1
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH THU HÚT CÁC NHÀ ĐẦU
TƯ VÀO KHU CÔNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG
2
MỤC LỤC
Mở Đầu
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đặc biệt của công
nghệ cao trên thế giới trong những thập kỷ vừa qua đã đạt được những thành
tựu hết sức to lớn, làm cho khoa học và cơng nghệ nói chung, đặc biệt cơng
nghệ cao nói riêng trở thành động lực, một trong những yếu tố và điều kiện
chủ yếu bảo đảm tốc độ và chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế - xã hội
của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, nâng cao sức cạnh tranh của
nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của nhân dân ở mỗi quốc gia.
Ý thức được vai trị của khoa học và cơng nghệ, Đảng và Nhà nước ta
đã và đang dành sự quan tâm ngày càng nhiều hơn cho sự phát triển khoa học
và công nghệ, coi phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu;
đồng thời đặc biệt chú trọng việc ứng dụng, nghiên cứu và phát triển công
nghệ cao.
Đà Nẵng là một trong những thành phố lớn trực thuộc trung ưng, có
dân số lớn, điều kiện tự nhiên thuận lợi, là tiềm năng để thu hút các nhà đầu
tư vào nhiều lĩnh vực. Ngày 16/10/2003, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết
3
33-NQ/TW về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Đà Nẵng đến
năm 2020. Trong đó xác định:
“Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả
nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung
tâm công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu
mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế;
trung tâm bưu chính - viễn thơng và tài chính - ngân hàng; một trong những
trung tâm văn hóa - thể thao, giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ
của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng,
an ninh của khu vực miền Trung và cả nước”. Đồng thời, xác định phương
hướng phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 là “chú trọng phát triển
công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao, xây dựng trung tâm
công nghệ cao”.
Tuy nhiên hiện nay, việc đầu tư vào khu công nghệ cao vẫn còn nhiều
hạn chế. Các dự án, ứng dụng của khoa học và công nghệ triển khai chậm,
hầu hết là ở quy mơ nhỏ, nguồn vốn đầu tư cịn thấp. Nhu cầu đầu tư cho sự
phát triển khu công nghệ cao rất lớn nhưng vốn huy động được quá ít,...
Làm thế nào để thu hút được nhiều các nhà đầu tư vào Khu công nghệ cao ở
Đà Nẵng trong thời gian tới. Và các chính sách hiện nay có những bất cập để
thay đổi, chỉnh sửa và bổ sung,....Đó là một trong những nhiệm vụ cần thiết
để nâng cao sự phát triển của Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Xuất phát từ
những yêu cầu thực tiễn, chọn đề tài “NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CHÍNH
SÁCH THU HÚT CÁC NHÀ ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHỆ CAO
ĐÀ NẴNG” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu:
Thu hút đầu tư nói chung và thu hút đầu tư vào Khu Cơng Nghệ cao nói riêng
là một vấn đề mang tính chiến lược đã được Đảng và Nhà Nước ta quan tâm
thể hiện qua chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay những vấn đề bất cập trong chính sách thu hút các nhà
đầu tư, trợ vào Khu Công Nghệ Cao Đà Nẵng chưa được làm rõ và bổ sung.
Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh
thu hút các nhà đầu tư, vào Khu CNC Đà Nẵng là vấn đề rất cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
4
Đề tài góp phần làm rõ những cơ sở lí luận , thực tiễn của các chính sách
thu hút các nhà đầu tư, các nhà tài trợ vào khu CNC Đà Nẵng, phân tích thực
trạng, đề xuất phương hướng chính sách và bổ sung để đẩy mạnh thu hút các
nhà đầu tư đầu tư vào các dự án của khu CNC Đà Nẵng.
CHƯƠNG 2:
Thực trạng các chính sách đối với các nhà đầu tư, các
nhà tài trợ Khu công nghệ cao ở Đà Nẵng
I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở Đà nẵng ảnh hưởng đến thu hút
đầu tư khu công nghệ cao
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1.
Vị trí địa lí:
5
Thành phố Đà Nẵng gồm
vùng đất liền và vùng quần đảo
trên biển Đông. Vùng đất liền nằm
ở 15055' đến 16014' vĩ độ Bắc,
107018' đến 108020' kinh độ Đông,
Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế,
Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam,
Đông giáp Biển Đơng. Vùng biển
gồm quần đảo Hồng Sa nằm ở
15045’ đến 17015’ vĩ độ Bắc,
1110 đến 1130 kinh độ Đông, cách
đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng
Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý
về phía Nam.
Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường
bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đơ Hà Nội 764km
về phía Bắc, cách thành phố Hồ
Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngồi ra, Đà Nẵng cịn là trung điểm của 4
di sản văn hố thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ
Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong
những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào,
Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua
Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm
ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế,
thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển
nhanh chóng và bền vững.
6
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2; trong đó,
các quận nội thành chiếm diện tích 241,51 km2, các huyện ngoại thành chiếm
diện tích 1.041,91 km2.
Vị trí địa lí của Đà nẵng được coi là nguồn lợi để phát triển kinh tế xã hội, các ngành khoa học công nghệ tiên tiến. Với địa thế này, Đà Nẵng có
điều kiện hội nhập và phát triễn ở nhiều lĩnh vực và trung tâm trọng điểm
cho các hoạt động của của miên Trung – Tây Nguyên.
1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
* Khí hậu:
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ
cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu
miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía
Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và
mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông
nhưng không đậm và không kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8,
trung bình từ 28-300C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18230C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình
khoảng 200C.
Độ ẩm khơng khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung
bình từ 85,67 - 87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ 76,67 77,33%.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm/năm; lượng mưa cao nhất
vào các tháng 10, 11, trung bình từ 550 - 1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các
tháng 1, 2, 3, 4, trung bình từ 23-40 mm/tháng.
Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6,
trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ
69 đến 165 giờ/tháng.
* Thủy văn:
7
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên khơng lớn, nhưng lại có
mạng lưới sơng rất phức tạp. Các sông thuộc Thành phố chủ yếu là các sông
thuộc hạ lưu hệ thống sông Vu Gia- Thu Bồn, chế độ thuỷ văn trên các sông
này chịu sự chi phối trực tiếp bởi chế độ mưa trên toàn lưu vực, mà phần lớn
diện tích lưu vực sơng Vu Gia- Thu Bồn nằm trên địa phận tỉnh Quảng Nam,
chỉ có lưu vực sơng Cu Đê và T Loan là có lưu vực nằm trọn trong địa
phận của TP Đà Nẵng.
