Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

BÁO cáo KIẾN tập tại báo tuổi trẻ thành phố hô chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.09 KB, 23 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Kiến tập là học phần bắt buộc nằm trong chương trình đào tạo cử nhân
báo chí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Theo kế hoạch và chỉ đạo của
khoa Báo Chí, tơi đăng kí về kiến tập tại báo Tuổi trẻ TP HCM (Văn phòng tại
Hà Nội). Trong thời gian 3 tuần (từ ngày 9/10 đến ngày 3/11/2017) tôi được
làm việc trong một môi trường báo chí chun nghiệp, cùng với sự hướng dẫn
nhiệt tình của những anh chị phóng viên. Tơi đã học hỏi và tiếp thu được
nhiều những kiến thức bổ ích về nghề báo và đạo đức người làm báo. Trong
quá trình kiến tập, báo Tuổi trẻ đã tạo điều kiện cho tôi có ghi nhận về một số
hoạt động về cơng tác tổ chức, cơng tác phóng viên ở tịa soạn… Mặc dù là
sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm và cơ hội hiểu sâu hơn về cơ quan báo
chí, nhưng thơng qua bản báo kiến tập này tôi cố gắng khai thác các vấn đề cơ
bản, để phản ánh một cách chân thực chính xác về hoạt động của tịa soạn
.cũng như chính bản thân mình trong q trình kiến tập ở báo Tuổi trẻ.
I. TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN BÁO CHÍ
Tuổi Trẻ là cơ quan ngơn luận của Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh và đã phát triển thành một tổ hợp truyền thông đa phương tiện,
gồm các ấn bản: nhật báo Tuổi Trẻ, tuần báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, bán
nguyệt san Tuổi Trẻ Cười và báo điện tử Tuổi Trẻ Online. Báo Tuổi Trẻ đã
trải qua một chặng đường lịch sử đầy thăng trầm và có thể coi đây là một
trong những dẫn chứng điển hình về một tờ báo Việt Nam ít nhiều có tầm
vóc và chính kiến.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của báo Tuổi trẻ
Báo Tuổi Trẻ ra đời chính thức ngày 2 tháng 9 năm 1975. Số báo Tuổi
Trẻ đầu tiên phát hành với số lượng khoảng 5.000 bản/tuần. Trụ sở đầu tiên
của báo Tuổi Trẻ tại 55 Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch, Q.3,Thành phố
hồ Chí Minh ). Tiền thân của tờ báo này bắt đầu từ những tờ truyền đơn và

0



bản tin in của sinh viên, học sinh Sài Gòn trong phong trào chống mỹ những
ngày chiến tranh Việt Nam.
Đến tháng 07-1981, Tuổi Trẻ được phát hành hai kỳ/tuần (thứ tư và thứ
bảy) với số lượng 30.000 bản/kỳ. Ngày ngày 10 tháng 8 năm 1982, Tuổi Trẻ
tăng lên ba kỳ phát hành mỗi tuần (thứ ba, thứ năm, thứ bảy).
Ngày ngày 16 tháng 1 năm 1983, Tuổi Trẻ Chủ nhật ra đời với số lượng
khoảng 20.000 tờ mỗi kỳ. Bảy năm sau, Tuổi Trẻ Chủ nhật đạt kỷ lục 131.000 tờ
trong năm 1990. Ngày ngày 1 tháng 1 năm 1984, Tuổi Trẻ Cười ra đời, là tờ báo
trào phúng duy nhất của Việt Nam lúc đó. Số lượng phát hành ban đầu khoảng
50.000, sau đó nhanh chóng tăng đến 250.000 tờ vào cuối năm đó.
Đến 1 tháng 9 năm 2000, số thứ sáu được phát hành. Sau đó, 2 số thứ
tư và thứ hai lần lượt được xuất bản vào các ngày 23 tháng 11 và 7 tháng
10 năm 2002. Báo điện tử Tuổi Trẻ Online ra mắt chính thức ngày 1 tháng 12
năm 2003. Chưa đầy hai năm sau, TTO đã vươn lên vị trí thứ ba về số lượt
truy cập trong bảng xếp hạng tất cả các website tiếng Việt trên thế giới.
Từ ngày 2 tháng4 năm 2006, Tuổi Trẻ chính thức trở thành một tờ nhật
báo khi được phép ra thêm một kỳ vào ngày chủ nhật. Cùng lúc đó, tuần báo
Tuổi Trẻ Chủ Nhật đổi tên thành Tuổi Trẻ Cuối tuần (hiện phát hành 60.000
bản/kỳ).
Ngày ngày 3 tháng 8 năm 2008, truyền hình Tuổi Trẻ (TVO) được
thành lập, sản xuất những chương trình truyền hình phát trên Tuổi Trẻ Online
và hợp tác phát sóng với các kênh truyền hình trong nước.
Từ ngày 1 tháng 11 năm 2009, Tuổi Trẻ chủ nhật ra ấn bản 4 màu (tăng
lên 24 trang) phát hành lần đầu tiên.
Ngày ngày 18 tháng 6 năm 2010, Tuổi Trẻ News được thành lập và
ngay sau đó là Tuổi Trẻ Mobile vào tháng 09 năm 2010.
2. Cơ cấu tổ chức tịa soạn và thơng tin liên quan
- Những ấn phẩm và số lượng phát hành của báo Tuổi Trẻ.
1. Tuổi Trẻ ngày:
1



Số lượng phát hành: Số lượng phát hành đạt 300.000bản/kỳ. Hiện tại
báo Tuổi Trẻ ngày có 3 chun trang chính Pr, quảng cáo (Trang Pr + Trang
thông tin của bạn + Trang Quảng cáo nhanh 24g).
2. Tuổi Trẻ Cuối Tuần: Tháng 4 số. Số lượng phát hành đạt 65.000
bản/kỳ
3. Tuổi Trẻ Cười: Tháng 2 số. Số lượng phát hành: 135.000bản/kỳ
4. Tuổi Trẻ điện tử (TTO): Hiện nay trên 4.000.000 lượt truy cập/ngày.
Tuổi Trẻ điện tử (TTO) hiện được xếp hạng 300 thế giới về lượt truy cập
(12/2007).
Tờ báo không thể thiếu trong mỗi gia đình, chun trang quảng cáo
khơng thể thiếu của mỗi doanh nghiệp
- Đội ngũ nhà báo: Nhiều thế hệ phóng viên của Tuổi Trẻ đã tạo dấu ấn
trên mặt báo và được bạn đọc tại Việt Nam yêu thích. Đến 2015, sau 40 năm
hoạt động, hàng trăm PV Tuổi Trẻ đã trở thành những cây bút tiếng tăm trong
làng báo Việt Nam.
Nhưng thật sự để lại tên tuổi và ấn tượng mạnh trong nhiều thế hệ bạn
đọc cho đến tận hơm nay có thể kể đến bốn tác giả đã hệ thống và sáng tạo
qua các bài viết của mình về một kiểu thể tài, đề tài mới; cách thể hiện mới,
đặc sắc trong làng báo Việt Nam: Hàng Chức Nguyên (loạt ký sự về người
nghèo trong xã hội theo hướng thể hiện sự nỗ lực vươn lên trong tuyệt vọng
của những số phận con người cùng kiệt), Thủy Cúc (loạt Ký sự pháp đình gợi
mở khía cạnh nguyên nhân, hoàn cảnh nảy sinh các tội ác), Cù Mai Cơng (loạt
phóng sự hàng trăm bài về Saigon by night sau hơn 10 năm đổi mới), Binh
Nguyên (loạt ký sự đường xa với cách thể hiện mang tính phát hiện).
Cạnh đó cịn hàng loạt cây bút sắc sảo và cá tính khác, ở từng thời kỳ
nổi lên như những ngôi sao trong làng báo Việt Nam sau 1975: Hoài Lê (thể
thao), Hoàng Linh (CT-XH), Cam Ly (Quốc tế), Huy Đức (CT-XH), Tâm
Chánh (CT-XH), Phúc Tiến (Giáo dục), Bùi Thanh (CT-XH và Giáo dục), Hà

