Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

TIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID19 ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG DU LỊCH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.14 KB, 19 trang )

lOMoARcPSD|11119511

ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG DU LỊCH
CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Phan Kiều Anh1 , Huỳnh Phúc Bảo Anh1 ,
1

Phan Dương Hưng1 , Phạm Tấn Kỳ1

Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM

Tóm tắt
Bài báo cung cấp thông tin về đại dịch COVID-19 đang diễn ra và ảnh hưởng đến
hành vi tiêu dùng du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Bài báo cũng tìm
hiểu và đánh giá những thay đổi trong hành vi tiêu dùng du lịch của người dân tại
Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn bình thường mới. Dựa vào những kết quả thu
thập và xử lý được, bài báo mong muốn có thể đưa ra được đề xuất khuyến nghị cho
các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có những hướng đi đúng trong việc xây dựng
chương trình du lịch thu hút du khách nội địa thích ứng và trải nghiệm an toàn trong
giai đoạn mở cửa, phục hồi nền kinh tế.
Phương pháp nghiên cứu chính mà bài báo sử dụng là khảo sát, tổng hợp và phân tích
số liệu báo cáo từ nhiều nguồn khác nhau về ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hành
vi tiêu dùng du lịch của người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ khóa: Ảnh hưởng của Covid-19; hành vi tiêu dùng; hành vi tiêu dùng du lịch;
ngành du lịch; Thành phố Hồ Chí Minh
1. Giới thiệu
Du lịch luôn được xem là một ngành công nghiệp khơng khói bụi với những bước
phát triển trong mũi nhọn kinh tế của Việt Nam, là một trong ngành kinh tế trọng điểm,
vô cùng quan trọng quan trọng của Việt Nam, chiếm gần 10% GDP của Việt Nam
năm 2018 (World Bank, 2019), có nhiều tác động tới phát triển kinh tế, xã hội tổng
thể, đến năm 2019 GDP ngành du lịch chiếm tỷ trọng 9,2%. Có thể nhận thấy, du lịch


đã có bước chuyển mình trong suốt 30 năm qua với những con số vô cùng ấn tượng.


lOMoARcPSD|11119511

Du lịch đóng góp một phần khơng nhỏ vào GDP cả nước, và trong thời gian qua, du
lịch trong nước đã trở thành chiếc phao cứu sinh cho toàn ngành.
Tuy vậy, du lịch cũng được xem là một trong những ngành kinh tế nhạy cảm nhất với
bệnh dịch (Chen & cộng sự, 2007). Dịch bệnh Covid-19 bắt đầu nghiêm trọng từ đầu
năm 2020, trở thành đại dịch của thế giới với mức độ nghiêm trọng nhất trong vòng
100 năm trở lại đây trên phạm vi toàn cầu. Du lịch được dự báo là một trong những
ngành chịu tổn thất nặng nề nhất. Tác động của Covid-19 tới ngành du lịch được xem
là một trong thiệt hại nặng nề trong hai năm kinh tế của nước ta.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở một số địa phương làm ảnh hưởng tiêu cực tới
doanh thu du lịch, nhiều cơ sở lưu trú, ăn uống, lữ hành phải tạm đóng cửa. Ước tính
doanh thu du lịch lữ hành tháng 5/2021 đạt 387 tỷ đồng, giảm 53,5% so với tháng
trước và giảm 17,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021,
doanh thu du lịch lữ hành đạt 4,3 nghìn tỷ đồng, giảm 48,2% so với cùng kỳ năm
trước. Lượng khách du lịch quốc tế cũng như du lịch trong nước sụt giảm nghiêm
trọng so với trước khi dịch bệnh xuất hiện. Khách quốc tế đến nước ta trong tháng
5/2021 ước tính đạt 13,4 nghìn lượt người, giảm 30,8% so với tháng trước và giảm
40,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, khách quốc tế
đến nước ta ước tính đạt 81 nghìn lượt người, giảm 97,8% so với cùng kỳ năm trước,
trong đó khách đến bằng đường hàng khơng đạt 50,5 nghìn lượt người, giảm 98,3%;
bằng đường bộ đạt 30,3 nghìn lượt người, giảm 94,5%; bằng đường biển đạt 193 lượt
người, giảm 99,9%.
Những con số trên vẫn đang trong tình trạng giảm mạnh và từng bước nỗ lực phục hồi.
Đứng trước bối cảnh dịch bệnh cịn diễn biến phức tạp trên tồn thế giới, việc phát
triển việc du lịch, đón khách quốc tế là điều “đóng băng” và tạo nên nhiều thách thức
cho tồn ngành. Bên cạnh tình hình chung, TP.HCM đã chính thức mở cửa các dịch

vụ xã hội sau hơn 4 tháng giãn cách, bước vào giai đoạn bình thường mới, từng bước
phục hồi ngành du lịch theo hướng thích ứng an toàn với dịch Covid-19 và theo
nguyên tắc: “An toàn tới đâu thì mở cửa tới đó và mở cửa thì phải an toàn”.