Theo báo cáo của Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Trung Trung bộ,
năm 2008, dịng chảy trên các sơng Đà Nẵng nhìn chung diễn biến khá phức
tạp, có sự khác thường so với trung bình nhiều năm (TBNN). Vào mùa cạn,
dịng chảy trên hầu hết các sông khá ổn định, riêng thời kỳ cuối tháng 4 và
giữa tháng 5 dòng chảy đã có sự biến động mạnh. Trong năm đã xuất hiện 6
đợt lũ vừa và nhỏ, mực nước đỉnh lũ lớn nhất năm trên sông Hàn đạt trên
mức báo động 2 hầu hết các sông đạt mức báo động 3. Mực nước trung bình
năm trên các sơng ở mức xấp xỉ và cao hơn TBNN.
* Tài nguyên sinh vật:
Đà Nẵng có một lợi thế rất lớn về địa hình và được thiên nhiên ban tặng
cho nhiều sinh vật có giá trị, là một trong những thành phố hiếm có trên thế
giới về ĐDSH, nơi hội tụ sự đa dạng các hệ sinh thái rừng, biển và sông; với
hơn 1.200km2 kể cả huyện đảo Hồng Sa, diện tích rừng chiếm gần 50%,
đường bờ biển 72km và trên 1.000ha diện tích lưu vực sơng, hồ và vùng
trũng. Thành phố có 2 khu bảo tồn thiên nhiên: Sơn Trà với hệ thực và động
vật mang đặc trưng bán đảo và Bà Nà - Núi Chúa; khu bảo vệ cảnh quan
Nam Hải Vân, một phần của vùng sinh thái Trường Sơn - một trong 200 vùng
sinh thái tiêu biểu toàn cầu, nơi cư trú của nhiều lồi sinh vật độc đáo.
Nằm ở phía Đơng thành phố, Sơn Trà có thảm thực vật tự nhiên với 3 kiểu
rừng. Hệ thực vật mang tính giao lưu giữa 2 vùng phía Bắc và phía Nam. Tại
đây đã thống kê được 985 loài thực vật bậc cao, 287 loài động vật. Đặc biệt,
giá trị bảo tồn nguồn gene có 22 loài thực vật và 15 loài động vật quý hiếm,
trong đó quần thể Voọc chà vá chân nâu được coi là biểu tượng bảo tồn của
bán đảo Sơn Trà. Phía Tây thành phố là Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi
Chúa có thảm thực vật gồm có 5 kiểu sinh cảnh khác nhau. Hệ thực vật và
động vật mang tính giao lưu giữa 2 vùng phía Bắc và Nam bao gồm 750 lồi,
trong đó có 311 lồi thực vật thân gỗ với 4 loài đặc hữu Việt Nam và 27 loài
8
đặc hữu Trung bộ. Đặc biệt, quần thể Hồng Diệp và quần thể Đào Chuông
được xem là biểu tượng bảo tồn của Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi
chúa.
Trong khi đó, vùng biển của thành phố ghi nhận được 3 hệ sinh thái
chủ yếu là rạn san hô, thảm cỏ biển và rong biển, đặc biệt đã xác định 191
lồi san hơ và nhiều lồi động vật biển như cá rạn san hô, động vật thân mềm,
giáp xác, cầu gai, động thực vật phù du… Đây là những hệ sinh thái quan
trọng cho đời sống của nhiều loài sinh vật sống đáy, tạo nên sự ĐDSH và
phong phú về loài ở vùng biển Đà Nẵng.
Tuy nhiên, hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nguồn tài nguyên
ĐDSH của thành phố đã và đang bị suy giảm. Một số hệ sinh thái và môi
trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều lồi đang đứng trước nguy cơ tuyệt
chủng.
* Tài ngun khống sản:
Thành phố Đà Nẵng có nhiều khống sản, cụ thể:
+ Cát trắng: Tập trung ở khu vực Nam Ô, trữ lượng khoảng 5 triệu m3.
+ Đá hoa cương: Chủ yếu có ở khu vực Non Nước, tuy nhiên loại đá này chỉ
dùng để bảo vệ khu di tích nổi tiếng Ngũ Hành Sơn.
+ Đá xây dựng: Đây là loại khoáng sản chủ yếu của thành phố Đà Nẵng, tập
trung ở khu vực phía tây, bắc và tây nam thành phố.
+ Đá phiến lợp: Tập trung ở thôn Phò Nam, xã Hòa Bắc; đây là loại đá filit
màu xám đen, có thể tách thành từng tấm với kích thước (0,5 x 10) x 0,30,5m; trữ lượng khoảng 500.000m3.
+ Cát, cuội sỏi xây dựng: Cát tập trung ở khu vực thuộc các lịng sơng Vĩnh
Điện, Túy Loan, sơng n, Cầu Đỏ, Cẩm Lệ, Cu Đê; cuội sỏi có ở các khu
vực Hòa Bắc, Hòa Liên.
+ Laterir: Thành phố Đà Nẵng hiện có 3 mỏ được nghiên cứu sơ lược, đó là:
La Châu, Hịa Cầm, Phước
9
Ninh.
+ Vật liệu san lấp: Chủ yếu là lớp trên mặt của các đá phiến hệ tầng Bol-Atek
bị phong hóa, có nơi lớp này dày đến 40-50m, thường tập trung chủ yếu ở
các khu vực Hòa Phong, Hòa Sơn, Đa Phước.
+ Đất sét: Trữ lượng khoảng 38 triệu m3.
+ Nước khống: Có ở khu vực Đồng Nghệ, lưu lượng tự chảy khoảng
72m3/ngày.
Bên cạnh các loại khống sản nói trên, vùng thềm lục địa Đà Nẵng có nhiều
triển vọng về dầu khí, hiện đang được tiến hành thăm dị.
1.1.
Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.1.1.
Đặc điểm kinh tế
Đà Nẵng được xác định là một trong những trung tâm kinh tế với tốc
độ tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức cao và khá ổn định.
Với những ưu đãi thiên nhiên ban tặng và nỗ lực khơng ngừng của
chính quyền thành phố trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch,
Đà Nẵng đã và đang trở thành một trong những điểm hẹn du lịch hấp dẫn
nhất trong khu vực.
