Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Báo cáo kiến tập tại báo lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.32 KB, 19 trang )

I.

Tầm quan trọng của kiến tập
Để trở thành một nhà báo tương lai có kĩ năng nghiệp vụ, các kì kiến
tập, thực tập là điều không thể thiếu trong suốt q trình học tập của sinh viên
báo chí. Đặc biệt, đối với sinh viên năm thứ 3 học viên báo chí va tun
truyền, trải qua sáu kì học tập, kiếp tập lại càng quan trọng. nó có ý nghĩa
giúp sinh viên nâng cao trình độ thực tiễn, cũng cố những kiến thức đã học.
Trong kì kiến tập này, sinh viên có cơ hội nghiên cứu, xâm nhập thực tiễn,
nắm bắt những vấn đề cơ bản, quan trọng trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế
văn hóa, xã hội pháp luật. Ngồi ra, sinh viên cịn có cơ hội tìm hiểu và tham
gia vào quy trình hoạt động của một số cơ quan báo chí. Đây là bước đệm cho
kì thực tập kéo dài 3 tháng vào năm thứ tư và là tiền đề cho hoạt động của

II.

sinh viên báo chí sau này.
Tổng quan về cơ quan báo chí thực tập
Trong kì kiến tập 3 tuần kéo dài từ ngày 9/10 đến 3/11 vừa qua, em
được phân về tòa soạn báo Lao Động. Trong quá trình kiến tập, em đã quan

sát và thu nhận được một số hiểu biết về tờ báo này.
1. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển
1.1.
Lịch sử ra đời
Báo Lao động là cơ quan thơng tin của Tổng Liên đồn Lao động Việt
Nam. Đây là một trong những tờ báo lâu đời nhất và có ảnh hưởng nhất trong
hệ thống báo chí truyền thơng của chính quyền Việt Nam hiện tại. Đương kim
Tổng Biên tập báo Lao động là ông Nguyễn Ngọc Hiển.
Chỉ sau khi thành lập 1 tháng, ngày 14 tháng 7 năm 1929, Ban chấp
hành Trung ương lâm thời của Đông Dương Cộng sản Đảng đã ra chỉ thị về


việc thành lập một tổ chức cơng đồn tại Bắc Kỳ. Ngày 28 tháng 7 năm 1929,
Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ được thành lập, ông Nguyễn Đức Cảnh, Ủy viên
Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng được cử làm Trưởng ban
Trị sự.
Hai tuần sau, với sự giúp đỡ của một cơ sở Đảng, ngày 14 tháng
8 năm 1929, một tờ báo in bằng bản đất sét, trên giấy Đáp Cầu một mặt ráp


một mặt nhẵn, khổ 22x30cm, lấy tên là báo Lao động đã ra đời trong căn
phòng nhỏ 10m2 ở ngõ Thông Phong, phố Hàng Bột (Hà Nội).[1] Nhân sự tờ
báo ban đầu do ông Nguyễn Đức Cảnh làm Tổng biên tập, với 2 nhà báo là
Trần Hồng Vận (Trần Học Hải) và một nữ đảng viên tên là Thu Vân. Đến cuối
năm 1929, một đảng viên Đông Dương Cộng sản Đảng là Nguyễn Công Miều
đã mang 60 tờ Lao động vào phân phát cho các cơ sở Công hội ở Sài Gòn Chợ Lớn.[2][3]
Ngày 3.12.1989, số 1 của Lao động Chủ nhật phát hành.
Đầu tháng 3 năm 1990, Báo ra loạt phóng sự điều tra về tín dụng ở
nước hoa Thanh Hương của Nguyễn Văn Mười Hai.
Năm 1995, báo Lao động đã được mời tham dự triển lãm quốc tế tại
Paris và Le Havre (1996). Tại triển lãm này, tờ Courrier International bình
chọn báo Lao động là tờ báo nổi tiếng cùng 200 tờ báo khác trên thế giới.[1]
Đến ngày 19.5.1999, báo Lao động online ra đời, là tờ báo điện tử đầu
tiên ở Việt Nam.
1.2 . Các đời tổng biên tập

Trong suốt thời gian tồn tại của mình, đã có 13 đời Tổng biên tập. Dưới
đây là tên và thời gian giữ chức TBT của một số người:


Nguyễn Đức Cảnh




Nguyễn Văn Trân



Đỗ Trọng Giang



Lê Vân



Trần Nhật Dụ



Xuân Cang



Tống Văn Công

2




Phạm Huy Hoàn




Vương Văn Việt



Nguyễn Ngọc Hiển

2. Các cột mốc lịch sử của báo lao động

14.8.1929, số báo Lao Động đầu tiên, 2 trang khổ 22x32cm, in bằng
thạch cao, được ra đời tại ngõ Thông Phong, phố Hàng Bột, Hà Nội.
Sau 4 số báo, do bị địch đàn áp, theo dõi, lùng sục ráo riết, báo Lao
Động phải tạm thời dừng xuất bản.
Từ tháng 5.1944 - 5.1945, báo Lao Động ra được 5 số, mỗi số 4 trang
khổ nhỏ.
Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 13.10.1945, Báo Lao Động ra
công khai. Trụ sở báo tại 51 Hàng Bồ, Hà Nội. Tuỳ từng điều kiện cụ thể, báo
ra 2 hoặc 4 trang khổ nhỏ. Phát hành 1.500 - 2.000 tờ báo/ kỳ vào thứ năm
hằng tuần.
Tháng 1.1946, báo phát hành vào thứ bảy hằng tuần.
Ngày 20.5.1946, Hội nghị cán bộ công nhân cứu quốc họp, quyết định
thống nhất các tổ chức Cơng đồn Việt Nam thành Tổng Liên đồn Lao động
Việt Nam. Báo Lao Động được xác lập vị trí, trở thành cơ quan ngơn luận
chính thức của tổ chức cơng đồn trên tồn quốc.
Trong kỳ Đại hội Cơng đồn tồn quốc lần thứ nhất họp ở chiến khu
Việt Bắc năm 1950, tuy khó khăn thiếu thốn mọi bề, báo Lao Động vẫn ra đều
đặn 12 số trong 12 ngày đại hội.
Hồ bình lập lại năm 1954, Báo Lao Động từ Việt Bắc chuyển về Hà

Nội.
Kháng chiến chống Mỹ, báo Lao Động tuỳ lúc mà xuất bản, không theo
định kỳ.
Khi tổ quốc thống nhất, cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội,
báo Lao Động phát triển thêm một bước cả về nội dung và hình thức. Báo
phát hành thứ năm hằng tuần, ở cả 2 miền Nam, Bắc, với 16 trang khổ nhỏ.
3


Năm 1978, Báo Lao Động vinh dự đón nhận Huân chương Lao Động
hạng Nhất do Chủ tịch Nước trao tặng.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (tháng 12.1986) - dấu ấn
quan trọng của thời kỳ bắt đầu đổi mới là Báo Lao Động xuất hiện chuyên
mục Hộp thư công nhân xây dựng Đảng (tháng 8.1986).
Ngày 27.7.1989, thay cho việc in ty-pô lỗi thời trên giấy đen, báo bắt
đầu áp dụng công nghệ in ốp-set trên giấy trắng Liên Xơ, khẳng định một
bước tiến quan trọng về hình thức.
Ngày 3.12.1989, báo Lao Động xuất bản tờ Lao Động Chủ Nhật - một
bước chuyển biến có tính nhảy vọt, in khổ 30x40cm, 4 màu, 12 trang, Lao
Động Chủ Nhật đã đứng vững bên cạnh Lao Động thứ năm, góp thêm tiếng
nói của giai cấp cơng nhân trong sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo.
Ngày 18.8.1993, Bộ Văn hoá Thông tin đồng ý cho phép báo Lao Động
tăng kỳ xuất bản lên 3 kỳ/tuần.
Từ năm 1995, với Ban Biên tập mới, báo Lao Động bước vào thời kỳ
ổn định và phát triển.
Lao Động đã được mời tham dự triển lãm quốc tế tại Paris (1995) và Le
Havre (1996). Tại triển lãm này, tờ Courrier International bình chọn báo Lao
Động là tờ báo nổi tiếng cùng 200 tờ báo khác trên thế giới.
Ngày 1.7.1996 đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử của Báo
Lao Động: Báo phát hành 4 kỳ/tuần: Thứ ba, thứ năm, thứ bảy và chủ nhật.

Tháng 10.1996, Báo Lao Động mở Quỹ Tấm lòng vàng. Qua 18 năm
hoạt động, quỹ đã vận động được trên 220 tỉ đồng ủng hộ các hồn cảnh khó
khăn trong xã hội.
Tháng 10.1997, một ý tưởng mới đã ra đời: 2 trang Thơng tin Hà Nội
và TP.Hồ Chí Minh tặng bạn đọc ở 2 thành phố lớn của đất nước. Trang Hà
Nội vẫn xuất bản đều đặn từ đó tới nay.
Tháng 4.1999, Lao Động xuất bản thêm trang Miền Trung - Tây
Nguyên và trang Đồng bằng sông Cửu Long tặng bạn đọc ở 2 khu vực này.
4