lOMoARcPSD|11119511

Cả nước chú trọng thị trường du lịch nội địa giữ vai trò chủ lực trong giai đoạn đầu
phục hồi; tập trung xây dựng nguồn nhân lực an toàn, điểm đến an toàn và dịch vụ du
lịch an toàn; chủ động kết nối các địa phương để phát triển tuyến, điểm an toàn liên
vùng. Đứng trước những thời cơ và thách thức trong giai đoạn mới của ngành du lịch,
nhóm đề tài nghiên cứu hướng đến việc phân tích thực trạng trong hành vi và sự lựa
chọn của khách du lịch nội địa tại TP.HCM khi chọn lựa và đi du lịch trở lại sau khi
“bình thường mới”. Đánh giá được những tác động vô cùng nặng nề của dịch Covid19 đến đời sống tinh thần cùng với những thay đổi trong cuộc sống và những lựa chọn
về du lịch của các cá nhân, khách nội địa. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thu hút
khách du lịch nội địa đến với các địa phương trong thời gian sắp tới. Các tỉnh sẽ có
những chính sách cùng với sự lựa chọn hợp lý khi đi du lịch trở lại.

2. Phương pháp nghiên cứu
2.1.

Hướng tiếp cận nghiên cứu: theo cách phương pháp định lượng

Dựa trên nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Thị Kiệm (2018) - Hành vi tiêu dùng của
khách du lịch trong nước, Phạm Trương Hoàng, Trần Huy Đức, Ngô Đức Anh (2020)
với nghiên cứu Tác động của đại dịch Covid đến ngành du lịch Việt Nam và những
giải pháp ứng phó, Dương Thị Xuân Diệu (2021) - Một số giải pháp thu hút khách du
lịch nội địa đến thành phố Đà Nẵng hậu COVID-19, Phạm Thị Thu Huyền (2021) Tác động của cảm nhận rủi ro về dịch bệnh do Virus Corona (COVID-19) đến ý định



lOMoARcPSD|11119511

hành vi du lịch hạn chế tiếp xúc của khách du lịch nội địa đến từ Thành phố Hồ Chí
Minh, nhóm nghiên cứu bổ sung thêm một số thơng tin về cách thức cũng như hình
thức du lịch của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh để hình thành bảng khảo sát
chính thức với 19 tiêu chí. Bước tiếp theo sau khi thu thập dữ liệu từ bảng khảo sát
chính là tổng hợp, phân tích dữ liệu để đưa ra những kết luận.
2.2.

Khung khái niệm

Lý thuyết được sử dụng xuyên suốt là Thuyết lựa chọn hợp lý (Friedman và Hechter,
1988) xuất phát từ thuyết kinh tế vi mô với nội dung khá dễ hiểu: Các cá nhân hành
động đều có mục đích, có chủ ý. Chi phí và lợi ích là cơ sở để cá nhân hành động. Và
các hành động ấy được thực hiện để đạt mục đích mà cá nhân đặt ra. Có hai tiêu chí để
cá nhân hành động: nguồn tài nguyên và tổ chức xã hội. Cá nhân ln cân nhắc để thu
được lợi ích cao nhất. Lợi ích ấy có thể hiểu là giá trị của giải thưởng. Nếu sự ban
thưởng mà có giá trị thì cá nhân có xu hướng hành động tiếp tục. Nếu cá nhân nhận
được sự ban thưởng như mong đợi họ sẽ hài lòng hơn và ngược lại. Nếu mang lại là
giá trị tiêu cực thì đó là sự xử phạt. Sự xử phạt không mang lại hiệu quả. Áp dụng vào
nghiên cứu sẽ lý giải được từ nguyên nhân, lý do để nắm bắt kịp thời sự thay đổi hành
vi, tâm lý, thái độ tiêu dùng của du khách tại thành phố Hồ Chí Minh một cách rõ ràng,
cụ thể khi phải đứng trước những nét đổi mới rất lớn trong quá trình du lịch cũng như
tại địa phương
Một đại lý thuyết trong nghiên cứu xã hội học được sử dụng trong bài là Thuyết
tương tác biểu tượng. Theo Herbert Blumer và Mead nhấn mạnh rằng con người là
những chủ thể tích cực, hành động trên cơ sở những ý nghĩa mà họ gán cho vào tương
tác xã hội của họ. Đây là quá trình xã hội trong đó đời sống nhóm, nó tạo ra và xác
nhận các quy tắc, chứ không phải các quy tắc tạo ra và xác nhận đời sống nhóm. Dễ
hiểu hơn, quan tâm hàng đầu của lý thuyết này là phân tích các ý nghĩa của đời sống

thường ngày, thông qua việc quan sát giấu mặt và làm quen thân cận,... để từ đó nhận
thức những hình thức giao tiếp cơ bản của con người. Áp dụng vào nghiên cứu sẽ
phần nào làm sáng tỏ những tương tác xã hội hằng ngày, cụ thể ở đây những hành vi
tiêu dùng của người đi du lịch sau dịch Covid 19 đã có sự thay đổi về nhận thức và