Cơ cấu kinh tế (2011):
Dịch vụ
52,98%
Công nghiệp và Xây dựng
43,84%
10
Nông nghiệp
3,18%
Mục tiêu đến năm 2020 là:
Dịch vụ
55,6%
Công nghiệp và Xây dựng
42,8%
Nông nghiệp
1,6%.
(Nguồn: Niên giám Thống kê Đà Nẵng 2011)
1.1.2.
Nguồn nhân lực
Tính đến 30/11/2011, lực lượng lao động tồn thành phố là 453.400
người, chiếm 48% tổng dân số của thành phố, trong đó:
- Cơng nhân kỹ thuật : 37.130 người
- Trung cấp
: 25.580 người
- Đại học, cao đẳng
: 81.770 người
- Khác
: 309.000 người
Tỷ lệ lao động qua đào tạo (ước năm 2011) : 52%
Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề (ước năm 2011) : 39%
Theo Quy hoạch phát triển nhân lực của thành phố đến năm 2020, Đà
Nẵng có 70% lao động qua đào tạo, trong đó có 21% có trình độ đại học, cao
đẳng; 16% - trung cấp chuyên nghiệp và 33% công nhân kỹ thuật.
11
Đà Nẵng là trung tâm giáo dục - đào tạo lớn nhất của khu vực miền
Trung – Tây Nguyên và là trung tâm lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh).
Đà Nẵng có 01 Đại học vùng là Đại học Đà Nẵng với 06 trường thành
viên (04 trường đại học và 02 trường cao đẳng), 04 trường đại học độc lập,
13 trường cao đẳng, 7 trường trung cấp nghề, 17 trung tâm dạy nghề và 33 cơ
sở khác có dạy nghề.
Trong những năm gần đây, Đại học Đà Nẵng đã hợp tác và ký biên bản
ghi nhớ với nhiều trường đại học của các nước: Đại học Queensland (Úc),
Ryukoku (Nhật), Zealand, HAN (Hà Lan), Grenoble (Pháp),… trong đào tạo
nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học.
Theo Quy hoạch phát triển, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm
2015, định hướng đến năm 2020, Đà Nẵng sẽ xây dựng một số trường đại
học và viện nghiên cứu: Đại học Quốc tế, Đại học Công nghệ Thông tin và
Truyền thông, Đại học Y Dược (Nâng cấp từ khoa Y Dược hiện nay), Đại học
Kỹ thuật Y tế (nâng cấp từ trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế TW II), Đại học
Mở, Viện Đào tạo Sau Đại học…
1.2.
Đặc điểm Khu công nghệ cao ảnh hưởng đến nguồn lực thu hút
* Vị Trí:
Khu cơng nghệ cao Đà Nẵng được xây dựng tại xã Hòa Liên và xã Hòa
Ninh, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, trên tuyến đường cao tốc Đà
Nẵng - Dung Quất, nối liền các khu kinh tế trọng điểm miền Trung: Khu
Kinh tế Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên - Huế), Khu Kinh tế Chu Lai (tỉnh
Quảng Nam), Khu Kinh tế Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi); cách trung tâm
thành phố Đà Nẵng 22km, cách Sân bay Quốc tế Đà Nẵng 17km và cách
Cảng Tiên Sa 25km.
Tổng diện tích quy hoạch Khu cơng nghệ cao Đà Nẵng: 1129,76 ha.
* Điều kiện tự nhiên:
12
Địa hình
Vị trí quy hoạch xây dựng Khu cơng nghệ cao có nền đất cao, khơng bị
ngập lụt về mùa mưa; phía Bắc và phía Nam có núi bao bọc nên có khả năng
hạn chế tối đa tác động của bão.
Địa chất
Nền địa chất thuộc hệ mác ma biến chất, kết tinh (đá phiến kết tinh),
thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khơng tốn kém chi phí cho việc
chống lún (theo bản đồ Địa chất Việt Nam – Campuchia - Lào 1935 của
J.Fromaget và cộng sự).
Môi trường sinh thái
Khu vực Khu cơng nghệ cao Đà Nẵng có mơi trường sinh thái hài hịa
với cảnh quan thiên nhiên, mơi trường tự nhiên trong sạch, có đồng bằng, có
núi, có rừng cây xanh, gần sơng Cu Đê, gần Khu du lịch Bà Nà.
Trong ranh giới quy hoạch có hồ Hồ Trung với diện tích mặt nước hơn
86 ha, ảnh hưởng tích cực đến mơi trường sinh thái và cơng tác xây dựng
cảnh quan trong Khu công nghệ cao.
* Cơ sở hạ tầng:
Hệ thống giao thông
Đường Trung tâm với chiều rộng lộ giới 51m là trục đường chính chạy
theo hướng Đông - Tây dẫn vào Khu công nghệ cao. Cùng với dải cây xanh
phân cách ở giữa và khu vực nút đấu nối với tuyến Quốc lộ Nam hầm Hải
Vân tạo thành trục không gian, điểm nhấn kiến trúc cảnh quan cho Khu công
nghệ cao Đà Nẵng.
Các đường phân khu có chiều rộng lộ giới từ 22,5m đến 33m; các
đường nội bộ trong từng khu chức năng có chiều rộng lộ giới từ 8m đến
15,5m.
Hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải trong Khu cơng
nghệ cao được tách riêng hồn tồn, đảm bảo khơng ngập lụt và làm chủ
công tác xử lý nước thải công nghiệp, sinh hoạt triệt để.
Nước thải của các Dự án sản xuất kinh doanh sau khi được xử lý cục
bộ, đạt yêu cầu đầu ra theo quy định sẽ được đấu nối vào hệ thống ống dẫn về
Nhà máy xử lý nước thải tập trung của Khu công nghệ cao. Nhà máy nước
thải tập trung thải có quy mơ công suất: 18.000m3/ngày đêm, gồm 4 mô-đun.
Giai đoạn đầu sẽ đầu tư một mơ-đun có cơng suất 4.500 m3/ngày đêm, đảm
bảo xử lý triệt để đạt Quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành.
13
Hệ thống cấp nước
Nguồn nước cung cấp cho Khu công nghệ cao Đà Nẵng dự kiến được
lấy từ Nhà máy nước Hịa Liên có cơng suất 240.000m3/ngày đêm. Hiện nay
nhà máy đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và sẽ hoàn thành vào năm
2018.
Trong giai đoạn đầu, khi Nhà máy nước Hịa Liên chưa hồn thành, Khu
cơng nghệ cao sẽ được cấp nước tạm từ tuyến ống D225 trên tuyến đường
tránh Nam hầm Hải Vân. Nguồn nước lấy từ trạm bơm tăng áp DT602; trạm
bơm có cơng suất 120m3/h, H = 70m.