Tháng 9.1999, xuất bản trang Miền Đông Nam Bộ. Đến thời điểm này, trang
địa phương của báo Lao Động đã có mặt gần 40 tỉnh, thành trên cả nước.
Ngày 19.5.1999, kỷ niệm Ngày sinh nhật Hồ Chủ tịch, Báo Lao Động
Điện tử ra mắt bạn đọc.
Ngày 14.8.1999, Lao Động vinh dự đón nhận Huân chương Độc Lập
hạng Nhất.
Tháng 1.2000, Lao Động xuất bản 5 kỳ/tuần: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu.
Năm 2000, Lao Động phối hợp với VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam
và Cơng ty FPT tổ chức cuộc thi "Trí tuệ Việt Nam”. Từ năm 2000 - 2007,
cuộc thi “Trí tuệ Việt Nam” được tổ chức đều đặn, trao giải vào tối 1.1 hằng
năm.
Tháng 4.2001: Báo xuất bản 6 kỳ/tuần, từ thứ hai đến thứ bảy.
Tháng 4.2002: Báo xuất bản 7 kỳ/tuần.
Ngày 1.5.2004, khởi động chương trình “Vinh quang Việt Nam” – tôn
vinh các anh hùng lao động, điển hình tiên tiến trên cả nước. Đến nay, đã có
11 chương trình “Vinh quang Việt Nam” được tổ chức, là sự kiện thường niên
của Báo Lao Động và tổ chức Cơng đồn Việt Nam.
Ngày 11.8.2006, báo Lao Động Cuối tuần ra bộ mới với 24 trang, khổ
27x35cm, in 4 màu, số lượng phát hành hơn 70.000 bản/kỳ, có nhiều nội dung

phong phú, đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng bạn đọc.
Tháng 1.2007 đến nay, Báo Lao Động tặng thêm bạn đọc chuyên trang
Tiền tệ và Đầu tư.
Ngày 14.8.2009, Lao Động vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao
động.
Tháng 1.2013, Lao Động Thứ Bảy xuất bản theo phong cách mới,
manchette mới, tạo nên một ấn phẩm mới mang nhiều tính giải trí và phóng
sự chun sâu.
Ngày 11.4.2013, lần đầu tiên, báo xuất bản một tờ báo theo phong cách
“thị trường”, phát hành vào thứ năm hằng tuần: Tờ Lao Động và Đời Sống.
5


Trong năm 2013, một loạt chuyên trang của Báo Lao Động ra đời:
chun trang “Giao thơng an tồn” từ 1.1.2014, chuyên trang “Đời sống Thị
trường” và “Doanh nghiệp Doanh nhân” từ..., chuyên trang “Sống khỏe Sống sạch ” từ tháng 11.2013.
Ngày 14.8.2014, Lao Động Mobile ra đời.
Ngày 14.8.2014, Lao Động vinh dự đón nhận Huân chương Độc Lập
hạng Nhất lần thứ hai.
3. Cơ cấu tổ chức
3.1.

Bộ máy nhân sự
Ban lãnh đạo của báo Lao động có 1 tổng biên tập và 1 phó tổng biên
tập phụ trách nội dung và phụ trách kinh doanh.

3.2.

Cơ cấu tổ chức phòng ban
Tòa soạn được chia làm hai ban chính là ban nội dung và ban phụ trách

kinh doanh trị sự.
Ban kinh doanh trị sự gồm các phòng ban như: văn phòng (hỗ trợ các
vấn đề về giấy phép, điện nước…), phịng tài chính, phịng quảng cáo và phát
hành.
Ban nội dung bao gồm có các ban chuyên đề như thời sự, kinh tế, văn
hóa, thể thao, cơng đồn…
Bên cạnh đó cịn có 1 phịng lao động đện tử riêng, chịu trách nhiệm
quản lý tờ Lao động điện tử.

3.3.

Nhân sự

6


Đội ngũ nhân sự hiện tại khoảng 200 nhân viên làm việc tại các phòng
ban khác nhau cùng với đội ngũ cộng tác viên hoạt động trên khắp cả nước.
4. Các ấn phẩm chính
4.1.

Tờ Lao động phiên bản giấy
Đây là một tờ nhật báo, được xuất bản trên khổ giấy A3, gồm 8 trang,
được phát hành từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuân với số lượng phát hành là 75000
bản/kỳ.
Đối tượng độc giá của báo Lao động khá rộng, bao gồm cả trí thức,
cơng nhân viên chức, từ cơ quan trung ương đến cơ quan địa phương. Số
lượng độc giả thường xuyên của báo lao động là 600.000 nghìn người. giá
thành của một tờ báo là 2.500 đồng. Về nội dung, Đây là một tờ báo cập nhật
tin tức liên tục hằng ngày có chọn lọc về các lĩnh vực thời sự, kinh tế, văn

hóa, xã hội… Về hình thức, báo được in dưới khổ broadsheet, in đen trắng,
chỉ trang nhất và quảng cáo mới được in màu.