lOMoARcPSD|11119511

hành vi như thế nào. Từ đó, những tương tác này sẽ tạo nên những “dãn nhán” mới về
hành vi tiêu dùng du lịch của người dân sau Covid 19, về cộng đồng du lịch hay thậm
chí là ngành du lịch, thay thế đi những định nghĩa hay hành vi trước đó, dù là chiều
hướng tiêu cực hay tích cực.
Bình thường mới
“Bình thường mới” hiểu đơn giản là những điều khác với những cái cũ. Có thể là
những điểm mà trước đây mọi người cho là bất bình thường thì nó sẽ trở nên bình
thường. Hoặc cũng có thể là những điều mà trước đây, chúng ta đang phấn đấu để
thực hiện thì nay, điều kiện mới bắt buộc chúng ta phải thực hiện nó nhanh hơn, vì
nếu khơng thực hiện, sẽ không thể tồn tại trong thời đại mới. Dịch bệnh đã thay đổi về
cấu trúc xã hội. Thay đổi này giống như một thời kỳ mới, không phải thay đổi nhất
thời. Trong thời điểm hiện nay, khi dịch bệnh vẫn đang tiếp tục hồnh hành, thì “bình
thường mới” là “sống chung với dịch”, và “chống dịch như chống giặc”, vừa chống
dịch vừa phát triển như Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xn Phúc. (Tiến sĩ
Nguyễn Đình Cung)
Hành vi tiêu dùng người du lịch
Hành vi tiêu dùng du lịch là những hành vi liên quan đến quá trình tiêu dùng du lịch,
nó được biểu hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng và đánh giá các sản phẩm dịch
vụ du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu nào đó của khách du lịch” (Correia & Pimpao,
2008).
Mơ hình tiêu dùng du lịch của Mathieson & Wall (1982) nhóm tác giả này đưa ra mơ
hình 5 giai đoạn trong quá trình tiêu dùng du lịch

1. Nhu cầu/mong muốn thực hiện chuyến đi
2. Thu thập và đánh giá thông tin
3. Quyết định chuyến đi
4. Chuẩn bị hành trình


lOMoARcPSD|11119511

5. Đánh giá sự hài lòng/thỏa mãn sau chuyến đi
2.3.

Phương pháp thu thập số liệu

Đối tượng nghiên cứu là người dân lưu trú và tạm trú tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp: Kết quả bảng khảo sát cung cấp thông tin du lịch
và tiêu dùng trực tiếp từ người dân.
Phương pháp thu thập dữ liệu: Nhóm đã sử dụng bản hỏi làm cơng cụ nghiên cứu,
nhóm nghiên cứu đã thiết kế bảng câu hỏi (BẢN HỎI 1). Cuộc khảo sát được thực
hiện thông qua khảo sát Online Google form từ 20/11/2021 đến 25 /11/2021, thu được
112 mẫu sau khi xử lý. Sau khi loại các mẫu khảo sát không điền đủ thông tin, nhóm
nghiên cứu đã giữ lại 99 mẫu.
Nhóm nghiên cứu đã thiết kế bản hỏi để thu thập các dữ liệu dựa vào các chỉ báo:
(1),(2) Việc tìm hiểu, lên kế hoạch cho du lịch trước dịch và trong giai đoạn
bình thường mới; (3) Thời gian dự định đi du lịch gần nhất; (4) Độ dài thời
gian chuyến đi; (5) Phương tiện lựa chọn đi du lịch trong giai đoạn bình
thường mới, (6) Khả năng chi tiêu của bạn cho chuyến đi; (7) Hình thức đi du
lịch; (8) Địa điểm đi du lịch; (9) Thái độ e ngại khi du lịch đến các vùng đã
từng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; (10) Mức độ sẵn sàng mua thêm gói bảo
hiểm du lịch dành cho khách du lịch trong thời kỳ có nguy cơ dịch bệnh; (11)
Những hoạt động nào khách du lịch quan tâm trong chuyến đi; (12) Kênh đặt

dịch vụ du lịch; (13) Yếu tố tác động đến kế hoạch du lịch; (14) Cách thức
mong muốn nhận được ưu đãi cho các dịch vụ du lịch; (15) Mức độ ảnh
hưởng của dịch Covid 19 đến những quyết định của bạn khi du lịch.
2.4.

Phương pháp phân tích dữ liệu
Nhóm sử dụng các phương pháp thống kê đối với từng nhóm chỉ tiêu thu được
từ cuộc khảo sát bằng phần mềm SPSS 20.

2.5.

Khung phân tích


lOMoARcPSD|11119511

3. Kết quả
3.1.

Đặc điểm mẫu khảo sát

Trong 99 mẫu điều tra có 82.8% người dân được điều tra có hộ khẩu thường trú tại
TPHCM, 17.2% người dân từ nơi khác tạm trú tại TPHCM. Về giới tính: nam giới
chiếm 60.6%, nữ giới: 39.4%; về độ tuổi: từ 18-30 tuổi chiếm 43.4%, 31- 40 tuổi
chiếm 27.3%, 41-50 tuổi chiếm 23.24% , 51-64 tuổi chiếm 4.04% và trên 65 tuổi
chiếm 2.02%.
3.2.