Hệ thống cấp điện
Trong Khu công nghệ cao Đà Nẵng sẽ được ngành Điện đầu tư xây
dựng trạm 110/22kV có quy mơ cơng suất 2x63MVA. Dự kiến năm 2015 sẽ
đưa vào vận hành trước 01 máy biến áp 63MVA. Đường dây 110kV mạch
kép cấp điện cho trạm sẽ đấu nối chuyển tiếp trên mạch đường dây 110kV
Hòa Khánh - Hầm Hải Vân, đảm bảo chất lượng nguồn điện và thời gian cấp
điện liên tục cho Khu công nghệ cao.
Hệ thống công nghệ thông tin, truyền thông
Cùng với hệ thống cáp quang đã được dẫn đến Khu công nghệ cao Đà
Nẵng, Ban Quản lý đã phối hợp với VNPT Đà Nẵng để cung cấp tất cả các
dịch vụ thông tin, truyền thông, đảm bảo liên lạc, bảo mật, an tồn và an ninh
mạng.
II. Tình hình thu hút các nhà đầu tư vào Khu công nghệ cao trong thời
gian qua:
II.1. Q trình hình thành và phát triển Khu cơng nghệ cao
- Thành lập
Khu công nghệ cao Đà Nẵng là Khu công nghệ cao (KCNC) đầu tiên ở khu
vực miền Trung và là KCNC đa chức năng cấp quốc gia thứ ba của cả nước,
được thành lập theo Quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày 28/10/2010 của Thủ
tướng Chính phủ.
- Mục tiêu phát triển
+ Thu hút các nguồn lực công nghệ cao (CNC) trong nước và nước ngoài, tạo
động lực thúc đẩy phát triển CNC. Gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; thúc đẩy đổi
mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp CNC và phát
triển thị trường khoa học và công nghệ.
14
+ Hình thành và phát triển một số ngành cơng nghiệp CNC, góp phần quan
trọng vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế, sức cạnh tranh của các sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ của thành phố Đà Nẵng và khu vực miền Trung - Tây
Nguyên, Việt Nam.
- Sứ mệnh
+ Nghiên cứu, ươm tạo, phát triển, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao.
+ Đào tạo nhân lực công nghệ cao.
+ Ươm tạo doanh nghiệp cơng nghệ cao.
+ Thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
+ Sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghệ cao.
+ Đầu tư mạo hiểm.
II.2. Những hình thức chính sách thu hút các nhà đầu tư vào Khu công
nghệ cao
II.2.1. Lĩnh vực thu hút đầu tư
II.2.1.1. NHÓM NGÀNH NGHỀ THU HÚT ĐẦU TƯ
(Theo Quyết định số 9233/QĐ-UBND ngày 08/11/2012 của UBND thành phố
Đà Nẵng)
1. Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thủy sản và y tế
2. Công nghệ vi điện tử, cơ điện tử và quang điện tử
3. Công nghệ tự động hóa và cơ khí chính xác
4. Cơng nghệ vật liệu mới, công nghệ nano, năng lượng mới
5. Công nghệ thông tin, truyền thông và phần mềm tin học
6. Cơng nghệ mơi trường, cơng nghệ phục vụ hóa dầu và một số công nghệ
đặc biệt khác.
II.2.1.2. DANH MỤC DỰ ÁN SẢN XUẤT KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ
VÀO KHU CƠNG NGHỆ CAO ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN
2012-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 9233/QĐ-UBND ngày 08/11/2012 của
UBND thành phố Đà Nẵng)
ST
T
Tên dự án
Suất đầu
Hình thức
tư tối thiểu đầu tư
15
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Sản xuất protein, enzym tái tổ hợp sử
dụng trong dược phẩm, thực phẩm,
công nghiệp và xử lý môi trường.
Sản xuất chế phẩm vi sinh vật dùng
trong nông nghiệp, xử lý môi trường
(đạt tiêu chuẩn quốc tế).
Sản xuất phần mềm điều khiển thiết bị
đầu cuối 3G và mạng thế hệ sau. Soft
phone và codecs hỗ trợ đa dịch vụ trên
nền 3G và mạng thế hệ sau.
Sản xuất hệ thống thiết bị đo lường,
các cơ cấu chấp hành, các bộ điều
khiển và giám sát tự động cho các hệ
thống thiết bị đồng bộ trong các nhà
máy lọc hóa dầu, nhà máy điện, nhà
máy xi măng, dây chuyền sản xuất
thực phẩm, dược phẩm, nông nghiệp.
Sản xuất bộ biến đổi thông minh từ
năng lượng gió và mặt trời (Smart
solar/wind inverter). Tấm pin năng
lượng mặt trời thông minh kết nối điện
lưới và Internet.
Sản xuất vật liệu phục vụ q trình thu,
lưu trữ và chuyển hóa các nguồn năng
lượng mới.
Sản xuất thiết bị y tế kỹ thuật số: máy
X quang, máy siêu âm màu, máy điện
não. Thiết bị laser y tế. Động cơ, máy
khoan dùng cho nha khoa.
Sản xuất vật liệu linh kiện vi cơ điện tử
và cảm biến theo nguyên lý mới.
Sản xuất vật liệu bán dẫn để chế tạo
mạch tổ hợp (IC) và linh kiện điện tử
chuyên dụng.
Sản xuất các sản phẩm thuộc lĩnh vực
(triệu
USD/ha)
15
Mọi hình
thức
15
Mọi hình
thức
15
Mọi hình
thức
15
Mọi hình
thức
15
Mọi hình
thức
15
Mọi hình
thức
15
Mọi hình
thức
15
Mọi hình
thức
Mọi hình
thức
15
15
Mọi hình
16
cơng nghệ tự động hóa và cơ khí chính
xác.