4.2.

Lao Động online
Số lượng IP Unique truy cập vào Laodong.vn là 70.000/ ngày. Xếp
hạng của Lao động điện tử trên Alexa.com là 3495 trên khoảng 3 tỷ website
(tháng 8 năm 2010), xếp hạng pagerank trên Google.com là 5/10 (tháng 8
năm 2010). Đối tượng độc giả chủ yếu của lao động điện tử chủ yếu là nhân
viên văn phịng, cơng sở Việt Nam. Ngoài ra, gần 20% bạn đọc là ở nước
ngoài (Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…).
Theo kết quả thăm dò gần đây, 475 truy cập Lao động điện tử đến từ cơ
quan, 41% đến từ nhà và 12% còn lại đến từ các điểm Internet công cộng.
Bạn đọc chủ yếu là nam giới (>60%), trình độ đại học trở lên gần 90%, có độ
tuổi từ 20-50 gần 70%.
7


Lao động cuối tuần

4.3.

Đây là một trong những ấn phẩm của báo Lao động được phát hành
cuối tuần. báo được in 4 màu khổ 28*41 cm, trên giấy A3 với 24 trang, trong
đó có 12 trang màu. Báo Lao động cuối tuần có nhiều nội dung phong phú
nyuw Gặp gỡ cuối tuần, Truyện ngắn, Nhịp cầu du học, Khung cửa pháp luật,
Doanh nghiệp và doanh nhân.
5. Hoạt động xã hội


Báo cũng là đơn vị bảo trợ cho nhiều hoạt động xã hội như: Quỹ Tấm
lòng vàng Lao động,
Văn phòng Lao động - Việc làm, Cuộc thi Trí tuệ Việt Nam.
5.1.

Quỹ tấm lòng vàng Lao động
Đến nay đã vận động, tiếp nhận và chuyên gần 50 tỉ đồng và hàng chục
tấn hàng hóa từ những tấm lịng vàng trong và ngồi nước để giúp đỡ những
hoàn cảnh đặc biệt trong xã hội. Trong đó, quỹ đã giúp xây dựng 30 trường
học, 215 nhà cứu trợ lũ lụt, chuyển tiền giúp đỡ tới gần 700
Gia đình có hồn cảnh khó khăn, tặng 530 xe đạp cho công nhân lao
động nghèo, tặng gần 2 triêu cuốn vở và sách giáo khoa, tặng 350 suất học
bổng cho con em công nhân lao động nghèo, vượt khó, học giỏi…

5.2.

Văn phịng Lao động – việc làm
Qua 4 năm hoạt động, văn phịng dã giúp miễn phí cho hơn 13000 lao
động tìm được việc làm, được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đánh giá
hoạt động hiệu quả nhất Hà Nội và là văn phòng giới thiệu việc làm duy nhất
trong cả nước thực hiện miễn phí cho cả nhà tuyển dụng và người lao động.

5.3.

Cuộc thi “Trí tuệ Việt Nam”

8


Từ năm 2000, Lao động phối hợp với VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam

và cơng ty FPT tổ chức cuộc thi “Trí tuệ Việt Nam”. Đến nay, nó trở thành
cuộc thi được tổ chức hằng năm và có uy tín trong lĩnh vực tin học. Số lượng
hồ sơ dự thi đã tăng từ gần 100 năm 2000 lên tới 143 năm 2001 và 229 năm
2002 với sự tham gia của nhiều thí sinh trong và ngồi nước.
Mơ tả q trình kiến tập

III.

1. Nhận xét chung

Q trình kiến tập ở tịa soạn báo Lao động kéo dài từ ngày 9/10 đến
ngày 3/11 nhìn chung khá sn sẻ. Tuy kết quả đạt được cịn hạn chế, song,
nhờ kì thực tập nghiệp vụ này mà em đã tích lũy được cho mình rất nhiều
kinh nghiệm làm báo bổ ích.
2.

Mơ tả lịch trình làm việc và công việc cần thực hiện.
Trong 25 ngày thực tập, lịch trình cơng việc khơng q bận rộn.
Ngày 10/10, em và các sinh viên khác được gọi đến gặp mặt với tổng
biên tập Nguyễn Ngọc Hiển. dây là dịp để sinh viên trao đổi với tổng biên tập
rất nhiều điều thú vị về nghề báo cũng như nhận được những lời khuyên chân
thành của anh về việc lựa chọn lĩnh vực mình nên viết. Ngồi việc khun
sinh viên nên viết về lĩnh vực mà bản thân mình thực sự u thích và am hiểu
về nó, anh cịn khun nên trau dồi khả năng ngoại ngữ. Vì ngoại ngữ bây giờ
thực sự rất cần thiết, riêng tòa soạn báo Lao động cũng đang thiếu phóng viên
mục Thế giới, người dịch các bài viết Tiếng Anh, Tiếng Trung. Trong ngày
nay, sinh viên cũng được phân ban. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bạn chưa chắn
với lựa chọn của mình.
Ngày 11/10, sinh viên được cho phép ở nhà và suy nghĩ kĩ về lựa chọn
của mình. Nên lực chọn về ban nào, mảng nào, các anh chị ở tòa soạn đã cho