Thạch Hãn (Giáo dục)...
2


- Tiềm lực kinh tế: Là tờ báo tiên phong trong tổ chức kinh doanh, báo
Tuổi Trẻ có tiềm lực kinh tế thuộc loại mạnh nhất trong các báo in ở Việt
Nam. Năm 2009, Tuổi Trẻ đạt doanh thu 800 tỷ đồng. Trong đó, nộp thuế 110
tỷ đồng và thu được 190 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Quảng cáo đóng vai trị
quan trọng trong tiềm lực kinh tế Tuổi Trẻ. Năm 1992, quảng cáo Tuổi Trẻ thu
được 1,8 tỷ đồng. Đến năm 2009, con số này là 500 tỷ đồng, chiếm gần 30%
thị phần quảng cáo trong báo in cả nước. Ngồi trang quảng cáo tồn quốc,
Tuổi Trẻ cịn có các trang quảng cáo nhanh, giá rẻ tại Hà Nội, Đà Nẵng, Quy
Nhơn, Nha Trang và Cần Thơ.
Tài sản cố định của Tuổi Trẻ tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm
trụ sở chính Hồng Văn Thụ, cao ốc Văn phòng Tuổi Trẻ, Nhà in Gò Vấp,
Kho giấy Gị Vấp, trụ sở Phịng Phát hành tại Lý Chính Thắng, liên doanh
50% cao ốc 41 Nguyễn Thị Minh Khai và các văn phòng đại diện tại Hà Nội,
Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Ban Mê Thuột, Đà Lạt, Cần
Thơ, Rạch Giá. Theo một đánh giá khơng chính thức, trị giá thị trường của tất
cả tài sản này khoảng 3.000 tỷ đồng.
- Hoạt động xã hội của báo Tuổi trẻ: Do sức lan tỏa mạnh của tờ báo,
các hoạt động từ thiện – xã hội của báo Tuổi Trẻ khá mạnh.
Hàng ngày, báo nhận được khá nhiều tiền và hiện vật ủng hộ của độc
giả cả nước cho các mục tiêu từ thiện. Báo định kỳ công bố về các đóng góp
này một cách cơng khai. Các ủng hộ này đã làm thay đổi được số phận của
nhiều cá nhân, nhiều gia đình.
Báo Tuổi Trẻ đã xây dựng được khá nhiều cơng trình từ nguồn tiền từ
thiện như: góp đá xây Trường sa, ngày hội hoa hướng dương vì bệnh nhân
ung thư…
Bên cạnh đó cịn có hoạt động nổi bật là Ngày hội tư vấn tuyển sinh

được tổ chức hằng năm rất quy mô và ý nghĩa.
- Trụ sở và phát hành: Văn phịng chính của Tuổi Trẻ đặt tại số 60A, đường
Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
3


Báo Tuổi trẻ có trước đây có 12 văn phịng đại diện, cho đến bay giờ
thu gọn lại còn 9 văn phòng tại Hà Nội, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Nha
Trang, Đà Lạt, và Cần Thơ, Tiền Giang, Đồng Nai.
Tuổi trẻ được in cùng lúc tại Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha
Trang, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Rạch Giá. Báo có 20 trang, in 2
màu. Riêng ngày Chủ nhật, báo được in bốn màu. Tuổi Trẻ có trên 40 trang
quảng cáo mỗi ngày, có ngày lên đến 88 trang, có tuần 312 trang.
Những năm gần đây, các phóng viên của Tuổi Trẻ đã bắt đầu được đi để
viết tin bài, tác nghiệp ở nhiều nơi trên thế giới như Mỹ, Đức...
Những chiến lược phát hành Tuổi Trẻ đã thực hiện trong thời gian qua:
+ Liên tục mở rộng mạng lưới phát hành với nhiều cách thức bán báo. Rút ngắn thời điểm ra báo trên tất cả các vùng. - Phát triển tối đa báo dài hạn.
- Đẩy mạnh tiếp thị, chăm sóc tốt bạn đọc. - Kết hợp hài hòa đầu tư vùng
trọng điểm và vùng cạnh tranh thấp.
Thực hiện kiên trì những chiến lược đó, phát hành Tuổi Trẻ đã trở thành
mạng lưới bán báo có năm vị trí hạng nhất trong báo in cả nước:
+ Hệ thống đại lý ba cấp nhiều thành phần kinh tế đông đảo nhất
(trên 500 tổng đại lý). Từ khởi đầu chỉ có gần 100 đại lý tư nhân tại Thành
phố Hồ Chí Minh, phát hành Tuổi Trẻ đã mở rộng và kết nạp thêm các công
ty bưu chính và cơng ty phát hành tư nhân vào hệ thống đại lý Tuổi Trẻ trên
khắp cả nước.
+ Mạng lưới phát hành rộng mạnh nhất (6.234 điểm bán trên cả nước,
04.2009). Trong đó, mạng lưới dày đặc nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh, đặc
biệt là Quận Một, Quận Ba, Quận Năm. Có nơi cứ 100 người dân mua 40 tờ
Tuổi Trẻ.