thức
II.2.1.3. DANH MỤC CÔNG NGHỆ CAO ĐƯỢC ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của
Thủ tướng Chính phủ)
1. Cơng nghệ thiết kế, chế tạo các vi mạch điện tử tích hợp (IC);
2. Cơng nghệ thiết kế, chế tạo màn hình độ phân giải cao;
3. Cơng nghệ phát triển hệ điều hành cho máy tính và các thiết bị di động, hệ
quản trị cơ sở dữ liệu, phần mềm nền tảng cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng;
4. Công nghệ thiết kế, chế tạo các hệ thống nhúng;
5. Công nghệ đảm bảo an ninh, an tồn mạng và bảo mật thơng tin ở mức
cao;
6. Cơng nghệ trí tuệ nhân tạo;
7. Cơng nghệ tính tốn phân tán và tính tốn hiệu năng cao;
8. Cơng nghệ dữ liệu lớn và xử lý dữ liệu lớn;
9. Công nghệ mạng thế hệ sau (NGN, LTE-A, IMT-advanced);
10. Công nghệ ảo hóa và tính tốn đám mây;
11. Cơng nghệ truyền hình số thế hệ thứ 2 và các thế hệ sau;
12. Cơng nghệ truyền hình tương tác, cơng nghệ truyền hình lai ghép;
13. Công nghệ điện tử linh hoạt (FE);
14. Công nghệ tin sinh học;
15. Công nghệ thiết kế, chế tạo các thiết bị điều khiển, bộ biến đổi điện tử
công suất dùng cho ngành điện, ngành cơ khí chế tạo;
16. Cơng nghệ chuyển hóa và lưu trữ các nguồn năng lượng tái tạo;
17. Công nghệ hàng không, vũ trụ;
18. Công nghệ thiết kế, chế tạo các cơ cấu chấp hành, các bộ điều khiển và
giám sát tự động cho các hệ thống thiết bị đồng bộ trong các nhà máy lọc hóa
dầu, nhà máy điện, nhà máy xi măng, dây chuyền sản xuất thực phẩm, dược
phẩm, phân bón, chế biến nơng, lâm, thủy, hải sản và cơng trình thủy;
19. Cơng nghệ thiết kế, chế tạo thiết bị và dụng cụ đo lường thế hệ mới;
20. Công nghệ thiết kế, chế tạo robot;
21. Công nghệ thiết kế và sản xuất nhờ máy tính (CAD/CAM/CAE), cơng
nghệ sản xuất linh hoạt (FMS), cơng nghệ sản xuất tích hợp (CIM) để sản
xuất sản phẩm có độ phức tạp cao;
17
22. Cơng nghệ điều khiển độ chính xác gia cơng cơ khí;
23. Cơng nghệ thiết kế, chế tạo, lắp ráp hạ thủy giàn khoan và các kết cấu
siêu trường siêu trọng phục vụ ngành dầu khí;
24. Cơng nghệ khoan thế hệ mới trong thăm dị dầu khí;
25. Cơng nghệ thiết kế, chế tạo tàu thủy cỡ lớn và tàu có tính năng phức tạp;
26. Cơng nghệ thiết kế, chế tạo máy nông nghiệp thế hệ mới;
27. Công nghệ thiết kế, chế tạo khn mẫu kỹ thuật độ chính xác cao;
28. Công nghệ thiết kế, chế tạo các hệ thống thiết bị quang học tiên tiến;
29. Công nghệ thiết kế, chế tạo các thiết bị phục vụ chẩn đoán và điều trị
bằng hình ảnh dùng trong y tế, thiết bị y tế sử dụng công nghệ hạt nhân, thiết
bị tiêm truyền dịch tự động;
30. Công nghệ gia công vật liệu bằng siêu âm, tia lửa điện, plasma, laser;
31. Công nghệ xử lý bề mặt và hàn trong môi trường đặc biệt;
32. Công nghệ tiệt khuẩn nhiệt độ thấp; công nghệ xử lý chất thải rắn y tế
nguy hại bằng microwave, plasma;
33. Công nghệ thiết kế, chế tạo hệ thống vi cơ điện tử (MEMS), hệ thống
nanô cơ điện tử (NEMS) và cảm biến theo nguyên lý mới;
34. Công nghệ gen ứng dụng trong chẩn đốn, giám định, điều trị;
35. Cơng nghệ chế tạo, sản xuất vắc-xin tái tổ hợp, protein tái tổ hợp;
36. Công nghệ tế bào gốc ứng dụng trong tái tạo mô và cơ quan;
37. Công nghệ tế bào mô, phôi động vật; công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực
vật;
38. Công nghệ chế tạo, sản xuất kháng thể đơn dịng;
39. Cơng nghệ Genomics, Proteomics, Metabolomics;
40. Cơng nghệ vi sinh phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường;
41. Công nghệ chế tạo, sản xuất các chế phẩm sinh học thế hệ mới phục vụ
bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản và dược liệu;
42. Công nghệ sản xuất các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích dục tố thủy
sản, phân bón thế hệ mới đạt tiêu chuẩn quốc tế;
43. Công nghệ chế tạo vật liệu bán dẫn, quang điện tử, quang tử và siêu vật
liệu biến hóa (metamaterials);
44. Công nghệ chế tạo vật liệu từ cao cấp;
45. Công nghệ sản xuất hợp kim đặc biệt;
46. Công nghệ điện phân nhơm với dịng điện 500 KA;
47. Cơng nghệ chiết trong sản xuất vật liệu siêu sạch ở quy mô công nghiệp;
48. Công nghệ chế tạo vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, thân thiện với môi trường
hoặc sử dụng trong môi trường khắc nghiệt;
18
49. Công nghệ sản xuất vật liệu polyme tổ hợp và composite nền cao phân tử
chất lượng cao, bền với khí hậu nhiệt đới;
50. Cơng nghệ sản xuất polyme sinh học có khả năng tự phân hủy;
51. Cơng nghệ chế tạo sơn chuyên dụng cao cấp, thân thiện với môi trường;
52. Công nghệ vật liệu xúc tác, hấp thụ để tái chế cặn dầu và dầu thải tạo ra
các sản phẩm dầu gốc có phẩm cấp từ API nhóm II (hoặc tương đương) trở
lên;
53. Công nghệ chế tạo cao su kỹ thuật cao cấp chuyên dụng cho chế tạo máy,
điện, điện tử, an ninh quốc phịng;
54. Cơng nghệ sản xuất gốm sứ kỹ thuật cao cấp cho công nghiệp điện, điện
tử, chế tạo máy;
55. Công nghệ chế tạo vật liệu sợi thủy tinh đặc biệt, sợi cácbon;
56. Công nghệ vật liệu nanô;
57. Công nghệ chế tạo vật liệu và sản phẩm cấy ghép can thiệp vào cơ thể
con người;
58. Công nghệ sản xuất hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho các hệ thống xét
nghiệm tự động và đồng bộ.