9


sinh viên một ngày để “nâng lên đặt xuống” và đưa ra quyết định cuối cùng.
Ngoài ra, đây cũng là thời gian mà sinh viên phải nghiên cứu và đề xuất một
số đề tài mình sẽ viết, nhằm tạo một tâm thế chủ động và tự giác.
Ngày 12/10, sau khi đã đăng ký phân ban vào tối ngày 11/10, em và 4
bạn sinh viên khác đã được gặp trưởng Ban Lao động điện tử, chị Đặng
Thanh Tâm. Nhờ cuộc gặp này mà em đã nắm bắt được một số thông tin sơ
bộ về hoạt động của ban Điện tử và có những hình dung ban đầu về việc mình
cần làm. Chị Tâm đã gợi ý cho em một số đề tài và vạch hướng triển khai sơ
lược. Ngoài ra, trong buổi sáng hơm đó, em và 4 bạn cịn lại cũng đã trao đổi
với chị Tâm về một số đề tài mà chúng em cho là khả thi để triển khai. Chị
Tâm đã đề nghị lập một group và một nhóm chat trên facebook để tiện trao
đổi và báo cáo tiến độ công việc. Chị cũng đề nghị chúng em có thể lên tịa
soạn bất cứ lúc nào, hoặc có thể tự nghiên cứu và tự tác nghiệp để rèn luyện
bản lĩnh của bản thân.
Ngày 13/10 và ngày 14/10, chị Tâm đã giao cho em và 4 bạn khác các
đề tài: tỏi gừng Trung Quốc, trà sữa, tình hình đường phố Hà Nội sau mưa lũ
cập nhật tình hình các vùng bị ngập lụt tại địa bàn thành phố Hà Nội. Sinh
viên được tự do nghiên cứu và khảo sát. Đây là hai ngày mà em đã đi khắp
các chợ và các cửa hàng bán trà sữa để khảo sát, tuy nhiên, kết quả thu được
không khả quan.
Ngày 15/10, chị Tâm thơng báo rằng có một nhóm phóng viên của báo
sẽ đi xuống Chương Mỹ, Hà Nội để khảo sát tình hình ngập lụt sau vỡ đê ở xã
Nam Phương Tiến. Nhóm phóng viên này bao gồm chị Dung, chị Hà chịu
trách nhiệm quay phim, anh Cường Ngô chịu trách nhiệm chụp ảnh, ngồi ra
cịn có một phóng viên của báo Vietnamnet và một phóng viên báo điện tử
Vnexpress. Em đã đi cùng nhóm phóng viên này để quan sát và học hỏi kinh
nghiệm tác nghiệp của các anh, chị. em cùng các anh, chị di chuyển bằng xe


10


má xuống Chương Mỹ, trời mưa to nên việc đi lại khá khó khăn. Xuất phá từ
lúc 9h sáng, nhưng đến 12h trưa chúng em mới tiếp cận được với xã Nam
Phương Tiến do một số đoạn đường bị ngập nước. Đến xã Nam Phương Tiến,
do hạn chế về chiều cao nên em chỉ có thể lội và tiếp cận một số vùng chưa
ngập nặng. Ở những vùng ngập sâu, chỉ các anh chị phóng viên lội và đi
xuồng vào. Rất may, em đã quan sát được các anh chị phỏng vấn, lựa chọn
góc chụp, góc quay và được anh chị chia sẻ một vài mẹo khi phỏng vấn. Cả
nhóm ở lại xã Nam Phương Tiến đến tầm 5h chiều mới trở về nội thành. Đây
là một chuyến đi rất ý nghĩa đối với em.
Các ngày 16, 17, 18 tháng 10, em được giao tìm viết về đề tài ngày Phụ
nữ 20-10. Cụ thể công việc là khảo sát giá hoa những ngày này. Em tiến hành
công việc này cũng với một bạn sinh viên cùng nhóm. Bước đầu, em khảo sát
các sạp hoa ở chợ Nhật Tân và Quảng Bá. Sau đó, em tiếp cận các sạp hoa
quanh các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân. Tuy nhiên, việc tìm hiểu thơng tin từ
các chủ sạp hoa hơi khó khăn. Một số người thậm chí từ chối trả lời câu hỏi
phỏng vấn.
Ngày 19/10, để khảo sát giá hoa nhập sỉ, em di chuyển về Tây Tựu. Ở
đây, em quan sát và thấ rằng rất nhiều ruộng hoa, đặc biệt là hoa hồng bị cháy
lá và cánh hoa. Để thu thập thê thông tin, em đã hỏi thăm một số nông dân
làm hoa ở đó và được họ cung cấp thơng tin, chỉ dẫn đấn một vài hộ chịu ảnh
hưởng nặng nề sau đợt mưa kéo dai vừa qua. Sau khi ghé thăm ruộng hoa nhà
bác Nguyễn Đăng Luật, hộ gia đình có thể nói là chịu thiệt hại nặng nề nhất
cùng hỏi thăm một vài hộ nhẹ hơn, em đã viết một bài phản ánh ngắn và gửi
về tòa soạn trong đêm đó.
Ngày 20/10, em lên tịa soạn để nghe các anh chị nhận xét về bài phản
áh ngày hôm trước. Các anh, chị biên tập viên đã nhận xét rất khách quan và