Kết quả điều tra


Kết quả điều tra đặc điểm tiêu dùng du lịch trong giai đoạn bình thường mới thể hiện
trên qua nội dung như sau:
Trước khi có dịch Covid-19, có tới 67.7% người khảo sát ln tìm hiểu, chuẩn bị kỹ
càng, lên kế hoạch cụ thể trước khi đi du lịch và 32.3%. Trong giai đoạn bình thường
mới, tỉ lệ này có thay đổi, cụ thể là 87.9% người chọn có và 12.1% chọn khơng. Qua
đó cho thấy người dân đã có sự quan tâm cũng như chuẩn bị trước khi đi du lịch trong
thời buổi dịch bệnh.
Thời gian dự định đi du lịch gần nhất: 36.4% người được điều tra quyết định đi du lịch
vào tháng 2-4/2021 (Tết Âm lịch và lễ hội đầu năm) 25.3% người điều tra quyết định


lOMoARcPSD|11119511

đi du lịch vào thời điểm tháng 5 đến tháng 9/2022. 24.2% quyết định đi du lịch vào
thời điểm tháng 12/2021 -1/2022 (Giáng sinh và Tết Dương lịch) và 14.1% quyết định
đi du lịch sau thời điểm tháng 5 đến tháng 9/2022.
Độ dài thời gian chuyến đi: 42.4% người điều tra trả lời đi du lịch khoảng thời gian
ngắn 4-5 ngày; 40.4% 2-3 ngày; 9.1% 6-7 ngày; trên 7 ngày 4.2%; trong ngày 3.9%.
Như vậy, trong giai đoạn hậu Covid-19, những lựa chọn thời gian được người dân tại
thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên lựa chọn.
Phương tiện lựa chọn đi du lịch: Xe khách/xe vận chuyển du lịch vẫn là phương tiện
được ưu tiên lựa chọn hàng đầu với tỉ lệ 52.5%. Tỷ trọng các phương tiện cơng cộng
có dấu hiệu giảm xuống, máy bay có tỉ lệ lựa chọn là 11.1%; còn phương tiện tàu hoả
chiếm 7.1%. Đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh này, phương tiện vận chuyển cá nhân
được ưu tiên hơn, xe máy chiếm tỷ trọng là 31.3% và xe hơi cá nhân được ưu tiên cao
với 29.3%.
Khả năng chi tiêu cho chuyến đi: Sau khoảng thời gian dãn cách xã hội dài, chi tiêu
trong thời kỳ Covid-19 hầu như bị hạn chế, và trong du lịch cũng vậy. Mức chi tiêu từ
2-4 triệu đồng đạt tỉ lệ cao nhất với 40.4%; mức từ 4-6 triệu đồng đạt tỉ lệ 25.3%; tiếp
đến là mức dưới 2 triệu đồng đạt tỷ lệ 17.2%; mức 6-8 triệu đồng đạt tỉ lệ 8.1%; mức

8-10 chiếm 6.1% và trên 10 triệu đồng có tỉ lệ thấp nhất là 3%.
Hình thức đi du lịch: Hình thức đi du lịch theo nhóm nhỏ được ưu tiên trong giai đoạn
ảnh hưởng của Covid-19, trong đó, đi theo nhóm bạn bè chiếm 67.67%; đi theo nhóm
với gia đình 20.2%. Hình thức du lịch một mình chỉ đạt 6.07 %. Hai hình thức đi du
lịch có tỉ lệ thấp nhất là đi chương trình của công ty du lịch (4.04%) và đi cùng với cơ
quan/công ty (2.02%). Đây là một sự thay đổi rất lớn về hành vi tiêu dùng du lịch của
người dân do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và là một vấn đề quan trọng mà các doanh
nghiệp lữ hành, công ty du lịch phải cân nhắc tìm hướng giải quyết trong thời điểm
hiện tại.
Địa điểm đi du lịch: Các điểm du lịch ở trong nước được người dân tại TPHCM ưu
tiên lựa chọn, Lâm Đồng (thành phố Đà Lạt và thành phố Bảo Lộc) được ưu tiên lựa


lOMoARcPSD|11119511

chọn du lịch hàng đầu với 43.4%. Ở các tỉnh miền Bắc là Hà Nội (21.2%), Quảng
Ninh (7.08%) chiếm tỉ trọng cao. Ở các tỉnh miền Trung thì có Khánh Hịa (9.1%), Đà
Nẵng (7.08%). Ngồi ra, Bà Rịa- Vũng Tàu được lựa chọn khá đáng kể với 6.06%,
còn lại là bao gồm các tỉnh như Bình Thuận, Thanh Hóa, Hà Giang, Cần Thơ có tổng
tỉ trọng là 5.05%. Duy nhất một người khảo sát lựa chọn ra nước ngoài du lịch, cụ thể
là Thái Lan.
Mức độ e ngại hay không khi du lịch đến các vùng đã từng bị ảnh hưởng bởi dịch
bệnh: Dù trong giai đoạn bình thường mới nhưng mức độ e ngại của người dân
TPHCM khi đi du lịch vẫn còn rất cao. Trên thang đo Likert 5 đo mức độ e ngại về
dịch bệnh của người dân khi du lịch, 32.3% người khảo sát có thái độ rất e ngại (mức
độ 5), 30.3% người có thái độ e ngại (mức độ 4). Bên cạnh đó, số người chọn mức độ
1 và 2 chiếm tỉ trọng thấp lần lượt là 8.1% và 11.1%.
Mức độ sẵn sàng mua thêm gói bảo hiểm du lịch dành cho khách du lịch trong thời kỳ
có nguy cơ dịch bệnh: Số người trả lời sẵn sàng mua thêm gói bảo hiểm này đạt tương
đối cao 50.5%; đồng thời 31.3% người được điều tra trả lời sẽ suy nghĩ về việc mua