II.2.1.4. DANH MỤC SẢN PHẨM CƠNG NGHỆ CAO ĐƯỢC
KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25 /11/ 2014 của
Thủ tướng Chính phủ)
1. Hệ điều hành cho máy tính, các thiết bị di động; hệ quản trị cơ sở dữ liệu;
phần mềm nền tảng cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng;
2. Phần mềm đảm bảo an ninh, an tồn mạng và bảo mật thơng tin ở mức
cao;
3. Phần mềm và giải pháp xác thực đa yếu tố;
4. Phần mềm nhận dạng chữ viết, hình ảnh và âm thanh, cử chỉ, chuyển động,
ý nghĩ và sinh trắc học;
5. Phần mềm điều khiển thiết bị đầu cuối mạng thế hệ sau. Soft phone và
codecs hỗ trợ đa dịch vụ trên nền mạng thế hệ sau;
6. Phần mềm cho hệ thống ứng dụng RFID;
7. Phần mềm xử lý thông tin Y - Sinh;
8. Phần mềm nền chuyên dụng cho đo lường và điều khiển;
9. Phần mềm và dịch vụ ứng dụng trong hệ thống giao thông thông minh;
10. Dịch vụ thiết kế và tối ưu hóa các mạng lưới và hệ thống viễn thông trong
hạ tầng viễn thông quốc gia;
19
11. Dịch vụ tích hợp hệ thống điện tốn đám mây;
12. Dịch vụ tích hợp hệ thống ứng dụng Internet IPv6, Internet di động, Web
thế hệ mới;
13. Thiết bị kỹ thuật số xử lý và truyền dữ liệu tự động;
14. Thiết bị lưu trữ dữ liệu dung lượng lớn;
15. Thẻ thông minh và đầu đọc thẻ thông minh;
16. Thẻ RFID, thiết bị đọc thẻ RFID;
17. Thiết bị nhận dạng chữ viết, tiếng nói, hình ảnh, cử chỉ, chuyển động, ý
nghĩ và sinh trắc học;
18. Thiết bị đảm bảo an ninh, an tồn mạng và bảo mật thơng tin ở mức cao;
19. Hệ thống thiết bị ngôi nhà thông minh;
20. Hệ thống thiết bị điều khiển thông minh cho nhà lưới, nhà kính;
21. Hệ thống điều khiển giao thơng thơng minh;
22. Thiết bị, phần mềm, phụ kiện mạng thế hệ sau (NGN, LTE-A, IMTadvanced);
23. Webcam thế hệ mới; thiết bị khuếch đại âm tần kỹ thuật số; bộ tăng âm
kỹ thuật số;
24. Thiết bị đầu cuối di động thông minh thế hệ mới;
25. Các thiết bị thu, phát và chuyển đổi tín hiệu sử dụng trong truyền hình số
thế hệ thứ 2 và các thế hệ sau;
26. Thiết bị truy cập vơ tuyến indoor/outdoor thế hệ mới;
27. Máy tính song song, máy tính hiệu năng cao;
28. Màn hình độ phân giải cao;
29. Linh kiện bán dẫn điện tử công suất thế hệ mới;
30. Vi mạch điện tử tích hợp (IC);
31. Cảm biến và cơ cấu chấp hành thông minh;
32. Chip sinh học; cảm biến sinh học;
33. Sản phẩm, mạch điện tử linh hoạt (FE);
34. Hệ thống vi cơ điện tử (MEMS), nanô cơ điện tử (NEMS) và các thiết bị
ứng dụng;
35. Động cơ điện cỡ nhỏ có tính năng và chất lượng cao;
36. Tổ máy phát điện có cơng suất từ 50 MW trở lên;
37. Máy phát cho nhà máy nhiệt điện công suất 600 MW trở lên;
38. Hệ thống phát điện dùng năng lượng gió, mặt trời, thủy triều, sóng biển,
địa nhiệt;
39. Máy biến áp 500 kV trở lên;
40. Hệ SCADA cho lưới điện. Bộ bảo vệ rơ le kỹ thuật số cho hệ thống điện;
20
41. Bộ biến đổi điện năng thông minh từ năng lượng gió và mặt trời; tấm pin
năng lượng mặt trời hiệu suất cao và thân thiện môi trường;
42. Thiết bị biến đổi điện tử công suất dùng cho trạm phát điện năng lượng
tái tạo, truyền tải điện thông minh, các hệ truyền động điện công nghiệp, các
bộ nguồn điện phân dịng điện lớn dùng trong cơng nghiệp hóa chất và tuyển
quặng;
43. Pin, ắc quy có hiệu năng cao, dung lượng lớn; các bộ tích lũy điện năng
dùng siêu tụ điện;
44. Thiết bị và dụng cụ đo đạc, quan trắc kỹ thuật số;
45. Máy đo khoảng cách bằng laser;
46. Thước cặp các loại với độ chính xác đến 10 micromet (microns); panme
các loại có độ chính xác cao;
17. Máy chiếu biến dạng;
48. Máy và dụng cụ kỹ thuật số đo lưu lượng, áp suất của chất lỏng, chất khí;
49. Thiết bị và dụng cụ kỹ thuật số phân tích lý hóa;
50. Thiết bị và dụng cụ kỹ thuật số đo độ nhớt, độ xốp, độ giãn nở, sức căng
bề mặt;
51. Thiết bị và dụng cụ kỹ thuật số đo nhiệt lượng, âm lượng và ánh sáng;
52. Máy hiện sóng, máy phân tích phổ, máy đo bức xạ sử dụng kỹ thuật số;
53. Các bộ điều khiển, giám sát tự động và các cơ cấu chấp hành cho các hệ
thống thiết bị đồng bộ trong các nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy điện, nhà máy
xi măng lò quay, dây chuyền sản xuất thực phẩm, dược phẩm, phân bón, chế
biến nơng, lâm, thủy, hải sản và cơng trình thủy;
54. Bộ điều khiển số (CNC) cho các máy công cụ và các máy gia công chế
tạo;
55. Thiết bị điều khiển và hệ thống tự động cho các loại máy nâng hạ có
trọng tải lớn;
56. Hệ thống tự động cân bằng trong tầu thủy;
57. Cần cẩu tầu thủy cỡ lớn, cần trục tải trọng lớn;
58. Thiết bị nâng hạ tải trọng lớn;
59. Giàn khoan tự nâng, giàn khoan nửa nổi nửa chìm cho khai thác dầu khí;
60. Máy trung tâm gia cơng cơ khí độ chính xác cao thế hệ mới;
61. Robot cơng nghiệp chuỗi hở, robot song song có 3 bậc tự do trở lên;
62. Động cơ AC servo chuyên dụng, hệ truyền động servo nhiều trục, hộp
giảm tốc có độ chính xác cao cho robot và máy CNC;
63. Khuôn mẫu kỹ thuật có độ chính xác cao;