+ Số lượng báo dài hạn cao nhất (102.000 tờ) do các cơng ty bưu chính,
đại lý tư nhân và cả phát hành Tuổi Trẻ cùng thực hiện.
+ Ra báo sớm nhất trên toàn quốc. Tuổi Trẻ đã được in cùng lúc tại 7
nơi Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Cần
4


Thơ và Rạch Giá. Trong tương lai, Tuổi Trẻ sẽ tiếp tục được in tại một số tỉnh
lỵ lớn để đáp ứng nhu cầu đọc báo sớm của bạn đọc và đi xa hơn vào các
vùng sâu.
+ Bảng hiệu Tuổi Trẻ nhiều nhất trên các sạp báo. Trong 6.234 điểm
bán trên tồn quốc, chỉ có gần phân nửa có thể làm bảng hiệu thì bảng hiệu
Tuổi Trẻ đã chiếm 1.300 sạp, tiệm. Con số này đang tiếp tục được nâng cao.


Ban biên tập hiện tại:

Ban biên tập hiện tại gồm phó tổng biên tập, 2 ủy viên ban biên tập,
cùng ban thư ký toà soạn.
- Tổng biên tập: Nhà báo Lê Thế Chữ đã được bổ nhiệm chức vụ tổng
biên tập của báo Tuổi trẻ vào ngày 23-10-2017.
- Phó tổng biên tập: Vũ Văn Bình, Đỗ Văn Dũng, Lê Thế Chữ, Lê Xuân
Trung
- Ủy viên BBT: Ngô Thị Thu An(Nội dung), Phạm Công Thanh (Phát
hành - quảng cáo), Đinh Minh Trung
II. VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA TUỔI TRẺ TẠI HÀ NỘI
1. Cơ cấu lãnh đạo
Văn phịng Hà Nội gồm có 4 lãnh đạo:
+ Trưởng văn phòng đại diện: Nguyễn Tuấn Thành
+ Phó trưởng văn phịng đại diện (phụ trách nội dung): Nguyễn Văn Hải

+ Phó trưởng văn phịng về phát hành trị sự: Hồ Thanh Vinh.
• Chính trị: phóng viên Lê Kiên, Võ Văn Thân.
• Pháp luật – nội chính: Quang Duy – Tâm Lụa -Thân Hồng
• Kinh tế: Đàm Văn Đàn, Lê Thanh.
• Giao thơng, tìm kiếm cứu nạn – phịng chống bão lụt: Tuấn Phùng.
• Tài ngun – mơi trường – thành phố Hà Nội: Xn Long.
• Xây dựng, trung ương đồn: Lâm Hồi
• Giáo dục: Ngọc Hà – Hồng Vân.
5


• Lao động – việc làm: Thanh Hà.
• Y tế: Lan Anh – Quỳnh Liên.
• Quốc tế: Quỳnh Trung.
• Văn hóa- Văn nghệ: Vũ Viết Tuân.
 Nhịp sống trẻ: Hà Thanh
 Truyền hình: Dương Liễu
• Bạn đọc, đường dây nóng: Thân Hồng, Danh Trọng, Chí Tuệ
• Thể thao: Khương Xn.
• Ảnh: Nguyễn Khánh, Việt Dũng, Nam Trần, Phương Chinh
2. Cơ cấu tổ chức của báo Tuổi Trẻ gồm:
Đảng bộ bộ phận:
- Ban chấp hành cơng đồn
- Ban chấp hành liên chi đồn
Ban biên tập: - Khối chức năng: Văn phịng quản trị, Tổ chức nhân lực,
Tài vụ, Công tác xã hội Công nghệ thông tin
- Khối kinh tế: Phát hành, quảng cáo, kinh doanh, cao ốc, nhà in.
- Khối nội dung, khối tòa soạn: Tuổi Trẻ ngày, Tuổi Trẻ cuối tuần,Tuổi
Trẻ điện tử, Tuổi Trẻ news, truyền hình Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Mobile, phong tư
liệu thư viện, Tổ vi tính, tổ morasse, tổ họa sĩ, tổ tỉnh táo viên

Các ban nội dung: chính trị - xã hội, phóng sự - kí sự, kinh tế, thanh
niên, giáo dục; – khoa học, quốc tế, văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao,
cơng tác bạn đọc, phịng ảnh.
- Văn phịng đại diện: có 9 văn phịng
- Khâu biên tập: có 2 giai đoạn biên tập đó là biên tập 1 ở đầu văn
phòng đại diện rồi chuyển qua biên tập 2 tại tịa soạn TP Hồ Chí Minh.
3. Phần văn phịng Hà nội
a. Cuộc họp giao ban tin lần thứ nhất:
- Từ 8h30p kéo dài khoảng 45 phút - 1 tiếng
- Thành viên họp: lãnh đạo ban biên tập trực, kíp trực của tòa soạn,
trưởng ban tổ, văn phòng
6


b. Cuộc họp giao ban lần 2:
- Thời gian: 14h chiều. thời gian 30-45 phút
- Thành viên họp: ban biên tập nội dung, lãnh đạo tịa soạn, kíp trực,
trưởng phó văn phòng trực
c. Cuộc giao ban thứ 3:
- Thời gian: 18h chiều
- Thành viên họp: lãnh đạo ban biên tập trực, lãnh đạo tịa soạn trực
III. QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ Ở BÁO
TUỔI TRẺ
a. Lên ý tưởng => đăng kí đề tài=> duyệt đề tài => triển khai đề tài =>
nộp bài => duyệt bài và lên trang.
b. Phát hiện đề tài:
- Các phóng viên theo dõi các mảng sẽ thực hiện việc theo dõi tin và
lên ý tưởng cho các đề tài liên quan thuộc mảng.
- Đề tài có được có thể do:
+ Dự sự kiện:

+ Dựa vào các mối quan hệ (nguồn tin)
+ Thực tế quan sát ngồi đời sống.
- Thơng tin, đề tài được Tuổi Trẻ chú trọng khai thác là những thông tin
đang được bạn đọc quan tâm tin bài trên Tuổi Trẻ là:
+ Bạn đọc quan tâm
+ Đặt hàng của bạn đọc.
c. Biên tập tin, bài:
- Khâu biên tập: có 2 giai đoạn biên tập đó là biên tập 1 ở đầu văn
phòng đại diện rồi chuyển qua biên tập 2 tại tịa soạn TP Hồ Chí Minh.
d. Kiểm chứng thơng tin:
- Tin bài được gửi về việc kiểm chứng thông tin là điều khơng thể thiếu.
- Đối với mỗi phóng viên, cộng tác viên đây là khâu mà bất kì ai cũng
phải thực
7