thêm gói bảo hiểm du lịch này và 18.2% trả lời không quan tâm. Với sự ảnh hưởng từ
dịch bệnh, người dân đã nhận thức được cao hơn về tầm quan trọng của bảo hiểm du
lịch nhằm đảm bảo sự an toàn và những rủi ro trong chuyến đi.
Những hoạt động nào khách du lịch quan tâm trong chuyến đi: Xu hướng du lịch được
quan tâm nhiều nhất là loại hình du lịch nghỉ dưỡng với 70 sự lựa chọn chiếm 70.7%
trên tổng số, tiếp đến là có 53 người lựa chọn du lịch liên quan đến hoạt động vui chơi
giải trí và mua sắm chiếm 53.5%. Du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử và du lịch liên
quan đến hoạt động tâm linh, tín ngưỡng có dấu hiệu giảm xuống khi lần lượt chỉ có
23.2% và 18.2%. Thấp nhất là du lịch thăm thân với 13.1%.
Kênh đặt dịch vụ du lịch: Sự phát triển của khoa học cơng nghệ và tình hình dịch bệnh
cịn phức tạp kênh đặt dịch vụ du lịch được ưu tiên hàng đầu là đặt qua nền tảng trực
tuyến (website, app) chiếm 56.6%, mức độ ưu tiên thứ 2 là dịch vụ trực tiếp (32.3%),
xếp thứ 3 là dịch vụ thông qua công ty du lịch lớn chiếm 5.1%, khoảng 6% cịn lại
thuộc các hình thức khác.


lOMoARcPSD|11119511

Yếu tố tác động đến kế hoạch du lịch: Yếu tố tác động đến kế hoạch du lịch thời kỳ
hậu covid thể hiện rõ rệt qua việc đã tiêm đủ vaccine với 70.7% và địa điểm tham
quan đảm bảo dịch vụ du lịch an toàn với dịch bệnh (69.7%). Một yếu tố quan trọng
khác là khả năng tài chính cho phép với 63.6% trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân
đang trong trạng thái phục hồi sau thời gian dãn cách xã hội. Theo kết quả điều tra, thì
điểm đến được ưu tiên lựa chọn đầu tiên khi nơi đó đảm bảo mơi trường an ninh và an
tồn (22.2%) và cuối cùng là yếu tố liên quan đến việc không phải trả phí phạt khi
thay đổi hoặc hủy bỏ chương trình du lịch.
Cách thức mong muốn nhận được ưu đãi cho các dịch vụ du lịch: Khi sử dụng dịch vụ
thì người được điều tra mong muốn nhận được ưu đãi dịch vụ với hình thức ưu đãi
trực tiếp vào giá chiếm tỉ lệ cao nhất (78.8%), hình thức ưu tiên thứ 2 là tặng thêm
dịch vụ, sản phẩm trên giá gốc (18.2%) và mức thấp nhất là ưu đãi cho lần kế tiếp

(3%). Do ảnh hưởng dịch bệnh nên yếu tố về giá cả ảnh hưởng lớn đến quyết định tiêu
dùng của người dân, nên việc ưu đãi trực tiếp vào giá sẽ được họ lựa chọn nhiều vì
làm cho họ cảm thấy thiết thực nhất trong bối cảnh này.
4. Kết luận
4.1.

Kết luận nghiên cứu

Du lịch luôn được xem là một ngành cơng nghiệp khơng khói bụi với những bước
phát triển trong mũi nhọn kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên “cơn bão” đại dịch Covid19 đã làm đóng băng và sự đi chậm của tồn ngành nói chung và du lịch nói riêng.
Trong tình hình mới, sống thích ứng với Covid-19, toàn ngành du lịch tập trung vào
việc mở cửa, phục hồi kinh tế và chú trọng phát triển lượng khách nội địa. Kết quả
nghiên cứu đã cho thấy được dịch Covid-19 đã tác động nhiều đến hành vi tiêu dùng
du lịch, thay đổi trong việc lựa chọn du lịch cùng với thái độ và nhận thức của người
dân trước tình hình dịch bệnh cịn nhiều chuyển biến phức tạp. Đồng thời nghiên cứu
đưa ra những định hướng phát triển phù hợp với tình hình sau bình thường mới như
thay đổi cơ cấu thị trường khách, chú trọng đến giải pháp điểm đến an tồn, các chính
sách về sản phẩm và ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch… nhằm thu hút du
khách đến tham quan sau thời gian dãn cách xã hội.


lOMoARcPSD|11119511

4.2.

Đề xuất khuyến nghị

Từ kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy một số đặc điểm nổi bật về hành vi tiêu dùng
của khách du lịch nội địa có sự thay đổi mà các nhà kinh doanh du lịch cần lưu ý để
vận dụng vào trong hoạt động thu hút và phục vụ đối tượng khách nội địa một cách