64. Máy canh tác, chăm sóc, thu hoạch và sau thu hoạch thế hệ mới;
21
65. Hệ thống thiết bị chế biến và bảo quản thực phẩm có quy mơ cơng
nghiệp;
66. Thiết bị chẩn đốn hình ảnh;
67. Hệ thống lưu giữ và truyền hình ảnh cho y tế (PACS);
68. Hệ thống xét nghiệm tự động và đồng bộ;
69. Thiết bị thăm dò chức năng;
70. Thiết bị chẩn đoán và điều trị ung thư, tim mạch;
71. Thiết bị laser y tế;
72. Thiết bị vi phẫu kỹ thuật số;
73. Thiết bị nội soi chẩn đoán và điều trị;
74. Thiết bị tiêm truyền tự động;
75. Hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho các hệ thống xét nghiệm tự động và
đồng bộ;
76. Vật liệu và sản phẩm cấy ghép, can thiệp vào cơ thể con người;
77. Kính hiển vi quang học phức hợp;
78. Thấu kính, lăng kính, kính áp trịng chất lượng cao;
79. Thiết bị tạo tia laser cơng suất lớn (trừ điốt laser);
80. Vệ tinh và thiết bị vệ tinh;
81. Thiết bị và trạm thu phát đầu cuối của vệ tinh;
82. Thiết bị ứng dụng công nghệ định vị toàn cầu;
83. Thiết bị bay và phần mềm xử lý dữ liệu thu nhận từ thiết bị bay;
84. Giống cây trồng vật nuôi xuất khẩu chủ lực mới được tạo ra trên nền cơng
nghệ tế bào có năng suất cao, sạch bệnh, chất lượng cao được sản xuất ở quy
mơ cơng nghiệp;
85. Giống các loại thủy, hải sản có chất lượng cao, sạch bệnh, tăng trưởng tốt
và khả năng kháng bệnh cao với quy mô công nghiệp;
86. Chế phẩm vi sinh vật dùng trong nông nghiệp, bảo quản và chế biến
nông, lâm, thủy, hải sản, xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn quốc tế;
87. Các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thế hệ mới đạt tiêu chuẩn quốc
tế;
88. Thuốc điều hòa sinh trưởng cho cây trồng; thuốc kích dục tố thủy sản thế
hệ mới đạt tiêu chuẩn quốc tế;
89. Bộ KIT chẩn đoán một số bệnh của cây trồng, vật nuôi;
90. Các hormone tự nhiên, tổng hợp và dược phẩm chứa hormone;
91. Vắc-xin ADN tái tổ hợp, vắc-xin protein tái tổ hợp dùng cho người, gia
súc, gia cầm và thủy sản;
92. Vắc-xin đa liên, đa giá;
22
93. Tế bào, mô và các cơ quan thay thế được tạo ra từ tế bào gốc;
94. Bộ KIT chẩn đốn các loại bệnh, kiểm sốt an tồn thực phẩm cho người;
95. Dịch vụ giám định gen;
96. Vật liệu bán dẫn cho chế tạo vi mạch điện tử tích hợp (IC);
97. Vật liệu cho chế tạo linh kiện vi cơ điện tử và cảm biến theo nguyên lý
mới;
98. Vật liệu quang điện tử và quang tử;
99. Vật liệu có độ tinh khiết cao sản xuất bằng công nghệ chiết với quy mô
công nghiệp;
100. Vật liệu siêu dẻo, siêu bền, siêu nhẹ, thân thiện với môi trường;
101. Vật liệu composite nền kim loại, composite nền cao phân tử ứng dụng
trong kỹ thuật điện - điện tử sử dụng trong môi trường khắc nghiệt, trong xây
dựng bền với khí hậu nhiệt đới;
102. Vật liệu polyme sinh học có khả năng tự phân hủy; polyme siêu hấp thụ
nước sử dụng nguyên liệu nội địa;
103. Sơn chuyên dụng cao cấp, thân thiện với môi trường;
104. Vật liệu cao su kỹ thuật, cao su tổng hợp chuyên dụng phục vụ cho
ngành chế tạo máy, điện, điện tử;
105. Vật liệu gốm sứ kỹ thuật cho công nghiệp điện, điện tử;
106. Sợi cácbon cường độ cao dùng cho vật liệu composite;
107. Vật liệu tích trữ và chuyển hóa năng lượng mới;
108. Vật liệu từ cao cấp sử dụng trong lĩnh vực năng lượng;
109. Vật liệu nano cao cấp cho công nghiệp, nông nghiệp, y tế, sinh học và
môi trường;
110. Sản phẩm phủ màng mỏng bằng công nghệ lắng đọng vật lý từ pha hơi
(PVD) và lắng đọng hóa học từ pha hơi (CVD);
111. Ống composite, các phụ kiện ghép nối chịu áp lực cao và chống ăn mịn
hóa chất ứng dụng trong cơng nghiệp;
112. Thép hợp kim đặc biệt có độ bền cao dùng trong cơng nghiệp và xây
dựng;
113. Thép tấm, thép hình khổ lớn, thép ống không hàn chất lượng cao;
114. Nhôm phẩm cấp cao sản xuất bằng cơng nghệ điện phân với dịng điện
500 kA.
II.2.2. Chính sách ưu đãi đầu tư
Chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng: Ngày
13/11/2013, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số
23
36/2013/QĐ-UBND quy định Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào Khu
công nghệ cao Đà Nẵng (thay thế Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày
25/4/2012), cụ thể một số nội dung chính như sau:
- Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Ưu đãi về thuế suất: Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm. Thời
gian áp dụng thuế suất ưu đãi được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp
có doanh thu.
+ Ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế: Miễn thuế 4 năm đầu, giảm 50% số
thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Thời gian miễn thuế được tính liên tục
từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế.
- Ưu đãi tiền thuê đất
+ Giá thuê đất từ 5.250 - 10.500 đồng/m2/năm tuỳ theo loại dự án (dự án sản
xuất hoặc dự án kinh doanh dịch vụ), với 02 phương thức trả tiền thuê đất
linh hoạt: trả từng năm hoặc trả một lần cho toàn bộ thời gian thuê.