- Tuy nhiên khi được duyệt thì ở cả 2 khâu biên tập đều phải kiểm
chứng lại thông tin với phóng viên,
g. Đẩy tin, bài lên báo:
- Sau khi tin, bài được duyệt qua khâu biên tập sẽ được chuyển qua cho
bộ phận kĩ thuật dàn trang và tổ họa sĩ thiết kế ảnh, lên bản in rồi chuyển cho
nhà in in ấn và phát hành.
- Bài được gửi và được duyệt sẽ có 2 hình thức đăng, nếu là tin nóng sẽ
đẩy ln lên online và tiếp tục thu thập thông tin rồi đẩy lên bản giấy vào hôm
sau. Hoặc để chờ đến hôm sau đưa tin, bài lên bản giấy.
IV.QUÁ TRÌNH KIẾN TẬP Ở BÁO TUỔI TRẺ
Trong thời gian đi kiến tập tại báo Tuổi trẻ từ ngày 9/10 đến 3/11 tơi đã
có những hành trình trải nghiệm và kết quả đạt được. Bản thân tôi thấy may
mắn vì đã có thời gian cộng tác với báo Tuổi trẻ, nên phần nào đã quen với
môi trường ở đây, bớt đi sự bỡ ngỡ ban đầu... Trong quá trình kiến tập, được

sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị trong tịa soạn tơi đã nhanh
chóng nắm bắt được cơng việc và nhiệm vụ của mình. Song song với quá
trình tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của báo Tuổi Trẻ tơi cũng tìm hiểu mục đích
tơn chỉ của báo để có thể vạch ra kế hoạch cũng như định hình được hướng
viết cho bản thân để có thể hồn thành được nhiệm vụ được giao. Cũng như
cố gắng phát hiện được những đề tài khả thi để có thể viết được những bài có
chất lượng. Ngày đầu tiên, tôi đã được các anh chị nhà báo tạo điều kiện đi
thực tế 4 ngày tại các điểm Trường học tại Lai Châu, Yên Bái và Thái
Nguyên, thực hiện các bài viết phục vụ cho ngày 20/10 và 20/11. Cùng với
đó, chuyến đi cũng thực hiện được loạt tin, bài về vấn đề bão lũ tại Yên Bái.
Sau chuyến đi tác nghiệp, tơi trở lại tịa soạn tiếp tục đợt kiến tập. Tôi được
gặp anh Nguyễn Văn Hải phó trưởng đại diện tại văn phịng Hà Nội, được
nghe anh chia sẻ, phổ biến quy chế và tìm hiểu sơ lược về tịa soạn (Vì những
buổi đầu tơi khơng có mặt tại tịa soạn). Sau đó, tơi được phân về ngồi ở tầng
2 cùng các anh chị phóng viên.
8


Chúng tôi rất vui mừng khi được anh Nguyễn Văn Hải trực tiếp hướng
dẫn trong q trình kiến tập. Ngồi ra tơi rất may mắn khi được anh Thân Văn
Hồng, anh Đức Bình, anh Nguyễn Khánh, Chị Hà Thanh nhiệt tình chỉ dạy,
gợi ý đề tài và cho đi tác nghiệp cùng. Tôi được các anh phân công và hướng
dẫn cách làm tin bài, cách chọn và triển khai đề tài cho phù hợp với phong
cách của tờ báo.
Trong một tuần đầu, tơi dành thời gian lên tịa soạn đọc báo; vừa để
quen với văn phong, cách viết của báo Tuổi Trẻ; vừa cập nhật thơng tin, tìm
kiếm đề tài cũng như tạo mối quan hệ, gần gũi với các anh chị phóng viên,
nhà báo.
8h30’ hằng sáng, tơi tới tịa soạn, tới giá báo và cầm một tờ báo ngày
lên tầng 2 ngồi đọc. Ngồi cập nhật tình hình thời sự, tin tức, tôi cũng phải để

ý tới phong cách viết tin, bài, phố cục của tờ báo, các chuyên mục được in
trên tờ báo. Ví dụ: Trang 2-3-4-5 là của mục Thời sự; Trang 7-8 là mục Kinh
tế; trang 10-11 của mục Nhịp sống trẻ…Trang 19-20 là mục Thế giới hơm
nay… Ngồi ra, vào thứ 3 và thứ 5 có thêm chuyên mục Việc làm. Thứ 5 có
thêm mục Mua sắm cuối tuần…
Ngồi đọc báo giấy, chúng tơi cịn được sử dụng máy tính tại cơ quan,
hoặc laptop tự mang để đọc báo mạng. Ngoài Tuổi Trẻ online, chúng tơi được
khuyến khích đọc các trang báo mạng khác để so sánh cách viết và cách khai
thác thông tin.
Sau gần một tuần lên tịa soạn đọc báo, tơi tình cờ được anh Minh tại
báo giới thiệu chuyên trang Việc làm vào thứ 3 và thứ 5 hằng tuần do anh phụ
trách. Trong q trình trao đổi, anh Minh có gợi ý và giới thiệu cho tôi Trung
tâm giao dịch việc làm tại Trung Kính. Từ đó tơi nảy ra ý định sẽ viết một tác
phẩm về sàn giao dịch việc làm tại đây. Sau khi đã lên ý tưởng và chuẩn bị,
ngay ngày hôm sau (17/10), tôi cùng anh Danh Trọng tới Trung tâm giao dịch
việc làm và có một tác phẩm về các lao động Hàn Quốc về nước. Bài viết
được đăng tải một tuần sau đó trên báo in số ngày 26/10/2017.
9


Những ngày tiếp theo, tơi được anh Chí Tuệ và chị Phương Trinh
hướng dẫn làm tin chặt và di dời cây xanh tại đường Phạm Văn Đồng, tuy
khơng có ảnh được đăng tải nhưng tơi đã có thêm nhiều tư liệu và học hỏi
được nhiều kinh nghiệm của anh chị về cả cách viết, chụp và đặc biệt là
quay video.
Tối này 19/10, tơi cùng một bạn trong nhóm kiến tập được giao làm tin
thắp nến tri ân kỉ niệm 4 năm ngày mất Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà
riêng của Đại tướng 31 Xuân Diệu. Công việc đã cho tôi cơ hội lần đầu tiên
được thăm nhà Đại Tướng Võ Nguyên giáp cũng như có thêm hiểu biết về
lịch sử cũng như con người của Đại tướng. Tuy vậy, do yếu tố về thời gian,