hiệu quả hơn trong thời điểm này, như sau:
Với tâm thế còn e ngại về dịch bệnh, thời điểm sắp tới (từ tháng 12/2021 đến tháng
1/2022) chưa phải là thời điểm mà du khách lựa chọn để đi du lịch mà chủ yếu là lựa
chọn vào thời điểm sau Tết Âm lịch (từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2022). Điều này cho
thấy người dân vẫn còn tâm lý lo lắng và e ngại việc đi du lịch lại trong thời gian gần
vì sợ dịch sẽ bùng phát trở lại. Song, việc người dân ưu tiên chọn các thời gian du lịch
ngắn ngày, từ 2 đến 5 ngày, các doanh nghiệp du lịch cần điều chỉnh các sản phẩm du
lịch phù hợp, chương trình ưu đãi combo vào những thời điểm thích hợp với khung
thời gian phù hợp với nhu cầu của du khách.
Trong thời buổi dịch bệnh phức tạp, du khách có xu hướng lựa chọn các phương tiện
di chuyển cá nhân như xe máy, xe ô tô. Đây là một điều mà các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ du lịch cần quan tâm tới. Bên cạnh đó, với nhu cầu đặt và tìm hiểu
thơng tin về dịch vụ du lịch chủ yếu thông qua nền tảng trực tuyến của du khách, các
công ty du lịch cần cải tiến và đẩy mạnh phát triển cho website và các kênh truyền
thông online của công ty để du khách dễ dàng tiếp cận hơn với cách dịch vụ du lịch
của công ty kinh doanh du lịch.
Thu nhập của người dân có dấu hiệu giảm xuống do ảnh hưởng dịch, nên người dân
thường cân nhắc trong chi tiêu và chi tiêu trong du lịch cũng vậy. Cùng với đó, đa
phần người dân mong muốn được nhận hình thức ưu đãi là giảm trực tiếp vào giá khi
lựa chọn mua các sản phẩm du lịch. Với xu hướng đó, các cơng ty du lịch cần kiểm tra,
sàng lọc và loại bỏ những dịch vụ khơng cần thiết để có thể điều chỉnh giá thành các
sản phẩm du lịch sao cho phù hợp để thu hút du khách.


lOMoARcPSD|11119511

Trong giai đoạn bình thường mới, du khách bắt đầu có sự quan tâm nhiều hơn về các
gói bảo hiểm du lịch liên quan đến dịch bệnh. Vì vậy, việc bổ sung dịch vụ này vào
các chương trình, sản phẩm du lịch là rất thiết thực.
Sự nổi tiếng và thu hút của các tài ngun du lịch khơng cịn là yếu tố hàng đầu tác

động đến kế hoạch du lịch của du khách. Ngược lại, hiện tại yếu tố đảm bảo an toàn
về dịch bệnh tại điểm đến là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến kế hoạch lựa chọn điểm
du lịch. Do đó, cơng tác phịng chống dịch bệnh của các doanh nghiệp cần được chú
trọng để tạo niềm tin và sự an tâm trong lòng du khách.
Về thái độ e ngại khi lựa chọn điểm du lịch có dịch bệnh được đánh giá ở mức độ khá
cao. Trong thời gian vừa qua, TPHCM cũng là tâm dịch của cả nước, nên người dân
sống ở đây càng hiểu hơn những vấn đề trở ngại và tâm lý khó khăn nếu bản thân trở
thành du khách đang và sẽ đi du lịch đến địa điểm có xảy ra dịch.Vì vậy, các công ty
du lịch cần chú ý đưa ra các phương án dự phịng rủi ro để đối phó với các tình huống
bất ngờ. Với việc ưu tiên lựa chọn các địa điểm du lịch trong nước, các doanh nghiệp
cần chú trọng đẩy mạnh quảng bá du lịch nội địa để từng bước phục hồi ngành du lịch
quốc gia.
4.3.

So sánh

Khi tổng quan nghiên cứu Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước của nhà
nghiên cứu Phạm Thị Kiệm (2018), cách xa về mặt thời gian nhưng cả hai nghiên cứu
đều giống nhau ở điểm đánh mạnh khai thác vào độ hiểu biết về dịch vụ du lịch đến
thái độ và hành động chọn sử dụng dịch vụ du lịch như thế nào. Nhưng điểm khác
nhau ở nghiên cứu này và của tác giả đó chính là tác giả phân tích dưới góc nhìn tâm
lý học. Tuy nghiên cứu không sử dụng lý thuyết nào nhưng tâm lý học thể hiện sâu ở
bảng hỏi xoáy sâu những câu liên quan đến thực trạng và mức độ hiểu biết, thái độ và
hành động từ đó nêu lên những xu thế biến đổi hành vi tiêu dùng, lại khơng có yếu tố
xã hội và quan trọng là bối cảnh, biến đổi xã hội, mà lúc bấy giờ dịch Covid 19 đã ảnh
hưởng rất nhiều. Bài nghiên cứu của nhóm thì sử dụng thuyết sự lựa chọn hợp lý để
dẫn ra tầm quan trọng của nguyên nhân ban đầu, từ đó đi kèm với những quyết định
cụ thể, những tương tác hằng ngày giữa người dân và du lịch ở từng mặt hiểu biết, thái