nhắc nhở em về một số thiếu sót trong quá trình viết bài. Trong ngày này, em

11


cũng đề xuất một số đề tài với chị Trần Lệ Hà, người sẽ hướng dẫn các bạn
sinh viên thực tập theo sự giao phó của chị Tâm. Đề tài mà em dự định triển
khai là làng nghề Bình Lăng.
Trong 2 ngày 21, 22 tháng 10, em tự liên hệ và đặt lịch phỏng vấn với
nghệ nhân Nguyễn Xuân Dục ở làng nghề thêu tay Bình Lăng. Đồng thời, tận
dụng khoảng thời gian này, em đã vạch ra một số hướng triển khai mới về
làng nghề và hệ thống câu hỏi phỏng vấn một số nghệ nhân và lãnh đạo thơn,
xã. Bác Dục đã giúp đỡ để em có thể liên hệ được với trưởng thơn Bình Lăng.
Trong hai ngày 23 và 24 tháng 10, em di chuyển hai lần về Bình Lăng.
Lần thứ nhất, em chỉ gặp được bác Dục và trao đổi với bác về nhiều vấn đề.
Lần thứ hai, em được gặp một số nghệ nhân thêu ở các nhà thêu khác, có dịp
quan sát q trình thêu tranh bằng tay của họ. Tuy nhiên, cả hai lần này em
đều không gặp được bác Nguyễn Văn Nam, trưởng thơn Bình Lăng. Vì vậy,
em đa xin số điện thoại bác Nam qua bác Dục và phỏng vấn từ xa. Kết quả
thu được khá khả quan. Nhờ vậy mà em đã viết được một bài phản ánh khá
sâu.
Các ngày 25, 26, 27, chị Trần Lệ Hà có gợi ý rằng bên tòa soạn đang
thiếu các bài dịch mục Du lịch, Sức khỏe, Văn hóa-Giải trí, cho nên trong 3
ngày này,em tập trung tìm kiếm các bài viết hay từ các nguồn như CNN,
BBC, People, Dailymail.
Ngày 28/10, đây là ngày chúng em được tự do nghiên cứu và tìm kiếm
đề tài.
Ngày 29, 30, 31 tháng 10 trúng vào dịp Halloween. Chị Tâm yêu cầu
chúng em đi khảo sát và ghi nhận các hoạt động đường phố diễn ra trong 3
ngày này.


12


Ngày 1 tháng 11, em tự tìm nguồn dịch thêm bài cho mục Du lịch, Văn
hóa – Giải trí.
Ngày 2,3 tháng 11, đây là hai ngày chúng em lên tòa soạn chia tay các
anh, chị phòng ban, nghe nhận xét và chia sẻ kinh nghiệm , đồng thời xin
đánh giá, dấu và chữ ký của chị trưởng ban và anh phó tổng biên tập. Trong
hai ngày này, em cố gắng “nghe ngóng” showbiz và viết thêm một bài bình
luận về việc hotgirl Chi Pu lấn sân âm nhạc Hàn Quốc bởi nó khá “hot” trong
cộng đồng mạng.
3. Kết quả thu được

Sau 25 ngày thực tập, kết quả mà em thu về là 5 tác phẩm báo chí được
đăng tải. Trong đó, có 2 bài phản ánh, 2 bài dịch và 1 bài bình luận đăng trên
Lao động online.
Nhưng em cho rằng, kết quả tốt nhất mà em thu về được là những va
chạm, những kinh nghiệm bổ ích, những lời đánh giá và nhận xét chân thành
từ các anh chị phóng viên giúp em tiến bộ hơn từng ngày. Quan trọng hơn,
các anh, chị đã chỉ ra sự thiếu sót, sự non nớt của em trong quá trình tác
nghiệp và những khuyết điểm trên bài vở. Lòng yêu nghề, bản lĩnh làm nghề
nơi em đã được các anh, chị bồi đắp thêm.
Sau đợt thực tập nghiệp vụ này, các anh, chị đã mở ra cho em cơ hội
được tiếp tục cộng tác với báo. Đây chính là một vinh dự và kết quả mà em
mong đợi nhất.
4. Những thuận lợi và khó khăn.
4.1.