sản phẩm của chúng tôi cuối cùng không được đăng tải. Điều này không
khiến tôi nản chí mà quyết tâm rút kinh nghiệm cho những lần tác nghiệp
lần sau.
Ngày 20/10, tôi cùng nhà báo Đức Bình gặp và phỏng vấn ơng Phạm
Minh Hn, ngun vụ trưởng bộ Lao động Thương binh và Xã hội để hỏi về
những vấn đề xoay quanh mức lương tối thiểu… Tôi được giao nhiệm vụ
chụp ảnh nhân vật, hỗ trợ bóc băng sau phỏng vấn. Và tơi có tác phẩm đăng
báo đầu tiên ở tuổi trẻ vào ngày 20/10 trên cả báo mạng và báo in.
Ngày 25/10, tôi được giao làm tin về cuộc thi sáng tạo thanh thiếu nhi
toàn quốc 2017. Lần này tơi được cử đi một mình. Khắc phục vấn đề thời gian
như sự kiện Thắp nến tri ân lần trước, lần này tôi tới sự kiện sớm và bắt đầu
xây dựng khung của tin. Trong quá trình diễn ra sự kiện, tơi chụp hình và
thêm bớt các thơng tin sao cho phù hợp. Sau khi hồn thành bài viết, tơi gửi
tới anh chị phóng viên nhờ chỉnh sửa và cuối cùng bài viết được đăng tải trên
báo mạng ngày 25/10/2017 và trên báo in ngày sau đó.
Ngày 29/10, tơi nhận được cuộc gọi bất ngờ thơng báo về vụ cháy quán
Karaoke tại Xuân La, gần địa bàn tôi sinh sống. Ngay lập tức, với máy ảnh đã
có sẵn trong balo, tơi tới hiện tường và bắt đầu tác nghiệp. Ảnh của tơi sau khi
chụp được tịa soạn sử dụng và đăng tải trên bài viết “Cháy quán Karaoke 4
tầng tại đường Xuân La ở Hà Nội”.
10


Những ngày cuối cùng đợt kiến tập, tôi vẫn xin các sự kiện của anh chị
phóng viên để rèn luyện và tác nghiệp. Cụ thể như ngày 31/10, được đăng tải
tin bài về Tọa đàm Việt-Nga nhân kỉ niệm 100 năm Cách Mạng Tháng Mười
Nga hay tham gia phỏng vấn các nhân vật, chun gia về Cơng trình lịch sử
Thủy điện Hịa Bình, phục vụ cho phóng sự về Thủy điện Hịa Bình vào ngày
7/11/2017.
Ngồi những ngày đi tác nghiệp, tơi vẫn thường xun lên tịa soạn đọc

báo, trao đổi, đề xuất đề tài và sự giúp đỡ với các anh chị phóng viên trong
tịa soạn. Tơi bắt đầu cảm thấy sự gần gũi, nhiệt tình, trách nhiệm và quan tâm
đối với sinh viên kiến tập tại tờ báo. Sau đợt kiến tập, các anh chị còn ngỏ ý
muốn sinh viên tiếp tục lên tòa soạn học việc mỗi khi rảnh rỗi.
V. NHỮNG THUẬN LỢI, KHĨ KHĂN TRONG Q TRÌNH
KIẾN TẬP
1. Những thuận lợi trong quá trình kiến tập
Trong thời gian kiến tập, tôi được làm quen với một môi trường làm
việc mới là văn phòng đại diện của báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội (72A thụy Khuê,
Q. Tây Hồ). Với sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của anh Nguyễn Văn Hải,
sự quan tâm của các anh, chị, cô chú trong phịng, tơi đã có thể học tập và làm
quen với nhiều điều mới mẻ và bổ ích. Sự quan tâm, chỉ bảo của các anh chị
là một thuận lợi cho bản thân tôi khi thực hiện những tác phẩm báo chí trong
thời gian này.
Đặc biệt trong q trình kiến tập ở báo tuổi trẻ, bản thân tôi cảm thấy
may mắn được các anh chị tận tình hướng dẫn và cho đi tác nghiệp thực tế
cùng. Những lần đi tác nghiệp cùng anh chị phóng viên đã cho tơi rất nhiều
kinh nghiệm quý báu và bổ ích về nghề báo, đặc biệt là trong làm tin nóng,
phóng sự, điều tra…
Các tác phẩm đều được các anh chị giúp đỡ trong quá trình lên ý tưởng
cũng như khi tác nghiệp. Sau khi hồn thành, tác phẩm cịn được chỉnh sửa,
góp ý, tạo điều kiện đăng tải trên cả báo mạng điện tử và báo giấy. Điều đó đã
11


khích lệ tơi ngày càng cố gắng, giúp tơi giảm bớt được những áp lực trong
quá trình làm việc.
Trong quá trình kiến tập, tơi được gặp gỡ và giao lưu với nhiều nhân
vật. Điều đó giúp tơi tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích khơng chỉ về
lĩnh vực báo chí. Có thể kể đến như Bác Thái Phụng Nê, nguyên bộ trưởng bộ

Công nghiệ; Giám đốc bảo tang Tuổi trẻ; Các chuyên gia về lương của Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội…
Bên cạnh đó, với những kiến thức đã được học ở trường, môi trường
học tập và rèn nghề ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã mang đến cho tôi
những kiến thức và kỹ năng cơ bản cần thiết để tơi có thể vận dụng vào việc
sáng tạo các tác phẩm báo chí. Những lần tham gia đi thực tế viết tin, bài,
tham gia cộng tác viết bài cho các câu lạc bộ trong và ngoài trường là những
kinh nghiệm quý giá khi đang ngồi trên ghế nhà trường, để khi bước vào quá
trình kiến tập, bản thân tơi cảm thấy vững tin hơn, có kỹ năng hơn.
Vị trí của tịa soạn gần nhà (72A Thụy Kh) nên có thể thường xun
lên tịa soạn và chủ động hơn với công việc.
Đã từng cộng tác với tuổi trẻ, do đó tơi đã có nền tảng những mối quan
hệ cũng như cơ bản biết cách thức làm việc, phong cách viết của Tuổi Trẻ.
Chính vì vậy, tơi có nhiều cơ hội đi thực tế với các nhà báo cũng như tạo điều
kiện đăng tải các sản phẩm báo chí mình đã thực hiện.
2. Những khó khăn trong q trình kiến tập
Khó khăn trước hết chính là việc lần đầu tiên chính thức bước vào một
mơi trường làm báo chuyên nghiệp mới, cảm xúc của những ngày đầu tiên
cịn bỡ ngỡ và có phần bị động. Thế nhưng, dần dần tơi đã tìm hiểu về tịa
soạn, nói chuyện, làm quen với mọi người và khắc phục được điều này. Ngồi
ra, bước vào mơi trường mới, nhận thấy sự khác nhau rất lớn trong phương
thức tác nghiệp, triển khai vấn đề và xây dựng tác phẩm, bản thân tôi đã thấy
thêm lo sợ vì bản thân chưa đi thực tế tác nghiệp nhiều. Hơn thế nữa, báo
Tuổi trẻ là một tờ báo lớn, tất cả các mảng đều có phóng viên chuyên trách
12


nên đất để đăng bài là rất ít, vì thế đòi hỏi bản thân phải cố gắng rất nhiều để
bài viết của mình có chất lượng tốt hơn.
Một khó khăn nữa trong q trình tác nghiệp đó là đi làm những phóng

sự điều tra. Vì bản thân chưa được học và trải nghiệm nhiều về lĩnh vực báo
chí điều tra nên khi tác nghiệp tơi cịn lúng túng và phối hợp đơi khi cịn chưa
ăn ý cùng phóng viên. Cảm giác khi đi làm phóng sự điều tra có phần nguy
hiểm nên đơi khi tơi vẫn cịn lo sợ và hoang mang. Tuy nhiên, trong q trình
tác nghiệp cùng phóng viên tơi đã cố gắng rất nhiều để hồn thành nhiệm vụ
của mình một cách tốt nhất. Những khó khăn này khơng làm tơi nản chí mà
càng giúp tơi có thêm nhiều bài học quý báu và thêm yêu và đam mê với nghề
báo nhiều hơn.
Với sinh viên kiến tập, những tác phẩm điều tra, phóng sự thường
khơng được ưu tiên đăng tải. Đây là những chuyên mục khó và địi hỏi sự
trung thực, chính xác cao của thơng tin. Chính vì vậy sinh viên kiến tập chưa
có cơ hội lên bài ở các mục này.
VI.

NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TRONG QUÁ TRÌNH HỌC

TẬP VÀ SÁNG TẠO TÁC PHẨM BÁO CHÍ CỦA BẢN THÂN TRONG
Q TRÌNH KIẾN TẬP
1. Bài học nhận thức về vai trò của kiến tập
Bài học trước tiên mà bản thân tôi rút ra được trong quá tr ình kiến
tập đó là bài học nhận thức về vai trị, ý nghĩa của q trình kiến tập. Kiến
tập là hoạt động nghiệp vụ rất cần thiết đối với sinh viên, đặc biệt là sinh
viên báo chí. Đây là khoảng thời gian để sinh viên có thể làm quen với
môi trường nghiệp vụ mới, tiếp cận với phong cách sáng tạo một tác phẩm
báo chí của một cơ quan báo chí cụ thể. Đối với bản thân tơi nói riêng và
với các bạn sinh viên nói chung, đây được xtôi như một cuộc trải nghiệm
nhiều ý nghĩa với những bỡ ngỡ ban đầu, những mối quan hệ mới và
những suy ngẫm mới trong quá trình học nghề, làm nghề. Tuy thời gian
kiến tập chỉ kéo dài hơn 3 tuần (từ 9/10 tới 3/11), nhưng đây là khoảng
13



thời gian mang đến cho tôi nhiều bài học, kỉ niệm và những kinh nghiệm
quý giá.
2. Bài học về cách làm việc của một “nhà báo đa năng”
Từ những bỡ ngỡ ban đầu khi đến với môi trường mới, tôi bắt đầu học
cách làm quen với mọi người và công việc ở đây. Những ngày đầu tiên, tôi
đến cơ quan đọc báo và xin những bài viết của các anh chị phóng viên trước
đó để tham khảo và tìm hiểu cách xây dựng một tác phẩm báo chí của phịng
ban mà mình được phân cơng về.. Trong q trình tác nghiệp địi hỏi bản thân
phải thực hiện nhiều cơng việc một lúc như vừa chụp ảnh, quay phim, phỏng
vấn, ghi âm, lấy thông tin, viết bài… nên bản thân cần phải linh hoạt, nhạy
bén và cố gắng rất nhiều để tác nghiệp một cách tốt nhất. Từ đó cho thấy,
trong thời đại hiện nay mỗi nhà báo cần phải có đa kỹ năng mới thực sự dấn
thân được vào nghề báo. Bản thân tôi sau khi đi tác nghiệp thực tế đã rút ra
cho mình nhiều bài học kinh nghiệm trong đó việc học tập trao dồi kiến thức
để trở thành một nhà báo đa năng là rất cần thiết.
Trong q trình kiến tập, tơi may mắn nhiều lần được đi tác nghiệp
cùng các anh phóng viên, các anh đã hướng dẫn và cho tôi thực hành quay
phim, chụp ảnh, từ đó giúp tơi có thể dễ dàng tiếp cận và học làm nghề nhanh
hơn. Đi làm tác phẩm cùng các anh chị trong lĩnh vực truyền hình, tơi học hỏi
được nhiều kiến thức hơn để có thể tiếp cận và khai thác vấn đề, học cách làm
báo đa phương tiện của một “nhà báo đa năng”, có thể tạo ra một tác phẩm
báo chí theo nhiều phương thức truyền tải khác nhau. Dù vậy, với lợi thế
thuận tiện hơn khi tác nghiệp và chuyển tải thơng tin nhanh chóng hơn, chiếc
máy ghi âm nhỏ gọn, điện thoại, máy ảnh… vẫn là bạn đồng hành trong suốt
quá trình kiến tập của bản thân tơi. Nhờ vậy, tơi có thể vừa học hỏi được cách
làm việc của người khác, vừa có thể độc lập, chủ động trong sáng tạo tác
phẩm báo chí.


14


3. Bài học về sự tự tin, dám đổi mới, dám vượt qua khó khăn,
thách thức
Trong q trình kiến tập ở báo tuổi trẻ, có nhiều kỉ niệm trở thành
những bài học quý giá. Nếu như trước thời gian kiến tập, khi đi học hay khi
tham gia sản xuất các chương trình, các tác phẩm báo chí, bản thân tơi thường
ngại đi xa, ngại khó khăn nguy hiểm thì sau khi vào Tuổi trẻ kiến tập tôi đã
thay đổi được quan điểm đó của mình. Kỷ niệm đáng nhớ và bài học kinh
nghiệm quý giá nhất mà tôi nhận được đó chính là lần đi tác nghiệp ở Xã
Nậm Ngà, huyện Mường Tè, Tỉnh Lai Châu, một trong những nơi khó khăn
nhất của Lai Châu. Trong q trình di chuyển hơn 1 ngày đường, chúng tơi
gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại như thời tiết rất lạnh, mưa, sạt lở, đường
gồ ghề…nhưng bản thân tôi đã cố gắng, tự tin vượt qua những khó khăn đó.
Sau chuyến đi tác nghiệp này bản thân tôi nhận ra rằng nếu muốn trở thành
người làm báo giỏi mà ngại đi xa, ngại khó khăn thì khơng bao giờ thành
cơng, làm báo là phải dấn thân, phải trải nghiệm thực tế, dám vượt qua chính
mình mới trở thành một nhà báo thực thụ có tâm huyết và đam mê với nghề.
4. Bài học về áp lực thời gian
Một trong những bài học để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tơi đó chính
là bài học về áp lực thời gian. Tôi đã được học rằng: “Thời gian hay là chết”.
Tác nghiệp ngoài thực tế luôn phải để ý tới thời gian sao cho sản phẩm được
gửi về tòa soạn sớm nhất. Trong lần đi tác nghiệp về Lễ tri ân, thắp nến kỉ
niệm 4 năm ngày mất Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tôi đã chủ quan vì tin rằng
sự kiện sẽ kết thúc sớm và mình sẽ có thời gian viết tin, chọn ảnh để gửi về
tòa soạn trước 10h đêm. Thế nhưng, sự kiện diễn ra muộn hơn dự kiến. Chính
vì vậy cũng kết thúc muộn hơn gần 1 tiếng đồng hồ. Lúc đó tơi mới cấp tốc
viết tin, lọc ảnh và gửi về tòa soạn. Mãi đến gần 11h đêm mới có thể gửi bài.
Sau đó bài viết khơng được đăng tải.