lOMoARcPSD|11119511

độ và hành động như thế nào qua thuyết tương tác biểu tượng. Cuối cùng, dưới những
thay đổi trên, nhóm cũng dự đoán được những xu hướng biến đổi với mong muốn
những nhà nghiên cứu tiếp theo, chính quyền, doanh nghiệp du lịch,.. có thể dựa vào
đó mà thích ứng. Tương tư như vậy, một nghiên cứu gần sát nghĩa với nghiên cứu của
nhóm là Tác động của cảm nhận rủi ro về dịch bệnh do Virus Corona (COVID-19)
đến ý định hành vi du lịch hạn chế tiếp xúc của khách du lịch nội địa đến từ Thành
phố Hồ Chí Minh của Phạm Thị Thu Hiền (2021). Sự giống nhau đều thể hiện qua
việc phân tích độ nhận thức và hiểu biết của người dân về dịch bệnh Covid 19 đã tác
động rất sâu sắc đến hành vi du lịch mà ở nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hiền thì cụ
thể là việc hạn chế tiếp xúc cịn ở nhóm thì bao quát hơn, từ khâu chuẩn bị, dự định
đến những việc tiêu dùng mua sắm, bảo hiểm du lịch,.. Nghiên cứu sử dụng lý thuyết
hành vi có hoạch định và mơ hình niềm tin sức khỏe nhìn chung cũng tương tự thuyết
lựa chọn hợp lý và thuyết tương tác biểu tượng. Nhưng suy cho cùng, chỉ có thuyết
của nhóm nghiên cứu mới thật sự tập trung nghiên cứu sự kết nối giữa người dân và
xã hội. Thuyết hành vi có hoạch định và mơ hình niềm tin sức khỏe là tiền đề để
nghiên cứu hướng đến những câu hỏi khảo sát có liên quan đến thái độ, ý định của
riêng mỗi cá nhân, chưa có hướng đến những hình thức du lịch rõ ràng như thế nào.
Tóm lại, bỏ qua những điểm hạn chế không đáng kể, các kết quả được dẫn ra trong
nghiên cứu của nhóm thu lại được đã chứng minh được rằng thuyết lựa chọn hợp lý tìm ra nguyên nhân và động cơ thay đổi và thuyết tương tác biểu tượng - tương tác xã
hội làm biến đổi những hình thức du lịch và cả những cơ cấu chính sách. Cách tiếp
cận này vẫn rất hiệu quả và gần gũi, dễ hiểu trong nghiên cứu vấn đề hành vi tiêu
dùng khách du lịch nói riêng và cả trong lĩnh vực du lịch nói chung.
4.4.

Hạn chế

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhóm nghiên cứu chỉ có thể thực hiện cơng cụ
bản hỏi online bằng Google form và chỉ thu thập với số lượng mẫu khiêm tốn là 99

mẫu. Bảng khảo sát chỉ thực hiện online qua Google Form nên không thể chọn lọc
mẫu phỏng vấn dẫn đến có sự chênh lệch giới giữa nam và nữ. Đồng thời chưa có sự
đa dạng về mặt độ tuổi các mẫu khảo sát chỉ mới tập trung chủ yếu là người trẻ 19982002.


lOMoARcPSD|11119511

5. Lời cảm ơn
Để thực hiện bài và hoàn thành được đề tài nghiên cứu khoa học này, ngoài sự nỗ lực
của nhóm tác giả cịn có sự giúp đỡ từ rất nhiều người. Nhóm tác giả xin chân thành
cảm ơn người dân tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hỗ trợ tham gia
khảo sát thơng qua Google Form tạo điều kiện cho nhóm tác giả hoàn thành bài
nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Margaux Constantin, Matthieu Francois, Thao Le (2021). Đổi mới ngành du lịch: Việt
Nam có thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi như thế nào
Phạm Thị Thu Hiền (2021). Tác động của cảm nhận rủi ro về dịch bệnh do virus
corona (COVID-19) đến ý định hành vi du lịch hạn chế tiếp xúc của khách du lịch nội
địa đến từ Thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế TP.
Hồ Chí Minh)
Phạm Thị Kiệm (2018). Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước (Luận án
Tiến sĩ Tâm lý học, Học viện Khoa học Xã hội)
Dương Thị Xuân Diệu (2021). Một số giải pháp thu hút khách du lịch nội địa đến
thành phố Đà Nẵng hậu COVID-19. Tạp chí Khoa học và Cộng nghệ Đại học Duy
Tân 3(46), 108-118.
Cao Thị Cẩm Hương, Phạm Thị Mỹ Linh (2021). Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch
COVID-19 đến hành vi tiêu dùng du lịch của người dân tại thành phố Đà Nẵng. Tạp
chí Khoa học và Cộng nghệ Đại học Duy Tân 3 (46), 42-50.
Lê Ngọc Hùng (2002). Lịch sử và lý thuyết Xã hội học, Nhà xuất bản Đại học Quốc

gia Hà Nội.
Bộ Y tế (2021), Thủ tướng: Việt Ban đã bước sang trạng thái “bình thường mới”.


lOMoARcPSD|11119511

PHỤ LỤC
BẢN HỎI 1
BẢN HỎI NGHIÊN CỨU
“NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN HÀNH VI
TIÊU DÙNG DU LỊCH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
Kính chào anh/chị?
Để phục vụ cho việc thực tập môn học chuyên ngành, nhóm chúng mình lớp XHH Du
Lịch - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh tiến hành thực hiện đề tài” Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch
COVID-19 đến hành vi tiêu dùng du lịch của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh”
nhằm tim hiểu hành vi tiêu dùng du lịch của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh
dưới ảnh hưởng đại dịch COVID-19. Việc lựa chọn gia đình anh/chị tham gia vào
cuộc khảo sát này là hồn tồn ngẫu nhiên. Những thơng tin mà Ơng/bà cung cấp sẽ
được giữ kín và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu khoa học.
Câu 1: Anh/chị sinh năm bao nhiêu?
...........................................................................................................................................
Câu 2: Giới tính của anh/chị là gì?
...........................................................................................................................................
Câu 3: Anh/chị sinh sống ở đâu?
...........................................................................................................................................
Câu 4: Trước khi có dịch Covid-19, anh/chị là người ln tìm hiểu kỉ càng, lên kế
hoạch cụ thể trước khi đi du lịch khơng
☐ Có