Thuận lợi


13


Để đạt được những kết quả như trên, em và các bạn sinh viên phải có
được một số thuận lợi nhất định. Đầu tiên là sự giúp đỡ và chỉ dẫn tận tình
của các anh, chị phóng viên trong ban. Các anh, chị đã gợi ý đề tài, hướng
triển khai, theo dõi tiến độ làm việc của chúng em rất sát sao, nhắc nhở kịp
thời những thiếu sót, sai phạm để chúng em sửa chữa.
Thuận lợi tiếp theo là nhờ vị trí thực tập sinh ở tịa soạn báo mà em có
thể nhận được thái độ nhiệt tình cung cấp thơng tin từ phía người được phỏng
vấn.
4.2.

Khó khăn
Tuy nhiên, trong q trình này, chúng em gặp khơng ít khó khăn. Thứ
nhất, đó là trong q trình tác nghiệp, do chưa có nhiều kinh nghiệm và ít
nhiều cịn bỡ ngỡ, nên nhiều lúc em chưa nhạy bén khi phát hiện đề tài và
chưa khai thác triệt để đề tài mà mình đề xuất. Thứ hai là do thiếu phương
tiện, công cụ và kĩ năng mà chất lượng tác phẩm, nhất là chất lượng ảnh cịn
kém và bị phê bình. Thứ ba, em thường bị “mắc kẹt” ở giai đoạn phỏng vấn,
một số nhân vật từ chối trả lời câu hỏi khảo sát khi biết là phóng viên tác
nghiệp. Trường hợp khác là sau khi trả lời câu hỏi, phóng viên xin tên tuổi thì
bị từ chối cung cấp thơng tin cá nhân. Đặc biệt, khi yêu cầu phỏng vấn các
lãnh đạo, chính quyền địa phương hay lãnh đạo cấp cao của một vài cơ quan,
em thường bị từ chối. Do vậy, bài viết chưa có chiều sâu và sức thuyết phục.
Thêm vào đó, do hiểu biết vê các lĩnh vực của đời sống cịn hời hợt, do
vậy, em chỉ có thể khai thác các đề tài đơn giản mà chưa có khả năng và điều
kiện để đào sâu đề tài lớn về thời sự, chính trị, kinh tế.
Có những trường hợp, khi đang tác nghiệp chụp ảnh hoặc ghi hình, em

cịn bị chửi mắng và bị dọa dẫm tịch thu máy. Đây thực sự là những hạn chế

14


khơng đáng có trong q trình tác nghiệp, cản trở việc tìm hiểu và khai thác
thơng tin.
IV.

Bài học kinh nghiệm
25 ngày thực tập tuy không dài nhưng cũng đủ để em tích lũy được
nhiề kinh nghiệm và bài học bổ ích.
1. Về tri thức

Thứ nhất, để có thể hoạt động một cách năng nổ và tích cực trong mơi
trường báo chí, bản thân em cần trau dồi thêm kiến thức về các lĩnh vực
phong phú trong đời sống. Cần bổ sung tri thức vừa có diện vừa có điểm.
Nghĩa là vừa bồi đắp tri thức về tất cả các lĩnh vực, vừa đi sâu khám phá và
nắm vững một vài lĩnh vực nào đó.
Thứ hai,bản thân em cần củng cố vững chắc những kiến thức cơ bản về
viết các dạng tin, bài, về chụp các dạng ảnh (chân dung, phong cảnh…) để
phục vụ quá trình tác nghiệp một cách hiệu quả. Ngoài ra, cần bổ sung kiến
thức về ngữ pháp Tiếng Việt để viết và biên tập tin, bài một cách chuẩn xác
nhất.
Thứ ba, em cần phải đọc và nắm vững các điều trong Luật Báo chí và
các điều luật khác liên quan mật thiết đến hoạt động báo chí như Luật Hành
chính, Luật dân sự, Luật Hình sự… để khơng vi phạm trong q trình tác
nghiệp, bảo vệ cho bản thân và nguồn tin mà mình khai thác được.
Thứ tư, trau đồi kiến thức về ngoại ngữ là một điều khơng thể bỏ qua.
Để có thể phát hiện và nắm bắt tin tức trên thế giới, phóng viên khơng thể

khơng cần ngoại ngữ. Cũng chính việc học ngoại ngữ sẽ mở ra cơ hội việc
làm, cơ hội vươn ra tầm khu vực và quốc tế cho phóng viên.