Rút kinh nghiệm cho mình, để giảm bớt áp lực thời gian, tôi thường
liên hệ trước ban tổ chức sự kiện, hoặc tới sớm sự kiện để xin thông cáo, dựng
15


khung bài tương đối hồn chỉnh, sau đó dự sự kiện, thêm bớt thông tin, ảnh
sao cho phù hợp. Kết quả cụ thể là bài viết Học sinh Hà Nội chiến thắng cuộc
thi “sáng tạo thanh thiếu nhi toàn quốc”- diễn ra vào tối ngày 25/10 đã được
gửi về sớm. Báo điện tử đưa tin ngay 23h ngày hơm đó và tin cũng được đăng
trên báo giấy vào ngay sáng hôm sau.
5. Bài học về việc “nuôi nguồn tin” trong hoạt động báo chí
Trong đợt kiến tập này, ngồi sự chỉ bảo tận tình của các anh chị trong
văn phịng đại diện của báo Tuổi trẻ tại Hà Nội, tôi cịn rất may mắn khi được
các anh chị khóa trên giúp đỡ khi gặp khó khăn. Sự giúp đỡ của các anh chị
cùng những chuyến đi tác nghiệp thực tế đã cho tôi trải nghiệm và gặp gỡ nhiều
nhân vật. Chính những cuộc gặp gỡ và nói chuyện cùng các nhân vật đã tạo nên
những mối quan hệ qua lại về nguồn tin. Bởi khi tạo được mối quan hệ tốt đẹp
với họ, mình sẽ có điều kiện thuận lợi để có thể xin thơng tin, tư liệu khi cần.
Bên cạnh đó, qua chuyến đi cơ sở này, tơi thấy được sự cần thiết trong việc tạo
mối quan hệ với những người cùng làm nghề, để có thể thể khai thác đề tài hay
trao đổi những kinh nghiệm, chia sẻ những khó khăn khi cần.
Trong q trình đi tác nghiệp với các anh chị nhà báo, tôi thường thấy
các anh chị mỗi khi đến gặp nhân vật đều cầm theo một tờ báo Tuổi Trẻ ngày
hơm đó hoặc tờ báo có bài viết liên quan đến vấn đề phỏng vấn để tặng cho
nhân vật. Nó như một sự khẳng định thương hiệu tờ báo cũng như một món
quà dành cho nhân vật phỏng vấn. Sau một buổi phỏng vấn, ngoài những
nhân vật đã có mối quan hệ từ trước, các nhà báo cũng thường xin địa chỉ liên
hệ, số điện thoại những người họ mới gặp lần đầu để mở rộng mạng lưới
nguồn tin.
Sau khi các ý kiến, phát biểu của nhân vật được đăng tải lên mặt báo.

Các nhà báo không gần ngại giữ lại vài tờ báo để tặng các nhân vật tham gia
phỏng vấn. Điều đó khiến các nhân vật cảm thấy thoải mái, phấn khích, vui vẻ
sau khi được phỏng vấn.
6. Bài học về việc chuẩn bị, kiểm tra kĩ trang thiết bị khi đi tác nghiệp.
16


Trong những lần tác nghiệp, khơng ít lần tơi gặp phải sự cố kĩ thuật về
các trang thiết bị mình mang theo, gây ảnh hưởng lớn tới quá trình tác nghiệp
cũng như chất lượng sản phẩm báo chí.
Có thể kể đến như việc máy ảnh hết pin, hết dung lượng thẻ nhớ, laptop
hết pin, sập nguồn… Chính vì vậy, mỗi khi nhận được thông báo phải đi tác
nghiệp, tôi đều kiểm tra các trang thiết bị mình sẽ mang theo, giảm thiểu tối
đa tình trạng hỏng hóc hay sự cố bất thường.
Luôn sạc pin máy ảnh và laptop mỗi khi máy hết pin. Trong qn trình
lên tịa soạn hay đi tác nghiệp đều cần mang đầy đủ máy ảnh và laptop, sổ,
bút, luôn sẵn ra ra hiện trường hoặc được điều động.
Như trong vụ cháy quán Karaoke tại Xuân La, lúc đó tơi đang ra ngồi
với bạn thì nhận được các anh chị phóng viên báo tin có đám cháy lớn tại
Xuân La. Sẵn trong người có máy ảnh và điện thoại, tơi đã nhanh chóng tới
hiện trường và thu thập được rất nhiều tư liệu cho bài viết của mình.
7. Bài học về việc lấy và lưu trữ tư liệu
Người đầu tiên truyền cho tơi bài học này chính là nhà báo Lê Đức Dục
của báo Tuổi Trẻ. Trong một chuyến đi công tác Lai Châu cùng bác, khi tơi cố
gắng chìm vào giấc ngủ vì mệt mỏi thì bác Dục lại chọn cho mình ghế hàng
trên. Cùng với cái máy ảnh cũ, bác ghi lại tất cả hình ảnh mình thấy đẹp, ấn
tượng, xe cộ, nhà cửa.... Khi hỏi được hỏi tại sao, bác trả lời: “Cứ chụp nhiều
làm tư liệu, rồi sẽ đến lúc cần đến”.
Đúng như vậy, trong mỗi sự kiện tơi tham gia, ngồi các vấn đề chính mà
tất cả các nhà báo đều cố gắng ghi lại hình ảnh, tơi cũng dành thời gian để chụp tất

cả mọi thứ tôi cho là hay ho. Cụ thể trong sự kiện chặt và di dời cây xanh ở Phạm
Văn Đồng, ngoài chụp hành động chặt, di chuyển cây, tơi cịn chụp vài bức ảnh
các nhà báo tác nghiệp. Sau hơn một tuần, anh Lâm Hoài ở báo có cần 1 bức ảnh
có nội dung tương tự, tôi liền nhớ ra bức ảnh trong hôm chặt cây đó và gửi cho
anh. Cuối cùng, bức ảnh của tơi được làm ảnh minh họa cho tác phẩm “Hà Nội
thúc các đơn vị cung cấp thơng tin cho báo chí” của anh Lâm Hoài.
17