☐ Khơng

Câu 5: Trong giai đoạn bình thường mới, anh/chị là người ln tìm hiểu, chuẩn bị kỉ
càng, lên kế hoạch cụ thể trước khi đi du lịch hay không?


lOMoARcPSD|11119511

☐ Có

☐ Khơng

Câu 6: Thời gian dự định đi du lịch của anh/chị trong giai đoạn bình thường mới là khi
nào
☐ Tháng 12/2021 -1/2022 (Giáng sinh và Tết dương lịch)
☐ Tháng 2-4/2022 (Tết âm lịch và lễ hội đầu năm)
☐ Tháng 5-9/2022 (hè 2022)
☐ Muộn hơn

Câu 7: Anh/chị dụ định đi du lịch trong thời gian bao lâu
☐ 2-3 ngày
☐ 4-5 ngày
☐ 6-7 ngày

☐ Trên 7 ngày
Câu 8: Phương tiện anh/chị chọn khi đi du lịch là gì
☐ Xe máy

☐ Xe khách, xe vận chuyển du lịch
☐ Tàu hỏa


☐ Máy bay

☐ Xe hơi cá nhân

☐ Khác:.............................................................................................................................
Câu 9 :Anh/chị sẽ chi trả bao nhiêu cho chuyến đi ☐ Dưới 2 triệu
☐ 2-4 triệu
☐ 4-6 triệu
☐ 6-8 triệu

☐ 8-10 triệu

☐ Trên 10 triệu
Câu 10: Hình thức du lịch mà anh/chị lựa chọn là gì


lOMoARcPSD|11119511

☐ Nhóm bạn bè

☐ Nhóm với gia đình

☐ Chương trình của một cơng ty
☐ Đi một mình

☐ Đi cùng vơi cơ quan công ty

☐ Khác: .....................................................................................................................
Câu 11: Địa điểm mà anh/chị chọn để đi du lịch là ở đâu

...................................................................................................................................
Câu 12: Mức độ e ngại của anh/chị khi du lịch đến vùng đã từng bị ảnh hưởng bởi
dịch bệnh (với 1 là không e ngại và 5 rất e ngại)
Không e ngại


1


2


3


4



Rất e ngại

5

Câu 13: Anh/chị có sẵn sàng mua thêm gói bảo hiểm du lịch dành cho khách du lịch
trong thời kỳ có nguy cơ dịch bệnh?
☐ Sẵn sàng mua thêm gói bảo hiểm

☐ Sẽ suy nghĩ về việc mua thêm gói bảo hiểm
☐ Khơng quan tâm


Câu 14: Những hoạt động du lịch nào anh/chị quan tâm trong chuyến đi?
☐ Du lịch nghỉ dưỡng

☐ Du lịch liên quan đến hoạt động vui chơi giải trí và mua sắm
☐ Du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử

☐ Du lịch liên quan đến hoạt động thể thao/du lịch tâm linh, tín ngưỡng ☐
Du lịch thăm thân
☐ Khác:.........................................................................................................................
15.Khi đi du lịch, anh/chị sẽ chọn kênh đặt dịch vụ du lịch nào? ☐
Dịch vụ trực tiếp
☐ Đặt dịch vụ qua nền tảng trực tuyến (website, app,..)


lOMoARcPSD|11119511

☐ Dịch vụ thông qua công ty du lịch lớn

☐ Khác:.............................................................................................................................
Câu 16: Yếu tố nào dưới đây tác động đến kế hoạch du lịch của anh/chị? (Tối đa 3 yếu
tố)
☐ Đã tiêm đủ vaccine

☐ Điểm đến có nhiều tài nguyên hấp dẫn thu hút

☐ ĐIểm đến được ưu tiên lựa chọn đầu tiên khi nơi đó đảm bảo mơi trường an ninh và
an toàn
☐ Đảm bảo dịch vụ và điểm đến du lịch an toàn với dịch bệnh
☐ Khả năng tài chính cho phép


☐ Khơng phải trả phí phạt khi thay đổi hoặc hủy bỏ chương trình du lịch

☐ Khác:.............................................................................................................................
Câu 17: Anh/chị mong muốn nhận được ưu đãi cho các dịch vụ du lịch như thế nào?
☐ Hình thức ưu đãi trực tiếp vào giá

☐ Hình thức tặng thêm dịch vụ, sản phẩm trên giá gốc
☐ Ưu đãi cho lần kế tiếp

☐ Khác:.............................................................................................................................
Câu 18: Mức độ ảnh hưởng của dịch Covid 19 đến những quyết định của anh/chị dưới
đây khi du lịch (với 1 là không ảnh hưởng và 5 là rất ảnh hưởng)
STT

Các họa động

Mức độ ảnh hưởng
Không

Ảnh

ảnh hưởng hưởng ít

Ảnh

Ảnh

Rất ảnh

hưởng


hưởng

hưởng

đáng kể
1

Nhu cầu mong
muốn đi du lịch












lOMoARcPSD|11119511

2



Tìm kiếm thơng
tin về địa điểm










du lịch
3

Lên kế hoạch
cho việc đi du






















lịch
4

Chi tiêu cho các
sản phẩm du lịch

Xin chân thành cảm ơn!



×