+ Miễn 11 năm tiền thuê đất đối với dự án xây dựng chung cư cho công nhân
làm việc tại Khu công nghệ cao.
+ Miễn 11 năm tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh
vực đặc biệt ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP
ngày 22/9/2006 của Chính phủ Việt Nam.
+ Miễn 03 năm tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh
vực ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày
22/9/2006 của Chính phủ Việt Nam.
- Ưu đãi tiền sử dụng hạ tầng
+ Miễn 100% tiền sử dụng hạ tầng trong 02 năm đầu kể từ ngày nhận giao
đất và giảm 50% trong 03 năm tiếp theo đối với các dự án nghiên cứu - phát
triển công nghệ cao, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công
nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao.
+ Miễn 100% tiền sử dụng hạ tầng trong 02 năm đầu kể từ ngày nhận giao
đất đối với các dự án thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư
phát triển và Danh mục sản phẩm cơng nghệ cao được khuyến khích phát
triển theo Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19/7/2010 của Thủ tướng
Chính phủ.
24
+ Giảm 50% tiền sử dụng hạ tầng trong 02 năm đầu kể từ ngày nhận giao đất
đối với các dự án sản xuất các sản phẩm thuộc Nhóm VI (Các sản phẩm công
nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao) trong Danh mục các sản phẩm
công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển theo Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày
26/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
II.2.3. Hỗ trợ nhà đầu tư
Bên cạnh các chính sách ưu đãi cho Nhà đầu tư, Ban Quản lý Khu
cơng nghệ cao cịn hỗ trợ Nhà đầu tư các dịch vụ sau:
- Cung ứng dịch vụ hành chính một cửa
- Hỗ trợ thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú
- Hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực công nghệ cao
- Hỗ trợ vay vốn
II.3. Kết quả áp dụng các chính sách thu hút các nhà đầu tư, các nhà
tài trợ vào Khu công nghệ cao ở Đà Nẵng
Sau thời gian triển khai giải phóng mặt bằng, đẩy mạnh xây dựng cơ
sở hạ tầng, đến nay Khu công nghệ cao (KCNC) Đà Nẵng thu hút được 04 dự
án; trong đó có 2 dự án triển khai xây dựng nhà xưởng và đi vào hoạt động,
bao gồm Công ty Tokyo Keiki Precision Technology vốn đầu tư 40 triệu
USD; Công ty Niwa Foundry Việt Nam, vốn đầu tư 30 triệu USD; 01 dự án
đang triển khai xây dựng là dự án Nhà máy dược phẩm với công nghệ Nano,
công nghệ sinh học và Trung tâm nghiên cứu – phát triển công nghệ cao tại
KCNC Đà Nẵng; cấp phép đăng ký đầu tư cho dự án Cơ sở nghiên cứu và
Phát triển vật liệu mới trong xây dựng, có vốn đầu tư 10 tỷ đồng.
Để tiếp tục tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút các dự án đầu
tư vào KCNC Đà Nẵng, bên cạnh các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, thời
gian qua, Ban quản lý KCNC Đà Nẵng tập trung lập quy hoạch tổng thể, quy
hoạch chi tiết KCNC, dự án đầu tư xây dựng KCNC, thực hiện công tác
chuẩn bị đầu tư và đã triển khai thi công nhiều hạng mục cơng trình như san
nền giai đoạn 1, hệ thống giao thơng- thốt nước trục đường trung tâm, cấp
điện, cấp nước và triển khai thi công một số tuyến đường nội bộ trong
KCNC…
25
Đặc biệt, Ban quản lý KCNC đa dạng hóa các công cụ xúc tiến đầu tư
như: thường xuyên cập nhật thông tin, đổi mới nội dung một số tài liệu; xây
dựng các dự án cơ hội phục vụ cho công tác kêu gọi đầu tư vào KCNC phù
hợp với 6 nhóm ngành nghề thu hút đầu tư; tuyên truyền, quảng bá trên các
phương tiện thông tin, tăng cường liên kết trang tin điện tử và quảng bá với
các sở, ban, ngành, địa phương, các cơ quan Trung ương, các trường đại học,
viện nghiên cứu… Ban quản lý KCNC tham gia các đồn cơng tác của lãnh
đạo thành phố tổ chức xúc tiến đầu tư tại nước ngoài như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Singapore; đón tiếp nhiều tổ chức, cá nhân, doanh
nghiệp đến thăm và tìm hiểu mơi trường đầu tư.
Bên cạnh đó, Ban Quản lý KCNC đẩy mạnh cải cách hành chính theo
hướng giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa, một đầu mối”
công khai, minh bạch, triển khai 10 dịch vụ công trực tuyến trong Bộ thủ tục
hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý KCNC. Đến nay,
việc giải quyết các thủ tục hành chính đã giảm mạnh thời gian so với quy
định, tạo bước đột phá về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Việc xây
dựng các cơng trình thuộc kết cấu hạ tầng… được ưu tiên tạo điều kiện thuận
lợi cho các nhà đầu tư thực hiện dự án. Mới đây, KCNC cũng đã đưa vào vận
hành và sử dụng hệ thống điện cơng trình Trạm biến áp 110kV sau gần một
năm tích cực triển khai xây dựng.
Theo Phó ban Quản lý KCNC Đồn Ngọc Hùng Anh, thời gian tới, Ban
quản lý KCNC sẽ phối hợp với Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh thuộc
Đại học Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Tạo ra văn hóa khởi nghiệp CNC ở Đà
Nẵng - Điểm thương mại CNC giữa Việt Nam và Vương quốc Anh” nhằm
thúc đẩy sự hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp CNC tại Đà
Nẵng nói chung và KCNC Đà Nẵng nói riêng; qua đó, tranh thủ quảng bá,
giới thiệu KCNC Đà Nẵng đến các nhà khoa học, doanh nghiệp tại Vương
quốc Anh; tiếp tục tích cực hỗ trợ nhà đầu tư tìm hiểu thơng tin đầu tư, khảo
sát mơi trường đầu tư tại Đà Nẵng…
II.4. Những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân làm hạn chế thu hút các nhà
đầu tư vào Khu công nghệ cao ở Đà Nẵng thời gian qua
II.4.1. Những khó khăn, vướng mắc trong thu hút nhà đầu tư vào khu
công nghê cao ở Đà Nẵng thời gian qua