15


2. Về kỹ năng

Tuy là sinh viên báo in, nhưng em lại có cơ hội thực tập tại Ban Điện
tử. Trong q trình thực tập, em khơng thể tránh khỏi việc bộc lộ một số thiếu
sót về kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng làm báo đa phương tiện. Không đề cập đến
khả năng viết, các kĩ năng còn lại như chụp ảnh, quay phim biên tập ảnh và
video, em đều thiếu sót rất nhiều. Do vây, việc bổ sung và cải thiện các kĩ
năng đó ngay từ bây giờ là điều rất cần thiết với em.
Thứ hai, em cần tích lũy và mài sắc kỹ năng mềm của bản thân. Với
nhà báo, kỹ năng giao tiếp là rất quan trọng. Nhờ có nó, nhà báo mới có thể
mở rộng mối quan hê, từ đó, việc khai thác thơng tin mới trở nên dễ dàng và
thuận tiện hơn. Viêc lắng nghe, chia sẻ với nhân vật, tạo thiện cảm và sự tin
tưởng ở nhân vật sẽ tạo đà để nhà báo có thể tiếp cận nguồn tin rộng hơn, sâu
hơn.
Thứ ba, các tác phẩm của em chỉ dừng lại ở các thể loại như phản ánh,
bình luận, chưa có phóng sự hay điều tra do những thiếu sót về kĩ năng nghiệp
vụ. Trong khoảng thời gian hơn 1 năm trước khi tốt nghiệp, em cần cấp tốc bổ
sung những kĩ năng này để tác nghiệp trên diện rộng hơn, đa dạng các thể loại
hơn.
Một kỹ năng cũng quan trọng không kém đó là kĩ năng phịng thân.
Trong q trình tác nghiệp, nhà báo có thể sẽ gặp rất nhiều mối nguy hiểm. Vì
vậy, bản thân em cũng cần nhận thức về việc học các mẹo hay bí kíp phịng
thân khi bị đe dọa. Muốn cống hiến cho nghề báo, trước tiên phải biết
baroveej bản thân mình.

3. Về thái độ

16


Nghề báo là nghề vừa vất vả vừa nguy hiểm, vậy nên, nếu khơng có
một thái độ nghiêm túc, xin đừng bước chân vào nghề báo. Nhận thức được
điều này, em ln tâm niệm một điều rằng, mìh cần phải có thái độ tơn trọng,
say mê và tận hiến với nghề nghiêp của mình. Dù hiểm nguy và nhiều cám dỗ
đến như thế nào, đạo đức nghề nghiệp của bản thân không bao giờ được phép
thay đổi trở nên tha hóa.
Sự tơn trọng đối với các tiền bối đi trước cũng là cách thể hiện lòng yêu
nghề. Các tiền bối đi trước chính là những người lưu giữ kho kinh nghiệm
làm nghề quý giá. Họ chính là những người thầy, người cô dẫn dắt em và nhiề
bạn sinh viên trẻ khác đi vào lớp học thực tiễn. Ở đó, người ta sẽ khơng cho
mình một bài học rồi mới thực hành, mà là để chúng ta thực hành trước, rồi
mới nhận ra bài học.
Mỗi một nhà báo tương lai cần nhận thức rõ về trách nhiệm của bản
thân trước nguồn tin, trước tác phẩm, phát ngôn và độc giả của mình. Thái độ
tơn trọng sự thật là ngun tắc tối quan trọng đối với nghề báo. Một chữ, một
lời chúng ta nói ra đều phải là sự thật. nếu chỉ vì lợi ích cá nhân mà đưa tin sai
sự thật, người đó khơng cịn là nhà báo chân chính.

17


V.

Kết
Đối với sinh viên năm 3, kì thực tập nghiệp vụ là một khoảng thời gian

có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Đây không chỉ là cơ hội để em và nhiều sinh
viên khác có cơ hội tìm hiểu kĩ về một vài cơ quan báo chí, mà cịn là cơ hội
tích lũy kinh nghiệm, bài học làm nghề cho con đường trở thành nhà báo
tương lai của bản thân. Tất cả các kĩ năng, kinh nghiệm thu nhận được từ đợt
thực tập này cần được áp dụng vào thực tiễn học tập và hoạt động báo chí của
bản thân một cách nhuần nhuyễn.
VI. Đường link các tác phẩm được đăng tải
/> /> /> /> />
18


MỤC LỤC

19



×