Cùng với việc chụp nhiều ảnh, tôi cũng học được cách lưu trữ ảnh, văn
bản của các anh chị. Không nên đổ ảnh lẫn lộn ra một tập duy nhất, hãy chia
ra nhiều tập tin theo ngày và vấn đề để dễ tìm kiếm. Đặc biệt là ảnh chân
dung các nhân vật hay những ảnh độc đáo, toát lên được vấn đề.
8. Bài học tác nghiệp khi phỏng vấn nhân vật
Có thể nói, phỏng vấn là một trong những thể loại tôi được làm nhiều
nhất trong đợt kiến tập lần này. Tơi được cùng các anh chị phóng viên đưa đi
phỏng vấn nhiều nhân vật về nhiều lĩnh vực khác nhau, với địa vị khác nhau.
Trong các buổi gặp gỡ phỏng vấn, các nhà báo, phóng viên đều phải gọi điện,
thơng báo, đặt lích làm việc trước với các nhân vật, bởi chỉ khi nhân vật đồng
ý thì buổi phỏng vấn mới có thể diễn ra. Khi đi phỏng vấn, tôi hay được các
anh chị giao cho công việc là chụp ảnh nhân vật. Công việc này không đơn
thuần chỉ là chụp một bức ảnh chân dung nhân vật đang nói mà quan trọng
hơn phải sao thể hiện được cảm xúc, quan điểm, thần thái của nhân vật khi trả
lời câu hỏi hay đưa ra nhận định.
Tôi thường lấy ngay máy ảnh ra khi bắt đầu cuộc trò chuyện bởi khi
nhìn thấy máy ảnh, nếu nhân vật khơng muốn ghi hình, họ có thể đề xuất với
nhà báo để khơng chụp hình. Cịn nếu khơng họ khơng nói gì, tơi có thể thoải
mái ghi hình và chụp ảnh nhân vật. Hành động đó như một tín hiệu để người
làm báo biết họ được chụp ảnh hay không. Các anh chị phóng viên cũng
khun tơi khơng nên rút máy ở trong cuộc phỏng vấn, bởi khi nhân vật đang

tập trung nói, hành động đó có thể gây mất tập trung và sao nhãng.
Trong khi phỏng vấn, hãy cố gắng ghi lại những khoảng khắc nhân vật
đang tập trung và say sưa nhất đặc biệt là khi họ dùng ngơn ngữ hình thể.
Các câu hỏi, vấn đề phỏng vấn sẽ được chuẩn bị kĩ trước mỗi buổi
phỏng vấn. Bên cạnh ghi hình khi phỏng vấn, tơi cũng thấy các phóng viên
của Tuổi trẻ ngồi dùng máy móc để ghi âm, họ cũng ghi chép các ý chính để
có cái nhìn tổng qt hơn về vấn đề, sự việc.

18


VII. KẾT LUẬN
Được về báo Tuổi trẻ kiến tập là một may mắn và cũng là cơ hội tốt đối
với tôi để rèn luyện bản thân và học hỏi nghề nghiệp. Trong hơn 3 tuần kiến
tập ngắn ngủi ở báo Tuổi trẻ, tơi đã có rất nhiều kỷ niệm và bài học kinh
nghiệm quý giá. Mỗi chuyến đi trong quá trình kiến tập quả thực là một câu
chuyện ý nghĩa, một bài học quý giá và là những kỷ niệm khó qn đối với tơi
trong việc học nghề, làm nghề. Qua đây, tơi càng có thêm niềm đam mê với
nghề, trân trọng những phút giây được sống cùng nghề báo, được hịa mình
vào những sự kiện, những nhân vật, mảnh đời khác nhau trong cuộc sống.
Kỳ kiến tập đẽ kết thúc, nhưng trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục cộng
tác với báo Tuổi trẻ để trau dồi thêm tầm hiểu biết cũng như kỹ năng tác
nghiệp. Trong tương lai gần, tôi sẽ cố gắng nỗ lực phấn đấu để trở thành 1
phóng viên chính thức của báo Tuổi trẻ.

19


VIII. DANH SÁCH CÁC TÁC PHẨM ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG TẢI
TRÊN BÁO TUỔI TRẺ TP HCM

Báo in:
1.

Lương, cái vòng luẩn quẩn (20/10/2017)

2.

Mở ra cơ hội việc làm với lao động Hàn Quốc về nước

(26/10/2017)
3.

Học sinh Hà Nội chiến thắng cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu nhi

tồn quốc” (26/10/2017)
Báo mạng:
1.

Lương, cái vịng luẩn quẩn (20/10/2017)

2.

Hà Nội “Thúc các đơn vị cung cấp thơng tin cho báo chí”

(26/10/2017)
3.

Học sinh Hà Nội chiến thắng cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu nhi

toàn quốc” (25/10/2017)

4.

Cháy quán Karaoke 4 tầng trên đường Xuân La ở Hà Nội

(29/10/2017)
5.

Tọa đàm Việt- Nga nhân 100 năm Cách mạng Tháng Mười

(31/10/2017)

20


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................0
I. TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN BÁO CHÍ...........................................................1
1. Lịch sử hình thành và phát triển của báo Tuổi trẻ................................................1
2. Cơ cấu tổ chức tịa soạn và thơng tin liên quan.....................................................2
II. VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA TUỔI TRẺ TẠI HÀ NỘI.........................6
1. Cơ cấu lãnh đạo............................................................................................................6
2. Cơ cấu tổ chức của báo Tuổi Trẻ gồm:....................................................................7
3. Phần văn phòng Hà nội...............................................................................................7
III.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ Ở BÁO

TUỔI TRẺ........................................................................................................................8
IV. QUÁ TRÌNH KIẾN TẬP Ở BÁO TUỔI TRẺ........................................ 9
V.. .NHỮNG THUẬN LỢI, KHĨ KHĂN TRONG Q TRÌNH

KIẾN TẬP ....................................................................................................................12
1. Những thuận lợi trong q trình kiến tập..............................................................12
2. Những khó khăn trong quá trình kiến tập.............................................................13
VI. NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ
SÁNG TẠO TÁC PHẨM BÁO CHÍ CỦA BẢN THÂN TRONG Q
TRÌNH KIẾN TẬP.......................................................................................................14
1. Bài học nhận thức về vai trò của kiến tập.............................................................14
2. Bài học về cách làm việc của một “nhà báo đa năng”....................................15
3. Bài học về sự tự tin, dám đổi mới, dám vượt qua khó khăn, thách thức.............16
4. Bài học về áp lực thời gian.......................................................................................16
5. Bài học về việc “nuôi nguồn tin” trong hoạt động báo chí..............................17
6. Bài học về việc chuẩn bị, kiểm tra kĩ trang thiết bị khi đi tác nghiệp..................17
7. Bài học về việc lấy và lưu trữ tư liệu.....................................................................18
8. Bài học tác nghiệp khi phỏng vấn nhân vật.........................................................19
VII. KẾT LUẬN..........................................................................................................20
VIII. DANH SÁCH CÁC TÁC PHẨM ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG TẢI TRÊN
BÁO TUỔI TRẺ TP HCM.........................................................................................21
21


22



×