4/ Khai thác rừng, săn bắn thú rừng … bừa bãi dẫn đến suy kiệt nguồn tài
nguyên rừng, tài nguyên đa dạng sinh học.
5/ Hoạt động khai thác dầu mỏ làm chết và hủy hoại nhiều loài hải sản
biển…
6/ Hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ tạo ra chất gây ơ nhiễm
nước và khơng
khí.
7/ Sự gia tăng dân số và việc sử dụng nước quá tải.
2.Nội dung và địa chỉ tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong một số
môn học như Tiếng Việt, Đạo đức, TN - XH:
1. Nội dung
- Các khái niệm cơ bản về môi trường: môi trường, ô nhiễm môi trường, các
hiện tượng thiên nhiên như thời tiết, khí hậu, mưa axit, hiệu ứng nhà kính,
- Các vấn đề về mơi trường: hiện trạng môi trường, ô nhiễm môi trường, nguyên
nhân gây ô nhiễm mơi trường, tài ngun khống sản, …
- Các biện pháp – cách thức giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc học mầm non, ý
thức bảo vệ môi trường, những hành vi gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường,
một số giải pháp cải thiện chất lượng môi trường, …
- Một số chủ đề ngoại khóa như: ơ nhiễm mơi trường, nguồn rác thải, cây xanh,
dân số và các nhu cầu của con người.
2- Các phương thức tích hợp:
a/ Phương thức 1 : Khai thác trực tiếp
Đối với các bài học có nội dung trực tiếp về GDBVMT (VD : các bài Tập
đọc nói về chủ điểm thiên nhiên, đất nước, ...). GV giúp HS hiểu, cảm nhận được
đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự
nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Những hiểu biết về môi trường được HS tiếp

nhận qua các bài văn, bài thơ sẽ in sâu vào tâm trí các em. Từ đó, các em sẽ có
những chuyển biến về tư tưởng, tình cảm và có những hành động tự giác bảo vệ
mơi trường. Đây là điều kiện tốt nhất để nội dung GDBVMT phát huy tác dụng đối
với HS thông qua đặc trưng của môn Tiếng Việt.
b- Phương thức 2 : Khai thác gián tiếp
Đối với các bài học khơng trực tiếp nói về GDBVMT nhưng nội dung có yếu
tố gần gũi, có thể liên hệ với việc bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức cho HS,
khi soạn giáo án, GV cần có ý thức “tích hợp”, “lồng ghép” bằng cách gợi mở vấn


đề liên quan đến bảo vệ môi trường nhằm giáo dục HS theo định hướng về
GDBVMT. Phương thức này đòi hỏi GV phải nắm vững những kiến thức về
GDBVMT, có ý thức tìm tịi, suy nghĩ và sáng tạo để có cách liên thích hợp. GV
cũng cần xác định rõ : đây là yêu cầu “tích hợp” theo hướng liên tưởng và mở rộng,
do vậy phải thật tự nhiên, hài hồ và có mức độ ; tránh khuynh hướng liên hệ lan
man, “sa đà” hoặc gượng ép, khiên cưỡng, không phù hợp với đặc trưng mơn học.
1. Cách tích hợp nội dung BVMT:
Để xác định các kiến thức GDMT tích hợp vào bài học có thể tiến hành theo
các bước sau:
* Bước 1: Nghiên cứu kỹ SGK và phân loại các bài học có nội dung hoặc có khả
năng đưa GDMT vào bài (tích hợp theo từng mức độ).
* Bước 2: Xác định các kiến thức GDMT đã được tích hợp vào bài (nếu có). Bước
này quan trọng để xác định phương pháp và hình thức tổ chức cho HS lĩnh hội kiến
thức, kỹ năng về môi trường.
* Bước 3: Xác định các bài có khả năng đưa kiến thức GDMT vào bằng hình thức
liên hệ, mở rộng, dự kiến các kiến thức có` thể đưa vào từng bài.
2. Các dạng bài có nội dung tích hợp
1- Mức độ tồn phần:
Đối với bài học tích hợp tồn,giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ
và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý

thức bảo vệ môi trường. Các bài học này là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục
bảo vệ môi trường phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua môn học.
2- Mức độ bộ phận:
Khi tổ chức dạy, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù
hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học bộ môn. Trong quá trình tổ
chức các hoạt động dạy học, giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu
sắc phần nội dung bài học có liên quan đến giáo dục bảo vệ mơi trường chính là
góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ mơi trường. Giáo viên
cần lưu ý khi lồng ghép, tích hợp phải thật hài hoài, phù hợp và phải đạt mục tiêu.
3- Mức độ liên hệ
Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường,
phù hợp với hình thức và phương pháp dạy học bộ mơn. Trong q trình tổ chức
các hoạt động dạy học, giáo viên liên hệ, mở rộng tự nhiên, hài hồ, đúng mức,
tránh lan man, sa đà, gượng ép, khơng phù hợp với đặc trưng bộ môn.
3. Các phương pháp và kỹ thuật tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi
trường trong một số môn học:
*** Phương thức, phương pháp và hình thức tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ
1/ Phương thức tích hợp, lồng ghép
- Mức độ 1: Nội dung của bài học phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục bảo
vệ môi trường.
- Mức độ 2: Một số phần của bài học phù hợp với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.


- Mức độ 3: Nội dung của bài học có điều kiện liên hệ lôgic với nội dung giáo dục
bảo vệ môi trường.
2/ Hướng dẫn lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường theo từng mức độ
a) Mức độ 1 (lồng ghép toàn phần)
- Đối với bài học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường mức độ này, giáo
viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp
phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Các bài học này

là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tác dụng đối
với học sinh thông qua môn học.
b) Mức độ 2 (lồng ghép bộ phận)
- Khi dạy học các bài học tích hợp ở mức độ này, giáo viên cần lưu ý:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học.
- Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào bài học là gì?
- Nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường tích hợp vào nội dung nào, hoạt động
dạy học nào trong quá trình tổ chức dạy học?
- Cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học gì?
- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ mơn. Trong
q trình tổ chức các hoạt động dạy học giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận
đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường
(bộ phận kiến thức có nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường) chính là góp phần
giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Giáo viên cần lưu ý
khi lồng ghép, tích hợp phải thật nhẹ nhàng, phù hợp, và phải đạt mục tiêu của bài
học theo đúng yêu cầu của bộ môn .
c)* Mức độ 3 (liên hệ)
- Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, chuẩn bị những vấn
đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết về mơi trường, có kĩ năng
sống và học tập trong môi trường phát triển bền vũng.
- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thờng,
phù hợp với hình thức tổ chức và phơng pháp dạy học của bộ mơn. Trong q trình
tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên tổ chức, hớng dẫn học sinh liên hệ, mở
rộng về GDBVMT thật tự nhiên, hài hòa, đúng mức, tránh lan man, sa đà, gợng ép,
không phù hợp với đặc trng bộ môn.
3/ Phương pháp
- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp trị chơi
- Phương pháp tìm hiểu, điều tra

4/ Hình thức lồng ghép
- Giáo dục thơng qua các tiết học trên lớp .
- Giáo dục thông qua các tiết học ngồi thiên nhiên , ở mơi trường bên ngồi
trường lớp như môi trường ở địa phương.


- Giáo dục qua việc thực hành làm vệ sinh môi trường lớp học sạch, đẹp ;
thực hành giữ trường, lớp học sạch, đẹp.
- Giáo dục với cả lớp hoặc nhóm học sinh.
Tự nhận xét, đánh giá kết quả học MODULE TH 43
Tự chấm điểm: 9
Tự xếp loại: Tốt
Ngày 26 tháng 04 năm 2018
Người viết thu hoạch

Châu Ngọc Vũ Lâm



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×